Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước đầu thử nghiệm sinh sản cua đồng (somanniathelphusa sisnensis, bott 1970)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.18 MB, 55 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu viết trong bản luận văn này là trung thực và
chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Kết quả có được ở luận văn là do
sự cố gắng làm việc, nghiên cứu và học hỏi một cách nghiêm túc của bản thân.
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ
rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn.

Tác giả



Nguyễn Hồng Đức



















ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Sơn La, Chi cục Thủy sản tỉnh Sơn La, Ban quản lý chương trình
hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA), Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều
kiện cho chúng tôi được tham gia học khóa học này.
Nhân đây tôi xin được cảm ơn các thầy cô, những người đã tận tâm mang lại
cho tôi kiến thức.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Thái Thanh Bình, người đã định
hướng cũng như tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Cho tôi được gửi lời cảm ơn tới Th.S Đỗ Văn Sơn người đã trực tiếp giúp đỡ,
hỗ trợ tôi hoàn thành các nghiên cứu.
Qua đây, tôi xin gửi lời biết ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên phòng Khoa học
và hợp tác Quốc tế, phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học Thuỷ Sản và Trại thực
nghiệm nuôi trồng thủy sản nước ngọt - Trường Cao đẳng Thuỷ Sản - Bắc Ninh đã
giúp về cơ sở vật chất cũng như động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm tới các anh chị đồng nghiệp, bàn bè và gia đình đã
cổ vũ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tác giả



Nguyễn Hồng Đức








iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vẽ và đồ thị vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm sinh học cua đồng 3
1.1.1. Hệ thống phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái 3
1.1.3. Phân bố và môi trường sống 4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 4
1.1.5. Cảm giác, vận động và tự vệ 4
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng, phân biệt giới tính, vòng đời và tập tính sống 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.3. Tình hình nuôi cua đồng trong nước 7
Chương 2 :VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
2.1.1. Thời gian 11
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 11

2.2. Đối tượng nghiên cứu 11
2.3. Thiết bị nghiên cứu 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu thu và xử lý mẫu 11
2.4.1. Thu thập số liệu sơ cấp 11
2.4.2. Thu thấp số liệu thứ cấp 11
2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường 11
2.4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật 12
2.5. Xử lý số liệu 16
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
3.1. Mùa vụ sinh sản 17
3.1.1. Sự phát triển của TSD 17
3.1.2. Biến thiên số cá thể thành thục 19
iv
3.2. Cỡ cua thành thục sinh sản 20
3.3. Quá trình giao vĩ (trong điều kiện nhân tạo) 21
3.4. Quá trình phát triển của phôi 22
3.5. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm sinh sản cua đồng 23
3.5.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cua đồng bố mẹ 23
3.5.2. Tỷ lệ thành thục của cua đồng bố mẹ 25
3.5.3. Năng suất cua con 26
3.6 Ương nuôi cua con 26
3.6.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong chậu ương nuôi cua con 26
3.6.2. Quá trình ương nuôi cua con 28
3.6.3. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua từ 1 ngày tuổi đến 22 ngày tuổi 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
1. Kết luận… ………………………………………… ………………………….32
2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 35
Phụ lục 1: Sức sinh sản cua đồng tháng 5/2010 35

Phụ lục 2: Sức sinh sản cua đồng tháng 6/2010 36
Phụ lục 3: Sức sinh sản cua đồng tháng 7/2010 37
Phụ lục 4: Phân tích ANOVA về số lượng trứng qua các lần theo dõi 38
Phụ lục 5: Năng suất cua cái ngoài tự nhiên và trong ao nuôi vỗ tháng 6/2010 40
Phụ lục 6: Năng suất cua cái ngoài tự nhiên và trong ao nuôi vỗ tháng 7/2010 41
Phụ lục 7: Bảng phân tích ANOVA so sánh năng suất cua con giữa cua bố mẹ thu
ngoài tự nhiên và cua bố mẹ nuôi trong ao 42
Phụ lục 8: Các yếu tố môi trường trung bình qua các tháng trong ao nuôi vỗ 43
Phụ lục 9: Các yếu tố môi trường TB qua các tuần ương nuôi cua con trong chậu .44
Phụ lục 10: Tốc độ tăng trưởng trong quá trình ương nuôi cua con 45
Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm cua đồng 46


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTN: Cua bố mẹ thu ngoài tự nhiên
CTA: Cua bố mẹ được nuôi vỗ trong ao
L: Chiều rộng mai cua
Max: Giá trị lớn nhất
Min: Giá trị nhỏ nhất
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
SL: Số lượng
Std: Độ lệch chuẩn
TB: Trung bình
TSD: Tuyến sinh dục
W: Trọng lượng


















vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3-1: Sự phát triển của TSD theo thời gian 19
Bảng 3-2: Biến thiên số cá thể thành thục 19
Bảng 3-3: Kích thước và khối lượng cua bố mẹ thành thục 20
Bảng 3-4: Sức sinh sản cua đồng 21
Bảng 3-5: Tỷ lệ thành thục của cua đồng nuôi vỗ trong ao 25
Bảng 3-6: Kết quả xác định năng suất cua con từ cua ôm con ngoài tự nhiên và
nuôi vỗ trong ao 26
Bảng 3-7: Tăng trưởng trung bình cua con từ 2 nguồn cua mẹ (CTA) và cua mẹ
ôm trứng (CNTN) 30
Bảng 3-8: Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cua con ương từ 1 – 22 ngày
tuổi 30
Bảng 3-9: Tỷ lệ sống trong ương nuôi cua con từ 2 nguồn khác nhau 31


















vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1-1: Hình thái ngoài của cua đồng (S. sisnensis) 3
Hình 1-2: Hình đầu mai cua (A), giai giao cấu của cua đực (B), phần đầu càng
cua đực (C) 4
Hình 2-1: Ao nuôi cua đồng bố mẹ ở Trường Cao đẳng Thủy sản – Bắc Ninh 14
Hình 2-2: Cua đồng bố mẹ 15
Hình 2-3: Ương nuôi cua con trong chậu nhựa 15
Hình 2-4: Sơ đồ khối các nội dung nghiên cứu .16
Hình 3-1: TSD của cua cái ở giai đoạn I 17
Hình 3-2: TSD của cua cái ở giai đoạn II 17

Hình 3-3: TSD của cua cái ở giai đoạn III 18
Hình 3-4: TSD của cua cái ở giai đoạn IV. 18
Hình 3-5: TSD của cua đực (mũi tên chỉ TSD) 18
Hình 3-6: Đo kích thước và cân trọng lượng cua đồng 20
Hình 3-7: Theo dõi cua giao vĩ, đẻ trứng trong điều kiện nhân tạo 22
Hình 3-8: Quá trình phát triển từ trứng thành cua con 23
Hình 3-9: Biến động nhiệt độ nước trong ao nuôi 24
Hình 3-10: Biến động pH nước trong ao nuôi 24
Hình 3-11: Biến động hàm lượng Oxy hòa tan trong ao nuôi 24
Hình 3-12: Biến động NH
4
, NO
2
trong ao nuôi 25
Hình 3-13: Cua mẹ ôm trứng, ôm con 25
Hình 3-14: Biến động nhiệt độ nước trong chậu ương nuôi theo tuần 27
Hình 3-15: Biến động pH nước trong chậu nuôi 27
Hình 3-16: Biến động hàm lượng Oxy hòa tan trong chậu nuôi 28
Hình 3-17: Biến động NH
4
, NO
2
trong chậu nuôi 28
Hình 3- 18: Ương cua con trong chậu thí nghiệm 29
Hình 3-19: Tạo nơi trú ẩn cho cua đồng 31

1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cùng với sự phát triển nhanh của ngành
kinh tế, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao và nhu cầu về những sản

phẩm thủy sản bổ dưỡng ngày càng lớn. Do vậy, một số loài thủy sản có giá trị kinh tế
ngoài tự nhiên đã và đang bị khai thác một cách cạn kiệt để phục vụ cho nhu cầu của
thị trường.
Sự phát triển nhanh về công nghiệp, nông nghiệp như hiện nay đã làm cho môi
trường nước ngày càng bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống của các
loài thủy sinh vật. Sự phát triển mạnh về nông nghiệp đã làm cho sinh cảnh của các
loài thủy sản ngày càng bị thu hẹp, một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong đó
có loài cua đồng.
Cua đồng (Somanniathelphusa sisnensis, Bott 1970) là đối tượng thuỷ sản
truyền thống, có giá trị kinh tế ở Việt Nam và là loài thủy sản rất thân thuộc với bà con
nông dân. Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân (Decapoda), thường gặp ở các
thủy vực nước ngọt như ao, hồ, sông, suối, ruộng, vùng đồng bằng và cả trung du miền
núi.
Hiện nay, nguồn lợi cua đồng đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng, do bị
khai thác với mức độ ngày càng gia tăng, phương pháp khai thác mang tính hủy diệt
cộng với việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất trong nông nghiệp và thay đổi hệ sinh
thái của các thuỷ vực, cùng với việc sử dụng hoá chất độc hại trong ngành nông
nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật thêm vào đó là sự ô nhiễm nặng nề của môi trường,
nhiều công trình xây dựng khác; ngăn sông, đắp đập, xây dựng cầu cống, xây dựng
thuỷ điện… Nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế ngày càng trở nên hiếm hơn và dần
dẫn đến nguy cơ bị diệt vong.
Đứng trước thực trạng suy giảm nguồn lợi tự nhiên như hiện nay, để giải quyết
những khó khăn về con giống và từng bước đưa cua đồng trở thành đối tượng nuôi phổ
biến thì việc “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước đầu thử
nghiệm sinh sản cua đồng (Somanniathelphusa sisnensis, Bott 1970), là rất cần
thiết.


