Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng cục bộ (Thực tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 42 trang )

Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC HÌNH VẼ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG CỤC BỘ 7
1. 1. Mạng cục bộ - Kiến trúc mạng cục bộ 7
1. 1. 1. Khái niệm 7
1. 1. 2. Các hình trạng (Topo) mạng 7
1. 1. 3. Các phƣơng thức truy nhập đƣờng truyền 11
1. 2. Các chuẩn kết nối mạng cục bộ 12
1. 3. Các kỹ thuật mạng cục bộ 13
1. 3. 1. Ethernet (Fast Ethernet, Gigabit Ethernet) 13
1. 3. 2. Mạng cục bộ Token Ring 13
1. 3. 3. FDDI (Fiber Distributed Data Interconnection) 14
1. 3. 4. Mạng LAN ATM 14
1. 4. Mở rộng và phân đoạn mạng LAN 15
1. 4. 1. Cách mở rộng mạng LAN 15
1. 4. 2. Phân đoạn mạng LAN 16
1. 5. Các mô hình thiết kế mạng LAN 18
1. 5. 1. Mô hình phân cấp (Hierarchical models) 18
1. 5. 2. Mô hình an ninh – an toàn (Secure models) 19
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG MẠNG CỤC BỘ
20
2. 1. Phân tích thiết kế hệ thống mạng 20
2. 1. 1. Thu thập yêu cầu khách hàng 20


2. 1. 2. Phân tích yêu cầu 21
2. 2. Thiết kế giải pháp 22
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
2

2. 2. 1. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức lý luận (Logic) 22
2. 2. 2. Xây dựng chiến lƣợc khai thác và quản lý tài nguyên mạng 23
2. 2. 3. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lý 23
2. 2. 4. Chọn hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng 23
2. 3. Cài đặt hệ thống mạng 24
2. 3. 1. Lựa chọn, lắp đặt các thiết bị phần cứng 24
2. 3. 2. Cài đặt và cấu hình phần mềm 24
2. 4. Kiểm thử mạng 25
2. 5. Bảo trì hệ thống 25
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH TRIỂN KHAI THỰC TẾ 26
3. 1. Yêu cầu đặt ra (Nâng cấp hệ thống mạng cho Sở LĐ-TB xã hội Hà Nội)
26
3. 2. Khảo sát hiện trạng thực tế 27
3. 3. Phân tích, thiết kế hệ thống mạng 27
3. 4. Kế hoạch thực hiện (cài đặt, kiểm thử và bảo trì) 34
3. 4. 1 Cài đặt mạng 34
3. 4. 2 Kiểm thử hệ thống mạng 35
3. 4. 3 Bảo trì hệ thống mạng 35
3. 5. Danh sách các thiết bị và bảng giá 35
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42





Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Kí hiệu
Tên đầy đủ
1
ATM
Asynchronous Transfer Mode
2
CNTT
Công nghệ thông tin
3
CSDL
Cơ sở dữ liệu
4
CSMA/CD
Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection
5
DHCP
Dynamic Host Configuration Protocol
6
FDDI
Fiber Distributed Data Interface
7
LAN
Local Area Network
8

LĐ-TB-XH
Lao động thƣơng binh xã hội
9
WAN
Wide Area Network

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. 1: Mạng hình sao 7
Hình 1. 2: Mạng hình tuyến 8
Hình 1. 3: Mạng hình vòng 9
Hình 1. 4: Mạng dạng kết hợp 10
Hình 1. 5: Mô hình mạng phân cấp 18
Hình 1. 6: Mô hình tƣờng lửa 3 phần 19

Hình 3. 1: Sơ đồ tổng quan Sở LĐ-TB-XH Hà Nội 27
Hình 3. 2: Sơ đồ Logic mạng LAN 28
Hình 3. 3: Sơ đồ tổng thể tòa nhà Sở LĐ-TB-XH Hà Nội 29
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Quá trình mở rộng mạng ở các tầng 15
Bảng 2: Tổng kết thực hiện phân đoạn mạng bằng các thiết bị kết nối khác
nhau: 17
Bảng 3: Danh sách thiết bị đã có 35
Bảng 4: Số mét dây mạng dự kiến cho tòa A 37
Bảng 5: Số mét dây mạng dự kiến cho tòa B 38
Bảng 6: Số mét dây mạng dự kiến cho tòa C 39

