Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và số lần CHO ăn lên SINH TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG của cá BỐNG TƯỢNG (oxyeleotris marmorata, bleeker 1852) GIAI đoạn cá bột và cá HƯƠNG tại BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRẦN VĂN PHÚC



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU
VÀ SỐ LẦN CHO ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata, Bleeker 1852)
GIAI ĐOẠN CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG TẠI BÌNH ĐỊNH.




LUẬN VĂN THẠC SĨ







Nha Trang, 01/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRẦN VĂN PHÚC


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU
VÀ SỐ LẦN CHO ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata, Bleeker 1852)
GIAI ĐOẠN CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG TẠI BÌNH ĐỊNH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Mã số: 60 62 70


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG






Nha Trang, 01/ 2011

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố.

TRẦN VĂN PHÚC




























ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa Nuôi trồng
Thuỷ sản - Trường đại học Nha Trang sự kính trọng và lòng tự hào đã được học
tập và nghiên cứu tại trường trong những năm qua.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy PGS-TS Lại Văn Hùng đã dìu
dắt, động viên, giúp đỡ và những lời khuyên quí báu trong suốt thời gian thực
hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quí thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt nhiều
kiến thức và kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở lớp cao
học Nuôi trồng thuỷ sản khoá 2007-2010.
Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình
Định, Trung tâm giống thủy sản Bình Định đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian tham gia khoá học và hoàn thành cuốn luận văn.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập cũng như hoàn thành cuốn luận văn.
Cuối cùng, là lời cảm ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài.














iii

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Phân loại, phân bố và môi trường sống của cá bống tượng 4
1.1.1 Phân loại 4
1.1.2 Phân bố 4
1.1.3 Môi trường sống 5
1.2 Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng của cá bống tượng 5
1.2.1 Sinh trưởng 5
1.2.2 Dinh dưỡng 9
1.2.2.1 Tính ăn 9
1.2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng 11
1.2.3 Lượng thức ăn và tần suất cho ăn 17
1.3 Đặc điểm sinh sản của cá bống tượng 18
1.3.1 Tuổi và kích thước thành thục 18
1.3.2 Mùa vụ và tập tính sinh sản 18
1.3.3 Sinh thái sinh sản 19
1.3.4 Sức sinh sản 19

1.4 Tình hình nuôi cá Bống tượng trên Thế giới và tại Việt nam 19
1.4.1Trên thế giới 19
1.4.1.1 Sản xuất giống 19
1.4.1.2 Nuôi thương phẩm 20
1.4.2 Tại Việt nam 21
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 23

iv

2.2.1 Hệ thống thí nghiệm 23
2.2.2 Nguồn nước thí nghiệm 23
2.2.3 Cá bố trí thí nghiệm 23
2.2.3.1 Thí nghiệm 1 24
2.2.3.2 Thí nghiệm 2 25
2.2.4 Chăm sóc, quản lý 26
2.3 Phương pháp thu và xử lý số liệu 28
2.3.1 Các thông số môi trường trong hệ thống nuôi 28
2.3.2 Thu mẫu và phân tích mẫu cá bột, cá hương 28
2.3.3 Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa trong thức ăn 30
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của các các loại thức ăn với hàm lượng protein, acid
béo khác nhau và số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá Bống tượng giai đoạn cá bột 31
3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 31
3.1.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ương nuôi
cá Bống tượng giai đoạn cá bột 34
3.1.3 Ảnh hưởng của các các loại thức ăn với hàm lượng protein,

acid béo khác nhau và số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá Bống tượng giai đoạn cá bột 37
3.1.3.1 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai
đoạn cá bột ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn 37
3.1.3.2 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai
đoạn cá bột ở các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 40
3.2 Ảnh hưởng của các các loại thức ăn với hàm lượng protein, acid
béo khác nhau và số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá Bống tượng giai đoạn cá hương 41
3.2.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 41
3.2.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn ương nuôi cá Bống
tượng giai đoạn cá hương 45
3.2.3 Ảnh hưởng của các các loại thức ăn với hàm lượng protein, acid

v

béo khác nhau và số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá Bống tượng giai đoạn cá hương 48
3.2.3.1 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai
đoạn cá hương ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn 48
3.2.3.2 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai
đoạn cá hương ở các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 52
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
KẾT LUẬN 55
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
























vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Biến động của một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 31
Bảng 3.2 Thành phần sinh hoá của thức ăn thí nghiệm ương nuôi cá bột 34
Bảng 3.3 Thành phần và hàm lượng acid béo (% trong tổng acid béo)
của thức ăn thí nghiệm ương cá bột 35
Bảng 3.4 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai đoạn cá
bột ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn 37
Bảng 3.5 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai đoạn cá

