Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dìa bông (siganus guttatusbloch, 1787) và cá dìa (siganus canaliculatuspark, 1797)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.1 MB, 74 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.


























ii
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin cảm ơn gia đình, bố mẹ những người đã luôn ở bên cạnh và tạo
mọi điều kiện để tôi có được ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Thu, người đã cho tôi cơ hội được tham gia
khóa học này. Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban quản lý Dự án NUFU- Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản III đã tạo mọi điều kiện và cấp kinh phí cho tôi tham gia khóa
học.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha
Trang, Phòng Đào tạo Đại học - Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy
sản, cùng toàn thể quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn của tôi là TS. Nguyễn Hữu
Dũng, người đã cho tôi ý tưởng và hướng đi tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Đỗ Thị Hòa, người
luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện cũng như việc hoàn thiện luận
văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Võ Thế Dũng, GS. TS. G. A.
Bristow, người luôn tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đồng nghiệp và các
bạn học viên lớp CHNTTS 2009, những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập
cũng như tham gia nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!






iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TLCN : Tỷ lệ cảm nhiễm
TTK : Thị trường kính
CĐCN : Cường độ cảm nhiễm
KST : Ký sinh trùng
Ctv

: Cộng tác viên
L

: Chiều dài cơ thể
W

: Chiều rộng cơ thể























iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kích thước, khối lượng mẫu cá nghiên cứu 21
Bảng 3.2: Thành phần loài KST ký sinh ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa
(Siganus canaliculatus) 22
Bảng 3.3: Kích thước các cơ quan của Tetrancistrum sigani 26
Bảng 3.4: Kích thước các cơ quan của Tetrancistrum oraminii 28
Bảng 3.5: Kích thước các cơ quan của Tetrancistrum fusiforme 30
Bảng 3.6: Kích thước các cơ quan của loài Glyphydohaptor phractophallus 32
Bảng 3.7: Kích thước các cơ quan của Glyphydohaptor sigani 34
Bảng 3.8: Kích thước các cơ quan của Glyphydohaptor plectocirra 36
Bảng 3.9 : Kích thước các cơ quan của loài Polylabris mamaevi 38
Bảng 3.10: Kích thước các cơ quan của Hexangium sigani 41
Bảng 3.11: Kích thước các cơ quan của Gyliauchen ozaki 45
Bảng 3.12: Mức độ nhiễm KST ở cá dìa bông (S. guttatus) và cá dìa (S. canaliculatus)
55

















v
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787) 4
Hình 1.2. Cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797) 5
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 15
Hình 3.1: Ceratomyxa sp 24
Hình 3.2: Tetrancistrum sigani 25
Hình 3.3: Tetrancistrum oraminii 27
Hình 3.4: Tetrancistrum fusiforme 29
Hình 3.5: Glyphydohaptor phractophallus 31
Hình 3.6: Glyphydohaptor sigani 33
Hình 3.7: Glyphydohaptor plectocirra 35
Hình 3.8: Polylabris mamaevi 37
Hình 3.9: Machidatrema akeh 39
Hình 3.10: Hexangium sigani 40
Hình 3.11: Hysterolecithoides epinepheli 42
Hình 3.12: Aponurus laguncula 43

Hình 3.13: Gyliauchen ozaki 44
Hình 3.14: Rhadinorhynchus sp 46
Hình 3.15: Caligus epidemicus 48
Hình 3.16: Caligus multispinosus 50
Hình 3.17: Gnathia sp 53
Hình 3.18: Tỷ lệ cảm nhiễm (%) các lớp KST 54
Hình 3.19: Tỷ lệ cảm nhiễm (%) với các lớp KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và
cá dìa (Siganus canaliculatus) 56
Hình 3.20: TLCN các lớp KST ở các nhóm cá có kích thước khác nhau 57
Hình 3.21: TLCN (%) các lớp KST ở cá dìa theo tháng nghiên cứu 58





vi
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình v
Mục lục vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá dìa 3
1.1.1. Phân bố 3
1.1.2. Sinh thái 3
1.1.3. Phân loại 4

1.1.3.1. Loài cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787) 4
1.1.3.2. Loài cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797) 5
1.1.4. Tình hình nuôi cá dìa 5
1.2. Tình hình nghiên cứu KST ở cá trên thế giới 6
1.2.1. Nghiên cứu KST ở cá biển 6
1.2.2. Nghiên cứu KST ở cá dìa 7
1.3. Nghiên cứu KST ở cá ở Việt Nam 12
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
2.3. Phương pháp kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng 16
2.3.1. Dụng cụ và hóa chất 16
2.3.2. Thu mẫu và xử lý mẫu cá 16
2.3.3. Thu mẫu KST 16
2.3.4. Cố định, bảo quản, nhuộm và làm tiêu bản 18
2.3.4.1. Động vật đơn bào (Protozoa) 18
2.3.4.2. Sán lá đơn chủ (Monogenea) 18
2.3.4.3. Sán lá song chủ (Trematoda) 19
vii
2.3.4.4. Giun đầu gai (Acanthocephala) 19
2.3.4.5. Giáp xác (Crustacae) 19
2.3.5. Đo kích thước KST 20
2.3.6. Đánh giá mức độ cảm nhiễm KST ở cá 20
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 20
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU và thẢO LUẬN 21
3.1. Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus)
và cá dìa (Siganus canaliculatus) 21
3.1.1. Mẫu cá nghiên cứu 21
3.1.2. Thành phần giống loài KST ký sinh ở 2 loài cá dìa 21
3.1.3. Một số đặc điểm phân loại các loài KST ký sinh ở cá dìa bông (Siganus

guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) 24
3.1.3.1. Loài Ceratomyxa sp 24
3.1.3.2. Loài Tetrancistrum sigani 25
3.1.3.3. Loài Tetrancistrum oraminii 27
3.1.3.4. Loài Tetrancistrum fusiforme 29
3.1.3.5. Loài Glyphydohaptor phractophallus 31
3.1.3.6. Loài Glyphydohaptor sigani 33
3.1.3.7. Loài Glyphydohaptor plectocirra 35
3.1.3.8. Loài Polylabris mamaevi 37
3.1.3.9. Loài Machidatrema akeh 39
3.1.3.10. Loài Hexangium sigani 40
3.1.3.11. Loài Hysterolecithoides epinepheli 42
3.1.3.12. Loài Aponurus laguncula 43
3.1.3.13. Loài Gyliauchen ozaki 44
3.1.3.14. Loài Rhadinorhynchus sp 46
3.1.3.15. Loài Caligus epidemicus 47
3.1.3.16. Loài Caligus multispinosus 50
3.1.3.17. Loài Gnathia sp 52
3.1.4. Sự phân bố của các loài KST ở cá dìa 54
3.2. Mức độ cảm nhiễm KST ở cá dìa 55
viii
3.2.1. Mức độ nhiễm KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus
canaliculatus) 55
3.2.2. Sự phân bố các lớp KST theo loài ký chủ 56
3.3. Mức độ nhiễm KST theo kích thước của cá dìa và theo tháng nghiên cứu 57
3.3.1. Sự phân bố của các lớp KST theo các nhóm kích thước của ký chủ 57
3.3.2. Sự phân bố các lớp KST ở cá dìa theo tháng nghiên cứu 58
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 59
4.1. KẾT LUẬN 59
4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61


















