Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Chuyên đề giáo án chủ điểm GIAO THÔNG cô VINH 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.84 KB, 72 trang )

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐIỂM: GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện: 3 tuần từ ngày 24 tháng 02 đến ngày 14 tháng 3 năm 2014
I/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN.
1/ Phát triển thể chất.
* Dinh dưỡng, sức khỏe
- Biết ích lợi của việc ăn uống các chất dinh dưỡng hợp lý đối với sức khỏe con người
( cần ăn đầy đủ để có sức khỏe tốt và làm mọi công việc).
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh cá nhân
tốt ở trường.
* Thể dục:
- Phát triển sự khéo léo của các cơ tay, cơ chân qua hoạt động : lắp ráp ô tô, máy bay,
cắt, xé dán .
- Thực hiện được các vận động cơ bản như: Ném xa một tay, bật, nhảy, tung, chạy,
- Ném bóng và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m
- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x0,25m x 0,35m)
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian
- Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
- Kể được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
- Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
-Biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút thuốc
2/ Phát triển nhận thức:
- So sánh và phận biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện
giao thông qua tên gọi, lợi ích, vận động, tiếng kêu.
- Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm dấu hiệu chung của chúng.
- Nhận biết được một số biển báo giao thông đơn giản
- Làm quen với một số luật lệ và an toàn giao thông
- Biết được sự an toàn khi tham gia ngồi trên các loại phương tiện giao thông.
- Mối quan hệ hơn kém, thêm bớt, tách gộp trong phạm vi 9.
- Phân loại được một số phương tiện thông thường theo chất liệu và công dụng.
- Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự


nhiên.
- Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các
nhóm.
- Xác định vị trí trong, ngoài, trên dưới của một vất so với vật khác.
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ
- Hay đặt câu hỏi
- Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.
- Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
- Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.
- Trẻ biết được ngày 8/3 là ngày của bà, của mẹ, của cô giáo, bạn gái, em gái.
3/ Phát triển ngôn ngữ:
- Trả lời được một số câu hỏi về các phương tiện giao thông
- Biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được điệu bộ khi đọc thơ. Biết kể nội dung chuyện
theo tranh về các phương tiện giao thông.
1
- Biết được một số ký hiệu giao thông đơn giản như đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
- Biết đọc theo từ khái quát “ Phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường
hàng không ”.
- Nhận biết và phát âm một số chữ cái g, y, s, x.
- Biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được điệu bộ khi đọc thơ.
- Biết được một số ký hiệu giao thông đơn giản như đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
- Biết đọc theo từ khái quát “ Phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường
hàng không ”.
- Nhận dạng chữ cái h, k, p, q g, y trong bảng chữ cái tiếng việt.
- Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động
- Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp.
- Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.
- Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.

- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
- Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách
- Có một số hành vi như người đọc sách.
- Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
- Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh
nghiệm của bản thân.
- Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định.
- Đọc theo truyện đã biết.
* Tăng cường tiếng việt: Xe trâu, xe máy, xe cày, máy bay, phi công, ngày hội 8/3,tặng
hoa, làm quà,….
4/ Phát triển thẩm mỹ:
- Biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc, đường nét hình dạng để tạo ra một
số phương tiện giao thông.
- Có kỹ năng tô màu, vẽ, cắt dán, xếp, nặn, xé để tạo ra sản phẩm đẹp. Biết nhận xét
đánh giá sản phẩm.
- Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản
- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
5/ Phát triển tình cảm xã hội:
- Nhận thấy được những công việc, việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các chú điều khiển
phương tiện giao thông. Quý trọng người điều khiển giao thông.
- Biết được một số quy định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu của đèn giao thông.
- Biết được một số hành vi văn minh khi ngồi trên xe, đi
trên đường bộ.
- Biết giữ gìn an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông trên đường.
- Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày.
- Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
- Cố gắng thực hiện công việc đến cùng.
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
- Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.
- Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn

- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn
2
- Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường.
- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
- Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
- Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
II/ MẠNG NỘI DUNG:
III/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
3
GIAO
THÔNG
* NHÁNH 1: Phương tiện giao
thông:
- Trẻ gọi tên và biết được đặc nổi bật,
âm thanh tốc độ của một số PTGT
- Biết nơi hoạt động, tiếng kêu của
một số PTGT.
- Công dụng, ích lợi của các PTGT.
Người điều khiển PTGT
- Trẻ so sánh sự giống và khác nhau
của một số PTGT.
- Ích lợi và nơi hoạt động của PTGT
* NHÁNH 2: Ngày hội của mẹ, cô và
các bạn gái
- Biết được ngày 8/3 là ngày của mẹ,
bà, cô, chị và các bạn gái, em gái
- Biết chúc mừng, tặng hoa, quà trong
ngày hội đó.
- Biết yêu quý kính trọng bà, mẹ, cô
giáo, bạn gái, em gái.

- Biết thể hiện tình cảm của mình trong
ngày 8/3 đối với bà, mẹ, cô giáo
- Ý nghĩa của ngày lễ hội đó.
* NHÁNH 3: Một số luật lệ giao thông và cách đi dường
- Trẻ biết một số qui định đơn giản của luật lệ giao thông đường bộ.
- Một số tín hiệu đèn giao thông đơn giản đường bộ.
- Chấp hành luật lệ giao thông và giữ an toàn khi tham gia giao thông
đi trên đường bộ: Đi bên phải, đội mũ bảo hiểm…
- Biết một số qui định khi ngồi trên tàu, xe.
4
1/ Phát triển nhận thức:
* Làm quen với Toán:
- Đếm đến 9. Nhận biết số 9.
- Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi
9
- Thêm bớt chia nhóm đối tượng 9
thành 2 phần
* Khám phá khoa học:
- Một số phương tiện giao thông.
- Trò chuyện về ngày hội 8/3.
- Một số luật giao thông và cách đi
đường.
+ Thích khám phá những sự vật hiện

tượng xung quanh
+ Các hoạt động khác, sưu tầm tranh
2/ Phát triển thể chất*
Thể dục:
- Ném xa bằng 1 tay.Bật xa 60cm.
- Đi bước dồn trong đường hẹp. Nhảy lò cò

- Tung và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách
5m
* Giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ:
- Giáo dục cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất
dinh dưỡng để có sức khoẻ tốt.
GIAO
THÔN
G
3/Phát triển thẩm mĩ.
* Tạo hình:
- Xé dán thuyền trên
biển.
- Làm thiệp tặng cô giáo.
- Vẽ một số phương tiện
giao thông bé thích
* Âm nhạc:
* Hát vận động “ Em đi
chơi thuyền”.
- Nghe hát “ Bác đưa thư
vui tính ”
+ Trò chơi “ Ai đoán
giỏi”
* Hát “ Ngày vui mồng
8/3”
- Nghe hát “Bông hoa
mừng cô”
+ Trò chơi “ Giọng hát
to, nhỏ”
* Hát “ Đường em đi”. -
Nghe hát “ Qua ngã tư

đường phố”.
- Trò chơi. “ Hát theo
hình vẽ”
4/ Phát triển ngôn
ngữ
*Văn học:
- Truyện: “ Vì sao thỏ
cụt đuôi”
- Thơ: “ Bó hoa tặng
cô”
- Truyện “ Qua
đường”
* LQCC:
- Ôn nhóm chữ h, k, p, q
- Làm quen chữ g, y.
- Tô chữ g, y.



