Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần giống cây trồng thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 163 trang )



MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Lời nói đầu 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN 3
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
THANH TOÁN 4
1.1.1 Khái niệm và vị trí của vốn bằng tiền. 4
1.1.2 Quản lý vốn bằng tiền 4
1.1.3 Các khoản thanh toán tài chính doanh nghiệp 4
1.2 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN. 5
1.2.1 Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền. 5
1.2.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ. 5
1.2.2.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết. 5
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng. 6
1.2.2.3 Phương pháp hạch toán 6
1.2.2.3.1 Kế toán tiền mặt Việt Nam. 6
1.2.2.3.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ. 8
1.2.2.3.3 Kế toán vàng, bạc, đá quý tại quỹ 10
1.2.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 11
1.2.3.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết 11
1.2.3.2 Tài khoản sử dụng 11
1.2.3.3 Phương pháp hạch toán 11
1.2.4 Kế toán tiền đang chuyển 11
1.2.4.1 Chứng từ và thủ tục kế toán 11
1.2.4.2 Tài khoản sử dụng 12
1.2.4.3 Phương pháp hạch toán 12
1.2.5 Kế toán tiền chênh lệch tỷ giá hối đoái 13
1.2.5.1 Khái niệm 13


1.2.5.2 Nguyên tắc ghi nhận và xử lý 13
1.2.5.2.1 Nguyên tắc ghi nhận. 13
1.2.5.2.2 Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái 13
1.2.5.3 Tài khoản sử dụng 14
1.2.5.4 Phương pháp hạch toán 15
1.3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN 18


1.3.1 Khái quát chung 19
1.3.2 Kế toán phải thu khách hàng 19
1.3.2.1 Nội dung 19
1.3.2.2 Kế toán chi tiết 19
1.3.2.3 Tài khoản sử dụng 19
1.3.2.4 Phương pháp hạch toán 20
1.3.3 Kế toán các khoản ứng trước 21
1.3.3.1 Nội dung 21
1.3.3.2 Kế toán các khoản tạm ứng 21
1.3.3.2.1 Nội dung nguyên tắc 21
1.3.3.2.2 Kế toán chi tiết. 22
1.3.3.2.3 Tài khoản sử dụng 22
1.3.3.2.4 Phương pháp hạch toán 22
1.3.3.3 Kế toán tài sản thế chấp ký quỹ, ký cược ngắn hạn 23
1.3.3.3.1 Nội dung và nguyên tắc 23
1.3.3.3.2 Tài khoản sử dụng 23
1.3.3.3.3 Phương pháp hạch toán 23
1.3.4 Kế toán các khoản phải thu khác 24
1.3.4.1 Nội dung các khoản phải thu khác 24
1.3.4.2 Tài khoản sử dụng 24
1.3.4.3 Phương pháp hạch toán 25
1.3.5 Kế toán dự phòngcác khoản phải thu 26

1.3.5.1 Khái niệm 26
1.3.5.2 Phương pháp lập dự phòng 26
1.3.5.3 Tài khoản sử dụng 26
1.3.6 Kế toán các khoản phải trả người bán 27
1.3.6.1 Tài khoản sử dụng 27
1.3.6.2 Phương pháp hạch toán 27
1.3.7 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách 28
1.3.7.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 28
1.3.7.2 Tài khoản sử dụng 28
1.3.7.3 Thuế giá trị gia tăng 29
1.3.7.3.1 Khái niệm và phương pháp tính thuế 29
1.3.7.3.2 Chứng từ sử dụng. 29
1.3.7.3.3 Tài khoản sử dụng 30


1.3.7.3.4 Phương pháp hạch toán 30
1.3.7.4 Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp 31
1.3.7.5 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 31
1.3.7.5.1 Cách xác định 31
1.3.7.5.2 Tài khoản sử dụng 32
1.3.7.5.3 Phương pháp hạch toán 34
1.3.7.6 Kế toán thuế, phí, lệ phí khác 36
1.3.7.6.1 Nội dung 36
1.3.7.6.2 Tài khoản sử dụng 36
1.3.7.3.4 Phương pháp hạch toán 37
1.3.8 Kế toán các khoản thanh toán nội bộ 37
1.3.8.1 Nội dung 37
1.3.8.2 Tài khoản sử dụng 37
1.3.8.3 Phương pháp hạch toán 38
1.3.8.3.1 Kế toán cấp phát và điều chuyển vốn, kinh phí 38

1.3.8.3.2 Kế toán các khoản phải thu phải trả nội bộ doanh nghiệp 39
1.3.9 Kế toán tiền vay 41
1.3.9.1 Nội dung và nguyên tắc 41
1.3.9.2 Chứng từ sử dụng 41
1.3.9.3 Tài khoản sử dụng 42
1.3.9.4 Phương pháp hạch toán 42
1.3.9.4.1 Kế toán vay ngắn hạn 42
1.3.9.4.2 Kế toán vay dài hạn 43
1.3.10 Kế toán toán các khoản nợ 45
1.3.10.1 Tài khoản sử dụng 45
1.3.10.2 Phương pháp hạch toán 46
1.3.11 Kế toán dự phòng trợ cấp mất việc làm 47
1.3.11.1 Khái niệm 47
1.3.11.2 Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 47
1.3.11.3 Mức trích lập quỹ 47
1.3.11.4 Tài khoản sử dụng 48
1.3.11.5 Phương pháp hạch toán 48
1.3.12 Kế toán dự phòng phải trả 48
1.3.12.1 Khái niệm và nội dung 48
1.3.12.2 Nguyên tắc lập dự phòng phải trả 48