bột ở các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 40
Bảng 3.6 Biến động của một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí
nghiệm ương nuôi cá Bống tượng giai đoạn cá hương 42
Bảng 3.7 Thành phần sinh hoá của thức ăn thí nghiệm ương nuôi cá Bống
tượng giai đoạn cá hương tính theo khối lượng khô 45
Bảng 3.8 Thành phần và hàm lượng acid béo (% trong tổng acid béo) của mẫu
thức ăn thí nghiệm ương nuôi cá Bống tượng giai đoạn cá hương 46
Bảng 3.9 Sinh trưởng của cá Bống tượng giai đoạn cá hương ở các nghiệm
thức khác nhau về loại thức ăn 48
Bảng 3.10 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai đoạn cá
hương ở các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 52













vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Tên hình Trang
Hình 1.1 Cá Bống tượng Oxyeleotris marmorata 4

Hình 1.2 Sự tăng chiều dài cá bột Bống tượng sau khi nở 7
Hình 1.3 Tăng chiều dài thân và giảm dần khối noãn hoàng cá bột Bống
tượng sau khi nở 7
Hình 1.4 Tăng chiều dài thân và tăng khẩu độ miệng cá bột Bống tượng
sau khi nở 8
Hình 1.5 Tỷ lệ sống của cá bột Bống tượng trong điều kiện nhiệt độ
27-30,5
o
C và không cho ăn tính từ sau khi nở 8
Hình 2.1 Hệ thống ương nuôi cá Bống tượng giai đoạn cá bột 24
Hình 2.2 Hệ thống ương cá Bống tượng giai đoạn cá hương 24
Hình 2.3 Thu hoạch cá bột 30 ngày tuổi 28
Hình 2.4 Thu hoạch cá hương 60 ngày tuổi 29
Hình 3.1 Biến động nhiệt độ của bể ương 32
Hình 3.2 Biến động pH của bể ương 32
Hình 3.3 Biến động hàm lượng oxy hòa tan của bể ương ……….33
Hình 3.4 Biến động hàm lượng NH
3
-N ở các nghiệm thức ương nuôi 34
Hình 3.5 Thức ăn ương nuôi cá bột Bống tượng giai đoạn cá bột. 36
Hình 3.6 Chiều dài cá bột ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn 38
Hình 3.7 Tỷ lệ sống cá bột ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn 39
Hình 3.8 Chiều dài cá bột các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 40
Hình 3.9 Tỷ lệ sống cá bột các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 41
Hình 3.10 Biến động nhiệt độ của bể ương 43
Hình 3.11 Biến động pH của bể ương 43
Hình 3.12 Biến động hàm lượng oxy hòa tan của bể ương 44
Hình 3.13 Biến động hàm lượng NH
3
-N ở các nghiệm thức ương nuôi 45

Hình 3.14 Thức ăn trùn chỉ (TC) và trùn quế (TQ) sử dụng ương
nuôi cá hương 47
Hình 3.15 Thức ăn cá tạp (CT) và công nghiệp CP(CN) sử dụng ương
nuôi cá hương 47

viii

Hình 3.16 Chiều dài cá hương ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn 49
Hình 3.17 Khối lượng cá hương ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn 50
Hình 3.18 Tỷ lệ sống của cá hương ở các nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn 51
Hình 3.19 Chiều dài cá hương ở các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 53
Hình 3.20 Khối lượng cá hương ở các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 53
Hình 3.21 Tỷ lệ sống cá hương ở các nghiệm thức khác nhau về số lần cho ăn 54



























ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC
CB1: chế biến 1
CB2: Chế biến 2
CN : Công nghiệp.
CT : Cá Tạp
HUFA: highly unsaturated fatty acids
PUFA: polyunsaturated fatty acids
TC: Trùn chỉ
TQ: Trùn quế