- Làm sách tranh về
đồ dùng trong
- Đọc thơ, kể
chuyện, đồng dao, câu
đố, trò chuyện về gia
đình của bé* LQCC:
5/ Phát triểnTC- XH:*
- Thông qua các trò chơi
phát triển tình cảm xã hội
cho trẻ như trò chơi.
+ Góc phân vai: Quầy

bán vé xe, cửa hàng dịch
vụ bán vé xe. Gia đình.
Cửa hàng bán hoa, cửa
hàng bán quà lưu niệm…
+ Góc xây dựng: Lắp
ghép ô tô, máy bay. Xây
bến xe khách.
+ Góc học tập: Xem
tranh, đọc chữ cái, tô màu,
tô chữ cái, đọc thơ, đọc
chuyện về chủ đề phương
tiện giao thông.
lá cây.
+ Trò chơi vận động:
Bánh xe quay, ô tô vào
bến, bé làm đèn hiệu giao
thông.
+ Trò chơi dân gian: Rồng
rắn lên mây, chi chi chành
chành, bỏ giẻ.
IV/ CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
- Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông.
- Một số biển báo đơn giản về giao thông.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện, có liên quan đến chủ đề phù hợp với
khả năng của trẻ, thẻ chữ cái, chữ số. Một số đồ chơi bằng xe nhựa, một số tự làm.
- Bút đen chì tô, giấy màu, hồ dán. Một số đồ dùng như xe, máy bay để phục vụ học
toán.

DUYỆT CỦA BGH Người lên kế hoạch
HP

Võ Thị Vinh
Mã Thị Hài

5
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT TUẦN
Nhánh 1: CHỦ ĐỀ: Phương tiện giao thông
Từ ngày 24/ 02 đến ngày 28 tháng 02 năm 2014
I/ Các hoạt động trong một tuần:
Tên hoạt
động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Đón trẻ,
trò
chuyện
đầu giờ
- Đón trẻ đầu giờ.Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, chào bố
mẹ, cô giáo.
- Điểm danh trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về một số loại phương tiện giao thông, đường
bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
Thể dục
sáng.
- Tập theo nhạc: Bài tập tháng 2
Hoạt
động
ngoài
trời
- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, dự báo thời tiết, quan sát
thiên nhiên, bầu trời, khí hậu, cây cối, quan sát các cảnh vật xung
quanh, kết hợp đàm thoại với trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông.

- Cho trẻ ôn lại những kiến thức đã học.
- Làm quen với bài sắp học.
- Trò chơi vận động: Bánh xe quay
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do: Vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả
máy bay.
Hoạt
động
học
* Thể dục:
- Ném xa
bằng 1
tay.Bật xa
60cm.
* MTXQ:
- Một số
phương
tiện giao
thông.
* Toán:
- Đếm đến 9.
Nhận biết số
9.
* Chữ cái:
- Ôn nhóm chữ
h, k, p,q
-Nhận dạng
chữ cái trong
môi trường
xung quanh

trẻ
*Văn
học:
- Truyện :
“ Vì sao
thỏ cụt
đuôi”
- Nắm
được cốt
truyện.

*Âm
nhạc:
- Vận
động “ Em
đi chơi
thuyền”
- Nghe hát
“ Bác đưa
thư vui
tính ”
- Trò chơi
“ Ai đoán
giỏi”
6
Hoạt
động
góc
Hoạt
động

chiều
* Góc phân vai: “ Quầy bán vé xe”
* Góc nghệ thuật:Vận động các bài hát trong chủ điểm.Vẽ, tô màu,
cắt dán, xé dán các loại phương tiện giao thông.
* Góc xây dựng: “Lắp ráp, ghép, ô tô, máy bay”
* Góc học tập: Xem tranh ảnh, xem sách, đọc chữ cái và số, đọc
thơ, kể chuyện về chủ đề.
* Góc thiên nhiên: Quan sát, chăm sóc cây.
*Cách tiến hành chung cho các góc chơi:
- Cho trẻ tập trung lại hát bài hát trong chủ điểm.
- Cô và trẻ cùng nhau thảo luận trò chuyện về chủ đề, chủ điểm
chơi, chọn góc chơi, thoả thuận trong nhóm, cho trẻ phân vai và
nhận vai chơi, sau đó đi về góc chơi chơi thực hiện
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn cho trẻ cùng chơi với trẻ
để trẻ thể hiện được vai chơi trong nhóm.
- Cho trẻ quan sát từng góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét
đánh giá sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh vào góc chơi chính
khuyến khích hướng dẫn trẻ lần sau chơi tốt hơn.
- Kết thúc thu dọn đồ chơi vào nơi quy định gọn gàng.
* Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.
- Vệ sinh, ăn xế
- Cho trẻ ôn lại một số hoạt động mà trẻ chưa thực hiện tốt được ở
buổi sáng.
Tăng
cường
tiếng việt
- Xe trâu
- Xe máy
- Xe cày
- Cái truyền

- Xuồng
- Mái chèo
- Máy bay
- Phi công
- Sân bay
- Máy bay
cất cánh
- Hạ cánh
- Bay cao
Ôn tập các
từ đã học
trong tuần.
- Cho trẻ làm quen bài học ngày hôm sau.
- Cho trẻ thực hiện môn tạo hình. Đề tài “Xé dán thuyền trên biển”
- Chơi trò chơi học tập: “ Đúng hay sai”
- Chơi tự do - xem tranh - đọc thơ, nghe chuyện, chơi trò chơi vận
động, dân gian, biểu diễn văn nghệ.
- Vệ sinh - nêu gương - bình cờ.
- Trả trẻ trao đổi phụ huynh
7
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ hai ngày 24 tháng 02 năm 2014
Chủ đề: Phương tiện giao thông
I/ Các hoạt động trong ngày:
1/ Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh trẻ.
- Đón trẻ đầu giờ. Trao đổi với phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,
đường sắt, đường hàng không.
- Điểm danh trẻ.
2/Thể dục sáng: Tập theo nhạc.

II/ Hoạt động ngoài trời:
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết kể về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, đường thủy.
- Biết được nơi hoạt động, ích lợi của xe, tàu thuyền, máy bay, tàu hỏa đối với con
người.
- Thông qua cách trò chuyện giáo dục cho trẻ biết cách đi đường, khi ngồi trên các loại
phương tiện giao thông.
- Trẻ thể hiện luật chơi cách chơi của các trò chơi vận động, dân gian, và chơi tự do qua
hoạt động ngoài trời.
- Trẻ hứng thú tham gia vào buổi hoạt động vui chơi ngoài trời.
* Chuẩn bị:
- Địa điểm sân học, tranh về một số loại phương tiện giao thông, phấn, thuyền, máy bay
gấp giấy.
* Cách tiến hành:
- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, dự báo thời tiết, quan sát thiên nhiên, bầu trời,
khí hậu, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ.
- Xem tranh trò chuyện, quan sát một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường thủy.
- Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học “ Một số phương tiện giao thông”
- Trò chơi vận động: Bánh xe quay
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn
- Chơi tự do: Vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả máy bay.
III/ Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động I: Thể dục
Đề tài: Ném xa bằng một tay. Bật xa 60cm
1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dùng sức lấy đà ném đúng động tác, bật rơi nhẹ bằng đầu ngón chân.
- Hình thành kĩ năng bật và ném khéo léo, gọn gàng, phát triển cơ chân.
- Giáo dục tinh thần tập thể, có ý thức tổ chức kỉ luật khi tham gia vào hoạt động.