2
Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu này nhằm thu được các dẫn liệu bước đầu về đặc điểm sinh học
sinh sản của cua đồng để góp phần bảo tồn và phát triển loài cua đồng.
Tiếp cận đối tượng thủy sản mới là tiền đề cho việc nghiên cứu làm cơ sở khoa
học cho những nghiên cứu sinh sản nhân tạo, tạo con giống để gia hoá trong điều kiện
nuôi có tác dụng làm phong phú thêm cơ cấu loài cua đồng hiện nay để duy trì và phát
triển nguồn lợi thủy sản cua đồng ở nước ta.
Tạo đối tượng nuôi mới cho nông dân giúp cải thiện đời sống, tăng thu nhập,
góp phần xoá đói giảm nghèo.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng về đặc điểm sinh học sinh
sản của cua đồng làm tiền đề cho sinh sản nhân tạo và phát triển đối tượng này. Góp
phần bảo tồn loài cua đồng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tạo tiền đề cho nghiên cứu sản xuất giống, phục vụ cho nghề nuôi cua nước
ngọt trong tương lai.
Các nội dung của đề tài.
Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cua đồng
- Mùa vụ sinh sản
- Cỡ cua sinh sản, sức sinh sản
- Quá trình giao vĩ
- Theo dõi quá trình phát triển phôi và ấu trùng
Nội dung 2: Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản cua đồng
- Kỹ thuật nuôi vỗ cua đồng bố mẹ (trong bể và ao)
- Năng suất cua con
- Tạo nơi trú ẩn.
Nội dung 3: Bước đầu ương nuôi cua con
- Ương nuôi cua con
- Tốc độ tăng trưởng
- Tỷ lệ sống.



3
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh học cua đồng
1.1.1. Hệ thống phân loại
Bộ: Decapoda
Họ: Parathelphusidae
Giống: Somanniathelphusa
Loài S. sisnensis (Bott 1970)


Hình 1-1: Hình thái ngoài của cua đồng (S. sisnensis)
1.1.2. Đặc điểm hình thái
+ Cua cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao
cấu.
+ Gờ sau trán bên rõ, dài không tới gốc răng ổ mắt, vùng gốc răng ổ mắt lõm sâu.
Goi (yếm) con đực có phần gốc đốt ngọn rộng, cạnh trên thẳng ngang, phần ngọn có
đầu mút hơi cong.
+ Giáp đầu ngực gồ cao, rộng ngang, trán hơi ngắn, cạnh trước trán hơi lõm ở
quãng giữa, vùng gốc răng ổ mắt lõm sâu, rãnh đầu sâu. Gờ sau trán giữa rõ, thẳng
ngang, gờ sau bên rõ, liên tục, ngắn, không tới vùng gốc răng ổ mắt. Răng cạnh bên
hẹp, nhọn, răng sau cùng hơi chìa về phía bên.
4
Goi con cua đực có phần gốc đốt ngọn rộng, cạnh trên thẳng ngang, gốc ngoài
gần vuông, phần ngọn có đầu mút hơi cong ra phía ngoài, phần bụng có đốt VII bằng
hoặc hơi ngắn hơn đốt VI. Đốt V dài, chiều dài lớn hơn 1/2 chiều rộng lớn nhất. Càng
có đốt ngón dài hơn phần bàn.


Hình 1-2. Hình đầu mai cua (A), giai giao cấu của cua đực (B), phần đầu
càng cua đực (C).

1.1.3. Phân bố và môi trường sống
Cua đồng sống chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt và vùng nước lợ nhạt ở vùng
đồng bằng, trung du và miền núi.
Trên thế giới, cua đồng phân bố ở Lào, Campuchia và Nam Hoa (Trung Quốc).
Môi trường sống độ có độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31
0
C, tốt nhất từ 15
- 25
0
C, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước
sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát [6].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cua đồng ăn tạp thiên về động vật, trong tự nhiên cua ăn mùn bã hữu cơ, động
vật nhỏ, khi đói chúng có thể ăn thịt cả đồng loại (cua đang lột xác). Trong môi trường
nuôi cua có thể ăn các loại thức ăn như: tấm gạo, lúa, rong, giáp xác, ốc, cá hay ngay
cả xác chết động vật.
Tập tính bắt mồi của cua đồng: ban ngày cua tìm chỗ trú ẩn và kiếm mồi vào ban
đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói từ 10 -15
ngày.
1.1.5. Cảm giác, vận động và tự vệ
Cua có đôi mắt kép rất phát triển và có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn
phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác của cua cũng rất phát triển
giúp chúng phát hiện mồi từ rất xa.
5
Cua đồng di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua thường lẩn trốn
chui vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to khỏe.
Quá trình lột xác và tái sinh: cua đồng có kích thước nhỏ, trong quá trình phát
triển cua trải qua nhiều lần lột xác để lớn lên. Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua
đồng có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng cua thiếu phụ bộ hay phụ
bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc

điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng, phân biệt giới tính, vòng đời và tập tính sống
- Sinh trưởng : tuổi thọ trung bình của cua từ 1 - 2 năm. Qua mỗi lần lột xác
trọng lượng cua tăng trung bình từ 20-50%.
- Phân biệt giới tính: cua đực khác cua cái ở hình thái của phần bụng (thường
gọi là yếm). Trứng cua nằm ở dưới yếm và nở thành cua con. Cua cái có 4 đôi chân
bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng, biến thành chân giao cấu. Thường thì cua đực lớn
nhanh hơn cua cái.
- Vòng đời: cua đồng phát triển vòng đời hoàn toàn trong nước ngọt. Cua cái sau
khi thụ tinh sẽ đẻ trứng và ôm trứng ở phần giáp bụng. Toàn bộ quá trình phát triển ấu
trùng cua diễn ra bên trong cơ thể cua mẹ.
- Tập tính sống: cua đồng sống bò trên đáy và đào hang, hang của cua đồng rất
khác với hang rắn hoặc ếch (có vết chân cua ở cửa hang). Cua có tập tính chui rúc vào
gốc cây, bụi rậm ở sông, rạch, đồng ruộng. Cua đồng có khả năng bò lên cạn và di
chuyển rất xa.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong nhiều thập kỷ qua, do sự gia tăng dân số, do môi trường bị ô nhiễm và
chính sách quản lý nguồn lợi chưa chặt chẽ như khai thác quá mức, sử dụng nhiều hoá
chất độc hại nên số lượng cua đồng hiện nay đang dần cạn kiệt. Để giải quyết vấn đề
này nhiều nước trên thế giới đã cố gắng nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tái tạo,
phục hồi và phát triển nguồn lợi. Nhiều dự án khôi phục đã được thực hiện như thu
gom những con cua ở ngoài tự nhiên để nuôi và áp dụng khoa học và công nghệ nhằm
làm tăng năng suất. Tại một số nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
nhờ công tác điều tra nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi và đã tiến hành nhiều hoạt động
khôi phục và phát triển như: Sinh sản và ương nuôi, nghiên cứu sinh học phân bố và
6
tính ăn, đặc điểm sinh thái và sinh sản, nhằm khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn
lợi để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái.
Trung Quốc đã nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cua đồng thương phẩm
trong ruộng lúa.

Quy trình nuôi thương phẩm cua đồng trong ruộng lúa tại Trung Quốc.
* Chuẩn bị ruộng nuôi
- Chọn ruộng nuôi: địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi
dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm…
- Diện tích: 0,3 – 0,5 ha, Chuôm nuôi tạm cua được bố trí ở góc ruộng độ sâu 1-
1,5m; rộng 4 - 6m, mương xung quanh cách bờ 1m để tránh sạt lở, mương sâu 0,8-
1,0m, rộng 3 - 5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình “+” hoặc “#” rộng 1-
1,5m, sâu 0,5 - 0,8m, tổng diện tích mương và chuôm khoảng 15 - 20% diện tích
ruộng.
- Xung quanh ruộng quây lưới để tránh cua vượt thoát: lưới cao 40 - 50cm, vùi
sâu trong đất từ 15 - 20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần
vùi xuống đất 10 - 15 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40 cm, bốn góc lượn hình
cung.
- Bón vôi khử trùng với lượng 75 - 105 kg/1000m
2
.
- Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo
tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 ruộng.
*Thả giống
- Mùa vụ: tháng 2 - 4 dương lịch.
- Con giống yêu cầu khoẻ mạnh, không thương tật.
- Mật độ: cỡ giống 100 - 150 con/kg thả 750con/1000m
2
; cỡ giống 300 - 600
con/kg thả 1800 con/1000m
2
.
- Thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa để kéo dài thời gian sinh
trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì tăng nước lên ruộng lúa
để cua lên ruộng ăn.

* Cho ăn
- Thức ăn: Cua là loài ăn thịt thức ăn của chúng là trai, ốc, hến, cá tạp… Nếu
thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Trước khi thả giống bón
lót phân chuồng ủ hoai với lượng 30 - 45 kg/100m
2
để tạo cơ sở thức ăn tự nhiên.
7
Từ tháng nuôi thứ 4 trở đi thả ốc giống vào ruộng (450 - 600 kg/1000m
2
) hoặc
thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua. Ngoài ra có thể dùng
các loại thức ăn đã tự chế biến.
- Cho ăn: Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua
để cho ăn hợp lý.
Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các
nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20 - 30% trọng lượng cua.
Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ,
khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.
Từ tháng 10 trở đi, tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7 - 10%
trọng lượng cua.
Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. Sáng cho ăn từ 20 -
40%, chiều tối cho ăn chính là 60 - 80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.
Đặt sàng ăn để kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu của
cua.
* Chăm sóc
Đảm bảo mực nước trong ruộng từ 5 - 10 cm. Nước quá béo thì phải thay nước.
Từ tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 ngày thay nước 1 lần, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng
10 trở đi mỗi tuần thay nước 1 lần. Mỗi lần thay từ ¼ -1/3 lượng nước ruộng.
Định kỳ bón vôi với lượng 2 - 2,5kg/100m
2