1.3.12.3 Tài khoản sử dụng 49
1.3.12.4 Phương pháp hạch toán 49
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI
BÌNH 52
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI
BÌNH 53
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 53

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 55
2.1.2.1 Chức năng 55
2.1.2.2 Nhiệm vụ 55
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 56
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình
trong thời gian qua (2004 -2006) 57
2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty trong
thời gian qua và phương hướng phát triển trong thời gian tới 58
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG
THÁI BÌNH 60
2.2.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn của công ty 60
2.2.1.1 Phân tích sự biến động tài sản của công ty 60
2.2.1.2. Phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty 63
2.2.2. Phân tích đánh giá khả năng thanh toán 65
2.2.3 Phân tích đánh giá tình hình hoạt động 67
2.2.3.1 Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân 67
2.2.3.2 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho 68
2.2.3.3 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 69
2.2.3.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 69
2.2.4 Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động 70
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI BÌNH 71
2.3.1Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP giống cây trồng Thái Bình. 71
2.3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP giống cây trồng Thái Bình 71
2.3.1.2. Hình thức kế toán 74
2.3.2.Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty
Cổ phần giống cây trồng Thái Bình 77


2.3.2.1 Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần giống cây trồng

Thái Bình 77
2.3.2.1.1 Kế toán tiền mặt 77
1. Chứng từ, sổ sách sử dụng 77
2. Tài khoản sử dụng 78
3. Quy trình 78
4. Định khoản minh hoạ 96
5. Sơ đồ hạch toán 98
6. Chứng từ, sổ sách minh họa 99
2.3.2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 104
1. Chứng từ sử dụng 104
2. Tài khoản sử dụng 104
3. Quy trình 104
4. Định khoản minh hoạ 109
5. Sơ đồ hạch toán 112
6. Chứng từ, sổ sách minh họa 113
2.3.2.2 Kế toán các khoản thanh toán tại Công ty Cổ phần giống cây trồng
Thái Bình 116
2.3.2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 116
1. Chứng từ, sổ sách sử dụng 116
2. Tài khoản sử dụng 116
3. Quy trình 116
4. Định khoản minh hoạ 118
5. Sơ đồ hạch toán 119
6. Chứng từ, sổ sách minh họa 120
2.3.2.2.2 Kế toán các khoản tạm ứng 123
1. Chứng từ sử dụng 123
2. Tài khoản sử dụng 123
3. Quy trình 123
4. Định khoản minh hoạ 123
5. Sơ đồ hạch toán 124

6. Chứng từ, sổ sách minh họa 125
2.3.2.2.3 Kế toán các khoản phải thu khác 125
1. Chứng từ sử dụng 125
2. Tài khoản sử dụng 125


3. Quy trình 126
4. Định khoản minh hoạ 126
5. Sơ đồ hạch toán 126
6. Chứng từ, sổ sách minh họa 127
2.3.2.2.4 Kế toán các khoản phải trả người bán 127
1. Chứng từ sử dụng 127
2. Tài khoản sử dụng 127
3. Quy trình 127
4. Định khoản minh hoạ 129
5. Sơ đồ hạch toán 129
6. Chứng từ, sổ sách minh họa 129
2.3.2.2.5 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 130
1. Chứng từ sử dụng 130
2. Tài khoản sử dụng 130
3. Định khoản minh hoạ 130
4. Sổ sách minh hoạ 130
2.3.2.2.6 Kế toán các khoản phải trả phải nộp khác 131
1. Chứng từ sử dụng 131
2. Tài khoản sử dụng 131
3. Định khoản minh hoạ 131
4. Sơ đồ hạch toán 133
5. Chứng từ, sổ sách minh họa 134
2.3.2.2.7 Kế toán các khoản thanh toán nội bộ 134
1. Chứng từ sử dụng 134

2. Tài khoản sử dụng 134
3. Quy trình 134
4. Định khoản minh hoạ 137
5. Sơ đồ hạch toán 137
6. Chứng từ, sổ sách minh họa 138
2.3.2.2.8 Kế toán các khoản tiền vay 140
1. Chứng từ sử dụng 140
2. Tài khoản sử dụng 140
3. Quy trình 141
4. Định khoản minh hoạ 141
5. Sơ đồ hạch toán 141


6. Chứng từ, sổ sách minh họa 141
2.3.2.2.9 Kế toán Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 142
1. Chứng từ sử dụng 142
2. Tài khoản sử dụng 142
3. Định khoản minh hoạ 142
4. Chứng từ, sổ sách minh họa 142
2.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG
THÁI BÌNH 142
2.4.1 Những thành tựu đạt được 143
2.4.2 Những tồn tại 144
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI
CÔNG CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI BÌNH 145
3.1. NHÓM BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 146
3.1.1.Biện pháp 1:Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán của công ty 146
Sự cần thiết của biện pháp 146