2/Chuẩn bị:
- Túi cát .Vạch 60cm.
- Máy nhạc, bài hát:“ Em tập lái ô tô
3/Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
- Cô đọc câu đố: “ Chẳng phải chim
8
Mà có cánh
Chở hành khách
Bay rất tài
Giữa trời mây
Sáng óng ánh”
- Đố các con đó là gì? Máy bay là phương tiện giao thông ở đâu? Ngoài ra, con còn
biết có những loại phương tiện giao thông nào nữa? Có rất nhiều loại phương tiện giao
thông thuộc đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thủy. Vì vậy, khi ngồi
trên các phương tiện giao thông con phải ngồi như thế nào? À! Đúng rồi khi ngồi trên
các PTGT các con phải đội mũ bảo hiểm, không chạy nhảy, không thò đầu ra cửa sổ,
tắt dây an toàn các con nhớ chưa nào?
* Để có sức khỏe tốt để có thể đi chơi, đi thăm quan ở khắp mọi nơi các con cùng khởi
động với cô nhé!
b/ Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động: Tập theo nhạc
- Cho trẻ đi thường, nhanh, chậm, kiễng gót, hạ chân, khom lưng, chạy nhanh chạy
chậm, sau đó giãn hàng cách đều
* Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: Tập theo nhạc
- Động tác tay vai: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
- Động tác chân: Ngồi khụyu gối (tay đưa cao, ra trước)
- Động tác bụng lườn: Đứng cúi gập người.
- Động tác bật: Bật tách chụm chân.
Hoạt động 3: * Để biết ai là người khỏe mạnh nhất cô sẽ cho các cháu thi “Ném xa một

tay” nhé.
- Cô ném mẫu cháu xem lần 1
- Cô ném mẫu cháu xem lần 2 kết hợp giải thích: Cô đứng chân trước chân sau, tay cùng
phía chân sau cầm túi cát đưa ra trước ra sau lấy đà và ném mạnh về trước.
- Cô gọi một vài cháu khá lên thực hiện.
- Sau đó lần lượt gọi 2 cháu đến hết lớp
- Cô cho hai cháu thi đua – nhóm 2, 3 cháu.
- Cô theo dõi sửa sai cho cháu.
*Hoạt động 4: * Cuộc thi thứ hai: Các cháu thi đua vận động “ Bật xa 60cm”.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2, giải thích: Đứng tự nhiên, hai tay đưa trước ra sau lấy đà bật qua
vạch rơi bằng đầu ngón chân.
- Cô gọi lần lượt 2 cháu thực hiện đến hết lớp. Cô theo dõi, động viên sửa sai cho cháu.
c) Kết thúc hoạt động: Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động II: Môi trường xung quanh
Đề tài: Một số loại phương tiện giao thông.
1/ Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường bộ,
đường sắt, đường hàng không, đường thủy.
- Trẻ biết phân nhóm các loại phương tiện giao thông theo nơi hoạt động.
- Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số phương tiện giao thông.
- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý của trẻ.
9
- Giáo dục cho trẻ khi ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, chấp hành đúng luật giao
thông.
2/ Chuẩn bị:
- Tranh về một số phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thuyền, tàu hỏa,
máy bay….Hình ảnh trên máy.
- Câu đố, bài hát về phương tiện giao thông.
- Nội dung tích hợp: Âm nhạc

3/ Phương pháp: Đàm thoại, quan sát
4/ Tiến hành:
a/ Mở đầu hoạt động:
- Cho trẻ vận động bài “ Em tập lái ô tô ”.
- Các con tập lái ô tô có thích không?
- Lái ô tô như thế nào nhỉ?
- Ô tô đi ở đâu?
- Ô tô đi ở trên đường bộ. Ngoài đường bộ ra lớp mình kể cho cô biết còn đường gì nữa
nào? Có những phương tiện giao thông gì? Để biết xem các loại phương tiện giao thông
phong phú như thế nào, hôm nay cô và các con cùng khám phá nhé!
b/ Hoạt động trọng tâm
* Hoạt động 1: Bé cùng khám phá.
- PTGT đường bộ:
- Cô đọc câu đố “ Xe hai bánh
Chạy bon bon
Kêu kính cong
Cho người tránh”
Là xe gì?
- Nhận xét xe đạp. Phát âm xe đạp
- Xe đạp có mấy bánh
- Ngoài xe đạp có 2 bánh ra còn có những bộ phận gì nữa( tay lái, xích, bàn đạp, yên)
- Làm thế nào để xe đạp chạy được.
- Đúng rồi xe đạp phải có người đạp thì mới chạy được đấy.
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?
- Cô mở rộng ngoài ra còn có xe buýt, ô tô tải, xe cứu thương, xe xích lô…
* Giới thiệu về một số PTGT đường hàng không.
- Cô đọc câu đố“ Chẳng phải chim
Mà có cánh
Chở hành khách
Bay rất tài

Giữa trời mây
Sáng óng ánh”
Là cái gì?
- Nhận xét về máy bay. Phát âm máy bay.
- Máy bay có những đặc điểm gì?( To lớn, có cánh, bay trên trời)
- Máy bay dùng để làm gì nhỉ?
- Đã có bạn nào được đi máy bay chưa? Khi ngồi trên máy bay phải làm gì để đảm bảo
an toàn nhỉ ( thắt dây an toàn)
10
* Ngoài máy bay còn có khinh khí cầu, tàu vũ trụ cũng là phương tiện giao thông đường
hàng không bay trên trời đấy. Nhắc lại từ PTGT đường hàng không.
- Giới thiệu về một số PTGT đường thuỷ.
* Cho trẻ quan sát tranh “ Thuyền buồm”
- Thuyền buồm đi ở đâu? (Trên sông, trên biển)
- Thuyền buồm được làm bằng gì( gỗ)
- Cánh buồm được làm bằng gì? ( vải)
- Cánh buồm có tác dụng gì? ((Đẩy thuyền đi nhanh hơn)
- Thuyền buồm dùng để làm gì? ( Chở hàng, người, đánh cá trên sông, trên biển)
* Ngoài truyền buồm còn có ca nô, tàu thuỷ, phà, ghe tất cả những phương tiện này gọi
là phương tiện giao thông đường thuỷ. Nhắc lại từ PTGTđường thủy
* Cô kết hợp giáo dục khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải bám vào người lớn,
phải đội mũ bảo hiểm, phải thắt dây an toàn.
* Cô tổng hợp các tranh lại và phân tích cho trẻ biết, tất cả các loại phương tiện này gọi
là phương tiện giao thông đường thuỷ, đây là những phương tiện giao thông đường
hàng không, phương tiện giao thông đường bộ. Cô cho trẻ nhắc lại.
* Hoạt động 3:
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa xe đạp và thuyền
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa máy bay và ô tô
* Hoạt động 4:
*Trò chơi: “Phương tiện gì biến mất”