1
MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, nghề Nuôi trồng Thủy sản lợ mặn nước ta phát triển mạnh
với nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế như: tôm hùm (Panulirus spp), cá mú
(Epinephlus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng (Lutjanus spp), cá chẽm
(Lates calcarifer),…. đã mang lại hiệu quả kinh tế rất đáng kể và góp phần nâng cao
mức sống cho người dân.
Cá dìa (Siganus spp) là đối tượng nuôi có giá trị cao, đã được Trung tâm Phát
triển Thuỷ sản Ðông Nam Á (SEAFDEC) nghiên cứu về đặc điểm sinh học, kỹ thuật
sản xuất giống và kỹ thuật ương nuôi. Theo Pillay (1990), các loài cá dìa thường được

nuôi ở Malaysia, Singapo, đảo Guam và Palau, Ả Rập Xê-Út, Ixraen và Tanzania là
Siganus canaliculatus, Siganus vermiculatus, Siganus rivulatus, Siganus luridus. Cá
dìa thường được nuôi ở ao ven biển hay nuôi trong các đăng lồng, được ương trước khi
chuyển sang nuôi thương phẩm (May., 1974). Ở Philippin, cá dìa được nuôi đơn hay
nuôi ghép trong các ao ven biển. Cá dìa là loài rộng nhiệt, rộng muối, chịu được biên
độ dao động muối từ 5-37 ‰. Thức ăn của cá dìa là thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ,
đồng thời chúng vẫn có thể ăn thức ăn tổng hợp nên rất tốt cho việc cải thiện môi
trường ao nuôi [14].
Ở nước ta, Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án “Tiếp
nhận công nghệ sản xuất giống cá dìa bông (Siganus guttatus, Bloch, 1787)”. Đơn vị
chuyển giao là Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC). Năm 2005,
Trung tâm khuyến ngư Thừa Thiên Huế tiến hành nuôi thử nghiệm cá dìa thương
phẩm tại một số hộ ngư dân. Các mô hình nuôi thử nghiệm với nhiều loại hình nuôi
khác nhau như: nuôi thâm canh, nuôi quảng canh, chắn sáo, nuôi kết hợp giữa tôm sú,
rong câu, dạng sinh thái, nuôi bằng lồng,…[14]
Tuy nhiên, với xu hướng nuôi thâm canh hóa như hiện nay thì môi trường trở nên
bị ô nhiễm dưới tác động của con người và dịch bệnh xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Dịch bệnh thủy sản là khó khăn đầu tiên gây trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển cả
về mặt kinh tế và xã hội của nhiều nước trên thế giới. Bệnh do ký sinh trùng gây ra
trên động vật thủy sản tuy không gây tổn thất lớn như các bệnh do virus, vi khuẩn hay
nấm gây ra nhưng nó là một trong những nguyên nhân làm cho động vật thủy sản
chậm lớn, gầy yếu, giảm giá trị thương phẩm và là tác nhân mở đường cho các sinh vật
khác cảm nhiễm. Một số bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra cho cá biển như bệnh
2
mè cá, bệnh mủ mang,… khi cá nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao thường chết hàng loạt
và gây ra thiệt hại rất lớn [15].
Nhằm góp phần phát triển nghề nuôi cá dìa cũng như việc quản lý tốt sức khỏe
của đàn cá nuôi và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra cho người nuôi tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dìa bông (Siganus
guttatus Bloch, 1787) và cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797)” với các nội

dung sau:
 Xác định thành phần loài, tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm KST ở cá dìa bông (S.
guttatus) và cá dìa (S. canaliculatus)
 So sánh mức độ cảm nhiễm KST ở 2 loài cá dìa nghiên cứu
 So sánh mức độ nhiễm KST theo kích thước của cá dìa và theo tháng nghiên
cứu
Về mặt khoa học nghiên cứu này nhằm góp phần cung cấp thông tin về thành
phần loài và mức độ nhiễm KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus
canaliculatus). Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào việc chăm sóc và
quản lý sức khỏe cá dìa nuôi cũng như hạn chế mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng
và an toàn thực phẩm.










3
1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá dìa
Họ cá dìa có 2 giống: Lo và Siganus (Teuthis) với khoảng 26 loài, trong đó 15 loài
sống thành đàn, các loài còn lại sống thành đôi và là cá rạn san hô.
1.1.1. Phân bố
Cá dìa (Siganus spp) phân bố rất rộng ở vùng Ấn Ðộ - Thái Bình Dương, từ vùng
biển phía Đông châu Phi tới Polynesia; phía Nam Nhật Bản tới bắc Australia và vùng phía

