Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.11 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một trong những điểm nổi bật của đời sống Hán Nôm thế kỉ XIX là sự xuất hiện
một loạt sách vừa có tính chất như những tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm, chúng
cũng là những bộ sách học chữ Hán, phổ biến và cập nhật các tri thức đương thời qua
chữ Hán, như: 日 用 常 談 Nhật dụng thường đàm, 嗣 德 聖 製 字 學 解 義 歌 Tự
Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca, 南 方 名 物 備 攷 Nam phương danh vật bị
khảo, 大 南 國 語 Ðại Nam quốc ngữ Chúng được biên soạn nhằm học chữ Hán,
tiếp thu và cập nhật tri thức qua chữ Hán, chữ Nôm. Cách thức tổ chức bên trong của
chúng đã làm cho chúng trở thành các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm. Chúng
mang trong mình nhiều giá trị, nhất là lĩnh vực biên soạn tự điển và từ điển. Chúng
cần được xem xét trên phương diện tự điển, từ điển học cũng như trên phương diện
giáo dục chữ Hán, giáo dục Hán văn. Nghiên cứu chúng sẽ:
Giúp chúng ta giải thích và đánh giá một loạt vấn đề liên quan đến Hán học và ngữ
văn Việt Nam cũng như xã hội và văn hóa Việt Nam truyền thống.
Giúp chúng ta hiểu thêm về cách thức biên soạn tự điển chữ Hán như: xây dựng
bảng từ, mục từ; cách chọn các đơn vị cơ sở để lập mục từ, bảng từ.
Giúp chúng ta hiểu thêm về mức độ phổ biến, cập nhật và bổ sung các tri thức
văn hóa vào một thế kỉ cuối thời trung đại qua chữ Hán.
Giúp chúng ta hiểu thêm về khả năng của tiếng Việt khi thực hiện nhiệm vụ làm
vốn đối ứng cho việc phổ biến những tri thức văn hóa có tính trí tính cao từ chữ Hán.
Chúng góp phần làm sáng rõ những đóng góp của ngữ văn Hán Nôm cho truyền
thống ngữ văn Việt Nam nói riêng, truyền thống ngữ văn Đông Á nói chung, nơi mà
các vấn đề về văn tự, tự điển, học chữ, phổ biến chữ, thích danh, thích nghĩa luôn
được đặc biệt chú ý.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm
thế kỉ XIX làm đề tài cho luận án tiến sĩ ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức chung về bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ XIX,
luận án nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
Lập danh mục các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm được biên soạn vào thế kỉ XIX,


xác lập tính chất “字 學 tự học”, “字 書 tự thư”, “辭 書 từ thư”, “類 書 loại thư” của
chúng trong mối quan hệ với truyền thống biên soạn sách học chữ Hán cũng như tự
điển và từ điển chữ Hán nói chung.
Nghiên cứu cơ cấu bảng từ cũng như cơ cấu mục từ nói chung để từ đó đi vào
nghiên cứu “phần được giải thích” (chữ Hán) của mục từ trong mối quan hệ với các
phạm trù văn hoá mà các mục chữ Hán này chuyển tải.
Nghiên cứu “phần giải thích” của mục từ (giải thích nghĩa bằng chữ Nôm, giải
thích nghĩa bằng chữ Hán), trong mối quan hệ đối ứng với bộ phận được giải thích;
nghiên cứu các bộ phận nối giữa “phần được giải thích” và “phần giải thích”.
1
Nghiên cứu các mục đích biên soạn cũng như các định hướng tri thức văn hóa,
sự cập nhật tri thức qua Hán học nhất là những tri thức về Việt Nam mà các bộ “tiểu
loại thư” này đã thực hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là bốn bộ tự điển, từ điển Hán Nôm được biên
soạn, ấn bản, trùng san trong thế kỉ XIX: Nhật dụng thường đàm (gọi tắt là Nhật
dụng); Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca (Tự Đức); Nam phương danh vật bị
khảo (Nam phương); Ðại Nam quốc ngữ (Đại Nam).
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu bốn bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế
kỉ XIX từ góc nhìn từ điển học, từ thư học và sách dạy chữ Hán, sách học chữ Hán.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng các thao tác mô tả của văn bản học Hán Nôm và ngữ văn Hán
Nôm trong việc giới thiệu và mô tả các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ
XIX; phiên âm, dịch nghĩa chúng ra quốc ngữ hiện đại; chọn đại diện cho nghiên cứu.
Luận án sử dụng các thao tác mô tả của từ điển học, nhất là của từ thư học và tự
điển học chữ Hán để mô tả cơ cấu bảng từ và cơ cấu mục từ của các tự điển, từ điển
Hán Nôm.
Luận án vận dụng các tri thức của xã hội - ngôn ngữ học trong việc mô tả hoàn
cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ XIX nhằm giải thích các cơ sở xã hội - ngôn
ngữ mà các bộ sách này ra đời.

Luận án vận dụng các tri thức của ngôn ngữ và văn hóa học trong việc phân tích,
giải thích và sơ bộ đánh giá giá trị văn hóa của các bộ sách này trong bối cảnh xã hội
- ngôn ngữ ra đời chúng.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án giới thiệu danh mục các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ
XIX và xác định các đại diện cho nghiên cứu.
Luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về cấu trúc (cấu trúc bảng từ; cấu trúc
mục từ) từ góc nhìn của từ điển học nói chung, của từ điển học chữ Hán và tự điển, từ
điển Hán Nôm nói riêng.
Luận án góp phần làm sáng tỏ mục đích, tính chất của các bộ tự điển, từ điển
Hán Nôm trong khuôn hình loại thư song ngữ Hán Nôm từ góc nhìn sách dạy chữ
Hán, sách học chữ Hán như: nhật dụng chữ Hán; mở mang cái học cách trí, cái học
đa thức, cái học phi khoa cử; đồng thời góp phần làm sáng tỏ vai trò của nhân tố tiếng
mẹ đẻ trong việc học chữ Hán.
Luận án góp phần giải thích một vài cơ sở ngôn ngữ - xã hội cho sự ra đời của
các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm và phân tích các mục đích biên soạn của chúng.
Luận án góp phần giải thích những cố gắng của ngữ văn truyền thống trong việc
cập nhật, bổ sung các tri thức văn hóa mà thời đại yêu cầu qua chữ Hán, chữ Nôm.
Luận án góp phần hình thành một nhận thức đúng đắn về truyền thống tự điển học
và từ điển học Việt Nam, trân trọng di sản văn hiến dân tộc trên cơ sở thấu hiểu những
minh chứng cụ thể về phương diện tự điển và từ điển học.
2
6. Cấu trúc của luận án
Trên cơ sở nhận thức tổng quan về đối tượng và vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu được trình bày ở phần
Mở đầu, Nội dung của đề tài được triển khai theo hệ thống vấn đề như sau:
Chương 1 (25 trang) với tiêu đề: “Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài và xác lập những hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án” nhằm
đề cập đến các nghiên cứu đã có về bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm Việt
Nam thế kỉ XIX, từ đó làm sáng tỏ cách thức và hướng đi của luận án sẽ thực hiện,

nhằm đề cập đến các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm từ góc nhìn của từ điển
học nói chung, từ điển học và từ thư học chữ Hán nói riêng.
Chương 2 (35 trang) với tiêu đề: “Danh mục và bảng từ của các tự điển, từ
điển Hán Nôm thế kỉ XIX” nhằm giới thiệu các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán
Nôm thế kỉ XIX, nguồn tư liệu cho bảng từ và mục từ, cấu trúc và tính chất của
bảng từ.
Chương 3 (44 trang) với tiêu đề: “Cấu trúc nội tại của mục từ trong các tự
điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX” nhằm nghiên cứu cấu trúc tổng quát của mục từ
và các bộ phận trong cấu trúc chi tiết của mục từ.
Chương 4 (32 trang) với tiêu đề: “Định hướng biên soạn và sự cập nhật tri thức
của các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX” nhằm nghiên cứu định hướng biên soạn,
mở mang và cập nhật tri thức theo chủ đề với tư cách là sách dạy, sách học chữ Hán có
tính chất song ngữ này trong bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ XIX.
Phần Kết luận (7 trang) sẽ đánh giá, tổng kết những kết quả qua thực tế giải
quyết vấn đề trong các chương mục của Nội dung luận án.
Ngoài ra, luận án còn hai phần phụ là: Tài liệu tham khảo và Phụ lục (166
trang) với các bộ phận cấu thành:
1. Phụ lục 1: Ảnh chụp trang bìa các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX.
2. Phụ lục 2: Bản phiên dịch Nhật dụng thường đàm và các bài tựa của các bộ
tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX.
- Phụ lục 2.1: Bản phiên dịch Nhật dụng thường đàm.
- Phụ lục 2.2: Phần phiên dịch Nam phương danh vật bị khảo (tựa)
- Phụ lục 2.3: Phần phiên dịch Đại Nam quốc ngữ (tựa)
3
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ XÁC LẬP NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN
Chương này nhằm khái quát những nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, xác
định cách tiếp cận cũng như những hướng và lĩnh vực mà luận án sẽ được triển khai từ

góc nhìn của từ điển học nói chung, tự điển học và từ điển học chữ Hán nói riêng.
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những nghiên cứu về các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (từ đây viết tắt là
TĐHN.TkXIX) chủ yếu được triển khai trên các lĩnh vực như: những nghiên cứu
khái quát và phiên dịch Hán Nôm; những nghiên cứu cụ thể về từng bộ sách; những
nghiên cứu về chữ Nôm lấy các TĐHN.TkXIX như nguồn tư liệu…
1.1.1. Những giới thiệu khái quát và phiên dịch Hán Nôm về TĐHN.TkXIX
1.1.1.1. Những giới thiệu khái quát
Những giới thiệu khái quát về bốn bộ TĐHN.TkXIX thể hiện trong các công
trình sau đây:
Trần Văn Giáp (1990) trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - nguồn tư liệu văn
học, sử học Việt Nam, (tập 2), đã giới thiệu các bộ sách ở phần NGÔN NGỮ với các
số: 217 (Nhật dụng thường đàm); 224 (Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca); 223
(Ðại Nam quốc ngữ); 226 (Nam phương danh vật bị khảo).
Trần Nghĩa, Prof.Francois Gros (1993) và các cộng sự của mình trong công trình
Di sản Hán Nôm - Thư mục đề yếu, gồm 3 tập, sau khi giới thiệu về văn bản của các
bộ sách, đã mô tả về kết cấu và nội dung của chúng về phương diện thư mục học.
Nguyễn Thị Lan (2002) trong Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm: Tìm hiểu loại hình
sách song ngữ Hán - Nôm dạy chữ Hán, với tính chất nghiên cứu điểm về thể loại, đã
đề cập đến các bộ sách này với tư cách là những sách song ngữ dạy chữ Hán.
1.1.1.2. Những công trình phiên dịch Hán Nôm
Phương thủ Nguyễn Hữu Quì (1971) trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa
ca, đã phiên âm bộ sách này và mới chỉ in được một phần, được Uỷ ban dịch thuật phủ
Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa của chính quyền Sài Gòn cũ xuất bản năm 1971.
Phan Đăng (1996) trong Thơ văn Tự Đức (3 tập), đã phiên âm hoàn chỉnh Tự
Đức, in ở tập 3 của công trình này.
Lã Minh Hằng (2013) trong Khảo cứu từ điển song ngữ Hán - Việt Đại Nam quốc
ngữ, đã phiên dịch bộ sách và khảo cứu, chú giải cho các mục từ Hán của Đại Nam.
Như vậy, đến nay mới có hai bộ Tự Đức và Đại Nam được phiên dịch và công
bố toàn văn.