Bảng 7: Bảng báo giá thiết bị: 39


Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
5

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trong khoa học máy tính một trong những lĩnh vực quan trọng
là lĩnh vực mạng máy tính. Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính đƣợc kết
nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua
lại với nhau, dùng chung hoặc chia sẻ dữ liệu thông qua việc in ấn hay sao chép
qua đĩa mềm, CDroom….
Vì vậy hạ tầng mạng máy tính là phần không thể thiếu trong các tổ chức
hay các công ty. Trong điều kiện kinh tế hiện nay hầu hết đa số các tổ chức hay
công ty có phạm vi sử dụng bị giới hạn bởi diện tích và mặt bằng đều triển khai
xây dựng mạng LAN để phục vụ cho việc quản lý dữ liệu nội bộ cơ quan mình
đƣợc thuận lợi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cũng nhƣ tính bảo mật dữ liệu.
Mặt khác mạng LAN còn giúp các nhân viên trong tổ chức hay công ty truy
nhập dữ liệu một cách thuận tiện với tốc độ cao. Một điểm thuận lợi nữa là
mạng LAN còn giúp cho ngƣời quản trị mạng phân quyền sử dụng tài nguyên
cho từng đối tƣợng là ngƣời dùng một cách rõ ràng và thuận tiện giúp cho
những ngƣời có trách nhiệm lãnh đạo công ty dễ dàng quản lý nhân viên và
điều hành công ty.
Trên cơ sở đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Thiết kế hệ thống
mạng cục bộ - LAN”.
Mục tiêu của đề tài bao gồm:
1. Tìm hiểu tổng quan về mạng cục bộ và lý thuyết thiết kế hệ thống
mạng cục bộ.
2. Triển khai, thực hiện xây dựng một hế thống mạng LAN trên
thực tế.

Bố cục của đề tài gồm 3 chƣơng đƣợc bố trí nhƣ sau:
 Chƣơng 1: Tổng quan về mạng cục bộ
Trình bày về các kiến trúc, các chuẩn kết nối, các kỹ thuật mạng
cục bộ. Đồng thời đƣa ra các phân đoạn mạng và các mô hình thiết kế
của mạng LAN.
 Chƣơng 2: Quy trình thiết kế mạng cục bộ
Trình bày chi tiết các bƣớc cần phải thực hiện để xây dựng một
mạng cục bộ và các vấn đề liên quan.
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
6

 Chƣơng 3: Mô hình triển khai thực tế
Đƣa ra mô hình mạng cục bộ trong điều kiện thực tế và kế hoạch
thực hiện chi tiết.
Do vốn kiến thức và trình độ hiểu biết còn hạn chế, hơn nữa do kinh
nghiệm chƣa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Chúng
em rất mong nhận đƣợc những nhận xét, đánh giá của các thầy cô và sự đóng
góp ý kiến của các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Chúng em xin cám ơn cô
giáo Lê Thị Hồng Vân đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, cung cấp cho chúng
em những tài liệu bổ ích. Giúp chúng em hoàn thành đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện
Đặng Ngọc Giang
Nguyễn Thái Hà
Nguyễn Hoàng Việt













Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG CỤC BỘ
Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính đƣợc kết nối với nhau theo
một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau.
1. 1. Mạng cục bộ - Kiến trúc mạng cục bộ
1. 1. 1. Khái niệm
Mạng cục bộ (LAN) là hệ thống tốc độ cao đƣợc thiết kế để kết nối các
máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một
khu vực địa lý nhỏ nhƣ trong một tòa nhà hay một khu công sở nào đó.
1. 1. 2. Các hình trạng (Topo) mạng
Cấu trúc Topo (Network Topology) của LAN là kiến trúc hình học thể
hiện cách bố trí các đƣờng cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng
hoàn chỉnh. Hầu hết, các mạng LAN ngày nay đều đƣợc thiết kế để hoạt động
dựa trên một cấu trúc mạng định trƣớc. Điển hình và sử dụng nhiều nhất là các
cấu trúc: dạng hình sao, dạng hình tuyến, dạng vòng cùng với những cấu trúc
kết hợp của chúng.
1. 1. 2. a. Mạng hình sao (Star Topology)
Mạng dạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút thông
tin. Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác
của mạng. Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các
chức nǎng cơ bản là:

- Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận đƣợc phép chiếm tuyến thông tin và
liên lạc với nhau.
- Cho phép theo dõi và xử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin.
- Thông báo các trạng thái của mạng.



Hình 1. 1: Mạng hình sao
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
8

Các ưu điểm của mạng hình sao:
- Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó
ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thƣờng.
- Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
- Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu cầu của ngƣời sử dụng.
Các nhược điểm của mạng hình sao:
- Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung
tâm.
- Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến
trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).
1. 1. 2. b. Mạng hình tuyến (Bus Topology)
Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác –
các nút, đều đƣợc nối về với nhau trên một trục đƣờng dây cáp chính để chuyển
tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đƣờng dây cáp chính này. Phía
hai đầu dây cáp đƣợc bịt bởi một thiết bị gọi là “terminator”. Các tín hiệu và dữ
liệu khi truyền đi dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.






