Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội nghề nuôi cá bống bớp (bostrichthys sinensislacepède, 1801) thương phẩm tại tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.16 MB, 108 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN CHÂU LONG





ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI NGHỀ NUÔI CÁ
BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801)
THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NAM ĐỊNH









LUẬN VĂN THẠC SĨ














Nha Trang - 2011




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




Nguyễn Châu Long





ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI NGHỀ NUÔI CÁ
BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801)
THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NAM ĐỊNH





Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số: 60 62 70



LUẬN VĂN THẠC SĨ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN THỦY








Nha Trang - 2011


i

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Đặc điểm sinh học cá bống bớp (B.sinensis) 4
1.1.1. Hình thái và phân loại 4
1.1.1.1. Phân loại 4
1.1.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng 4
1.1.2. Phân bố 5
1.1.2.1. Phân bố theo địa lý 5
1.1.2.2. Phân bố theo vùng sinh thái 6
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 7
1.1.4. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển 8
1.1.5. Đặc điểm sinh sản 14
1.1.5.1. Sự phân biệt đực cái và chuyển đổi giới tính 14
1.1.5.2. Tuổi và kích thước thành thục sinh dục 16
1.1.5.3. Mùa vụ di cư và tập tính sinh sản 16
1.1.5.4. Sức sinh sản 17
1.1.5.5. Phát triển phôi 17
1.1.5.6. Cá bột 20
1.1.6. Khả năng thích ứng với một số yếu tố môi trường 20
1.2. Những nghiên cứu về cá bống bớp ở Việt nam 21
1.3. Tình hình nuôi cá bống bớp tại Việt Nam 23
1.3.1. Các hình thức nuôi cá bống bớp tại Việt Nam 24
1.3.2. Một số bệnh thường gặp trên cá bống bớp 24
1.4. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển thủy sản tại tỉnh Nam Định 25
1.4.1 Điều kiện tự nhiên 25
1.4.2. Sự phát triển ngành thủy sản tại tỉnh Nam Định 26
1.4.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội về nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định 28

ii


CHƯƠNG 2 29
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29
2.2. Phương pháp luận 29
2.3. Thu thập số liệu 29
2.3.1. Số liệu thứ cấp 29
2.3.2. Số liệu điều tra 29
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 30
2.4.1. Xử lý số liệu 30
2.4.2. Phân tích số liệu 31
2.5. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất 31
2.6. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 32
CHƯƠNG 3 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi cá bống bớp tại Nam Định 34
3.1.1. Những thông tin về chủ hộ nuôi cá bống bớp 34
3.1.1.1. Tuổi của chủ hộ 34
3.1.1.2. Giới tính của chủ hộ nuôi cá bống bớp 34
3.1.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi cá 35
3.1.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ 35
3.1.1.5. Số lượng chủ hộ có sử dụng điện thoại di động 36
3.1.2. Thông tin về chủ hộ nuôi cá bống bớp 36
3.1.2.1. Số nhân khẩu và lao động của chủ hộ nuôi 36
3.1.2.2. Đất đai của chủ hộ nuôi cá bống bớp 36
3.2. Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm tại Nam Định .37
3.2.1. Đặc điểm ao nuôi 37
3.2.1.1. Diện tích 37
3.2.1.2. Độ sâu ao nuôi cá 37
3.2.1.3. Hệ thống cấp thoát nước 37

3.2.1.4. Chất đáy ao nuôi cá 37

iii

3.2.1.5. Kỹ thuật cải tạo ao nuôi 38
3.2.2. Con giống 41
3.2.3. Thời vụ nuôi cá 41
3.2.4. Thức ăn và phương pháp cho ăn 41
3.2.5. Trang thiết bị dùng cho ao nuôi cá bống Bớp thương phẩm 42
3.2.6. Quản lý chăm sóc 43
3.2.7. Các loại bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị 44
3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội 47
3.3.1. Kết quả và hiệu quả của các mô hình nuôi cá bống bớp thương phẩm tại
Nam Định 47
3.3.2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất 49
3.3.3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi cá bống bớp
thương phẩm 50
3.3.4. Hiệu quả về mặt xã hội 52
3.4. Kiến nghị và phương hướng phát triển của các chủ hộ nuôi cá bống bớp
thương phẩm 53
3.4.1. Các nguồn vốn hộ nuôi cá có thể tiếp cận 53
3.4.2. Các khó khăn cơ bản trong quá trình nuôi cá 54
3.4.3. Hướng phát triển của chủ hộ nuôi cá bống bớp 55
3.4.4. Kiến nghị của hộ nuôi cá bống bớp thương phẩm 55
CHƯƠNG 4 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 56
4.1. Kết Luận 56
4.2. Đề xuất ý kiến 57
TẠI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC

1



LỜI CẢM ƠN

Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Xuân Thủy – Viện trưởng viện nghiên
cứu Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nha Trang, là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lại Văn Hùng, PGS.TS Nguyễn Đình Mão,
PGS.TS Đỗ Thị Hòa, TS Ngô Anh Tuấn, trường Đại học Nha Trang, đã giúp đỡ tôi trong
việc xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi nhận được sự đồng tình và giúp đỡ rất nhiều
từ gia đình, bố mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, các ban ngành: khoa Nuôi trồng thủy sản trường
Đại học Nha Trang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định, Trung tâm khuyến nông –
khuyến ngư tỉnh Nam Định, Chi cục bảo vệ và phát triển nguồn lợi tỉnh Nam Định, phòng
Nông nghiệp và PTNT huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu – tỉnh Nam Định đã giúp
cho sự thành công của đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn !


