Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " VỀ MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC CÒN ÍT ĐƯỢC CHÚ Ý " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.53 KB, 8 trang )



65
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 12, 2002


VỀ MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC CÒN ÍT ĐƯỢC CHÚ Ý
Nguyễn Đình Vĩnh
Trường Hermann Gmeiner, Đà Nẵng

Trên thế giới, trung bình mỗi ngày có hàng trăm tác phẩm văn học bằng
nhiều thứ tiếng được in ra. Liệu có ai hiểu hết bấy nhiêu ngôn ngữ để luôn đọc
nguồn sách nguyên tác? Vì lẽ đó, việc dịch văn trở nên cần thiết và văn học dịch
- bộ phận văn học được hình thành từ những tác phẩm ngày càng có vai trò quan
trọng trong việc nối những nhịp cầu thẩm mỹ - hữu nghị giữa các dân tộc.
1. Theo Lại Nguyên Ân, việc dịch thuật (mọi ngành nói chung và văn học
nói riêng) xuất hiện khi một dân tộc "có ý niệm về kẻ khác". Cụ thể hơn, nghĩa là
những gì mà nguồn sách dịch mang lại phải đáp ứng yêu cầu tìm hiểu cái mới,
cái độc đáo từ bên ngoài.


66
Dựa trên những cứ liệu còn để lại thì chúng ta có thể khẳng định rằng Việt
Nam là một trong những nước có truyền thống dịch thuật tương đối lâu đời. Việc
dịch thuật được mở đầu bằng hình thức dịch nói, sau đó là dịch viết với sự
chuyển ngữ từ tiếng Phạn, tiếng Pa - li sang tiếng Hán, từ tiếng Hán sang Nôm và
đến thời hiện đại là từ nhiều ngôn ngữ nước ngoài khác sang quốc ngữ.
Theo chúng tôi, bộ phận văn học dịch quốc ngữ bắt đầu hình thành từ
những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và nó liên tục phát triển trong hơn
100 năm qua.
Ở quãng thời gian nửa đầu thế kỷ XX, trong mối quan hệ cưỡng bức với


Pháp, chúng ta cũng đã tranh thủ dịch những tác phẩm hay của văn học Pháp và
qua nguồn sách tiếng Pháp cũng chuyển dịch rất nhiều những văn phẩm của các
nước khác: Anh - Nga - Mỹ Giao lưu với Trung Quốc trong chặng đường này
có giảm nhưng vẫn còn khá chặt chẽ. Nhiều tác phẩm cổ điển và hiện đại của
nước này cũng được dịch kịp thời đáp ứng sự mong đợi của công chúng.
Từ 1945 đến 1975, do tình hình lịch sử - chính trị, nước ta bị phân tuyến
thành hai miền Nam, Bắc, vì vậy nguồn sách nước ngoài được dịch ở mỗi miền
trong thời kỳ này là rất khác nhau.
Ở miền Bắc, do điều kiện khá khe khắt của lịch sử cộng với cái nhìn nặng
về tính Đảng, luồng sách dịch lúc này gần như tuân thủ triệt để theo nguyên tắc:
"Giới thiệu văn nghệ ngoại quốc và trong nước - phiên dịch, giới thiệu những tài
liệu lý luận, những tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa, kháng chiến của các
nước dân chủ mới, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Hoa ". [1].