1.1.2. Những nghiên cứu cụ thể về từng bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX
1.1.2.1. Các bộ tự điển, từ điển là đối tượng cho những giới thiệu tổng quát
Thuộc về những nghiên cứu cụ thể về từng bộ TĐHN.TkXIX là những bài viết
độc lập cũng như lời giới thiệu cho các lần xuất bản, những nghiên cứu về chữ Nôm
trong các tự điển, từ điển sau đây:
4
Phan Đăng (1998) trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca” - một cuốn sách
quí trong các tác phẩm của vua Tự Đức, đã dành 3 trang để giới thiệu một cách khái quát
về cấu trúc của cuốn sách và đưa ra một số nhận xét sơ lược về chữ Nôm.
GS. Nguyễn Thiện Giáp (2005) trong công trình Lược sử Việt ngữ học, tập một,
đã nêu ra danh mục 10 cuốn từ điển đối chiếu Hán Việt đầu tiên trong đó có 4 cuốn
mà đề tài luận án này nghiên cứu. Trong phạm vi và khuôn khổ của một mục viết cho
một bộ sách lớn về lịch sử Việt ngữ học, tác giả chỉ có thể nêu ra những nhận xét
chung và đặt chúng trong phạm vi của Việt ngữ học
Lê Văn Cường (2012) trong Nhật dụng thường đàm, cuốn từ điển bách khoa
song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX” in trên Tạp chí Hán Nôm, (số 3. 2012), đã giới thiệu
chủ yếu về tình hình của các văn bản đang được lưu trữ trong các thư viện, điểm qua
về phương pháp giải nghĩa chú âm của từ điển.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về chữ Nôm trong các tự điển, từ điển
Thuộc vào những nghiên cứu chuyên biệt về chữ Nôm, trong bốn bộ
TĐHN.TkXIX mới chỉ có Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca được nghiên cứu
đến trong các công trình sau đây:
Đoàn Khoách trong Chữ Nôm trong một tác phẩm của vua Tự Đức, đề cập đến
vấn đề lí thuyết chữ Nôm và phân tích cấu tạo chữ Nôm của một vài trang phần Nhân
sự loại (thượng).
Hà Đăng Việt (2008) trong bài viết “Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca”
và vấn đề chuẩn hoá chữ Nôm thời Nguyễn đã phân loại cấu trúc và định lượng chữ
Nôm của bộ sách.
Qua phần trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu trên đây có thể thấy, các nghiên
cứu đã có về các TĐHN.TkXIX chủ yếu mới chỉ giới thiệu và điểm danh về bốn bộ

sách, phiên âm Hán - Nôm và nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế
Tự học giải nghĩa ca; những vấn đề về cơ cấu bảng từ, mục từ cũng như các vấn đề
về định hướng biên soạn và cập nhật và mở rộng tri thức của các bộ sách dạy chữ
Hán này vẫn chưa được nghiên cứu.
1.1.3. Các bộ TĐHN.TkXIX - nguồn tư liệu cho các nghiên cứu chữ Nôm Việt nói
chung, cho chữ Nôm hậu kì nói riêng
Với tiêu chí này chúng ta có thể kê ra một danh sách khá dài các công trình
nghiên cứu về chữ Nôm. Đào Duy Anh, Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo diễn biến,
Nxb Khoa học Xã hội, H.1975; Phan Văn Các (chủ biên), Giáo trình Hán Nôm, Nxb
Giáo dục, 1985; Nguyễn Tài Cẩn, Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, H.1985; Nguyễn Quang Hồng, Khái luận văn tự học chữ Nôm,
Nxb KHXH, 2008; (….).
Trên đây là sự kiểm kê về lịch sử vấn đề nghiên cứu. Các nghiên cứu đó do yêu
cầu và hoàn cảnh của mình, phần nhiều mới chỉ dừng lại ở các phương diện như: Giới
thiệu về các TĐHN.TkXIX trong tổng thể kho sách Hán Nôm theo chủ đề; Giới thiệu
các bộ sách dưới góc độ thư mục học; Giới thiệu sách và các tác giả của sách; Phiên,
dịch và công bố các bản phiên, dịch; Các nghiên cứu cụ thể về chữ Nôm trong các bộ
sách; Sử dụng các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm này như là nguồn cứ liệu để
xây dựng các bộ tự điển chữ Nôm. Ngay cả khi nghiên cứu có sử dụng những cơ sở
của văn tự học nhưng cũng mới chỉ đề cập đến phần chữ Nôm như là nguồn tư liệu
5
mà thôi. Còn hướng nhìn chúng theo góc độ tự điển học theo nghĩa hẹp hay nghĩa
rộng của thuật ngữ này thì vẫn còn bỏ trống. Điều đó cho phép chúng tôi triển khai đề
tài theo các yêu cầu mà đề tài phải có.
1.2. Những hướng và lĩnh vực cần được đề tài luận án triển khai
Luận án sẽ được triển khai theo hướng nghiên cứu của từ điển học hiện đại nói
chung, truyền thống từ điển học chữ Hán nói riêng. Từ điển học hiện đại sẽ cung cấp
những cơ sở có tính phương pháp luận cho nghiên cứu đề tài luận án [phân loại tự điển,
từ điển; cấu trúc của tự điển, từ điển (cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô - bảng từ và mục
từ, cấu tạo mục từ…)]. Còn những nhận thức về truyền thống tự điển, từ điển chữ Hán

sẽ đóng vai trò cơ sở cho mọi trình bày của luận án. Các bộ tự điển, từ điển chữ Hán
trong truyền thống tự điển chữ Hán không chỉ đóng vai trò là những bảng sưu tập chữ
Hán phản ánh chuẩn hóa cách viết, âm đọc mà còn là công cụ cho sự lưu truyền, sử
dụng, mở mang văn hóa, mở mang kiến thức.
Với hai định hướng như trên, những vấn đề sau đây sẽ được triển khai trong luận án:
Giới thiệu và phân tích các TĐHN.TkXIX về phương diện văn bản học, phiên
âm, dịch nghĩa và mô tả chúng về phương diện từ điển học.
Nghiên cứu cấu trúc vĩ mô cũng như cấu trúc vi mô của các TĐHN.TkXIX.
Mô tả môi trường song ngữ Hán Việt mà các TĐHN.TkXIX ra đời.
Phân tích và đánh giá mục đích biên soạn cũng như những tri thức văn hóa của
chữ Hán được mang ra dạy và học trong các bộ sách này.
1.2.1. Cơ sở của từ điển học và từ điển học chữ Hán phục vụ cho đề tài nghiên
cứu
1.2.1.1. Một số khái niệm của từ điển học hiện đại
Từ lí thuyết và thực tiễn biên soạn cũng như những phân tích ngôn ngữ phục vụ
cho mục đích biên soạn từ điển, ngôn ngữ học hiện đại đã khái quát nên một số khái
niệm có tính cơ sở về từ điển.
“Từ điển học là chuyên ngành khoa học nhằm nghiên cứu lí luận và biên soạn
các công trình tra cứu nói chung”.
Chúng thường được trình bày trong các giáo trình ngôn ngữ học. Dưới đây là
một số khái niệm cơ bản về từ điển học được chúng tôi tóm lược từ Giáo trình ngôn
ngữ học của GS.Nguyễn Thiện Giáp.
a. Từ điển là những tập sách tập hợp vốn từ vựng của một ngôn ngữ hay nhiều
ngôn ngữ xếp theo những trật tự nhất định nhằm giải thích hay phiên dịch các mục từ.
a1. Từ điển ngữ văn giải thích ý nghĩa và cách sử dụng các từ đã được thu thập
vào từ điển. Từ điển ngữ văn lại bao gồm từ điển tường giải (cho một thứ tiếng); từ
điển đối chiếu (từ điển song ngữ) cho hai thứ tiếng trở lên.
a2. Từ điển học hiện đại còn tách từ điển ngữ văn theo cách sắp xếp các mục từ
trong đó thành các loại: từ điển biểu âm, từ điển biểu ý.
b. Cấu trúc của từ điển. Một cuốn tự điển, từ điển nói chung thường được cấu

trúc thành hai bộ phận: Một là cấu trúc vĩ mô và hai là cấu trúc vi mô.
Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc bảng từ, trong đó bao gồm toàn thể các mục từ được
sắp xếp theo một trật tự nhất định.
Cấu trúc vi mô là cấu trúc của từng mục từ cụ thể trong hệ thống bảng từ.
6
Trên đây là một số cơ sở của từ điển học hiện đại. Chúng được xem như là một
trong những cơ sở có tính lí thuyết và phương pháp để chúng ta suy xét, đánh giá về
bốn bộ TĐHN.TkXIX của đề tài luận án này nghiên cứu. Tuy vậy, đó là cách nhìn
của từ điển học hiện đại vì từ điển học hiện đại lấy “từ” làm đơn vị cở sở cho xây
dựng mục từ. Các tự điển, từ điển Hán Nôm ngoài việc được xem xét theo cách nhìn
của từ điển học hiện đại, chúng ta cần phải dựa trực tiếp vào một số cơ sở của truyền
thống từ điển học chữ Hán vì các TĐHN.TkXIX đều được xây dựng trên sự kế thừa
nhất định truyền thống đó.
1.2.1.2. Truyền thống từ điển học chữ Hán
Việc biên soạn từ điển học chữ Hán đã có truyền thống trên 2000 năm, gắn liền với
sự tăng tiến và mở mang của chữ Hán, tiếng Hán, văn hóa Hán cũng như văn hóa các
nước trong khu vực Đông Á nên đã đặt cơ sở cho sự ra đời của chữ Hán truyền thống.
Truyền thống tự điển, từ điển học chữ Hán Trung Quốc nói riêng, Đông Á nói
chung mang trong mình nhiều bộ phận thành viên như:
1. Tự thư 字 書, là những bộ sách công cụ lấy tự 字 (chữ) làm đơn vị sưu tập và
giải thích ý nghĩa, như: 說 文 解 字 Thuyết văn giải tự ;字 林 Tự lâm;玉 篇 Ngọc
thiên ; 字 樣 Tự dạng; 干 祿 字 書 Can Lộc tự thư; 字 彙 Tự vựng; 正 字 通 Chính
tự thông; 康 熙 字 典 Khang Hi tự điển.
2. Vận thư 韻 書, là các bộ tự điển ngữ âm xếp chữ theo vận (vần), thịnh hành vào
thời Tùy, Đường, Tống, như: 切 韻 Thiết vận do nhóm Lục Pháp Ngôn 陸 法 言 soạn
xong năm 601. 唐 韻 Đường vận do Tôn Diện 孫 面 soạn.廣 韻 Quảng vận do nhóm
Trần Bành Niên 陳 彭 年 soạn.
3. Từ thư 辭書, là tên gọi chung cho các loại sách nhằm thu thập tự cũng như từ
hoặc ngữ, như tự điển 字 典, từ điển 辭 典, từ điển bách khoa toàn thư 百 科 全 書
辭 典, từ điển bách khoa chuyên thư 百 科 專 書 辭 典 書, trong đó 爾 雅 Nhĩ nhã ra