Nha trang ngày 5 tháng 3 năm 2011

Tác giả
Nguyễn Châu Long


2




LỜI MỞ ĐẦU
Cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) là một trong những loài cá
kinh tế có giá trị cao ở vùng nước lợ, nhờ thịt thơm ngon, bổ dưỡng, giá cả hấp dẫn, đồng
thời cá có khả năng sống rất lâu khi ra khỏi môi trường nước nên được thị trường nội địa và
rất nhiều thị trường khác ưa chuộng như: Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc Do việc
chặt phá rừng ngập mặn ngày càng gia tăng để đắp đầm nuôi tôm, lạm dụng thuốc và hoá
chất độc hại trong các khu vực nuôi trồng thuỷ sản cùng với việc khai thác triệt để con
giống đã làm cho nguồn lợi tự nhiên của cá bống bớp ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Cá bống bớp là đối tượng dễ nuôi, có sức chịu đựng cao với sự thay đổi môi
trường, cá sống được ở độ mặn từ 2 – 32‰ và có thể nuôi được ở tất cả các vùng nước lợ
ven biển. Cá bống bớp là loài dễ tiêu thụ cả ở thị trường trong và ngoài nước, giá cả khá
ổn định (trên 170.000đ/kg) do đó mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nuôi. Trong
điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nghề nuôi tôm, cua biển và nhiều đối tượng khác
đang gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, nghề nuôi cá bớp cần phát triển để bù đắp phần
diện tích nuôi tôm đang nhiễm bệnh. Phát triển nuôi cá bống bớp cần có nguồn giống đảm
bảo số lượng, chất lượng, kích cỡ và chủ động về thời gian. Hiện nay, nghề nuôi cá bống
Bớp tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh
Bình nhưng tỉnh Nam Định là nơi có diện tích nuôi và sản lượng cao nhất. Những năm
gần đây, sản lượng nuôi cá bống bớp của Nam Định tăng trưởng rất nhanh: năm 2009 diện
tích nuôi là 163 ha, sản lượng đạt 715 tấn, bằng 100,2% so với năm 2008 [35]). Hiện nay
nhiều vùng ven biển trong cả nước người ta quan tâm và mong muốn được nuôi đói tượng
này. Theo ghi nhận của Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Nam Định thì riêng
trong năm 2008 có 5 đoàn khách từ Trung tâm khuyên nông – khuyến ngư Quốc gia,
Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa đến Nam Định để thăm quan và học hỏi
kinh nghiệm nuôi loài cá bớp một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao này. Vì vậy
3




cần có những nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ hiện trạng kỹ thuật cũng như hiệu quả
kinh tế của nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm tại Nam Định.
Được sự đồng ý của khoa Nuôi trồng Thủy sản - trường Đại học Nha Trang, tôi
thực hiện đề tài: “Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
nghề nuôi cá bống Bớp (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) thương phẩm tại tỉnh
Nam Định”.
ĐỀ TÀI GỒM CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU SAU:
1. Điều tra và đánh giá hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá bống bớp
a. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm
b. Hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi cá bống bớp
c. Hiệu quả xã hội của các hộ nuôi cá bống bớp
2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá bống Bớp thương phẩm
Thực hiện đề tài này, với mục đích nghiên cứu các thông số kỹ thuật chủ yếu của
ao nuôi cá bống bớp thương phẩm ở tỉnh Nam Định, các giải pháp kỹ thuật nuôi và đánh
giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi. Những kết quả thu được của đề tài mong rằng
sẽ giúp ích cho việc quy hoạch và phát triển nghề nuôi cá bống Bớp thương phẩm đúng
hướng, đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản trị kinh
tế cho người nuôi.
Đây là một trong những đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về các vấn đề kỹ
thuật và các khía cạnh kinh tế của nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm. Đề tài còn nhằm
mục đích bổ sung, hoàn thiện phương pháp điều tra và xử lý các số liệu trong thống kê
kinh tế và đánh giá hiệu quả kinh tế –xã hội cho một vùng nuôi trồng thủy sản.

4



CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỚP (Bostrichthys sinensis Lecépède, 1801)
1.1.1. Hình thái và phân loại
1.1.1.1. Phân loại
- Nghiên cứu về phân loại: Cá bống bớp một số vùng gọi là cá bống bớp tên tiếng
Anh: four-eyes sleeper được Lacépède mô tả đầu tiên vào năm 1801 và đặt tên là
Bostrichus sinensis. Sau đó Hamilton (1822), Day (1878) cũng đã mô tả và đổi tên là loài
thành Bostrichthys sinensis, thuộc bộ Perciformes và bộ phụ Goibioidei. Sau cùng, các tác
giả đã thống nhất với tên loài là Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801 cho đến nay.
- Vị trí phân loại của cá bống Bớp Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801
Giới Animalia
Ngành Chordata
Lớp Actinopterygii
Bộ Perciformes
Họ Eleotridae
Chi Bostrichthys
Loài Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801
1.1.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng
Lacépède (1801) mô tả cá bống Bớp có thân tròn, dài, hơi dẹt hai bên. Toàn thân
phủ vảy nhỏ, vẩy ở đầu thoái hoá nhiều. Đầu rộng và dẹt, mõm tù, mắt bé. Miệng rộng,
dài đến viền sau của mắt, hàm dưới không nhô ra. Xương lá mía, xương khẩu cái có răng,
xương nắp mang dưới không có gai. Hai vây bụng cách xa. Toàn thân cá có màu xám,
mặt lưng sẫm, mặt bụng nhạt hơn. Phía trên gốc vây đuôi có một chấm đen lớn, rìa ngoài
chấm có viền màu trắng nhạt. Công thức vây: D
1
I-6, D
2
I-9, A.I.19, P.17, C.17, V.I.5.