Đông Ðịa Trung Hải. Ấu trùng cá dìa (Siganus spp) thường sống nổi ở tầng nước mặt của
các vùng nước phía ngoài rìa của rạn san hô, nhưng không trôi xa bờ. Cá con và cá trưởng
thành thường chiếm giữ những vùng nước nông rất đa dạng kể cả rạn san hô, đáy cát và
đáy đá có hoặc không có thực vật, các đầm phá hoặc cửa sông và vùng đầm lầy rừng ngập
mặn. Chỉ có loài cá dìa (Siganus argentus) được bắt gặp ở ngoài khơi đại dương.
Loài cá dìa bông (Siganus guttatus) phân bố ở Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái
Bình Dương: Quần đảo Andaman, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia (bao gồm cả
Irian Jaya), Việt Nam, Ryukyu, miền Nam và miền Đông Trung Quốc, Đài Loan, biển
Nam Trung Quốc, Philippines, và Palau [62]
Loài cá dìa (Siganus canaliculatus) phân bố ở Tây Thái Bình Dương: Vịnh Ba Tư,
Vịnh Oman, Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Indonesia, Papua New Guinea, Philippines, Campuchia, Việt Nam, phía Nam Trung
Quốc, Đài Loan và Tây Úc. Cũng được biết đến từ quần đảo Ryukyu, Palau và Yap ở
Micronesia và Melanesia [61].
1.1.2. Sinh thái
Có thể chia cá dìa thành hai nhóm dựa vào các đặc điểm về tập tính, màu sắc và nơi
sống. Một nhóm bao gồm các loài sống thành cặp, có màu sáng là loại sống gắn bó với
nơi có nhiều ánh sáng và liên quan chặt chẽ đến rạn san hô. Những loài cá rạn san hô
thường yếu, nhạy cảm với các thay đổi về lý - hoá và thường biểu hiện tập tính hiếu chiến
với các loài khác, điển hình là loài cá dìa (Siganus coralinus). Nhóm khác bao gồm các
loài kết đàn một vài giai đoạn trong đời, di chuyển qua những khoảng cách đáng kể,
4
thường có màu xám hoặc màu xỉn. Chúng thường khoẻ mạnh, có thể chống chịu được sự
thay đổi đáng kể về độ mặn và nhiệt độ. Những loài sống thành đàn này là những thực
phẩm quan trọng và hiện nay là đối tượng của nhiều nghiên cứu về nuôi biển điển hình là
loài cá dìa (Siganus argenteus) và loài cá dìa (Siganus canaliculatus) [38].
1.1.3. Phân loại
Việc xác định các loài cá dìa rất khó vì sự khác nhau về hình thái giữa chúng rất ít.
Các mô tả hiện có về sự khác nhau giữa các loài phụ thuộc chủ yếu vào màu sắc của cá
sống [63].

Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Siganidae
Giống: Siganus
Loài: Siganus guttatus Bloch, 1787
Loài: Siganus canaliculatus Park, 1797
1.1.3.1. Loài cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787)
Hình 1.1. Cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787)
Là loài cá rạn san hô sinh sống ở ven bờ nước đục trong rừng ngập mặn, thậm chí
thích độ mặn thấp. Cá con sống trong thảm cỏ biển quanh cửa sông và cá lớn sống ven
biển, thường ra vào các sông ngòi và cửa sông theo dòng thủy triều, nhưng cũng tìm thấy
ở rạn san hô ven bờ xuống độ sâu đến 6 m. Chúng sống bầy đàn trong suốt cuộc đời.
5
Thức ăn là tảo đáy. Không giống như cá dìa khác, loài này hoạt động vào ban đêm. Thân
dẹp bên, miệng nhỏ giống miệng thỏ, vây lưng: 13 tia vây cứng, 10 tia vây mềm; vây hậu
môn: 7 tia vây cứng, 9 tia vây mềm; vây bụng: 2 tia vây cứng, 3 tia vây mềm. Vây màu
xanh sẫm, phía dưới bạc, một điểm màu vàng sáng tại chỗ tiếp giáp với vài tia vây lưng
cuối; đầu có các đường và các điểm màu vàng cam. Xương nắp mang chắc khỏe. Phía
trước lỗ mũi có vành rất thấp, hơi mở rộng ở sau. Gai chắc khỏe, có tuyến độc [62].
1.1.3.2. Loài cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797)
Hình 1.2. Cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797)
Sinh sống ven bờ, các rạn san hô, cửa sông và trong đầm phá lớn với môi trường
sống là tảo-xác thực vật. Phổ biến trên nền đá. Trái ngược với loài cá dìa (Siganus
fuscescens), loài này chịu đựng được ở vùng nước đục, trong khu vực xung quanh cửa
sông đặc biệt là xung quanh thảm cỏ biển. Chúng cũng phân bố ở vài km ngoài khơi vùng
biển sâu, nước sạch. Loài cá dìa (Siganus canaliculatus) là loài cá ăn thực vật, ăn tảo đáy,
cỏ biển. Cá con sống ở vùng có rong biển hoặc rừng ngập mặn. Trưởng thành chủ yếu ở
khu vực có rong biển, nhưng cũng có ở dải đá ngầm và rừng ngập mặn
Cá có thân dẹp bên, miệng giống miệng thỏ. Vây lưng: 13 tia vây cứng, 9 tia vây

mềm; vây hậu môn: 7 tia vây cứng, 9 tia vây mềm; tia vây bụng: 2 tia vây cứng, 3 tia vây
mềm. Da cá thô nhưng vẩy cá trơn, nhỏ và tương đối dính, do vậy người ta thường nhầm
là cá không có vẩy. Màu sắc bên ngoài là màu xanh ô liu, cơ thể có các đốm màu kem
nhạt, thường hiển thị màu nâu sẫm đến ngay dưới gốc đường bên 2/3 của cơ thể [61].
1.1.4. Tình hình nuôi cá dìa
Tiềm năng nuôi cá dìa đã được Ablan và Rosario chỉ ra vào năm 1962. Ngoài việc là
một loại cá thực phẩm rất tuyệt vời, chúng còn được dùng làm mồi câu cá ngừ và là một
6
tác nhân để kiểm tra sự phát triển của tảo trong nuôi nhuyễn thể vùng nhiệt đới. Mặc dù
cá dìa là một loài thuỷ sản chủ yếu đối với một vài nước thuộc khu vực Thái Bình Dương
và một vài loài đã được nuôi theo truyền thống ở Philippin, song việc nuôi thương mại
loài cá này vẫn chưa được hình thành ở bất cứ một quốc gia nào trong các nước nói trên.
Năm 1972, Lam (1974) đã đề xuất kế hoạch nuôi và nghiên cứu cá dìa [38].
1.2. Tình hình nghiên cứu KST ở cá trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu KST ở cá biển
Nghiên cứu KST trên cá được bắt đầu từ thế kỷ 17 với nhiều công trình nghiên cứu
về sán dây (Cestoidea). Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 20 Dolgiel nhà KST học người
Nga mới đưa ra phương pháp nghiên cứu đồng bộ động vật ký sinh trên cá (Anon, 1964),
tiếp theo đó là hàng loạt các công trình nghiên cứu về khu hệ KST ký sinh trên cá cá được
thực hiện.
Yamaguti (1971) đã xuất bản cuốn “Tóm tắt thành phần sán song chủ ký sinh trên
động vật có xương sống” (Yamagutis 1971) với 1.796 loài sán lá song chủ khác nhau
được mô tả bằng cả hình ảnh và lời [57].
Camen và Velasquez (1975) trong cuốn “Sán lá song chủ ký sinh ở cá nuôi tại
Philippine” tác giả đã mô tả 73 loài thuộc 50 giống, 21 họ sán lá song chủ ký sinh trên 27
họ cá ở Philippine [21].
Moler và Anders (1986) với cuốn “Bệnh cá và động vật ký sinh trên cá” nội dung đề
cập đến hình thái cấu tạo, vòng đời và đặc điểm sinh thái của động vật ký sinh ở cá nước
ngọt, nước lợ và nước biển. Có khoảng 10.000 loài KST ký sinh ở cá, nhưng chủ yếu là 2
lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) (15 %) và sán lá song chủ (Digenea) (17 %) [44].

