Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dựoc phẩm khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.89 KB, 102 trang )

- i -

LỜI CẢM ƠN

* Xin chân thành cảm ơn:

Các thầy cô trong khoa kinh tế trường ĐH Nha Trang, đã truyền thụ cho
tôi những kiến thức quý báu trong bốn năm học tập.

Đặc biệt thầy Nguyễn Thành Cường, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn tất
bản luận văn này.

* Chân thành cảm ơn:

- Ban lãnh đạo công ty Dược Phẩm Khánh Hòa.
- Các anh chị trưởng, phó các phòng ban, các nhân viên trong phòng kế
toán đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.


Sinh viên thực hiện

Dương Thị Quỳnh Anh
- ii -
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, biểu bảng
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN SXKD 3


1.1. Khái quát chung về dự toán: 3
1.1.1 Dự toán và vai trò của dự toán…………………………………… 3
1.1.1.1. Khái niệm dự toán… 3
1.1.1.2. Vai trò dự toán 4
1.1.2. Phân loại dự oán SXKD………………………………………… 4
1.1.2.1. Dự toán SXKD ngắn hạn 4
1.1.2.2. Dự toán SXKD dài hạn 5
1.1.2.3. Dự toán SXKD linh hoạt 5
1.1.3. Các mô hình lập dự toán………………………………………… 6
1.1.3.1. Mô hình thông tin một xuống 6
1.1.3.2. Mô hình thông tin một lên một xuống 7
1.1.3.3. Mô hình thông tin hai xuống một lên 8

1.2. Xây dựng và phân tích chi phí định mức……… ……………… 9
1.2.1. Chi phí định mức………………………………………………… 9
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng chi phí định mức………………………… 9
1.2.3. Phân loại chi phí định mức………………………………………… 10
1.2.3.1. Định mức lý tưởng 10
1.2.3.2. Định mức thực tế 10
1.2.4. Phương pháp xây dựng chi phí định nức………………………… 11
1.2.4.1. Phương pháp kỹ thuật 11
1.2.4.2. Phương pháp thống kê kinh nghiệm 11
1.2.4.3. Phương pháp điều chỉnh 11
1.2.5. Cách xây dựng các chi phí định mức……………………………… 11
1.2.5.1. Định mức chi phí NVLTT 11
1.2.5.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp 12
1.2.5.3. Định mức chi phí sản xuất chung 13
1.2.5.4. Định mức chi phí bán hàng và chi phí QLDN 15

1.3.Hệ thống dự toán SXKD………………………………………… 20

1.3.1. Dự toán tiêu thụ……………………………………………………. 20
1.3.1.1. Kế hoạch khối lượng tiêu thụ dự kiến 21
1.3.1.2. Đơn giá bán dự kiến 21
- iii -
1.3.2. Dự toán sản xuất…………………………………………………… 22
1.3.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp …………………………. 23
1.3.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp……………………………… 22
1.3.5. Dự toán chi phí sản xuất chung…………………………………… .24
1.3.5.1. Dự toán biến phí sản xuất chung 24
1.3.5.2. Dự toán định phí sản xuất chung 24
1.3.6. Dự toán chi phí bán hàng………………………………………… 25
1.3.6.1. Dự toán biến phí bán hàng 25
1.3.6.2. Dự toán định phí bán hàng 25
1.3.7. Dự toán chi phí QLDN…………………………………………… 25
1.3.7.1. Dự toán biến phí QLDN 26
1.3.7.2. Dự toán định phí QLDN 26
1.3.8. Dự toán tiền……………………………………………………… 28
1.3.9. Dự toán BCKQHĐKD và BCĐKT……………………………… 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG I………………………………………… 30

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG DỰ TOÁN SXKD TẠI CÔNG TY…… 32

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty…………………………………… 32
2.1.1. Khái quát chung về công ty………………………………………… 32
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 32
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 32
2.1.2. Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty…………………………… 34
2.1.2.1. Tổ chức quản lý 34
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất 37

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động …………………………… 39
2.1.3.1. Các nhân tố bên trong 39
2.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 40
2.1.4. Đánh giá khái quát hoạt động SXKD ……………………………… 41
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn,phương hướng ………………… 42
2.1.5.1 Thuận lợi 42
2.1.5.2. Khó khăn 43
2.1.5.3. Phương hướng 43

2.2.Thực trạng lập dự toán SXKD tại công ty 44
2.2.1. Dự toán tiêu thụ…………………………………………………… 45
2.2.1.1. Hệ thống kênh phân phối tại công ty 45
2.2.1.2. Dự toán tiêu thụ 47
2.2.1.3. Định giá bán 48
2.2.2. Dự toán sản xuất……………………………………………………. 50
2.2.3. Dự toán nguyên vật liệu và chi phí mua …………………………… 53
2.2.3.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu 53
- iv -
2.2.3.2.Dự toán chi phí nguyên vật liệu 56
2.2.3.3. Dự toán chi phí mua nguyên vật liệu 59
2.2.4. Dự toán mua hàng………………………………………………… 60
2.2.5. Kế hoạch thu nợ………………………………………………… 61
2.2.6. Kế hoach phải trả nhà cung cấp…………………………………… 63
2.3. Dánh giá chung về hoạt động dự toán SXKD 64
2.3.1. Những mặt đạt được 64
2.3.2. Những mặt còn hạn chế 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 66


CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT………………… 67


3.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện lập dự toán tiêu thụ 67
3.1.1. Căn cứ biện pháp 67
3.1.2. Nội dung biện pháp 67
3.1.3. Tác dụng biện pháp 70

3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện lập dự toán SX 70
3.2.1. Căn cứ biện pháp 70
3.2.2. Nội dung biện pháp 71
3.2.3. Tác dụng biện pháp 73

3.3. Biện pháp 3: Xác định lại giá thành kế hoạch 73
3.3.1. Căn cứ biện pháp 73
3.3.2. Nội dung biện pháp 75
3.3.3.Tác dụng biện pháp 85

3.4.Biện pháp 4: Lập dự toán tiền mặt 85
3.4.1.Căn cứ biện pháp 85
3.4.2. Nội dung biện pháp 86
3.4.3. Tác dụng biện pháp 92

KẾT LUẬN CHƯƠNG III:……………………………………… … 93

KẾT LUẬN CHUNG 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95





- v -

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. Nguyên vật liệu trực tiếp: NVLTT
2. Nhân công trực tiếp: NCTT
3. Sản xuất chung: SXC
4. Sản phẩm: SP
5. Sản xuất kinh doanh: SXKD
6. Quản lý doanh nghiệp: QLDN

- vi -

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG

SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRANG

Sơ dồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 34
Sơ đồ 2: Sơ dồ cơ cấu SX 37
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ SX thuốc nước 37
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ SX thuốc viên 38
Bảng 1: Kết quả hoạt động SXKD trong 3 năm 41
Bảng 2: Hệ thống kênh phân phối tại công 46
Bảng 3: Chỉ tiêu kế hoach doanh thu tiêu thụ ………….48
Bảng 4: Cỡ lô danh mục mặt hàng sản xuất ……………51
Bảng 5: Kế hoạch sản xuất tháng 07-2007 ………………52
Bảng 6: Định mức vật tư kỹ thuật ……………………….55
Bảng 7: Dự trù vật tư cho sản xuất tháng 07-2007 …… 57
Bảng 8: Kế hoạch mua vật tư tháng 07-2007 ………… 59
Bảng 9: Báo cáo bán ra hàng nhập khẩu ……………… 60

Bảng 10: Kế hoạch mua hàng tháng 07-2007 …………….61
Bảng 11: Kế hoạch thu nợ tháng 07-2007 ……………… 62
Bảng 12: Kế hoạch trả nợ tháng 07-2007 ……………… 64
Bảng 13: Phiếu định mức lao động tiền lương ………… 74
Bảng 14 Giá thành kế hoạch …………………………… 80


- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Dự toán SXKD được hiểu như việc lập kế hoạch tất cả các hoạt động
SXKD tại doanh nghiệp, kế hoạch khi đề ra phải dựa trên mục tiêu công ty
hướng tới. Như vậy, dự toán SXKD có thể coi là một công cụ hữu hiệu để nhà
quản trị đạt dược mục tiêu đề ra, đồng thời là công cụ để giám sát quá trình thực
hiện. Dự toán SXKD có ý nghĩa đối với việc hình thành chiến lược kinh doanh
lâu dài, ổn định hoặc xác lập các giải pháp trước mắt của doanh nghiệp. Kết quả
của việc dự toán SXKD là cơ sở cho các quyết định quản trị trong từng giai đoạn
kinh doanh, hoặc trong chiến lược dài hạn.

Qua hệ thống dự toán SXKD, nhà quản trị có thể biết được các thông tin
về hoạt động của công ty đó là về tiêu thụ , sản xuất,tài chính trong kỳ kế hạch.
Từ đó có thể lường trước được những khó khăn xảy ra và có biên pháp khắc
phục như dự toán được lượng tiền phải vay ngân hàng vào đầu kỳ để đảm bảo số
dư tiền mặt cuối kỳ nếu chênh lệch thu chi không đủ,…

Dự toán SXKD giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí
thông qua việc xây dựng định mức chi phí một cách tiên tiến, phù hợp. Đồng
thời biết được kết quả của việc tiết kiệm là bao nhiêu thông qua việc dự toán báo
cáo kết quả kinh doanh.


Dự toán SXKD còn là cơ sở phân tích biến động SXKD. Khi thực tế phát
sinh xảy ra, công ty sẽ so sánh với chỉ tiêu dự toán, qua đó tìm ra những biến
động và có biện pháp khắc phục những biến động xấu.

