Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trường học lao đao vì dịch ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.09 KB, 5 trang )

Trường học lao đao vì dịch
Dù chưa tới đỉnh như nhận định của các chuyên gia y tế
dự phòng nhưng những ngày qua, dịch bệnh tay chân
miệng đã bùng phát dữ dội ở nhiều tỉnh phía Nam
Tỉnh Hậu Giang đang được xem là điểm nóng của dịch tay
chân miệng (TCM). Chiều 16-9, 3 trẻ ở Trường Mầm non
Hướng Dương (huyện Châu Thành A) sau giờ ngủ trưa
bỗng lừ đừ, sốt cao, trong đó có một trẻ nổi mụn đỏ ở
miệng, tay, chân. Trước đó một ngày, cũng tại trường này
có một trẻ phát bệnh và được Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
xác định đã mắc TCM độ 2. Bà Võ Thị Hạnh, hiệu trưởng
nhà trường, cho biết lãnh đạo huyện đã quyết định cho
trường tạm đóng cửa một tuần nhằm tránh lây lan.


Các thầy thuốc ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) chuẩn
bị lọc máu cứu một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng.
Ảnh: Hồng Thúy
Cùng thời gian này, ở huyện Châu Thành A còn có Trường
Mầm non Anh Đào phải tạm đóng cửa do phát hiện 4 trẻ
mắc TCM. Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện cho biết ngoài
2 trường nói trên thì tại Trường Mẫu giáo Tuổi Hoa (thị
trấn Bảy Ngàn) và Trường Tiểu học Tân Phú Thạnh (xã
Tân Phú Thạnh) cũng xuất hiện các ca bệnh TCM. Hầu hết
các xã, thị trấn trong huyện cũng đều ghi nhận đã có trẻ
mắc bệnh TCM.


Tại huyện Vị Thủy, Trường Mầm non Họa Mi ở thị trấn
Nàng Mau cũng tạm nghỉ học một tuần kể từ ngày 19-9 do
có 3 trẻ mắc TCM và 4 trẻ nghi nhiễm. Theo BS Nguyễn


Thành Hiểu, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy,
huyện đã có 48 ca mắc bệnh TCM, trong đó có một ca tử
vong. Vị Thủy và Châu Thành A là 2 trong số 5 địa phương
của tỉnh Hậu Giang đang có nhiều trẻ mắc bệnh TCM nhất
(các địa phương còn lại là huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã
Bảy, TP Vị Thanh). Trước diễn biến phức tạp của dịch
bệnh, tỉnh đã quyết định tạm đóng cửa 10 trường mầm non
để diệt khuẩn, vệ sinh trường lớp.
Tại tỉnh Bạc Liêu, Trường Mầm non thị trấn Phước Long
tạm đóng cửa 10 ngày để vệ sinh phòng học, đồ chơi vì có
nhiều trẻ bị bệnh TCM. Đây là trường mầm non thứ hai của
Bạc Liêu phải tạm đóng cửa. Bệnh TCM hiện lan rộng ở cả
7/7 huyện, TP của tỉnh Bạc Liêu và tiếp tục lây lan nhanh,
số ca mắc đã trên 500, trong đó có 6 ca tử vong.
Tại tỉnh Đắk Nông, ngày 19-9, có 6 trẻ ở Trường Mầm non
Hoa Đào (xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp) bị sốt, nôn mửa
trong giờ học. Nhận được tin cấp báo, Trạm Y tế xã Đắk
Ru đã cử người đến tận trường khám và phát hiện 6 học
sinh này mắc bệnh TCM và gần 20 học sinh khác cũng có
dấu hiệu mắc bệnh. Để tránh bệnh lây lan ra diện rộng, nhà
trường đã quyết định tạm đóng cửa 10 ngày, bắt đầu từ
ngày 22-9, để Trạm Y tế xã phun thuốc, khử trùng và vệ
sinh tẩy rửa toàn trường.


TP Hồ Chí Minh
Lập các ê kíp điều trị
Toàn TPHCM tuần này có 61 phường, xã có từ 2 ca trở lên
mắc bệnh TCM. Phường Bình Trị Đông của quận Bình Tân
là nơi có số ca mắc nhiều nhất (8 ca). Đặc biệt, quận 8 liên

tiếp mấy tuần qua đều có phường có số ca mắc bệnh rất
cao. Sở Y tế TP vừa ban hành kế hoạch hành động khẩn
cấp khi dịch TCM bùng phát trở lại. Theo đó, hiện nay,
bệnh TCM chủ yếu được điều trị tại các bệnh viện chủ lực
là Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
với tổng số 370 giường, trong đó có 60 giường hồi sức.
Trong trường hợp dịch bùng phát, các bệnh viện chủ lực sẽ
tăng số giường hồi sức thêm từ 50% đến 70% số hiện hữu.
Ngoài ra, ngành y tế TP sẽ huy động các bệnh viện vệ tinh
tham gia điều trị. Về nhân lực, sẽ thành lập các ê kíp điều
trị bệnh TCM gồm 15 bác sĩ và 45 điều dưỡng tại mỗi bệnh
viện chủ lực; 5 bác sĩ và 10 điều dưỡng tại mỗi bệnh viện
vệ tinh. Các bệnh viện chủ lực thành lập các đội cơ động để
hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh.
Ng.Thạnh


Cả nước đã có gần 53.000 ca mắc bệnh tay chân miệng tại
61 tỉnh, thành và 109 ca đã tử vong. Các địa phương có số
tử vong cao nhất là TPHCM (26 ca), Đồng Nai (22 ca),
Bình Dương (9 ca). Tử vong chủ yếu là trẻ nam (71,3%),
dưới 3 tuổi (79,6%).

×