Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân biệt cúm H1N1, sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.6 KB, 4 trang )

Phân biệt cúm
H1N1, sốt xuất
huyết và bệnh tay
chân miệng

Ngoài
cúm
H1N1
đang lan mạnh trong cộng đồng thì dịch sốt xuất
huyết, bệnh tay chân miệng… cũng đang bùng
phát ở nhiều địa phương. Các bệnh này đều có
triệu chứng chung là sốt, do vậy việc phân biệt
không đơn giản.
Sốt do cúm A/H1N1: Theo các nhà chuyên môn, bệnh
nhân bị sốt do cúm luôn luôn (hơn 95%) có đi kèm
với các triệu chứng ho, đau họng, sổ mũi, chảy nước
mũi, nhức mình mẩy, nếu bệnh nặng có thêm triệu
chứng đau ngực, khó thở. Nếu xét nghiệm máu thì
bạch cầu không tăng, tiểu cầu không giảm, hồng cầu
bình thường không bị cô đặc máu.
Sốt do sốt xuất huyết thì bệnh nhân chỉ có sốt cao (39
– 40 độ C) kéo dài trên 5 ngày, không ho, chảy nước
mũi…, uống thuốc hạ sốt không bớt. Sau khi sốt vài
Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tìm cúm
H1N1. Ảnh: SK&ĐS.
ngày, trên người xuất hiện lấm tấm các nốt xuất huyết
dưới da. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
Có dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹp,
mạch nhanh yếu, da lạnh. Người bứt rứt, vật vã. Sốc
sâu mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân
tay lạnh. Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất


huyết tiêu hóa.
Khi người bệnh, đặc biệt là trẻ em bị sốt cao liên tục
từ ngày thứ ba trở đi mà chưa phát hiện được nguyên
nhân gây sốt thì nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết,
nên đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế để
được thử máu (xem máu có cô đặc và tiểu cầu có
giảm không), được theo dõi và hướng dẫn cách chăm
sóc.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng thường
gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của
bệnh là trẻ sốt cao 1-2 ngày, đau họng, đau miệng;
xuất hiện loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước
ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; nốt hồng ban dạng
phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và
ở mông. Cần đưa trẻ đến khám tại khoa nhi các cơ sở
y tế để được tầm soát bệnh.

×