Mặt khác, dự toán SXKD còn là cơ sở cho viêc định giá bán sản phẩm bởi
dự toán được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung của từng sản phẩm, từ đó tính được giá thành sản xuất kế
hoạch, là cơ sở để công ty có thể từ chối hay chấp nhận đơn đặt hàng của khách
hàng khi chưa tính được giá thành thực tế. việc định giá bán sản phẩm đúng đắn
- 2 -
là điều kiện cực kỳ quan trọng đối với công ty nhằm đảm bảo hoạt động SXKD
có lãi và chiếm lĩnh thị trường.

Hiểu biết được tầm quan trọng trên và với mong muốn được góp phần
hoàn thiện dự toán SXKD tại công ty. Qua thực tế tìm hiểu và nắm bắt tình hình
hoạt động SXKD của công ty, cùng với kiến thức được tích lũy trong quá trình
học tập. Em đã chọn đề tài tốt nghiệp “ Dự toán SXKD tại công ty cổ phần
Dựoc phẩm Khánh Hòa”.

2. Mục đích đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng lập dự toán SXKD tại công ty,
- Trên cỏ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện dự toán SXKD tại
công ty.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng dự toán SXKD tại công ty cổ phần Dựoc phẩm
Khánh Hòa trên các nội dung từ tiêu thụ, sản xuất, tài chính.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dự toán SXKD vào tháng 07-2007.



4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích,
phương pháp OLS trong kinh tế lượng.

5. Kết cấu đề tài: Ngoài lời cảm ơn, danh mục chữ viết tắt, danh mục
bảng biểu, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung gồm 3
chương:


Chương I: Cơ sở lý luận về dự toán SXKD.
Chương II: Tìm hiểu thực trạng dự toán SXKD tại công ty cổ phần Dược
phẩm Khánh Hòa.
- 3 -
Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp lập dự toán
SXKD tại công ty cổ phần Dựợc phẩm Khánh Hòa.


Bước đầu thực tập nên còn nhiều hạn chế, rất mong đón nhận ý kiến xây dựng
của quý thầy cô và lãnh đạo công ty.
- 4 -
Chương I .Cơ sở lý luận về dự toán sản xuất kinh doanh

ơ
1.1.Khái quát chung về dự toán sản xuất kinh doanh(SXKD)



1.1.1. Dự toán và vai trò của dự toán



1.1.1.1. Khái niệm dự toán

Dự toán là tính toán chi tiết nhằm chỉ rõ cách huy động và sử dụng nguồn lực
dựa trên mục tiêu kế hoạch xác định trong từng thời gian cụ thể. Dự toán được
biểu hiện dưới số lượng và giá trị một cách hệ thống.


* Kế toán quản trị thể hiện vai trò của nó thông qua 4 chức năng: Hoạch định,
tổ chức, thực hiện và kiểm soát. Dự toán là một nội dung của kế toán quản trị và
nằm trong chức năng hoạch định. Nhà quản trị khi đưa ra các mục tiêu phải đề ra
các biện pháp phải đạt được mục tiêu đó, các biện pháp đó được thể hiện thông
qua các bảng dự toán. Như vậy các bảng dự toán phải lập một cách chi tiết dựa
trên kế hoạch của nhà quản trị. Tuy nhiêu khi lập dự toán phải xác định thời gian
cụ thể, dự toán lập ở năm nào, tháng nào ? Vì các nhân tố tác động đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không phải là bất biến, vì thế dự
toán cũng luôn thay đổi theo thời gian: Dự toán năm nay khác năm sau, tháng
này khác tháng sau

* Có thể nói dự toán được sử dụng như công cụ giám sát vì tất cả các khoản
phí tổn thực tế bỏ ra đều được so sánh với dự toán, chênh lệch giữa thực tế và kế
hoạch gọi là biến động, dự toán rất cần thiết để quản ký các hoạt động có quy
mô lớn.

*Quy trình dự toán:


Dữ liệu thu thập
Thực tế


Bi
ến
động
Ki
ểm tra các
biến động
Sửa chữa

Dự toán

- 5 -
1.1.1.2 . Vai trò của dự toán

Dự toán là công cụ làm cho kế hoạch đề ra có hiệu quả và cung cấp thông tin
để theo dõi hoạt động SXKD có vận hành theo đúng mục tiêu hay không vì
những lý do sau :

* Dự toán là cơ sở để phân tích biến động SXKD và dự toán cung cấp một
loạt các chỉ tiêu kế hoạch, là cơ sở đó để so sánh thực tế với kế hoạch, từ đó tìm
ra những nguyên nhân, biện pháp khắc phục khi không đạt được mục tiêu đề ra.

* Giúp cho nhà quản trị thấy được các công việc cần phải làm ở kỳ kế hoạch
để đạt được mục tiêu.