Từ năm 1981-1986, Trần Thế Độ với nhiều công trình nghiên cứu về các loài giáp
xác ký sinh tại Nhật Bản như: Tran (1981) mô tả loài giáp xác Diergasilus kasaharai ký
sinh ở cá đối (Mugil cephalus); Ho và Tran (1982) nghiên cứu các loài giáp xác thuộc
giống Ergasilus ký sinh ở cá đối (Mugil cephalus) [49].
Lom và Dykova (1992) đã xuất bản cuốn “KST đơn bào ở cá” có gần 2.420 loài KST
đơn bào đã được công bố trong nghiên cứu này. Trong đó, nhiều loài gây nguy hiểm cho
cá nuôi nước ngọt và nước biển. Đồng thời, giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ
7
thống phân loại của 7 ngành KST đơn bào ký sinh ở cá gồm có: ngành trùng roi
(Mastigophora), ngành Opalinata, ngành Amip (Amoebae), ngành trùng bào tử
(Apicomplexa), ngành vi bào tử (Microspora), ngành bào tử (Myxozoa), ngành trùng lông
(Ciliophora) [42].
William và Jones (1994) đã có nhiều nghiên cứu về thành phần giống loài, vòng đời
và đặc điểm cấu tạo của các nhóm sán lá đơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ
(Digenea), giun tròn (Nematoda), sán dây (Cestoidae), giun đầu gai (Acanthocephala) ký
sinh ở cá nước ngọt và nước mặn [53].
Arthur và ctv (1997) đã xác định được 201 loài KST ký sinh ở 72 loài cá. Trong đó,
1 loài thuộc ngành trùng bào tử (Apicomplexa); 16 loài thuộc ngành trùng lông
(Ciliophora); 2 loài thuộc ngành trùng roi (Mastigophora); 1 loài thuộc ngành vi bào tử
(Microphora); 9 loài thuộc ngành bào tử (Myzozoa); 90 loài sán lá song chủ (Trematoda);
22 loài sán lá đơn chủ (Monogenea); 6 loài sán dây (Cestoda); 20 loài giun tròn
(Nematoda); 5 loài giun đầu gai (Acanthocephala); 1 loài Mollusca; 2 loài Branchiura; 21
loài Copepoda và 5 loài Isopoda [17].
1.2.2. Nghiên cứu KST ở cá dìa
Lần đầu tiên hai loài sán lá đơn chủ của họ Gyrodactylidae được mô tả bởi Goto và
Kikuchi (1917) đó là Dactylogyrus inversus và Tetrancistrum sigani. Loài Dactylogyrus
inversus phân bố ít ở mang của hầu hết các loài cá làm thực phẩm như loài cá Lateslabrax
japonicus. Có hai hoặc ba trùng được tìm thấy ký sinh ở mang của cá. Sự vận động của
trùng rất nhanh, chúng vận động theo chu kỳ co rút và kéo dài của cơ thể. Trong khi vận
động trùng có thể cảm nhận được hướng khác nhau bởi các mảnh trước bụng nhưng phần

lớn cơ thể chúng được giữ bởi một điểm bám ở đĩa bám phía sau mặc dù sự di động của
chúng được thực hiện giống đỉa. Loài Tetrancistrum sigani phân bố trên mang của cá dìa
(Siganus fuscesecens) đây là loài cá biển phân bố ở phía Nam Tokyo đến Philippin cơ thể
dẹt lưng bụng, rộng ở giữa và hẹp ở phần đầu và phần cuối. Phần cuối của trùng có 4
thùy, khi hơi thụt vào tạo ra nhiều mấu giống như giác hút giống với giống Dactylogyrus,
mặc dù có một cặp ở phía trong không dễ thấy như trong họ Dactylogyrydae [31].
Gupta và Miglani (1976) đã có nhiều năm kiểm tra Đảo Andaman và Nicobar thuộc
Ấn Độ. Năm 1972 khi khảo sát rộng rãi cá biển làm thực phẩm và loài chim biển hoang
8
dã cho sưu tập và nghiên cứu KST thuộc lớp sán lá song chủ (Trematoda). Tác giả đã tìm
thấy tất cả 13 loài thuộc lớp sán lá song chủ (Trematoda), miêu tả 12 giống dưới 9 họ
thuộc, 13 loài, có 2 loài mới với khoa học. Hình thái mới của các loài KST đã được mô tả,
7 trong số chúng đã được báo cáo là lần đầu tiên tìm thấy ở Ấn Độ. Hai loài có hình thái
mới đó là: Gauhatiana lebedevi và Hypohepaticola andamanensis. Các loài được báo cáo
lần đầu tiên ở Ấn Độ là Fctenurus antipodus; Ozakia tropica; Stephanpostomum
lopezneyrai; Hexangium loossi; Bucephalopsis exilis; và Prosorhynchus ozaki;
Lecithaster indicus; Waretrema piscicola; Gyliauchen ozaki; Apatemon gracilis
congolensis [32].
Martens và Moens (1995) khảo sát động vật đa bào nội và ngoại ký sinh ở loài cá dìa
(Siganus sutor), một loài cá ăn thực vật có giá trị kinh tế quan trọng ở bờ biển Kenyan, 16
loài KST đã được tìm thấy ở loài cá này. Các KST ký sinh ở mang của cá bao gồm sán lá
đơn chủ (Monogenea) có 5 loài (Tetrancistrum sigani; Microcotyle mouwoi;
Pseudohaliotrema sp. 1 và sp. 2, và một loài Microcotylidae chưa xác định). Giáp xác
(Copepoda) có 2 loài (Caligus sp và Hatschekia sp) và Isopoda có 1 loài (Gnathiidae).
Các KST thuộc lớp sán lá song chủ (Trematoda) tìm thấy ký sinh trong ruột của cá là
(Opisthogonoporoides hanumanthai; Gyliauchen papillatus; Hexangium sigani, và ba loài
sán lá song chủ khác không xác định). Giun đầu gai (Acanthocephala) có 1 loài là
(Sclerocollumrubrimaris) ; và giun tròn (Nematoda) có 1 loài là (Procamallanus sigani).
Danh sách các loài KST trên đã được liệt kê và ghi lại đầu tiên tìm thấy ở vùng bờ biển
Kenya. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài KST có sự khác nhau. Một số cá thể cá dìa

