Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện thanh oai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.52 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ – TTTV



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Chủ đề: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN THANH OAI
( Thời gian thực tập từ ngày 31 tháng12 năm 2012
đến ngày 31 tháng 03 năm 2013 )
Giáo viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ HAY
Sinh viên thực hiện: ĐÀO CÔNG HƯNG
Lớp: ĐH QTVP3 – K1
1
HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2013
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chủ đề.
Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn phức tạp,
rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Điều này đã ảnh hưởng
trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân
đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước.
Xuất phát từ lý do trên mà hiện nay trong cả nước nói chung và địa bàn Thanh
Oai nói riêng, tại các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là UBND các cấp hoạt
động của mô hình “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính đã và đang được
đẩy mạnh., mô hình “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai được triển khai trên cơ
sở chuẩn bị tốt về mặt cơ sở vật chất và tuyển chọn đội ngũ CB, CC nhiệt tình, có
trình độ chuyên môn, Bộ phận “một cửa” của UBND huyên Thanh Oai thuộc quản
lý của Văn phòng HĐND - UBND Thanh Oai hoạt động độc lập, mang lại hiệu quả
cao, được đông đảo nhân dân đồng thuận và ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình
triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được như thủ tục hành chính được


công khai, giảm hẳn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu tổ chức, công dân; tinh
thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn của CB, CC được nâng lên đáng kể thì vẫn
còn những tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, biểu hiện thủ tục hành chính còn rườm rà,
thủ tục chồng chéo, trùng lặp, chưa ban hành kịp thời gây khó khăn cho công dân
trong quá trình giải quyết công việc. Vì vậy việc nghiên cứu về thủ tục hành chính
và cải cách thủ tục hành chính và rút ra tổng kết cho địa phương là rất cần thiết.
Chính vì những lý do đó mà tác giả chọn chủ đề: “Cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai”.
2. Mục đích nghiên cứu
2
- tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” tại UBND Huyện Thanh Oai, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa”, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động ở địa phương
trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chủ đề tập trung nghiên cứu những thủ tục hành chính được giải quyết tại
UBND huyện Thanh Oai và cơ chế phối hợp giũa các cơ quan chức năng qua mô
hình “một cửa”. Tổng hợp tình hình thực tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác
cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” ở địa phương.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chủ đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề, lĩnh vực giải quyết công việc
thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai từ năm 2007 đến
nay.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, nghiên cứu lý
thuyết, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu các đối tượng trên.
6. Kết cấu của chủ đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của
Chủ đề báo gồm 3 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành
chính
Chương 2: Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai.
3
Chương 3:Một số biệp pháp hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
1.1 Khái quát chung về thủ tục hành chính.
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
Trong hoạt động quản lý nói chung và trong hoạt động của cơ quan nhà nước
nói riêng, để giải quyết được bất cứ công việc nào cũng đều cần có những thủ tục
phù hợp, theo quan niệm chung cho rằng: Thủ tục có nghĩa là phương thức, cách
thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất Cũng
có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định để giải quyết
công việc.
Hoạt động quản lý Nhà nước cần phải tuân theo những quy tắc pháp lý, quy
định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết
công việc. Thủ tục hành chính là một loại thủ tục gắn với hoạt động của cơ quan
hành chính Nhà nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thủ tục hành chính dựa
trên những góc nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: “Thủ tục
hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về
không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là
cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối
quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân”.
Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính Nhà nước, là
công cụ của cơ quan hành chính Nhà nước được sử dụng để giải quyết công việc

cho công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính hợp pháp của nền công vụ. Do vậy,
thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai và dân chủ sẽ góp phần tăng
cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, rút ngắn
4
khoảng cách giữa Nhà nước và nhân dân, củng cố sức mạnh Nhà nước, lòng tin của
nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính.
- Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục hành
chính
Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước được trật tự hoá, nghĩa là phải
tiến hành theo những thủ tục nhất định, nhưng không có nghĩa mọi hoạt động trong
quản lý nhà nước đều phải được điều chỉnh quy phạp thủ tục hành chính, mà có
hoạt động tác nghiệp cụ thể trong nội bộ tổ chức Nhà nước do các quy định nội bộ
điều chỉnh.
Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó những
hành vi áp dụng pháp luật chủ yếu liên quan đến việc xác định thực tế của vụ việc,
lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về việc đó, các hành vi áp
dụng pháp luật này chủ yếu được tiến hành theo những thủ tục hành chính nhất
định, như vậy nếu thiếu các quy định về thủ tục hành chính cần thiết thì quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động quản lý sẽ không được thực hiện.
Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt ché, thuận lợi
và đúng chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước vì nó là những chuẩn mực hành
vi cho mọi công dân và công chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ
của mình đối với nhà nước.
- Thủ tục hành chính là trình tự thự hiện thẩm quyền trong quản lý
hành chính Nhà nước.
Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố
tụng tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc khái niệm thủ tục hành
chính.
So với thủ tục tố tụng, thủ tục hành chính do nhiều cơ quan và công chức nhà