* Dự toán xác định mục tiêu cụ thể của từng bộ phận trong kỳ kế hoạch do đó
là cơ sở để đánh giá thực hiện của từng bộ phận sau này.

* Dự đoán được những khó khăn chưa xảy ra để có những biện pháp đối phó
kịp thời .


1.1.2. Phân loại dự toán SXKD
Có ba loại dự toán :
1.1.2.1. Dự toán SXKD ngắn hạn : Được gọi là dự toán SXKD chủ đạo.
* Được lập cho kỳ kế hoạch d ưới thời gian một năm: Có thể l à tháng, quý…

* Thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh như: Mua hàng, bán hàng,
sản xuất, thu, chi.

* Đặc điểm :
- Được lập hàng tháng, quý hay hàng năm.
- Nó định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong ký kế hoạch tiếp
theo.

- 6 -
1.1.2.2. Dự toán SXKD dài hạn
Được gọi là dự toán vốn.
* Được lập cho kỳ kế hoạch với thời gian lớn hơn 1 năm.

* Thường liên quan đến các tài sản dài hạn như: Dự toán đầu tư mua sắm tài
sản cố định, dự toán đầu tư công nghệ …

* Đặc điểm:
- Lợi nhuận dự kiến lớn: Do đây là dự toán các tài sản dài hạn nhằm thu được
lợi nhuận trong tương lai nhiều năm.
- Mức độ rủi ro cao.
- Thời điểm đưa vốn vào hoạt động, thời gian thu hồi vốn và thời điểm
thu lợi nhuận dự kiến tương đối dài.

1.1.2.3. Dự toán SXKD linh hoạt
* Được lập tương ứng với nhiều mức độ hoạt động khác nhau, thông thường

dự toán linh hoạt được lập ở 3 mức độ cơ bản:
- Mức độ hoạt động bình thường.
- Mức độ hoạt động khả quan nhất.
- Mức độ hoạt động bất lợi nhất.

* Là dự toán thường liên quan đến chi phí: Cách phân loại chi phí theo mô
hình ứng xử của chi phí thì chi phí gồm: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
Trong đó:
-Tổng biến phí thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng biến phí đơn vị thường
không đổi.
- Tổng định phí không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng địng phí đơn vị
thay đổi.
- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí.
Do đó ở mỗi mức độ hoạt động khác nhau thì chi phí khác nhau.

- 7 -
* Đặc điểm:
Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá trình hoạt động, giúp
chúng ta xác định được chi phí tương ứng với các mức độ, phạm vi hoạt động
khác nhau.

1.1.3. Các mô hình lập dự toán
Tuỳ thuộc từng đăc điểm của doanh nghiệp mà việc lập dự toán có thể áp
dụng một trong ba mô hình sau:

1.1.3.1. Mô hình thông tin 1 xuống
* Trình tự :









Các chỉ tiêu dự toán được lập ra từ ban quản lý cấp cao nhất trong đơn vị. Sau
đó đưa xuống cho ban quản lý cấp trung gian, trên cơ sở đó quản lý cấp trung
gian đưa xuống cho quản lý cấp cơ sở.

*Ưu điểm:
Lập dự toán nhanh, kịp thời, tiết kiệm chi phí

* Nhược điểm:
Mang tính áp đặt từ trên xuống do vậy dự toán sẽ không linh hoạt, không phát
huy tính sáng tạo của mọi cấp, tính khả thi không cao. Đòi hỏi nhà quản lý cấp
cao phải có tầm nhìn tổng quát, toàn diện và chi tiết mọi hoạt động cuả đơn vị.

Ban quản lý cấp cao nhất

Quản lý cấp trung gian

Quản lý cấp cơ sở

Chỉ tiêu dự toán chính thức
Chỉ tiêu dự toán chính
th

c

- 8 -

1.1.3.2 . Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống
* Trình tự :








- Ban quản lý cấp cơ sở căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình để lập các
chỉ tiêu dự toán và trình lên cấp trung gian.
- Trên cơ sở đó và dựa vào khả năng, điều kiện của mình cấp trung gian trình
lên cấp cao nhất.
- Trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ cấp trung gian, kết hợp với tầm
nhìn toàn diện về hoạt động và mục tiêu chung của tổ chức, ban quản lý cấp cao
nhất sẽ đưa ra chỉ tiêu dự toán chính thức cho cấp trung gian, trên cơ sở đó cấp
trung gian đưa chỉ tiêu dự toán chính thức cho cấp cơ sở.

* Ưu điểm:
- Mọi cấp quản lý đều góp phần tham ra vào quá trình lập dự toán.
- Các chỉ tiêu được lập từ các cơ sở do đó cấp cơ sở sẽ thực hiện kế hoạch
một cách chủ động, thoải mái và khả năng hoàn thành kế hoạch sẽ cao hơn.
- Tốn ít thời gian và chi phí.