trong quần thể bị lây nhiễm nặng, trong khi những cá thể khác rất ít hoặc không bị nhiễm
[43].
Aloo và ctv (2004) đã thực hiện nghiên cứu KST đa bào ở một số loài cá có giá trị
thương phẩm dọc bờ biển Kenyan. 16 loài cá đã được kiểm tra KST đó là các loài cá:
Siganus sutor, Plectorhynchus flavomaculatus, P. sordicus, Lethrinus nebulosus,
Sardinella gibosa, Scarus horrid, Sellar crumenophthalmus, Rastrelliger kanarguta,
Parupeneus indicus, Mugil cephalus, Scombromorus commerson, Epinephelus
macrospilas, Thunnus sp, Leptoscarus viagensis, Leptoscarus sordidus and Hemiramphus
far. Chỉ có 8 loài cá bị nhiễm cả nội và ngoại KST đó là: cá dìa (Siganus sutor), cá thu
9
(Selar crumenophthalmus, Scormbromorus ommerson và Ratrelliger kanarguta), cá
Parrot (Leptoscarus vagiensis), cá Sardine (Sardinella gibosa), cá ngừ (Thunnus sp,) và
cá kim (Hemiramphus far). Trong 8 loài cá bị nhiễm KST thì cá dìa (Siganus sutor)
nhiễm với hầu hết các loài KST, trong khi đó cá Sardinella và Leptoscarus nhiễm loài
ngoại ký sinh. Cường độ nhiễm tăng theo tuổi đặc biệt là ở loài Siganus sutor cá con tỷ lệ
nhiễm thấp, trong khi cá lớn thường bị nhiễm nặng [16].
Lim (2002) có 3 loài sán lá đơn chủ (Monogenea) của Pseudohaliotrema Yamaguti,
1953 được thu thập từ hai loài cá dìa đánh bắt ở Singapore. Đó là loài Pseudohaliotrema
virgata và Pseudohaliotrema molnari từ loài cá dìa (Siganus virgatus) và loài
Pseudohaliotrema falcata từ loài cá dìa bông (Siganus guttatus). Chúng khác nhau ở hình
dạng, kích thước cơ thể, thanh nối móc bám và ở hình thái của cơ quan sinh dục đực [41].
Dzikowski và ctv (2003) nghiên cứu những thay đổi hàng năm trong cộng đồng KST
ký sinh ở loài cá dìa (Siganus rivulatus) ở Vịnh Aqaba, Hồng Hải, trong môi trường chịu
tác động liên tục của con người. Tác giả đã phân tích và chỉ ra rằng tỷ lệ giữa
Heteroxenous và loài KST Monoxenous giảm đáng kể ở tất cả các các địa điểm nghiên
cứu từ năm 1995-1997 và từ năm 1998-2000 đặc biệt là loài Opisthogonoporoides sp. và
loài Gyliauchen sp., thậm chí nhiều hơn đáng kể so với dữ liệu từ năm 1981-1985. Các
loài giun sán đường ruột ký sinh phổ biến khác, cụ thể là các loài Hexangium sigani,
Cucullanus sigani và Procamallanus elatensis [27].
Ho và ctv (2004) đã tìm thấy 4 loài giáp xác ký sinh ở 10 loài cá biển nuôi trong các

ao hoặc xuất hiện trong các kênh cung cấp nước biển ở Philippines. Loài Caligus
epidemicus Hewitt, 1971 trên các loài cá: Acanthurus mata, Epinephelus coioides,
Glossogobius celebius, Liza parmata, Lutjanus argentimaculatus, Monodactylus
argenteus, Oreochromis urolepishornorum, Oreochromis mossambicus, Rachycentron
canadum và Siganus guttatus. Caligus quadratus trên các loài cá: Lutjanus
argentimaculatus và Siganus guttatus; loài Lepeophtheirus sigani trên các loài cá:
Siganus guttatus; loài Pseudocaligus uniartus trên các loài cá: Siganus guttatus và
Lutjanus argentimaculatus. Mười loài cá này là vật chủ mới của Caligus epidemicus
ngoại trừ loài Oreochromis mosambicus, được báo cáo tại Taiwan. Loài Caligus
quadratus là loài mới ở Philippines, hai loài cá chúng ký sinh là vật chủ mới. Trong khi
10
đó chỉ tìm thấy loài Lepeophtheirus sigani trên loài cá Siganus guttatus, Pseudocaligus
uniartus hầu như tìm thấy trên loài cá Siganus guttatus, Caligus quadratus phần lớn tìm
thấy từ loài cá Lutjanus argentimaculatus và loài Caligus epidemicus được tìm thấy trên
tất cả các loài cá kiểm tra [34].
Theo Reda và ctv (2005) khi nghiên cứu trên mẫu cá biển Siganus luridus
(Siganidae) và Caesio suevica (Lutjanidae) đươc đánh bắt ở bờ biển Sharm El – Sheikh,
Nam Sinai, Ai Cập. Trong đó 12 (30 %) loài cá dìa (Siganus luridus) và 8 (17 %) loài cá
Caesio suevica, đã tìm thấy sán lá song chủ (Trematoda) ký sinh trong ruột. Loài
Hexangium brayi ký sinh ở loài cá dìa (Siganus luridus) và loài Sphondera aegyptensis ký
sinh ở loài cá Caesio suevica [47].
Từ giữa tháng 5 và tháng 9 năm 2006, Reda và ctv (2007) nghiên cứu KST ký sinh
trong ruột của cá dìa (Siganus rivulatus), 640 mẫu cá đã được kiểm tra. Cá nghiên cứu
được đánh bắt ở ngoài khơi bờ biển Sharm El-Sheikh, Nam Sinai, Ai Cập. Cá nghiên cứu
được chia thành ba nhóm kích thước về chiều dài. Chỉ có ba loài giun sán được thu thập là
sán lá song chủ (Trematoda) loài Gyliauchen volubilis, giun đầu gai (Acanthocephala)
loài Sclerocollum rubrimaris và giun tròn (Nematoda) loài Procamallanus elatensis. Kết
quả cho thấy, cường độ nhiễm giun sán trong ruột có liên quan trực tiếp đến kích thước
của cá. Cường độ nhiễm đồng thời với cả hai loài Gyliauchen volubilis và Sclerocollum
rubrimaris giảm đáng kể trong các nhóm cá có kích thước khác nhau [48].