và15 - 20 ngày/lần.
Chú ý điều chỉnh lượng cỏ nước ở mật độ nhất định.
Định kỳ kiểm tra mương để phát hiện địch hại gây bệnh, dọn dẹp thức ăn thừa,
xác cua chết, đảm bảo nước trong sạch.
* Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch: trước mùa đông. Thu tỉa cua lớn trước, giữ cua nhỏ lại
nuôi tiếp.
1.3. Tình hình nuôi cua đồng trong nước
Ở Việt Nam có rất ít tài liệu nghiên cứu về đối tượng cua đồng hoặc chỉ dừng
lại ở mức nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân bố, một số tác dụng trong thực phẩm,
trong y học. Một số người dân ở khu vực phía bắc như: Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Bắc Ninh, đã bắt đầu tiến hành nuôi cua đồng.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng
8
Thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5,04mg Ca; 4,7mg Fe; 430mg
P; các vitamin B1 (0,01mg), B2 (0,51mg), B6 (0,12mg), PP (2,1mg); 125mg
cholesterol; 0,25 melatonin [5].
Ở phía nam, Trường Đại học Cần Thơ kết hợp với một số nông dân ở tỉnh Đồng
Tháp nuôi cua đồng đạt hiệu quả cao, tuy nhiên hình thức nuôi còn ở qui mô nhỏ, và
mới dừng lại ở mức thả dưỡng và thu hoạch, quá trình nuôi chỉ mang tính thử nghiệm.
Hiện nay, nguồn lợi cua đồng đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng do khai
thác quá mức và thay đổi hệ sinh thái thuỷ vực, cùng với việc sử dụng hoá chất độc hại
trong ngành nông nghiệp, thêm vào đó là sự ô nhiễm nặng nề của môi trường, nhiều
công trình xây dựng khác: ngăn sông, đắp đập, xây dựng cầu cống…đã làm giảm
nguồn lợi cua đồng ở nhiều địa phương trong cả nước. Cua đồng là đối tượng thuỷ sản
truyền thống, có giá trị ở Việt Nam, chúng phân bố ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt.
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cua đồng và thử nghiệm sản xuất
giống nhân tạo sẽ tạo điều kiện duy trì và phát triển nguồn lợi cua đồng. Mặt khác cua
đồng được coi là đối tượng gần gũi với người nông dân vì vậy ngoài việc duy trì
nguồn lợi sẽ là một hướng đi giúp người dân xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đa số

người dân phát triển nuôi cua đồng mang tính tự phát. Kỹ thuật nuôi chủ yếu là dựa
vào kinh nghiệm. Quy trình nuôi thương phẩm cua đồng.
Bước 1. Lựa chọn ruộng nuôi:
Ao nuôi nên có diện tích từ 300 - 1.000m
2
, độ sâu 0.8 - 1.2 m với bờ bao có
chiều rộng đáy 3m, mặt 1 - 1.5m và cao 1 - 1.5m và cao hơn đỉnh lũ ít nhất 0.5m.
Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước và đặt hơi nghiêng
vào ao sao cho cua không thoát ra được. Ao có cống cấp và thoát để thuận tiện cấp
thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng tre hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài
nên đăng theo hình chữ V.
Trong ao nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua khi lột xác tránh hao hụt do
chúng ăn lẫn nhau.
Hoặc nuôi đăng quầng trên ruộng theo địa hình cụ thể từng nơi, có thể theo
hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích 0,5 - 1ha, mức nước sâu lúc cao triều từ 0,8 -
1m, lúc triều cạn phải bảo đảm tối thiểu một nửa diện tích vùng có mức nước sâu 20 -
30cm. Mép trên của lưới có tấm nilon cao 50cm để cua không bò trốn. Chân lưới cắm
sâu xuống bùn 50 - 70cm. Mức nước sâu nên duy trì 0,8 - 1m.
9
Bước 2. Cải tạo ao, ruộng nuôi:
Trước khi nuôi 1 - 2 tuần, tiến hành chuẩn bị ruộng nuôi: tát cạn nước để diệt
các địch hại của cua, bón vôi 7 – 10/100m
3
. Nếu không tháo cạn được thì dùng dễ
cây thuốc cá 1kg/100m
3
nước để diệt các địch hại của cua. Sau đó lấy nước sạch vào
ao, ruộng nuôi.
Ruộng nuôi cua nên sử dụng lúa cấy để tạo những khoảng trống cho cua di
chuyển và tìm thức ăn được thuận lợi, trồng lúa kháng bệnh, thân lá cứng, không bị

đổ ngã.
Bước 3. Thả giống và chăm sóc:
Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến nhất vào
khoảng tháng 4 - 8 dương lịch. Lúc này nguồn giống phong phú điều kiện môi trường
nước tương đối thuận lợi cho nuôi cua. Những tháng mùa khô cũng có thể nuôi cua
nhưng sự biến động lớn về nhiệt độ, môi trường nước ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của cua.
Hiện nay, nguồn giống nuôi chủ yếu là nguồn giống tự nhiên và do khai thác
đánh bắt bằng nhiều hình thức khác nhau nên con giống thường hao hụt nhiều.
Phương pháp vận chuyển chưa phù hợp cách tốt nhất là sử dụng bao bằng lưới cước
và để cua đầy bao rồi buộc chặc để cua không cử động được tránh tình trạng chúng
cắn lẫn nhau làm hao hụt nhiều.
Cỡ giống 400 - 500 con/kg.
Mật độ thả nuôi Thời gian nuôi
Ao (con/m
2
) Ruộng (con/m
2
)
10 - 15 5 - 7 5 - 6 tháng
* Chọn giống:
Nên chọn những con giống khoẻ mạnh còn đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi
sáng, không bị đóng rong, có thể chọn những con cua đực nuôi để tăng năng suất và
giá trị thương phẩm.
Khi nuôi cua trong ruộng lúa, có thể nuôi theo dạng luân canh vào mùa nước
nổi hoặc nuôi xen canh.
Nuôi xen canh cần thả giống vào mương bao nuôi tạm trước khi lúa đã tốt thì
tăng nước lên ruộng để cua lên ruộng tìm thức ăn.
10
Nên thả cua khi nhiệt độ, độ phèn nằm trong khoảng thích hợp, tiến hành thả