5





Hình 1.1. Hình ảnh cá bống bớp
1.1.2. Phân bố
1.1.2.1. Phân bố theo địa lý
- Đặc điểm phân bố:
Bảng 1.1. Phân bố cá bống bớp ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, năm 1997-1998
Đặc điểm môi trường Địa điểm
pH Độ muối Chất đáy
Tần suất
bắt gặp
1. Tiên Yên ( Quảng Ninh )
7,27,8 20  30
Cát sét +
2. Đồ Sơn ( Hải Phòng )
7,07,5 15  22
Bùn cát +++
3. Tiền Hải ( Thái Bình )
7,17,8 10  20
Cát bùn +++
4. Nghĩa Hưng ( Nam Định )
7,07,6 10  22
Cát bùn +++
5. Hoàng Hóa ( Thanh Hoá )
6,97,8 18  27
Cát bùn ++
6. Quỳnh Lưu ( Nghệ An )
7,07,5 20  25
Bùn cát +

7. Hà Tĩnh
7,07,6 16  22
Bùn cát +
8. Đồng Hới ( Quảng Bình )
7,27,9 20  30
Cát bùn +

Ghi chú: +: ít gặp ++: Trung bình +++: Gặp nhiều

6



Cá bống bớp phân bố ở các bãi triều ven biển và vùng cửa sông. Độ sâu từ 0,2 -
1,5m, nơi có chất đáy là bùn cát, cát bùn và sét pha. Độ muối dao động từ 0,3 - 25
0
/
00
.
Quan sát dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình cho thấy vùng phân bố tập
trung lớn nhất của cá bớp từ cửa Nam Triệu đến cửa sông Ba Lạt, nơi có rừng ngập mặn.
Kết quả điều tra thực tế được trình bày ở bảng 1.1.
Số liệu bảng 1.1 cho thấy cá bớp phân bố ở hầu hết các khu vực miền Bắc nước ta.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy cá bớp tập trung nhiều nhất tại khu vực Hải Phòng, Thái Bình
và Nam Định, các khu vực khác mức độ tập trung ít hơn.
1.1.2.2. Phân bố theo vùng sinh thái
Ở miền bắc nước ta, cá bống Bớp phân bố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình. Theo
kết quả khảo sát của tác giả Trần Văn Đan, “Đặc điểm tự nhiên ở các vùng có cá bống
bớp phân bố” (2004).
- Nhiệt độ nước: Kết quả điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng

Ninh cho thấy, từ tháng 11 đến tháng 3 là thời kỳ có nhiệt độ nước biển ổn định dưới
20
o
C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời kỳ có nhiệt độ nước biển ổn định trên 25
o
C [15].
- Độ muối (S
0
/
00
): Kết quả khảo sát từ 1971 đến năm 1991 ở vùng biển ven bờ Hải
Phòng cho thấy, ở khu vực từ cửa Lạch Huyện đổ lên phía Bắc, nước thường xuyên có độ
mặn cao và ổn định. Độ muối trong năm giao động trong khoảng 20-31 ‰. Khu vực từ
cửa Nam Triệu xuống Phía Nam, nước có độ muối thấp và biến động mạnh từ 5-21‰.
Mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) độ mặn của nước khá cao và ổn định 20-
31‰. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), độ muối ở vùng ven biển Hải Phòng thường
thấp và biến động mạnh, sự phân tầng của nước khá rõ. Biến động theo ngày của độ muối
cũng khá lớn, trung bình đạt đến 10-15 ‰ [10].
- Độ pH: Kết quả điều tra tổng hợp Vịnh Bắc Bộ năm 1962 cho thấy ở khu vực ven
bờ phía Bắc vịnh, tháng 8 có trị số pH cao nhất trong năm (pH: 8,34) và tháng 12 có trị số
thấp nhất (pH: 8,2), sự chênh lệch về trị số pH trong năm là 0,14. Khu vực ven bờ phía
Tây vịnh, trị số pH ổn định và tương đối thấp (pH < 8,25) vào mùa đông và đầu xuân. Trị
số pH tăng lên rất nhanh vào cuối xuân và mùa hè (pH> 8,3). Riêng vùng ven biển Hải
Phòng, trị số pH nằm trong khoảng 7,8 – 8,35 [10].

