Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 100 trang )

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa, được sự
giúp đỡ chân thành của các anh chị tại Công ty và sự chỉ bảo tận tình của giáo viên
hướng dẫn, em đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
- Các Thầy Cô Khoa Kinh Tế Trường Đại học Nha Trang, đã truyền đạt và
trang bị cho em những kiến thức quý giá, giúp em có thể thâm nhập thực tế hoàn
thành tốt công tác thực tập.
- Cô Hoàng Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian qua.
- Các anh chị, cô chú tại Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa đã cung cấp số
liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế quý báu
trong suốt thời gian thực tập.
Với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế, cũng như bước đầu vào thực tế chưa
có kinh nghiệm, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong sự góp ý và sữa chữa của Quý thầy cô, các anh chị, cô chú trong Công ty để
em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nha trang, tháng năm 2011
Sinh viên thực tập


Nguyễn Tú Mi



MỤC LỤC
Trang
Mở Đầu 1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 3
1.1 Quản trị sản xuất: 4


1.1.1 Khái niệm về sản xuất: 4
1.1.2 Khái niệm về quản trị sản xuất: 4
1.2 Vai trò và mục tiêu của quản trị sản xuất: 6
1.2.1 Vai trò của quản trị sản xuất: 6
1.2.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất: 7
1.3 Nội dung của công tác quản trị sản xuất 7
1.3.1Công tác dự báo, lập kế hoạch: 7
1.3.1.1 Phân loại dự báo: 7
1.3.1.2 Tác động của chu kỳ sống sản phẩm đối với dự báo: 8
1.3.2 Công tác ra quyết định về nguyên vật liệu: 9
1.3.2.1 Nguyên tắc và những căn cứ để xây dựng kế hoạch: 9
1.3.2.2 Nội dung của kế hoạch tiến độ mua nguyên vật liệu: 10
1.3.2.3 Cấu trúc của hệ thống hoạch định nguyên vật liệu: 10
1.3.3 Công tác ra quyết định về công nghệ, máy móc thiết bị: 12
1.3.3.1 Các loại quá trình công nghệ: 12
1.3.3.2 Ra quyết định về công suất, lựa chọn máy móc, thiết bị: 21
1.3.4 Công tác ra quyết định về sản phẩm: 22
1.3.4.1 Lựa chọn sản phẩm: 23
1.3.4.2 Phát triển và đổi mới sản phẩm: 24
1.3.4.3 Thiết kế sản phẩm: 25
1.3.5 Công tác quản trị hàng tồn kho: 25
1.3.5.1Khái niệm và nguyên nhân gây ra tồn kho: 25
1.3.5.2 Phân loại tồn kho: 27
1.3.5.3 Chi phí tồn kho: 27
1.3.6 Công tác ra quyết định bố trí mặt bằng: 28
1.3.7 Công tác quản lý tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 29
1.3.7.1 Tổ chức sản xuất về mặt không gian và thời gian: 30
1.3.7.2 Các phương pháp tổ chức sản xuất: 31
1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản trị sản xuất: 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TUY HÒA 36
2.1 Giới thiệu chung về Công ty 37
2.1.1 Sơ lược về Công ty: 37
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ: 38
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và sản xuất 39
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 44
2.1.4.1 Khái quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp: 44
2.1.4.2 Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh: 46
2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động trong thời gian tới 51
2.2 Các nhân tố ngoại vi ảnh hưởng đến công tác quản trị sản xuất: 54
2.2.1 Các nhân tố khách quan: 54
2.2.2 Các nhân tố chủ quan: 57
2.3 Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản trị sản xuất 59
2.3.1 Đánh giá công tác lập kế hoạch: 59
2.3.2 Đánh giá công tác quản lý nguyên vật liệu 63
2.3.2.1 Công tác quản lý thu mua nguyên vật liệu: 63
2.3.2.2 Hình thức xuất nhập kho nguyên vật liệu tại công ty: 65
2.3.2.3 Đánh giá trình độ quản trị nguyên vật liệu: 67
2.3.3 Đánh giá công tác quản lý máy móc thiết bị: 69
2.3.3.1 Phân tích hiện trạng máy móc thiết bị của Công ty: 69
2.3.3.2 Quản trị đầu tư máy móc thiết bị: 70
2.3.3.3 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị 71
2.3.3.4 Tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị 72
2.3.4 Đánh giá công tác quản lý sản phẩm 74
2.3.4.1 Sơ lược về sản phẩm: 74
2.3.4.2 Tình hình quản lý sản phẩm: 75
2.3.5 Đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho 75
2.3.6 Đánh giá công tác bố trí mặt bằng 78
2.3.7 Đánh giá công tác quản lý, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 80
2.4 Đánh giá chung 82

2.4.1 Những thành tích đạt được 82
2.4.2 Những vấn đề tồn tại 83
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 84
Kết luận 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1: Tổng quan về sản xuất 4
Sơ đồ 2: Hệ thống sản xuất 5
Sơ đồ 3: Chương trình hoạch định nhu cầu vật tư 11
Sơ đồ 4: Làm sạch nước mía 15
Sơ đồ 5: Sơ đồ hàng tồn kho 26
Sơ đồ 6: Chiến lược bố trí mặt bằng 28
Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức và sản xuất của Công Ty 39
Sơ đồ 8: Quy trình sản xuất sản phẩm đường RS của công ty. 42