* Nhược điểm :
Chỉ tiêu dự toán được lập từ cấp cơ sở nên họ thường lập các chỉ tiêu dưới
mức khả năng và điều kiện của mình để dễ dàng hoàn thành các chỉ tiêu dự toán,
do vậy sẽ không khai thác hết tiềm năng của đơn vị. Để khắc phục nhược điểm
này thì nhà quản lý cấp cao hơn phải có giám sát và nắm bắt hoạt động doanh

nghiệp, xem các chỉ tiêu đưa lên có phù hợp không.
Ban quản lý cao nhất
Quản lý cấp trung gian

Quản lý cấp cơ sở
Chỉ tiêu dự toán chính thức
Chỉ tiêu dự toán chính thức

Chỉ tiêu dự
toán dự thảo

Chỉ tiêu dự
toán dự thảo
- 9 -
1.1.3.3. Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên
*Trình tự :










- Ban quản lý cấp cao nhất dự thảo các chỉ tiêu dự toán để phân bổ cho cấp
trung gian, cấp trung gian trên cớ sở đó phân bổ cho cấp cơ sở.
- Cấp cơ sở căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình để xác định các chỉ tiêu
dự toán có thể thực hiện được rồi phản hồi sang cấp trung gian.

- Cấp trung gian trên cơ sở đó và căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình
để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được rồi phản hồi cho ban quản
lý cấo cao nhất.
- Ban quản lý cấp cao nhất trên cơ sở đó, kết hợp với tằm nhìn toàn bộ về
hoạt động doanh nghiệp và mục tiêu chung của tổ chức sẽ đưa ra chỉ tiêu dự toán
chính thức cho cấp trung gian, trên cơ sở đó cấp trung gian đưa ra chỉ tiêu dự
toán chính thức cho cấp cơ sở .

* Ưu điểm :
- Tất cả các bộ phận đều tham ra vào các quá trình lập dự toán nên phát huy
được tính sáng tạo, tận dụng được năng lực và kinh nghiệm lập dự toán của quản
lý các cấp.

* Nhược điểm :
Thời gian lập dự toán và chi phí phát sinh nhiều: Để khắc phục được nhược
điểm này thì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, có những quy
định cụ thể để nâng cao tinh thần trách nhiệm
Ban quản lý cấp cao nhất


Quản lý cấp trung gian
Quản lý cấp cơ sở
Chỉ tiêu dự toán chính thức
Chỉ tiêu dự toán chính thức

Chỉ tiêu dự
toán dự thảo
Chỉ tiêu dự
toán dự thảo
Phản

hồi

Phản
hồi
- 10 -
1.2. Xây dựng và phân tích chi phí định mức

1.2.1. Khái niệm chi phí định mức



* Chi phí định mức là chi phí dự tính để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện
một dịch vụ cho khách hàng. Theo đó có:
- Chi phí định mức sản xuất: Là chi phí dự tính để sản xuất một đơn vị sản
phẩm ở điều kiện hoạt động SXKD bình thường .
- Chi phí định mức sản xuất kinh doanh: Là chi phí dự tính để sản xuất và
tiêu thụ một đơn vị sản phẩm ở điều kiện hoạt động SXKD bình thường.

* Chi phí định mức là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn
lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí
nhân công phải có số giờ công.

* Chi phí định mức giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh
của mình vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, là cơ sở để đánh giá, góp phần thông
tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản
phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời, gắn
liền trách nhiệm của cá nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết
kiệm.



1.2.2. Nguyên tắc xây dựng chi phí định mức

* Việc xây dựng chi phí định mức đòi hỏi những người có trách nhiệm phải
kết hợp nhiều yếu tố: Trước hết phải xem xét một cách nghiêm túc toàn bộ kết
quả đã đạt được, trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế,
cung cầu trên thị trường, điều kiện SXKD để xây dựng từ đó bổ xung, điều
chỉnh cho phù hợp. Đồng thời phải kết hợp với suy nghĩ và khả năng chuyên
môn của những người có trách nhiệm.


* Chi phí định mức là sự lượng hoá các dữ liệu thu thập được để xây dựng
các phương trình. Định mức chi phí được xây dựng từ hai yếu tố:
- 11 -
- Định mức lượng: Phản ánh số lượng các đơn vị đầu vào để tạo nên một đơn
vị sản phẩm đầu ra.
- Định mức giá: Phản ánh giá bình quân của một đơn vị đầu vào.
Định mức chi phí =

( Định mức lượng x Định mức giá )

1.2.3. Phân loại chi phí định mức
Có hai loại chi phí định mức:

1.2.3.1. Định mức lý tưởng

* Là định mức được xây dựng trong điều kiện tối đa mà công ty đạt được, tất
cả các quá trình sản xuất sẽ được thực hiện trong các điều kiện lý tưởng:
- Máy móc không được hư hỏng, động lực không được thiếu hụt bất ngờ,
không có một sự cố khiến cho quá trình sản xuất bị gián đoạn.
- Công nhân rất hiếm khi đau ốm, thời gian làm việc không bao giờ bị gián

đoạn hoặc bị đình chỉ, công nhân làm đúng giờ, không có thời gian ngưng việc
vì nhàn rỗi hay chờ nguyên vật liệu.
- Tất cả các nhà cung cấp đều đúng hạn khi giao hàng cho công ty, không có
sự gián đoạn về nguyên vật liệu.