cua lúc trời mát và nên thả trên mé bờ để cua tự bò xuống nước.
* Chăm sóc:
Cua đồng là lòai ăn tạp thiên về động vật. Về cơ cấu thành phần thức ăn nuôi
cua nên thực hiện nguyên tắc vừa thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của cua vừa phải
giảm giá thành, tìm nhiều cách giải quyết thức ăn nuôi cua.
Thức ăn cho cua thịt rất đa dạng bao gồm: cá tạp, tôm còng, ốc, rau, khoai
lang, khoai mì, Nên dùng loại thức ăn chế biến, loại đã chế biến thành hạt vừa có
chất lượng dinh dưỡng cao, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Tỷ lệ cho ăn khoảng 5 - 8% trọng lượng cua và được chia làm hai lần trong
ngày, sáng sớm 20 - 40% và chiều mát cho ăn 60 – 80% tổng lượng thức ăn hàng
ngày, thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn. Thức ăn phải còn tươi tốt, không sử
dụng thức ăn đã bị mốc hoặc ôi thiu.
Cần cố định điểm cho ăn, cứ 100m
2
ruộng có từ 5 – 7 chổ cố định để kiểm tra.
Thức ăn được rải đều trên ruộng nuôi.
Cần căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều chỉnh
lượng thức ăn hàng ngày một cách linh hoạt.
Tiến hành thay nước hàng ngày khoảng 30 - 50% để giữ môi trường trong
sạch. Hạn chế sử dụng nông dược khi nuôi cua trong ruộng lúa. Điều chỉnh lượng
nước trong ruộng thường xuyên cao từ 15 – 20 cm.
Có thể bổ sung thêm cỏ, rau muống, bèo, vào ruộng để làm nơi trú ẩn, làm
thức ăn bổ sung cho cua và hạ nhiệt.
Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới để kịp thời khắc phục tránh
thất thoát do cua bò ra ngoài. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH khi
môi trường nước thay đổi.
Bước 4. Thu hoạch
Khi cua đạt kích thước thương phẩm hoặc giá cao có thể thu hoạch.
Thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp, chà mùn và tát cạn bắt bằng tay nếu thu toàn bộ.
Trong năm 2009 Trường Cao đẳng thủy sản - Bắc Ninh đã thực hiện đề tài

nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cua đồng. Đề tài đã cho cua đồng sinh sản được
4.869 con, tỷ lệ sống của cua con đạt 41,9%, [4].

11
Chương 2 :VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 5/2010 đến tháng 3/2011
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt- Trường Cao đẳng Thuỷ sản –
phố Lý Nhân Tông - phường Đình Bảng – thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Cua đồng tự nhiên kích thước: 50 - 80 con/kg thu gom tại phường Đình Bảng,
thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Thiết bị nghiên cứu
- Ao nuôi vỗ cua đồng bố mẹ có diện tích 300m
2

- Chậu nhựa có thể tích 20 lít/chậu
- Bể composite 1,5- 3m
3

- Xô, vợt, chậu
- Kính hiển vi, cân điện tử độ chính xác, 0,1mg.
- Giá thể: vỏ bao bằng sợi ni lon.
2.4. Phương pháp nghiên cứu thu và sử lý mẫu
2.4.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Tiếp cận với người dân nơi có loài cua đồng phân bố như ở Ba Vì - Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh để làm cơ sở để định hướng cho việc nghiên cứu.
Cùng với việc dựa trên những kết quả và phương pháp nuôi các loại cua, đặc biệt cách

thức nuôi của một số nước khu vực châu Á, điển hình là nuôi cua thương phẩm trong
ruộng lúa và sinh sản một số loại cua như loài: Cà ra (Eriocheir sisnensis) ở Viện Hải
sản để ứng dụng trong việc nghiên cứu quy trình nuôi cua đồng thương phẩm.
2.4.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Được lấy từ các bài giảng, giáo trình đã học trên lớp, ngoài ra tài liệu còn được
lấy từ các tạp chí, các trang internet, sách báo.
2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường
Các yếu tố môi trường được đo đạc bằng dụng cụ, phương pháp chuyên biệt
Đo nhiệt độ nước: nhiệt kế bách phân, đo 2 lần/ ngày vào lúc 8h và 16h.
12
Đo hàm lượng ôxy hòa tan, pH bằng bộ test; đo 2 lần vào lúc 8h và 16h hàng
ngày.
Hàm lượng NH
4
và NO
2
được xác định bằng bộ test nhanh SERA của Đức. Và
NH
4
, NO
2
được đo 2 lần/tuần.
2.4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật
- Sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối: kiểm tra 30 cá thể/lần sử dụng
cân điện tử có độ chính xác 0,1mg.
Sức sinh sản tuyệt đối = tổng số trứng/ cá thể
Số phôi đếm được
Sức sinh sản tương đối =
Khối lượng cá thể cái
- Theo dõi quá trình phát triển phôi; quan sát trên kính hiểm vi, chụp bằng máy