- Cô treo tranh các PTGT và cất một phương tiện đi và hỏi trẻ xem tranh nào đã biến
mất.
- Cô bao quát trẻ, động viên sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi: “ Chung sức”
- Chia trẻ 2 đội thi đua nhau, đội chọn phương tiện giao thông đường bộ, đội phương
tiện giao thông đường thủy.
- Nhận xét kiểm tra trò chơi.
*Trò chơi: “ Thi bé khéo tay”
- Cho trẻ về theo nhóm, tô màu, vẽ, dán một số phương tiện giao thông
- Nhận xét trò chơi.
c/Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Một đoàn tàu”ra chơi
IV/ Hoạt động góc:
* Góc xây dựng: “Lắp ghép ô tô, máy bay”.
- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các mảnh ghép để ghép thành ô tô, máy bay hoặc theo ý thích
của mình.
- Chuẩn bị: Khối gạch, đồ chơi lắp ghép
* Góc phân vai: “Quầy bán vé xe”.
- Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện vai chơi mua bán vé xe ở bến xe khách.
- Chuẩn bị: Góc chơi, thẻ số làm tiền, giấy vé xe.
* Góc thiên nhiên: “Quan sát, chăm sóc cây”
- Yêu cầu: Trẻ biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây, lau lá cây.
- Chuẩn bị: Cây xanh, nước, khăn lau, góc chơi, đất.
* Cách tiến hành: Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm, gợi mở cho trẻ hướng trẻ
chọn góc chơi ngày hôm sau. Sau đó cho trẻ đi về góc chơi mà trẻ thích.Trẻ về các góc
phân vai chơi, sau đó thực hiện.
11
- Trong khi chơi cô bao quát hướng dẫn giúp trẻ trong quá trình chơi để trẻ thể hiện
được vai chơi trong nhóm.
- Cho trẻ quan sát giao lưu giữa các góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét đánh giá
sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần

sau chơi tốt hơn ở trong nhóm của mình
- Kết thúc thu dọn đồ chơi.
- Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
V/ Hoạt động chiều:
- Vệ sinh, ăn xế
- Ôn lại một số hoạt động của bài học ở buổi sáng.
Thực hiện hoạt động: Tăng cường tiếng việt cho trẻ
Cụm từ: Xe máy, xe trâu, xe cày
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng rõ ràng với cụm từ xe trâu, xe máy, xe cày
- Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ.
2/ Chuẩn bị:
- Hình ảnh, tranh và các cụm từ xe trâu, xe máy, xe cày
- Máy tính, ti vi, trò chơi
3/ Tiến trình hoạt động:
a/Hoạt động mở đầu:
- Cô đố cô đố: “ xe gì hai bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giò
Kêu bình bịch”
Là xe gì?
- Xe máy là phương tiện giao thông đường gì ?
- Ngoài ra các con còn biết PTGT đường gì nữa?
- Cô kết hợp giáo dục cho trẻ khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, đi bên
phải.
b/Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1:
* Cụm từ “xe máy”
- Các con quan sát hình ảnh gì đây “ xe máy”. Phát âm cụm từ
- Xe máy có những bộ phận gì?.

- Xe máy dùng để làm gì? Hàng ngày bố mẹ các con chở các con đi học bằng xe gì?
- Xe máy là PTGT đường gì?
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Cụm từ “ Xe trâu”
- Đây là xe gì “xe trâu”. Phát âm.
- Vì sao gọi là xe trâu? Con gì đang kéo xe trâu.
- Xe trâu là PTGT đường gì?
- Xe trâu đi được là nhờ gì?
- Xe trâu dùng để làm gì?
- Cô kết hợp mở rộng giáo dục.
* Cụm từ “ xe cày” . Quan sát hình ảnh trên máy đây là gì “ xe cày”
- Cho trẻ đọc cụm từ “ xe cày”
12
- Xe cày có tiếng kêu như thế nào?
- Xe cày để làm gì
- Nhà các con có xe cày không?
- Xe cày thuộc PTGT đường gì?
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi.
* Trò chơi. “ Bé nhanh mắt”.
- Cho trẻ nhìn vào hình đoán xem hình ảnh gì và cho trẻ đọc lại cụm từ dưới hình ảnh
đó.
- Nhận xét trò chơi.
* Trò chơi: “nhanh trí”
- Cô cho trẻ xem tranh và yêu cầu trẻ lên kể lại các PTGT bằng những câu nói dài.
c) Kết thúc hoạt động: Chơi trò chơi nhẹ.
- Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau. Đếm đến 9. Nhận biết số 9.
- Nêu gương - cắm cờ
- Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh
VI/ Đánh giá cuối ngày :







KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ ba ngày 25 tháng 02 năm 2014
Chủ đề: Phương tiện giao thông
I/ Các hoạt động trong ngày:
1/ Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh trẻ.
- Đón trẻ đầu giờ. Trao đổi với phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
-Trò chuyện với trẻ về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,
đường sắt, đường hàng không.
- Điểm danh trẻ
2/Thể dục sáng: Tập theo nhạc.
II/ Hoạt động ngoài trời:
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết kể về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, đường thủy.
- Biết được nơi hoạt động, ích lợi của xe, tàu thuyền, máy bay, tàu hỏa đối với con
người.
- Làm quen kĩ năng đếm số lượng phạm vi 9
- Thông qua cách trò chuyện giáo dục cho trẻ biết cách đi đường, khi ngồi trên các loại
phương tiện giao thông.
- Trẻ thể hiện luật chơi cách chơi của các trò chơi vận động, dân gian, và chơi tự do qua
hoạt động ngoài trời.
- Trẻ hứng thú tham gia vào buổi hoạt động vui chơi ngoài trời.
13
* Chuẩn bị:

- Địa điểm sân học, tranh về một số loại phương tiện giao thông, phấn, thuyền, máy bay
gấp giấy, một số máy bay, ô tô trong phạm vi 9.
* Cách tiến hành:
- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, dự báo thời tiết, quan sát thiên nhiên, bầu trời,
khí hậu, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ.
- Xem tranh trò chuyện, quan sát một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường thủy.
- Ôn lại bài học: Một số phương tiện giao thông
- Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học “Đếm đến 9. Nhận biết số 9”
- Trò chơi vận động: Bánh xe quay
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn
- Chơi tự do:Vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả máy bay.
III/ Hoạt động có chủ đích:
* Hoạt động: LQVT
* Đề tài: ĐẾM ĐẾN 9. NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 9 ĐỐI TƯỢNG.
NHẬN BIẾT SỐ 9.
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đếm đến 9. Nhận biết các nhóm có 9 đối tượng. Nhận biết số 9.
- Luyện phát triển tư duy, trí nhớ, nhận thức.
- Giáo dục cho trẻ tính mạnh dạn, tích cực trong hoạt động.
2/Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 9 máy bay, 9 ô tô.
- Các thẻ số từ số 1- số 9.
- Mô bến xe ô tô.
- Các nhóm ô tô, máy bay, thuyền có số lượng 9.
- Nội dung kết hợp: MTXQ, Âm nhạc, tạo hình.
3/ Phương pháp: Thực hành, đếm, xếp tương ứng.
4/ Tiến hành hoạt động:
a/ Mở đầu hoạt động: Trò chuyện, ôn bài cũ.
- Cô và trẻ chơi trò chơi tiếng kêu của các phương tiện giao thông.