1

MỞ ĐẦU
Cá Bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker) thuộc họ Eleotridae được
xem là loài cá có giá trị kinh tế ở một số quốc gia Châu Á. Cá Bống tượng thường
được nuôi trong bè trên sông hay hồ chứa, được nuôi trong ao hay eo ngách ở một số
nước như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia (Suwansart, 1979, được trích
dẫn bởi Cheah, 1994; Jee, 1980; Menasveta, 1999; Lương et al, 2005). Ở Việt Nam, cá
Bống tượng phân bố tự nhiên ở sông, kênh rạch, ao hồ có nước lưu thông thuộc đồng
bằng sông Cửu Long, là đối tượng nuôi thuỷ đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao,
cá thương phẩm lớn hơn 400g /con có giá khoảng 150.000 – 250.000 đồng/ kg.
Trên thế giới, năm 1973 K.K Tan và T J Lam lần đầu tiên cho đẻ nhân tạo cá
Bống tượng thành công bằng cách tiêm kích dục tố HCG với phương pháp thụ tinh
ướt, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất cao (90%), nhưng tất cả cá bột đã chết sau vài ngày.
Vào những năm cuối của thập niên 70 (thế kỷ XX) các nước Đông nam Á đã bắt đầu
nuôi và cho đẻ nhân tạo thành công như Indonesia (1978), Singapore (1980) và
Thailand (1980).
Ở Việt Nam từ năm 1985, các trường Đại học, cơ quan Nghiên cứu đã bắt đầu
nghiên cứu đối tượng này. Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu về hình thái giải phẩu, đặc
điểm sinh lý cá con, đặc điểm tiền phôi và bệnh trên cá Bống tượng. Đại học Nông
lâm Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản nhân
tạo. Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II nghiên cứu đặc điểm phân loại, sinh
học, kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, ương cá bột lên cá hương và cá giống. Năm 1993 Trại
thực nghiệm giống thủy sản Đồng Tháp đã cho sinh sản và ương nuôi cá bống tượng
đến sau một tháng tuổi đạt tỷ lệ sống 25%.
Với hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây nhân dân đang phát triển nuôi
loài cá này trong ao, đìa và trong lồng. Trước tiên là ngư dân khu vực hồ Trị An, sau
đó mở rộng ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như : Đồng Tháp, Cần Thơ, An
Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và nay đang phát triển tại một số tỉnh miền Trung.
Nhiều diện tích ao, hồ và hàng ngàn lồng cá Bống tượng đã được nuôi trên sông, trên
hồ chứa đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra hàng hoá xuất khẩu và việc làm cho
người lao động.


2
Năm 1994, Bình Định đã di giống cá Bống tượng từ hồ Trị An về nuôi trong
lồng trên các hồ chứa, sông Kôn, sông Lại Giang. Hiện nay, trong thuỷ vực nước ngọt
tại Bình Định có cá Bống tượng phân bố. Những năm qua, nguồn giống cho người
nuôi chủ yếu đánh bắt ngoài tự nhiên. Nhằm chủ động nguồn giống đảm bảo chất
lượng cho cho việc nuôi cá bống tượng thương phẩm, Bình Định đã cho sản xuất
giống nhân tạo cá Bống tượng. Thế nhưng khâu ương con giống giai đoạn bột lên cá
60 ngày tuổi chưa hiệu quả, tỷ lệ sống thấp. Một trong những nguyên nhân làm cho cá
sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp là do thức chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng
của cá bột, cũng như kích cỡ thức ăn, mật độ, số lần cho ăn chưa phù hợp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại
thức ăn khác nhau và số lần cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ của cá Bống tượng
(Oxyeleotris marmorata, Bleeker 1852) giai đoạn cá bột và cá hương tại Bình
Định” được đề xuất thực hiện.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm xác định loại thức ăn có hàm lượng protein, acid béo
trong thức ăn và số lần cho ăn phù hợp vừa có thể nâng cao hiệu quả ương cá bống
tượng giai đoạn cá bột lên cá 60 ngày tuổi vừa dễ áp dụng vào thực tiễn ở Bình
Định.
Nội dung của đề tài:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn với hàm lượng protein, acid béo
khác nhau và số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai
đoạn cá bột (mới nở đến 30 ngày tuổi).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn với hàm lượng protein, acid béo
khác nhau và số lần cho ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng giai
đoạn cá hương (từ 30 đến 60 ngày tuổi).
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Góp phần bổ sung những kiến thức khoa học về dinh dưỡng protein và acid
béo của cá Bống tượng giai đoạn cá bột và cá hương.


3
- Đưa ra các loại thức ăn và số lần cho ăn phù hợp trong ương nuôi cá Bống
tượng giai đoạn cá bột và cá hương.
- Góp phần nâng cao chất lượng con giống, phục vụ nghề nuôi cá thương phẩm.




















4
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Phân loại, phân bố và môi trường sống của cá bống tượng.
1.1.1 Phân loại

Cá Bống tượng Oxyeleotris marmorata [29], [36] có vị trí phân loại như sau:
Ngành động vật có xương sống Chordata
Lớp cá xương Osteichthyes
Bộ cá vược Perciformes
Bộ phụ cá Bống Gobioidei
Họ cá Bống đen Eleotridae
Giống cá Bống tượng Oxyeleotris
Loài cá Bống tượng Oxyeleotris marmorata
(Bleeker 1852)