nước thực hiện và do tính chất hoạt động quản lý nên ngoài những khuôn mấu
5
tương đối, thủ tục hành chính còn chứa đựng các biện pháp tuỳ nghi, ngược lại thủ
tục tố tụng nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định xét xử nên nó phải rất
chặt chẽ.
- Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp.
Tính đa dạng, phức tạp đó được quy định bởi hoạt động quản lý nhà nước là
hoạt động diến ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính
bao gồn rất nhiều cơ quan tù Trung ương tới địa phương, mối cơ quan đó trong việc
thực hiện thẩm quyền của mình đều phải tuân thủ theo những thủ tục nhất định.
Tính đa dạng và phức tạp còn do nền hành chính nước ta đang chuyển từ
hành chính cai quản (hành chính đơn thuần) sang hành chính phục vụ, làm dịch vụ
cho xã hội, tù quản lý tập chung sang cơ chế thị trường làm cho hoạt động quản lý
hành chính đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức, biện pháp.
Xu hương hợp tác quốc tế dán đên đối tượng quản lý không chỉ là những
công dân trong nước mà cón liên quan đến yếu tố nước ngoài do vậy thủ tục hành
chính hiện nay rất đa dạng, phong phú và tính phức tạp cũng tăng nên gấp bội.
- So với các quy phạm nội dung của Luật Hành chính, thủ tục hành
chính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn một khi thực
tế cuộc sống đã có những yêu cầu mới.
Thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước cơ thẩm quyền đặt
ra để giải quyết công việc, trên một chưng mực đáng kế nó lệ thuộc vào nhận thức
chủ quan của chính người xây dựng nên, nếu nhận thức đó phù hợp với thực tế
khách quan đòi hỏi thì thủ tục hành chính sẽ mang tính tiến bộ, thiết thực phục vụ
cho cuộc sống, nhưng nếu nhận thức không phù hợp với yêu cầu khách quan thì sẽ
xuất hiện những thủ tục hành chính lạc hậu khi áp dụng và hoạt động quản lý điểu
hành của bộ máy nhà nước chúng gây khó khăn cho bước đi lên của đời sống xã
hội do đó thủ tục hành chính phải thay đối trước những yêu cầu của thực tế khách
quan.
1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính.

6
- Thủ tục hành chính bảo đảm các quyết định hành chính được thi hành.
Nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thì một quyết định hành
chính sẽ không được đưa vào thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng.
Thủ tục cành cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi thủ tục cơ bản thường tác
động đến giai đoạn cuối của cùng của quá trình thi hành quyết định hành chính, đến
hiệu quả của việc thực hiện chúng.
- Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được
thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả
của việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.
Đây là ý nghĩa hết sức quan trọng của thủ tục hành chính vì thủ tục hành
chính sẽ góp phần đảm bảo cho các quyết đình hành chính được công khai đên mọi
đối tượng sẽ tạo điều kiện cho những đối tựon phải thi hành quyết định hành chính
hiểu rõ mình phải làm gì, bên cách đó còn giúp kiểm tra các quyết định hành chính
có hợp pháp và hợp lý không vì một quyết định hành chính phải trải qua nhiều
bước do đó có thể kiểm tra tình hợp pháp và hợp lý của những quyết định hành
chính trong những bước đó.
Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý
sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã
được thông qua đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước.
Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi công dân, do vậy, khi xậy dựng
hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự
phiền hà củng cố mối quan hệ giứa Nhà nước với dân, công việc sẽ được giải quyết
nhanh chắng kịp thời và chính xác theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước, góp
phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiếu.
- Thủ tục hành chính là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành
chính, khống thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính.
Thủ tục hành chính là công cụ điều hành của các tổ chức hành chính nếu
thiếu thủ tục hành chính thì hoạt động điều hành của những tổ chức hành chính
7