- Đó là những tiếng kêu của phương tiện giao thông đường gì.
- Các phương tiện giao thông đang đậu về các bến. Các con đếm xem có bao nhiêu
phương tiện giao thông.
- Các con tìm những phương tiện giao thông có số lượng 8 nào?
- Có 8 ô tô thêm 1 ô tô nừa là được mấy ( là 9)
- Vậy hôm nay chúng ta cùng đếm đến 9, nhận biết số 9.
b/Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: * Bài mới.
* Cô xếp 9 máy bay ( cho trẻ đếm)
- Cô xếp 8 ô tô ( cô và trẻ đếm)
- So sánh nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn.
- Muốn cho 2 nhóm bằng nhau đều có số lượng là 9 phải làm thế nào.( thêm 1 ô tô )
- 8 thêm 1 là mấy.( Là 9). Hai nhóm bằng nhau chưa, đều có số lượng là mấy.( là 9).
Cho trẻ đếm số lượng 2 nhóm.
14
- 9 máy bay, 9 oo tô gắn số 9. Cho trẻ đọc số 9.
- Lần lượt cô bớt số lượng máy bay, ô tô, gắn số tương ứng. Đọc số từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9. Đọc ngược lại 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
- Hỏi trẻ dãy số bất kỳ.
* Cho trẻ tìm các nhóm hoa quả có số lượng là 9. Tìm số 9 gắn vào.
* Hoạt động 2 :* Luyện tập lớp.
- Cho cả lớp xếp số lượng 9 máy bay, 8 ô tô.( cho trẻ đếm)
- So sánh nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn.
- Cho trẻ thêm vào đủ số lượng là 9. Gắn số 9, đọc số 9.
- Cho trẻ bớt lần lượt đến hết, gắn số tương ứng với số lượng đã bớt. Đọc số từ 1 đến 9
và đọc ngược lại từ số 9 đến số 1.
- Cô sữa sai cho trẻ
* Hoạt động 3 :
* Trò chơi: “ Đua tài”
- Chia trẻ 2 đội thi đua xếp các máy bay, ô tô về bên có số lượng là 9. Tìm số 9 gắn

tương ứng các nhóm.
- Khi lên phải đi theo đường dích dắc.
- Cô nhận xét kiểm tra trò chơi.
* Trò chơi: “Bé thông minh”.
- Cho trẻ về theo 3 nhóm, nhóm tô các phương tiện giao thông có số lượng 9, nhóm viết
số 9, nhóm xếp số lượng 9.
- Kiểm tra nhận xét trẻ thực hiện. Kết hợp giáo dục cho trẻ
c/Kết thúc tiết học: Cho trẻ chơi “ uống nước chanh”. Thu dọn đồ dùng
IV/ Hoạt động góc:
* Góc học tập: Xem sách, tô màu, số lượng trong phạm vi 9.
- Yêu cầu: Trẻ biết đếm trong phạm vi 9, có kĩ năng lật sách, kĩ năng vẽ tô màu.
- Chuẩn bị: Vở toán, phương tiện giao thông có số lượng 9, tranh, truyện
* Góc phân vai: “Quầy bán vé xe”.
- Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện vai chơi mua bán vé xe ở bến xe khách.
- Chuẩn bị: Góc chơi, giấy giả làm tiền bằng số, giấy vé xe.
* Góc xây dựng: “ Lắp ráp ô tô, máy bay”.
- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các miếng ghép để ghép thành ô tô, máy bay hoặc theo ý thích
của mình.
- Chuẩn bị: Khối gạch, đồ chơi lắp ghép.
- Chuẩn bị. Thêm các loại xe, máy bay
* Cách tiến hành: Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm, gợi mở cho trẻ hướng trẻ
chọn góc chơi ngày hôm sau. Sau đó cho trẻ đi về góc chơi mà trẻ thích.Trẻ về các góc
phân vai chơi, sau đó thực hiện.
- Trong khi chơi cô bao quát hướng dẫn giúp trẻ trong quá trình chơi để trẻ thể hiện
được vai chơi trong nhóm.
- Cho trẻ quan sát giao lưu giữa các góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét đánh giá
sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần
sau chơi tốt hơn ở trong nhóm của mình
- Kết thúc thu dọn đồ chơi.
- Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa

V/ Hoạt động chiều:
15
- Vệ sinh, ăn xế
- Ôn lại một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng.
Thực hiện hoạt động: Tăng cường tiếng việt cho trẻ
Cụm từ: Cái thuyền, xuồng, mái chèo
1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng rõ ràng với cụm từ cái thuyền, xuồng, mái chèo
- Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ.
2/ Chuẩn bị:
- Hình ảnh, tranh và các cụm từ cái thuyền, xuồng, mái chèo
- Máy tính, ti vi, trò chơi
3/ Tiến trình hoạt động:
a/Hoạt động mở đầu:
- Trò chuyện về các loại PTGT
- Đường bộ có những những PTGT gì?
- Đường thủy có những những PTGT gì??
- Các PTGT đều có ích lợi chở người, hàng hóa.Khi ngồi trên tàu, xe các con không
được nô đùa, phải đội mũ bảo hiểm…
b/Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1:
* Cụm từ “cái thuyền”
- Quan sát hình ảnh“ cái thuyền”. Phát âm cụm từ
- Cái thuyền đang chạy ở đâu đây?
- Cái thuyền dùng để là gì? Đánh bắt cá ở dưới nước
- Cái thuyền thuộc phương tiện giao thông đường gì?
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Cụm từ “ xuồng”.
- Các con quan sát hình ảnh gì đây “ xuồng”. Phát âm.
- Xuồng đang chạy ở đâu?

- Xuồng dùng để làm gì
- Nó thuộc PTGT đường nào?
- Cô kết hợp mở rộng giáo dục.
* Cụm từ “mái chèo ” . Quan sát hình ảnh trên máy đây là gì “ mái chèo”. Đọc phát âm
“ Mái chèo”
- Cái thuyền này muốn đi được trên sông phải nhờ có gì nhỉ?.
- Có mấy cái mái chèo đây?
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi.
* Trò chơi: “ Đồng đội rung chuông”.
- Cho trẻ nhìn vào hình đoán xem hình ảnh gì và cho trẻ đọc lại cụm từ dưới hình ảnh
đó. Đội nào rung chuông nhanh trả lời đúng sẽ nhận món quà.
- Nhận xét trò chơi.
* Trò chơi: “ Oẳn tù tì.”
- Khi hình ảnh và cụm từ xuất hiện trẻ phải phát âm nhanh và đúng cụm từ đó.
- Nhận xét kiểm tra trò chơi
c/Kết thúc. Hát bài hát
- Trò chơi học tập: Đúng hay sai
16
- Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau: “ ôn nhóm chữ h,k,p,q”
- Chơi tự do ở các góc.
- Nêu gương - cắm cờ
- Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ, vệ sinh.
VI/ Đánh giá cuối ngày :
-
-
-
-
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ tư ngày 26 tháng 02 năm 2014