Hình 1. 2: Mạng hình tuyến
Các ưu điểm của mạng hình Bus:
- Dùng dây cáp ít, dễ lắp đặt.
- Không giới hạn độ dài cáp.
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
9

Các nhược điểm của mạng hình Bus:
- Sẽ gây ra nghẽn mạng khi chuyển lƣu lƣợng dữ liệu lớn.
- Khi một trạm trên đƣờng truyền bị hỏng thì các trạm khác cũng phải
ngừng hoạt động.
1. 1. 2. c. Mạng hình vòng (Ring Topology)
Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đƣờng dây cáp đƣợc thiết
kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó.
Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ đƣợc một nút mà thôi. Dữ
liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.




Hình 1. 3: Mạng hình vòng
Các ưu điểm của mạng hình vòng:
- Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đƣờng dây
cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.
- Mỗi trạm có thể đạt tới tốc độ tối đa khi truy nhập.
Các nhược điểm của mạng hình vòng: Đƣờng dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở
một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.







Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
10

1. 1. 2. d. Mạng dạng kết hợp
Là sự kết hợp của các kiểu kết nối khác nhau.

Hình 1. 4: Mạng dạng kết hợp
Kết hợp hình sao và tuyến (Star/Bus Topology):
Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò
thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology
hoặc Bus Topology.
Ƣu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở
cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình
dạng này đƣa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đƣờng dây tƣơng thích dễ
dàng đối với bất cứ toà nhà nào.
Kết hợp hình sao và vòng (Stars/Ring Topology):
Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một "thẻ bài" liên lạc
(Token) đƣợc chuyển vòng quanh một cái HUB trung tâm. Mỗi trạm làm việc
(workstation) đƣợc nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng
khoảng cách cần thiết.



Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ

11

1. 1. 3. Các phƣơng thức truy nhập đƣờng truyền
1. 1. 3. a. Giao thức CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision
Detection)
Giao thức CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision
Detection) thƣờng đƣợc dùng cho mạng có cấu trúc hình tuyến, các máy trạm
cùng chia sẻ một kênh truyền thông chung, các trạm đều có cơ hội thâm nhập
đƣờng truyền nhƣ nhau (Multiple Access).
Tuy nhiên, tại một thời điểm thì chỉ có một trạm đƣợc truyền dữ liệu mà
thôi, trƣớc khi truyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đƣờng truyền để chắc
chắn rằng đƣờng truyền đang rỗi (Carrier Sense). Nếu gặp đƣờng truyền rỗi
mới đƣợc truyền.
Trong trƣờng hợp hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, lúc
này khả năng xảy ra xung đột dữ liệu sẽ là rất cao. Các trạm tham gia phải phát
hiện đƣợc sự xung đột và thông báo tới các trạm khác gây ra xung đột
(Collision Dection), đồng thời các trạm phải ngừng thâm nhập truyền dữ liệu
ngay, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi mới tiếp tục
truyền tiếp.
Khi lƣu lƣợng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc
xung đột có thể xảy ra với số lƣợng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền thông
tin của hệ thống.
1. 1. 3. b. Giao thức truyển thẻ bài (Token passing)
Giao thức này thƣờng đƣợc dùng trong các mạng LAN có cấu trúc
“dạng vòng” sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài (Token) để cấp phát quyền truy
nhập đƣờng truyền dữ liệu đi.
Thẻ bài ở đây là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thƣớc và nội dung
(gồm các thông tin điều khiển ) đƣợc quy định riêng cho mỗi giao thức. Trong
đƣờng dây cáp liên tục có một thẻ bài chạy quanh trong mạng.
Phần dữ liệu của thẻ bài có một bít biểu diễn trạng thái sử dụng của nó

(bận hoặc rỗi). Trong thẻ bài có chứa một địa chỉ đích và mạng dạng xoay vòng
thì trật tự của sự truyền thẻ bài tƣơng đƣơng với trật tự vật lý của trạm xung
quanh vòng. Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận đƣợc một
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
12