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1: Bảng tình hình nguồn vốn của nhà máy qua các năm 44
Bảng 2: Bảng tỷ trọng các nguồn vốn của nhà máy qua các năm 44
Bảng 3: Trình độ lao động của Nhà máy qua các năm 2007-2009. 45
Bảng 4: Sản xuất sản phẩm 46
Bảng 5: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 47
Bảng 6: Các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 49

Bảng 7: Cấu trúc tài chính của Công ty 49
Bảng 8: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 50
Bảng 9: Bảng dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2011- 2015: 53
Bảng 10: Kết quả thu mua nguyên liệu mía của Công ty năm 2009 60
Bảng 11: Các căn cứ lập kế hoạch năm 2010 61
Bảng 12: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010 62
Bảng 13: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa 67
Bảng 14: Bảng tổng hợp về hiện trạng máy móc thiết bị của Công ty 69
Bảng 15: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần mía đường Tuy
Hòa 71
Bảng 16: Tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị 73
Bảng 17: So sánh công suất của công ty với sản lượng toàn ngành đường Việt Nam
năm 2010 74
Bảng 18: Phân tích cơ cấu hàng tồn kho 76
Bảng 19: Phân tích tình hình quản trị hàng tồn kho của Công ty 76
Bảng 20: Sản lượng tiêu thụ của Công ty từ năm 2005 – 2009 85
Bảng 21: Dự báo sản lượng tiêu thụ của Công ty từ năm 2010-2013 87


1

Mở Đầu
1. Sự cần thiết của đề tài:
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời.
Cùng với sự phát triển của ngành đường trên thế giới, nghề làm đường của nước ta
cũng phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhiều nhà máy đường trong nước đang gặp phải
một tình trạng chung đó là giá đường liên tục giảm, giá bán buôn hiện xuống mức
thấp, chỉ 17.200 – 18.800 đồng/kg. Nhiều nhà máy đường đang phải chạy cầm
chừng, thậm chí tạm ngừng hoạt động vì hàng sản xuất ra không ai mua. Theo Hiệp
hội mía đường Việt Nam, tính đến cuối tháng 3 năm 2011 các nhà máy đường trong

nước sản xuất được 860.400 tấn, tồn kho khoảng 400.000 tấn. Trong tình hình tài
chính khó khăn, các nhà máy lại đang cần tiền để thu mua nguyên liệu, việc hạ giá
để đẩy hàng càng trở nên gấp rút nhưng vẫn không có khách hàng. Nhiều nhà máy
đang phải ôm đến hơn 50.000 tấn đường dù đã liên tục hạ giá bán. Thậm chí có nhà
máy sản xuất được 30.000 tấn nhưng chỉ tiêu thụ được 1.000 tấn, tồn kho đến
29.000 tấn. Trong khi đó, giá đường trên thị trường thế giới cũng đang giảm. Đó là
tình hình chung hiện nay của thị trường đường, của các nhà máy đường Việt Nam
hiện nay.
Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa cũng không nằm ngoài ngoại lệ, đây là
một Công ty chuyên sản xuất kinh doanh công nghiệp chế biến đường, mật, và các
sản phẩm sau đường. Và hiện tại Công ty cũng đang đứng trước sự khó khăn chung
của ngành đường trong nước, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất
trong ngành tại địa bàn tỉnh Phú Yên như công ty mía đường KCP, Nhà máy Vạn
Phát và cơ sở 2 của công ty mía đường KCP mới thành lập.
Mặt khác Công ty còn chịu nhiều khó khăn do việc thiếu hụt nguyên liệu mía
cho sản xuất. Cuối năm 2009 mùa mía ở Phú Yên phải chịu hậu quả nặng nề từ
những đợt lũ lụt và hạn hán của thiên nhiên, cây mía bị ngập úng, trốc gốc, xốp ruột
dẫn đến năng suất cho ra đường kém hẳn. Ngoài ra, trong những năm 2008-2009 tại
Phú Yên các vùng đất thổ và kề núi cây mía bị thay bằng cây Sắn (mỳ) vì lúc này
giá mía giảm mà giá mỳ lại tăng nhanh thêm vào đó việc sản xuất đường gặp khó
khăn và giá đường ngoài thị trường không ổn định. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến việc sản xuất của công ty, thay vì phải sản xuất 12 tháng trong năm thì
Công ty rơi vào thế bị động, phụ thuộc vào vùng nguyên liệu mía nên phải sản xuất
2

theo thời vụ 7 tháng trong năm sau đó dừng sửa chữa lớn máy móc thiết bị chuẩn bị
cho vụ ép năm sau.
Tất cả những nguyên nhân kể trên phần nào đã tác động rất lớn đến hoạt
động sản xuất, cung ứng cũng như kinh doanh của Công ty. Và để Công ty có thể
chủ động trong việc sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh với