67
Ở miền Nam, nguồn sách để dịch chủ yếu có gốc gác từ phương Tây. Văn
học Anh - Pháp, đặc biệt là văn học Mỹ hiện đại với nhiều khuynh hướng khác
nhau đã nhanh chóng được du nhập. Tất nhiên chuyện chuyển dịch ào ạt cũng đã
để cho nhiều tác phẩm kém giá trị du nhập vào.
Từ 1975 đến nay, trong bối cảnh đất nước được hòa bình, thống nhất, giao
lưu quốc tế được mở rộng, văn học dịch cũng được dịp phát triển. Tuy nhiên "các
thế hệ người dịch ở ta nối tiếp nhau còn phải làm nhiều mới có thể giới thiệu
được tương đối đầy đủ di sản văn học khổng lồ của nhân loại đã có và kịp thời
giới thiệu những tinh hoa đang nảy nở mỗi ngày một nhiều ở biết bao nền văn
học đang phát triển của các dân tộc anh em trên thế giới ."[2]
2. Xác định toàn bộ những đóng góp của văn học dịch là một việc khó. Có
một nhận xét rằng "văn học dịch giúp cho văn học dân tộc nhận ra chính mình và
đến lượt nó nền văn học được dịch cũng hiểu rõ mình hơn trong tư thế mới trước
một nền văn hóa khác." Ở nước ta, hơn 100 năm qua việc dịch văn học và văn

học dịch về cơ bản đã góp phần:
Giúp nhà văn ý thức lại chính mình và nền văn học của dân tộc mình. Cụ
thể là tầm nhìn được mở rộng, ngòi bút được dịp thử thách, tôi luyện. Nhiều mô
hình thể loại mới của văn học phương Tây, văn học hiện đại thế giới như kịch,
phê bình văn học cũng được các nhà văn học tập và vận dụng vào sáng tác.
Với bạn đọc, văn học dịch đã giới thiệu những thành tựu văn hóa - văn học
của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, giúp thỏa mãn thị hiếu khá đa dạng của
công chúng, phá vỡ cái nhìn mang tính khu vực.


68
Trong tiến trình chung, những tác phẩm văn học dịch đã giúp cho văn học
dân tộc nắm bắt và hòa nhập nhanh vào dòng chảy chung của văn học thế giới.
3. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn học dịch được đẩy mạnh.
Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, cho đến nay đã có hàng trăm công trình lớn
nhỏ nghiên cứu về việc dịch văn học và văn học dịch ở Việt Nam trong thế kỷ
XX. Tuy vậy, thành tựu đạt được vẫn chưa nhiều. Giới nghiên cứu còn phải nỗ
lực hơn nữa mới mong hướng đến một sự nắm bắt tổng thể, đầy đủ về một bộ
phận mà như Puskin đã có lần nói là: "Khó nhất của hoạt động sáng tạo văn học"
này. Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng tâm sự: "Chúng tôi nghĩ sẽ là lý thú và bổ
ích cần thiết nếu chúng ta có những công trình tiếp tục nghiên cứu (về sự tác
động nhiều mặt của văn học dịch - NĐV) đối với cả nền văn học, với từng thời
kỳ, từng trào lưu, từng thể loại và cả đối với từng tác giả". [3]. Nhà nghiên cứu
Phạm Vĩnh Cư thì đề xuất: "Cần phải có những công trình lớn, những đề tài
nghiên cứu cấp quốc gia thì mới có thể đánh giá được hết vai trò, tác dụng của
văn học dịch đối với sự phát triển của văn học, văn hóa nước ta." [4].
Chúng tôi được biết, việc tìm hiểu, nghiên cứu văn học dịch luôn gặp rất
nhiều khó khăn. Khó khăn từ nhiều lý do khách quan bên ngoài và những yếu tố
nội tại ở bản thân của người nghiên cứu. Thời gian qua, chúng ta dường như mới
thực hiện khá tốt việc dựng lại chân dung văn học dịch ba mươi năm đầu thế kỷ

XX và truy tìm ảnh hưởng của các văn phẩm dịch đối với một số nhà văn. Các
giáo trình văn học sử cũng chỉ mới dừng lại ở chỗ này. Những việc cần làm mà
chúng tôi tạm phác thảo như sau:
Một là, công việc thống kê tư liệu. Đây là vấn đề cần thiết đầu tiên để có
một cái nhìn tổng thể về bộ phận văn học này. Đối với nước ta, do những điều


