Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.96 KB, 59 trang )

i


LỜI CẢM ƠN


Trước hết tôi xin gởi đến Ban Giám Hiệu, khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại
học Nha Trang sự kính trọng, lòng tự hào đã được làm việc, học tập và nghiên cứu tại
trường trong những năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn TS. Hoàng Thị Bích Mai đã tận tình
hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quí thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức
và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở lớp cao học Nuôi trồng
thuỷ sản khoá 2009.
Nhân đây tôi xin cảm ơn Đảng Ủy, Ban Giám Đốc và toàn thể đồng nghiệp ở Chi
Cục Nuôi Trồng Thủy Sản và Chi Cục Thú Y Quảng Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập cũng như hoàn thành đề tài!









ii




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Ngô văn Hữu















iii

Mục lục
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Hệ thống phân loại 3
1.2. Một số đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) 3

1.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo 3
1.2.2. Các giai đoạn ấu trùng của tôm thẻ chân trắng 5
1.2.2.1. Nauplius 5
1.2.2.2. Zoea 5
1.2.2.3. Mysis 5
1.2.2.4. Poslarvae 6
1.2.3. Tập tính sống 6
1.2.4. Dinh dưỡng và phân bố 8
1.2.5. Sinh trưởng và sinh sản 8
1.2.5.1. Sinh trưởng 8
1.2.5.2. Sinh sản 8
1.3. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới. 10
1.3.1. Một số nghiên cứu về thành thục tôm he tạo đàn bố mẹ gia hóa 10
1.3.1.1. Sức sinh sản tôm he Penaeidae 10
1.3.2. Kỹ thuật thành thục và cho đẻ tôm hiện nay 11
1.3.3. Những vấn đề trong kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 13
1.4. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 14
1.4.1. Thuần hóa giống tôm thẻ chân trắng 16
1.4.2. Kỹ thuật sản xuất giống 17
1.4.2.1. Nuôi vỗ tôm bố mẹ trong hệ thống bể xi măng 17
1.4.2.2. Tôm bố mẹ 17
1.4.2.3. Ương nuôi ấu trùng. 20
1.5. Tổng quan về nuôi tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei tại Quảng Nam 22
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 23
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 23

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. 24
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp: 24
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp 24
2.2.2.4. Sơ đồ vị trí thu mẫu 25
iv

2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 26
2.2.3.1. Xử lý số liệu. 26
2.2.3.2 Phân tích số liệu. 26
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ 27
3.1. Điều kiện tự nhiên ở Quảng Nam 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
3.1.1.1. Vị trí địa lý 27
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình 27
3.1.1.3. Khí hậu 28
3.1.1.3.1. Nhiệt độ 28
3.1.1.3.2. Nắng 28
3.1.1.3.3. Chế độ mưa 29
3.1.1.3.4. Độ ẩm 29
3.1.1.3.5. Lượng bốc hơi 29
3.1.1.3.6. Chế độ gió 29
3.1.1.3.7. Bão, lũ 30
3.1.1.4. Chế độ thuỷ văn, thuỷ triều 30
3.1.1.4.1. Sông suối, hồ chứa và cửa sông 30
3.1.1.4.2. Chế độ thuỷ triều 31
3.1.1.5. Tiềm năng về diện tích NTTS lợ mặn ở Quảng Nam 31
3.1.2. Từ điều kiện tự nhiên của Quảng Nam cho thấy ít nhiều ảnh hưởng đến nghề ương
giống tôm thẻ chân trắng 33
3.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề ương giống tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei 33
3.2.1. Thông tin tổng quát về các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam 33

3.2.2. Hệ thống công trình và trang thiết bị phục vụ trong các trại ương giống 35
3.2.2.1. Hệ thống bể ương 35
3.2.2.2. Hệ thống bể chứa, bể lắng 36
3.2.2.3. Hệ thống lọc 36
3.2.2.4. Trang thiết bị khác 37
3.2.3. Vệ sinh trại 37
3.2.4. Con giống 37
3.2.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 38
3.2.5.1. Kỹ thuật xử lý nước cấp vào bể 38
3.2.5.2. Kỹ thuật chăm sóc ấu trùng 40
3.2.5.2.1. Kỹ thuật thả giống 40
3.2.5.2.2. Quản lý thức ăn 40
3.2.5.2.3. Quản lý môi trường trong quá trình ương 42
3.2.5.2.4. Phòng bệnh 43
3.2.5.3. Thu hoạch 43
3.3. Hiệu quả của nghề ương tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam 44
3.3.1. Hiệu quả kinh tế 44
3.3.2. Chất lượng con giống 45
v

3.3.3. Những ưu nhược điểm của con giống tại các trại ương so với giống chất lượng của
các cơ sở sản xuất giống lớn. 45
3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác quản lý giống 46
3.4.1. Thuận lợi 46
3.4.2. Khó khăn 47
3.4.3. Giải pháp 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49







vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoea 6
Hình 1.2: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Mysis 6
Hình 1.3: Hậu ấu trùng Postlarvae 7
Hình 1.4: Sơ đồ vòng đời tôm he Penaeidae 7
Hình 1.5: Đồ thị biểu thị số trại sản xuất và năng suất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú
Việt Nam 2009 16
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu ở phụ lục 1 và phụ lục 2 25
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống công trình cơ bản của các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở
Quảng Nam 35
Hình 3.2: Hệ thống lọc cát trong các trại ương ở Quảng Nam 36
Hình 3.3: Ấp Artemia trong xô nhựa 42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. FAO: Tổ chức lương thực thế giới
2. SPF: Giống tôm sạch bệnh (Shrimp pathogen free)
3. SPR: Giống tôm kháng bệnh (Shrimp pathogen ristance)
4. NTTS: Nuôi trồng thủy sản
5. HHGI: Cải thiện nguồn gen sức khỏe cao (High Health Genetically Improved)





vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm bố mẹ 18
Bảng 1.2: Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm thẻ chân trắng bố mẹ cho đẻ 19
Bảng 3.1: Thông tin tổng quát về trại ương ở Quảng Nam 34
Bảng 3.2: Các chỉ số về bể ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam 35
Bảng 3.3: Các chỉ số về bể chứa, bể lắng trong ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng
Nam 36
Bảng 3.3: Mật độ, phương tiện và thời gian vận chuyển con giống 38
Bảng 3.4: Nồng độ chlorine xử lý nước trong bể chứa 39
Bảng 3.5: Nồng độ EDTA xử lý nước cấp trong bể ương 39
Bảng 3.6: Nồng độ Iodine và thuốc tím 39
Bảng 3.7: Thức ăn công nghiệp sử dụng trong các trại ương giống tôm thẻ chân trắng tại
Quảng Nam 41
Bảng 3.8: Artemia sử dụng trong các trại ương 42
Bảng 3.9: Chế độ thay nước trong quá trình ương nuôi 43
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế 4

