Chủ đề: Phương tiện giao thông
I/ Các hoạt động trong ngày:
1/ Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh trẻ.
- Đón trẻ đầu giờ. Trao đổi với phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,
đường sắt, đường hàng không.
- Điểm danh trẻ
2/ Thể dục sáng: Tập theo nhạc tháng 2.
II/ Hoạt động ngoài trời:
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết kể về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, đường thủy.
- Biết được nơi hoạt động, ích lợi của xe, tàu thuyền, máy bay, tàu hỏa đối với con
người.
- Ôn lại kĩ năng đếm trong phạm vi 9.Ôn lại kỹ năng phát âm h, k, p,q
- Thông qua cách trò chuyện giáo dục cho trẻ biết cách đi đường, khi ngồi trên các loại
phương tiện giao thông.
- Trẻ thể hiện luật chơi cách chơi của các trò chơi vận động, dân gian, và chơi tự do qua
hoạt động ngoài trời.
- Trẻ hứng thú tham gia vào buổi hoạt động vui chơi ngoài trời.
* Chuẩn bị:
- Địa điểm sân học, tranh về một số loại phương tiện giao thông, phấn, thuyền, máy bay
gấp giấy. Một số phương tiện giao thông có số lượng 9. Thẻ chữ h,k, p, q.
* Cách tiến hành:
- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, dự báo thời tiết, quan sát thiên nhiên, bầu trời,
khí hậu, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ.
- Xem tranh trò chuyện, quan sát một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường thủy.
- Ôn lại bài học: Đếm đến 9. Nhận biết số 9
- Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học “Ôn nhóm chữ h, k, p, q”

- Trò chơi vận động: Bánh xe quay
17
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do: vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả máy bay
III/ Hoạt động có chủ đích:
* Hoạt động: LQCC
* Đề tài: ÔN NHÓM CHỮ H, K, P, Q

1/ Mục đích yêu cầu:
- Thông qua các trò chơi trẻ ôn nhận biết nhanh chữ cái h, k, p, q
- Trẻ phát âm rõ ràng âm h, k, p, q
2/ Chuẩn bị:
- Thẻ chữ h, k, p, q và một số đồ dùng có chứa chữ cái h, k, p, q
- Đoạn thơ có chứa các chữ cái trên
- Nội dung kết hợp: MTXQ – Âm nhạc - Toán - Văn học
3/ Phương pháp: Luyện phát âm - Thực hành
4/Tiến hành hoạt động:
a/ Mở đầu hoạt động:
- Cho trẻ hát bài: “ em tập lái ô tô”.
- Ô tô là PTGT đường gì?
- Ô tô dùng để làm gì?
- Ngoài PTGT đường bộ còn PTGT đường gì nữa?
- Cho trẻ tìm các món quà có chữ h, k, p, q cùng phát âm.
b/Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động:
* Trò chơi: “ Thi ai nhanh hơn ”. Cho trẻ thực hiện cả lớp giơ từng thẻ chữ lên và đọc
phát âm.
*Trò chơi: “ Về dúng nhà của bé ”. Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau đó cho trẻ
thực hiện chơi. Nhận xét trò chơi
* Trò chơi: “ Nối chữ cái trong từ, với chữ cái ”. Cô hướng dẫn cho trẻ tìm chữ cái u, ư,

e, ê trong đoạn thơ nối với chữ cái rời
* Trò chơi: “ Thi bé khéo tay ” . Cho trẻ về các nhóm, nhóm xếp hột hạt chữ cái, nhóm
nặn, nhóm tô
- Nhận xét sản phẩm giữa các nhóm.
c/ Kết thúc tiết học: Cho trẻ thu dọn đồ dùng “ Hát bài “ Em tập lái ô tô”
IV/ Hoạt động góc:
* Góc học tập: Xem tranh, đọc chữ cái đã học đọc sách, tìm chữ cái trong từ, tô viết
chữ cái.
- Yêu cầu: Trẻ đọc được các chữ cái đã học, tìm chữ cái đã học trong từ, có kĩ năng tô
viết chữ cái.
- Chuẩn bị : Một số tranh chữ to, thẻ chữ cái, tranh tô chữ cái.
* Góc thiên nhiên: chăm sóc cây tưới nước cho cây. Đong nước
- Yêu cầu: Trẻ biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây, lau lá cây.
- Chuẩn bị: Cây xanh, nước, khăn lau, góc chơi, đất.
* Góc xây dựng: “Lắp ráp hình ô tô ”
- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các miếng ghép để ghép thành ô tô, máy bay hoặc theo ý thích
của mình.
- Chuẩn bị: Khối lắp ráp, đồ chơi lắp ghép.
18
- Chuẩn bị . Thêm các loại xe, máy bay
* Cách tiến hành: Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm, gợi mở cho trẻ hướng trẻ
chọn góc chơi ngày hôm sau. Sau đó cho trẻ đi về góc chơi mà trẻ thích.Trẻ về các góc
phân vai chơi, sau đó thực hiện.
- Trong khi chơi cô bao quát hướng dẫn giúp trẻ trong quá trình chơi để trẻ thể hiện
được vai chơi trong nhóm.
- Cho trẻ quan sát giao lưu giữa các góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét đánh giá
sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần
sau chơi tốt hơn ở trong nhóm của mình
- Kết thúc thu dọn đồ chơi.
- Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa

V/ Hoạt động chiều:
- Vệ sinh, ăn xế
- Ôn lại một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng.
Thực hiện hoạt động: Tăng cường tiếng việt cho trẻ
Cụm từ: Máy bay, phi công, sân bay
1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng rõ ràng với cụm từ máy bay, phi công, sân bay
- Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ.
2/Chuẩn bị:
- Hình ảnh, tranh và các cụm từ máy bay, phi công, sân bay
- Máy tính, ti vi, trò chơi
3/ Tiến trình hoạt động:
a/Hoạt động mở đầu:
- Cô và trẻ hát bài: “ em tập lái ô tô”
- Ô tô là PTGT đường gì?
- Ngoài ra các con còn biết PTGT đường gì nữa?
- Khi ngồi trên tàu xe các con phải như thế nào?
- Cô kết hợp giáo dục cho trẻ biết khi ngồi trên tàu xe phải ngồi ngay ngắn, không nô
đùa, chạy nhảy…
b/Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1:
* Cụm từ “máy bay”
- Quan sát hình ảnh“ máy bay”. Phát âm cụm từ
- Máy bay bay ở đâu?.
- Máy bay bay được là nhờ có ai?
- Máy bay là PTGT đường gì? Máy bay bay nhanh hay chậm
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Cụm từ “phi công ”.
- Các con quan sát hình ảnh gì đây “ phi công”. Phát âm.
- Ai đang lái máy bay đây?