đời vào đầu thời Tây Hán được coi là bộ đầu tiên.
4. Loại thư, là một loại sách công cụ sưu tập các tư liệu, tài liệu ghi chép theo
môn loại hay một vài môn loại nhằm dễ kiểm, dễ tra cứu. Khởi đầu của loại thư chữ
Hán là bộ Hoàng lãm 皇 覽 được biên soạn ở thời Ngụy Văn Đế. Thời Đường có các
bộ loại thư như: Bắc Đường thư sao 北 唐 書 抄; Nghệ văn loại tụ 藝 文 類 聚; Sơ
học kí 初 學 記. Thời Tống có các bộ loại: Thái bình ngự lãm 太 平 御 覽; Sách phủ
nguyên qui 冊 府 元 龜. Thời Minh có Vĩnh Lạc đại điển 永 樂 大 典; Cổ kim đồ thư
tập thành 古 今 圖 書 集 成…Loại thư có thể đó là loại thư chuyên thư một môn loại
nào đó và cũng có thể là loại thư tổng hợp nhiều môn loại.
Tự điển, từ điển song ngữ chữ Hán trong truyền thống không có nhiều. Chúng
thường chỉ được biên tập khi có nhu cầu đối chiếu, phiên dịch. Thời Minh đã có tập
sách Hoa Di dịch ngữ 華 夷 譯 語. Hoa Di dịch ngữ vừa là bảng tự, bảng từ cũng
như là tự điển đối chiếu, tự điển đa ngữ.
Như vậy, tự điển, từ điển chữ Hán bao gồm tự thư 字 書, từ thư 辭 書, vận thư 韻
書, loại thư 類 書… Đơn vị cho sự sắp xếp của chúng có thể là: tự 字, từ 詞, ngữ 語…
1.2.1.3. Truyền thống từ điển học Hán Nôm
7
Truyền thống từ điển Hán Nôm đã được hai học giả là Trần Văn Giáp và
Nguyễn Thiện Giáp giới thiệu một cách có hệ thống trong công trình của mình.
Học giả Trần Văn Giáp trong tập II của bộ sách Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, đã
dành mục IV. NGÔN NGỮ với các đơn vị sách từ số 213 đến 226, với 13 đầu sách
cho việc kiểm kê các bộ sách Hán Nôm có liên quan đến ngôn ngữ học của kho sách
Hán Nôm.
GS.Nguyễn Thiện Giáp trong công trình Lược sử Việt ngữ học, đã lập danh mục
gồm 10 cuốn từ điển đối chiếu Hán Việt (1. Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa; 2. Đại Nam
quốc ngữ; 3. Nam phương danh vật bị khảo; 4. Nan tự giải âm; 5. Ngũ thiên tự;
6. Nhật dụng thường đàm; 7. Tam thiên tự giải âm; 8. Thiên tự văn giải âm; 9. Tự
học giải nghĩa ca; 10. Tự loại diễn nghĩa).
Ngoài những bộ sách trên, chúng tôi cho rằng cần phải xếp vào phạm trù tự điển,
từ thư, từ điển truyền thống những bộ sách như Vân đài loại ngữ của Lê Quí Đôn,

Dược tính chỉ nam của Tuệ Tĩnh. Các bộ sách đó đều là những bộ bách khoa thư cho
dù hoặc thuộc phạm trù loại thư hoặc thuộc phạm trù chuyên thư.
1.2.2. Nghiên cứu các bộ TĐHN.TkXIX từ góc nhìn từ điển học
Sau khi có những nhận thức cơ sở như trên về từ điển học nói chung, tự điển, từ
điển học chữ Hán nói riêng, luận án sẽ đi vào các nghiên cứu cụ thể như sau:
Giới thiệu các bộ tự điển, từ điển về mặt văn bản học.
Cấu trúc nội tại của các bộ tự điển, từ điển này (bảng từ, mục từ, đơn vị của bảng
từ, mục từ hay cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô của từ điển; mục từ và cơ cấu mục từ;
phần được giải thích và phần giải thích danh vật và danh nghĩa của mục tự, mục từ.
1.2.3. Nghiên cứu các bộ TĐHN.TkXIX từ góc nhìn sách học, sách dạy chữ Hán
Từ góc nhìn xem các bộ TĐHN.TkXIX như là sách học, sách dạy chữ Hán, luận
án sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
Môi trường song ngữ Hán Việt và Việt Hán ở Việt Nam thế kỉ XIX - nhân tố
cho sự ra đời các bộ sách dạy, sách học chữ Hán.
Định hướng biên soạn và sự cập nhật tri thức của các bộ tự điển, từ điển (cái học
tam tài, cái học đa thức, cái học cách trí, cái học phi khoa cử…).
Những hướng và lĩnh vực trên sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2, chương
3 và chương 4 của luận án.
Tiểu kết chương 1:
Trên đây là những nội dung cơ bản trong tổng quan những nghiên cứu có liên
quan đến đề tài của luận án.
Sự kiểm kê, tóm lược lịch sử nghiên cứu của vấn đề cho thấy, các nghiên cứu đã
có về cơ bản chỉ bao gồm những công trình có tính giới thiệu về các bộ sách trong
phạm vi làm thư mục, phiên âm dịch nghĩa và những nghiên cứu cụ thể. Những
nghiên cứu đã có về 4 bộ tự điển, từ điển Hán Nôm Việt Nam thế kỉ XIX mới chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu tổng quát hay phiên dịch cụ thể.
Từ sự tổng quan lịch sử vấn đề như thế, luận án xác định cách tiếp cận vấn đề và
triển khai vấn đề theo góc nhìn của từ điển học nói chung, tự điển, từ điển, từ thư chữ
Hán cũng như tự điển và từ điển Hán Nôm nói riêng. Luận án sẽ triển khai các vấn đề
về cấu trúc vĩ mô (cấu trúc bảng từ), cấu trúc vĩ mô (cấu trúc mục từ) cũng như những

8
định hướng tri thức, sự mở mang và cập nhật tri thức đương thời qua chữ Hán đã được
chuyển tải qua cơ cấu bảng từ và mục từ của 4 bộ tự điển, từ điển Hán Nôm đó.
Chương 2
DANH MỤC VÀ BẢNG TỪ
CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX
Chương này nhằm giới thiệu danh mục các bộ TĐHN.TkXIX từ góc nhìn văn
bản học và từ điển học nói chung, tự điển và từ điển chữ Hán nói riêng cũng như
nguồn sách cho xây dựng bảng từ, bảng từ và cấu trúc bảng từ, mối quan hệ giữa môn
loại và mục từ trong đó.
2.1. Danh mục các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX
Bốn bộ TĐHN.TkXIX là những bộ sách có vai trò kép. Một mặt, chúng là những
sách học chữ Hán (tự học 字學), nếu xét về mục đích biên soạn. Mặt khác, chúng lại
được xem là những tự thư 字 書, từ thư 辭 書 bởi vì ở chúng vừa có tính chất của “tự
điển 字 典”, “từ điển 辭 典”, nếu xét về phương diện kĩ thuật biên soạn. Chúng vừa là
bảng chữ, vừa là những bộ sách cung cấp kiến thức. Chúng vừa là “bách khoa thư 百
科 書”, vừa là “từ điển giải thích 解 釋 辭 典”, vừa là “từ điển song ngữ 雙 語 辭 典”.
Dưới đây là sự giới thiệu và sơ bộ mô tả về văn bản của chúng.
2.1.1. Nhật dụng thường đàm 日 用 常 談
Hiện nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu trữ số lượng văn bản của Nhật dụng
với các kí hiệu: AB.511; VNv.135; VNv.67; AB.17;AB.134; VNv.69; A.3149. Chọn
nghiên cứu bản có kí hiệu AB.511 do Đồng Văn Trai tàng bản, tác giả Phạm Đình Hổ
范廷琥, sách khắc in năm Tự Đức 4 (1851) gồm 51 tờ, khổ 22.5 cm x 15 cm. Sách
gồm 104 trang, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 8 hàng, gồm 3 cỡ chữ lớn nhỏ khác nhau.
2.1.2. Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca 嗣 德 聖 製 字 學 解 義 歌
Hiện Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu trữ Tự Đức với 9 kí hiệu văn bản, mỗi
kí hiệu đều có 13 quyển, chúng tôi chọn bản VHv.626 để nghiên cứu.
Sách được in ván gỗ, giấy bản khổ (26 x 15)cm, đóng làm 4 cuốn, tổng cộng 295
tờ, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 5 dòng, mỗi dòng khoảng 14 chữ, chữ Hán to ghi ở trên,
chữ Nôm nhỏ hơn ghi dưới, ghép theo vần thượng lục hạ bát, nhiều chỗ có ghép chữ

đôi và thêm chữ đệm cho khỏi túng vần. Chữ khắc đẹp, rõ nét, không có chữ nhòe
hoặc mất nét.
2.1.3. Nam phương danh vật bị khảo 南 方 名 物 備 攷
Nam phương là một bộ tự điển Hán Nôm biên soạn theo môn loại, in năm 1902.
Sách này do Đặng Xuân Bảng soạn năm Kỉ Mão (1876) khi bị biếm trích đi Đà
Giang, Thiện Đình định bản, in năm Thành Thái Nhâm Dần (1902), khổ 15cm x
26cm. Sách gồm 2 quyển, thượng và hạ với 33 môn loại, tổng cộng 79 tờ, mỗi tờ 2
trang, mỗi trang 10 dòng, kí hiệu A.155 , Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
2.1.4. Đại Nam quốc ngữ 大 南 國 語
Hiện văn bản chúng tôi chọn nghiên cứu có kí hiệu AB.106 lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm.
9
Đại Nam quốc ngữ do 海 株 子 編 輯. 文 江多 牛 文 山 堂 藏 板 Hải Châu tử
Nguyễn Văn San biên tập, Văn Giang Đa Ngưu Văn Sơn đường tàng bản, in vào năm
Kỉ Hợi, niên hiệu Thành Thái (成泰己亥年孟秋鐫) - (1899). Sách gồm 86 tờ, 172
trang, mỗi trang 8 dòng, có lời tựa.
Cả bốn bộ sách được giới thiệu trên đây đều được in. Có trường hợp lại được in
nhiều lần. Sách được in bởi các nhà in uy tín đương thời như Đồng Văn Trai tàng
bản, Tu Thư cục Quốc sử quán, Văn Giang Đa Ngưu Văn Sơn đường tàng bản, Thiện
Đình định bản, điều ấy chứng tỏ chúng đã được biên tập, kiểm định kĩ càng nên có
độ tin cậy về mặt văn bản. Hơn nữa chúng lại có lượng người đọc rộng, chứng tỏ
chúng có độ qui phạm về mặt văn bản học.
2.2. Dẫn liệu cho sự biên soạn theo các lời giới thiệu
Trong số các TĐHN.TkXIX, Nam phương là bộ sách có đề cập đến hai nguồn
sách đóng vai trò là nguồn dẫn liệu cho sự biên soạn, đó là nguồn sách Trung Quốc và
nguồn sách Việt Nam. Có thể coi đó là định hướng cho sự sưu tập vốn chữ.
2.2.1. Nguồn các sách Trung Quốc
Nguồn dẫn liệu từ Trung Quốc gồm các bộ: 爾 雅 Nhĩ nhã - từ điển giải thích ý
nghĩa sớm nhất ở Trung Quốc do các học giả thời sơ Hán sưu tập các văn cũ có trong
các sách đời Chu và Hán mà thành. 急 就 章 Cấp tựu chương, còn có tên là 急 就 篇