1

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei) phát
triển một cách ồ ạt sau khi được du nhập vào Việt Nam. Song song với sự phát triển đó,
nhu cầu con giống tôm thẻ chân trắng cũng ngày càng tăng cao. Trước tình hình như vậy,
các tỉnh có đủ điều kiện sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đã hình thành mạng lưới trại
sản xuất giống mà đa số là sử dụng nền của các trại sản xuất giống tôm sú.
Cũng không ngoại lệ, Quảng Nam là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ có bờ biển dài, với nhiều vùng vịnh, cửa sông thuận lợi để phát triển thủy sản.
Với khí hậu thuận lợi, lượng mưa ít, độ mặn nước biển ổn định; Quảng Nam là một trong
những nơi thích hợp với nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam trong những năm gần đây đạt hiệu quả
rất cao. Năng suất bình quân của tôm chân trắng đạt 4 tấn/ha/vụ, cá biệt đạt 7-10
tấn/ha/vụ. Năm 2007 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng toàn tỉnh khoảng 55 ha (chiếm
4,3% diện tích nuôi tôm nước lợ). Trong 2 năm 2008-2009, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả tại tỉnh Quảng Nam. Nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm
giàu từ khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân
trắng chiếm 70% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh (1.350ha/1.700ha), tập trung ở các huyện,
thành phố: Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành.
Nhưng một thực tế đang diễn ra, trong thời gian gần đây dịch bệnh có chiều hướng
gia tăng làm cho nhiều hộ dân thua lỗ. Một trong những nguyên nhân chính đó là vấn đề
con giống. Con giống tôm thẻ chân trắng được thả trong các trại nuôi thương phẩm ở

Quảng Nam thường được mua về từ nhiều vùng trên cả nước, và rất khó có thể kiểm soát
chất lượng, vì vậy dịch bệnh rất dễ lây lan. Chủ động con giống tại chỗ là một vấn đề rất
quan trọng để phát triển lâu dài. Đây cũng là điều kiện để phát triển nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng nơi đây.
Khác với tôm sú tôm thẻ chân trắng có sức sinh sản thấp hơn nhiều so với tôm sú,
bên cạnh đó tôm thẻ chân trắng có hệ thống thelycum hở nên sinh sản nhân tạo đối với
tôm thẻ chân trắng cần qui mô lớn, kĩ thuật cao hơn so với tôm sú. Các trại sản xuất
giống ở Quảng Nam chỉ với qui mô hộ gia đình nhỏ. Để mua tôm giống bố mẹ về sinh
sản nhân tạo tôm thẻ chân trắng là một điều hết sức khó khăn mà hiệu quả kinh tế đem lại
là không cao. Vì thế đã có nhiều trại sản xuất đã thử nghiệm mua các giai đoạn ấu trùng
2

về ương như giai đoạn Nauplius, Postlavae Nhưng hiện nay tất cả các trại ương giống
tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam đều mua giai đoạn PL3 – PL5 để ương. Mỗi năm các
trại này xuất bán được gần 2 tỷ con giống, nguồn giống này chủ yếu cung cấp cho thả
nuôi ở địa phương. Nhu cầu giống cho toàn tỉnh khoảng 3 tỷ con giống, năm 2009 các
trại ương này cung cấp được 2,45 tỷ con giống, đến năm 2010 do tình hình dịch bệnh xẩy
ra liên tiếp số lượng giống cung cấp giảm xuống còn 1,95 tỷ con giống (Chi Cục Nuôi
Trồng Thủy Sản Quảng Nam).
Trước tình hình đó cùng với sự đồng ý của trường Đại học Nha Trang và giáo viên
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài: “Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề
ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Quảng Nam.”
 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei) tại Quảng Nam
 Ý nghĩa đề tài
- Kết quả đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học phục vụ nghề ương giống tôm thẻ
chân trắng tại Quảng Nam, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững cho nghề
nuôi đối tượng này tại Quảng Nam

- Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương
 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam
- Hiện trạng kỹ thuật nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam.
- Hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam.






3

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hệ thống phân loại
Tôm thẻ chân trắng thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), đây là ngành lớn nhất
trong giới động vật. Ngành này có hàng ngàn lòai sống trên cạn và dưới nước. Tuy nhiên
chiếm ưu thế là các loài sống dưới nước thuộc lớp giáp xác (Crustacea). Lớp giáp xác rất
đa dạng, bao gồm khoảng 42.000 loài [5].
Tôm thẻ chân trắng có vị trí phân loại như sau:
Ngành chân khớp Arthropoda
Lớp giáp xác Crustacea
Bộ mười chân Decapoda
Bộ phụ bơi lội Natantia
Họ tôm he Penaeidae Rafinesque, 1805
Giống Penaeus Fabricius, 1798
Giống phụ Litopenaeus
Loài Penaeus vannamei
Tên khoa học: Penaeus vannamei
Hoặc Litopenaeus vannamei Boone 1931, thuộc họ tôm he, giống tôm he, là loài

tôm nhiệt đới.
Tên thường gọi: Tôm bạc Thái Bình Dương
Camaron blanco, Whiteleg Shrimp
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng, Tôm he chân trắng.
1.2. Một số đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
1.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Chủy là phần kéo dài tiếp với bụng thường có 2 - 4 (đôi khi có 5 - 6) răng cưa ở
phía bụng, những răng cưa đó dài vừa phải, vượt cuống râu (ở con non) đôi khi dài tới
đốt râu thứ 2.
Vỏ giáp có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (Telson),
không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỷ khá dài, đôi khi dài tới mép sau cánh của vỏ
giáp. Gờ và rãnh chủy ngắn và kéo dài tới gai thượng vị. Không có gờ trán, gờ vỏ giác
4

ngắn thường kéo dài tới 2/3 khoảng cách giữa gai gan và ổ mắt. Rãnh giữa và ổ gốc râu
rõ ràng, rãnh gan và rãnh đầu ngực rõ, không có rãnh tim mang, đường nối theo chiều
dọc và chiều ngang không có.
Có 6 đốt bụng, 3 đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có, gai đuôi không
phân nhánh.
Râu không có gai phụ chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của
hàm dưới thứ nhất dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Hang
gốc được tạo nên bởi các thùy lông cứng gần tâm ở bên và hướng vào giữa mép gai gốc
nằm giữa ở đốt thứ 2.
Con đực khi thành thục có bộ phận sinh dục cân đối, nửa mở, không có màng che,
không có hiện tượng phóng tinh, có gân bụng ngắn. Túi chứa tinh hoàn chỉnh, bao gồm
ống chứa đây tinh dịch và có cấu trúc gắn kết riêng biệt với sự sinh sản củng như với các
chất kết dính.
Khi thành thục con cái có túi “thụ tinh mở” và đốt sinh dục 14 gợn lên thành mấu
lồi thành lỗ hoặc khe rãnh [5].
- Các giai đoạn phát triển của ấu trùng:

Quá trình phát triển qua 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Protozoa (Zoea) và 3 giai
đoạn Mysis. Chiếu dài giáp đầu ngực (CL) của Postlarvae của tôm thẻ chân trắng khoảng
0,88-3mm. Giai đoạn Larval (1,95 - 2,73 mm CL) có thể chưa xuất hiện gai mặt bụng ở
đốt thứ 7 và sự liên quan giữa chiều chủy và chiều dài của mắt cộng với cuống mắt từ 2/5
đến 3/5, ít khi tới 4/5.
Sự phân biệt các đặc điểm hình thái bên ngoài đều dựa vào sự phát triển gờ trên ổ
mắt của Protozoa thứ 2 và thứ 3.
Màu sắc: Màu trắng đục, vì vậy có tên thông dụng là tôm bạc. Ở một thời kì nhất
định loài tôm này còn có màu xanh nhạt ở rìa của đuôi.
Tôm thẻ chân trắng có thể phân biệt với các loài tôm gần như tôm xanh Penaeus
stylirostris, Litopenaeus schmitti, L. setiferus, L. occidentalis trên cơ sở quan sát hình
dạng bên ngoài của cơ quan sinh dục. Con cái ở những loài tôm nêu trên cả túi nhận tinh
và cơ quan giao phối đều đơn giản hơn những loài tôm khác.
Loài tôm xanh lớn nhất dài 16 cm, nhỏ là 13,4 cm. Loài này lớn hơn tôm he Trung
Quốc và tôm thẻ chân trắng. Thích nghi với độ mặn và biên độ nhiệt, sức kháng bệnh
đốm trắng do virus gây ra cũng khỏe hơn tôm thẻ chân trắng [5].
5

1.2.2. Các giai đoạn ấu trùng của tôm thẻ chân trắng
Từ trứng tới giai đoạn Postlarvae, tôm he Nhật Bạn (L. japonicus) nuôi ở nhiệt độ
26 – 28
0
C trải qua giai đoạn sau Nauplius kéo dài 1,5 ngày, Zoea 5 ngày, Mysis 5 ngày,
sau cùng là Postlarvae.
Những giai đoạn đó ở tôm thẻ chân trắng là 1,5 ngày; 5 ngày và 3 ngày. Tôm tăng
trưởng bằng cách thay lớp vỏ cứng bên ngoài, tôm càng lớn càng thay vỏ nhiều lần, nhất
là giai đoạn ấu trùng, tôm he Nhật Bản thay vỏ từ 20 – 22 lần từ giai đoạn trứng tới giai
đoạn Postlarvae trong vòng 11 ngày rưỡi.
Với tôm thẻ chân trắng vào khoảng 14 – 16 giờ sau khi trứng thụ tinh nở thành
Nauplius (số nhiều là Nauplii). Nauplius không cử động được trong khoảng 30 phút, sau

đó bắt đầu bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng. Nauplius thay vỏ cả thảy 4 lần từ (N1
đến N5) mỗi lần kéo dài 7 giờ (theo các nhà sinh học Đài Loan thì có đến 6 giai đoạn).
Trong thời kỳ này ấu trùng cứ bơi 1 đoạn rất ngắn rồi lại nghỉ và lại tiếp tục bơi. Không
cần cho Nauplius ăn, chúng tự nuôi bằng noãn hoàng có sẵn [5].
1.2.2.1. Nauplius
Nauplius trải qua 6 giai đoạn, bao gồm Nauplius 1 (N1), Nauplius 2 (N2), Nauplius
3 (N3), Nauplius 4 (N4), Nauplius 5 (N5) và Nauplius 6 (N6).
1.2.2.2. Zoea
Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoea [6]
Sau N5 ấu trùng chuyển qua giai đoạn Zoea (còn gọi là Protozoa). Khi Nauplius bơi
đứt đoạn thì Zoea bơi liên tục. Zoea ăn thực vật phù du (vi tảo), đặc biệt các loại tảo
khuê. Zoea thay vỏ 2 lần từ Zoea 1 tới Zoea 3 trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ.
1.2.2.3. Mysis
6

Hình 1.2: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Mysis [6]
Sau khi hoàn tất giai đoạn Zoea 3 ấu trùng trở thành Mysis. Thời kỳ này ấu trùng
trải qua 3 giai đoạn (M1, M2, M3). Mỗi ngày kéo dài 24 giờ, tất cả là 3 ngày rồi trở
thành Postlarvae.
Sự khác biệt giữa Zoea và Mysis là Zoea thì ăn thực vật phù du còn Mysis thì ăn cả
thực vật phù du lẩn động vật phù du; Zoea có xu hướng bơi gần mặt nước, còn Mysis bơi
hướng xuống sâu và đuôi về phía trước, đầu đi sau. Mysis cũng ít bị lôi cuốn bởi ánh
sáng như các thời kỳ Nauplius và Zoea. Khi bơi ngược đầu Mysis dùng 5 cặp chân bơi ở
dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy khuê tảo vào miệng và đẩy động vật phù về
phía cặp chân đi để tóm lấy dể dàng hơn [5].
1.2.2.4. Poslarvae
Sau thời kỳ này thì tôm con đã có đủ các bộ phận, chúng dần hướng ra biển, rời xa
các cửa sông và trở thành Juvenile. Từ đây tôm đã trưởng thành.



Hình 1.3: Hậu ấu trùng Postlarvae [6]

1.2.3. Tập tính sống
Tôm he chân trắng ở vùng biển tự nhiên
có các đặc điểm sau:
Đáy cát, độ sâu 0 – 72m; nhiệt độ nước ổn định từ 25 – 32
0
C, độ mặn từ 28 - 34ppt,
pH 7,7 – 8,3. Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở các
cửa sông giàu sinh vật thức ăn.
7


VÒNG ĐỜI TÔM HE
TR
ỨNG

CỬA SÔNG
BIỂN
ĐẠI DƯƠNG
TRƯ
ỞNG
THÀNH
RỪNG NGẬP
MẶN
Hình 1.4: Sơ đồ vòng đời tôm he Penaeidae [31]
Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn. Nó lột xác về ban
đêm, khoảng cách 20 ngày lột xác 1 lần. Nuôi trong phòng thí nghiệm rất ít thấy chúng
ăn thịt lẫn nhau.
- Tính thích ứng với môi trường sống:

Tôm thẻ chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của môi
trường lên khỏi mặt nước khá lâu vẩn không chết. Các thử nghiệm cho thấy:
Gói tôm con cỡ 2-7cm trong một khăn ướt (độ ẩm trên 80%, nhiệt độ 27
0
C), để sau
24 giờ vẩn sống 100%, sức chịu đựng thấp nhất là 1,2mg/l. Tôm càng lớn sức chịu đựng
oxy càng kém: với cỡ 2- 4cm là 2,0 mg/l, cỡ dưới 2cm là 1,05mg/l (tức tới 1,05mg/l thì
tôm chết) [5].
+ Thích nghi tốt với thay đổi độ mặn:
Cỡ tôm 1 – 6cm đang sống độ mặn 20 ppt trong bể ương, khi chuyển vào các ao
nuôi chúng có thể sống trong phạm vi 5 – 50 ppt, thích hợp nhất là 10 – 40 ppt, khi dưới
5 ppt hoặc trên 50 ppt tôm bắt đầu chết dần, những con tôm cỡ 5cm có sức chịu đựng tốt
hơn cỡ tôm nhỏ hơn 2cm.
+ Thích nghi với nhiệt độ nước:
Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước ổn định từ 25 – 32
o
C, vẩn thích nghi
được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang sống ở bể ương, nhiệt độ nước là 15
o
C, thả vào ao
8

nhiệt độ nước là 12 – 18
o
C tôm vẩn sống 100%, dưới 9
o
C thì tôm chết dần. Tăng dần lên
41
o
C, cỡ tôm dưới 4cm và trên 4cm đều chỉ chịu được tối đa là 12 giờ rồi chết hết [5].

1.2.4. Dinh dưỡng và phân bố
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn tạp. Giống như các loài tôm he khác, thức ăn nó
cũng cần có những thành phần: protid, lipid, glucid , vitamin và muối khoáng…Thiếu
hay không cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. Khả năng chuyển
hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng
cho ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm (thức ăn ướt). Trong thời kỳ tôm sinh sản và đặc
biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn
hằng ngày tăng lên 3 – 5 lần.
Thức ăn cần hàm lượng đạm 35% là thích hợp (tôm sú cần 40% protein, tôm he
Nhật Bản cần 60% protein).
Phân bố: Tôm thẻ chân trắng chủ yếu ở ven biển Tây bộ Thái Bình Dương, Châu
Mỹ, từ ven biển Mehico đến miền trrung Peru, nhiều nhất ở biển gần Equado [5].
1.2.5. Sinh trưởng và sinh sản
1.2.5.1. Sinh trưởng
Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 -2 ngày. Tốc độ lớn thời gian đầu 3g
trên 1 tuần lễ (mật độ nuôi 100 con/m
2
) tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần(1g/tuần). Tôm cái
thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nuôi 60 ngày có thể đạt cỡ thương phẩm 23g.
Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 -32
o
C, độ mặn 20 – 40 ppt từ
tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g chiều dài 4cm. Tuổi thọ
trung bình của tôm thẻ chân trắng ít nhất trên 32 tháng.
1.2.5.2. Sinh sản
Ở phần đầu ngực có màu trắng đục, có thể nhìn thấy màu sắc của trứng. Ở con cái
buồng trứng đầu tiên có màu trắng đục sau đó màu vàng nâu hoặc xanh nâu trong những
ngày đẻ trứng. Tôm đực có nhiệm vụ đưa các túi tinh vào túi chứa tinh của con cái; con
cái sẽ đẻ sau vài giờ. Sự quấn quýt nhau giữa con đực và con cái bắt đầu vào buổi chiều
và có liên quan chặt chẽ với cường độ ánh sáng. Sự phân cắt của trứng chủ yếu diển ra ở

thời gian đẻ. Quá trình đẻ bắt đầu bằng sự nhảy lên đột ngột và bơi nhanh của con cái,
quá trình này chỉ diển ra trong khoảng 1 phút. Phản ứng của lớp vỏ xẩy ra rất nhanh và
sự phân đốt đầu tiên diễn ra trong vài giây [5].
9

Số lượng trứng tùy theo kích cỡ của tôm mẹ. Nếu tôm có khối lượng 30 – 35g,
lượng trứng 100.000 – 250.000 hạt, trứng có đường kính 0,22mm. Sự phát triển của
trứng sau khi đẻ đến giai đoạn đầu tiên của Nauplius diển ra trong khoảng 14 giờ. Sau
khi đẻ xong trứng trải qua các giai đoạn đến Postlarvae bơi vào gần bờ sông, vùng cửa
sông (thức ăn nhiều, độ mặn thấp, nhiệt độ cao hơn) sau vài tháng tôm con trưởng thành
bơi ra biển rồi giao hợp sinh sản tiếp.
Khi nuôi tôm bố mẹ cho đẻ cần tạo điều kiện ít thay nước (nước cần lọc sạch bằng
than) chọn tôm cái nặng trên 40g, tránh chọn tôm đực bộ phận sinh dục mang tinh trùng
có màu xám đen. Nuôi trong ao tôm cái rất khó thành thục, nhưng ở trong điều kiện tự
nhiên một số cá thể loài có đầu ngực kích thước 40mm đã ôm trứng. Thông thường phải
từ 12 tháng tuổi trở lên tôm cái mới thành thục.
- Mùa vụ sinh sản:
Ở biển mùa vụ tự nhiên đều bắt được tôm mẹ mang trứng. Ở bắc Equado mùa đẻ rộ
vào tháng 4 – 5. Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng 12 đến tháng 4.
Tôm thẻ chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi tinh mở (open thelycum) khác với
loại hình chứa túi tinh kín (closed thelycum) như của tôm sú và tôm he Nhật Bản. Trình
tự loại hình sinh sản mở là: Tôm mẹ lột vỏ  thành thục  giao phối  đẻ trứng 
ấp nở.
- Giao phối: Tôm đực và tôm cái tìm nhau giao phối, sau khi mặt trời lặn. Tôm đực
phóng chùm tinh vào cơ quan giao cấu Petasmata, cho dính vào chân bò thứ ba, năm của
con cái, có khi dính cả lên thân của con cái. Trong điều kiện nuôi tỷ lệ tôm giao phối tự
nhiên có kết quả rất thấp.
- Sức sinh sản và đẻ trứng:
Buồng trứng tôm cái có màu hồng. Trứng sau khi đẻ có màu vỏ đậu xanh. Tôm mẹ
dài cỡ 14cm có lượng chứa trứng (sức sinh sản tuyệt đối) 10 – 15 vạn trứng. Sau mỗi lần