1.1.2 Phân bố
Cá Bống tượng (Oxyeleotris marmorata) thuộc họ Eleotridae, là loài lớn nhất
trong họ cá Bống [46]. Cá phân bố tự nhiên ở lưu vực các sông Mê Kông, sông Chao
Phraya và bán đảo Malay, Đông Dương, Philippines và Indonesia [29]. Cá sống ở
sông, hồ chứa, đầm lầy, kinh rạch, phân bố từ vĩ độ 23
o
N – 18
o
S, nơi có nhiệt độ
trung bình trong khoảng từ 22-28
o
C [29] [37].
Hình 1.1
: Cá Bống tượng Oxyeleotris marmorata Bleeker 1852 (Theo FAO)

5
Bống tượng được xem là loài có giá trị kinh tế ở một số quốc gia Châu Á, cá
thường được nuôi trong bè trên sông hay hồ chứa và cũng được nuôi trong ao hay eo
ngách hồ chứa ở một số nước Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia [2], năm
1975, cá Bống tượng được nhập vào Đài Loan từ nguồn cá ở Campuchia [29].

Ở Việt Nam, cá phân bố tự nhiên ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long
và sông Đồng Nai. Bống tượng thương phẩm được xuất khẩu với giá cao nhất trong
các loài cá nuôi nước ngọt [7], do vậy trong những năm gần đây cá Bống tượng được
nhiều tỉnh miền Trung, miền Bắc đã di giống về nuôi.
1.1.3. Môi trường sống
Cá Bống tượng được xem là loài cá có kích thước lớn, chậm chạp và sống dưới
đáy những sông suối yên tĩnh hay kênh đào, ao hồ [7]. Cá sống ở nước ngọt và cũng có
thể sống ở nước lợ đến 15‰ nếu được thuần hoá một cách từ từ. Khi lượng oxy hoà
tan trong nước thấp, cá có hiện tượng phùng mang nổi đầu trên mặt nước [7]. Khi gặp
nguy hiểm cá có thể vùi sâu trong bùn 1 m và sống được nhiều giờ. Đặc biệt cá có thể
sống nhiều ngày không ăn, không hoạt động trong điều kiện bị giữ trong lu hoặc xô có
nước không ngập hết thân cá [7]. Cá có tập tính sống đáy, ban ngày ít hoạt động,
thường vùi mình dưới bùn, ban đêm hoạt động bắt mồi tích cực. Cá ưa ẩn náu nơi cây
cỏ rậm ven bờ và rình mồi [7].
Ở Thái Lan, nơi cá giống bống tượng tìm thấy nhiều ở môi trường sống với
hàm lượng oxy hòa tan 6,0-7,0ppm, pH 6,5-7,2 và nhiệt độ 24-30°C, tương tự như kết
quả nghiên cứu của Manop (1984) [21]. Cá bống tượng nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá
có thể chịu được trong điều kiện oxy thấp và ngay cả chui rúc trong bùn trong nhiều
giờ. Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ 15,0 – 41,5
o
C. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ
26 - 32
o
C [7].
1.2 Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng của cá bống tượng.
1.2.1 Sinh trưởng
Bống tượng là loài cá sinh trưởng chậm, đặc biệt là giai đoạn cá nhỏ hơn 100g.
Theo Phạm Văn Khánh (2003), so với nhiều loài cá khác, Bống tượng có độ tăng
trưởng chậm. Từ cá bột đến cá hương (1,5-2 cm) trải qua 1 tháng, đến cá giống (8-10


6
cm) phải 4 tháng nữa. Muốn đạt đến cỡ cá có kích thước 100g/con phải mất thêm 4-5
tháng tiếp theo. Trong tự nhiên cá 1 năm tuổi có kích thước 100-200 g. Để đạt cỡ cá
thương phẩm 500g/con trở lên, phải có thời gian nuôi là 5-8 tháng trong ao hoặc trong
bè từ cá có cỡ 100-300 g.
Quá trình phát triển cá Bống tượng từ giai đoạn trứng thụ tinh đến cá bột, cá
hương đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Theo Tavarutmaneegul và Lin.(1988),
trứng cá Bống tượng đã thụ tinh được ấp trong điều kiện có sục khí, nhiệt độ 26-30
o
C
nở sau 2-4 ngày, các trứng trong cùng một tổ nhưng có thời gian nở khác nhau, tỷ lệ
trứng thụ tinh ấp nở được ước tính là 80%. Cũng theo các tác giả trên, cá bột mới nở
có chiều dài khoảng 3mm, có túi noãn hoàng lớn, hệ thống tiêu hoá chưa phát triển,
sau 4-5 ngày cá đã sử dụng gần hết noãn hoàng, chiều dài cơ thể cá trung bình đạt 4
mm và khẩu độ miệng cá bột lúc này là từ 0,08-0,2 mm và theo Bundit,(2007) trung
bình khoảng 0,1 mm [21].
Tuy nhiên Amornsakun, et al.(2002) thì cho rằng cá bột Bống tượng mới nở có
kích thước là 2,39±0,12 mm, mang túi noãn hoàng có thể tích 55,32±14,85 µm
3
, trong
điều kiện nhiệt độ nước từ 27,0-30,5
o
C, túi noãn hoàng sẽ còn 54,68% thể tích sau 36
giờ sẽ nở và được sử dụng hết sau 82 giờ [14].
Cũng theo các tác giả trên, cá bột mới nở, miệng chưa hình thành, sau 36 giờ
lúc này cá bột dài 2,86±0,97 mm, hầu hết cá bột đã có miệng được mở và chiều cao
miệng đo được là 332,29±17,76 µm. Cũng theo các tác giả trên ở nhiệt độ 27,0-30,5
o
C
thì 80 giờ sau khi nở cá bột Bống tượng bắt đầu ăn luân trùng và lúc này khối noãn