Cấp tựu thiên, do 史 游 Sử Du thời Tây Hán soạn. 說 文 Thuyết văn, tức 說 文 解 字
Thuyết văn giải tự, do 許 慎 Hứa Thận người thời Đông Hán soạn. 詩 疏 Thi sớ, do
陸 機 Lục Cơ, người thời Tấn soạn. 南 方 草 木 状 Nam phương thảo mộc trạng, do
嵇 含 Kê Hàm đời Tấn soạn. 本 草 綱 目 Bản thảo cương mục, do 李 時 珍 Lí Thời
Trân thời Minh soạn. 群 方 譜 Quần phương phổ, do 王 晋 象 Vương Tấn Tượng,
người Tân Thành, tiến sĩ thời Minh soạn. 埤 雅 Tì nhã, sách huấn hỗ do 陸 佃 Lục
Điền người Sơn Âm, Chiết Giang soạn. 三 才 圖 會 Tam tài đồ hội, do 王 琦 Vương
Kì và con trai là 王 恩 義 Vương Ân Nghĩa soạn. 正 字 通 Chính tự thông, 12 quyển,
do 張 自 烈 Trương Tự Liệt, người Nghi Xuân, Giang Tây biên soạn. 通 俗 文
Thông tục văn, 38 quyển, do 翟 灝 Địch Hạo thời Thanh soạn. 格 致 鏡 原 Cách trí
kính nguyên, loại thư, do 陳 原 龍 Trần Nguyên Long biên tập thời Khang Hi.
2.2.2. Nguồn các sách Việt Nam
Nguồn dẫn liệu từ các sách Việt Nam gồm: 芸 臺 類 語 Vân Đài loại ngữ, 4
quyển, bách khoa thư theo môn loại do Lê Quí Đôn 黎 貴 敦 soạn. 藥 性 指 南 Dược
tính chỉ nam, do Tuệ Tĩnh soạn. 日 用 常 談 Nhật dụng thường đàm, do Phạm Đình
Hổ (1769 - 1839) soạn. 壹 統 志 Nhất thống chí tức 大 南 壹 統 志 Đại Nam nhất
thống chí, gồm 28 quyển, Sử quán triều Nguyễn (Tự Đức) soạn.
Đa phần các sách được dẫn ra làm mẫu có nguồn gốc cả từ Trung Quốc và Việt
Nam, về cơ bản đều thuộc phạm trù phi kinh điển, được biên soạn theo hướng “cách
trí” hay “đa thức” nhằm cập nhật kiến thức. Chúng đều có mang ý nghĩa nhận thức về
thế giới tự nhiên, xã hội tức là phạm trù danh vật.
10
2.3. Bảng từ và cấu trúc bảng từ
Cấu trúc tổng quát của các từ điển nói chung bao gồm: cấu trúc bảng từ tổng thể
và cấu trúc mục từ cụ thể. Từ điển học hiện đại gọi cấu trúc bảng từ là cấu trúc vĩ mô,
cấu trúc mục từ là cấu trúc vi mô. Dưới đây là sự mô tả cấu trúc tổng quát đó của các
TĐHN.TkXIX .
2.3.1. Bảng từ của Nhật dụng thường đàm 日 用 常 談
Bảng từ của Nhật dụng được xếp theo 32 môn loại, 2.479 mục từ (bao gồm cả
đơn âm tiết và đa âm tiết). Cấu trúc bảng từ ở đây mang đặc trưng cấu trúc bao hàm,

trong đó bảng từ bao gồm các môn loại, các môn loại lại bao gồm các mục từ. Bảng
từ, môn loại, mục từ có liên hệ với nhau phục vụ cho yêu cầu học chữ. Mỗi môn loại
có thể xem như một bài học (32 bài học). Bài học có nhiều mục từ nhất là Thân thể
với 336 mục từ. Mỗi bài học khoảng chừng 77 mục từ. Quan hệ giữa bảng từ - môn
loại - mục từ về mặt số lượng như sau: Bảng từ có nhiều môn loại thì khả năng phân
chia cao hơn, do đó số chữ trong một môn loại ít hơn. Lượng chữ cho một bài học
cũng ít hơn. Điều này dẫn đến việc học một bài cũng dễ hơn. Tính phân tích về môn
loại sẽ giúp cho lượng chữ trong một bài học phải đảm nhận sẽ giảm đi. Điều đó làm
cho Nhật dụng với tư cách là sách dạy chữ Hán, có thể dễ dàng đáp ứng được khả
năng tiếp nhận kiến thức của người học chữ. Số lần được in của nó cũng lớn nhất so
với các bộ sách khác phần nào đã nói lên điều đó.
2.3.2. Bảng từ của Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca 嗣 德 聖 製 字 學 解 義

Cấu trúc bảng từ ở bộ tự điển này gồm 9.032 mục từ (có 2 mục lặp lại) với 7
môn loại. Mỗi môn loại lại chia thành thượng và hạ (riêng môn loại Cầm thú và
Trùng ngư không chia thượng - hạ, môn loại Nhân sự có 3 phần: thượng, trung và
hạ Cấu trúc bảng từ ở đây cũng mang tính cấu trúc bao hàm. Nếu xem mỗi môn loại
là một bài học thì đây có thể xem như 7 bài học. Số bài học trong đó ít, số chữ trong
mỗi bài học nhiều. Bài học ít mục từ nhất là Trùng ngư với 546 mục. Bài học có
nhiều mục từ nhất là Nhân sự với 2162 mục, đa phần là trên 1000 mục. Bình quân
mỗi bài học trong bộ sách là 1290 mục. Điều này cho thấy tính tổng hợp xét về môn
loại thể hiện khá cao đã dẫn đến sự phân tích tính trong lượng chữ từng môn loại. Do
vậy khó có thể nhớ được hơn 1000 chữ Hán trong một bài học được, dẫn đến khó cho
việc dùng Tự Đức vào việc học chữ. Có lẽ để khắc phục tình hình này, người soạn đã
xếp mục từ theo môn loại nhưng lại theo vần lục bát cho dễ đọc, dễ nhớ. Đó cũng là
điểm khác biệt của bộ sách này so với sách cùng loại.
2.3.3. Bảng từ của Nam phương danh vật bị khảo 南 方 名 物 備 攷
Cấu trúc bảng từ của Nam phương gồm 33 môn loại, 4.767 mục từ, theo cấu trúc
bao hàm, cấu trúc mẹ con, trong đó bảng từ gồm các môn loại, các môn loại lại bao
gồm các mục từ thành phần được xem như 33 bài học. Bài học nhiều nhất có 358

mục từ là bài học về đồ dùng (Khí dụng môn), bài học ít nhất có 23 mục từ là bài học
về loài có mai (Giới môn). Bình quân trong mỗi bài học có 144 mục từ, nhiều gần gấp
2 lần so với bình quân mỗi bài học của Nhật dụng (77 mục).
2.3.4. Bảng từ của Đại Nam quốc ngữ 大 南 國 語
11
Cấu trúc bảng từ ở bộ tự điển này gồm có 50 môn loại, 4.790 mục từ được xây
dựng theo cấu trúc bao hàm, cấu trúc mẹ con, trong đó bảng từ gồm các môn loại.
Mỗi môn loại trong bộ sách này là một bài học. Bài học nhiều mục từ nhất có 331
mục là bài học về thân thể (Thân thể môn), bài học ít mục từ nhất có 22 mục là bài
học về kim loại (Kim bộ). Đa phần các bài học có trên dưới 50 mục từ và trên dưới
100 mục từ, bình quân mỗi bài có 95 mục từ. Tính sư phạm của bộ sách trong việc
dạy chữ Hán nếu nhìn từ góc độ sách học chữ Hán thể hiện cao hơn.
2.4. Bảng từ và tính chất của bảng từ
2.4.1. Qui mô cấu trúc bảng từ, tính phân tích và tổng hợp của bảng từ
Nếu xếp theo dung lượng môn loại trong từng bộ thì ta có trật tự sau về qui mô
của cấu trúc bảng từ:
1. Đại Nam: có 50 môn loại, 4.790 mục từ.
2. Nam phương: có 33 môn loại, 4.795 mục từ.
3. Nhật dụng: có 32 môn loại, 2.479 mục từ.
4. Tự Đức: có 7 môn loại, 9.030 mục từ.
Do môn loại là sự tập hợp vốn từ thể hiện một phạm trù kiến thứ nên mỗi môn
loại có thể được xem như một bài học. Ở đây đã hình thành tương quan tạo nên tính
phân tích và tính tổng hợp của bảng từ. Càng nhiều môn loại thì càng có nhiều bài
học. Càng nhiều bài học thì mức độ phân môn càng chi tiết, càng cụ thể nên bảng từ
mang đậm đặc trưng phân tích tính. Ngược lại, nếu ít môn loại thì ít số lượng bài
học, mức độ phân môn càng mang tính bao quát, bảng từ mang đậm đặc trưng tổng
hợp tính. Điều này sẽ dẫn đến tác dụng sư phạm của các bộ sách học chữ Hán của các
bộ sách được xây dựng theo cấu trúc bảng từ này sẽ khác nhau. Đại Nam là bộ sách
có nhiều bài học nhất (50). Nam phương và Nhật dụng có số bài tương đương nhau
(lần lượt là 33 và 32). Ba bộ sách này có bảng từ mang đậm đặc trưng phân tích tính.

Tự Đức lại có bảng từ mang đặc trưng tổng hợp tính.
2.4.2. Tính chất môn loại của bảng từ
Bảng từ là tổng hợp của các môn loại và mục từ trong môn loại. Môn loại là sự
tập hợp hay khái quát kiến thức theo những lĩnh vực cụ thể. Mục từ là sự chi tiết hóa
các lĩnh vực kiến thức theo từng danh vật cụ thể. Bảng từ, môn loại và mục từ có mối
quan hệ với nhau theo quan hệ bao hàm.
Qua số lượng các mục từ cũng cho thấy phạm vi kiến thức nào sẽ được quan tâm
ở mức độ nhiều hay ít.
Tổng hợp cấu trúc bảng từ của bốn bộ tự điển, từ điển này ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Danh mục tổng hợp cơ cấu môn loại bốn bộ tự điển, từ điển
STT Tên sách Môn loại Mục từ
1 Nhật dụng 32 2.479
2 Tự Đức 7 9.030
3 Nam phương 33 4.767
4 Đại Nam 50 4.790
2.4.3. Tính tầng bậc, cấu trúc bao hàm, cấu trúc mẹ con của bảng từ
Mối quan hệ giữa bảng từ - môn loại - mục từ tạo nên tính tầng bậc của tự điển,
từ điển. Ở tầng 1 bao gồm bảng từ - môn loại. Ở tầng 2 bao gồm bảng từ - môn loại -
12
mục từ. Bảng từ của chúng nhìn chung được xây dựng theo cấu trúc sau: bảng từ -
môn loại - mục từ. Tầng bậc và quan hệ giữa bảng từ - môn loại - mục từ cho phép ta
nhận thức về tính tổng hợp và tính phân tích của bảng từ - môn loại - mục từ. Nếu
bảng từ lớn mà môn loại ít sẽ dẫn đến mỗi một môn loại sẽ có nhiều mục từ và sẽ khó
học chữ Hán hơn. Nếu bảng từ cơ bản là giống nhau mà lại được phân ra làm nhiều
môn loại, tức tính phân tích của môn loại cao thì cơ cấu bài học sẽ nhiều lên, bài học
vì thế sẽ giản đơn hơn. Càng tăng số lượng môn loại (tức là tăng tính phân tích cho
nó) thì giá trị sư phạm, dạy chữ càng tăng. Quan hệ giữa tính tổng hợp của bảng từ và
tính phân tích của môn loại và mục từ dường như vận động theo chiều hướng ngược
nhau. Xu hướng tăng môn loại là xu hướng chủ đạo.
2.4.4. Tính chất biểu ý của bảng từ