* Định mức lý tưởng không có thực vì nó giả định không có vấn đề gì xảy ra
trong quá trình sản xuất, vì vậy các công ty không sử dụng định mức lý tưởng
mà lựa chọn một định mức thực tế để lập kế hoạch, định mức lý tưởng đưa ra
chỉ để hướng quá trình thực hiện đến định mức này.


1.2.3.2. Định mức thực tế
ơ
* Là định mức được xây dựng trong điều kiện trung bình tiên tiến với sự
làm việc bình thường của máy móc thiết bị, trình độ lành nghề và sự cố gắng
nhất định của người lao động. Định mức này là cơ sở để xây đựng dự toán, phân
tích chi phí, đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức.

* Trong quá trình xây dựng định mức thực tế, công ty không nên chọn mức
chỉ tiêu quá dễ đạt được vì không khuyến khích công nhân cố gắng đạt được
- 12 -
mức sản xuất cao nhất, nhưng cũng không nên chọn mức chỉ tiêu vượt quá năng
lực của họ vì như vậy sẽ không thực hiện được.

1.2.4 . Phương pháp xây dựng chi phí định mức


1.2.4.1. Phương pháp kỹ thuật
Phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích của các chuyên gia kỹ thuật nhằm
định hướng nguyên vật liệu, lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm

trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn lực hiện có của doanh
nghiệp.

1.2.4.2.Phương pháp thống kê kinh nghiệm

* Phương pháp này dựa trên cơ sở thống kê số liệu thực tế SXKD ở nhiều kỳ
kế toán trước đó.
- Để xây dựng định mức lượng: Căn cứ vào số liệu thực tế về số lượng các
yếu tố đầu vào bình quân của các kỳ trước để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm đầu ra
kết hợp với các biện pháp quản lý sử dụng.
- Để xây dựng định mức giá: Căn cứ vào sự biến động giá bình quân của các
kỳ trước, tình hình thị trường

* Phương pháp này cần lưu ý là phải xem xét sự thay đổi của các kỳ và các
chi phí phát sinh kỳ trước có phù hợp không ? nếu không hợp lý không phù hợp
thì cần loại bỏ hay xây dựng lại ?.


1.2.4.3. Phương pháp điều chỉnh
Là phương pháp điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với hoạt động trong
tương lai của doanh nghiệp.


1.2.5. Cách xây dựng các định mức chi phí

1.2.5.1. Xây đựng định mức NVLTT
NVLTT là những yếu tố vật chất tạo nên thành phần chính của SP được sản
xuất ra.
- 13 -
* Về mặt lượng:

Định mức tiêu hao NVLTT cho một đơn vị SP là:
- Số lượng NVL cần thiết để sản xuất một SP .
- Số lượng NVL hao hụt cho phép.
- Số lượng NVL hư hỏng trong sản xuất.

* Về mặt giá trị NVL :
Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị NVLTT sau khi đã trừ mọi khoản
chiết khấu thương mại giảm giá hàng bán .
Như vật định mức giá NVL bao gồm :
- Giá mua NVL theo hoá đơn .
- Giá mua NVL.
- Trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Như vậy ta có :
Định mức chi phí NVLTT = Định mức về lượng x Định mức về giá


1.2.5.2. Định mức chi phí NCTT

* Chi phí NCTT là chi phí lương của những lao động trực tiếp biến đổi
NVLTT thành SP có thể tiêu thụ được.

* Định mức chi phí NCTT bao gồm: Định mức về giá một đơn vị thời gian
lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian cho phép để hoàn thành một đơn
vị SP.
- Định mức giá một đơn thời gian lao động trực tiếp: Phản ánh chi phí nhân
công cho một đơn vị thời gian bao gồm:
+ Mức lương cơ bản cho một đơn vị thời gian.
+ Phụ cấp, tiền lương phụ.
+ BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Định mức lượng thời gian cho phép để hình thành một đơn vị SP được xác

định bằng hai cách:
- 14 -
+ Phương pháp kỹ thuật: Chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp
với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian
chuẩn cho từng công việc.
+ Phương pháp bấm giờ: Định mức lượng thời gian để sản xuất một đơn vị
SP bao gồm :
 Thời gian cần thiết để sản xuất một SP.
 Thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy.
 Thời gian cho xửa chữa SP hỏng.

