Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thiết kế chế tạo đồ gá để thêm chức năng phay cho máy tiện HQ500 tại xưởng cơ khí trường đại học nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.09 MB, 118 trang )

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Võ Hồng Quân
MSSV: 45DC181
Lớp: 45CT
Ngành:
Cơ khí Chế tạo máy.
Tên đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế chế tạo đồ gá để thêm chức năng phay cho
máy tiện HQ500 tại xưởng cơ khí trường Đại Học Nha Trang”.
Số trang: 120
Số chương: 5
Số tài liệu tham khảo:11
Hiện vật: Đầu phan độ đơn giản.

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

ĐIỂM CHUNG


Bằng chữ Bằng số

Nha Trang, ngày.........tháng….....năm 2007
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

-1-


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Võ Hồng Quân
MSSV: 45DC181 Lớp: 45CT
Ngành:
Cơ khí Chế tạo máy
Tên đề tài: “Thiết kế chế tạo đồ gá để th chức năng phay cho máy tiện
êm
HQ500 tại xưởng cơ khí trường Đại Học Nha Trang”.
Số trang: 120
Số chương: 5
Số tài liệu tham khảo: 11
Hiện vật: Đầu phan độ đơn giản.

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
Điểm phản biện: ...........................................................................................
Nha Trang, ngày……tháng………năm 2007
CÁN BỘ PHẢN BIỆN

ĐIỂM CHUNG
Bằng chữ Bằng số

Nha Trang, ngày…....tháng…….năm 2007
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

-2-


MỤC LỤC

Trang

LỜI NĨI ĐẦU .................................................................................................................. 6
Chương1: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT MÁY TIỆN HQ500................................................... 8
I. KHÁI NIỆM VỀ MÁY TIỆN:................................................................................. 8
1. Khái niệm về máy tiện:....................................................................................... 8
2. Khái niệm về máy tiện vạn năng:........................................................................ 8
II. CẤU TẠO MÁY TIỆN HQ500: ............................................................................ 9
1. Sơ đồ khối: ........................................................................................................... 9
2. Sơ đồ cấu tạo:..................................................................................................... 10
3. Sơ đồ động của máy:.......................................................................................... 11
3.1.Xích tốc độ của máy: .................................................................................... 11
3.2 Xích chạy dao ............................................................................................... 12
III. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA MÁY TIỆN HQ500: ......................................... 13

IV. CÔNG DỤNG CỦA MÁY TIỆN HQ 500: ......................................................... 14
Chương 2: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ............................................. 16
Phương án 1: Phay đứng:............................................................................................. 16
Phương án 2: phay ngang: ........................................................................................... 16
Chương 3: THIẾT KẾ CHẾ TẠO ĐỒ GÁ....................................................................... 20
I. Đầu phân độ: .......................................................................................................... 20
1. Đầu phân độ đơn giản: ...................................................................................... 20
2. Đầu phân độ vạn năng:...................................................................................... 25
3. Đầu phân độ trực tiếp:....................................................................................... 29
Phân tích lựa chọn phương án thiết kế đầu phân độ:........................................... 30
II. THIẾT KẾ TRỤC VÀ Ổ TRỤC: ......................................................................... 31
II.1. Yêu cầu đối với trục chính: ........................................................................... 31
II.2 TÍNH TỐN TRỤC: ...................................................................................... 32
II.3 TÍNH KIỂM NGHIỆM TRỤC: ..................................................................... 40
II.4. THIẾT KẾ NGUYÊN CƠNG CƠNG NGHỆ............................................... 44
Ngun cơng 1:................................................................................................... 48
Ngun cơng 2:................................................................................................... 48
Ngun công 3:................................................................................................... 50

-3-


Nguyên công 4:................................................................................................... 52
Nguyên công 5:................................................................................................... 54
Nguyên công 6:................................................................................................... 56
Nguyên cơng 7:................................................................................................... 58
II.5. TÍNH LƯỢNG DƯ ........................................................................................ 60
II.5.1. XÁC ĐỊNH LƯỢNG DƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: ...... 60
1. Khái niệm: .................................................................................................. 60
2. Tính tốn lượng dư cho bề mặt (40h6):................................................... 60