Nội dung biện pháp 146
Tính hiệu quả của biện pháp 147
3.1.2 Biện pháp 2: Tổ chức lại bộ máy kế công ty 147
Sự cần thiết của biện pháp 147
Nội dung biện pháp 148
Tính hiệu quả của biện pháp 150
3.2 NHÓM BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VỐN BẰNG TIỀN 151
Kết luận 152
Tài liệu tham khảo
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ tháng 02/2007



DANH MỤC BẢNG BIỂU


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty CP giống cây trồng Thái Bình
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại văn phòng Công ty CP giống cây trồng Thái Bình.

Bảng 1: Tình hình phát triển của Công ty CP giống cây trồng Thái Bình trong 2004-2006
Bảng 2: Tình hình biến động tài sản của công ty CP giống cây trồng Thái Bình qua 3 năm
2004-2006.
Bảng 3: Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình qua 3
năm 2004-2006.
Bảng 4: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty CP giống cây trồng Thái Bình qua các
năm 2004-2006.
Bảng 5: Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty giống cây
trồng Thái Bình qua 3 năm 2004-2006
Bảng 6: Số vòng luân chuyển hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty CP

giống cây trồng Thái Bình.
Bảng 7: Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty CP giống cây trồng Thái Bình qua 3 năm
2004-2006
Bảng 8: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty CP giống cây trồng Thái Bình qua 3
năm 2004-2006
Bảng 9: Các chỉ tiêu dánh giá hiệu quả hoạt động của công ty CP giống cây trồng Thái Bình
qua 3 năm 2004-2006

Lưu đồ 1: Thu tiền mặt từ tiền bán hàng, và công nợ phải thu khách hàng
Lưu đồ 2: Thu tiền mặt từ tạm ứng thừa
Lưu đồ 3: Thu tiền mặt từ nội bộ
Lưu đồ 4: Thu tiền mặt từ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ.
Lưu đồ 5: Thu tiền mặt từ vay ngân hàng.
Lưu đồ 6: Chi tạm ứng
Lưu đồ 7: Chi tiền mặt để thanh toán nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Lưu đồ 8: Chi tiền mặt trả các khoản phải thanh toán cho công nhân viên
Lưu đồ 9: Chi tiền mặt nộp các khoản phải nộp cho Nhà nước
Lưu đồ 10: Thu tiền gửi do khách hàng trả nợ.
Lưu đồ 11: Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Lưu đồ 12 : Giảm tiền gửi do chi trả nợ
Lưu đồ 13: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Lưu đồ 14: Tăng tiền gửi ngân hàng từ hoạt động tài chính
Lưu đồ 15: Tăng công nợ phải thu khách hàng
Lưu đồ 16: Tăng khoản phải trả người bán
Lưu đồ 17: Xí nghiệp vay vốn của công ty
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 1
Lời nói đầu
I) Sự cần thiết của khóa luận.

Trong suốt những năm đổi mới vừa qua, kể từ khi đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị tường có sự quản lý của nhà nước, vấn đề đặt ra
hàng đầu là hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm
tra đánh giá đầy đủ chính xác mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong
tiêu chí để đánh giá là thông qua sự luân chuyển của vốn bằng tiền, các khoản thanh toán của
doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào thi hành chế độ hạch toán
kế toán cũng phát sinh những mối quan hệ thanh toán với các tổ chức, cá nhân khác. Tất cả
các nghiệp vụ thanh toán đều được thực hiện chủ yếu bằng vốn bằng tiền.Vốn bằng tiền là tài
sản nằm trong lĩnh vực lưu thông, là một bộ phận của vốn kinh doanh tồn tại dưới hình thái
tiền tệ ở một thời điểm nhất định của quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn. Như vậy, qua
sự luân chuyển của vốn bằng tiền người ta có thể kiểm tra đánh giá hiệu quả của các hoạt
động kinh tế, tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Mặt khác, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn tồn tại các khoản phải
thu, các khoản phải trả. Tình hình thanh toán các khoản này tuỳ thuộc vào phương thức thanh
toán đang áp dụng tại doanh nghiệp, chế độ trích lập các khoản ngân sách cho Nhà nước, việc
theo dõi phản ánh kịp thời nhanh chóng và cung cấp thông tin đầy đủ chính xác.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, được sự đồng ý của công ty, của ban chủ nhiệm
khoa, vận dụng các kiến thức đã trang bị ở trường, kết hợp với thực tế thu nhận được ở công
ty, em đã đi đến chọn đề tài: “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty
Cổ phần giống cây trồng Thái Bình” làm khoá luận tốt nghiệp cho mình.
II) Mục đích nghiên cứu.
Việc chọn đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã được học trong nhà trường.
- Vận dụng những lý thuyết đã được học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn của đời sống
kinh tế xã hội.
- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty mà chuyên sâu là công tác
kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty, thấy được những mặt đạt được và
những mặt hạn chế, và nguyên nhân của vấn đề.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.

III) Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh

Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 2
toán của Công ty cổ phần giống cây trông Thái Bình trong tháng 2 năm 2007.
IV) Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được chọn là Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty Cp giống
cây trồng Thái Bình, vì thế để hoàn thành dề tài này cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
khác nhau. Các phương pháp mà em đã sử dụng là:
- Quan sát, điều tra.
- Phỏng vấn
- Phân tích kinh tế
- Mô tả.
- Phương phá p hạch toán kế toán
V) Nội dung của khóa luận.
Nội dung của đề tài: ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài còn ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán.
Chương 2:Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty
CP giống cây trồng Thái Bình
Chương 3:Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và
các khoản thanh toán tại công ty cổ phần giống cây trồng.
VI) Những đóng góp của khóa luận.
Qua thời gian thực tập tại công ty Cp giống cây trồng Thái Bình em đã tìm hiểu về công
tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán từ đó nêu lên thực trạng của công tác hạch
toán kế toán vốn bằng tiền và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại
công ty.
Trong thời gian thực tập, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Thành Cường, thầy
Nguyễn Văn Hương và các thầy cô trong bộ môn Kế toán trong khoa Kinh tế trường Đại học

Nha Trang, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã
giúp em hoàn thành đề tài này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn, không đi sâu thực tế nhiều và trình độ của bản thân
còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý chân thành và
xây dựng của thầy cô trong nhà trường và mọi người trong công ty để khóa luận này hoàn
thiện hơn.
Nha Trang, ngày … tháng… năm…
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Minh Thu

Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 4
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
THANH TOÁN.
1.1.1 Khái niệm và vị trí của vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là tài sản dưới hình thức giá trị bao gồm tất cả các loại tiền do ngân hàng
nhà nước Việt Nam phát hành kể cả ngân phiếu và các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quí.
Vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tính linh
hoạt cao nhất, vốn bằng tiền có thể thanh toán ngay các khoản nợ, thực hiện ngay các nhu cầu
mua sắm, chi phí.

Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
1.1.2 Quản lý vốn bằng tiền.
Mục đích:
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền cũng nhằm đến 3 mục đích:
- Mục đích duy trì hoạt động bình thường:Doanh nghiệp lưu trữ tiền mặt để thanh toán tiền
mua hàng, trả lương cho công nhân viên, nộp thuế
- Mục đích đầu cơ:ngoài mục đích duy trì hoạt động, doanh nghiệp còn giữ tiền để lợi dụng
các cơ hội tạm thời như sự tụt giá tức thời về nguyên vật liệu để gia tăng lợi nhuận cho
mình.
- Mục đích dự phòng: Trong quá trình hoạt động thì tiền mặt có điểm luân chuyển không
theo một quy định nhất định, do vậy doanh nghiệp phải duy trì một lượng tiền an toàn để thoả
mãn nhu cầu tiền mặt bất ngờ.
Ý nghĩa:
Dù lưu giữ vốn bằng tiền với mục đích gì thì quản lý vốn bằng tiền cũng là vấn đề quan
trọng. Quản trị vốn bằng tiền giúp doanh nghiệp biết được lượng tiền cần lưu trữ và lưu trữ
trong bao lâu.
1.1.3 Các khoản thanh toán tài chính doanh nghiệp.
Là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh
trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất
trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước. Nội dung những quan hệ
kinh tế thuộc phạm vi tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Những quan hệ kinh tế với Nhà nước: Tất cả các doanh nghiệp thộc mọ thành phần kinh
tế đều phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Những quan hệ kinh tế với thị trường: Đó là những quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp
khác, với nhà đầu tư, nhà cung cấp, với khách hàng, với các tổ chức tín dụng…
- Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Gồm những quan hệ giữa doanh
nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, người lao động, …
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 5

1.2 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN.
1.2.1 Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền.
Đối tượng hạch toán kế toán vốn bằng tiền: Là bao gồm các loại giấy tờ có giá trị dùng
trong thanh toán mua bán bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng,
Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền.
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác và tình hình luân chuyển vốn bằng tiền.
- Theo dõi chặt chẽ việc thu chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi, ngoại tệ
Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền.
- Sử dụng đơn vị hạch toán thống nhất đó là đồng Việt Nam đồng. Nếu doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng đồng tiền khác để làm đơn vị tiền tệ kế toán, nhưng
phải được sự cho phép của Bộ tài chính.
- Việc qui đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam phải theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Nếu có phát sinh
chênh lệch giữa tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh với tỷ giá ghi sổ kế toán thì phản ánh số
chênh lệch theo quy định hiện hành.
- Cuối kỳ: các khoản mục có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá thực tế ngày
cuối kỳ.
- Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại ngoại tệ trên tài khoản 007-ngoại tệ các
loại.
- Vàng bạc, đá quí phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho những doanh
nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng bạc đá quí. Vàng bạc đá quí phải theo dõi về số
lượng, trọng lượng, qui cách, phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại.
1.2.2 Kế toán tiền mặt tại quĩ.
Tiền mặt của doanh nghiệp gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
1.2.2.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết.
Chứng từ hạch toán tiền mặt tại quỹ gồm:
- Phiếu thu, mẫu số 01-TT
- Phiếu chi, mẫu số 02-TT
- Biên lai thu tiền, mẫu số 05-TT
- Bảng kê vàng bạc đá quí, mẫu số 06-TT