Bảng từ được xếp theo môn loại. Hơn nữa có trường hợp, môn loại lại được
phân thành các chủ đề nhỏ hơn. Lối sắp xếp đó đã tạo nên tính biểu ý cho loại hình
TĐHN.TkXIX. Tính biểu ý ở đây được biểu hiện qua việc tổ chức bảng từ theo môn
loại cũng như sự triển khai cụ thể của các mục từ sau đó theo định hướng chủ đề, chủ
điểm các tri thức nếu như xem xét tổ chức bảng từ và tổ chức tự điển của các bộ sách
này theo sự phân loại từ điển biểu âm và từ điển biểu ý của từ điển học hiện đại mà
chúng tôi đã dẫn ra trong Chương 1 của luận án này.
Tiểu kết chương 2:
Từ sự trình bày trên cho thấy, các TĐHN.TkXIX được biên soạn trên cơ sở kế
tục một truyền thống biên soạn tự điển, từ thư của không chỉ Trung Hoa mà cả Việt
Nam về mặt dẫn liệu và kết cấu. Dẫn liệu không chỉ là những sách xuất xứ từ Trung
Quốc mà còn từ Việt Nam, có tính cập nhật.
Cấu trúc bảng từ của chúng theo cấu trúc chung của loại hình tự điển, từ điển, từ thư
chữ Hán mang tính bao hàm, trong đó bảng từ bao hàm các môn loại, các môn loại bao
hàm các mục từ, theo tuyến tính: Bảng từ - Môn loại - Mục từ chủ đề - Mục từ cụ thể.
Bảng từ thể hiện tính tổng hợp của vốn từ (tự) được thu thập trong từ điển. Môn
loại và mục từ (cũng như mục từ chủ đề nếu có) là sự chi tiết hóa của bảng từ.
Quan hệ giữa bảng từ và các yếu tố thành viên của nó xét từ góc nhìn tổng hợp
tính và phân tích tính dường như diễn đạt trái chiều nhau trong việc thiết kế bài học
chữ Hán. Càng nhiều môn loại thì mỗi môn loại càng ít mục từ, bài học đơn giản hơn.
Các bộ sách như Nhật dụng, Nam phương, Đại Nam đã đi theo hướng đó. Chính điều
này đã làm tăng khả năng học chữ của chúng cũng như khả năng nhật dụng kiến thức,
phổ biến cái học cách trí, cái học phi khoa cử của các bộ sách này. Tự Đức lại đi theo
con đường ngược lại.
Cấu trúc này và sự sắp xếp mục từ của chúng đã tạo nên một số đặc điểm của cơ
cấu bảng từ các TĐHN.TkXIX là: tính chất môn loại của bảng từ; tính tầm trung, bỏ
túi của bảng từ; tính chất biểu ý cho mục từ. Còn trong mỗi mục từ, xét về đơn vị từ
loại lại tạo nên tính chất từ thư cho các từ điển.
13
Chương 3

CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA MỤC TỪ
TRONG CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX
Ở chương này, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu mục từ và cấu trúc của mục
từ trong các TĐHN.TkXIX. Với nhiệm vụ đó, các vấn đề chính sau sẽ được trình
bày: mục từ và cơ cấu tổng quát của mục từ; “phần được giải thích”, “phần nối” và
“phần giải thích” trong cơ cấu mục từ để làm rõ về cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô
của chúng.
3.1. Mục từ như là sự cụ thể hóa của bảng từ
3.1.1. Mục từ và cơ cấu tổng quát của mục từ
Mục từ được Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa là “đơn vị từ
vựng được lựa chọn để giải thích trong các từ điển”. Song đó là định nghĩa chủ yếu
áp dụng cho từ điển hiện đại bởi vì từ điển hiện đại thường lấy “từ” làm đơn vị để
giải thích. Còn trong tự điển, từ điển, từ thư chữ Hán truyền thống thì tình hình lại
phức tạp hơn nhiều. Đơn vị được lựa chọn để giải thích có khi có thể là “tự 字”, có
khi có thể là “từ 辭”, có khi lại là những đơn vị của các cấp độ lớn hơn “từ” như
“ngữ”, “cú”, thậm chí là cả một đoạn văn hay văn bản.
Do vậy, để phục vụ cho mọi mô tả về mục từ trong các TĐHN.TkXIX, chúng tôi
xác định các nội dung cơ bản của mục từ như sau: Mục từ là đơn vị hạt nhân tạo nên
từng môn loại và cơ cấu bảng từ của các TĐHN.TkXIX. Đơn vị hạt nhân này là một
chỉnh thể, có tính cấu trúc bao gồm “phần được giải thích” và “phần giải thích”. Giữa
hai phần này lại có “phần nối”. “Phần được giải thích” là phần chữ Hán, về mặt trình
bày chúng thường được in đậm, cỡ chữ to. “Phần giải thích” có khi là Việt ngữ được
ghi bằng chữ Nôm, có khi lại là chữ Hán, văn Hán. “Phần nối” có khi là chữ “羅 là”,
có khi không có.
Cơ cấu của một mục từ được thể hiện theo kết cấu trên đây đã đảm bảo tính
thích nghĩa của các mục từ.
3.1.2. Sự cụ thể hóa của bảng từ qua đại diện
Ví dụ về cơ cấu “phần được giải thích”, “phần nối” và “phần giải thích” hay cơ
cấu “mục từ” được trình bày và thể hiện trong một số môn loại của một số bộ
TĐHN.TkXIX (được trình bày trong chính văn của luận án). Do cơ cấu mục từ của

các tự điển, từ điển này cơ hồ theo một mẫu, nên để tiện cho việc trình bày, chúng tôi
sẽ lấy ra hai trường hợp tiêu biểu là Tự Đức, có ít môn loại nhất (7 môn loại) nhưng
lại nhiều mục từ nhất (9.032 mục) và Đại Nam, có nhiều môn loại nhất (50 môn loại)
nhưng lại có số mục từ tầm trung (4.790 mục).
3.1.2.1. Trường hợp “Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca”
Qua sự giới thiệu tóm lược về cơ cấu mục từ của 7 môn loại trong Tự Đức cho
thấy một số điểm cơ bản sau đây về cơ cấu mục từ của bộ sách này: Xét về số lượng
các mục từ ở đây có số lượng tương đối lớn, đa phần là đơn tiết; Phân tích tính nếu
xét về cơ cấu vốn từ.
14
Chính những điều này làm nên cái khó cho việc nắm bắt tri thức qua chữ Hán
của bộ sách này nếu nhìn từ góc độ sách học chữ Hán.
3.1.2.2. Trường hợp “Đại Nam quốc ngữ”
Qua sự giới thiệu tóm lược và những ví dụ về cơ cấu mục từ của một số môn
loại trong Đại Nam cho thấy một số điểm cơ bản về cơ cấu mục từ của bộ sách này:
Xét về số lượng, các mục từ ở đây có số lượng tầm trung; Xét về đơn vị lựa chọn, đa
phần là song tiết; Xét về cơ cấu vốn từ, chúng có tính chất tổng hợp.
Những điều đó làm cho việc nắm bắt tri thức qua chữ Hán của bộ sách này dễ
dàng hơn nhìn từ góc độ sách học chữ Hán.
Sự mô tả cơ cấu mục từ trong 2 bộ tự điển, từ điển Tự Đức và Đại Nam trên đây
làm đại điện cho bốn bộ TĐHN.TkXIX cho ta thấy: về cơ bản, cơ cấu chung của một
mục từ gồm: “Phần được giải thích” và “Phần giải thích”, giữa hai phần này lại có
“Phần nối”. Việc xác định cơ cấu tổng quát của một mục từ hay của mục từ nói chung
trên đây sẽ là cơ sở cho việc xác định cơ cấu từng bộ phận trong một mục từ theo đơn
vị số lượng cũng như đơn vị chất lượng theo cách gọi của ngôn ngữ học.
3.2. “Phần được giải thích” hay “danh vật” của mục từ
3.2.1. Đơn vị số lượng của mục từ
“Tự 字” là đơn vị cơ sở của tiếng Hán, đồng thời cũng là đơn vị cơ sở của văn tự.
Đơn vị chữ Hán được thích nghĩa trong “Phần được giải thích” của các TĐHN.TkXIX
có khi là tự có khi là từ. Các bộ TĐHN.TkXIX, về cơ bản thuộc phạm trù “từ thư 辭

書” hơn là “tự thư 字 書”.
Xét theo đơn vị số lượng của “phần được giải thích”, các bộ Nhật dụng và Đại
Nam có số đơn vị mục từ từ 2 chữ trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn so với mục từ có 1 chữ.
“Phần được giải thích” của mục từ có 1 chữ ở Tự Đức chiếm 8.247 đơn vị trên tổng
số 9.032 mục từ của cả bộ sách. Từ tình hình này cho phép ta có thể qui các
TĐHN.TkXIX về 2 loại hình từ điển, tự điển Hán Nôm: Một là, Tự thư 字 書 với Tự
Đức; Hai là, Từ thư 辭書 với 3 bộ Nhật dụng và Nam phương, Đại Nam.
3.2.2. “Phần được giải thích” hay tên của các sự vật (danh vật)
“Phần được giải thích” là các tự, từ, ngữ chữ Hán mà người đi học phải nắm,
hay theo cách gọi truyền thống là “danh vật”. Điều này thể hiện đơn vị chất lượng
cho “phần được giải thích”.“Danh vật” là “vật được gọi tên” hay đơn giản hơn, đó là
“tên của các sự vật”. Đó là một vấn đề có tính triết học, nội dung mà ngữ văn truyền
thống Trung Quốc thường bàn tới. Muốn hiểu biết sự vật, trước tiên phải định danh
chúng. “Danh vật” thuộc phạm trù của cái học “đa thức”. “Danh vật” nhằm định danh
sự vật, giúp cho sự nhận thức về sự vật. “Phần được giải thích” xét theo đơn vị chất
lượng thể hiện các vấn đề cơ bản liên quan đến cái học tam tài, cái học cách trí, cái
học phi khoa cử qua chữ Hán. Điều đó làm nên đơn vị chất lượng của “phần được
giải thích”.
3.3. “Chữ “羅 là” như là dấu hiệu của “Phần nối”
Một đặc điểm đáng chú ý đối với cách giải nghĩa giải thích của TĐHN.TkXIX
là dùng hệ từ “là” bằng mô thức A là B.
15
Chúng tôi đã chọn Tự Đức để thống kê tất cả những chữ “là”, xuất hiện trong
cuốn sách có 9.032 mục chữ Hán được giải nghĩa và có 926 chữ “là” được sử dụng.
Điều đó đã cho thấy mô thức A là B là tiêu biểu, đồng thời cũng thể hiện tính chất
giải nghĩa rõ rệt của nó.
3.4. “Phần giải thích” của mục từ
Có 3 loại thích nghĩa trong mục từ: Một là, thích nghĩa thuần túy bằng chữ Nôm
(đối dịch). Hai là, thích nghĩa bằng chữ Nôm lẫn Hán văn. Ba là, thích nghĩa thuần
túy bằng Hán văn. Cả 3 phương thức này được dùng một cách xen kẽ và không nhất