7



- Ô xy hoà tan: Theo kết quả điều tra tổng hợp biển Vịnh Bắc Bộ năm 1962 thấy

rằng, ở khu vực ven bờ phía Bắc vịnh, hàm lượng oxy tầng mặt cao nhất vào tháng một
(5,5 mg/l) và thấp nhất vào tháng 7 (4,5 mg/l), biên độ biến đổi trong năm là 1,0 mg/l. Xu
thế biến động hàm lượng oxy trong tầng đáy giống với tầng mặt nhưng thời gian có trị số
thấp nhất muộn hơn một tháng. Ở ven bờ phía tây vịnh, hàm lượng oxy có trị số cao nhất
vào tháng 2 (5,4 mg/l), từ tháng 7 đến tháng 9, hàm lượng oxy đều thấp (4,6 mg/l), biên
độ biến đổi trong năm 0,8 mg/L [9]. Các số liệu quan trắc gần đây (1995-1998) cho thấy,
hàm lượng oxy hoà tan trung bình tại các trạm quan trắc ven bờ phía Bắc (cửa Lục, Đồ
Sơn, Ba Lạt, Sầm Sơn và Cửa Lò) thấp nhất là 6,28 mg/l (1998) và cao nhất là 7,53 mg/l
(1995).
- Sinh vật phù du: Vùng bãi triều ở vùng rừng ngập mặn thuộc Liên Vị (Quảng
Ninh) năm 1994 có 85 loài thực vật phù du (TVPD), động vật phù du (ĐVPD) có thành
phần nhiều nhất là Copepoda có 33 giống. Số lượng thực vật phù du có 518.800 tb/m
3

ĐVPD là 6.004 cá thể/m
3
. Đỉnh cao nhất về số lượng TVPD là tháng 8, 9 và thấp nhất là
tháng 4. Với ĐVPD thì chỉ có tháng 7 là có số lượng cao nhất (7). Sinh vật phù du cũng
thay đổi theo mùa. Điều tra sự biến động của sinh vật phù du theo mùa ở ven bờ Vịnh Bắc
Bộ cho kết quả: Sinh vật lượng ĐVPD vào mùa đông là 69,51 mg/m
3
và TVPD là
2.694.10
3
tb/m
3
, mùa xuân là 58,92 mg/m
3
và TVPD là 1.149.10
3

tb/m
3
; mùa hạ là 93,28
mg/m
3
và 1.654.10
3
tb/m
3
TVPD; mùa thu là 63,61 mg/m
3
ĐVPD và 2.207.10
3
tb/m
3
TVPD [14].
- Động vật đáy: Đến nay đã phát hiện 541 loài động vật đáy ở vùng triều ven biển
phí Bắc nước ta. Vùng bãi triều thuộc các cửa sông Ba Lạt, Ninh Cơ, Đáy và cửa Càn có
số lượng sinh vật đáy cao, từ 31÷142 mg/m
2
(mùa khô), từ 65,4 ÷152,3 mg/m
2
(mùa
mưa). Sông Trà Lý và Sông mã đạt thấp nhất từ 10÷12,5 g/m
2
(mùa khô) [18]. Động vật
đáy làm thức ăn chủ yếu cho cá là giáp xác, giun nhiều tơ (Polychaeta). Khu hệ động vật
đáy trong vùng chủ yếu là những loài rộng nhiệt và rộng muối [17].
Việc quan tâm đầy đủ các đặc điểm tự nhiên cũng như điều kiện sinh sống là cơ sở
khoa học cho việc đánh giá hiện trạng nuôi cá bống Bớp thương phẩm tại Nam Định.

1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng

8



- Nghiên cứu về thức ăn và tính ăn: Li Huimei, Zhang Dan, Phi Pin Hua (1987) mô
tả cá bống Bớp là loại ăn thịt động vật, cá chỉ ăn những con mồi còn sống hoặc mới chết,
đôi khi ăn thịt cả đồng loại; Was, (1984); Wi và Kwok, (1999) khi nghiên cứu về dinh
dưỡng của cá bớp thấy chúng có phổ thức ăn rộng: Từ động vật phù du đến giáp xác và
một số loài cá nhỏ. Phân tích trong dạ dày cá bớp ngoài tự nhiên cho thấy ngoài các loại
cá nhỏ, còn có cả các loại giáp xác như tôm, cua và rạm, chúng chiếm tới 25% và tính ăn
của cá bớp thay đổi theo cá thể.
1.1.4. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển
a. Xác định tuổi của cá
Để xác định tuổi cá có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Sử dụng
vảy, đốt sống thân và xương nắp mang. Đối với cá bống bớp, lấy vẩy cá để nghiên cứu
tuổi bởi các vòng sáng tối của vân sinh trưởng ở vẩy thể hiện khá rõ ràng.
- Vảy cá bớp: Cá bớp thuộc loài có vảy tròn, chia làm ba phần khác nhau. Vảy cá
bớp nhỏ, có hình bầu dục, tâm vảy lệch về phần trước vảy. Các vân xương mỏng, những
vân xương gần tâm được sắp xếp thành các vòng tròn đồng tâm, những vân xương xa tâm
sắp xếp thành hình bầu dục. Đường phóng xạ thẳng ở phần trước vảy và hơi cong về phía
sau vảy.













Hình 1.2. Vảy cá ở tuổi 1
+
(x 50) L: 145mm; W:34g

Vòng tu

i


9



Các nước vùng ôn đới, có sự phân biệt rõ rệt giữa các mùa. Ở mùa Xuân và mùa Hạ,
thức ăn tự nhiên phong phú, cá sinh trưởng nhanh nên các vân xương xếp thưa tạo thành
vòng sáng. Mùa đông nhiệt độ thấp, cá sinh trưởng chậm, các vân xương sắp xếp sít nhau
tạo thành vòng tối. Hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại hàng năm. Khi tính tuổi cá, cứ hai vòng
sáng tối liền kề được coi như một năm tuổi.
- Vòng tuổi hình thành do các vòng sinh trưởng sắp xếp sít nhau tạo thành vòng
xẫm màu hơn so với các phần vảy phát triển bình thường.
Hình 1.3. Dạng vòng tuổi do các vân xếp xít nhau
- Vòng tuổi hình thành do sự rạn nứt của rãnh phóng xạ, tạo ra vòng sáng nhỏ liên
tục trên vảy. Tại chỗ rạn nứt các vân xương sắp xếp sít nhau. Các phần vảy phía trong và
ngoài vòng tuổi phát triển bình thường