- Chú phi công mặc đồ màu gì?
- Chú lái máy bay bay ở đâu.
- Cô kết hợp mở rộng giáo dục.
* Cụm từ “ sân bay ” . Quan sát hình ảnh trên máy đây là gì “sân bay”. Đọc phát âm
“sân bay”
19
- Sân bay là nơi máy bay làm gì?.
- Sân bay có rộng không.
- Các con đã bao giờ được ra sân bay chưa? Sân bay để cho cái gì đậu xuống.
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi.
* Trò chơi: “ nhanh mắt”.
- Cho trẻ nhìn vào hình đoán xem hình ảnh và phải phát âm cụm từ đó
- Nhận xét kiểm tra trò chơi.
* Trò chơi: “ Chung sức”
- Hai đội thi đua chọn cụm từ và hình ảnh vừa học . Đội nào chọn đúng và nhanh sẽ
thắng cuộc.
- Nhận xét kiểm tra trò chơi
c/Kết thúc. Thu dọn đồ dùng
- Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau: Truyện“ Vì sao thỏ cụt đuôi”
- Nêu gương - cắm cờ
- Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ, vệ sinh.
VI/ Đánh giá cuối ngày :
-

-
-
-
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ năm ngày 27 tháng 02 năm 2014

Chủ đề: Phương tiện giao thông
I/ Các hoạt động trong ngày:
1/ Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh trẻ.
- Đón trẻ đầu giờ. Trao đổi với phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,
đường sắt, đường hàng không.
- Điểm danh trẻ
2/ Thể dục sáng: Tập theo nhạc.
II/ Hoạt động ngoài trời:
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết kể về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, đường thủy.
- Biết được nơi hoạt động, ích lợi của xe, tàu thuyền, máy bay, tàu hỏa đối với con
người.
- Ôn lại kĩ năng phát âm chữ h,k,p,q. Làm quen nội dung câu truyện “ Vì sao thỏ cụt
đuôi”
- Thông qua cách trò chuyện giáo dục cho trẻ biết cách đi đường, khi ngồi trên các loại
phương tiện giao thông.
20
- Trẻ thể hiện luật chơi cách chơi của các trò chơi vận động, dân gian, và chơi tự do qua
hoạt động ngoài trời.
- Trẻ hứng thú tham gia vào buổi hoạt động vui chơi ngoài trời.
* Chuẩn bị:
- Địa điểm sân học, tranh về một số loại phương tiện giao thông, phấn, thuyền, máy bay
gấp giấy. Thẻ chữ h, k, p, q. Tranh minh họa truyện
* Cách tiến hành:
- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, dự báo thời tiết, quan sát thiên nhiên, bầu trời,
khí hậu, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ.
- Xem tranh trò chuyện, quan sát một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường thủy.

- Ôn lại bài học: “ Ôn nhóm chữ h,k, p, q”
- Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học “Vì sao thỏ cụt đuôi”
- Trò chơi vận động: Bánh xe quay
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do: vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả máy bay
III/ Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Truyện “ Vì sao thỏ cụt đuôi ”
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung truyện, biết trả lời một số câu hỏi trong truyện.
- Trẻ kể lại từng đoạn truyện ngắn có sự giúp đỡ của cô giáo.
- Giáo dục cho trẻ biết khi đi qua đường phải nhìn trước, nhìn sau mới đi qua.
2/Chuẩn bị:
- Tranh minh họa câu truyện.
- Nội dung trò chơi củng cố câu truyện.
- Nội dung tích hợp: Âm nhạc, MTXQ, toán.
3/ Phương pháp: Đàm thoại – quan sát
4/ Tiến hành hoạt động:
a/Mở đầu: Cho trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” trò chuyện với trẻ có những
loại phương tiện giao thông nào? Khi đi đường con đi về phía nào? Các con có biết vì
sao thỏ cụt đuôi không? Muốn biết rõ hơn các con chú ý nghe cô kể câu chuyện “ Vì sao
thỏ cụt đuôi” nhé.
* Hoạt động 1: Kể chuyện
- Cô kể lần 1 diễn cảm, kết hợp điệu bộ
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh họa.
- Giảng nội dung chuyện.
* Hoạt động 2: * Đàm thoại dưới hình thức tổ chức trò chơi “ Rung chuông”
- Tên truyện cô vừa kể là gì?
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- Thỏ là người như thế nào?

- Nhím là người như thế nào?
- Thỏ nói với Nhím như thế nào?
- Nhím nói như thế nào?
- Vì sao thỏ lại cụt mất đuôi?
21
* Giáo dục cho trẻ khi đi đường phải chú ý nhìn trước nhìn sau không có xe mới đi qua
đường và đi về phía bên phải của mình. Phải chấp hành đúng giao thông
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép tranh”
- Chia trẻ thành 2 đội, ghép tranh và từ “thỏ cụt đuôi”
- Đội nào ghép đúng sẽ thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Trẻ kể chuyện.
- Cho trẻ kể sáng tạo theo tranh, cô giúp cho trẻ kể.
c/Kết thúc tiết học: Trẻ thu dọn đồ dùng.
IV/ Hoạt động góc:
* Góc học tập: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh
- Yêu cầu: Trẻ có kĩ năng xem sách, tranh, kể truyện theo nội dung tranh.
- Chuẩn bị: Tranh truyện, tranh nội dung câu truyện, sách…
* Góc xây dựng: “Lắp ráp ô tô, máy bay”
- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các miếng ghép để ghép thành ô tô, máy bay hoặc theo ý thích
của mình.
- Chuẩn bị: Khối lắp ráp, đồ chơi lắp ghép, các loại xe.
* Góc phân vai: “Quầy bán vé xe”.
- Yêu cầu: Trẻ có một số kĩ năng thể hiện vai chơi người bán, người mua vé xe ở bến xe
khách.
- Chuẩn bị: Góc chơi, thẻ số, giấy vé xe.
* Cách tiến hành: Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm, gợi mở cho trẻ hướng trẻ
chọn góc chơi ngày hôm sau. Sau đó cho trẻ đi về góc chơi mà trẻ thích.Trẻ về các góc
phân vai chơi, sau đó thực hiện.
- Trong khi chơi cô bao quát hướng dẫn giúp trẻ trong quá trình chơi để trẻ thể hiện
được vai chơi trong nhóm.

- Cho trẻ quan sát giao lưu giữa các góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét đánh giá
sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần
sau chơi tốt hơn ở trong nhóm của mình
- Kết thúc thu dọn đồ chơi.
- Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
V/Hoạt động chiều:
- Vệ sinh, ăn xế
- Ôn lại một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng.
Thực hiện hoạt động: Tăng cường tiếng việt cho trẻ
Cụm từ: Máy bay cất cánh, hạ cánh, bay cao
1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng rõ ràng với cụm từ máy bay cất cánh, hạ cánh, bay cao
- Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ.
2/Chuẩn bị:
- Hình ảnh, tranh và các cụm từ máy bay cất cánh, hạ cánh, bay cao
- Máy tính, ti vi, trò chơi
3/ Tiến trình hoạt động:
a/Hoạt động mở đầu:
- Cô đọc câu đố:“ cái gì cánh sắt mà bay
Ngồi trên bé thấy rừng cây, cánh đồng”
22
Là cái gì?
- Máy bay là PTGT đường gì?
- Ngoài ra các con còn biết loại PTGT đường gì nữa?
- Cô kết hợp giáo dục cho trẻ biết khi ngồi trên tàu xe không chạy nhảy, đi bên phải,
phải đội mũ bảo hiểm
b/Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1:
* Cụm từ “máy bay cất cánh”
- Quan sát hình ảnh“ máy bay cất cánh”. Phát âm cụm từ