không thể thực hiện được vì hoạt động điều hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết
với thủ tục hành chính, thủ tục hành chính là phương tiện là công cụ cho hoạt đọng
điều hành của các tổ chức hành chính.
1.2. Cải cách thủ tục hành chính.
1.2.1. Cơ sở pháp lý của cải cách thủ tục hành chính.
Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục
hành chính, tháng 5 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/Chính phủ
về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công
dân và tổ chức. Yêu cầu của Nghị quyết là "nhằm tạo bước chuyển căn bản trong
quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa
cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quan nhà nước với công dân".
Tiếp theo đó, trong chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa
VII), Chính phủ đã xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải
cách hành chính và lựa chọn 7 lĩnh vực trọng điểm để tập trung làm trước là: phân
bổ ngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nước ngoài; xuất nhập
khẩu; thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; cấp phép xây dựng và quyền
sử dụng đất; xuất nhập cảnh; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Chủ trương
lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá cũng đã được thể hiện trong Báo
cáo chuyên đề của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX, sau đó được cụ
thể hóa trong Chương trình công tác hàng năm của Chính phủ.
Tháng 5 năm 1997 Thủ tướng có Chỉ thị số 342/TTg về đẩy mạnh công tác
cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 38/CP. Tại Chỉ thị này,
cùng với việc đề ra một số biện pháp cụ thể đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện,
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và UBND các địa phương tổ chức sơ
kết, kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết. Ngày 30 tháng 7 năm
1998, Thủ tướng có Quyết định số 670/TTg thành lập Tổ công tác rà soát văn bản
quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu và hải quan là những lĩnh vực đang thực sự
có nhiều nổi cộm nhất. Cuối năm 1998, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ quyết
8
định lựa chọn các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Tư pháp, Ngân

hàng nhà nước, Tổng cục Hải quan và Văn phòng Chính phủ làm điểm để chỉ đạo
công tác cải cách thủ tục hành chính.
Sau khi ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001 - 2010, từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 38/CP, Chính phủ đề
ra chủ trương gắn cải cách thủ tục hành chính với việc chấn chỉnh kỷ luật hành
chính. Trên tinh thần chọn năm 2002 là năm chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành
chính, Chính phủ chỉ đạo "Trên cơ sở các vấn đề của từng mối quan hệ đã xác lập,
cơ quan cấp trên định ra lịch trình cơ quan cấp dưới phải thực hiện ngay đối với
những vấn đề không cần bổ sung, sửa đổi gì về thủ tục hành chính; đối với những
vấn đề chưa thực hiện được vì vướng về thể chế thì giao trách nhiệm dự thảo văn
bản sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết tận gốc vấn đề" (Báo cáo kiểm điểm sự chỉ
đạo, điều hành năm 2001 và chương trình công tác năm 2002 của Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001).
Nhằm tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương
thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là trong giao dịch trực
tiếp của cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg (ngày 04 tháng 9 năm
2003) về cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Mục
tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công
việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà,
chống quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước. Các nguyên tắc xuyên suốt được xác định là: đơn giản rõ ràng, đúng pháp
luật; công khai về thủ tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết; nhanh chóng, thuận
tiện nhận yêu cầu và trả kết quả tại một chỗ.
Để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, tháng 4 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm cải cách thủ
tục hành chính tại các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là
9
Quyết định số 178/2002/QĐ-TTg mở rộng ra các cảng biển thuộc khu vực các tỉnh,
thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Thực hiện Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đã có công văn số 276/CP-CCHC (ngày 27 tháng 02 năm 2004) giao nhiệm vụ
cho các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác rà soát thủ tục hành chính.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý của mình để sửa lỗi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định gây
phiền hà, cản trở công việc của dân, hoạt động của doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Các lĩnh vực ưu tiên là thuế, hải quan, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư nước ngoài,
cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở. Cũng theo tinh thần đó, Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 04
tháng 01 năm 2005 về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế
- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2005 một lần nữa xác định trách nhiệm của các
bộ và UBND các cấp trong việc hệ thống hóa những quy định về các thủ tục và
giấy tờ cần thiết đối với từng loại công việc; công bố công khai, minh bạch trên các
phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở để làm căn cứ cho nhân dân thực
hiện và giám sát việc thực hiện. Mặc khác, nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị tùy tiện
đề ra các thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công bố.
Để giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý những vướng mắc, kiến nghị
của doanh nghiệp về các thủ tục hành chính trên các địa bàn trọng điểm, Thủ tướng
Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành (Quyết định số
23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005) với các nhiệm vụ chủ yếu là:
- Tổ chức rà soát thủ tục hành chính về các lĩnh vực: mặt bằng kinh doanh,
thuế, hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch, lưu thông hàng hóa
trong nước;
10
- Phát hiện và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những
thủ tục mà các cơ quan quản lý, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện đặt thêm, gây
khó khăn, hạn chế sức cạnh tranh của các đơn vị;