- Bảng kiểm kê quỹ, mẫu số 07a-TT và 07b-TT
- Chứng từ khác có liên quan .
Kế toán chi tiết:
Kế toán tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hằng ngày, liên tục
theo trình tự phát sinh các khoản thu chi quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tính ra số
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 6
tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Riêng vàng bạc, đá quí nhận ký cược ký quỹ phải theo dõi
riêng một sổ.
Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số
liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải
kiểm tra lại để tìm nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
Kế toán tiền mặt cũng căn cứ vào các chứng từ thu chi tiền mặt để phản ánh tình hình
luân chuyển của tiền mặt trên sổ kế toán như sổ: Sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu, nhật ký chi,
nhật ký chứng từ … Riêng vàng bạc đá quí nhận ký quỹ, ký cược thì phải theo dõi riêng sau
khi đã được làm các thủ tục về cân đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và niêm
phong có xác nhận của bên ký gửi trên dấu niêm phong.
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 111-“Tiền mặt”: để phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt của DN.
Bên nợ: - Các loại tiền mặt nhập quỹ.
- Số tiền thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
Bên có: - Các khoản tiền mặt xuất quỹ.
- Số tiền thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
Số dư Nợ: Các khoản tiền tồn quỹ.
1.2.2.3 Phương pháp hạch toán
1.2.2.3.1 Kế toán tiền mặt Việt Nam.
1) Thu bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 111 Tiền mặt
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa thuế)
Có TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ (giá chưa có thuế)
2) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp.
Nợ TK 111 Tiền mặt
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tổng giá thanh toán)
Có TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ (tổng gia thanh toán)
3) Đối với các khoản thu nhập tài chính, thu nhập hoạt động khác thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 111 Tiền mặt
Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế )
Có TK 711 Thu nhập hoạt động khác (giá chưa có thuế )
Có Tk 33311 Thuế GTGT đầu ra
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 7
4) Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt: Nợ TK 111 Tiền mặt
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng
5) Thu hồi các khoản đầu tư, các khoản cho vay, ký quỹ …
Nợ TK 111 Tiền mặt
Có TK 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 128 Đầu tư ngắn hạn khác (cho vay)
Có TK 138 Phải thu khác
Có TK 144 Thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn
Có TK 244 Ký quỹ ký cược dài hạn
Có TK 222,223,221 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư vào cty con.
6) Thu hồi các khoản phải thu bằng tiền mặt
Nợ TK 111 Tiền mặt
Có TK 131 Phải thu của khách hàng
Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 136 Phải thu nội bộ
Có TK 141 Tạm ứng
7) Các khoản tiền thừa phát hiện khi kiểm kê
Nợ TK 111 Tiền mặt
Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý(nếu chưa rõ nguyên nhân)
Có TK 3388 Phải trả phải nộp khác
8) Nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác
Nợ TK 111 Tiền mặt
Có TK 3386 Nếu ngắn hạn
Có TK 344 Nhận ký quỹ ký cược dài hạn
9) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng: Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 Tiền mặt
10) Xuất tiền mặt đem thế chấp, ký quỹ, ký cược
Nợ TK 144, 244 Ký quỹ, ký cược ngắn hạn hoặc dài hạn
Có TK 111 Tiền mặt
11) Xuất tiền mặt mua TSCĐ, hàng hoá, vật tư dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháo khấu trừ.
Nợ TK 152 Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 Hàng hoá
Nợ TK 611 Mua hàng (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 8
Nợ TK 211,213
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào
Có TK 111 Tiền mặt
12) Chi tiền mặt mua TSCĐ, hàng hoá, vật tư dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Nợ TK 152 Nguyên liệu, vật liệu (gồm thuế GTGT đầu vào)

Nợ TK 153 Công cụ, dụng cụ (gồm thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 156 Hàng hoá (gồm thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 611 Mua hàng (kiểm kê định kỳ) (gồm thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 211,213
Có TK 111 Tiền mặt (theo giá thanh tóan)
13) Nếu mua vật tư, dùng ngay không qua kho theo phương pháp khấu trừ thuế
Nợ TK 641,642, 627, 621, 811, 635, …theo giá không thuế GTGT
Nợ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào
Có TK 111 Tiền mặt(Theo giá thanh toán)
14) Nếu mua hàng hoá bán ngay không qua kho
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán (theo giá không thuế GTGT)
Nợ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào
Có TK 111 Tiền mặt (theo giá thanh toán)
15) Chi tiền mặt thanh toán các khoản nợ
Nợ TK 311 Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 Phải trả cho người bán
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên
Nợ TK 336 Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 Phải trả phải nộp khác
Có TK 111 Tiền mặt
16) Chi hoạt động khác và hoạt động tài chính: Nợ TK 635 Hoạt động tài chính
Nợ TK 811 Hoạt động khác
Có TK 111 Tiền mặt
17) Chi tiền mặt cho công tác xây dựng cơ bản: Nợ TK 241 Xây dựng cơ bản
Có TK 111 Tiền mặt
1.2.2.3.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ
Một số khái niệm
- Ngoại tệ: là đơn vị tiền tề khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương


SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN 9
- Đơn vị tiền tệ kế toán: là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán
và lập báo cáo tài chính.
- Tỷ giá hối đoái: là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (được gọi tắt là chênh lệch tỷ giá): là chênh lệch phát sinh từ
việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán
theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.
- Tỷ giá hối đoái cuối kỳ: là tỷ giá hối đoái sử dụng tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
- Tỷ giá thực tế: là tỷ giá hối đoái mua bán thực tế hoặc tỷ giá thực tế bình quân liên ngân
hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Phương pháp hạch toán:
a) Nếu doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (kể cả có xây
dựng cơ bản chưa hoàn thành)
- Mua sắm vật tư, hàng hoá, TSCĐ, các khoản chi phí bằng ngoại tệ
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 641, 642, …Tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 Tỷ giá thực tế
Nợ TK 635 Nếu lỗ chênh lệch tỷ giá
Có TK 1112, 1122 Tỷ giá xuất ngoại tệ
Có TK 515 Nếu lãi chênh lệch tỷ giá
- Khi mua chịu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, các khoản chi phí bằng ngoại tệ
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 641, 642,…Tỷ giá lúc phát sinh nghiệp vụ
Nợ TK 133 Tỷ giá lúc phát sinh nghiệp vụ
Có TK 331 Tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghiệp vụ
- Khi chi ngoại tệ để trả nợ cho người bán
Nợ TK 331 Tỷ giá lúc ghi sổ
Nợ TK 635 Nếu lỗ chênh lệch tỷ giá
Có TK 1112, 1122 Tỷ giá xuất ngoại tệ
Hoặc có 515 Nếu lãi chênh lệch tỷ giá
- Doanh thu bán chịu thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải thu bằng ngoại tệ:

Nợ TK 131 TGTT lúc phát sinh nghiệp vụ
Có 511 TGTT lúc phát sinh nghiệp vụ
Có 3331 TGTT lúc phát sinh nghiệp vụ
- Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng ngoại tệ
Nợ TK 1112, 1122 Tỷ giá lúc phát sinh nghiệp vụ
Nợ 635 Nếu lỗ chênh lệch tỷ giá
Có TK 131 Tỷ giá lúc ghi sổ
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN
10
Có TK 515 Nếu lãi chênh lệch tỷ giá
b) Nếu doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thành (chưa phát
sinh doanh thu chi phí)
- Hạch toán tương tự a) nhưng khoản chênh lệch CLTG hạch toán trên TK 413.
- Hàng năm, CLTG đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phản ánh
luỹ kế trên TK 413
- Khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng, kết chuyển phần chênh lệch giữa số dư bên Nợ và
số dư bên Có của TK 413 vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính hoặc kết
chuyển sang TK 242 (nếu lỗ tỷ giá) hoặc 3387 “doanh thu chưa thực hiện” (nếu lãi tỷ giá) để
phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm.
Nợ TK 413
Có TK 3387( nếu lãi tỷ giá)
Hoặc: Nợ TK 242
Có TK 242 ( nếu lỗ tỷ giá)
- Phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn xây dựng khi
kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng
Nếu lỗ tỷ giá: Nợ TK 635
Có 242
Nếu lãi tỷ giá: Nợ TK 3387

Có TK 515
1.2.2.3.3 Kế toán vàng, bạc, đá quý tại quỹ
Trong trường hợp sử dụng vàng bạc đá quý làm phương tiện thanh toán thì khi nhập ghi
theo giá mua thực tế, khi xuất ghi theo giá của từng lần nhập hoặc giá bình quân. Nếu có
chênh lệch giữa giá xuất với giá thanh toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ thì phản ánh vào
doanh thu tài chính, chi phí tài chính.
Kế toán vàng, bạc đá quý ngoài việc theo dõi về mặt giá trị còn phải theo dõi về số lượng,
chất lượng, chủng loại, màu sắc, kích cỡ,…Đặc biệt đối với các khoản nhận của người khác
thì phải giám định trước khi niêm phong.
1) Mua ngoài: Nợ TK 1113
Có 111, 112
2) Thu được nợ bằng vàng, bạc …
Nợ TK 1113 Theo giá thực tế khi thanh toán
Nợ TK 635 Nếu chênh lệch lỗ
Có TK 131 Theo giá lúc ghi nợ
Có TK 515 Chênh lệch lãi
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN
11
3) Xuất vàng bạc ra để thanh toán
Nợ TK 331 Theo giá thực tế khi thanh toán
Nợ TK 311 Theo giá thực tế khi thanh toán
Có TK 1113 Giá xuất ra
Có TK 515 (hoặc 635) chênh lệch lãi (lỗ)
1.2.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.2.3.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để tiến
hành thanh toán không dùng tiền mặt. Kế toán tiền gửi ngân hàng phải mở nhiều sổ chi tiết
khác nhau để theo dõi từng loại tiền, từng ngân hàng, mà doanh nghiệp có tài khoản.