- Máy bay cất cánh từ đâu đây.
- Máy bay cất cánh được nhờ ai? Máy bay cất cánh bay từ đâu(sân bay)
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Cụm từ “ hạ cánh”.
- Các con quan sát hình ảnh máy bay đang chuẩn bị gì đây “ hạ cánh”. Phát âm.
- Hạ cánh xuống đâu nhỉ?
- Máy bay màu gì đang hạ cánh đây? Khi máy bay hạ cánh thì nó phải bay như thế nào
nhỉ?
- Cô kết hợp mở rộng giáo dục.
* Cụm từ “ bay cao ” . Quan sát hình ảnh trên máy đây là máy bay đang “bay cao”. Đọc
phát âm “bay cao”
- May bay đang bay ở đâu đây?
- Bay cao được nhờ ai?
- Khi máy bay cấy cánh bay cao vút lên đâu? Bầu trời.
- Cô mở rộng kết hợp giáo dục
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi.
* Trò chơi: “ Rung chuông vàng”.
- Ba đội thi đua rung chuông, đội nào rung chuông nhanh, đọc đúng cụm từ thì sẽ
thưởng món quà.
- Nhận xét kiểm tra trò chơi.
* Trò chơi: “ Trốn tìm”
- Lần lượt cụm từ xuất hiện chậm ra trẻ phải đoán và đọc được cụm từ đó.
- Nhận xét kiểm tra trò chơi
c/Kết thúc. Chơi trò chơi nhẹ
- Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau: Hát: “ em đi chơi thuyền”
- Chơi tự do ở các góc.
- Nêu gương - cắm cờ
- Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ, vệ sinh.
VI/ Đánh giá cuối ngày :
-

-
-
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ sáu ngày 28 tháng 02 năm 2014
Chủ đề: Phương tiện giao thông
23
I/ Các hoạt động trong ngày:
1/ Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh trẻ.
- Đón trẻ đầu giờ. Trao đổi với phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,
đường sắt, đường hàng không.
- Điểm danh trẻ
2/Thể dục sáng: ập theo nhạc.
II/ Hoạt động ngoài trời:
* Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết kể về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, đường thủy.
- Biết được nơi hoạt động, ích lợi của xe, tàu thuyền, máy bay, tàu hỏa đối với con
người.
- Ôn lại kĩ năng kể truyện. Làm quen với vận động bài hát “ Em đi chơi thuyền”
- Thông qua cách trò chuyện giáo dục cho trẻ biết cách đi đường, khi ngồi trên các loại
phương tiện giao thông.
- Trẻ thể hiện luật chơi cách chơi của các trò chơi vận động, dân gian, và chơi tự do qua
hoạt động ngoài trời.
- Trẻ hứng thú tham gia vào buổi hoạt động vui chơi ngoài trời.
* Chuẩn bị:
- Địa điểm sân học, tranh về một số loại phương tiện giao thông, phấn, thuyền, máy bay
gấp giấy. Tranh truyện, máy hát nhạc, động tác vận động
* Cách tiến hành:
- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, dự báo thời tiết, quan sát thiên nhiên, bầu trời,

khí hậu, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ.
- Xem tranh trò chuyện, quan sát một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường thủy.
- Ôn lại bài học: “Vì sao thỏ cụt đuôi”
- Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học : Hát vận động:“Em đi chơi thuyền”
- Trò chơi vận động: Bánh xe quay
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do: vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả máy bay
III/Hoạt động có chủ đích:
* Hoạt động: Âm nhạc
* Đề tài: HÁT VỖ THEO NHỊP “ EM ĐI CHƠI THUYỀN ”
Nghe hát: “ Bác đưa thư vui tính ”
Trò chơi: “ Ai đoán giỏi ”
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát đúng, vui tươi hồn nhiên qua bài hát.
- Trẻ hát kết hợp vận động theo bài hát.
- Rèn luyện kĩ năng thích nghe hát, thể hiện điệu bộ khi nghe hát. Kuyện kỹ năng vỗ
theo nhịp qua bài hát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các bác lái xe. Biết một số luật giao thông khi đi
trên đường bộ.
24
2/ Chuẩn bị:
- Một số tranh về phương tiện giao thông, nội dung trò chơi và bài nghe hát Nhạc có
lời, nhạc không lời. Phách tre, lắc, xắc xô.
- Nội dung kết hợp: MTXQ – văn học
3/Phương pháp: Thực hành
4/Tiến hành hoạt động:
a/ Mở đầu hoạt động:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Tiếng còi của một số phương tiện giao thông”
- Những tiếng còi đó là phương tiện giao thông đường gì.,

- Bạn nhỏ được bố mẹ cho đi chơi công viên, bạn được ngồi rất nhiều trên phương tiện
giao thông như thế nào được thể hiện qua bài hát “ Em đi chơi thuyền” nhạc và lời Trần
Kiết Tường.
b/ Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Dạy hát vồ theo nhịp.
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Em đi chơi thuyền ”. Cô giảng nội dung bài hát.
- Cô và trẻ hát lại bài hát 1 lần.
- Các con hát rất giỏi, bây giờ các con cùng với cô kết hợp vỗ theo nhịp bài hát. Nhạc có
lời.
- Cho trẻ hát gõ đệm theo nhịp thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhận xét khuyến khích trẻ kịp thời
* Hoạt động 2: Nghe hát: Bài “ Bác đưa thư vui tính ”
- Cô giới thiệu nội dung bài hát“Bác đưa thư vui tính”. Nhạc và lời Hoàng Lân
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Lần 2 mở nhạc cho trẻ nghe, cô kết hợp điệu bộ minh hoạ
- Lần 3, 4 cho trẻ vận động minh hoạ theo cô.
- Nhận xét khuyến khích trẻ nghe hát
* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Ai đoán giỏi”
- Cô hướng dẫn giải thích cách chơi, sau đó tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, lớp, cá
nhân.
- Nhận xét trẻ chơi, cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời
c/ Kết thúc tiết học: Trẻ vận động lại bài “ Em đi chơi thuyền ”
IV/ Hoạt động góc:
* Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, nặn, xé dán, hát vận động bài “ Em đi chơi thuyền”
- Yêu cầu: Trẻ có kĩ năng gõ đệm theo nhịp bài hát, có kĩ năng vẽ, tô màu hoàn thiện
bức tranh….
- Chuẩn bị: Giấy màu, hồ dán, đất nặn, hình tròn bu lăng.
* Góc phân vai: “Quầy bán vé xe”.
- Yêu cầu: Trẻ thể hiện vai chơi người mua và người bán vé xe ở bến xe khách.
- Chuẩn bị: Góc chơi, thẻ số làm tiền, giấy vé xe.
* Góc xây dựng: “Lắp ráp ô tô ”.

- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các miếng ghép để ghép thành ô tô, hoặc theo ý thích của
mình.
- Chuẩn bị: Khối lắp ráp, đồ chơi lắp ghép. Góc chơi
* Cách tiến hành: Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm, gợi mở cho trẻ hướng trẻ
chọn góc chơi ngày hôm sau. Sau đó cho trẻ đi về góc chơi mà trẻ thích.Trẻ về các góc
phân vai chơi, sau đó thực hiện.
25

×