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá


1.2.5.3.Xây dựng định mức chi phí SXC



* Chi phí SXC: Là tất cả các chi phí của phân xưởng ngoài chi phí lao động
trực tiếp và chi phí NVLTT. Đó là các chi phí thuộc về môi trường SX hoặc
phân xưởng, bao gồm :
- Nguyên liệu phụ: Là những yếu tố vật chất không tạo nên thành phần chính
của SP, hay nếu có thì chúng không đáng kể .


- Chi phí lao động gián tiếp: Là chi phí tiền lương của tất cả các công nhân
phân xưởng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất SP.
- Chi phí phân xưởng khác: Gồm tất cả các chi phí cần thiết khác để phân
xưởng hoạt động như: Chi phí tiền điện, nước, thuê ngoài, khấu hao máy móc
phân xưởng…


* Theo mô hình ứng xử chi phí thì chi phí SXC bao gồm: Định phí, biến phí
và chi phí hỗn hợp .
Chi phí hỗn hợp là những chi phí SXC bao gồm cả biến phí và định phí, do
đó để xây dựng định mức chi phí SXC ta chỉ xây dựng định mức biến phí SXC
và định mức định phí SXC.

a. Xây dựng biến phí SXC

* Biến phí SXC: Là những khoản chi phí SXC thay đổi theo mức độ hoạt
động. Ví dụ chi phí nguyên liệu phụ, tiền điện …
- 15 -
* Biến phí SXC có thể liên quan trực tiếp đến một loại SP hay liên quan gián
tiếp đến nhiều loại SP, do vậy phụ thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp và
mối quan hệ giữa biến phí SXC với các SP mà ta có thể sử dụng các phương
pháp khác nhau để xác định định mức biến phí SXC như sau:
- Nếu biến phí SXC liên quan trực tiếp đến một loại SP thì biến phí SXC
đươc xác định theo định mức gía và lượng:

Đ
ịnh mức biến
phí
SXC
=
Định mức lư
ợng
biến SXC
x
Đ
ịnh mức giá

biến phí SXC
+ Định mức giá biến phí SXC: Phản ánh đơn giá biến phí SXC phân bổ theo
tiêu thức được chọn làm căn cứ phân bổ.

Ví dụ: Đơn giá biến phí SXC cho SP A là : 6000 đ / giờ
+ Định mức lượng biến phí SXC: Phản ánh số lượng hoạt động được chọn
làm căn cứ phân bổ chi phí SXC cho một đơn vị SP.
Ví dụ: Định mức lượng biến phí SXC cho SP A là : 5giờ /SP
Vậy định mức biến phí SXC cho SP A:
= 6000đ/giờ x 5giờ/SP = 30.000đ/SP
- Nếu biến phí SXC liên quan gián tiếp đến nhiều loại SP: Người ta có thể sử
dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định định mức biến phí SXC
theo công thức:
Đ
ịnh mức biến
phí
SXC
=
Đ
ịnh mức biến
phí tr
ực tiếp
x Tỷ lệ biến phí SXC


Ví dụ : Định mức biến phí trực tiếp là: 40.000 đ/SP, biến phí SXC được xác
định bằng 40% định mức biến phí trực tiếp.
Vậy định mức biến phí SXC = 40% x 40.000đ/SP = 16.000đ/SP.
[
b. Xây dựng định mức định phí SXC



* Định phí SXC: Là những khoản chi phí SXC mà tổng số không đổi khi mức
độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp.

- 16 -


Đ
ịnh mức định phí
SXC cho một SP

=

[
Định mức lượng
định phí SXC

x


Định mức giá
định phí SXC

* Định mức định phí SXC cũng được xây dựng tương tự như phần định mức
biến phí SXC.



Dự toán SXC trong năm

=
Tổng mức hoạt động trong năm
của căn cứ phân bổ
x
Mức hoạt đông
cho một SP sản
xuất

* Căn cứ để phân bổ định phí sản xuất chung thường là: Số giờ máy, số giờ
lao động, chi phí trực tiếp.

1.2.5.4. Định mức chi phí bán hàng và chi phí QLDN

* Chi phí bán hàng: Là tất cả các chi phí tất cả các chi phí phát sinh cho việc
bán hàng, tiêu thụ sản phẩm như : Chi phí vận chuyển, bốc vác bán hàng, lương
nhân viên phục vụ bán hàng …

* Chi phí QLDN: Là các chi phí mang tính chất tổ chức quản lý, phát sinh
trong phạm vi toàn bộ doanh nghiệp như: Chi phí văn phòng, lương nhân viên
quản lý, khấu hao TSCĐ…

* Việc xây dựng định mức chi phí bán hàng, QLDN cũng tương tự như định
mức chi phí sản xuất chung.