II.5.2. XÁC ĐỊNH LƯỢNG DƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRA BẢNG ......... 63
1. nguyên công tiện bề mặt (36):.................................................................. 63
2. Nguyên công tiện bề mặt (35): ................................................................. 64
3. Nguyên công tiện bề mặt (32): ................................................................. 65
4. Nguyên công tiện bề mặt (30): ................................................................. 66
5. Nguyên công tiện bề mặt (42): ................................................................. 68
6. Lượng dư gia công mặt đầu:...................................................................... 68
7. Lượng dư gia công bề mặt lỗ: .................................................................... 69
8. Lượng dư gia công cho bề mặt phay rãnh: ............................................... 69
9. Lượng dư cắt rãnh: ................................................................................... 69
10. Lượng dư cho gia công ren: ..................................................................... 69
II.6 TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT....................................................................................... 70
1. Bề mặt (40h6):.............................................................................................. 70
2. Nguyên công phay rãnh then:........................................................................ 73
3.Khoan:............................................................................................................. 73
4. Tra chế độ cắt khi tiện 35: ........................................................................... 74
5. Tra chế độ cắt khi tiện 32: ........................................................................... 76
6. Tra chế độ cắt khi tiện 30: ........................................................................... 78
7. Tra chế độ cắt khi tiện 42: ........................................................................... 79
8. Tra chế độ cắt khi tiện 36: ........................................................................... 81
9. Tra chế độ cắt khi mài cổ trục:...................................................................... 83
III. THIẾT KẾ THÂN ĐẦU PHÂN ĐỘ:.................................................................. 84

-4-


III.1 Chế độ cắt gia công thân đầu phân độ.......................................................... 84
1. Nguyên công phay mặt đầu số 1:................................................................... 84
2. Nguyên công phay mặt đầu số 4:................................................................... 86
3. Nguyên công phay mặt đáy số 6: ................................................................... 88

4. Ngun cơng tiện móc lỗ:............................................................................... 90
5. Nguyên công khoan các lỗ mặt đáy: .............................................................. 92
6. Nguyên công khoan các lỗ bắt bulông:.......................................................... 93
7. Gia công ren:.................................................................................................. 95
III.2 Phương án gia công:...................................................................................... 96
Nguyên công 1:................................................................................................... 98
Nguyên công 2:................................................................................................... 99
Nguyên công 3:................................................................................................. 100
Nguyên công 4:................................................................................................. 101
Nguyên công 5:................................................................................................. 102
Nguyên công 6:................................................................................................. 103
Nguyên công 7:................................................................................................. 104
IV. Đặc tính kỹ thuật của một số máy : ...................................................................... 106
V. Để mở rộng phạm vi phay cần thiết kế thêm bộ kẹp dao như sau :......................... 108
Chương 4 : THỬ NGHIỆM VÀ HOÀN CHỈNH ĐỒ GÁ .............................................. 109
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .......................................................... 116
I.Nhận xét: ............................................................................................................... 116
II. Kết luận: ............................................................................................................. 116
III. Đề xuất ý kiến:................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 117

-5-


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ để hoà nhập vào
sự phát triển của kinh tế thế g Ngành cơ khí nói chung và cơ khí chế tạo nói
iới.
riêng đóng vai trị rất quan trọng trong chiến lược thực hiện công nghiệp hoá-hiện
đại hoá đất nước. Tuy nhiên trên con đường thực hiện cuộc cách mạng k

hoa học
này, đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn về mọi mặt như: Máy móc thiết bị còn
thiếu và chưa thật sự hiện đại. Nhằm khắc phục những khó khăn đó, vấn đề mở rộng
tính vạn năng của máy móc là hết sức cần thiết. Hơn nữa hiện nay nền kinh tế đang
tồn tại những cơ sở sản xuất nhỏ, chưa thực sự chuyên môn hố thì máy móc có tính
vạn năng cao đang được sử dụng rộng rãi.
Chính vì lẽ đó mà em đã quyết định nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Thiết
kế chế tạo đồ gá để thêm chức năng phay cho máy tiện HQ500 tại xưởng cơ khí
trường Đại Học Nha Trang”.
Đồ án tốt nghiệp này gồm các nội dung sau:
1. Tìm hiểu đặc tính kỹ thuật máy tiện HQ500
2. Nghiên cứu lựa chọn phương án
3. Thiết kế chế tạo đồ gá
4. Thử nghiệm và hoàn chỉnh đồ gá
5. Kết luận và đè xuất ý kiến.
Trong khoảng thời gian thực hiện nhờ sự chỉ bão tận tình của thầy giáo: Th.S Trần
Ngọc Nhuần; Ks. Phan Quang Nhữ và các thầy giáo trong bộ môn; các thầy giáo
và anh em công nhân trong phân xưởng cơ khí Trường Đại Học Nha Trang; cùng
với sự nỗ lực của bản thân thì đến nay đồ án đã được hoàn thành. Tuy nhiên do thời
gian nghiên cứu chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế, tài liệu tham khảo cịn thiếu
thốn…nên khó tránh khỏi những sai sót.
Do vậy em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy giáo cùng các
bạn để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