Hình 1.4. Vòng tuổi do rãnh phóng xạ đứt gãy.
Vòng
tu

i



10



Vòng tu

i













Hình 1.5. Vẩy cá ở tuổi 3
+

Phân biệt vòng tuổi với vòng phụ : Vòng phụ hình thành do kết quả thay đổi đột
ngột, ngẫu nhiên không mang tính chất chu kỳ của điều kiện môi trường, dinh dưỡng kém
hoặc do bệnh tật. Dấu hiệu thể hiện vòng phụ trên vảy không rõ ràng, không liên tục trên
các phần vảy.
Phân biệt vòng tuổi với vòng non: Vòng non còn gọi là vòng phụ, vòng cá giống,
xuất hiện do thay đổi thức ăn khi cá chuyển giai đoạn. Vòng non nằm ở phần giữa tâm vảy
và vòng năm thứ nhất nên dễ nhầm lẫn với vòng năm thứ nhất. Để phân biệt được vòng
này, chúng tôi tính chiều dài cá thể và đối chiếu với chiều dài cỡ cá giống.
b. Sinh trưởng chiều dài của cá ở các độ tuổi.
- Trong suốt thời gian nghiên cứu, số mẫu thu được dùng để xác định tuổi gồm :
655 cá thể, trong đó chủ yếu các cá thể tuổi 1
+
, tuổi 2
+
và 3
+
. Dựa vào kết quả xác định
tuổi trên vảy cá, chúng tôi dùng phương pháp tính của Elea (1910) [61;68] để xác định
chiều dài của cá ở từng lứa tuổi khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 1.2.








11



Bảng 1.2. Chiều dài của cá bống bớp ở các độ tuổi
Chiều dài trung bình ( mm )
Tuổi Giới tính

Số mẫu
Cá 1 tuổi Cá 2 tuổi Cá 3 tuổi
Đực 120
118,2  1,18

1
+
Cái 150
115,4  2,54

Đực 100
112,5  1,47 147,7  2,14

2
+
Cái 110
108,6  2,03 141,0  1,62


Đực 80
96,5  1,92 139,2  3,0 169,6  1,81
3
+

Cái 95
108,6  3,12 136,4  4,25 162,0  2,18

Bảng 1.2 cho thấy chiều dài của cá ở tuổi 1
+
dao động từ 96,5  118,2 mm đối với
cá thể đực và 108  115,4 mm đối với cá thể cái. Số liệu về chiều dài cá hàng năm được
dẫn ra ở bảng 1 của phần phụ lục và thể hiện ở hình 1.6 và hình 1.7. Trong đó, hình 6 biểu
thị tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và hình 1.7 biểu thị tốc độ tăng trưởng tương
đối của chỉ số đo.












Hình 1.6. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá bống bớp



0
20
40
60
80
100
120
L (mm)
1 tuæi 2 tuæi 3 tuæi
Tuæi
§ùc
C¸i

12
















Hình 1.7. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối của cá bống bớp
Kết quả ở hình 1.6 và hình 1.7 cho thấy: Tăng trưởng chiều dài của cá bống bớp
nhanh nhất ở năm thứ nhất sau đó giảm dần từ năm thứ 2.
c. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá bống bớp
Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng của cá được trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá
Số mẫu L (cm) W (g)
Phương trình tương
quan
Hệ số tương quan

320
7,825,6 5,2172,1
W=0,0076L
3,154
R = 0,970

Hệ số mũ n = 3,154 nằm trong khoảng ( 2,5 3,5 ), kết quả này của chúng tôi trùng
với kết quả của một số tác giả trước đây: Lagler (1956 ); Carlander (1969 ); Weatherly
(1972 ); Ricker (1975 ); Pauly (1984 ) [38;56]. Hệ số R = 0,970 thể hiện tương quan
thuận cao giữa chiều dài và khối lượng tìm thấy ở nhiều loài cá. Cá bống bớp nằm trong
qui luật phổ biến này.



0
5
10
15
20

25
30
35
%
1 tuæi 2 tuæi 3 tuæi
Tuæi
§ùc
C¸i

13















Hình 1.8. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá bống bớp
d. Mối quan hệ chiều dài, khối lượng và độ béo
- Sinh trưởng chiều dài cá liên hệ chặt chẽ với biến động mỡ và độ béo của chúng .
Mối quan hệ giữa chiều dài, khối lượng và độ béo của cá bớp được thể hiện qua bảng 2
của phần phụ lục và hình 1.9.