Delane và Paolo (2007) kiểm tra 9 loài cá dìa (Siganus spp) từ Úc, Trung Quốc, và
Ai Cập đã tìm thấy loài Pseudohaliotrema spp. (Monogenoidea, Dactylogyridae). Phát
hiện thấy loài Pseudohaliotrema sphincteroporus ký sinh trên mang của loài cá dìa
Siganus doliatus, Siganus lineatus, và Siganus corallinus và loài Pseudohaliotrema
molnari ký sinh trên mang của loài cá dìa Siganus corallinus, Siganus doliatus, Siganus
lineatus, và Siganus virens từ Great Barrier Reef, Úc. Loài cá dìa Siganus fuscescens từ
Australia và Trung Quốc; Loài cá dìa Siganus argenteus, Siganus rivulatus, và Siganus
luridus từ Ai Cập, và Loài cá dìa Siganus vulpinus từ Australia đã âm tính với loài
Pseudohaliotrema spp. Pseudohaliotrema được sửa đổi, loài Pseudohaliotrema
sphincteroporus và loài Pseudohaliotrema molnari đã được mô tả lại bằng hình vẽ chi tiết
với các móc bám và cơ quan giao cấu [25].
11
Yang và ctv (2007) tìm thấy hai loài Polylabris lingaoensis và Polylabris mamaevi
từ mang của cá xương ở Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Quốc. Loài Polylabris lingaoensis
được mô tả từ mang của cá Ambassis gymnocephalus (Chandidae), từ Vịnh Bắc Bộ, gần
Lâm Cao, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc). Các loài mới được đặc trưng bởi một lỗ âm đạo
giữa bụng, tinh hoàn tương đối ít (5-7) cái, và đĩa bám sau với 2 đường song song nhau
bao gồm 30-43 van bám kitin xếp liên tiếp nhau. Loài Polylabris lingaoensis được biết là
một trong số loài ký sinh gây hại cho cá. Loài Polylabris mamaevi được mô tả ký sinh ở
mang của các cá dìa vằn (Siganus fuscescens) từ vùng biển Nam Trung Quốc, đại diện
cho vật chủ mới và các giun sán được ghi lại ở địa phương [59].
Delane và ctv (2007) đã kiểm tra 9 loài cá dìa Siganus (Siganidae) và Naso
brevirostris (Acanthuridae) cho thấy loài sán lá đơn chủ (Monogenea) là Tetrancistrum
spp. Các loài này đã được xác định lại và các loài sau đây được báo cáo hoặc mô tả từ
Australia, Ai Cập, và Trung Quốc là loài Tetrancistrum sigani từ loài cá dìa vằn (Siganus
fuscescens) ở Úc và Trung Quốc, loài Tetrancistrum fusiforme từ loài cá dìa (Siganus
lineatus) ở Úc, loài Tetrancistrum polymorphum từ loài cá dìa (Siganus luridus) ở Ai Cập,
loài Tetrancistrum strophosolenus và Tetrancistrum suezicum từ loài cá dìa (Siganus
rivulatus) ở Ai Cập, và loài Tetrancistrum makau và Tetrancistrum longispicularis từ loài
cá Naso brevirostris ở Úc. Theo mô tả hiện nay thì giống Tetrancistrum bao gồm 16 loài:

Tetrancistrum sigani (loài điển hình), Tetrancistrum fusiforme, Tetrancistrum indicum,
Tetrancistrum kala, Tetrancistrum lebedevi, Tetrancistrum longicirrus, Tetrancistrum
longispicularis, Tetrancistrum lutiani, Tetrancistrum makau, Tetrancistrum nasonis,
Tetrancistrum oraminii, Tetrancistrum polymorphum, Tetrancistrum strophosolenus,
Tetrancistrum suezicum, Tetrancistrum waltairense và Tetrancistrum yamagutii [23].
Theo Hsiu và ctv (2010) ba loài giun đầu gai (Acanthocephala) được thu thập và xác
định từ ba loài ký chủ. Chúng là Neoechinorhynchus agilis thu thập từ cá đối (Mugil
cephalus), Neorhadinorhynchus macrospinosus từ cá dìa vằn (Siganus fuscescens), và
Rhadinorhynchus pristis từ cá thu (Scomber australasicus). Đặc trưng về hình thái của
những loài này đã được mô tả lại và kính hiển vi điện tử, kính hiển vi quan học được sử
dụng để mô tả [35].
12
1.3. Nghiên cứu KST ở cá ở Việt Nam
Nghiên cứu KST một cách có hệ thống ở nước ta bắt đầu vào khoảng những năm
1960 và Hà Ký là người Việt Nam đầu tiên đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu KST ở
động vật thủy sản và ông cũng là người đầu tiên ở nước ta đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu KST đồng bộ của Dolgiel để nghiên cứu KST ký sinh ở cá nước ngọt.
Từ năm 1959-1961, Viện Nghiên cứu Khoa học Thái Bình Dương thực hiện đề tài:
“Điều tra thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá biển ở Việt Nam” với sự tham gia của
các nhà khoa học Nga và Việt Nam, đã nghiên cứu trên 4.000 con cá thuộc 90 họ và đã
công bố được rất nhiều loài KST mới cũng như mô tả rõ hơn các loài đã được biết đến tại
vùng biển Đông Nam Á [18].
Từ năm 1978-1980, Đỗ Thị Hòa và Nguyễn Thị Muội với đề tài: “Điều tra thành
phần giống loài KST trên cá khai thác tự nhiên ở vùng biển Phú Khánh”, đã tìm được 86
loài KST thuộc 55 giống, 6 lớp, 17 bộ. Trong đó có 46 loài sán, 18 loài giun tròn, 7 loài
giun đầu móc và 9 loài giáp xác [9].
Trong cuốn “Danh mục các loài động vật ký sinh ở cá Việt Nam” xuất bản năm 2006
của tác giả Arthur, J.R., và Bùi Quang Tề. Có 453 loài KST ký sinh ở cả cá nước ngọt,
nước lợ và nước biển. Bao gồm: 48 loài Protozoa, 33 loài Myxozoa, 151 loài Digenea,
112 loài Monogenea, 16 loài sán dây, 53 loài Nematoda, 21 loài Acanthocephala, 2 loài