các doanh nghiệp khác thì việc hoàn thiện công tác quản trị sản xuất của Công ty là
rất cần thiết và vô cùng cấp bách.
Vì vậy, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa em đã
quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản
xuất tại Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa” làm đồ án tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:
Mục tiêu của việc nghiên cứu: là giúp cho các nhà phân tích đánh giá một
cách chính xác, trung thực khách quan về thực trạng của công tác quản trị sản xuất,
để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao công tác quản trị
sản xuất tại Công ty.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, dự báo, so sánh.
- Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở đề ra một số biện pháp
nâng cao hiệu quả của Công ty.
- Sử dụng phương pháp so sánh nhằm đánh giá một số chỉ tiêu của năm chọn
so với năm gốc.
Để thực hiện mục tiêu này đồ án đi vào tìm hiểu các nội dung cụ thể sau:
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác quản trị sản xuất, thực trạng và giải pháp tại Công ty cổ
phần mía đường Tuy Hòa từ năm 2008 đến năm 2010.
4. Nội dung của đồ án: ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của đồ án gồm có
3 chương
- Chương I: Tổng quan về quản trị sản xuất
- Chương II: Thực trạng của công tác quản trị sản xuất tại Công ty cổ phần
mía đường Tuy Hòa.
- Chương III: Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị
sản xuất tại Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa.


3







CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ
SẢN XUẤT












4

1.1 Quản trị sản xuất:
1.1.1 Khái niệm về sản xuất:
Sản xuất là một quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, hay nói cách khác
sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các đầu vào, biến chúng thành đầu ra dưới
dạng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Có thể hình dung quá trình này như sau:












Sơ đồ 1: Tổng quan về sản xuất
(TS. Trương Đoàn Thể (2002), Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp,
NXB Thống kê)
1.1.2 Khái niệm về quản trị sản xuất:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của thị trường và
thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống
có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm
nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải
Đầu vào
- Đất đai
- Nguồn nhân lực
- Vốn
 Thiết bị
 Tiền
 Nguyên vật
liệu
 Năng lượng
 Phương tiện
- Khoa học và nghệ
thuật quản trị

Quá trình
Doanh nghiệp chuyển hóa
đầu vào thành đầu ra thông
qua sản xuất, hoạt động tài
chính và Marketing
Đầu ra
- Máy móc, thiết bị
- Sản phẩm, dịch vụ
Khách hàng
Cung cấp trở lại
5

tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện những chức năng cơ bản. Sản
xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản
phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch
vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát triển và
tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh
nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Quản trị sản xuất chính là quá
trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất
nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra.
Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành, có mối quan hệ khăn khít, chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hệ sản xuất
được biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:












Sơ đồ 2: Hệ thống sản xuất
Yếu tố trung tâm của quản trị sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình
chế biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành hàng hóa hoặc dịch vụ mong muốn,
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn
vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này.
Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con
người, công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Chúng là điều kiện cần thiết
cho bất kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh
Đầu ra
Quá trình biến đổi
Biến đổi ngẫu nhiên
Đầu vào
Kiểm tra
Thông tin phản hồi
6

của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu
vào hợp lý, tiết kiệm nhất.
Đầu ra chủ yếu gồm hai loại sản phẩm và dịch vụ. Đối với hoạt động cung
cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dang khó nhận biết một cách cụ thể
như trong sản xuất. Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình
sản xuất, dịch vụ con có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí rất lớn cho việc xử
lý, giải quyết chúng. Chẳng hạn: phế phẩm, chất thải.
Thông tin phản hồi là một bộ phân không thể thiếu trong hệ thống sản xuất
của doanh nghiệp. Đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế

hoạch sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp.
Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản
xuất dẫn đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu. Chẳng hạn
thiên tai, hạn hán, lũ lụt, chiến tranh, hỏa hoạn …
Nhiệm vụ của quản trị sản xuất và dịch vụ là thiết kế và tổ chức hệ thống sản
xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi,
nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Giá trị gia tăng là yếu tố
quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tổ chức, cá
nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá
trị gia tăng là nguồn gốc tăng của cải và mức sống của toàn xã hội; tạo ra nguồn thu
nhập cho tất cả các đôi tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh
nghiệp như những người lao động, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn tái đầu
tư sản xuất mở rộng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

1.2 Vai trò và mục tiêu của quản trị sản xuất:
1.2.1 Vai trò của quản trị sản xuất:
- Tiếp thị đưa ra nhu cầu cho sản xuất
- Bộ phận tài chính cung cấp tiền
- Bộ phận sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ
- Sản xuất đóng vai trò chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
nó sử dụng nhân lực nhiều nhất và nguồn đầu tư tài sản lớn nhất.

7

1.2.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất:
Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất là thỏa mãn tối đa yêu cầu của
khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất yếu tố sản xuất. Để thực hiện mục tiêu
này quản trị sản xuất có các mục tiêu sau:
- Giảm chi phí thấp để tạo ra một đơn vị đầu ra.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu khách hàng.

- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.
- Xây dựng hệ thống doanh nghiệp có độ linh hoạt cao.
1.3 Nội dung của công tác quản trị sản xuất
1.3.1Công tác dự báo, lập kế hoạch:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các nhà quản trị thường phải đưa ra
quyết định liên quan đến những sự việc xảy ra trong tương lai. Để các quyết định
này có độ tin cậy cao cần phải tiến hành dự báo, nhất là trong nền kinh tế thị trường
tự do kinh doanh có cạnh tranh khốc liệt.
Vậy bán hàng là cơ sở để những nhà quản trị ra quyết định. Dự báo là khoa
học và nghệ thuật để tiên đoán những sự việc xảy ra trong tương lai.
Khoa học ở chỗ là khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào số liệu thực tế, vào xu
thế phát triển, dựa vào các mô hình toán học.
Nghệ thuật là sự linh hoạt, là tài nghệ phán đoán của con người.
1.3.1.1 Phân loại dự báo:
 Căn cứ vào thời đoạn dự báo, ta phân ra làm 3 loại:
+ Dự báo ngắn hạn: thời đoạn dự báo ít hơn 3 tháng. Phù hợp với các doanh
nghiệp cần sự dự báo số lượng dịch vụ cho tháng tới, các nhu cầu nguyên vật liệu
cần mua, số công nhân lao động cần đào tạo bổ sung cho tháng tới.
+ Dự báo trung hạn: có thời đoạn dự báo từ 3 tháng đến 3 năm. Loại này
dùng để dự báo phương hướng phát triển trong tương lai, chu kỳ kinh doanh hoặc
dự báo công nghệ mới. Ngoài ra còn để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính.
+ Dự báo dài hạn: có thời đoạn dự báo từ 3 năm trở lên. Loại này dùng cho
các dự báo của sản phẩm mới, lựa chọn dây chuyền công nghệ, thiết bị mới, mở
rộng các doanh nghiệp hiện có.
8

Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối tùy thuộc vào từng loại hiện
tượng để quy định khoảng cách thời gian cho phù hợp với loại hiện tượng đó.
 Căn cứ vào lĩnh vực dự báo có 3 loại:
+ Dự báo kinh tế: là khoa học dự báo các hiện tượng kinh tế trong tương lai.

Dự báo kinh tế được coi là giai đoạn trước của công tác xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và dự án kế hoạch dài hạn, không đặt ra những nhiệm vụ cụ
thể, nhưng chứa đựng những nội dung cần thiết làm căn cứ để xây dựng những
nhiệm vụ đó. Dự báo kinh tế bao trùm sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
có tính đến sự phát triển của tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế.
+ Dự báo kỹ thuật công nghệ: là loại dự báo dựa vào kỹ thuật công nghệ,
năng suất máy móc thiết bị mà doanh nghiệp có được để đưa ra kế hoạch hoạt động
sản xuất trong thời gian tới.
+ Dự báo nhu cầu: loại này được nhà quản trị sản xuất đặc biệt quan tâm.
Thông qua dự báo nhu cầu các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất,
hoạt động của công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, tiếp thị, nhân sự.
1.3.1.2 Tác động của chu kỳ sống sản phẩm đối với dự báo:
Chu kỳ sống của sản phẩm là một nhân tố quan trọng cần được xem xét kỹ
trong quá trình dự báo, nhất là dự báo dài hạn.
Chu kỳ sống của sản phẩm trải qua bốn giai đoạn: giai đoạn giới thiệu, giai
đoạn phát triển, giai đoạn chín mùi và giai đoạn suy thoái. Các sản phẩm nằm ở giai
đoạn đầu cần đầu tự dự báo nhiều hơn các sản phẩm nằm trong các giai đoạn sau.
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống ta chưa có đủ số liệu vì vậy phương
pháp dự báo trong giai đoạn này thường dựa vào điều tra thực tế trên thị trường, ý
kiến của các chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự khác.
Trong các giai đoạn sau có đầy đủ số liệu nên có thể sử dụng phương pháp
thống kê dự báo.
Trong giai đoạn suy thoái mặc dù nguồn số liệu thống kê rất dồi dào nhưng
thường không giúp ích gì cho việc dự báo suy giảm. Lúc này phải sử dụng phương
pháp như đã sử dụng ở giai đoạn đầu.


9

1.3.2 Công tác ra quyết định về nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất. Một trong
những điều kiện chủ yếu để thành công trong sản xuất kinh doanh là việc cung cấp
nguyên vật liệu phải được thực hiện đủ số lượng, kịp thời, đúng mặt hàng, đúng
phẩm chất. Cung cấp nguyên vật liệu phải theo các yêu cầu sau:
 Bảo đảm sản xuất được tiến hành bình thường, không bị gián đoạn
vì thiếu nguyên liệu.
 Thúc đẩy nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả và tiết kiệm.
Toàn bộ nguyên vật liệu cần mua trong năm để phục vụ cho sản xuất được
thể hiện thông qua kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu. Nội dung của kế hoạch này
được thể hiện qua 3 chỉ tiêu sau:
- Lượng nguyên vật liệu cần dùng.
- Lượng nguyên vật liệu cần dự trữ.
- Lượng nguyên vật liệu cần mua sắm.
1.3.2.1 Nguyên tắc và những căn cứ để xây dựng kế hoạch:
Kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu có vị trí rất quan trọng trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Do đó, khi xây dựng phải xuất phát từ các nguyên tắc
sau:
- Không bị ứ đọng vốn ở khâu dự trữ.
- Luôn luôn đảm bảo lượng dự trữ hợp lý về số lượng, chât lượng, quy
cách.
- Góp phần nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
- Khi tính toán phải tính riêng cho từng loại, mỗi loại phải tính riêng cho
từng thứ.
Xuất phát từ những nguyên tắc trên khi xây dựng kế hoạch tiến độ mua phải
dựa vào các căn cứ sau:
- Kế hoạch tiến độ sản xuất nội bộ.
- Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.
- Các hợp đồng mua bán vật tư và giao nộp sản phẩm cho khách hàng.
- Mức độ thuận lợi và khó khăn của thị trường mua bán vật tư.
- Các chỉ tiêu kế hoạch mua bán nguyên vật liệu trong năm.