69
kiện lịch sử - chính trị chi phối mà bây giờ việc thống kê tư liệu cho tương đối
đầy đủ cũng không phải giản đơn. Chỉ tính riêng văn học dịch từ những năm đầu
thế kỷ XX đến 1945, ngoài những thư viện lớn ở Việt Nam, chúng ta còn phải
truy tìm văn bản từ thư viện các nước khác như Pháp - Nhật - Mỹ - Trung Quốc.
Nếu việc sưu tầm tư liệu không đầy đủ (hiểu trong tính tương đối) sẽ đưa đến cái
nhìn sai lệch về đối tượng nghiên cứu.
Hai là, trên cơ sở chiếm lĩnh tư liệu, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành phân
loại. Phân loại có nhiều cách, mỗi cách đáp ứng một yêu cầu, mục đích riêng. Có
thể phân loại theo thể loại, theo trào lưu, theo "ngôn ngữ nguồn" (ngôn ngữ của
văn bản trước khi chuyển dịch sang tiếng Việt) theo nền văn học gốc việc phân
loại bước đầu sẽ giúp nhận ra những yếu tố nổi trội trong bộ phận văn học này.
Ba là, từng bước tìm hiểu và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của bộ phận văn
học dịch trong từng giai đoạn, từng thời kỳ tiến tới chỉ ra những đặc điểm
chung mang tính khái quát đối với cả bộ phận văn học này ở Việt Nam.
Bốn là, chỉ ra những tác động cơ bản của bộ phận văn học dịch đối với từng
nhà văn, từng trào lưu, giai đoạn và cả tiến trình văn học Việt Nam nói chung.
Muốn làm được điều này, trước hết là lần tìm những ý kiến phát biểu lẻ tẻ, những
tâm sự về nghề, về quá trình học tập của nhà văn có liên quan đến văn học dịch.
Thứ nữa là qua việc đối sánh giữa những văn phẩm sáng tác và tác phẩm dịch
(trước hết là của cùng một nhà văn - dịch giả với nhau).
Năm là, đẩy mạnh việc phê bình các tác phẩm dịch. Việc phê bình sẽ góp ý
cho các dịch giả trong việc lựa chọn tác phẩm để dịch, phương pháp dịch và nó



70
góp phần định hướng tiếp nhận ở bạn đọc. Muốn phê bình văn học dịch người
phê bình cần phải có kiến thức và hiểu biết về văn hóa thế giới, trình độ ngoại
ngữ, do vậy mà ít người dấn thân. Cần có những ưu đãi để khuyến khích họ [5].
Quả thật, nếu thừa nhận văn học dịch là "một trong những bộ phận hợp
thành của mỗi nền văn học dân tộc" thì cái khoảng trống trong việc tổng kết
nghiên cứu về bộ phận văn học này là khá lớn. Các nhà nghiên cứu phê bình, Hội
đồng văn học dịch (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam) cần nhanh chóng có kế hoạch
bù đắp những khoảng trống ấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều 7. Nghị quyết hội nghị mở rộng BCH TW Hội văn nghệ Việt Nam
tháng 2/ 1950.
2. Thúy Toàn. Công việc của văn học dịch thời gian gần đây. Tạp chí Nhà
văn số 01/2000 trang 185.
3. Nguyên Ngọc. Vai trò văn học dịch trong sự phát triển văn học dân tộc.
Tạp chí Văn học số 02/1991.
4. Phạm Vĩnh Cư. Đôi nét cơ bản về giao lưu văn học Việt Nam - Thế
giới 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội. 1996 tr.82


71
5. Thúy Toàn. Công việc của văn học dịch thời gian gần đây. Tạp chí Nhà
văn số 01/2000 trang 187.

ABOUT A PART OF NEGLECT LITERATURE
Nguyen Dinh Vinh
Hermann Gmeiner school Da Nang


SUMMARY
Vietnam is one of the countries having a long tradition of translation.
Translated literature helps the writes to be aware of their national literature.
Translated literature also introduces achievements of culture and literature of
different people in the world and satisfies the people's varied senses, breaks the
local point of view.
The study on translated literature has many difficulties. This article
suggests some trends in research in order to developed the role and the
importance of translated literature.


72


×