- Đôn đốc, yêu cầu các bộ ngành và các địa phương có biện pháp giải quyết
kịp thời, dứt điểm các kiến nghị và vướng mắc của doanh nghiệp.
Tiếp theo đó tại Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính một lần
nữa xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các bộ, ngành và chính quyền địa
phương trong năm 2005 là tiến hành tổng rà soát và sửa đổi thủ tục hành chính trên
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công, đồng thời giao trách
nhiệm cho Văn phòng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
1.2.2. Khái niệm về cải cách thủ tục hành chính.
Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận của cải cách thể chế hành chính
Nhà nước, nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo những chuẩn mực
nhất định. Đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng; hoạt động theo đúng quy trình,
quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp với điều
kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Cải cách thủ tục hành chính thực chất là cải cách trình tự thực hiện thẩm
quyền hành chính trong mối liên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và
trong nội bộ cơ quan hành chính Nhà nước.
1.2.1.1. Khái niệm cơ chế một cửa.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần
thiết phải cải cách thủ tục hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu chung của cải cách thủ tục
hành chính là giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp, chồng chéo dễ bị
lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn và cản trở việc giải quyết công việc chung,
làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân . Cơ chế
“một cửa”, “một cửa liên thông” là một giải pháp đổi mới về phương thức làm việc
11
của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ
bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công dân.
Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục
hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4-5-1994 về cải

cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải
quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh
nghiệp. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở
nước ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những
bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Trên lộ trình thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, cơ
chế “một cửa” đã ra đời và được thí điểm rộng rãi trên cả nước. “Cơ chế “một
cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá
nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính
nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả
được thực hiện tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của cơ quan hành chính nhà nước đó”. Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa
thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa”, được triển khai mạnh
trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001–2010. Theo chủ trương đó, Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4-9-
2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một
cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ra đời, đã tạo ra một cách thức
giải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan hệ
giữa chính quyền và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Khi cơ
chế “một cửa” ra đời, thay vì việc công dân tổ chức khi muốn giải quyết hồ sơ hành
chính thì phải tự mình đi liên hệ với nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau của cơ
quan hành chính nhà nước thì nay công dân, tổ chức chỉ cần tới Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn đó nộp
hồ sơ và nhận phiếu hẹn chờ ngày nhận kết quả hồ sơ, còn các công việc liên hệ
12
làm việc với các phòng ban chuyên môn thì thuộc trách nhiệm của cơ quan hành
chính tiếp nhận hồ sơ đó. Mô hình “một cửa” ra đời nhanh chóng được triển khai
và nhân rộng khắp các địa phương trong cả nước, được người dân hoan nghênh,
hưởng ứng do hiệu quả tích cực của mô hình này mang lại. Có thể nhận thấy, cơ
chế “một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan

hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong
quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản
hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời,
điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và
quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước.
Nếu việc thực hiện cơ chế “một cửa” tạo nên đột phá đầu tiên trong cải cách
thủ tục hành chính trong những năm qua thì bước đột phá tiếp theo là thực hiện cơ
chế “một cửa liên thông”, theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22-6-2007
của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa
liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quyết định này đã quy
định nhiều nội dung mới, có tính hoàn thiện hơn nhằm thay đổi phương thức làm
việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại lợi ích cho người dân và doanh
nghiệp. “một cửa liên thông” là một hình thức của cơ chế “một cửa” ở một mức độ
phát triển cao hơn, góp phần thực hiện có hiệu quả trong giải quyết công việc của
công dân và tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước. Thực chất, “Cơ chế
“một cửa” liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp
hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ giải quyết
đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của một cơ quan hành chính nhà nước”. Trên thực tế, có nhiều loại hồ sơ
hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan,
phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế “một cửa” liên thông”
13
đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý
hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác.
Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối.
Những cải cách trên đây đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước phục vụ ngày
càng tốt hơn những nhu cầu của người dân.
1.2.1.2. Các nguyên tắc thự hiện cơ chế “một cửa”.

Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế “một cửa” là rất cần thiết và không thể thiếu nhằm đảm bảo thực hiện
thống nhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại tất cả các cơ quan hành
chính nhà nước.Các nguyên tắc đó là:
Thứ nhất, thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
Thứ hai, công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ
và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
Thứ ba, Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Thứ tư, Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
Thứ năm, Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ
quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
1.2.1.3. Nội dung cơ chế một cửa.
Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1
Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2007/QĐ-TTg, ngày 22-6
-2007 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy
định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương quyết định những loại công
việc thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết một số
lĩnh vực công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
14
luật cùng thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước.
Bao gồm các cơ quan sau:
- Văn phòng UBND, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh) thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi là UBND cấp tỉnh);
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBNDcấp
huyện);
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã);
- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương
của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
* Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa

- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc được quy định áp dụng cơ
chế “một cửa”, “một cửa liên thông” liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước theo quy định.
- CB, CC làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét
hồ sơ của tổ chức, cá nhân:
+ Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết
thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể
một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả căn cứ vào tính chất công việc có trách
nhiệm xem xét, xử lý theo quy trình sau:
+ Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền;
15
+ Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ. Các cơ quan
liên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩm quyền, đúng thời
gian quy định;
- Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật
1.3.Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
1.3.1. Ý nghĩa trong nước.
- Mô hình Trung tâm “một cửa” thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ
tục hành chính, phù hợp với tình hình thực tế, hợp với lòng dân được nhân dân
đồng tình ủng hộ. Các thủ tục hành chính được rà soát đơn giản, dễ hiểu, quy trình
giải quyết được điều chỉnh thực sự hợp lý, khoa học, công khai. Những giấy tờ có
tính chồng chéo không theo quy định của Nhà nước được loại bỏ. Đối với lãnh đạo
UBND các cấp và lãnh đạo các sở, ban ngành, các phòng chức năng bớt đi những
công việc sự vụ, dành nhiều thời gian cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, phát
huy được lực hiệu quản lý nhà nước.
- Mô hình này khắc phục được tình trạng đùn đẩy công việc, không rõ trách
nhiệm như trước đây. Trước đây khi công dân có hồ sơ hành chính đến giải quyết

phải tìm gặp nhiều phòng ban khác nhau, hồ sơ có khi phải làm đi làm lại nhiều lần,
mất nhiều thời gian, thời gian giải quyết công việc không được quy định cụ thể, thủ
tục hành chính không thống nhất, không được niêm yết công khai, còn có biểu hiện
phiền hà đối với công dân.
- Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” góp phần đẩy mạnh
công tác dân chủ cơ quan và các xã, phường, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công
chức đã được nâng lên, tinh thần đoàn kết nội bộ tốt hơn, chất lượng công tác có
chuyển biến rõ nét; các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của
từng cơ quan liên quan đến các lĩnh vực giải quyết được công khai quán triệt, bàn bạc,
kiểm tra và tổ chức thực hiện; mặt khác việc tiếp dân, giải quyết đơn thư kiến nghị
16
của công dân được quan tâm; những vướng mắc, tranh chấp nẩy sinh ở các khu dân
cư đã được giải quyết kịp thời từ cơ sở.
- Mặc dù số lượng công dân đến làm việc đông đúc nhưng với hệ thống quy
trình giải quyết hồ sơ hành chính khoa học, cùng với việc từng bước nâng cao chất
lượng đội ngũ CB, CC, có nghiệp vụ trách nhiệm với công việc, có ý thức phục vụ
nhân dân. Do đó nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân. Nhu cầu của
người dân được thỏa mãn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với bộ máy
chính quyền.
Qua thực tế cho thấy, thực hiện cơ chế “một cửa” đã thật sự cải cách thủ tục
hành chính theo tinh thần đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian chờ đợi và
giảm chi phí, phiền hà cho tổ chức, công dân nhưng vẫn bảo đảm công khai minh
bạch, đúng pháp luật; tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân, và góp phần tích cực chống
quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí.
1.3.2. Ý nghĩa quốc tế.
Việt Nam được coi là hình mẫu về cải cách hành chính theo Báo cáo môi
trường kinh doanh năm 2011 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cuối năm
2010, thông qua hoạt động cải cách Việt Nam được xếp vào nhóm 10 nền kinh tế
có nhiều sự cải thiện môi trường kinh doanh nhất và tăng 10 bậc trong bảng xếp
hạng các nền kinh tế;