đẻ hết trứng buồng trứng tôm lại phát dục tiếp, thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 – 3
ngày (đầu vụ chỉ độ 50 giờ). Con đẻ nhiều nhất tới trên 10/năm thường sau khi đẻ 3 – 4
lần thì có 1 lần lột vỏ.
Tôm cái chủ yếu đẻ trứng từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Thời gian từ khi bắt đầu đẻ
đến khi xong khoảng 1- 2 phút. Các chùm tinh (petasmata) của tôm đực cũng được tái
sinh nhiều lần. Tôm cái mang trứng không được thụ tinh vẫn đẻ trứng bình thường,
nhưng ấp không nở.
10

- Ấp nở:
Trứng được thụ tinh có đường kính 0,28mm. Ấp ở nhiệt độ nước 28 – 31
o
C, độ mặn
29 ppt sau 12 giờ thì nở thành ấu trùng. Ấu trùng lột xác 12 lần thì trở thành tôm bột
(Postlarvae) [5].
1.3. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới.
1.3.1. Một số nghiên cứu về thành thục tôm he tạo đàn bố mẹ gia hóa
Tiến sĩ Motosaku Fujinaga (Hudinaga 1935) đã tạo ra một đóng góp quan trọng để
phát triển nghề nuôi tôm khi ông là người đầu tiên thành công trong sinh sản nhân tạo
tôm P. japonicus cái và nuôi tới khi gần trưởng thành [18]. Đánh bắt tôm tự nhiên cái
mang trứng và cho đẻ ngay trong bể, được xem như nguồn, và mới chỉ biết phương pháp
và thực hành đem lại tôm he cái đẻ trong tình trạng nôi nhốt cho đến 1970. Trong sinh
sản tôm, cắt cuống mắt tôm là chưa được thực hiện cho đến đầu 1970.
Nguồn tôm mẹ thành thục vẫn được đánh bắt tự nhiên rất phong phú ở vùng nước
gần bờ ở nhiều quốc gia. Trong quá khứ Nhật Bản đã cho ra được 600 – 700 triệu tôm PL
sử dụng nguồn tôm P. japonicus. Khoảng 80% là được thả lại vùng biển gần bờ và sử
dụng trong nuôi nuôi tôm thương mại [21]. Nguồn tôm mẹ cho đẻ từ tự nhiên đã được sử
dụng khắp thế giới cho thí nghiệm và nuôi thương mại của nhiều loài khác nhau. Điều
này là sự thật ở Đông nam Á, nơi đây chỉ một con tôm sú P. monodon cái có thể bán tới
500 – 2000 dola. Nhưng nguồn tôm bố mẹ tự nhiên khó chủ động được con giống khi nó

phải phụ thuộc nhiều yếu tố như mùa vụ, di cư…
Cơ quan khác giống cơ quan Đại Dương ở Hawaii đã thành thục và cho đẻ tôm
[28]. Từ cuối 1980, nghiên cứu của Chương trình Trang Trại Tôm Biển Mỹ đã đóng góp
vào công nghiệp thủy sản nuôi tôm của Mỹ. Thử nghiệm sản xuất với gia hóa tôm P.
vannamei tạo ra giống kháng bệnh sử dụng khái niệm HHGI và động vật là điều kiện để
công nghiệp Mỹ kiểm tra tính sản xuất và chọn giống từ số gia đình đó.
1.3.1.1. Sức sinh sản tôm he Penaeidae
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có một sự tương quan giữa kích thước của tôm và số
lượng trứng tôm đẻ [24]. Những tài liệu khác cho rằng số lượng trứng cao hơn với những
động vật lớn hơn [27], [17], [13], [1]. Bằng chứng cho thấy sự đẻ trứng phức tạp của P.
setiferus không cắt bỏ (5 lần trong vòng đời) thấp nhất là 2 lần đẻ mỗi mùa từ P.
setiferus, P. duorarum, P. japonicas và Metapenaeus affinis. Nhiều sự đẻ trứng của P.
japonicas không cắt bỏ và P. vannamei nuôi ao đă diễn ra trong tình trạng nuôi nhốt và
11

trong một trường hợp, một con cái không cắt bỏ mắt đẻ 19 lần trong 7 thời gian ngắn.
Không cắt bỏ P. merguiensis đã ghi lại đẻ trung bình 2.6 khoảng thời gian ngắn so với
2.8 của P. japonicas trong tình trạng nuôi nhốt.
Đó là những dữ liệu đối lập nhau, nhưng tôm thẻ chân trắng tự nhiên P. vannamei
đẻ trung bình từ 55 000 để 150 000 trứng, ngược lại tôm cái nuôi trong hồ thì với cùng
kích thước và cùng loài nhưng cho ra 22 000 – 100 000 trứng. Kích thước loài lớn hơn
như P. monodon 700 000 đến hơn 1 triệu trứng/lần đẻ. Ví dụ một con cái tôm sú 290 g đẻ
700 000 trứng, ngược lại một con cái 454 g đẻ 1,4 triệu đến 1,8 triệu trứng mỗi con cái
(thí nghiệm ở Indonesia). Một vài tài liệu về tôm thẻ chân trắng mẹ tự nhiên từ bờ biển
Ecuadorian trái ngược với những điều trên (Roeland Wouters, CENAIM/ESPOL,
Ecuador, có cách tính như sau từ 612 lần đẻ (một vài con đẻ lại) và trọng lượng từ 27 đến
80 g: y= 3665 x + 22 660 với R gần đúng = 0,1892 [trứng mỗi con= (3665 x trọng lượng
con cái) + 22 660]. Con cái lớn nhất trong nhóm là 621 000 trứng khoảng 45g. Ao nuôi
tôm (n=51) cho kết quả giống như tôm cái tự nhiên. Tương quan có ý nghĩa giữa khả
năng sinh sản và trọng lượng thân (P<0,05; P<0,001) là được thực hiện trong hầu hết các