Hirudinea, 3 loài Branchiura, 12 loài Copepoda và 2 loài Isopoda [18].
Theo Phan Văn Út, 2006 nghiên cứu bệnh do sán lá đơn chủ (Monogenea) ký sinh
trên cá mú (Epinephelus spp) và cá hồng (Lutijanus argentimaculatus) nuôi tại Khánh
Hòa, có hai giống sán lá đơn chủ gây ra bệnh mè cá là Benedenia và Neobendenia. Trong
đó tìm thấy hai loài có tính chất ký sinh đặc thù Benedenia epinepheli ký sinh gây bệnh ở
cá mú (Epinephelus spp) và Neobenedenia lutjanus ký sinh gây bệnh ở cá hồng (Lutijanus
argentimaculatus). Bệnh sưng mang ở cá mú (Epinephelus spp) và cá hồng (Lutijanus
argentimaculatus) xảy ra do một số loài KST thuộc ba giống sán lá đơn chủ:
Pseudorhadosynuchus; Diplectanum và Ancyrocephalus ký sinh ở mang với tỷ lệ cảm
nhiễm cao gây ra. Trong đó, 1 loài có tính chất ký sinh đặc thù là Pseudorhadosynuchus
epinephe [15].
13
Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, 2008. Tìm thấy 14 loài KST, thuộc 14 giống, 14 họ,
12 bộ, 8 lớp và 6 ngành KST ký sinh ở cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại
Khánh Hòa. Trong đó có 3 loài thuộc lớp trùng tiêm mao, 1 loài thuộc lớp bào tử sợi, 1 loài
thuộc lớp sán đơn chủ, 4 loài thuộc lớp sán lá song chủ, 1 loài thuộc lớp sán dây, 1 loài
thuộc lớp giun tròn, 1 loài thuộc lớp đỉa và 2 loài thuộc lớp giáp xác [10].
Nguyễn Thị Hải Thanh, 2008. Kiểm tra 218 mẫu cá cảnh biển được kiểm tra thuộc 3
giống cá khoang cổ (Amphiprion spp), cá mó (Halichoeres spp), cá nàng đào (Chaetodon
spp). Đã tìm thấy 22 loài KST thuộc 18 giống, 18 họ, 15 bộ, 7 lớp KST. Trong đó, 9 loài
thuộc lớp sán lá song chủ, 3 loài thuộc lớp sán lá đơn chủ, 3 loài thuộc lớp sán dây, 3 loài
thuộc lớp giun tròn, 2 loài thuộc lớp giáp xác, 1 loài thuộc lớp đỉa và 1 loài thuộc lớp tiêm
mao trùng [13].
Nguyễn Văn Giang, 2008. Có 18 loài KST thuộc 13 giống, 13 họ, 10 bộ, 6 lớp và 5
ngành. Trong đó, 2 loài thuộc lớp tiêm mao trùng (Oligohymrnophora), 2 loài thuộc lớp
bào tử sợi (Myxosporea), 3 loài thuộc lớp sán lá đơn chủ (Monogenea), 4 loài thuộc lớp sán
lá song chủ (Digenea), 1 loài thuộc lớp đỉa (Hirudinae) và 5 loài thuộc lớp giáp xác ký sinh
ở cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) nuôi tại Khánh Hòa [5].
Trong khoảng thời gian từ năm 2005-2009 Võ Thế Dũng và Ctv đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu KST ký sinh ở cá mú (Epinephelus spp), với rất nhiều loài KST được tìm

thấy, mô tả và công bố. Đặc biệt, năm 2010 với công trình nghiên cứu “Động vật ký sinh
ở cá mú thuộc giống Epinephelus” đây là công trình nghiên cứu KST ở cá mú mới nhất và
có nhiều giá trị khoa học ở nước ta. Trong công trình nghiên cứu này các loài KST tìm
thấy trên cá mú đã được mô tả rất chi tiết. Nhiều loài KST mới có giá trị cho khoa học lần
đầu tiên được tìm thấy, mô tả và công bố tại Việt Nam cũng như trong Khu vực Đông
Nam Á. Khi tiến hành nghiên cứu trên 1.309 mẫu cá mú tự nhiên, 291 mẫu cá mú nuôi
trong lồng và 420 mẫu cá mú nuôi trong ao của các loài cá mú: cá mú mè (Epinephelus
bleekeri), cá mú đen (Epinephelus coioides), cá mú tiêu (Epinephelus malabaracus) và cá
mú mỡ (Epinephelus tauvina). Tác giả đã tìm thấy có ít nhất 55 loài thuộc 29 họ, 17 bộ, 9
lớp của 6 ngành bao gồm cả các động vật ký sinh như trùng bánh xe, sán đơn chủ, sán
song chủ, sán dây, giun tròn, giáp xác và đỉa. Trong đó, ngành trùng lông có 7 loài, ngành
vi bào tử 8 loài, ngành giun dẹt có ít nhất 25 loài, ngành giun tròn có 7 loài, ngành chân
14
đốt có 6 loài. Thành phần và mức độ nhiễm động vật ký sinh của cá tự nhiên, nuôi trong
lồng và cá nuôi trong ao không có sự khác nhau nhiều. Thành phần và mức độ nhiễm
động vật ký sinh trên các loài cá khác nhau cũng tương đối giống nhau. Cá giống tự nhiên
là nguồn lây nhiễm chính các loài KST nội ký sinh lên cá mú nuôi. Loài sán lá song chủ
(Gonapodasminus eponepheli) có tính đặc hữu ký chủ cao [4].
Nghiên cứu trên cá dìa mới chỉ bắt đầu ở Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ kinh phí của
Dự án IMOLA và Trung Tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế các nghiên cứu thử nghiệm
nuôi ghép cá dìa bông (Siganus guttatus) với tôm Sú và rong câu chỉ vàng; Đánh giá hiệu
quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường mô hình nuôi ghép tôm sú, tôm rằn, cá rô phi, cá
kình và cá dìa. Ngoài ra, Lê Văn Dân và Lê Đức Ngoan (2006) đã nghiên cứu một số chỉ
tiêu sinh sản của cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787) ở đầm phá Thừa Thiên Huế [1].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu KST trên cá biển ở nước ta đã bắt đầu tập
trung vào các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu đó mới
chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu, điều tra và đặc biệt các loài KST mới có giá trị khoa học
được tìm thấy còn chưa nhiều.
