Nhờ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” mà hoạt động ngoài
thương của nước ta phát triển nhanh chắng kim ngạch xuất nhập khấu không ngưng
tăng;
Lượng khách du lịch nước ngoài đến nước ta cùng tăng nên nhanh chắng do
thủ tục hành chính thông thoáng và nhanh gọn.
17
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN THANH OAI.
2.1.Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND huyện Thanh Oai
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Thanh Oai.
Thanh Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội, gồm 20 đơn vị hành chính là
thị trấn Kim bài và các xã là Cao Viên, Bích Hoà, Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng,
Binh Minh, Thanh Mai, Thanh Cao, Thanh Thuy, Thanh Văn, Đỗ Động, Kim Thư,
Kim An, Phương Trung, Dân Hoà, Tân Ước, Liên Châu, Hồng Dương, Xuân
Dương, Cao Dương.
Sau khi điều chỉnh nhiều lần huyện Thanh Oai hết thuộc Hà Tây, chuyển
sang thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, rồi lại trở về với Hà Tây. Từ ngày 01/ 8 /2008, toàn
bộ tỉnh Hà Tây được hợp nhất với Hà Nội, theo đó, huyện Thanh Oai thuộc Hà Nội.
Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây nam
thành phố Hà Nội. huyện phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông; phía Tây
giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa; phía Đông Nam giáp
huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp
huyệnThanh Trì.
Thanh Oai có nét đăc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều
đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc. Hiện nay, huyện có 118
làng nghề; trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận như nón làng Chuông, quạt
làng Vác, điều khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ Lăng, tương Cực Đà, giò chả Ước
Lễ.
Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa
phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh oai sẽ tiếp tục

phát triển. Hiên nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên
địa bàn huyện : trục đường phát triển phía nam với các khu độ thị như ((Mỹ hưng ,
Thanh hà A, Thanh hà B )); dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao viên
Bình Đà
18
Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v… Tôn giáo
chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo. Hầu như mỗi làng đều có đình, chùa cổ
kính. Trung tâm của Thiên chúa giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bính tại xã Bích
Hòa.
Huyện Thanh Oai có 81 lễ hội truyền thống, trong đó có nhiêu lễ hội lớn như
lễ Hội chìa Bối Khê ở xã Tam Hưng, lễ hội Bình Đà của xã Bình Minh. Toàn
huyện hiện có 122 di tích lịch sử, văn hóa di tích cách mạng.
Đặc biệt là Chùa Bối Khê - một ngôi chùa cổ kính nhất, độc đáo vào bậc
nhất Việt Nam xây dựng vào đời Trần, khoảng năm 1338, ngát hương sen cạn kỳ
lạ, được công nhận là di tích quốc gia hạng đặc biệt, là một trong sáu di tích quan
trọng hàng đầu của Hà Tây (cùng với Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương,
Chùa Đậu, Làng cổ Đường Lâm) với nhiều cổ vật quý hiếm. Trong số 58 pho
tượng của chùa có những tượng đẹp không kém tượng Chùa Mía, Chùa Dâu, Chùa
Thầy…, chẳng hạn tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập điện Diêm vương, và
nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên Tòa sen đặt trên bệ đá
chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại 1382.
Chùa còn nhiều hiện vật quí hiếm: nhang án hoa sen bằng đá được làm vào
thời Trần (1382), đèn gốm trang trí hình cánh san, rồng đắp nổi và tượng Quan Âm
Nam Hải thời Mạc, cùng nhiều bia đá mà cổ nhất là bia sự tích “Bối động thánh
tích bi ký” có niên đại Thái Hòa 11 (1453)…
Giao thông: Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi
Chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua rìa phía Tây
Bắc huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71; 427; 429… Phía Đông Bắc có tuyến đường
sắt vành đai phía tây Hà Nội chạy qua, đây là điều kiện tạo thuộc lợi giao thương
kinh tế của huyện, hiện nay thành phố hà nội đang xây dựng trục đường phát triển