Hình 1.9. Mối quan hệ chiều dài, khối lượng và độ béo của cá bống bớp
0
0,5
1
1,5
2
2,5
1 2 3 4
ĐỘ BÉO (%)
Nhãm kÝch thíc, khèi lîng
Fulton
Clark
0
25
50
75
100
125

150
175
200
225
250
275
300
0 5 10 15 20 25 30
L(cm)
W(g)

14



Có thể thấy độ béo Fulton và Clark đều tăng theo chiều dài và khối lượng cá,
nhưng sự tăng dần đều của độ béo Clark theo kích thước cơ thể cá thể hiện theo qui luật
rõ rệt hơn [30].
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
- Nghiên cứu về sinh sản: Li Huimei, Zhang Dan, Shi Pin Hua, (1988) cho rằng bãi
đẻ tự nhiên của cá bống bớp không nằm trong vùng nước ngọt. Davis (1985) Gareff và
Russell (1982) cho rằng đối với cá thì dòng chảy của thuỷ triều, pH, oxy, nhiệt độ nước
và độ mặn là những yếu tố quan trọng, trong đó nhiệt độ và phổ thức ăn ban đầu tại khu
vực sinh sản quan trọng hơn cả, thậm chí đóng vai trò quyết định; họ khẳng định rằng vị
trí bãi đẻ tự nhiên của cá bớp thường là các vùng cửa sông, nơi tiếp giáp giữa môi trường
nước mặn và nước ngọt. Kungvankij et all (1984), lại cho rằng ở Trung Quốc cá bống bớp
thường đẻ theo chu kỳ trăng được thể hiện ở chế độ thuỷ triều, điều này có liên quan mật
thiết đến phổ thức ăn của cá do bãi đẻ chính của chúng là vùng cửa sông. Điều kiện thời
tiết cũng ảnh hưởng đáng kể đến thời gian nở của trứng. Đi đầu trong nghiên cứu về sinh
sản nhân tạo cá bớp phải kể đến một số nhà khoa học Trung Quốc như: Lei, 1979; Sha et

al, 1966; Chen et al, 1982; và Zhang et al, 1981 các tác giả trên đã nghiên cứu về phôi và
ấu trùng cá bớp. Tuy nhiên, phải đến năm 1984, lần đầu tiên tại Viện Nghiên cứu động
vật Trung Quốc, Li Huimei, Zhang Dan và Shi Pinhua mới theo dõi được tương đối đầy
đủ quá trình phát triển của phôi, ấu trùng của cá bống bớp, mở ra một hướng mới cho
những nghiên cứu về sinh sản nhân tạo và sản xuất giống của cá bống bớp. Tuy nhiên,
những tài liệu về sản xuất đại trà và ổn định giống cá bống bớp cho đến nay vẫn chưa thấy
công bố.
1.1.5.1. Sự phân biệt đực cái và chuyển đổi giới tính
Cá bống bớp khi còn bé rất khó phân biệt đực/cái; khi trưởng thành việc phân biệt
cá đực, cá cái khá dễ dàng.
Dấu hiệu đặc trưng:
+ Cơ quan sinh dục đực: Là một gai nhọn mềm nằm phía sau hậu môn, khi cá
thành thục gai có màu hồng ở điểm mút nhọn .

15



+ Cơ quan sinh dục cái: Còn gọi là huyệt sinh dục, nằm phía sau hậu môn có hình bầu
tròn, hơi nhọn về phía vòi trứng. Khi cá thành thục, huyệt phồng lên, có màu phớt hồng.














Hình 1.10. Hình thái của cơ quan sinh dục cá bống bớp
- Đặc điểm cấu tạo tuyến sinh dục cá bống bớp














Hình 1.11. Buồng trứng và dải tinh của cá bống bớp
Cơ quan
sinh d

c
Cá cái

Cơ quan
sinh d

c


Cá đ

c

Bu

ng tr

ng

D

i tinh


16



Khi giải phẫu cá để quan sát, có thể thấy tuyến sinh dục của cá bống bớp gồm hai dải
nằm sát thành cơ thể, dọc hai bên sống lưng, dưới bóng hơi. Phía cuối của 2 dải đổ chung vào
một ống và thông ra ngoài theo lỗ sinh dục. Giai đoạn đầu khó phân biệt đực, cái. Từ giai
đoạn II trở đi, phân biệt noãn sào và tinh sào dễ hơn: Noãn sào dày, có nhiều mạch máu
tương đối lớn phân bố. Từ giai đoạn III trở đi mắt thường có thể trông thấy hạt trứng. Kích
thước và màu sắc noãn sào thay đổi theo mức độ thành thục, noãn sào ở giai đoạn III có màu
vàng cam và giai đoạn IV có màu vàng đậm. Hai nhánh của buồng trứng phát triển đồng đều
ít chênh lệch nhau về kích thước. Các giai đoạn sau, độ lớn và mức độ phân bố mạch máu gia
tăng. Tinh sào của cá đực chưa trưởng thành mỏng và trong. Ở cá thành thục, tinh sào màu
trắng đục, phân thuỳ, có nếp gấp và có các mạch máu nhỏ phân bố.

1.1.5.2. Tuổi và kích thước thành thục sinh dục
Mỗi loài cá đều phải trải qua những giai đoạn phát triển nhất định để đạt tới độ
thành thục và tham gia sinh sản lần đầu tiên. Kết quả nghiên cứu trên cá bớp cho thấy :
Nhiều cá thể cái ở tuổi 1
+
có buồng trứng đạt đến giai đoạn IV và thậm chí ở cuối giai
đoạn IV, khi ấn nhẹ vào bụng, trứng có thể đi theo lỗ niệu sinh dục thoát ra ngoài. Trong
khi đó cá bớp đực tuổi 1
+
chưa bắt gặp tuyến sinh dục ở giai đoạn IV. Thực tế cho thấy cá
giống cỡ 10 - 20g tiếp tục nuôi sau 8 đến 12 tháng thì buồng trứng có thể đạt tới giai đoạn
IV. Từ đó có thể kết luận : Cá bớp cái thành thục sinh dục ở tuổi  0
+
. Do tuổi và kích
thước của cá đực và cá cái khi đạt thành thục khác nhau, vấn đề chọn cá để thực hiện việc
cho cá bớp đẻ nhân tạo cần lưu ý đến cá đực để tránh chọn nhầm các cá thể còn non.
1.1.5.3. Mùa vụ di cư và tập tính sinh sản
Khi điều tra và quan sát các vùng phân bố tự nhiên của cá bớp ở các tỉnh ven biển
phía Bắc, chúng tôi thấy : Mùa vụ sinh sản của cá kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 trong
năm, lúc này thời tiết ấm áp (22-28
0
C), độ muối thấp từ 10
0
/
00
đến 20
0
/
00
, thức ăn tự nhiên