15
2. CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 06/2010 đến 12/2011.
Địa điểm: Mẫu cá dìa nghiên cứu được thu mua của các ngư dân ở một địa phương
trong tỉnh Khánh Hoà như: Cam Ranh, Nha Trang và Ninh Hòa.
Mẫu cá sau khi thu được phân tích tại phòng nghiên cứu KST - Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản III.
Đối tượng nghiên cứu: Thành phần giống loài KST ký sinh ở cá dìa bông (Siganus
guttatus Bloch, 1787) và cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797).
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Làm tiêu bản
Thu thập, cố định và bảo quản mẫu Soi tươi
Lấy mẫu KST
Đo, đếm, vẽ, mô tả, chụp ảnh KST
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Xác định TLCN và CĐCN
Phân loại KST

Mẫu cá dìa nghiên cứu
Kiểm tra các cơ quan bên ngoài
(da, mang, vây,… )
Kiểm tra các cơ quan bên trong
(ruột, dạ dày, gan, mật, ……)
16
2.3. Phương pháp kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng
Áp dụng phương pháp nghiên cứu KST đồng bộ của Dogiel (1929), Hà Ký (2003)
và Đỗ Thị Hòa (2005).
2.3.1. Dụng cụ và hóa chất
Kính hiển vi, kính soi nổi, lam kính, lamel, dao giải phẫu, kéo, panh kẹp, hộp lồng,
kim giải phẫu, cốc thủy tinh, đèn cồn, pipet hút, khay đựng mẫu, cân, thước đo,… Nước
muối sinh lý 0,85 %, nước biển sạch, nước cất, cồn, formol, hematoxylin, carmin, nhựa
canada, nitrat bạc (AgNO
3
2 %), shandine, acid acetic,….
2.3.2. Thu mẫu và xử lý mẫu cá
Trước khi kiểm tra và thu thập ký sinh trùng, tiến hành phân loại cá dìa đến loài dựa
vào hình thái ngoài. Ghi đầy đủ các thông tin: ngày, tháng, năm, địa điểm thu mẫu. Cân
khối lượng bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1g. Đo cá bằng thước đo có độ chính xác
đến 1mm.
2.3.3. Thu mẫu KST
Nguyên tắc: Kiểm tra bằng mắt thường trước, dụng cụ quang học sau và kiểm tra cơ
quan bên ngoài trước, bên trong sau. Quan sát các cơ quan bên ngoài của cá bằng mắt
thường trước để phát hiện các KST có kích thước lớn như: đỉa cá, rận cá, giáp xác,….
Dùng dao giải phẫu cạo nhớt ở các vùng da khác nhau trên bề mặt cơ thể cá, sau đó
lấy nhớt dàn đều lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi với các độ phóng đại từ nhỏ

đến lớn (x4, x10, x40, x100 lần) để phát hiện KST.
Quan sát dấu hiệu, trạng thái hoạt động, hình dạng bên ngoài để tìm KST có kích
thước lớn. Sau đó lấy nhớt da, mang, gốc vây, lấy máu kiểm tra. Lấy mẫu phết lên lam
kính, nhỏ thêm một vài giọt nước muối sinh lý và quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng
đại từ nhỏ đến lớn (4x, 10x, 40x, 100x). Nếu phát hiện ký sinh trùng thì thu mẫu, làm
sạch mẫu, chụp hình, đo, vẽ,… để tiến hành phân loại. Tùy từng loài ký sinh trùng mà có
các bước xử lý mẫu phù hợp. Dùng kéo cắt rời các vây rồi bỏ vào hộp lồng có chứa nước
muối sinh lý, quan sát dưới kính soi nổi, nếu phát hiện có KST dùng pipet hút trùng ra,
rửa sạch và quan sát dưới kính hiển vi, chụp hình, đo kích thước, vẽ… để phân loại.
17
Mang, xương nắp mang: dùng kéo cắt rời phần xương nắp mang, quan sát kỹ dấu
hiệu bên ngoài của mang. Sau đó, cắt rời cung mang và tách từng lá mang bỏ vào hộp
lồng có chứa nước muối sinh lý. Dùng dùi nhọn và panh tách những trùng có kích thước
lớn. Quan sát dưới kính soi nổi để tách trùng có kích thước nhỏ hơn, tất cả trùng được rửa
sạch rồi quan sát dưới kính hiển vi, chụp hình, đo kích thước, vẽ,… để phân loại.
Giải phẫu lấy toàn bộ nội tạng cho vào đĩa lồng, các cơ quan để riêng từng đĩa lồng
có chứa nước muối sinh lý.
Dạ dày:
Dùng kéo mổ và gạt nhẹ thức ăn ra khỏi dạ dày. Dùng panh thu các ký sinh trùng có
kích thước lớn. Dùng dao cán liền cạo nhớt dạ dày đưa lên lam, nhỏ vài giọt nước muối
sinh lý, đậy lamen lại và đưa lên kính hiển vi quan sát. Nếu phát hiện KST thì chuyển
sang kính giải phẫu để tách trùng.
Ruột: Chia làm 3 phần: ruột trước, ruột giữa và ruột sau, tùy thuộc vào mỗi loài cá
mà chiều dài ruột thay đổi do tập tính ăn của chúng. Dùng kéo cắt dọc ống ruột, gạt nhẹ
phần thức ăn, quan sát bằng mắt thường sau đó dùng dao cạo nhớt đưa lên lam, nhỏ vài
giọt nước muối sinh lý, đậy lamen lại và đưa lên kính hiển vi quan sát. Nếu phát hiện
KST thì chuyển sang kính giải phẫu để tách trùng.
Bóng hơi: Dùng kéo cắt bóng hơi, sau đó dùng dao cạo nhớt bên trong bóng hơi,
quan sát dưới kính giải phẫu, kính hiển vi.
Tim: Cắt một miếng nhỏ tim cho lên lam kính, dùng lam khác để ép mỏng tim sau

đó quan sát dưới kính hiển vi.
Gan: Quan sát màu sắc, hình dạng của gan. Sau đó cắt một miếng nhỏ gan cho lên
lam kính, dùng lam khác để ép mỏng gan sau đó quan sát dưới kính hiển vi. Ở gan có thể
gặp bào nang của sán lá song chủ.
Mật: Dùng dùi chọc vào túi mật và nhỏ dịch mật lên lam, nhỏ một giọt nước muối
sinh lý, đậy lamel và quan sát.
Thận: Cắt một miếng nhỏ thận và ép mỏng trên 2 tấm lam, nhỏ một giọt nước muối
sinh lý, đậy lamel và quan sát.
Cơ: Dùng dao cắt phần thịt trên cơ thể cá, dùng 2 tấm lam ép mạnh vào nhau, kiểm
tra dưới kính soi nổi. Có thể bắt gặp metacercaria của sán lá song chủ.

×