hoàng còn 6,16 % thể tích ban đầu, ống tiêu hoá phát triển tương đối hoàn chỉnh, chiều
cao miệng lúc này là 549,69±47,94 µm [21]. Ở nhiệt độ nước như trên nếu không được
cho ăn cá bột Bống tượng sẽ bắt đầu chết vào thời điểm 84 giờ sau khi nở và sẽ chết
hoàn toàn sau 130 giờ.

7

Thời gian sau khi nở (giờ)
Hình 1.2. Sự tăng chiều dài cá bột Bống tượng sau khi nở (Theo Amornsakun và
cộng sự, 2002.)


Thời gian sau khi nở (giờ)

Hình 1.3: Tăng chiều dài thân và giảm dần khối noãn hoàng cá bột Bống tượng sau
khi nở, (Theo Amornsakun và cộng sự, 2002.)


8
Việc ương nuôi cá Bống tượng từ cá bột mới nở đến cá 30 ngày tuổi là công
đoạn khó khăn nhất của việc sản xuất giống đại trà hiện nay. Cá bột ương sau 30

Thời gian sau khi nở (giờ)

Hình 1.4: Tăng chiều dài thân và tăng khẩu độ miệng cá bột Bống tượng sau khi nở
(Theo Amornsakun, T. và cộng sự, 2002)


Thời gian sau khi nở (giờ)


Hình 1.5: Tỷ lệ sống của cá bột Bống tượng trong điều kiện nhiệt độ 27-30,5
o
C và
không cho ăn tính từ sau khi nở (Theo Amornsakun, T. và cộng sự, 2002)

Chi
ều d
ài thân
-
TL(mm)

Kh
ẩu độ miệng
-
MH(mocro
n)

Tỷ lệ sống (%)

9
ngày có chiều dài trung bình 1 cm, tỷ lệ sống từ 7-55% (trung bình 20%)[46]. Cũng
trong thí nghiệm của Tavarutmaneegul và Lin (1988), cá giống 30 ngày tuổi ương
đến 60 ngày với các mật độ ương thứ tự 100, 80, 40, 20con/m
2
đạt tỷ lệ sống rất cao
từ 75-100% và chiều dài trung bình cá khi thu hoạch theo thứ tự là 2,5; 2,9; 3,3; 3,5
cm[46]. Sompong (1980) đã tiến hành thí nghiệm ương nuôi cá bột 5 ngày sau khi
nở trong hệ thống bể xi măng có hệ thống sục khí và sử dụng nước xanh, sử dụng
lòng đỏ trứng gà và luân trùng cho ăn sau 24 ngày ương cá đạt kích cỡ 1,5 -2,0 cm.
Để lý giải về tỷ lệ sống từ giai đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi thấp, Tan và