nhóm tôm cái tự nhiên. Khi sàng lọc dữ liệu phương trình trước, nó có thể chỉ ra rằng
phương trình này là áp dụng được với đàn giống bố mẹ tự nhiên, trong khi đàn tôm gia
hóa sản xuất 30% ít hơn dự đoán [16].
Một tài liệu nói về ao nuôi, gia hóa, đàn giống tôm thẻ chân trắng nuôi, và duy trì
điều kiện sinh sản bình thường, trung bình con cái (45g) cho ra 120 000 – 160 000
nauplii/lần đẻ. Phải mất hơn 15 năm từ khi Clifford tính được phần trăm tỷ lệ thụ tinh,
nhưng nhìn chung là khác nhau từ 60 – 90%. Trong điều kiện tự nhiên thì tôm đẻ 7-12%
số lượng con cái (khi hệ thống sản xuất thuận lợi). Thí nghiệm của tác giả cho thấy phần
trăm của tỷ lệ thụ tinh của trứng tôm cái P. vannamei cắt mắt là trong 90% cộng với
khoảng thời gian ngắn cắt mắt và thời gian nghỉ. Sau 3 khoảng thời gian ngắn, thì tôm có
thể quay trở lại bể nuôi [16].
1.3.2. Kỹ thuật thành thục và cho đẻ tôm hiện nay
Tôm được chuẩn bị để đẻ trong 1 nhà nuôi tôm mẹ. Phòng này được giữ ánh sáng
thấp, chuẩn bị với 1 hệ thống quang kỳ. Hệ thống này duy trì khoảng 10 - 12h tối và 12 -
14h sáng, mức độ ánh sáng thay đổi từ từ giữa 2 khoảng thời gian 1-2h. Tôm bố mẹ nên
giữ với dòng chảy nhẹ tổng lượng nước khoảng 250 - 300%/ngày (nước mới/ hoặc khép
kín) và liên tục, nhưng không cung cấp khí quá mạnh. Độ sâu mực nước khoảng 0,5-
0,7m. Hầu hết hệ thống thả con cái và đực cùng nhau, thường tỷ lệ đực cái là 1,5:1. Như
12

1 hướng dẩn, bố mẹ tự nhiên thường đẻ 4 - 8% con cái/ đêm, trong khi bố mẹ gia hóa có
khuynh hướng đẻ nhiều hơn 10 - 15% hoặc hơn tổng con cái/đêm [19].
Độ mặn 28 – 36 ppt được xem là thích hợp nhất với sự thành thục của tôm thẻ chân
trắng bố mẹ. Tuy nhiên tôm thẻ chân trắng có thành thục và đẻ trứng ở độ mặn 20 ppt.
Mặc dù khi ương ấu trùng độ mặn phải nâng cao hơn. Trong một thí nghiệm, cho tôm thẻ
chân trắng đẻ trong mộ hệ thống bể nhỏ, đã nghiên cứu so sánh. Sử dụng nguồn nước
biển tự nhiên và nhân tạo ở các độ mặn khác nhau là 20, 25 và 30ppt. Kết quả cho thấy
rằng không có sự khác biệt đến sự đẻ trứng của tôm trong các mức độ mặn đó [26].
Hầu hết các trại sản xuất yêu cầu nước biển chất lượng liên tục trong ngày. Độ mặn
và nhiệt độ là 2 thông số nước quan trọng nhất trong sản xuất giống tôm, và trong giới

hạn gần độ mặn từ 28 – 36 ppt, nhiệt độ 28
o
C ± 2 cho hầu hết các loài tôm he [30]. .
Thông số cho phép/ 24 giờ của tôm nhiệt đới
Độ mặn
27 - 36 ppt ± 0.5
Nhiệt độ
28 C ± 2 (80.5 - 84.2 F)
pH 7.8 ± 0.2
Ánh sáng 14 L, 10 D
D.O. 5 ppm
Thông số cần tính đến trong thành thục và cho đẻ tôm là mức độ ni tơ trong nước
(đặc biệt là amoniac và nitrit) những chất này nên thấp hoặc không tồn tại. Trung bình
nước biển chứa 0.02 - 0.04 mg/L (ppm) NH4-N = ammonium ion (tổng ni tơ của
amoniac), 0.01 - 0.02 mg/L (ppm) NO2-N (nitrite), and 0.1 - 0.2 mg/L (ppm) NO3-N
(nitrate). Chen and Chin (1988) thấy rằng 0,1 mg/l nitrit hoặc trên là ảnh hưởng tới việc
sinh sản [12].
Dinh dưỡng tôm là một yếu tố quan trọng trong sinh sản tôm. Ngiên cứu cho thấy
tôm thẻ chân trắng thành thục nhanh trong tình trạng nuôi nhốt khi cho ăn khẩu phần ăn
có hàm lượng acid béo gần giống trong con rươi [25]. Rươi có hàm lượng n-3 và n-6
PUFA cao và các yếu tố thiết yếu trong khẩu phần ăn tôm thành thục. Hổn hợp acid béo
được xem xét về sự biến đổi riêng lẻ trong cơ thể rươi [22]. Qui trình cần thiết trong nuôi
trồng loài giống giun cát nhằm thay thế phần nào rươi được miêu tả một cách chi tiết
[13]. Kết quả chỉ ra rằng mực ống, hàu và một khẩu phần bổ sung từ Artemia còn gọi
13

Marilla là kết hợp tốt nhất với rươi trong thức ăn cho tôm bố mẹ. Một trại sản xuất giống
lớn ở Panama cho biết rằng khi thêm Marilla vào khẩu phần ăn có thể tiết kiệm 27
000/năm vì tôm đẻ thường xuyên hơn và lượng trứng phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng
cao hơn [20]. Dinh dưỡng đặc biêt cần thiết trong nuôi vỗ tôm bố mẹ P. stylirostris.

Nghiên cứu thấy tôm cái có nhu cầu về mức độ protein cao hơn và mức độ acid béo thấp
hơn con đực [23]. Một lần nữa ta thấy dinh dưỡng là rất quan trọng trong khẩu phần ăn
của tôm bố mẹ.
Ở châu Á đàn giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ được thu từ 3 nguồn khác nhau: bố
mẹ đánh bắt từ tự nhiên tuổi khoảng 1 năm, trọng lượng trên 40g; Đàn giống bố mẹ có
thể bắt từ trong ao nuôi thịt 4 - 5 tháng sau đó chuyển qua nuôi thành thục; Đàn tôm
giống SPF, SPR từ Mỹ tuổi khoảng 7 - 8 tháng, trọng lượng 30-40g [15].
1.3.3. Những vấn đề trong kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
Hệ thống nuôi ấu trùng P. vannamei ở châu Á đặc thù là nhỏ, hoạt động kinh
doanh, trái ngược với Tây Bán Cầu. Một trại sản xuất châu Á đặc trưng có thể sản xuất 2-
5 triệu PL/tháng. Những trại nhỏ này đạt hiệu quả cao và có thể sản xuất Post với giá
thấp.
Các nhà quản lí châu Á sử dụng 1 loại tảo khác nhau cho chế độ ăn của ấu trùng
tôm, bao gồm Skeletonema, Chaetoceros, và các loài tảo biển khác. Trong khi nauplii
artemia là sử dụng ở giai đoạn Mysis và Post, các trại ương đặc trưng châu Á cho ăn thức
ăn tổng hợp trong quá trình nuôi ấu trùng nhiều hơn các trại giống ở Tây Bán Cầu.[20]
Những vấn đề chính diển ra trong sản xuất Postlarvae P. vannamei châu Á là phát triển
giai đoạn Zoea là giai đoạn ấu trùng đầu tiên phụ thuộc thức ăn bên ngoài và cấu trúc
ruột mới hình thành.
Vấn đề phổ biến nhất ở Zoea, gọi Zoea 2 hoặc hội chứng Zoea 2, đã gây ra ở các
trại phía Tây Bán Cầu và nó không ngoại trừ ở châu Á. Trong hội chứng này, khi ấu
trùng lột xác sang Zoea thì ruột trống rỗng, ấu trùng không ăn. Lớp vỏ tế bào biểu mô
ruột chảy vào lumen, và chúng chết trước khi qua Zoea 3. Không có tác nhân đơn lẻ nào
gây ra vấn đề này của.ấu trùng.
Nỗ lực ngăn chặn hội chứng Zoea 2 thường bao gồm cải thiện vệ sinh qua quá trình
nuôi. Cải thiện chất lượng tảo sử dụng phương pháp nuôi pha loãng/đợt thường tốt hơn.
Bài toán Zoea2 được miêu tả bởi (Garriquest et al 1995) [20].
Trong đó, một hệ vi sinh vật có lợi phát triển thuận lợi trong trại giống. Vi sinh vật
có lợi là được thuần chủng từ ngoài môi trường và được nuôi như vi tảo. Thêm vi sinh
14