10

- Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán.
- Hệ thông kho hàng hiện có của đơn vị.
1.3.2.2 Nội dung của kế hoạch tiến độ mua nguyên vật liệu:
Mua nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất là một công việc vô cùng phức
tạp trong điều kiện vốn có hạn phải mua nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau ở
những thị trường khác nhau. Các vấn đề đặt ra trong điều kiện sản xuất tiến hành
liên tục và đạt hiệu quả cao. Do đó về mặt nội dung kế hoạch tiến độ phải phản ánh
rõ các vấn đề sau:
- Nêu rõ chủng loại quy cách các loại nguyên vật liệu cần mua trong từng
thời điểm.
- Xác định chính xác số lượng từng loại nguyên vật liệu cần mua trong thời
gian ngắn.
- Xác định rõ thời gian đi mua, thời gian giao hàng, thời gian sử dụng nguyên
vật liệu đó.
1.3.2.3 Cấu trúc của hệ thống hoạch định nguyên vật liệu:
a. Lợi ích của việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
- Làm tăng mức độ đáp ứng và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.
- Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các phương tiện vật chất và lao
động.
- Làm cho việc hoạch định tồn kho và lên tiến độ tồn kho một cách tốt hơn.
- Đáp ứng nhanh hơn phù hợp với những nhu cầu luôn thay đổi của thị
trường.
Giảm được mức độ tồn kho, nhưng không hề làm suy giảm mức độ đáp ứng
và phục vụ cho khách hàng.
b. Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư.
Việc hoạch định nhu cầu vật liệu không phải là phương pháp cố định mà nó
luôn thay đổi, bởi vì dù là đơn hàng vật liệu và kế hoạch nhu cầu vật liệu được thiết
lập nhưng nếu có sự thay đổi trong thiết kế, trong lịch sản xuất và quy trình sản xuất

thì nhu cầu vật liệu phải được điều chỉnh cho phù hợp.

11





























Sơ đồ 3: Chương trình hoạch định nhu cầu vật tư

Hóa đơn vật liệu
Thời gian thực hiện
Số liệu hàng tồn
kho
Số liệu về hàng
mua
Lịch tiến độ sản xuất
Nguồn dữ liệu
Các báo cáo đầu ra
Báo cáo nhu cầu vật
liệu định kỳ
Báo cáo nhu cầu vật
liệu hàng ngày
Báo cáo về đơn hàng
thực hiện
Khuyến cáo
mua hàng
Khuyến cáo đặc biệt:
(1) Đơn hàng trễ
hoặc không cần thiết.
(2) Số lượng quá nhỏ
hoặc quá lớn.
Chương trình hoạch định
“Nhu cầu vật liệu”
12

1.3.3 Công tác ra quyết định về công nghệ, máy móc thiết bị:

Công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những phương thức, những
quá trình được sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm dịch vụ.
Mục tiêu của việc ra quyết định công nghệ là tìm ra phương thức, một quá
trình tốt nhất để sản xuất đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp, giảm mức tiêu hao lao động sống và do đó làm giảm chi
phí kinh doanh về lao động, giảm mức hao phí sử dụng nguyên vật liệu, nâng cao hệ
số sử dụng máy móc thiết bị. Quyết định về công nghệ có tác dụng lâu dài, mang
tính chiến lược nên phải thận trọng ngay từ đầu. Nếu ra quyết định sai lầm về công
nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và việc sữa chữa sai lầm vô cùng khó
khăn và tốn kém.
1.3.3.1 Các loại quá trình công nghệ:
Qui trình công nghệ sản xuất mía đường được mô tả gồm các bước như sau:
Mía -> xử lý mía -> làm sạch nước mía -> cô đặc mía -> làm sạch mật chè -> nấu
đường, trợ tinh -> ly tâm tách mật -> làm khô -> phân loại -> đóng bao
1. Lấy nước mía bằng phương pháp ép
Ép mía là công đoạn đầu tiên của cả quá trình sản xuất đường được chia
thành các giai đoạn nhỏ như sau:
mía -> tiếp nhận và xuống mía -> cấp mía vào máy ép -> xử lý mía trước khi ép ->
ép dập -> ép kiệt.
Tiếp nhận và xuống mía:
- Việc tiếp nhận mía được thực hiện tại bàn cân của nhà máy. Tại đây mía
được xác định trọng lượng và đánh giá chất lượng thông qua việc rút mẫu đại diện
hoặc khoang lấy mẫu xác định chữ đường
- Dụng cụ bốc dỡ mía ở các nhà máy đường thường dùng là cần cẩu mía hoặc
cầu cẩu mía
- Để không gây trở ngại cho việc tiếp tế mía cho các băng tải chính chuyển
mía vào máy ép cần có các băng tải phụ. Băng tải phụ có hai dạng:
+ Bàn lùa ngang: đây là băng tải rất rộng và rất ngắn, hình chữ nhật hay gần
hình vuông, hoạt động nhờ một mô tơ độc lập. Mặt phẳng trên của nó nằm cao hơn
2 mét và vuông góc so với băng tải chính. Mía được cẩu bỏ xuống bàn lùa và