Lam (1973) cho rằng trong tập hợp cá bột mới nở, số nở sớm là phát triển kém hơn
số nở muộn nên dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Tuy nhiên theo Tavarutmaneegul và Lin
(1988), có hai nguyên nhân: thứ nhất là vì cá Bống tượng bột có cơ thể quá bé (dài
4 mm), lại yếu, tập tính bơi giật từng hồi, lắng đáy mà chúng lại thụ động trong tìm
mồi nên rất khó kiếm được mồi ăn; thứ hai là vì khẩu độ miệng rất nhỏ chỉ xấp xỉ
0,1 mm rất hạn chế có mồi thích hợp bởi vì hầu hết bọn động vật phù du phổ biến
đều có kích thước lớn hơn.
Theo Cheah và cộng sự (1994) kết quả ương nuôi thử nghiệm tại Singapore
từ cá bột trong ao đất sau 67 ngày thu cá giống có khối lượng trung bình 0,57g/con.
Cũng theo thí nghiệm của Tawee và Amnaj (1986) tiến hành ương nuôi cá ở kích
cỡ 0,04 -0,39 g trong ao với mật độ 13con/m
2
sử dụng thức ăn phối trộn giữa cá tạp,
cám gạo, khoáng chất và vitamin tỷ lệ cho ăn hàng ngày bằng 10% khối lượng cơ
thể, sau 30 ngày cá đạt kích cỡ trung bình 2,4g/con và tỷ lệ sống 40%.
1.2.2. Dinh dưỡng
Có rất ít tài liệu đề cập sâu về dinh dưỡng cá Bống tượng nói chung và nhu
cầu dinh dưỡng của cá bống tượng nói riêng. Dinh dưỡng của cá giống Bống tượng
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ương cá Bống
tượng đạt đến kích cỡ thả nuôi trong ao hay bè [2].
1.2.2.1 Tính ăn
Qua những tài liệu có được cho chúng ta thấy cá Bống tượng có tập tính ăn
động vật là chủ yếu. Từ ngày thứ 4 sau khi nở cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn
động vật phù du kích thước nhỏ, chủ yếu là luân trùng, hoặc các hạt mịn như bột
10

trứng, bột đậu nành. Đến ngày thứ 10, chúng ăn được giáp xác thấp như Moina,
Cyclop, ấu trùng Artemia[7]
Ở nhiệt độ nước 25-29ºC, cá bột 3-18 ngày tuổi ăn luân trùng thường phải
mất 130-180 phút để tiêu hoá hết hoàn toàn, trong khi đó cá 21-27 ngày tuổi được

cho ăn ấu trùng Artemia thì mất 110-120 phút, và cá 30-45 ngày tuổi ăn Moina thì
chỉ mất 80-100 phút đã tiêu hoá xong thức ăn. Thời gian tiêu hoá thức ăn nhanh
hơn khi tuổi cá tăng [15].
Những thông tin gần đây cho ta có cái nhìn tương đối rõ hơn về khởi đầu đặc
điểm dinh dưỡng cá bột và cũng cho ta cách tiếp cận vấn đề tốt hơn. Việc phân tích
thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Bống tượng con đã được thực hiện bởi Liem
(2001)[8]. Kết quả cho thấy vào ngày thứ hai sau khi nở, cá bột đã ăn thực vật phù
du với tần suất xuất hiện từ 95%, lên 100% vào ngày thứ 3. Bắt đầu từ ngày thứ 5
thì tần suất xuất hiện của tảo đã giảm xuống còn 20% sau đó thì được thay thế bởi
động vật phù du ở ngày thứ 7[21].
Abol-Munafi et al. (2002), đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thức ăn
khác nhau và môi trường ương khác nhau lên tỉ lệ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu
trùng cá Bống tượng, kết quả cho thấy tỉ lệ sống và tỉ lệ tăng trưởng cao nhất ở
nghiệm thức được cho ăn ấu trùng copepods trong môi trường nước xanh
(0,14mm/ngày và 43,20%)[12].
Ở cá Bống tượng, hàm lượng trypsin và chymotrypsin ở cá cho ăn các loại
thức ăn khác nhau trong môi trường ương nước trong thấp hơn (p<0,05) cá ương
trong môi trường nước xanh. Điều đó chứng tỏ, vi tảo đóng vai trò quan trọng trong
quá trình tiêu hoá của cá Bống tượng bột [12].
Cá Bống tượng trưởng thành được xem là chậm chạp và sống dưới đáy
những sông suối yên tĩnh hay kênh đào, ao hồ. Khảo sát thành phần thức ăn trong
dạ dày của cá Bống tượng: Duangsawasdi et al.(1992) cho biết rằng cá Bống tượng
ăn các loài cá nhỏ và tôm con. Chúng ăn động vật sống, những loài mồi hiện diện
trong tầm mắt của chúng [7]. Mồi sống có thể trở thành loại thức ăn thích hợp cho
ương nuôi cá Bống tượng. Tuy nhiên, việc cung cấp mồi sống phải bảo đảm đủ số
lượng, đúng mật độ và đúng cỡ. Ngoài ra việc sử dụng mồi sống làm thức ăn ương
11

trong thời gian dài cần được theo dõi thêm để xem xét mức độ tăng trọng và sự
phân đàn của cá Bống tượng [2].