vật có lợi vào hằng ngày, với đường như một chất dinh dưỡng, ngăn chặn sự phát triển
của vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh tranh khu vực sống và loại trừ nhau.
Nguyên nhân khác của hiện tượng Zoea là do hàm lượng kim loại nặng trong nước,
chúng là kết quả làm dị hình ở giai đoạn Zoea. Thêm vào 10 ppm EDTA vào nước để
loại trừ vấn đề này.
Nguyên nhân khác của những vấn đề Zoea 2 là liên quan đến dinh dưỡng tôm bố
mẹ. Với tỷ lệ cao của sự thành thục, trứng và tái thành thục, con cái đẻ trứng yêu cầu
mức độ rất cao về dinh dưỡng. Người cung cấp một đàn giống P. vanamei SPF và kỉ
thuật cho các trại giống lớn ở châu Á, chỉ ra rằng các sắc tố không đủ trong khẩu phần
tôm bố mẹ là xuất hiện như là chất tẩy trắng màu buồng trứng từ đỏ/cam sang xám/trắng.
Ở giai đoạn Zoea, noãn hoàng của ấu trùng từ con mẹ thiếu sắc tố là không màu.
Ấu trùng dị hình và tỷ lệ sống thấp tại thời điểm Zoea 2_Zoea 3. Vấn đề này có thể được
giải quyết bằng cách thêm sắc tố vào khẩu phần ăn tôm bố mẹ. Phương pháp đơn giản để
thêm sắc tố là dùng lớp vỏ trong cùng của mực ống cho tôm bố mẹ ăn.
Ở Trung Quốc, nơi đây các trại nuôi phát triển vào năm 1999 và trải qua vòng thăng
trầm, giá trong suốt mùa xuân 2003 là thấp nhất từ 0,5 - 1,5 dola Mỹ/ngàn PL. Giá ở đây
gấp 3 - 4 lần giá ở Hawaii, nhưng đó là tính trung bình của nhiều trại giống ở Hawaii.
Ở Thái lan, NAU P.vannamei là 0,15 dola Mỹ/ngàn PL vào tháng 9. Post là 3,75-
6,50 dola Mỹ/ngàn PL với tổng P.vannamei trên thị trường báo cáo 3 tỷ PL/tháng.[20]
1.4. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam phát triển
mạnh, đặc biệt ở miền Trung. Tuy nhiên, nguồn tôm bố mẹ sử dụng cho sản xuất giống
tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam chủ yếu nhập từ Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia
(khoảng 80%), còn lượng tôm giống nhập từ Hawaii (Mỹ) chỉ chiếm khoảng 20%. Do
không chủ động nguồn giống, không kiểm soát được đầu vào nên chất lượng con giống
đang là thách thức chính cho công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam [9].
Tôm thẻ chân trắng được di nhập vào Việt Nam năm 2001 từ nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ khác nhau như: Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan Từ đó đến nay, nghề
nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh một phần không

nhỏ thị trường xuất khẩu. Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản, trước năm 2005, diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng của Việt Nam không đáng kể; đến năm 2010, diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng đã lên đến 21.000 ha, tăng 30% so với năm trước [8]. Tôm thẻ chân trắng đã
15

trở thành đối tượng nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Khánh Hòa,
Quảng Nam, Bình định
Để phục vụ sản xuất giống và phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, những năm
qua, các đơn vị khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai
nghiên cứu một số công trình khoa học như: Quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho sinh
sản nhân tạo; nghiên cứu sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng và sạch bệnh có
nguồn gốc từ Hawaii phục vụ sản xuất giống nhân tạo; ứng dụng công nghệ sinh học sản
xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực di truyền chọn tạo
đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt trong điều kiện
nuôi ở Việt Nam thì chưa có một công trình nghiên cứu nào thực hiện thành công [9].
Theo thống kê đến năm 2009, cả nước có 506 trại sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng, mỗi năm, sản xuất được khoảng trên 8 tỷ con giống. Tuy nhiên, với diện tích nuôi
thả như hiện nay, mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 20 - 25 tỷ con giống; đến năm 2012,
dự báo nhu cầu con giống lên tới khoảng 50 tỷ con. Như vậy, nguồn tôm giống sản xuất
tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được rất ít so với nhu cầu thực tế [29]. Mặt khác, hiện nay,
tôm giống chất lượng cao, sạch bệnh được sản xuất theo đúng quy trình và quy định còn
quá ít, chỉ chiếm khoảng 10 - 15% so với lượng tôm giống sản xuất trên thị trường. Tôm
giống Trung Quốc có nguồn gốc không rõ ràng, không qua kiểm dịch, theo đường tiểu
ngạch tràn vào Việt Nam với giá rất rẻ, chỉ bằng 60 - 70% so với giá tôm giống có nguồn
gốc từ Hawaii. Bên cạnh đó, các trại sản xuất tôm sú giống tại các tỉnh miền Trung, trong
đó có Khánh Hòa, không còn hiệu quả nên đã chuyển sang sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng; nhưng, tôm bố mẹ chủ yếu được tuyển lựa từ tôm nuôi thương phẩm; tôm giống
không rõ nguồn gốc nên đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ sở sản xuất giống tôm
sạch bệnh. Hiện nay, tôm giống chất lượng cao có nguồn gốc từ Hawaii được các doanh
nghiệp bán giá từ 30 - 35 đồng/con, trong khi con giống trên thị trường chỉ khoảng 15 -