phía nam hà tây cũ, con đương nối đường trần phú hà đông với quốc lộ 1a đoạn qua
cầu rẽ. Tuyến đường này sẽ liên thông hà đông với đường vành đai 4 và quốc lộ 1a.
Con đường này sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của thanh oai trong tương
19
lai. Con đường này sẽ đi qua các xã : Cự khê, Mỹ hưng, Thanh Thùy, Tam Hưng,
Thanh Văn. Dự án đường vành đai 4 trong tương lai sẽ là một động lực lớn cho
thanh oai phát triển.
2.1.2. chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thanh Oai.
- chức năng nhiệm vụ của UBND huyện Thanh Oai.
UBND huyện Thanh Oai do HĐND huyện Thanh Oai bầu ra, là cơ quan
chấp hành của HĐND huyện, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu
trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp
trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương,
chính sách, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và
thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện. UBND thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong
bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
UBND huyện Thanh Oai giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. UBND huyện thảo luận tập thể
và quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy
định thuộc thẩm quyền của UBND, cụ thể:
- Xây dựng chương trình làm việc của UBND huyện hàng tháng, hàng quý và
hàng năm;
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán
ngân sách hàng năm của huyện, trình HĐND huyện quyết định;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm của huyện,
trình HĐND quyết định;
20

- Đề ra các biện pháp thực hiện Nghị quyết của huyện ủy, HĐND huyện về
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; thông qua báo cáo của UBND trước khi trình
Ban thường vụ, HĐND huyện;
- Phê duyệt đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn
trực thuộc UBND huyện và việc thành lập mới, sát nhập, chia tách, điều chỉnh địa
giới hành chính của xã, thị trấn. Quyết định thành lập, hợp nhất, chia tách các
trường: THCS – Tiểu học – Mầm non; trạm y tế xã,thị trấn;
- Quyết định điều động, bổ nhiệm theo sự phân cấp quản lý.
Như vậy, huyện Thanh Oai đã và đang có nhiều lợi thế về nhân lực, vật lực để
thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Để đạt được mục tiêu phát
triển và tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, trật tự an ninh quốc phòng giữ vững thì
cần phải có một bộ máy chính quyền mạnh với những cách thức lãnh đạo phù hợp,
trong đó thủ tục hành chính là một trong những công cụ quan trọng giúp cho cơ
quan hoàn thành được những mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra.
- Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thanh Oai.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy
UBND huyện Thanh Oai bao gồm 12 phòng ban và 4 đơn vị sự nghiệp trực
thuộc với sự quản lý trực tiếp của Chủ tịch UBND huyện và 3 Phó chủ tịch phụ
trách kinh tế và văn hóa xã hội. Ngoài 12 phòng ban đã trình bày như trên phần cơ
cấu tổ chức bộ máy thì còn bao gồm 4 đơn vị trực thuộc đó là:
- Hội chữ thập đỏ;
- Hội người mù;
- Trung tâm dạy nghề huyện;
- Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao huyện;
Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Thanh oai được thể hiện như sau:
21
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức UBND huyện Thanh Oai 2.1.2
* Cơ cấu tổ chức nhân sự.
Hiện tại, Số lượng CB, CC đang làm việc tại UBND huyện theo biên chế là
78 người, viên chức là 26 và 16 lao động hợp đồng đang chờ chỉ tiêu thi công chức.

Đây là nguồn lực quan trọng giúp UBND huyện thực hiện được các nhiệm vụ, mục
tiêu kinh tế - xã hội.
Bảng số lượng công chức tại các phòng, ban thuộc UBND huyện Thanh Oai
CHỦ TỊCH
UBND
Phó Chủ
Tịch
Phó Chủ
Tịch
Phó Chủ
Tịch
Nội
Vụ
Văn
Hoá
Văn
Phòng
Công
Thương
Ý
Tế
Thanh
Tra

Pháp
Đài
Truyền
Thanh
TN&
MT

LĐTB
&XH
Tài
Chính
Giáo
Dục
22
STT TÊN PHÒNG, BAN SỐ LƯỢNG CB, CC
1 Phòng Nội vụ 7
2 Phòng Tư pháp 5
3 Phòng Tài chính – Kế hoạch 8
4 Phòng TN&MT 5
5 Phòng LĐ-TB&XH 5
6 Phòng Văn hóa 5
7 Phòng GD&ĐT 10
8 Phòng Y tế 5
9 Phòng Thanh tra thị xã 4
10 Văn phòng HĐND&UBND 10
11 Phòng Kinh tế 7
12 Đài phát thanh và truyền hình 6
2.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND
huyện Thanh Oai.
2.2.1. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai
- Thuận lợi:
Thứ nhất, hiện nay cải cách hành chính đã và đang là một vấn đề bức xúc và
mang tính thời sự không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới. Cải cách
hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã được Đảng và
Nhà nước ta hết sức quan tâm, đồng thời nó cũng là nhu cầu, nguyện vọng cấp bách
của nhân dân trong thời kỳ đổi mới.