phong phú. Cá bớp sinh sản bằng hình thức thụ tinh ngoài, đẻ trong hang, trứng dính. Cá
cái 46 gam và chiều dài 17,5cm có khoảng 10.000 trứng (đường kính trứng   0,5 -
0,6mm), các ngư dân cũng thường nhận xét rằng mùa vụ sinh sản của cá bớp diễn ra suốt
thời gian có gió mùa Tây - Nam. Điều này được chứng minh vì cá bớp con (1cm) xuất
hiện ngoài tự nhiên từ tháng 5 đến tháng 8.

17



1.1.5.4. Sức sinh sản
Cá bống Bớp sinh sản bằng hình thức thụ tinh ngoài, đẻ trong hang, trứng dính. Sức
sinh sản tuyệt đối của cá đạt 10.000 trứng/cá thể (đường kính trứng 0,5 - 0,6mm) (Trần Văn
Đan, 2002). Trong một số nghiên cứu của Trần Văn Đan tại Nam Định, Thái Bình, Ninh
Bình 2005-2007, đã chỉ ra rằng sức sinh sản thực tế của cá bống Bớp cái nằm trong khoảng
15.400 – 62.000 trứng/cá thể.
1.1.5.5. Phát triển phôi
Sau khi thụ tinh trứng cá bớp được ấp trong phòng để có thể kiểm soát các yếu tố
môi trường : Nhiệt độ (26 - 31
0
C), oxy hoà tan (5 - 6mg/l ), pH : 7,5 và độ muối S
0
/
00
(17-
18
0
/
00
), đảm bảo cho tỷ lệ nở cao ( 90%) và tỷ lệ sống tốt (85 - 90%) trong những ngày

đầu cá mới nở. Phôi cá bớp phát triển và về cơ bản trải qua một số giai đoạn quan trọng
như mô tả ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Một số đặc điểm chính của sự phát triển phôi cá bống Bớp ở nhiệt độ 22–26
0
C [30]
Th
ời gian sau
khi thụ tinh

STT

Giờ Phút

Dấu hiệu phát triển phôi
1 0 2
Trứng thụ tinh, màng noãn hoàng tách
rời khỏi bề mặt trứng, sợi dính trong
suốt bao phủ lên toàn bộ bề mặt màng trứng, NST chuyển về phía cực
động vật, đường kính trứng 0,8mm.
2 0 5
Đường kính trứng dao động từ 0,82- 1,00mm. Màng trứng trương lên,
các sợi kéo dài thành cụm phía dưới mặt dính, kéo dài màng bao trứng
ở vị trí cuối.
3 0 10
Màng trứng kéo dài tới chiều dài nhất định. Trứng có hình quả lê, đầu
nhỏ được gắn với các sợi kết dính
4 0 35
Giai đoạn 2 tb : Đĩa phôi hình thành, phân chia thành 2 phôi bào với cỡ
bằng nhau.
5 0 55 4 phôi bào ( Blastomere )

6 4 23
8 phôi bào : Được phân chia tại góc phải tới ranh giới thứ nhất và thứ
hai.

18



7 4 45 16 phôi bào : Đĩa phôi phân chia thành 16 phôi bào cùng kích cỡ.
8 5 05
32 phôi bào: Từ giai đoạn 32 phôi bào ( Blastomere ) tiếp tục phân chia
thành nhiều tế bào không thể đếm được vì vậy được gọi là giai đoạn
nhiều tế bào.
9 5 15 Giai đoạn phôi nang ( Blastula ), đĩa phôi giảm về kích thước.
10 6 20 Thời kỳ phôi nang cao, phôi nang vẫn tiếp tục phát triển.
11 7 50
Thời kỳ phôi nang thấp, phôi có hình chóp mũ phủ trên phần noãn
hoàng chiếm khoảng 1/3 toàn bộ phôi, phôi tiến gần về phía cuối và gắn
bởi các sợi sơ dính.
12 9 05
Giai đoạn phôi vị : Các tb màng phôi khép quanh khối noãn hoàng tạo
thành vòng phôi.
10 25 Vòng phôi bao 2/5 khối noãn hoàng
11 35 Màng chắn phôi xuất hiện, có hình lưỡi dài.
12 40 Vòng phôi bao 3/4 khối noãn hoàng.
13 20 Giai đoạn tấm thần kinh bắt đầu xuất hiện.
14 25 Khối noãn hoàng có thể quay tự do trong màng trứng.
13 15 15
Thời kỳ này có thêm túi thị giác, toàn khối noãn hoàng và cơ thể có
màu vàng nhạt.