Định mức chi phí bán
hàng hoặc QLDN
=
Định mức biến phí bán
hàng hoặc QLDN
+

Định mức định phí bán
hàng hoặc QLDN
Trong đó :

Định mức biến
phí bán hàng
hoặc QLDN
=
Định m
ức giá biến
phí bán hàng ho
ặc
QLDN
x
Định mức lượng biến
phí bán hàng hoặc
QLDN
+ Định mức giá biến phí bán hàng hoặc QLDN: Phản ánh đơn giá biến phí
bán hàng hoặc QLDN phân bổ theo tiêu thức được chọn làm căn cứ phân bổ.
- 17 -
Tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng hay QLDN thường là khối lượng tiêu
thụ.
+ Định mức lượng biến phí bán hàng hoặc QLDN: Phản ánh số lượng hoạt
động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí bán hàng hoặc QLDN trên một đơn
vị SP .
+ Để xây dựng định mức biến phí bán hàng hoặc QLDN người ta thường tính
từng khoản mục chi phí bán hàng hoặc quản lý doanh nghiệp rồi tổng hợp lại.
- Người ta có thể tính định mức biến phí bán hàng hoặc QLDN bằng cách xác
định tỷ lệ % so với đinh mức biến phí trực tiếp.
Định mức biến phí

bán hàng hoặc QLDN

=
Định mức biến
phí trực tiếp
x
Tỷ lệ định mức
biến phí bán
hàng hoặc QLDN











Tổng dự toán định phí bán
hàng hoặ QLDN
Địnhmức định
phí bán hàng
hoặc QLDN
Tổng mức hoạt động trong
năm của căn cứ phân b

x
Mức hoạt đông cho

một SP

 Từ việc phân tích các yếu tố cấu thành nên định mức lượng và định
mức giá của chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí bán
hàng và chi phí QLDN, ta có thể xây dựng những phương trình toán
học mô hình hồi quy bội trong kinh tế lượng như sau:

* Phương trình hồi quy chi phí NCTT:

- Phương trình hồi quy bội thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
nên định mức lượng NCTT như sau:
N= eNaNaNaa 
2322110

Trong đó:
N : Chi phí định mức về lượng NVL.
N
1
: Lượng NVL cần thiết để sản xuất một SP.:
=

- 18 -
N
2
:Lượng NVL hao hụt cho phép.
N
3
: Lượng NVL hư hỏng trong xuất.

0

a : Số hạng cố định.

1
a : Mức tác động tới định mức NVL khi lượng NVL dùng cho sản xuất thay
đổi một đơn vị.

2
a : mức tác dộng tới định mức NVL khi lượng nguyên vật liệu dùng cho SP
hao hụt cho phép thay đổi một đơn vị.

3
a : Mức tác động tới định mức NVL khi lượng NVL dùng cho SP hỏng thay
đổi một đơn vị.
e : Sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác.
- Phương trình hồi quy bội thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên
giá NVL:
G= egagaa 
22110

Trong đó:
G: Định mức chi phí về giá NVL.

1
g : Giá mua (sau khi trừ đi các khoản giảm giá).


2
g : Chi phí thu mua.

0

a : Số hạng cố định.

1
a : Mức tác động tới định mức giá NVL khi giá mua thay đổi một đơn vị.

2
a : mức tác động tới định mức giá NVL khi chi phí thu mua thay đổi một
đơn vị.
e : Sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác.

* Phương trình hồi quy chi phí NCTT:

- Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng NCTT:
L= elalalaa 
3322110

Trong đó:
L: Chi phí định mức về lượng NCTT.
- 19 -
1
l : Lượng thời gian cần thiết để SX một SP.
2
l : Lượng thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy.
3
l : Lượng thời gian tính cho SP hỏng.

0
a : Số hạng cố định.
1
a : Mức tác động tới định mức lượng NCTT khi lượng thời gian cần thiết để

sản xuất một SP thay đổi một đơn vị.
2
a : mức tác động tới định mức lượng NCTT khi lượng thời gian nghỉ ngơi,
lau chùi máy thay đổi một đơn vị.
3
a : Mức tác động tơí định mức lượng NCTT khi lượng thời gian tính cho SP
hỏng thay đổi một đơn vị.
e : Sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác.

- Phương trình hồi quy chi phí về giá NCTT:
M= emamamaa 
3322110

Trong đó:
M: Chi phí định mức về giá NCTT.
1
m : Giá mức lương căn bản giờ công trực tiếp.
2
m : BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho một SP.
3
m : Phụ cấp tính cho một SP.
0
a : Số hạng cố định.
1
a : Mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức lương căn bản thay đổi
một đơn vị.

2
a : mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức BHXH, BHYT, KPCĐ
thay đổi một dơn vị.

3
a : Mức tác động tới định mức giá nhân công khi phụ cấp thay đổi một đơn
vị.
e : Sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác.

×