20 đồng/con, thậm chí rẻ hơn; hơn thế, nông dân thường “ngại” tìm đến nguồn giống
chất lượng cao vì các doanh nghiệp có điều khoản ràng buộc: Khi mua con giống phải
mua thức ăn cho tôm do chính doanh nghiệp cung cấp [9].
16

Tổng 3.377 trại
Tôm sú P. monodon

Tôm thẻ P. vannamei

Hình 1.5: Đồ thị biểu thị số trại sản xuất và năng suất giống tôm thẻ chân trắng và
tôm sú Việt Nam 2009 [29]
1.4.1. Thuần hóa giống tôm thẻ chân trắng
Hiện nay, để sản xuất ra khoảng 20 - 25 tỷ con giống, Việt Nam cần khoảng
200.000 cặp tôm bố mẹ. Nguồn tôm bố mẹ sử dụng cho sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng ở Việt Nam nhập từ Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia (khoảng 80%), còn lượng
tôm giống nhập từ Hawaii chỉ chiếm khoảng 20%. Nguyên nhân chính là do giá tôm bố
mẹ từ cácnguồn chênh lệch rất cao nên không thể kiểm soát. Giá nhập tôm thẻ chân trắng
bố mẹ từ Hawaii khoảng 32 - 36 USD/cặp, còn tôm Thái Lan, Trung Quốc chỉ từ 22 đến
26 USD/cặp, tôm nhập lậu và nuôi tại chỗ chỉ khoảng 10 - 12 USD/cặp. Theo đó, mỗi
năm, cả nước chi phí khoảng 2 - 3 triệu USD để nhập tôm bố mẹ. Số tôm này nếu sản
xuất trong nước chỉ với giá thành 12 - 16 USD/cặp, có thể tiết kiệm được 1 - 1,5 triệu
USD mỗi năm. Hiện nay, Viện đang thực hiện chương trình hợp tác với Viện Hải dương
Hawaii để đưa các dòng tôm đã gia hóa ở giai đoạn tiền thành thục từ Hawaii vào Việt
Nam, nuôi thuần hóa để thích nghi với điều kiện và nuôi vỗ thành tôm bố mẹ cung cấp
cho thị trường trong nước. Theo đó, kinh phí thực hiện việc chuyển giao công nghệ và
các dòng tôm nhập từ Hawaii khoảng 2,4 triệu USD (tương đương 40 tỷ đồng); dự kiến,
kinh phí triển khai tại Việt Nam khoảng 32 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng trung tâm
gia hóa tôm khoảng 20 tỷ đồng. Trung tâm sẽ sản xuất tôm bố mẹ với số lượng đủ cung
NHU C

ẦU

45 TỶ PL
T
ỔNG SẢN
LƯỢNG 23 TỶ PL
NĂNG SU
ẤT TRẠI

TRIỆU PL
17

cấp cho nhu cầu của các trại sản xuất giống trong nước và xuất khẩu. Sau khi trung tâm
gia hóa tôm thẻ chân trắng bố mẹ được xây dựng, sẽ tạo ra các dòng tôm thích hợp với
điều kiện nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam; tôm sẽ tăng trưởng nhanh,
kháng bệnh tốt nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng xuất
khẩu ở Việt Nam [9].
Việc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đang thực hiện đề án chọn giống và
sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ an toàn sinh học ở Việt Nam sẽ là cơ hội tốt cho
người nuôi trồng thủy sản vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng từ nghề nuôi
tôm.
1.4.2. Kỹ thuật sản xuất giống
1.4.2.1. Nuôi vỗ tôm bố mẹ trong hệ thống bể xi măng
Xây dựng hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ, bể giao vĩ, bể cho đẻ, bể ương nuôi ấu trùng
và ấp trứng Artemia với chiều cao là 1 - 1,2m, có nhà bao che
Tôm bố mẹ được tuyển chọn từ nguồn tôm không mang mầm bệnh, con đực đã có
túi chứa tinh, con cái lên trứng phát triển ở giai đoạn I đến giai đoạn III
Môi trường trong bể nuôi được bảo đảm độ sâu của nước 0,8m, độ mặn >28ppt,
nhiệt độ 26 -30
o

C, pH từ 8,2 – 8,6, oxy hòa tan > 6mg/l (sục khí 24/24 giờ)
Mật độ thả nuôi từ 4 – 8 con/m
2

Thức ăn giàu đạm và các axid béo không no gồm mực, giun, ốc; khối lượng cho ăn
hàng ngày chiếm khoảng 10-20% trọng lượng thân. Thường sử dụng giải pháp cắt mắt để
kích thích tôm cái lên trứng nhanh
1.4.2.2. Tôm bố mẹ
 Yêu cầu kỹ thuật:
Tôm bố mẹ phải được nhập từ Hawai dòng sạch bệnh (dòng SPF) hoặc dòng
kháng bệnh (dòng SPR), có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ và kiểm dịch của cơ quan có
thẩm quyền.
Tôm mẹ được ương nuôi từ Post 12 - 15 phải đảm bảo các điều kiện sau[2]:
Post 12 -15 có nguồn gốc tôm Hawai dòng SPF hoặc dòng SPR, có chứng chỉ
nguồn gốc xuất xứ và kiểm dịch, không có mầm bệnh Taura, đốm trắng, đầu vàng, MBV,
IHHNV.
18

Tôm hậu bị phải được kiểm tra trước khi tuyển chọn thành tôm bố mẹ để nuôi thành
thục và cho đẻ.
Không tuyển chọn tôm bố mẹ từ nguồn tôm nuôi thương phẩm tại ao đìa.
 Chọn tôm bố mẹ cho nuôi vỗ thành thục và cho đẻ:
Chất lượng tôm bố mẹ cho nuôi vỗ thành thục và cho đẻ phải theo đúng yêu cầu kỹ
thuật được qui định theo bảng sau:
Bảng 1.1: Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ thành thục

Chỉ tiêu
Yêu cầu kỹ thuật
Tôm đực Tôm cái
Trọng lượng (g) Không dưới 35 Không dưới 40

Ngoại hình
- Cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt.
- Râu dài 1,5 – 2 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ.
Màu sắc Tự nhiên như màu của loài
Trạng thái hoạt
động
Khoẻ mạnh, hoạt động bình thường
Bệnh lý Không có mầm bệnh
Cơ quan sinh
dục
- Petasma còn nguyên vẹn, không
có vết lạ.
- Túi chứa tinh hơi phồng, màu
trắng sửa
- Thelycum còn nguyên vẹn,
không có vết lạ.
- Buồng trứng từ giai đoạn I
đến giai đoạn III.
Bảng 1.2: Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm thẻ chân trắng bố mẹ cho đẻ
Chỉ tiêu
Yêu cầu kỹ thuật
Tôm đực Tôm cái
Ngoại hình
- Cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt.
- Râu dài 1,5 – 2 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ.

×