-6-


Cuối cùng em xin chân thành c ơn thầy giáo Th.S Trần Ngọc Nhuần;
ảm
Ks. Phan Quang Nhữ; các thầy giáo trong bộ môn; các thầy giáo và anh em công

nhân trong phân xưởng cơ khí Trường Đại Học Nha Trang đã giúp đỡ, tạo điều kiện
và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành đúng tiến độ của đồ án tốt nghiệp.

Nha Trang, Tháng 11, Năm 2007

SVTH: Võ Hồng Quân

-7-


Chương1
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT MÁY TIỆN HQ500
I. KHÁI NIỆM VỀ MÁY TIỆN:

1. Khái niệm về máy tiện:
Máy tiện ren vít là loại máy cắt kim loại được sử dụng rộng rãi nhất để gia
cơng các vật thể trịn xoay, trong một số trường hợp cịn dùng để gia cơng một số
vật thể định hình. Máy tiện chiếm khoảng 45-50% máy cắt kim loại trong phân
xưởng cơ khí, chúng có rất nhiều chủng loại và kích thước khác nhau.
Máy tiện là một trong những máy cắt kim loạ được hình thành đầu tiên,
i
đồng thời cũng là máy đang được phát triển có độ chính xác cao, năng suất lớn.

2. Khái niệm về máy tiện vạn năng:
Là loại máy có thể thực hiện nhiều nguyên công khác nhau của nhiều chi tiết
khác nhau. Vì thế loại máy này thích hợp trong sản xuát đơn chiếc và hàng loạt nhỏ.
Máy tiện vạn năng có hai loại:
- Máy tiện trơn
- Máy tiện ren vít.
Máy tiện vạn năng có nhiều cỡ: Cỡ để bàn, cỡ nhỏ, cỡ trung và cỡ nặng. Để

chạy dao, loại máy này thường dùng trục trơn khi tện trơn và dùng trục vitme khi
tiện ren.

-8-


II. CẤU TẠO MÁY TIỆN HQ500:
1. Sơ đồ khối:

Hình 1.1 Sơ đồ khối của máy tiện HQ500

-9-


2. Sơ đồ cấu tạo:

Hình 1.2 Sơ đồ cấu tạo của máy tiện HQ500
1-Tay quay tiến dao dọc;
tắc điện;

9-hộp điện; 10-tay gạt điều khiển;

động đai thang;
gá;

2-thanh răng; 3-trục vít;

13-tay gạt điều khển;

4-thân máy; 5,6,7,8-cơng

11-Động cơ; 12-Bộ truyền

14-Trục chính;

16-Bàn trượt xe dao ngang; 18-Tay gạt điều khiển;

chỉnh chạy dao.

- 10 -

15-Cơ cấu đồ

19-20-Các núm điều


3. Sơ đồ động của máy:
3.1.Xích tốc độ của máy:
a. Đối với trục chính đầu dao ngang:
Xích tốc độ được thực hiện từ động cơ có cơng suất N = 0,55 Kw; số vòng
quay của động cơ là n = 1440 vịng/phút. Khác với các loại máy tiện khác thì máy
tiện này được được truyền động trực tiếp từ động cơ điện lên trục chính bằng bộ
truyền động đai-puli. Khi muốn thay đổi cấp tốc độ của trục chính ta chỉ việc đỗi
vị trí các dây đai trên các puli, khi đó ta có 7 câp tốc độ của trục chính ứng với các
vị trí của dây đai như sau:

Hình 1.3 Cấp tốc độ máy tiện
b. Đối với trục chính đầu dao dọc:
Xích truyền động của đầu dao dọc cũng được thực hiện từ một động cơ điện
khác có cơng su N = 0,55 Kw; có số ịng quay trục chính là n = 1440
ất

v
vịng/phút. Khi muốn thay đổi cấp tốc độ của trục chính ta chỉ việc đỗi vị trí các
dây đai trên các puli, khi đó ta có 16 câp tốc độ của trục chính ứng với các vị trí
của dây đai như sau:

- 11 -


Hình 1.4 Cấp tốc độ trục chính mang dao phay

3.2 Xích chạy dao
3.2.1 Xích chạy dao dọc
a. Điều khiển bằng tay:
Gạt cơ cấu 18 sang trái, nút 19 ở vị trí gốc (tức là khơng ăn khớp với trục vít
me 3), quay tay quay 1. Khi đó bàn máy sẽ chạy theo hướng dọc.
b. Điều khiển tự động:
Gạt cơ cấu 18 sang phải, nút 19 ở vị trí ăn khớp với trục vít. Khí đó sẽ thực
hiện chạy dao ngang tự động. Thay đổi vị trí cơ cấu tay gạt điều khiển 10 và
các bánh răng A, B, C, D thì sẽ cho ta 12 chế độ chạy tự động như bảng dưới
đ
â
y
:

Hình 1.5 Cấp tốc độ bước tiến

- 12 -


3.2.2 Xích chạy dao ngang

a. Điều khiển bằng tay:Dùng tay quay cơ cấu tay quay bàn dao ngang 17. khi
đó sẽ thực hiện chạy dao ngang.
b. Điều khiển tự động:
Gạt cơ cấu 18 sang phải, nút 19 ở vị trí gốc (tức khơng ăn khớp với trục vít
me 3). Kéo nút 20 về vị trí để các bánh răng ăn khớp với nhau. Khi đó sẽ thực
hiện chay dao ngang tự động. Thay đổi các bánh răng A, B, C, D thì sẽ cho ta
12 chế độ chạy tự động.

III. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA MÁY TIỆN HQ500:
- Khoảng cách giữa tâm mâm cặp và tâm ụ sau: 500 mm
- Khoảng cách di chuyển được của ụ sau: 75 mm
-Tốc độ trục chính mang mâm cặp có 7 cấp tốc độ: (160-1360 v/p)
- Khoảng cách giữa tâm trục chính và cột trụ đứng là 285 mm
- Khoảng cách lớn nhất giữa tâm dao tiện với bàn máy là 606 mm
- Tốc độ trục mang dao phay có 16 cấp (120-3000 v/p)
- Kích thước bàn máy 475 x 160
- Đường kính khoan 22
- Đường kính phay  28
- Đường lỗ có thể phay được 80
- Động cơ chính 0,55 Kw
- Động cơ điêu khiển trục mang dao phay là 0,55 Kw.

- 13 -


IV. CÔNG DỤNG CỦA MÁY TIỆN HQ 500:
Máy tiện HQ500 dùng để gia cơng các nhóm chi tiết chính sau:
 Chi tiết trục: Có chiều dài lớn gấp nhiều lần đường kính
 Chi tiết dạng đĩa: Có chiều dài nhỏ gấp nhiều lần đường kính
 Chi tiết dạng bạc: Chi tiết dạng trịn xoay,hình ống thành mỏng, mặt đầu có vai

hoặc khơng có vai, mặt trong có thể trụ hoặc cơn.
Ngồi ra máy tiện cịn dùng để thực hiện nhiều ngun cơng khác:

Hình a

Hình b

Hình d

Hình e
Hình 1.6: Các dạng gia cơng trên máy tiện

Hình 1.6a,b Là ngun cơng tiện mặt trụ ngồi và bề mặt trụ trong.
Hình 1.6c Là ngun cơng tiện mặt đầu và cắt rãnh
Hình 1.6d Là ngun cơng tiện mặt cơn ngồi
Hình 1.6e Là ngun cơng tiện ren.

- 14 -

Hình c


Khác với các loại máy tiện khác, máy tiện HQ500 có đầu dọc dùng để tiện
các chi tiết như các loại máy tiện thơng thường. Ngồi ra nó cịn có thêm đầu ngang
có thể dùng để phay. Vấn đề đặt ra là phải chế tạo các loại đồ gá thích hợp để gá đặt
các chi tiết trên máy tiện này để thực hiện được chức năng phay đó. Trên cơ sở đó
em sẽ đi thiết kế chế tạo các loại đồ gá để giải quyết các vấn đề trên.