- Chứng từ: Căn cứ vào các giấy báo nợ, giấy báo có hoặc các bảng sao kê ngân hàng kèm
theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc … để ghi chép vào các sổ kế toán
liên quan.
- Kế toán chi tiết: Mở sổ theo dõi chi tiết cho từng ngân hàng
- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải tiến hành đối chiếu giữa các chứng từ gốc với các chứng
từ của ngân hàng để phát hiện kịp thời chênh lệch. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ
nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo giấy báo hay bản sao kê ngân hàng. Số chênh
lệch được ghi vào TK 1388 hoặc 3388. Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu để tìm
nguyên nhân để điều chỉnh lại chênh lệch đó.
1.2.3.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản: 112 – “Tiền gửi ngân hàng”
- Bên nợ: Các khoản tiền gửi vào ngân hàng (hoặc kho bạc, công ty tài chính)
- Bên có: Các khoản tiề rút từ ngân hàng ra
- Số dư nợ: Số tiền hiện còn gửi tại ngân hàng
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam của đơn vị gửi tại ngân
hàng
+ TK 1122 - Tiền ngoại tệ: Phản ánh giá trị của ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng đã quy đổi
ra đồng Việt Nam.
+ TK 1123 - Vàng bạc đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc đá quý của đơn vị đang gửi tại NH
1.2.3.3 Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam cũng tương tự
như hạch toán tiền mặt tại quỹ.
1.2.4 Kế toán tiền đang chuyển
1.2.4.1 Chứng từ và thủ tục kế toán
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN
12
Tiền đang chuyển là các khoản tiền đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhưng chưa nhận được

giấy báo có của ngân hàng, kho bạc hay công ty tài chính hoặc đã nộp vào bưu điện để
chuyển thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo có của đơn vị thụ hưởng.
Ngoài các nội dung trên tiền đang chuyển còn bao gồm các khoản sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng
- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc
Kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu chi tiền mặt. giấy nộp tiền, biên lai
nộp tiền, giấy báo nợ, giấy báo có, … để phản ánh tình hình biến động của tiền đang chuyển
vào các sổ sách liên quan.
Trong kỳ kế toán không cần thiết phải ghi sổ về các khoản tiền đang chuyển, chỉ vào thời
điểm cuối kỳ hạch toán kế toán mới ghi sổ kế toán các khoản tiền đang chuyển ở thời điểm
cuối kỳ để phản ánh đầy đủ các loại tài sản của doanh nghiệp.
1.2.4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 113 – “Tiền đang chuyển”
Bên Nợ: Các khoản tiền đang chuyển (tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, sec) đã nộp
vào ngân hàng hoặc đang chuyển vào bưu điện nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân
hàng hoặc của đơn vị thụ hưởng.
Bên Có: Các khoản tiền đang chuyển đã nhận được giấy báo của ngân hàng hoặc của người
thụ hưởng
Số dư Nợ: Các khoản tiền còn chuyển
1.2.4.3 Phương pháp hạch toán
1) Xuất tiền mặt vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng
Nợ TK 113
Có TK 111
2) Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở ngân hàng trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận
được giấy báo nợ của ngân hàng
Nợ TK 113
Có TK 112
3) Thu nợ của khách hàng bằng sec, doanh nghiệp đã nộp séc vào ngân hàng nhưng ngân
hàng chưa gửi được giấy báo (đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp)
Nợ TK 113

Có TK 131
Có 511
4) Khi doanh nghiệp nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào
tài khoản của doanh nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN
13
Nợ TK 112
Có 113
5) Người cung cấp báo đã nhận được tiền do bưu điện chuyển: Nợ TK 331
Có TK 113
1.2.5 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.2.5.1 Khái niệm
- Các khoản mục tiền tệ: Là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải
thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được
- Các khoản mục phi tiền tệ: Là các khoản mục không phải là khoản mục tiền tệ
o Trường hợp đơn vị áp dụng tỷ giá thực tế để quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi chép:
Doanh nghiệp có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì sử dụng tỷ giá mua của
Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để chuyển đổi ngoại tệ ra
đồng Việt Nam để ghi sổ.
o Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính
thức sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính, thì quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang
đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số
lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
1.2.5.2 Nguyên tắc ghi nhận và xử lý
1.2.5.2.1 Nguyên tắc ghi nhận
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì
phải quy đổi sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân

trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
- Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết TK: tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả và tài khoản 007-
nguyên tệ các loại
- Đối với khoản mục tiền tệ: tỷ giá ghi nhận là tỷ giá thực tế
- Đối với khoản mục phi tiền tệ:
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên hàng hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính
- Trong trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế
mua, bán.
1.2.5.2.2 Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN
14
1) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
- Chênh lệch giữa số phát sinh và số đánh gá lại cuối kỳ được ghi nhận vào chi phí tài chính,
hoặc doanh thu tài chính trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư XDCB, nếu
có chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ liên quan đến hoạt
động dầu tư XDCB thì cũng xử lý như đối với hoạt động kinh doanh.
2) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuôi
kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn rước hoạt động)
- Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh
lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán( Chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá hối đoái).
- Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong

giai đoạn đầu tư xây dựng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào giá trị TSCĐ mà kết
chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có
TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (kể từ
khi công trình đưa vào hoạt động)
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối
năm tài chính và ở thời điểm quyết toán, bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng (lỗ hoặc lãi) không
tính vào giá trị TSCĐ hoàn thành đầu tư mà phân bổ vào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài
chính của các kỳ hoạt động tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa
vào hoạt động)
3) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt
động ở nước ngoài.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước
ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được tính ngay vào chi phí
tài chính hoặc doanh thu tài chính trong kỳ.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài
hoạt động độc lập được phản ánh luỹ kế trên Tài khoản 413 - chênh lệch tỷ giá hối đoái và chỉ
được tính vào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính khi doanh nghiệp thanh lý khoản đầu
tư thuần ở cơ sở nước ngoài.
1.2.5.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 413- “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”
Tài khoản nay dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động
đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN
15
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi
chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lêch tỷ giá
hối đoái đó.
Bên Nợ:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ
tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả đầu tư XDCB (doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh có cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoai tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB trong giai đoạn trước hoạt động
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu tài chính.
- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại của các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB vào doanh thu tài
chính hoặc doanh thu chưa thực hiện (nếu phải phân bổ dần).
Bên Có:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
(lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả đầu tư XDCB (doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh có cả đầu tư XDCB)
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn trước hoạt động
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lỗ tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính.
- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại của các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi kết thúc giai
đoạn đầu tư XDCB) vào chi phí tài chính hoặc vào chi phí trả trước dài hạn (nếu phải phân
bổ dần).
Tài khoản 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.
Số dư bên Nợ: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại của các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa
hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính.
Số dư bên Có: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại của các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa
hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính.
1.2.5.4 Phương pháp hạch toán

Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN
16
a) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả
hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh
1) Khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642, 133, … theo tỷ giá
hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 635 nếu Lỗ tỷ giá
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) Theo tỷ giá ghi sổ kế toán
Có TK 515 Nếu Lãi tỷ giá hối đoái
2) Khi nhận hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp, hợac khi vay ngắn hận, vay dài hạn, nợ
dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ, … bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá hối đoái ngày giao dịch ghi.
Nợ các TK có liên quan (theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các Tk 331, 311, 341, 342, 336, Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
3) Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài
hạn, nợ nội bộ, …)
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342, …tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Nợ TK 635 Nếu Lỗ tỷ giá
Có các TK 111(1112), 112(1122) tỷ giá hối đoái ngày ghi sổ kế toán
Có TK 515 Lãi tỷ giá hối đoái
4) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 111(1112), 112 (1122) tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng
Có TK 511, 711 tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế hoặc bình quân liên ngân hàng
5) Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 136, 138 tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 635 nếu lỗ tỷ giá hối đoái
Có các TK 111(1112), 112 (1122) tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Có TK 515 nếu lãi tỷ giá hối đoái

6) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (phải thu khách hàng, phải thu nội bộ …)
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 635 Nếu lỗ tỷ giá hối đoái
Có các TK 131, 136, 138 tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Có 515 Nếu lãi tỷ giá hối đoái
b) Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt dộng đầu tư XDCB (giai đoạn
trước hoạt động)
1) Khi mua hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do người bán
hoặc bên nhận thầu bàn giao:
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Văn Hương

SVTH: Phạm Thị Minh Thu-45DN
17
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241, …tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 413 Nếu Lỗ tỷ giá hối đoái
Có các TK 111 (1112), 112(1122) tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Có TK 413 Nếu Lãi tỷ giá hối đoái
2) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342, …tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Nợ TK 413 Nếu lỗ tỷ giá
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Có TK 413 Nếu Lãi tỷ giá
3) Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giao đoạn đầu tư xây dựng
(giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên TK413 cho đến khi hoàn thành đầu tư
XDCB
4) Khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động), kết chuyển chênh
lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện trên TK 413 vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu tài chính,
hoặc kết chuyển sang TK 242 (nếu lỗ tỷ giá), hoặc TK 3387 (nếu lãi tỷ giá) để phân bổ dần
trong thời hạn tối đa là 5 năm.
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 3387 Doanh thu chưa thực hiện (lãi tỷ giá hốiđoái)
Hoặc: Nợ TK 242 Chi phí trả trước dài hạn (lỗ tỷ giá)
Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái
5) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ hoặc lãi) đã thực hiện trong giai đoạn đầu tư được
luỹ kế đến thời điểm quyết toán bàn giao đưa công trình vào hoạt động sẽ kết chuyển ngay
toàn bộ, hoặc phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm (phản ánh trên TK 242, hoặc TK 3387)
vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính
- Phân bổ chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh ttrong giai đoạn đầu tư xây
dựng vào chi phí tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa
TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 635 Lỗ tỷ giá
Có TK 242
- Phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng
vào doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng
đưa TSCĐ vào sử dụng
Nợ TK 3387
Có Tk 515
c) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm

×