ảnh kỹ thuật số.
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng:
Kiểm tra định kỳ 1 tuần/lần chúng tôi tiến hành kiểm tra định kỳ tốc độ tăng
trưởng, bắt 30 cá thể cua ngẫu nhiên ở 2 lô thí nghiệm (lô1 nguồn cua con từ nuôi vỗ,
lô 2 nguồn cua con từ cua mẹ tự nhiên) kiểm tra trọng lượng bằng cân điện tử.
- Năng suất cua con: Xác định năng suất cua con từ 2 nguồn cua mẹ ôm trứng
khi thu gom từ ngoài tự nhiên và từ nguồn cua mẹ trong ao nuôi vỗ. Xác định bằng
cách kiểm tra 30 cá thể cua mẹ ôm con/lần, đếm số cua con trong từng yếm cua mẹ và
sử dụng cân điện tử có độ chính xác 0,1mg để cân từng cá thể cua mẹ.


Số cua con đếm được (con)

Năng suất cua con =
Khối lượng cá thể cái (g)


- Tỷ lệ cua ôm trứng, ôm con
- Xác định tỷ lệ ôm trứng, ôm con của cua từ ao nuôi vỗ: tiến hành kiểm tra
ngẫu nhiên 30 cá thể cua cái và kiểm tra khả năng bắt gặp số cua cái ôm trứng,
ôm con.
Số cua cái ôm trứng, con (con)
Tỷ lệ thành thục (%) =
Số cua cái kiểm tra (con)
x 100
13
Tăng trưởng và tỷ lệ sống cua con
- Tốc độ tăng trưởng trên cua con (g/con/ngày): tiến hành đánh giá từ 7 – 10
ngày/ lần và kiểm tra hoàn toàn ngẫu nhiên ít nhất 30 cá thể.
- Tăng trưởng tương đối (DWG) của cua được tính:

Wtb2 – Wtb1
DWG =
T2 – T1
Wtb1: Khối lượng trung bình của đàn cua tại thời điển T1 (g)
Wtb2: Khối lượng trung bình của đàn cua tại thời điểm T2 (g)
T1: Thời điểm thu mẫu kiểm tra lần trước (ngày)
T2: Thời điểm thu mẫu kiểm tra lần sau (ngày).
Tăng trưởng tuyệt đối của cua được tính:

%100
lnln
12
12




tt
WW
SGR
W

Với :
2
W
: khối lượng cua đo lần sau (mg)
1
W
: khối lượng cua đo lần trước (mg)


2
t
: thời gian đo lần sau (ngày)

1
t
: thời gian đo lần trước (ngày)

Tổng số cua giống thu được
Tỷ lệ sống của cua (%) =

Tổng số cua con đưa vào nuôi
x 100

- Kích thước cua đồng nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của cua đồng được thực hiện ở
cua thu mẫu ở ngoài tự nhiên cỡ cua được phân làm 3 nhóm từ 2,8g - 3,6g.
Kích thước thành thục sinh dục lần đầu được xác định cho nhóm cá thể có kích
thước nhỏ nhất mà trong đó 50% số cá thể có tuyến sinh dục ở giai đoạn III, IV qua
phương pháp đồ thị [2].
- Mùa vụ sinh sản
Xác định mùa vụ sinh sản của cua đồng thông qua sự phát triển của tuyến sinh dục của
con đực và con cái và tỷ lệ thành thục theo thời gian.
- Quá trình giao vĩ
Cá thể đực và cái được nuôi chung một bể. Quá trình giao vĩ của cua đồng được
theo dõi và quan sát trong điều kiện nhân tạo.
14
- Quá trình phát triển trứng
Sự phát triển của trứng được quan sát trên kính hiển vi
- Nuôi vỗ cua đồng bố mẹ

Cua được nuôi trong ao có diện tích từ 300 - 1.000m
2
, độ sâu 0,8 – 1,2 m với bờ
bao có chiều rộng đáy 3m, mặt 1 – 1,5m và cao 1 – 1,5m. Xung quanh bờ ao có rào
bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước và đặt hơi nghiêng vào ao sao cho cua không
thoát ra ngoài được. Ao có cống cấp và thoát nước để thuận tiện cấp thoát nước cho
ao, trước cống nên có 2 lớp đăng tre hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài nên đăng theo
hình chữ V.
Trong ao chà làm nơi trú ngụ cho cua khi lột xác tránh hao hụt do chúng ăn lẫn
nhau. Làm các bờ giả xung quanh ruộng làm chỗ trú ẩn cho cua (Hình 2-1)


Hình 2-1: Ao nuôi cua đồng bố mẹ ở Trường Cao đẳng Thủy sản – Bắc Ninh
Ao nuôi được vệ sinh và khử trùng bằng vôi bột với lượng 10 - 15 kg/100m
2
,
phơi ao 5 - 7 ngày.
Cua đồng bố mẹ được chọn ngoài tự nhiên. Cua bố mẹ cỡ 50 - 80 con/kg, cua
khỏe mạnh, không gẫy chân, càng, không bị dị tật, không mất phần phụ.
Chọn cua cái chắc, càng vừa phải, yếm to, không bị thương, đầy đủ chân mai,
không có rêu bám. Chọn cua đực khỏe mạnh, có bộ càng to khỏe, yếm nhỏ, không xây
sát (Hình 2-2).