định trong các mục từ ở cả bốn bộ Nhật dụng, Nam phương, Đại Nam và Tự Đức.
Dưới đây là sự cụ thể hóa về “phần giải thích” của mục từ.
3.4.1. Thích nghĩa đối xứng và phi đối xứng bằng chữ Nôm
Chúng tôi chọn ra hai trường hợp đại diện Tự Đức và Nhật dụng như là hai điển
hình cho cách thích nghĩa chữ Hán bằng chữ Nôm. Những hiện tượng, sự vật, tên
người, hành động hay các phạm trù liên quan mật thiết, quen thuộc với con người
cũng được thích nghĩa cụ thể theo lối đối dịch bằng chữ Nôm.
3.4.1.1. Thích nghĩa bằng chữ Nôm trong “Tự Đức”
Do lối thích nghĩa đối dịch là một đặc thù của Tự Đức nên để có cái nhìn chung
về lối thích nghĩa đối dịch cũng như vấn đề chọn nghĩa nào để thích nghĩa, chúng tôi
đã xem xét cách thích nghĩa này trong mối liên hệ với Khang Hi tự điển.
So sánh nghĩa của những chữ Hán này trong Tự Đức với Khang Hi tự điển thì
không có sự khác biệt rõ rệt, đa phần theo Khang Hi tự điển. Điều này cho thấy, tác
giả trong khi soạn sách đã bám sát Khang Hi tự điển. Có thể coi Tự Đức như một
Khang Hi tự điển thu hẹp lại được cấu trúc theo 7 môn loại, phản ánh tính chính
thống trong cách giải thích.
3.4.1.2. Thích nghĩa bằng chữ Nôm trong “Nhật dụng”
Qua 2 dẫn dụ về hai môn loại: Thiên văn và Luân tự làm minh họa cho việc
thích nghĩa thuần túy bằng Nôm có thể nhận thấy rằng, sự tương quan về số lượng
chữ Nôm và chữ Hán trong thích nghĩa là không quá chênh lệch và xảy ra phổ biến;
còn sự ít hơn về số lượng chữ Nôm so với chữ Hán rất ít xảy ra. Sự nhiều hơn về chữ
Nôm trong thích nghĩa chủ yếu là do cách giải nghĩa giải thích. Như vậy, có thể nói
cách giải nghĩa giải thích là một đặc trưng của Nhật dụng trong việc thích nghĩa cho
phần chữ Hán được giải thích. Thích nghĩa bằng chữ Nôm trong Nhật dụng thường
được dùng như một cụm từ, một phần câu, tổ chức câu văn Nôm dài hơn so với kiểu
thích nghĩa của Tự Đức.
3.4.2. Thích nghĩa vừa bằng chữ Nôm vừa bằng Hán văn
Đây là cách thích nghĩa dùng đồng thời chữ Nôm để thích nghĩa một đơn tự hay
đa tự chữ Hán sau đó lại dùng chữ Hán để giải thích cho phần chữ Nôm. Phương
pháp này thường được sử dụng cho những danh từ riêng như tên người, tên địa danh,

những điển tích khó hiểu hay nhằm giải thích tường tận những sự vật, hiện tượng.
Cách thích nghĩa này xảy ra phổ biến với cả bốn bộ Tự Đức, Nhật dụng, Nam
phương và Đại Nam.
Từ bảng thống kê (được trình bày ở chính văn của luận án) ta có thể thấy, cách
chú thích này nhằm vào các mục từ tên riêng, tên địa danh hay điển tích khó mà mọi
người còn chưa hiểu rõ. Sự chú thích kĩ lưỡng này đã giúp cho những người học chữ
16
Hán và chữ Nôm có thể hiểu rõ ràng về những địa danh, tên người hay những điển
tích khó để từ đó tiếp nhận được những tri thức nhất định về đối tượng. Điều đó cũng
chứng tỏ vai trò chủ đạo của Hán văn, còn Việt ngữ ghi bằng chữ Nôm chỉ đóng vai
trò rất hạn chế.
3.4.3. Thích nghĩa chỉ dùng Hán văn
Ngoài hai phương pháp chủ yếu vừa nêu trên, trong các TĐHN.TkXIX cũng
thường sử dụng một phương pháp nữa là thích nghĩa chỉ dùng Hán văn. Cách thích
nghĩa này phổ biến trong Nam phương và Đại Nam.
“Phần giải thích” của mục từ trong các TĐHN.TkXIX tóm lại gồm 3 thành tố:
dùng chữ Nôm để thích nghĩa, dùng chữ Hán lẫn chữ Nôm và chỉ dùng chữ Hán
để thích nghĩa. Chúng đã tạo nên tính đa dạng và linh hoạt khi chuyển đạt tri thức.
Tiểu kết chương 3:
Trên đây là những điểm cơ bản về cấu trúc của mục từ trong các TĐHN.TkXIX.
Mục từ như là sự cụ thể hóa cho cơ cấu bảng từ cũng như cụ thể hóa cho từng môn
loại, cho từng chủ đề cụ thể.
“Phần được giải thích” tức là phần chữ Hán thuần túy, tương ứng với “danh vật”
(vật được gọi tên).
“Phần giải thích” tương ứng với danh nghĩa (nghĩa của tên). Phần giải thích gồm
chữ Nôm và chữ Hán, trong đó chữ Nôm thường đóng vai trò chua nghĩa, chú nghĩa
được gọi là tục âm (chữ Nôm được dùng trong những trường hợp đơn nghĩa); phần
chữ Hán được dùng khi cần giải thích các khái niệm.
Mục từ và cơ cấu của mục từ đã được xem xét về mặt đơn vị số lượng mục từ và
số lượng của “phần được giải thích” của mục từ và “danh vật” của nó. Về mặt đơn vị

số lượng mục từ cho thấy các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX là những bộ từ điển
cỡ nhỏ hay bậc trung. Về tính chất của các bộ tự điển, tự điển này từ góc nhìn tự điển
học chữ Hán nói riêng và từ điển học nói chung, chúng là các bộ “từ thư 辭 書”, song
ngữ. Về mặt “danh vật” hay tên của các sự vật trong “phần được giải thích” cho thấy,
các bảng từ về cơ bản là danh mục vốn từ ứng với cái học tam tài.
Chữ Nôm trong “phần giải thích” của mục từ thể hiện vai trò không thể thiếu của
tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm trong việc diễn dịch chữ Hán, văn hóa Hán. Chữ
Nôm, tiếng Việt đủ sức chuyển tải các khái niệm, tri thức chữ Hán. Bộ phận chữ Nôm
trong “phần giải thích” làm nên tính chất “song ngữ” của tự điển, từ điển Hán Nôm.
17
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP NHẬT TRI THỨC
CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX
Bốn bộ TĐHN.TkXIX được nghiên cứu trong luận án này được biên soạn cho
mục đích học chữ Hán, cung cấp tri thức văn hóa qua chữ Hán trong môi trường song
ngữ Hán Nôm Việt Nam thế kỉ XIX. Các soạn giả của các bộ sách học chữ Hán này
đã trình bày định hướng cập nhật và bổ sung tri thức qua chữ Hán ngay trong các bài
tựa cũng như quán triệt các định hướng biên soạn trong từng môn loại, trong từng
mục tự, mục từ hay trong cả cơ cấu bảng tự, bảng từ của cả bộ sách nói chung.
4.1. Môi trường song ngữ Hán Việt và tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX
Sự ra đời của các TĐHN.TkXIX cũng như các vấn đề liên quan đến tính chất,
dung lượng, định hướng học vấn, cách thức thích nghĩa, giải âm của chúng có
nguồn gốc liên quan trực tiếp đến môi trường song ngữ Hán - Việt trong thế kỉ này.
Chữ Hán, Hán văn thuộc phạm trù Hán học. Hán học Việt Nam thế kỉ XIX (nhất
là từ đầu triều Nguyễn cho đến thời Tự Đức) về phương diện nhà nước là Hán học
của Tống Nho kết hợp với khoa cử từ chương. Học chữ Hán trước hết để nắm đạo lí
thánh hiền và để tham gia khoa cử. Khoa cử từ chương là con đường tiến thân của kẻ
sĩ. Khoa cử là lối học chính thống, chi phối lối học chữ Hán.
Do Hán học chính thống là khoa cử từ chương mà khoa cử từ chương lại chỉ
hướng vào kinh, sử, hay các sách cổ nói chung nên nó đã hạn chế vai trò của chữ Hán,

Hán văn như là công cụ cho sự tiếp nhận và cập nhật tri thức văn hoá theo những đòi
hỏi của thời đại. Do vậy những bậc thức giả Hán học Việt Nam của thế kỉ này đã muốn
qua chữ Hán bổ sung một phần kiến thức ngoài khoa cử hay khoa cử không cung cấp.
Đó chính là lí do cho sự ra đời của một loạt bộ sách học chữ Hán được biên soạn theo
lối tự điển song ngữ Hán Nôm sắp xếp theo môn loại nhằm bổ cứu tri thức Hán học
của thế kỉ XIX mà chúng là đối tượng nghiên cứu trong luận án này.
4.2. Định hướng biên soạn các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX
Định hướng biên soạn hay mục đích mà người làm sách hướng đến khi lựa chọn
vốn chữ để biên soạn các tự điển, từ điển đã được thể hiện ngay trong bài tựa cũng
như được hiện thực hóa qua cơ cấu bảng từ, bảng tự, môn loại, mục từ, mục tự. Điều
đó đã góp phần tạo nên diện mạo, đặc trưng cho mỗi bộ sách và kiến thức mà nó
truyền tải.
4.2.1. Định hướng “nhật dụng hóa” tri thức Hán học trong “Nhật dụng thường đàm”
4.2.1.1. Nhật dụng hóa tri thức qua bài tựa
Bài tựa sách Nhật dụng viết: “Mùa thu vừa rồi lại ốm đau, mới xin về nghỉ
dưỡng tại thành Đông; nằm ôm gối nghĩ đến các con dại chưa từng được nghe huấn
dạy. Mỗi lần nghĩ đến điều đó lòng ta như thắt lại. Bởi thế mới đem những ngôn từ
đàm luận thường ngày với người trong nhà, giao cho học trò phiên dịch huấn hỗ, dần
dà thành sách để lại cho con cháu. Chỉ mong rằng có thể ghi lại được những suy nghĩ
thô phác hay những tinh tuý khảo cứu được từ những điều tai nghe mắt thấy. Còn như
những công phu lớn như cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm được ghi trong kinh,
18
truyện, tử, sử đã đủ để làm thầy rồi, chẳng phải là điều sức ta có thể theo kịp”. Đó là
đặc trưng “nhật dụng” của nó.
4.2.1.2. Nhật dụng hóa tri thức Hán học qua cơ cấu bảng từ, môn loại, mục tự, mục từ
Với 32 môn loại và 2.479 mục từ, Nhật dụng là bộ sách có dung lượng nhỏ nhất
trong bốn bộ TĐHN.TkXIX. Tri thức mà bộ sách chuyển đạt cũng ngắn gọn và súc tích
nhất đúng như định hướng của tác giả. Trong 32 môn loại, nhưng chỉ có các môn loại
Nho giáo, Đạo giáo, Thích giáo, Âm nhạc, Binh khí là có mục từ mang các tri thức
không liên quan nhiều đến “những lời đàm luận hàng ngày”, và số mục từ trong đó cũng