13

chuyển xuống băng tải chính dần dần. Bàn lùa ngang sẽ thêm thuận lợi khi có đặc
thêm trục điều chỉnh mía, trục này giúp mía xuống băng tải đều đặn tránh không
cho các bó mía lớn rơi xuống làm nghẽn dao chặt.
+ Băng tải phụ: đây là băng tải có chiều ngang bằng băng tải chính, nhưng tâm
của nó nằm vuông góc và trên băng chính. Nó có nhiệm vụ tiếp tế mía giống như
một nhánh sông điều hòa vừa tiếp tế vừa điều chỉnh lưu lượng.
Cấp mía vào máy ép:
- Việc vận chuyển mía từ bãi mía đến các che ép dập được băng tải mía chính
đảm nhận. Vì yêu cầu việc tiếp tế mía cho che ép dập được tốt băng tải cần có phểu
đổ cao và phải vượt qua mặt bằng của bãi mía nên băng tải thường đặt dưới hố và
thường có 3 phần: phần nằm ngang, phần nghiêng dốc lên và đầu đổ mía phía trên
che ép dập hoặc che ép.
- Việc điều khiển băng tải mía đường là loại độc lập và tiến hành bằng mô tơ
điện.
Xử lý mía trước khi ép:
- Việc xử lý được thực hiện nhờ các dao băm (chặt). Mục đích:
+ Làm tăng năng lực che ép bằng cách biến mía thành một khối chặt chẽ và
đông đều giúp cho che ép dập dễ tiếp nạp.
+ Làm tăng hiệu suất của che ép vì đã phá vỡ lớp vỏ mía và giúp việc ép,
trích lấy nước mía được dễ dàng.
- Phương pháp lắp đặt các dao băm: thông thường chia ra làm hai loại:
+Loại dao băm sang bằng lớp mía là chính
+Loại dao băm phá vỡ: băm nát mía
+ Đôi khi các nhà máy còn sử dụng thêm dao băm thứ 3 hoặc búa đập nhằm
cho phép đạt đến chỉ số xử lý mía tốt nhất
Ép dập:
Che ép dập thường có hai hay ba lô (trục ép)
Mục đích: bảo đảm việc cung cấp mía cho cả dàn ép, làm tăng năng suất ép,

tăng hiệu suất ép và giảm bớt công suất tiêu hao.
Nhiệm vụ chính là: làm cho mía dập vụn hơn, thu nhỏ thể tích lớp mía và
giúp che ép trích lấy nước mía.
14

Đặc tính của che ép dập:
+ Bề mặt lô ép này được cấu tạo đặc biệt để cùng một lúc nghiền và băm nát
cây mía, để giúp cho các che ép làm việc hiệu quả với mía đã được nghiền nhỏ và
sẽ trở thành bã mía.
+ Che ép dập phải có tốc độ vòng cao hơn các che ép kiệt vì nó có nhiệm vụ
đưa vào che ép mía chưa phải có dạng bã mía nên che ép khó tiếp thu. Nếu có cùng
tốc độ với che ép thì sẽ không cung cấp đủ lượng nguyên liệu mà che ép kiệt yêu
cầu.
+ Thông thường các che ép dập có kích thước lớn hơn che ép kiêt.
Ép kiệt:
Mục đích: lấy kiệt nước mía có trong mía tới mức tối đa cho phép
Thông thường trong dàn ép hiện nay ngoài che ép dập, bố trí liên tiếp từ 2-5
bộ ép 3 trục
2. Làm sạch nước mía:
Hỗn hợp nước mía sau khi ép có thành phần tương đối phức tạp (bao gồm:
đường, xơ, chất có chưa nito, chất béo và sáp, chất vô cơ, ) các thành phần hóa học
này thanh đổi tùy theo giống mía, điều kiện canh tác đất đai, điều kiện khí hậu,
phương pháp và điều kiện lấy nước mía của nhà máy.
Mục đích của công đoạn làm sạch nước mía:
Nước mía hỗn hợp có một lượng lớn chất không đường, đa số những chất
này gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình sản xuất. Vì vậy mục đích chủ yếu của
việc làm sạch nước mía là:
- Loại tối đa chất không đường ra khỏi hỗn hợp, đặc biệt là các chất có hoạt
tính bề mặt và các chất keo.
- Trung hòa nước mía hỗn hợp

