Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

9 điều cần tránh khi tập thể thao ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.37 KB, 5 trang )

9 điều cần tránh khi tập thể thao
Do các bài tập thể lực quá phức tạp, hoặc
thiếu kiến thức cơ bản cũng như nôn
nóng muốn đạt kết quả ngay lập tức, nên
một số người thường hay mắc phải những
lỗi rất thông thường.


Điều đó có thể khiến bạn bị thương hoặc ít
nhất là ảnh hưởng đến kết quả tập luyện.
Dưới đây là những lỗi thông thường bạn cần
tránh.
Quá nhiều và quá sớm
Rất nhiều người mới tập đã nóng vội muốn
giảm cân trong thời gian ngắn và họ thường
tăng cường độ cao hơn nhiều so với mức
cho phép, cũng như tập những bài ở mức
quá khó so với một người mới bắt đầu. Vì
vậy, bạn nên có kế hoạch hoàn chỉnh về các
bước, thời gian và cường độ tập cho hợp lý
sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.


Đặt ra mục tiêu “trên trời”
Dù cho các quảng cáo phương pháp mới tốt
đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng nên sáng
suốt khi ra quyết định tập luyện, vì thực tế
không thể có phương pháp nào giúp bạn
giảm cân quá nhanh trong một thời gian quá
ngắn. Do vậy, hãy tự thiết lập cho mình một
chế độ tập vừa phải, tăng dần đều để cơ thể


dần thích nghi với cường độ.

Lờ đi lời khuyên của các chuyên gia

Trước khi bắt đầu tập luyện, việc đầu tiên
cần làm là tham khảo ý kiến của các chuyên
gia. Họ không chỉ cung cấp những kiến thức
cần thiết mà còn giúp bạn có những kỹ thuật
cơ bản, cũng như tránh các chấn thương có
thể xảy ra.
Tập quá sức
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy quá sức, hãy giảm
ngay cường độ tập vì điều này có thể dẫn tới
các chấn thương. Bạn nên cân bằng giữa tập
luyện và nghỉ ngơi. Hãy giảm cường độ tập
xuống, nghỉ ngơi vài ngày sau đó tiếp tục kế
hoạch tập luyện.
Thở không đúng cách
Thở là chức năng tự nhiên của cơ thể và thở
đúng cách là điều mà hầu hết những người
tập luyện không chú tâm tới. Thở đúng trong
suốt quá trình tập luyện rất quan trọng, vì
nếu bạn thở không đúng cách thì sẽ dẫn tới
hiện tượng thiếu oxy và thậm chí khiến bạn
đuối sức. Vì vậy, hãy thở sâu theo cách hít
vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Không lượng đúng sức mình
Khi nâng vật nặng quá sức, điều này sẽ ảnh
hưởng tới vóc dáng của bạn cũng như các
chấn thương. Nhưng nếu bạn chọn trọng

lượng quá nhẹ cũng sẽ dẫn tới kết quả tập
không hiệu quả. Nếu có thể, bạn nên có một
chuyên gia hướng dẫn về trọng lượng phù
hợp cũng như quá trình thay đổi trọng lượng
khi tập.
Không uống đủ nước
Điều rất quan trọng là uống đủ lượng nước
hàng ngày. Khi tập, bạn cần nhiều nước hơn
bình thường. Nên uống nước sau mỗi giờ
tập. Ngoài ra, bạn nên uống 1 – 2 cốc nước
trong khoảng 30 phút trước khi bắt đầu tập.


Ăn quá ít
Ăn không đủ cũng bất lợi như ăn quá nhiều.
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ
năng lượng cần thiết, nó sẽ rơi vào tình trạng
đói. Bạn nên chia bữa ăn ra làm 6 bữa nhỏ
trong suốt cả ngày, giúp đảm bảo cho quá
trình trao đổi chất diễn ra thông suốt.
“Buôn dưa lê” khi tập
Khi tập luyện, trò chuyện quá nhiều sẽ ảnh
hưởng đến việc tập luyện của bạn. Bạn có
thể vừa tập vừa “tận hưởng” cảm giác thoải
mái với bạn bè nhưng nhớ rằng việc tập
luyện mới là quan trọng nhất.

×