rất ít (như Nho giáo chỉ có 6 mục). Các mục từ ở những môn loại khác đều truyền tải tri
thức của mọi mặt đời sống hàng ngày của con người. Có thể nói, sự “nhật dụng hóa” tri
thức Hán học thể hiện trong toàn bộ cơ cấu bảng từ - môn loại và mục tự ở Nhật dụng.
4.2.2. Định hướng “chính hóa” trong "Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca"
“Chính hóa” vốn là một trong những nội dung thể hiện định hướng Nho học
chính thống của triều Nguyễn. Điều này thể hiện trong Huấn địch thập điều của vua
Minh Mạng, sau được vua Tự Đức diễn Nôm. Điều đó lại một lần nữa được vua Tự
Đức diễn đạt trong môn loại Chính hóa của bộ Tự Đức.
Vốn từ kinh điển được tập trung nhiều nhất trong Tự Đức, một bộ tự điển mang
định hướng phổ biến cái học Nho học mang tính nhà nước, mà phần thể hiện rõ nét
nhất vốn từ này là môn loại Chính hóa. Môn loại Chính hoá 政化類 (thượng, hạ):
quyển 6 - 7, gồm 1.587 mục tự, như một giáo trình trình bày các mục từ về tổ chức
chính trị, tôn Nho sùng chính học của vua Tự Đức và triều Nguyễn nói chung.
Như vậy, Tự Đức là sự cụ thể cái định hướng Nho học nhà nước ra xã hội.
4.2.3. Định hướng "đa thức” và “cách trí” trong “Nam phương danh vật bị khảo”
4.2.3.1. Định hướng "đa thức” và “cách trí” qua bài tựa
Nam phương danh vật bị khảo, từ tên gọi và cách thức biên soạn cũng như
những vấn đề chứa đựng trong nó, đã thể hiện khát vọng biết đến ngọn nguồn sự vật.
Tất nhiên, biết đến ngọn nguồn sự vật ở đây thuộc phạm trù “cách trí”. Nó cần được
coi là một trong những biểu hiện cho lối học cách trí của một nhà Nho Nam phương
trong tinh thần “Nam phương chi cường” của một bộ phận sĩ quân tử nước Việt giữa
buổi Âu Á giao thông, cố phát triển nền học vấn Nho học trong điều kiện mới bằng
chữ Hán, Hán văn và chữ Nôm.
4.2.3.2. Định hướng "đa thức” và “cách trí” qua cơ cấu bảng từ
Cái học "đa thức” và “cách trí” trong Nam phương được thể hiện qua cơ cấu
bảng từ của nó. Cơ cấu mục từ trong các bảng từ đã thể hiện những nội dung về “đa
thức”, “cách vật trí tri” mà bộ sách chuyển tải. Như vậy có thể nói, Nam phương là
tiêu biểu cho cái học tìm đến ngọn nguồn của sự vật.
4.2.4. Định hướng cái học “phi khoa cử” trong “Đại Nam quốc ngữ”
4.2.4.1. Định hướng cái học “phi khoa cử” qua bài tựa

Qua Tựa, Nghĩa lệ và chính từ cơ cấu vốn từ ngữ được trình bày trong Đại Nam
đã cho ta thấy yêu cầu, cách thức biên soạn và khối lượng tri thức "nhật dụng thường
hành" của bộ sách này. Từ cơ cấu vốn từ cũng như mục đích biên soạn của nó đã
phản ánh sự tồn tại một cái học phi khoa cử, trọng “nhật dụng thường hành” ở Việt
Nam những thập niên cuối thế kỉ XIX.
19
4.2.4.2. Định hướng cái học “phi khoa cử” qua bảng từ và mục từ
Cơ cấu bảng từ, mục từ của Đại Nam về hình thức tên gọi, số lượng mục từ đã cơ
bản thể hiện sự định hướng một cái học “phi khoa cử”. Sự mở rộng số lượng các môn
loại, sự chia tách, lai ghép giữa những môn loại mà các mục từ ở đấy có liên hệ với
nhau trong Đại Nam, trong một chừng mực nào đó, còn phản ánh sự phong phú, sự đi
lên của đời sống người Việt Nam đương thời và điều đó đã được cố định trong cơ cấu
vốn từ của từ điển. Đó là những kiến thức không dễ tìm thấy trong các sách vở phổ
biến đương thời.
4.3. Sự cập nhật tri thức của các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX
4.3.1. Cập nhật tri thức từ Việt Nam
Các TĐHN.TkXIX đã cập nhật tri thức về Việt Nam, bổ sung những hiểu biết về
sản vật của các vùng miền, những tên đất, tên cây quả, hoa lá, tên các loài động vật
phương Nam cho người học chữ Hán. Không chỉ thế, nó còn thể hiện sự phong phú,
đa dạng về địa danh, động thực vật… nước ta.
Những ví dụ (được trình bày ở chính văn của luận án) đã chứng tỏ, tinh thần cập
nhật tri thức Việt Nam là điều quán xuyến trong các TĐHN.TkXIX. Đó cũng là nét
Việt Nam của loại hình loại thư Việt Nam nói chung.
4.3.2. Cập nhật tri thức ngoài kinh điển
Tính chất phi kinh điển - phi khoa cử của mục từ Hán là tính chất “không phục
vụ cho lối học kinh tế”. Lối học “Kinh tế” là lối học ra làm quan (kinh thế tế dân)
theo tinh thần Nho học mà trong khuôn khổ, điều kiện của Việt Nam thế kỉ XIX là lối
học khoa cử. Tính chất này được thể hiện qua 27/32 môn loại của Nhật dụng, 6/7
môn loại của Tự Đức, 31/33 môn loại của Nam phương và 48/50 môn loại của Đại
Nam. Như vậy, các mục từ Hán đã chuyển tải các nội dung của mọi mặt đời sống sinh

động, từ trời đất thiên nhiên, con người, bệnh tật và các hoạt động sống, đồ vật, đến
cây cỏ, chim cá Đây chính là những tri thức nằm ngoài khoa cử từ chương và kinh
điển Nho học, là những tri thức phục vụ cho sự hiểu biết. Vì thế có thể nói đây là đặc
trưng tiêu biểu của mục từ trong các TĐHN.TkXIX.
Tiểu kết chương 4:
Trong chương này, luận án đã trình bày về những định hướng biên soạn nhằm bổ
sung và cập nhật tri thức qua chữ Hán của các TĐHN.TkXIX trên cơ sở xem xét
chúng trong môi trường song ngữ Hán - Việt lúc đó.
Môi trường song ngữ Hán Việt mà các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm này ra đời
chính là bối cảnh xã hội - ngôn ngữ mà ở đó, chữ Hán, Hán văn có ngôi vị thượng
đẳng, là chữ chở đạo thánh hiền. Cái học khoa cử chính thống theo Tống Nho đã hạn
chế vai trò của chữ Hán như là một hệ thống công cụ cho sự cập nhật tri thức. Điều
đó thúc đẩy sự ra đời của các bộ sách học chữ Hán được kết cấu như các tự điển và từ
điển này. Chúng được biên soạn theo các định hướng bổ sung và cập nhật tri thức:
Nhật dụng biên soạn theo định hướng nhật dụng hóa tri thức Hán học; Tự Đức biên
soạn theo định hướng “chính hóa” mang tính nhà nước; Nam phương biên soạn theo định
hướng cái học “đa thức” và “cách trí”; Đại Nam biên soạn theo định hướng cái học phi
khoa cử “tường tận được tên của muôn vật”, chuyển tải tri thức mang tính phi khoa cử.
20
KẾT LUẬN
Luận án với đề tài Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX này
nhằm nghiên cứu bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm được biên soạn, trùng
san vào thế kỉ XIX từ góc nhìn từ điển học nói chung, tự điển, từ điển Hán Nôm nói
riêng và từ góc nhìn xem chúng như là những sách dạy, sách học chữ Hán.
Qua quá trình nghiên cứu, cho phép rút ra những kết luận như sau:
1. Thế kỉ XIX là thế kỉ có nhiều bộ sách dạy, sách học chữ Hán được biên soạn
theo môn loại có chú quốc âm, có tính chất tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm.
1.1. Các bộ tự điển, từ điển được chọn nghiên cứu đều được lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, lần lượt có kí hiệu là: 日 用 常 談 Nhật dụng thường đàm, kí
hiệu AB.511; 嗣 德 聖 製 字 學 解 義 歌 Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca, kí

hiệu VHv.626; 南 方 名 物 備 攷 Nam phương danh vật bị khảo, kí hiệu A.155; 大 南
國 語 Đại Nam quốc ngữ có kí hiệu AB.106. Đây là những định bản có độ qui phạm
về mặt văn bản học (có bộ được kiểm đính bởi Tu thư cục Quốc sử quán) và chúng đều
được in nhiều lần (có bộ được in ấn và lưu hành liên tục suốt gần một thế kỉ).
1.2. Trong bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ XIX, Hán văn, văn ngôn
chữ Hán là quốc văn; chữ Hán là chữ thánh hiền, chữ chở luân thường đạo lí; Khổng
học là quốc học. Chữ Hán, Hán văn là kênh chủ yếu cho mọi sự chuyển tải và cập nhật
tri thức từ cộng đồng hẹp như gia đình dòng tộc, họ mạc, xóm thôn đến cả quốc gia xã
hội. Tăng số người biết chữ Hán như là một nhu cầu tự nhiên. Phổ cập kiến thức là yêu
cầu cấp bách cho dù những kiến thức cần được phổ cập ấy đương nhiên bị giới hạn bởi
nền học vấn đương thời, mang đặc trưng trung đại, nền học vấn được gọi là "cái học
tam tài", "cái học cách trí". Đó là những yêu cầu xã hội cho sự ra đời của những bộ
sách dạy chữ Hán được sắp xếp và tổ chức theo dạng tự điển, từ điển song ngữ Hán
Nôm mà Nhật dụng; Tự Đức; Nam phương; Đại Nam là những bộ tiêu biểu nhất.
2. Nghiên cứu 4 bộ sách trên theo hướng tự điển và từ điển học là hướng tiếp cận
của luận án này. Theo hướng tiếp cận đó, trọng tâm của vấn đề là xác lập cấu trúc
bảng từ (cấu trúc vĩ mô) và cấu trúc mục từ (cấu trúc vi mô) của các bộ tự điển, từ
điển này để từ đó rút ra những đặc trưng chủ yếu của chúng về qui mô, cách thức tổ
chức bảng từ, tính chất môn loại và tính chất biểu ý của chúng trên phương diện tổ
chức trong mối liên hệ với chức năng dạy và học chữ Hán ứng với các định hướng
biên soạn nhằm nhật dụng chữ Hán và tri thức qua chữ Hán, mở mang và phổ cập
chữ Hán, bổ cứu những hạn chế của việc học chữ Hán đang chi phối học thuật đương
thời là học chữ Hán vì khoa cử.
3. Cấu trúc vĩ mô hay cấu trúc bảng từ của 4 bộ tự điển được tổ chức theo môn
loại, mỗi môn loại lại bao gồm các mục từ. Tổng hợp của các mục từ tạo nên bảng từ
của từng bộ tự điển, từ điển. Cấu trúc bảng từ của chúng thể hiện theo bảng sau:
STT Tên sách Môn loại Mục từ
1 Nhật dụng 32 2.479
2 Tự Đức 7 9.030
3 Nam phương 33 4.767