- Loại những chất rắn lơ lững trong nước mía
Các phương pháp làm sạch nước mía:
a) Phương pháp vôi:
Đây là phương pháp đơn giản nhất, được con người áp dụng từ rất lâu. Nước
mía chỉ được làm sạch dưới tác dụng của nhiệt và vôi, thu được sản phẩm đường
15

thô. Phương pháp vôi để sản xuất mật trầm, đường cát vàng,… Có thể chia thành 3
dạng sau:
+ Phương pháp cho vôi vào nước mía lạnh:
Trước hết nước mía được lọc bằng lưới lọc để loại các vụn mía, cân và bơm
đến thùng trung hòa, sau đó cho vôi vào ( khoảng 0,5 – 0,9 kg vôi/ tấn mía). Khấy
đều nước mía, rồi đun nóng đến nhiệt độ 105
o
C trước khi cho vào thiết bị lắng, sản
phẩm lắng thu được là nước lắng trong và nước bùn. Đem lọc nước bùn thu được
nước lọc trong. Cuối cùng cô đặc hồn hợp nước lắng trong và nước lọc trong.




























Sơ đồ 4: Làm sạch nước mía
+ Phương pháp cho vôi vào nước mía nóng:

Tương tự như phương pháp cho vôi vào nước mía lạnh, nhưng công đoạn gia
nhiệt được thực hiện trước khi cho vôi vào. Trước khi trung hòa, một số chất keo
Hỗn hợp nước mía
Lưới lọc
Trung hòa
(pH = 7,2 – 7,5)

Gia nhiệt
(t = 102 – 105
o
C)
Thùng lắng Nước bùn
Nước lắng trong

Cô đặc
Lọc
Nước lọc trong Bùn
Sữa vôi
16

như (anbumin, silic hidroxit…) bị ngưng tụ dưới tác dụng của nhiệt độ và pH. Nhờ
vậy, tốc độ lắng nhanh, lượng vôi trung hòa giảm ( khoảng 15 – 20%), hiện tượng
đóng cặn giảm…
+ Phương pháp cho vôi phân đoạn:
Đây là phương pháp tối ưu nhất của việc làm sạch nước mía bằng vôi. Trước
tiên, cho vôi vào đun hỗn hợp nước mía đến pH = 6,4, sau đó đun sôi hỗn hợp (t =
105
o
C – 110
o
C), tiếp tục cho vôi vào đến pH = 7,6, rồi lại đun sôi tiếp tục ( t =
105
o
C – 110
o
C),…
Phương pháp phân đoạn tiết kiệm được 35% lượng vôi so với phương pháp
cho vôi vào nước mía lạnh, rút ngắn thời gian lắng, độ tinh khuyết nước mía tăng,
hiệu suất làm sạch tốt.
b) Phương pháp sunfit hóa
Còn gọi là phương pháp SO
2
, vì ta sử dụng lưu huỳnh dưới dạng khí SO
2

để
làm sạch nước mía. Có thể chia làm 3 loại:
+ Phương pháp sunfit hóa axit: ( thông SO
2
vào nước mía đến pH axit)
Dùng phổ biến trong sản xuất đường kính trắng.
+ Phương pháp sunfit hóa kiềm nhẹ:
Dùng để sản xuất đường thô, nếu so với phương pháp vôi thì hiệu quả loại
chất không đường tốt hơn, tuy nhiên thiết bị phức tạp và tiêu hao nhiều hóa chất nên
hiện nay ít phổ biến.
+ Phương pháp sunfit hóa kiềm mạnh:
Đặc điểm của phương pháp này là dùng 2 điểm pH (pH trung tính và pH
kiềm mạnh), do đó có thể loại được P
2
O
5
, SiO
2
, Al
2
O
3
, FeO
3
,… Nhưng điều kiện
công nghệ của phương pháp này còn chưa ổn định.
c) Phương pháp cacbonat hóa
Phương pháp này sử dụng khí CO
2
xông vào nước mía để loại các chất

không đường, có thể chia làm 3 dạng:
+ Phương pháp xông CO
2
một lần
+ Phương pháp xông CO
2
thông thường: hay còn gọi là phương pháp xông
CO
2
hai lần. Được sử dụng trong sản xuất đường kính trắng chất lượng cao.

17

+ Phương pháp xông CO
2
chè trung gian
So sánh các phương pháp làm sạch nước mía:
Phương pháp vôi
Phương pháp
sunfit hóa
Phương pháp
cacbonat hóa
Ưu điểm - Vốn đầu tư ít
- Thiết bị, quy
trình công nghệ,
quản lý điều hành
đơn giản
- Vốn đầu tư ít
- Thiết bị, quy
trình công nghệ,

quản lý điều hành
đơn giản.
- Sản xuất ra sản
phẩm đường kính
trắng
- Hiệu suất thu hồi
cao
- Sản xuất ra sản
phẩm đường kính
trăng chất lượng
cao
Khuyết điểm - Hiệu suất thu hồi
sản phẩm thấp
- Sản xuất ra sản
phẩm đường vàng
- Sản phẩm đường
khó bảo quản, dễ
hút ẩm và biến
màu
- Quy trình công
nghệ phức tạp
- Điều hành, quản
lý khó

3. Cô đặc nước mía
Mục đích: bốc hơi nước mía có nồng độ ban đầu đến nồng độ mật chè. Tuy
nhiên nếu cô đặc nước mía tới nồng độ quá cao sẽ xuất hiện các tinh thể đọng lại,
tăng độ nhớt gây khó khăn cho quá trình lọc…
Phương pháp bốc hơi hệ cô đặc:
a) Phân loại phương pháp bốc hơi:

- Phương pháp bốc hơi chân không: hệ cô đặc làm việc trong điều kiện chân
không.
- Phương pháp bốc hơi áp lực: các hiệu cô đặc làm việc trong điều kiện áp lực.
- Phương pháp bốc hơi áp lực chân không.
b) Các phương pháp bốc hơi chủ yếu:
- Phương án bốc hơi chân không 4 hiệu: thích hợp cho các nhà máy vừa và
nhỏ, việc sử dụng phương pháp bốc hơi chân không 4 hiệu sẽ tận dụng tốt lượng hơi
thừa.
18

Đây là phương pháp điển hình cho hệ thống bốc hơi chân không, sử dụng hơi
thừa từ nồi hơi nước có bổ sung hơi giảm áp để gia nhiệt cho hiệu 1. Do áp suất hơi
ở hiệu 1 thấp, độ chân không cao nên dịch đường bốc hơi ở nhiệt độ thấp vì thế
lượng đường chuyển hóa thấp, đường hoàn nguyên ít bị phân hủy.
- Phương án bốc hơi chân không 4 hiệu có hiệu “0”: tương tự như phương án
bốc hơi chân không 4 hiệu, nhưng người ta có lắp thêm hiệu bốc hơi “0” trước hiệu 1.
Hiệu “0” vừa có tác dụng làm bốc hơi dịch đường vừa làm nồi phát sinh hơi
nước áp suất thấp. Tuy nhiên do nồi “0” làm việc ở nhiệt độ cao nên dễ xảy ra hiện
tượng phân hủy đường và caramen hóa, do đó cần rút ngắn thời gian dừng của
nước mía trong thiết bị và cần phải thiết kế bộ phận thu hồi đường.
c) Nguyên tặc chọn phương án bốc hơi:
- Thõa mãn yêu cầu công nghệ.
- Sử dụng hợp lý lượng hơi.
- Vốn đầu tư thiết bị.
- Điều kiện thao tác.
4. Nấu đường và kết tinh:
Mục đích: mục đích của việc kết tinh đường là tách nước ra khỏi mật chè, đưa
dung dịch đến trạng thái quá bão hòa để thực hiện quá trình kết tinh đường.
Sản phẩm sau khi nấu đường là đường non và mật cái
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ kết tinh:

- Độ quá bão hòa dư
- Nhiệt độ
- Độ tinh khuyết của dung dịch
- Độ nhớt
- Sự khuấy trộn
- Kích thước tinh thể
- Số lượng tinh thể trong đường non
Quá trình hóa học của giai đoạn nấu đường:
Sau khi được tạo thành tinh thể đường saccarose rất bền, hầu như chúng không
có sự biến đổi cấu trúc cũng như các biến đổi đặc biệt khác khi nhiệt độ dưới 70
o
C.
19

+ Sự phân giải đường: trong giai đoạn nấu đường xảy ra quá trình chuyển
hóa đường saccarose thành đường khử, sự chuyển hóa này phụ thuộc vào nhiệt độ
nấu đường và pH đường non.
Dưới tác dụng của nhiệt độ, đường khử sẽ phản ứng với các axit amin tạo
thành những hợp chất màu, ngoài ra đường khử bị phân hủy thành các sản phẩm
không lên men.
Quá trình nấu đường gián đoạn:
a) Cô đặc đầu:
Là quá trình cô đặc dung dịch đến nồng độ cần thiết để chuẩn bị cho sự tạo
thành tinh thể. Tùy theo phương pháp gây mầm mà ta khống chế dung dịch ở các
nồng độ khác nhau. Trong giai đoạn này ta cô đặc ở độ chân khồn thấp để giảm
nhiệt độ sôi dung dịch, và giảm sự phân hủy đường.
b) Sự tạo mầm tinh thể:
Đây là thời điểm quan trọng của quá trình nấu đường. Sự tạo mầm có thể chia
làm 3 phương pháp:
+ Tạo mầm tự nhiên: nấu dung dịch đường đến hệ số quá bão hòa, lúc này các

tinh thể đường tự xuất hiện.
+ Phương pháp kích thích: nấu mật đến nồng độ quá bão hòa, sau đó thay đổi
độ chân không đột ngột, hoặc cho một lượng mầm (bột đường) rất ít để kích thích
sự xuất hiện tinh thể mới.
+ Phương pháp tinh chủng: khống chế nồng độ nguyên liệu gốc đến độ quá
bão hòa, sau đó cho một lượng mầm thích hợp vào.
c) Nuôi tinh thể:
Khi dịch đường non có đủ số lượng theo yêu cầu, nhanh chóng dùng nước
nấu để làm giảm độ bão hòa nhằm không cho dịch đường non xuất hiện tinh thể
mới. Nguyên tắc chung là nước nấu cho vào phải có nhiệt độ trong nồi nấu từ 3 –
5
o
C.
d) Cô đặc cuối:
Khi tinh thể đạt đến kích thước quy định, ngừng nạp liệu, cô đến nồng độ ra
đường.

×