1.2.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng
Các nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cá Bống tượng là rất ít. Nhu cầu dinh
dưỡng của động vật nói chung luôn thay đổi theo các giai đoạn phát triển trong
vòng đời của chúng. Các thay đổi quan trọng về hình thái và sinh lý của động vật
thủy sinh từ lúc mới nở đến khi trưởng thành được thể hiện qua các nhu cầu về dinh
dưỡng và tính ăn ở giai đoạn ấu trùng, con giống và trưởng thành. Sự thay đổi đó
diễn ra ở các cơ quan tiêu hoá và trong tiến trình tiêu hoá (Silva &Anderson, 1995).
Nhu cầu Protein và các acid amin
Protein và acid amin là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai
trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp protein và quá trình sinh trưởng của cơ
thể động vật nói chung và cá Bống tượng nói riêng. Những kết quả nghiên cứu về
nhu cầu protein và về nhu cầu một số acid amin cần thiết đối với cá Bống tượng
vẫn rất hạn chế.
Nhu cầu protein
Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thuỷ sản, chiếm
khoảng 60-75% trọng lượng khô của cơ thể (Halver, 1988). Nên protein có vai trò
quan trọng hàng đầu trong thành phần thức ăn của tôm cá, nó ảnh hưởng tới tốc độ
lớn, nếu thiếu có thể gây ra một số triệu chứng như: nhiễm trùng đường ruột, đường
hô hấp và dễ bị bệnh [11].
Nhu cầu protein của các loài cá thay đổi khá lớn, trong khoảng 25-55%.
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein, sự khác biệt protein còn do: giống
loài và phản ánh tập trung dinh dưỡng của từng loài. Tổng quát, những loài cá ăn
tạp hay ăn thực vật có nhu cầu protein (trong khoảng 25-30%), thấp hơn nhu cầu
protein của các loài cá ăn động vật (nhu cầu khoảng 40-52%).
Bên cạnh chức năng là vật chất xây dựng, protein còn có vai trò là nguồn
năng lượng cần thiết cho cơ thể khi thức ăn không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng,
vì vậy nhu cầu protein phụ thuộc vào năng lượng có trong thức ăn.
12

Trong 3 nhóm chất sinh năng lượng là lipid, protein và carbohydrate thì

protein là nguồn cung cấp năng lượng sau lipid. Tuy nhiên, khả năng tiêu hoá được
của protein để cung cấp năng lượng là cao hơn lipid. Do vậy, dù luôn cố gắng duy
trì khẩu phần thức ăn giàu năng lượng (nâng cao hàm lượng lipid trong thức ăn)
nhưng thật ra khẩu phần thức ăn giàu protein còn giàu năng lượng hơn nếu tính
theo lượng chất được tiêu hóa. Các tác giả đề nghị rằng tăng trưởng của cá ở mức
protein cao nhất có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng và ở mức protein thấp
hơn có thể thoả mãn được nhu cầu protein của cá .
Nhu cầu protein của cá lệ thuộc rất nhiều vào chất lượng thức ăn. Loại
protein có cân bằng các acid amin thiết yếu và có độ tiêu hóa cao, sẽ dẫn đến nhu
cầu protein thấp hơn loại protein không cân bằng. Do đó, những kết quả về nhu cầu
protein thường kèm theo giá trị năng lượng và protein nào được sử dụng [4].
Theo FAO 1987 đối với cá Bống tượng thức ăn ở giai đoạn 0,5-10 g chứa 49
% protein và cá ở giai đoạn 10-50 g có mức protein là 47% cho kết quả sinh trưởng
của cá Bống tượng là tốt nhất [21].
Nhu cầu acid amin
Nhu cầu về amino acid thiết yếu được nghiên cứu nhiều bởi vì tôm cá không
thể tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn. Cũng như động vật bậc cao, các loài
động vật thủy sản nói chung cần 10 loại amino acid thiết yếu, gồm: arginine,
histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine,
tryptophan và valine (Halver, 1989).
Trong 10 amino acid kể trên có methionine và phenylalanine có quan hệ mật
thiết với amino acid không thiết yếu tương ứng là cystine và tyrosine. Khi có mặt
cystine và tyrosine trong thức ăn thì nhu cầu methionine và phenylalanine sẽ giảm.
Cystine có thể thay 1/2 nhu cầu methionine (cystine và methionine là 2 acid amin
cùng có S). Chẳng hạn một khẩu phần có 0,5% cystine và 0,2% methionine mà nhu
cầu của một loài nào đó là 0,8%, như vậy khẩu phần còn thiếu 0,6% methionine
(0,8-0,2). Ở đây cystine có 0,5% mà cystine có khả năng thay thế cho 1/2 nhu cầu
methionine (tức 0,4%) như vậy trong trường hợp này nhu cầu 0,8% về methionine
đã được đáp ứng 0,6% chỉ còn thiếu 0,2%. Ở cá nheo Mỹ, cystine có thể thay thế
13