Hình 1.7 Sơ đồ truyền động của máy tiện HQ500


- 15 -


Chương 2
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Phay là một phương pháp gia cơng cắt gọt có năng suất cao, phay được sử
dụng rộng rãi trong ngành cơ khí chế tạo. Sở dĩ như vậy là vì dao phay có nhiều
lưỡi cắt cùng làm việc, chuyển động của dao phay với tốc độ lớn. Trong quá trình
phay, chi tiết và dụng cụ cắt có các chuyển động sau:
-

Chuyển động chính: Là chuyển động của dụng cụ cắt

-

Chuyển động chạy dao: Là chuyển động tương đối của dụng cụ cắt và chi tiết
gia cơng, được thêm vào chuyển động chính nhằm tạo điều kiện đưa vùng
gia cơng lan ra tồn bề mặt chi tiết ccần gia công.

Đối với máy tiện HQ500 ta có thể phay trên đầu dọc, hoặc phay trên trên đầu
ngang.
Phương án 1: Phay đứng:
Trục dao phay nằm ở vị trí thẳng đứmg, chi tiết gia cơng chuyển động dọc,
ngang trên bàn máy. Dao phay chuyển động quay với 16 cấp tốc độ:
n=120/200/310/350/400/450/530/600/660/900/1380/1450/1670/2140/2350/3000
(vịng/phút), ngồi ra dao phay cịn có thể chuyển động tịnh tiến lên xuống. Với tốc
độ lớn và số cấp tốc độ nhiều thì khi phay dễ dàng chọn tốc độ cắt hợp lý. Nâng cao
năng suất gia công.
Phương pháp này gá đặt dao và chi tiết gia công thuận lợi.
Phương án 2: phay ngang:

Trục dao phay nằm ở vị trí ngang, dao buộc phải gá vào mâm cặp vì khi phay
thì chuyển động chính là chuyển động của dụng cụ cắt. Chi t ết gia công chuyển
i
động dọc, ngang trên bàn máy. Dao phay chuyển động quay với 7 cấp tốc độ: n=
160/300/ 375/ 470/600/870/1360 (vòng/phút), dao khơng có chuyển động tịnh tiến.
So với phương án phay đứng thì phương án này có vùng gia cơng bị hạn chế.
Để gá được nhiều loại dao lên máy thì phải thiết kế nhiều loại đồ gá p
hức
tạp.Chính vì những ưu nhược điểm của hai phương án trên thì ta chọn phương án
phay đứng.

- 16 -


Hình 2.1 Tiện rãnh bằng dao phay ngón

Hình 2.2 Phay cắt đứt bằng dao phay đĩa

- 17 -


Hình 2.3 Phay rãnh bằng dao phay ngón trên máy tiện

Hình 2.4 Phay rãnh bằng dao phay ngón trên máy tiện

- 18 -


Hình 2.5 Phay mặt phẳng bằng dao phay trụ


- 19 -


Chương 3
THIẾT KẾ CHẾ TẠO ĐỒ GÁ
Giới thiệu các loại đồ gá đựợc thiết kế:
I. Đầu phân độ:
Khi làm việc trên máy thông dụng, việc gá lắp phôi chủ yếu thơng qua các đồ
gá đặt lên bàn máy như: Bích bu lông, ê tô máy, khối V, đầu chia, bàn gá xoay và ụ
động. Nhưng với máy tiện thì khơng có bàn máy rộng lớn để bố trí các loại đồ gá
phức tạp, ta phải bố trí đồ gá lên bàn xe dao với kích thước nhỏ. Trong các loại đồ
gá phay ở trên thì đầu phân độ có tính vạn năng hơn cả. Do đó mà thực hiện được
nhiều nguyên công khác nhau như: Phay bá răng, phay các rãnh đèu nhau trên
nh
trục, phay các mặt phẳng…Mặt khác dùng dồ gá chuyên dùng thì chỉ sử dụng được
cho một ngun cơng nào đó, trong khi điều kiện sản xt nhỏ lại ít dùng thường
xun, do đó tính kinh tế không cao. Do vậy em lựa chọn thiết kế đầu phân độ.
1. Đầu phân độ đơn giản:
a. Cấu tạo:

Hình 3.1.1 Sơ đồ khối của đầu phân độ

- 20 -


Hình 3.1.2a Sơ đồ truyền động của đầu phân độ
1)trục chính, 2) bánh vít, 3)trục vít, 4)đĩa chia, 5) Rẽ quạt, 6) tay quay, 7) đĩa
chia trực tiếp, 8) chốt khố đĩa chia, 9) kim cài.

b. Cơng dụng:

Đầu phân độ là phụ tùng quan trọng của các máy phay, mà đặc biệt là các máy phay
vạn năng, nó mở rộng khản năng công nghệ của các máy lên rất nhiều. Đầu chia độ
là một loại đồ gá tiêu chuẩn theo máy, dùng để gia cơng những chi tiết có q trình
phân độ. Đầu chi độ có thể chia phơi thành những phần đều hay không đều nhau,
thường dùng cho những trường hợp sau:
- Phay các rãnh trên một mặt trụ hoặc mặt côn: Rãnh bánh răng, dao phay
- Gia công các lỗ trên chi tiết dạng đĩa: Mặt bích đĩa
- Phay các cạnh của một chi tiết có dạng hình khối đa diện như đầu bulông,
đai ốc, chuôi tarô…

c. Nguyên lý hoạt động: Đĩa chia cố định, tay quay nối với trục chính qua bộ
truyền trục vít bánh vít. Số răng của bánh vít là 40. vậy muốn cho trục chính quay 1
vịng thì phải quay tay quay 40 vịng.

- 21 -


Số vòng quay của tay quay cần để cho trục chính quay 1 vịng được gọi là
đặc tính của đầu phân độ, ký hiệu là N.
Nếu gọi n là số vòng quay cần thiết của tay quay để chia chi tiết thành z
khoảng thì n = N/z, N = 40. N và z đều là các số nguyên, có nghĩa là nếu tìm trên
hàng lỗ nào trên đĩa chia có số lỗ là z thì mỗi phần phân độ ta chỉ việc quay đi một
cung chứa N lỗ trên vòng có z lỗ.
Trường hợp tổng quát ta có:
n=

a
a.m
N
= A+ = A+

z
b
b.m

(1)

trong đó: - A: số ngun vịng quay của tay quay.
-

a/b: phân số không chia hết của N/z

-

m: số nguyên tố tự chọn sao cho tích b.m bằng số lỗ trên đường
tròn đồng tâm trên đĩa chia.

Như vậy nghĩa là sau khi phay xong m rãnh (một răng) ta quay tay quay đi A
ột
vòng và a.m khoảng trên hàng lỗ có b.m lỗ.
Ví dụ: Gia cơng bánh răng có mơ đun m = 3, z =16 răng.
Đường kính vịng chia bánh răng là: dp = m.z = 48 mm.
Chiều cao đầu răng h1 = m
Chiều cao chân răng h1 =1,2m
Đường kính vịng đỉnh bánh răng là: de = dp + 2.h1 = 48+2.3 = 54mm
Từ đó ta gia cơng theo kích thước đường kính vịng đỉnh bánh răng là de =
54mm
Tính tốn phân độ:
Số vịng quay cần phải quay tay quay là: n =

N

40
6
=
=2
16
12
z

Chọn đĩa chia có 12 lỗ. Sau khi phay xong rãnh thứ nhất ta quay tay
quay 2 vòng và 6 khoảng, rồi cắm chốt vào lỗ thứ 7 để phay các rãnh
tiếp theo.

- 22 -


Bánh vít

Trục chính
Chi tiết gia cơng

Tay quay
Đĩa chia

Hình 3.1.2a Sơ đồ truyền động của đầu phân độ đơn giản

Các nguyên cơng có thể thực hiện được trên đầu phân độ đơn giản: Phân độ
phay bánh răng, phân độ phay các mặt đa diện, phân độ phay các rãnh trên trục…

- 23 -



Hình 3.1.3 Phân độ phay các mặt đa diện

Hình 3.1.4 Phân độ phay các rãnh đều nhau trên trục

- 24 -


2. Đầu phân độ vạn năng:
a. Cấu tạo:

Hình 3.1.5 Cấu tạo đầu phân độ vạn năng

Hình 3.1.6 Sơ đồ truyền động đầu phân độ vạng năng

- 25 -


×