Thứ hai, lãnh đạo huyện từ Huyện ủy, HĐND, UBND đều thống nhất trong
chủ trương. Lãnh đạo các cơ quan đơn vị thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn
23
trong thị huyện quán triết tư tưởng và quyết tâm thực hiện kế hoạch cải cách thủ tục
hành chính của Thị xã. Điều đó chứng tỏ các cấp lãnh đạo của huyện Thanh Oai
rất quan tâm chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, đội ngũ CB, CC của UBND
huyện tuy còn những khiếm khuyết nhất định cần khắc phục, nhưng nhìn chung về
trình độ, kinh nghiệm công tác đã có những tiến bộ rõ ràng, do đó có những đóng
góp không nhỏ vào thành tích chung của huyện. Hiện nay họ đang cố gắng nâng
cao trình độ để theo kịp yêu cầu đổi mới.
Như vậy, đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” của
UBND huyện thanh oai được triển khai thực hiện trong một môi trường và điều
kiện khá thuận lợi. Đây là những tiền đề rất quan trọng để giúp cho Đề án đi vào
thực tế thành công.
- Khó khăn
Một là, đây là lần đầu tiên UBND huyện tiến hành triển khai mô hình “một
cửa” tại địa phương nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, mặc dù đã có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, nhưng vẫn không tránh khỏi những bỡ ngỡ và còn
lúng túng trong việc giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai.
Hai là, ngân sách địa phương hàng năm dành cho công tác cải cách hành
chính không nhiều, một số văn bản của Nhà Nước còn chồng chéo, bất hợp lý, khó
thực hiện, vì vậy văn bản hướng dẫn cần phải được chi tiết cụ thể hơn, việc phối
kết hợp giữa các phòng, ban chuyên môn với văn phòng UBND huyện về quản lý
và điều hành công chức tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính còn có nhiều mặt
lúng túng, đùn đẩy trách nhiệm công việc nên chưa tạo được cơ chế làm việc đồng
bộ.
2.2.2. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một
cửa" tại UBND huyện Thanh Oai.
24
- Tổ chức và hoạt động của Bộ phận “một cửa” tại UBND huyện Thanh

Oai.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính trực thuộc Văn phòng
HĐND và UBND huyện, do Phó Chánh văn phòng làm trưởng Bộ phận (có con
dấu riêng), các CB, CC do UBND huyện điều động từ Văn phòng và từ các phòng
ban chuyên môn có liên quan tới lĩnh vực “một cửa” và chịu sự quản lý trực tiếp
của Văn phòng HĐND và UBND huyện
* Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng
ban chuyên môn
Bộ phận “một cửa” của UBND huyện Thanh Oai có mối quan hệ mật thiết đối
với HĐND và UBND huyện và các phòng ban chuyên môn trong việc phối hợp
hoạt động giải quyết hồ sơ hành chính cho công dân, tổ chức. Để Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả có thể hoạt động được theo đúng quy định của luật pháp, đòi hỏi phải
có sự phối hợp với các bộ phận khác trong UBND và phải có sự chỉ đạo, giám sát
chặt chẽ của lãnh đạo. Cụ thể là :


Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện phụ trách Bộ phận có nhiệm
vụ:
- Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của CB, CC thuộc Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả ;
- Nắm hình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của CB, CC thuộc Bộ phận;
kết hợp với các Trưởng phòng, ban chuyên môn kịp thời giải quyết những vấn đề
vướng mắc xảy ra, đặc biệt là những hồ sơ thuộc trách nhiệm giải quyết của nhiều
phòng, ban liên quan.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành Quy chế, Nội quy Bộ phậ ;
chấn chỉnh về tác phong, lề lối làm việc của CB, CC; kịp thời chấn chỉnh những sai
sót trong quá trình giao dịch, giải quyết công việc đối với khách hàng.
25

×