Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài 19: LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.15 KB, 3 trang )

Tiết32: §. Bài 19: LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Nắm vững các khái niệm: sự khử, sự oxi hoá chất khử, chất oxi
hoá, phản ứng oxi hoá - khử.
- Hs vận dụng: nhận biết phản ứng oxi hoá - khử, phân loại phản ứng hoá
học
2. Kĩ năng:
- Xác định số oxi hoá của các nguyên tố
- Nhận biết phản ứng oxi hoá - khử, sự oxi hoá, sự khử.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: yêu cầu hs ôn tập trước phần lý thuyết
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 32
1. Ổn định lớp
2. Luyện tập:
A. Kiến thức cần nắm vững:
Hoạt động 1:
Gv nêu hệ thống câu hỏi:
- Sự oxi hoá là gì? Sự khử là gì?
- Chất oxi hoá là gì? Chất khử là gì?
- Phản ứng oxi hoá - khử là gì?
- Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết phản ứng oxi hoá - khử?
- Dựa vào số oxi hoá, người ta chia phản ứng thành mấy loại?
Gv nhắc hs chú ý đến tính hai mặt của phản ứng oxi hoá - khử và xem xét
quá trình oxi hoá -khử trên cơ sở sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyên tố
(với giả sử chất khử nhường hẳn electron sang chất oxi hoá).
B. Bài tập
Hoạt động2: hs thảo luận, gv gọi trả lời, gv nhận xét cho điểm nhóm, bổ
sung, lưu ý mục đích của bài tập


Sử dụng các bài tập trong SGK
- Bài 1: D
- Bài 2: C
- Bài 3: D
 Củng cố về phân loại phản ứng.
- Bài 4: Câu đúng: a,c
Câu sai:b,d
 Củng cố dấu hiệu nhận biết sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử.
- Bài 5: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố
- Bài 6: a) sự oxi hoá Cu và sự khử Ag trong AgNO
3

b) Sự oxi hoá Fe và sự khử Cu trong CuSO
4

c) Sự oxi hoá Na và sự khử H trong H
2
O
 Yêu cầu Hs viết quá trình oxi hoá, quá trình khử.
4. Dặn dò:
- BTVN: + làm tất cả BT còn lại trong SGK, tiết sau luyện tập tiếp theo.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

×