4 Đại Nam 50 4.790
21
Cấu trúc bảng từ hay cấu trúc vĩ mô của các TĐHN.TkXIX cho phép qui chúng
về cơ bản thuộc loại tầm trung, tương ứng với vốn tự, vốn từ chữ Hán tối thiểu (Nhật
dụng), tương ứng với vốn từ chữ Hán tối thiểu và tối thuận (Nam phương; Đại Nam;
Tự Đức).
Cấu trúc bảng từ được sắp xếp và tổ chức theo môn loại mà mỗi môn loại lại
ứng với một phạm trù kiến thức của học thuật lúc bấy giờ. Về phương diện tổ chức,
kết cấu bảng từ theo môn loại cho phép xếp chúng vào phạm trù tự điển, từ điển biểu
ý. Hơn nữa, cấu trúc bảng từ của cả bốn bộ tự điển, từ điển này lại còn được tổ chức
theo cấu trúc bao hàm, cấu trúc mẹ con. Các môn loại tạo nên cấu trúc bảng từ, bảng
từ lại bao hàm trong nó các mục từ, cho nên tính chất môn loại và tính chất biểu ý là
đặc điểm nổi trội nhất về phương diện tổ chức bảng từ.
Tổ chức bảng từ theo môn loại đã làm cho các bộ sách này có khả năng phản
ánh các vấn đề của học thuật lúc bấy giờ. Học thuật lúc bấy giờ thuộc phạm trù học
thuật thời trung đại, tính phân ngành hầu như chưa có. Cái học trung đại có tính
truyền thống đó được gọi bằng các tên như "cái học tam tài", "cái học cách trí". Riêng
về phương diện Nho học thì mọi chú giải phục vụ cho khoa cử từ chương hay định
hướng giáo hóa của triều đình thì được gọi là "chính học". Các bộ tự điển này đã
phản ánh những vấn đề của học thuật đương thời cho dù mức độ thể hiện của chúng
có sự khác nhau.
4. Mục từ là đơn vị hạt nhân của các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX,
chúng tạo nên từng môn loại và cấu trúc bảng từ. Cấu trúc mục từ của các tự điển, từ
điển này là một chỉnh thể bao gồm 2 bộ phận chính: “Phần được giải thích” và “Phần
giải thích”. Giữa 2 phần này đôi khi có phần nối, thường dùng hệ từ “là” được ghi
bằng chữ Nôm.
“Phần được giải thích” trong cấu trúc mục từ là phần chữ Hán, về mặt trình bày
được in cỡ chữ to. Đây chính là những chữ, từ cần dạy, cần học, hay là phần “danh”.
“Phần giải thích” là phần giải nghĩa cho “phần được giải thích”, hay nói cách
khác đó là phần nghĩa của “danh”. Phần này có thể là Việt ngữ ghi bằng chữ Nôm, có

khi là Hán văn.
“Phần nối” thường được ghi bằng chữ Nôm “羅 là", có khi không có.
5. Bảng từ - môn loại - mục từ hình thành nên quan hệ tam thể, bao hàm, có tính
tầng bậc. Môn loại là sự tập hợp, khái quát kiến thức theo từng lĩnh vực nhất định.
Mục từ là sự cụ thể hóa kiến thức theo từng danh vật cụ thể. Mỗi môn loại được xem
như một bài học. Nếu số mục từ trong một bài học mà lớn thì sẽ khó học, khó nhớ và
khó đáp ứng được tính sư phạm trong việc bố trí bài học. Ngược lại, mục từ trong
một bài học ít thì bài học càng đơn giản và giá trị sư phạm, dạy chữ càng tăng. Theo
tinh thần đó, thứ tự sư phạm học chữ Hán của 4 bộ tự điển, từ điển được nghiên cứu
sẽ được sắp xếp theo trật tự sau: 1.Nhật dụng; 2.Nam phương; 3.Đại Nam; 4.Tự Đức.
6. Đơn vị được mang ra giải thích trong mục từ của các tự điển, từ điển Hán
Nôm thế kỉ XIX hoặc là "tự" hoặc lớn hơn tự ( từ, ngữ, cú). Qua việc xác định đơn vị
mục từ, cho phép xếp các bộ tự điển và từ điển song ngữ Hán Nôm theo loại hình từ
điển sau : tự điển, tự thư, từ thư. Theo đó, Tự Đức, là bộ sách thuộc phạm trù tự điển,
tự thư; Nam phương là bộ sách vừa có thể xếp vào phạm trù tự điển, tự thư cũng như
22
từ thư; Đại Nam là bộ sách cần được xếp vào phạm trù từ thư; Nhật dụng là bộ sách
cần được xếp vào phạm trù từ thư.
7. Việc nghiên cứu tổ chức của đơn vị mục từ còn cho phép xác định tính phân
tích và tính tổng hợp của đơn vị mục từ, qua đó liên tưởng đến mức độ tổng hợp kiến
thức của từng bộ sách qua đơn vị mục từ. Việc lựa chọn đơn vị mục từ mang trong
mình tính tổ chức đơn và tổ chức phức (danh) có liên quan đến tính phân tích và tổng
hợp của mục từ về phương diện diễn đạt (nghĩa). Các đơn vị mục từ gồm từ 2 chữ trở
lên thường biểu thị một khái niệm hoàn chỉnh, đồng nghĩa với tính tổng hợp cao hơn
trong việc truyền tải kiến thức. Như thế, ta có trật tự sau về mức độ tổng hợp tính:
Đại Nam; Nhật dụng; Nam phương; Tự Đức. Trật tự về mức độ phân tích tính lại theo
trật tự ngược lại.
8. Các TĐHN.TkXIX không chỉ là những tự điển, từ điển song ngữ mà còn là
những bộ loại thư song ngữ chuyên chở và cập nhật những tri thức của khu vực, của
đất nước bằng chữ Hán theo định hướng chủ đề, chủ điểm.

8.1. Nhật dụng được biên soạn theo định hướng “nhật dụng hóa” tri thức Hán
học. Bộ sách sưu tập những đơn vị mục từ chữ Hán có tính "nhật dụng”. Bộ sách đã
nhật dụng hóa tri thức Hán học vốn cao xa thành tri thức nhật dụng. Hơn nữa ở đây
lại đưa nhiều tri thức Việt Nam. Do vậy, bộ sách này không chỉ "nhật dụng hóa" kiến
thức qua Hán học mà còn là một thử nghiệm "Việt Nam hóa" những tri thức cần thiết
qua chữ Hán.
8.2. Tự Đức được biên soạn theo định hướng “chính hóa” Nho học của nhà
nước: “Chính hóa” là một trong những nội dung thể hiện định hướng Nho học chính
thống của triều Nguyễn được tác giả thể hiện trong bộ sách này mà cụ thể và cô đọng
nhất là môn loại Chính hóa. Bộ sách đề cập đến các vấn đề chính trị, giáo hóa, tổ
chức nhà nước, tôn sùng chính học. Đó là sự cụ thể hóa cái định hướng Nho học nhà
nước ra xã hội.
8.3. Nam phương được biên soạn theo định hướng phổ biến cái học “đa thức” và
cái học “cách trí”: Nội dung bài tựa và các môn loại, mục từ mà bộ sách chuyển tải
thể hiện khát vọng biết đến ngọn nguồn sự vật mà cái học từ chương không đề cập.
Những sách ấy (chỉ các sách vở của người Bắc) nhan nhản những chỗ chê bai, bài
xích lẫn nhau. Cái khuyết thiếu của sách vở đời xưa chủ yếu thuộc phạm trù những
cái mà đương thời mới có, hay sản vật nước ta có mà Hán văn không ghi được tác giả
Nam phương nhận ra và dành tâm huyết để bù lấp cho những khoảng trống đó.
8.4. Đại Nam được biên soạn theo định hướng phổ biến cái học phi khoa cử.
Chữ Hán không chỉ để cho khoa cử mà còn cho sự mở mang các tri thức ngoài khoa
cử như các tri thức liên quan đến động thực vật. Nguyễn Văn San nhận thức: “Việc
làm sách này không phải là việc lập ngôn theo chính giáo, mà để khảo cứu và dạy cho
con em”. Vì vậy, định hướng của người soạn sách này là lấy mục đích khảo cứu danh
vật, thoát li khoa cử làm tôn chỉ.
9. Sự đóng góp của TĐHN.TkXIX cho truyền thống Ngữ văn Việt Nam thực là
đáng trân trọng.
Sự xuất hiện của các bộ sách dạy, học chữ Hán thế kỉ XIX đã thể hiện sự cố
gắng của bậc thức giả Việt Nam trong việc sử dụng chữ Hán, chữ Nôm cho sự nhật
dụng, cập nhật, mở mang tri thức. Chúng là công cụ, phương tiện cho sự mở mang

23
văn hoá, khắc phục những hạn chế hiểu biết của cái học từ chương. Chúng là những
loại thư song ngữ Hán Nôm làm phong phú cho Hán học đương thời và cho truyền
thống biên soạn tự điển, từ điển, từ thư Việt Nam.
Các nhà ngữ văn truyền thống đã cố gắng thông qua việc biên soạn các bộ sách
có tính từ điển nhằm góp phần mở mang nhận thức qua chữ Hán, chữ Nôm trên nền
cái học “đa thức”, “cách trí”. Điều đó cho phép nói rằng trong cấu trúc văn hoá Việt
Nam truyền thống nói chung, thế kỉ XIX nói riêng, tiếng mẹ đẻ luôn là nhân tố chủ
yếu cho sự nhận thức, mở rộng mức độ phổ biến của kiến thức.
10. Kiến nghị về những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Các TĐHN.TkXIX đã được luận án này nghiên cứu dưới góc nhìn tự điển, từ
điển, từ thư học và góc nhìn biên soạn sách học, sách dạy chữ Hán qua chữ Nôm.
Qua đó gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở những gì đã được vạch
ra trên cơ sở của luận án này. Đó là:
Nghiên cứu truyền thống ngữ văn học Việt Nam về phương diện biên soạn tự
điển, từ điển chữ Hán, chữ Nôm và song ngữ Hán Nôm.
Nghiên cứu truyền thống biên soạn sách giáo khoa dạy chữ Hán ở Việt Nam thời
phong kiến.
Nghiên cứu về song ngữ Hán Việt, Việt Hán; sự vươn lên của nhân tố tiếng Việt
trong môi trường song ngữ Việt Hán.
Nghiên cứu sự cập nhật và mở mang văn hóa thế kỉ XIX qua nhân tố chữ Hán,
chữ Nôm trên cơ sở nguồn tư liệu Hán Nôm của giai đoạn này.
Nghiên cứu các TĐHN.TkXIX theo góc nhìn từ điển, từ điển học với những
khái niệm của văn tự học, tự điển, tự thư, từ thư học là một hướng nghiên cứu mới.
Từ hướng nghiên cứu này, có thể mở rộng phạm vi với đối tượng là các tự điển, từ
điển song ngữ, tự điển, từ điển đơn ngữ hoặc đa ngữ ở những thế kỉ trước thế kỉ XIX
và kể cả các từ điển tiếng Việt sau thế kỉ XIX.
24

×