15


Cua đực


Cua cái

Hình 2-2: Cua đồng bố mẹ
Mật độ cua nuôi 5 con/m
2
,

với tỉ lệ 2 cái/1 đực.
Cua được cho ăn bằng cá tạp xay và thức ăn công nghiệp theo tỉ lệ cá tạp xay
70%, thức ăn công nghiệp 30%. Khối lượng thức ăn cho cua ăn hàng ngày bằng 7 -
10% trọng lượng cua thả. Cho cua ăn vào sáng sớm và chiều tà, buổi sáng cho ăn
lượng thức ăn chiếm 1/3, buổi chiều cho ăn 2/3 lượng thức ăn trong ngày.
Từ tháng 6 trở đi định kỳ 15 ngày (2 tuần) kiểm tra cua bố mẹ để bắt cua ôm
trứng và ôm con lên nhốt riêng, đánh dấu vào chậu nhựa.
-Ương nuôi cua con
- Cua con được thu từ 2 nguồn cua bố mẹ và bố trí thí nghiệm ương nuôi riêng.
- Dụng cụ ương: chậu 20 lít, mực nước trong chậu 5 - 10cm, giá thể: bèo tây,
lưới cước tối màu.
- Mật độ thả: 200 con/chậu

Hình 2-3: Ương nuôi cua con trong chậu nhựa
16
- Cho ăn:
+ Thức ăn chính là lòng đỏ trứng gà vịt kết hợp với cho ăn động vật phù du
+ Phương pháp cho ăn: cho ăn theo nhu cầu, quan sát trực tiếp lượng thức ăn và
định lượng nhu cầu của cua con; cho ăn 2 lần/ngày (sáng 8 giờ, chiều 17 giờ)
- Quản lý:
+ Vệ sinh định kỳ hàng ngày vào buổi sáng trước khi cho ăn: siphon loại bỏ
thức ăn dư thừa, vệ sinh giá thể. Định kỳ 2 ngày thay nước 1 lần.
+ Vớt những cá thể lớn trội nuôi riêng tránh ăn lẫn nhau khi cua lột xác

2.5. Xử lý số liệu

Các đồ thị và biểu đồ sẽ được vẽ trên Excel. Các giá trị chủ yếu được tính toán
là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. So sánh sự sai khác giữa các nghiệm thức thí
nghiệm sẽ được phân tích bằng ANOVA 1 nhân tố.

Hình 2-4. Sơ đồ khối các nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước
đ
ầu thử nghiệm sinh sản cua đồng

Đặc điểm sinh học sinh sản Bước đầu thử nghiệm sinh sản
Mùa
vụ
sinh
sản

Cỡ
cua
sinh
sản,
sức
sinh
sản

Quá
trình
giao

Theo
dõi

QT
PT
phôi
và ấu
trùng
Kỹ
thuật
nuôi
vỗ
cua
bố
mẹ

Năng
suất
cua
con
Ương
nuôi
cua
con


Kết luận và đề xuất
17
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mùa vụ sinh sản
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy tuyến sinh dục (TSD) của cua đồng
thường bắt đầu có dấu hiệu phát triển mạnh từ cuối tháng 3, cua đực và cua cái bắt cặp
để sinh sản từ tháng 4 đến cuối tháng 10.

3.1.1. Sự phát triển của TSD
Kết quả giải phẫu quan sát TSD của cua đồng theo các tháng nghiên cứu cho
thấy TSD của cua đồng cua trải qua 4 giai đoạn phát triển khác nhau.
Giai đoạn I: Cua chưa thành thục, TSD mỏng và trong suốt (Hình 3-1)
Giai đoạn II: TSD đang phát triển. Năng trứng rỗng bên trong. Noãn sào có
màu trắng hơi vàng (Hình 3-2).
Giai đoạn III: Giai đoạn này cua đang thành thục. Noãn sào mở rộng và noãn
sào có màu cam (Hình 3-3).
Giai đoạn IV: Vào đầu giai đoạn này TSD tăng tới mức tối đa. Noãn sào có
màu vàng cam hoặc đỏ. Có thể nhìn thấy màu vàng từ mai của cua, nang trứng phồng
to, cua sẵn sàng đẻ trứng (Hình 3-4).
Cua đực có đôi tinh hoàn nằm sau ống tiêu hóa, tinh hoàn có dạng lá mỏng, khi
thành thục có màu trắng sữa lồi lên và có ống dẫn tinh uốn theo hình lò so đổ vào túi
tinh hoàn. (hình 3-5).

Hình 3-1. TSD của cua cái ở giai đoạn I

Hình 3-2. TSD của cua cái ở giai đoạn II
18

Hình 3-3. TSD của cua cái ở giai đoạn III


Hình 3-4. TSD của cua cái ở giai đoạn IV
Khi quan sát và giải phẫu sự phát triển của TSD con đực đều ở giai đoạn đạt
trên 50 % ở giai đoạn III và IV [2].


Hình 3-5. TSD của cua đực (mũi tên chỉ TSD)
Sự phát triển các giai đoạn TSD của cua đồng theo thời gian được trình bày ở

bảng 3-1. Kết quả nghiên cứu cho thấy TSD của cua ở giai đoạn IV đạt trên 50% từ
tháng 5-7.


×