60% methionine. Tyrosine có khả năng thay thế cho 30% nhu cầu của
phenylalanine (2 acid amin này cùng có gốc phenyl). Tôm cá không thể dự trữ acid
amin tự do. Nếu như có một acid amin nào đó chưa được dùng ngay để tổng hợp
protein thì sẽ được chuyển thành acid amin khác hoặc cung cấp năng lượng.
Trường hợp này (chuyển acid amin này thành acid amin khác hoặc cung cấp năng
lượng), nếu xảy ra ở acid amin thiết yếu thành acid amin không thiết yếu hoặc cung
cấp năng lượng thì rất lãng phí [5].
Do đó, sự mất cân đối acid amin sẽ dẫn đến lãng phí acid amin. Thiếu cũng
như thừa bất kỳ acid amin nào cũng đều làm giảm hiệu quả sử dụng protein.
Nhu cầu acid amin thiết yếu thường được tính theo % protein. Nhu cầu
arginine của cá hồi là 3,5% của mức protein thức ăn. Khi hàm lượng protein thức
ăn 40% thì nhu cầu arginine là 1,4% tính theo vật chất khô. Như vậy, nhu cầu các
acid amin thiết yếu thay đổi theo hàm lượng protein thức ăn [5]
Nhu cầu acid amin thiết yếu, tính theo % mức protein, không khác nhau
nhiều giữa các giống loài. Ví dụ: arginine thay đổi trong khoảng 3,5-4,5% hay
lysine thay đổi trong khoảng 5,12-5,3%. Riêng nhu cầu methionine và
phenylalanine có khác nhau giữa các loài cá [5].
Nhu cầu lipid và các acid béo cần thiết
Lipid tổng số
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và cung cấp acid béo cần thiết
cho cá bống tượng. Lipid là một nguồn dự trữ năng lượng trong tất cả các loài cá,
đặc biệt là loài cá ăn động vật, cá hạn chế sử dụng carbohydrate (Pei et al.2004).
Lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như là chất vận chuyển vitamin tan trong dầu
và sterols.
Lipid hỗ trợ việc hấp thu vitamin tan trong chất béo (SRAC,1998). Lipid
được sử dụng để cung cấp năng lượng thay cho protein (Watanable,1982;
Tacon,1997). Lipid là nguồn cung cấp các acid béo thiết yếu, cần thiết cho sự tăng
trưởng và phát triển, bao gồm cả việc phát triển sinh sản [21].
14


Lipid chứa năng lượng nhiều nhất so với các dưỡng chất khác trong thức ăn.
Lượng năng lượng do lipid cung cấp gần gấp đôi năng lượng do protein và hơn hai
lần so với năng lượng do carbohydrate sản sinh. Một số nghiên cứu đã được tiến
hành để xác định khả năng sử dụng lipid làm nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng
cho cơ thể (Sakaras et al.1988, 1989; Catacutan & Coloso 1995; Williams et al.
2003).
Nhìn chung, 10-20% lipid trong các khẩu phần của cá cho tốc độ sinh
trưởng tối ưu mà không tạo ra cơ thể quá béo (Cowey và Sargent, 1979). Những sự
sai khác giữa các loài về khả năng của các loài khác nhau sử dụng lipid như một
nguồn năng lượng là phổ biến. Chắng hạn như khi cá hồi cầu vòng được cho ăn các
khẩu phần có các hàm lượng lipid 5-20% và các hàm lượng protein là 16-48% tỷ lệ
tối ưu của protein với lipid phát hiện là 35% protein và 18% lipid [11].
Các acid béo cần thiết
Theo Webster & Lim (2002), các acid béo là thành phần chính của mọi lipid.
Các acid béo có trong mỡ (một dạng tồn tại phổ biến của lipid) thường có mạch
carbon không phân nhánh, có số carbon chẵn và được chia làm hai nhóm: acid béo
no và acid béo không no. Căn cứ vào số lượng nối đôi, người ta chia acid béo
không no thành các dạng PUFA (polyunsaturated fatty acids - có ít nhất hai nối đôi
trong mạch carbon) và HUFA (highly unsaturated fatty acids - có từ 4-6 nối đôi
trong mạch carbon). Giá trị dinh dưỡng của các acid béo không no phụ thuộc vào số
lượng carbon, số lượng nối đôi và vị trí nối đôi đầu tiên trong mạch carbon.
Một số axít béo thường gặp và có giá trị dinh dưỡng cao trong thành phần
thức ăn của động vật thủy sản:
 Acid oleic: 18:1n-9
CH
3
(CH
2
)

7
CH=CH(CH
2
)
7
COOH
 Acid linoleic ( 6): 18:2n-6
CH
3
(CH
2
)
4
(CH=CHCH
2
)
2
(CH
2
)
6
COOH
 Acid linolenic ( 3): 18:3n-3

×