24 10
Thị giác có 3 phần: trước, giữa và sau, phôi chiếm 1/2 chu vi và nó gần
như nâng noãn hoàng lên trên.
26 30
Giai đoạn xuất hiện đốt cơ thể, noãn hoàng chiếm 3/5 chu vi, có 4 đốt
cơ.
28 5 Phôi đã có 14 đốt, não và khứu giác xuất hiện.
35 Giai đoạn xuất hiện tấm khứu giác : Chiều dài của phần cuối đuôi
chiếm 1/4 chiều dài phôi. Gò thính giác bắt đầu xuất hiện.
14 42 30
Chiều dài của phần cuối đuôi bằng 1/3 chiều dài phôi, phần cuối thẳng
& đuôi thỉnh thoảng lắc lư về phía khối noãn hoàng, các đoạn ruột xếp
thành hình ổ, có thể nhìn thấy hậu môn, tim sơ khai có dạng hình ống
và bắt đầu đập.
54 10
Sắc tố màu nâu xuất hiện dày đặc hơn, Hệ tuần hoàn máu hoạt động trở
nên nhanh hơn, phần cuối đuôi cũng hẹp dần.

19




68
Vòng thị giác hình thành, các hốc phía dưới của mắt với vết nứt thị
giác. Mắt sơ khai có màu nâu đen và có các điểm chấm tinh thể. Bên rìa
của phôi xuất hiện các dây chéo tập trung thành hạt nhỏ nằm giữa hậu
môn và đuôi. Từ lúc này toàn bộ phôi có thể hoạt động trong màng
trứng.


79 20
Mắt gần hoàn chỉnh có màu đen, vết nứt thị giác biến mất, tim đập
mạnh khoảng 106 - 112 lần/phút. Máu lưu thông có màu đỏ cam. Cơ
thể đã hình thành rõ ràng và có các đường viền bao quanh.

98 05
Miệng hình thành, ống tiêu hoá đã hoàn thiện, có thể quan sát được dạ
dày. Bóng hơi sơ đẳng xuất hiện giữa cơ thể, có dạng ô van mỏng và
màu vàng nhạt.
15 105 30
Thời kỳ tiền kỳ nở : Vị trí của miệng hơi nghiêng về phía trước. Khe
mang hình thành, có một vài túi khí có kích thước khác nhau nằm ở bề
mặt trước bụng. Các đoạn ruột lớn dần lên.
16 110 30
Trứng bắt đầu nở : Phôi chuyển động mạnh trong trứng ( nhất là phần
đuôi). Khi nở đuôi ra ngoài trước, sau đó ấu trùng thoát ra ngoài theo
tần số chuyển động của đuôi.
17
Cá nở, bơi dừng - thẳng đứng, noãn hoàng to tròn, phần bụng phình to,
chiều dài thân cá = 5mm, chiều cao = 0,95mm; đường kính noãn hoàng
= 0,87mm; chiều dài đầu cá = 1mm và chiều rộng đầu cá là 0,87mm;
đường kính mắt cá là 0,43mm.
18
Noãn hoàng nhỏ dần và có hình oval ( 0,52-0,43mm ), bụng thon dần,
cá chuyển dần sang bơi ngang, chiều dài cá là 6mm, khẩu độ miệng cá
là 0,22mm, đường kính mắt là 0,43mm.

Ngoài việc xác định những mốc thời gian chính của quá trình phát triển phôi, qua
theo dõi quá trình ấp trứng cá bớp chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Trứng cá bớp là loại trứng dính; sau khi thụ tinh và trương nước; trứng có hình

oval gần giống quả bí xanh, gốc nhỏ hơn, bám vào gía thể nhỏ; phần trên kéo dài và phình
to. Trong quá trình ấp cần tránh tác động mạnh và đột ngột làm trứng rời giá thể, chìm
xuống đáy do tính dính không cao.

20



- Quá trình biến thái của phôi cá bớp kéo dài từ 3 - 4 ngày ở điều kiện nhiệt độ từ
26 - 31
0
C.
- Khi mới nở cá bột có chiều dài là 5mm, đường kính noãn hoàng là 0,87mm.
- Cá 3 ngày tuổi có chiều dài 6mm, noãn hoàng hình oval (0,52 - 0,43mm) và khẩu
độ miệng là 0,22mm.
1.1.5.6. Cá bột
- Trứng cá bớp là loại trứng dính; sau khi thụ tinh và trương nước; trứng có hình
oval gần giống quả bí xanh, gốc nhỏ hơn, bám vào gía thể nhỏ; phần trên kéo dài và phình
to. Trong quá trình ấp cần tránh tác động mạnh và đột ngột làm trứng rời giá thể, chìm
xuống đáy do tính dính không cao.
- Quá trình biến thái của phôi cá bớp kéo dài từ 3 - 4 ngày ở điều kiện nhiệt độ từ
26 - 310C.
- Khi mới nở cá bột có chiều dài là 5mm, đường kính noãn hoàng là 0,87mm.
- Cá 3 ngày tuổi có chiều dài 6mm, noãn hoàng hình oval (0,52 - 0,43mm) và khẩu
độ miệng là 0,22mm. (Trần Văn Đan, 2002)











Hình 1.12. cá bột mới nở và cá bột 2 ngày tuổi
1.1.6. Khả năng thích ứng với một số yếu tố môi trường
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu sâu về cá bống Bớp nên những số liệu đưa ra dưới
đây chỉ là những dẫn liệu và còn rất sơ lược.

×