thẻ bài rỗi, khi đó trạm sẽ đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ
liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng.
Thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu. Trạm đích sau khi nhận khung
mang dữ liệu này sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo
vòng nhƣng thêm một thông tin xác nhận. Trạm nguồn nhận lại khung của
mình (theo vòng) đã nhận đúng, rồi bít bận thành bít rỗi và truyền thẻ bài đi.
Vì thẻ bài chạy vòng quanh trong mạng kín và có một thẻ nên việc đụng
độ dữ liệu không thể xảy ra. Do vậy hiệu suất truyền dữ liệu của mạng không
thay đổi, trong các giao thức này cần giải quyết hai vấn đề có thể dẫn đến phá
vỡ hệ thống. Một là việc mất thẻ bài làm cho trên vòng không còn thẻ bài lƣu
chuyển nữa. Hai là một thẻ bài tuân thủ đúng sự phân chia của môi trƣờng
mạng, hoạt động dựa vào sự xoay vòng tới các trạm.
Việc truyền thẻ bài sẽ không thực hiện đƣợc nếu việc xoay vòng bị đứt
đoạn. Giao thức phải chứa các thủ tục kiểm tra thẻ bài để cho phép khôi phục
lại thẻ bài bị mất hoặc thay thế trạng thái của thẻ bài và cung cấp các phƣơng
tiện để sửa đổi logic (thêm vào, bớt đi hoặc định lại trật tự của các trạm).
1. 2. Các chuẩn kết nối mạng cục bộ
IEEE là tổ chức đi tiên phong trong lĩnh vực chuẩn hoá mạng cục bộvới
đề án IEEE 802 với kết quả là một loạt các chuẩn thuộc họ IEEE 802. x ra đời
và là chuẩn đặc tả kiến trúc mạng, kết nối giữa các mạng và việc quản trị mạng
đối với mạng cục bộ.
 IEEE 802.2: Là chuẩn đặc tả tầng dịch vụ giao thức của mạng cục bộ.
 IEEE 802.3: Là chuẩn đặc tả một mạng cục bộ dựa trên mạng Ethernet
nổi tiếng của Digital, Intel và Xerox hợp tác xây dựng từ năm 1980. Các

chuẩn quy định vật lý nhƣ 10BASE5, 10BASE2, 10BASE-F.
 IEEE 802.4: Là chuẩn đặc tả mạng cục bộ với Topo dạng Bus sử dụng
thẻ bài để điều khiển truy nhập đƣờng truyền.
 IEEE 802.5: Là chuẩn đặc tả mạng cục bộ với topo mạng dạng vòng
(ring) dùng thẻ bài để điều việc truy nhập đƣờng truyền.
 IEEE 802.6: Là chuẩn đặc tả tốc độ cao kết nối nhiều LAN thuộc các
khu vực khác nhau của thành phố, đô thị (mạng WAN).
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
13

 IEEE 802.9: Là chuẩn đặc tả một mạng tích hợp dữ liệu và tiếng nói bao
gồm một kênh di bộ 10 Mb/s và 96 kênh 64 Kbps. Chuẩn này đƣợc xây
dựng cho các môi trƣờng truyền dẫn có lƣu lƣợng lớn và cấp bách.
 IEEE 802.10: Là chuẩn đặc tả về an toàn thông tin trong mạng cục bộ có
khả năng liên tác.
 IEEE 802.11: Là chuẩn đặc tả mạng cục bộ không dây (Wireless LAN)
hiện đang đƣợc tiếp tục phát triển.
 IEEE 802.12: Là chuẩn đặc tả mạng cục bộ sử dụng Topo hình sao và
phƣơng pháp truy nhập đƣờng truyền có điều khiển tranh chấp, chuẩn
này nhằm cung cấp một mạng cục bộ có tốc độ cao (100Mbps và lớn
hơn) có thể hoạt động trong môi trƣờng Ethernet và Token Ring.
1. 3. Các kỹ thuật mạng cục bộ
1. 3. 1. Ethernet (Fast Ethernet, Gigabit Ethernet)
Công nghệ mạng Ethernet đƣợc định nghĩa dựa theo chuẩn IEEE 802.3
(CSMA/CD) với tốc độ ban đầu của Ethernet LAN là 10Mbps (10Base). Hỗ trợ
4 chuẩn vật lý sau: 10Base-5 (Cáp đồng trục béo), 10Base-2 (Cáp đồng trục
gầy), 10Base-T (Cáp xoắn đôi) và 10Base-F (Cáp quang).
Sau này phát triển lên tốc độ truyền tải dữ liệu là 100Mbps (100Base),
còn gọi là Ethernet cao tốc (Fast Ethernet). Hỗ trợ 3 chuẩn vật lý là 100Base-
TX (Cáp xoắn đôi), 100Base-T4 (Cáp xoắn đôi) và 100Base-T (Cáp quang).

Chuẩn cao cấp nhất hiện nay là Gigabit Ethernet LAN có tốc độ truyền
tải dữ liệu là 1Gbps (1000Base). Hỗ trợ 3 chuẩn vật lý là 1000Base-LX (Cáp
quang), 1000Base-SX (Cáp quang) và 1000Base-CX (Cáp dây đồng bọc kim).
Trong tƣơng lai kỹ thuật Ethernet có thể lên tới 10Gbps (sử dụng cáp sợi
quang), gọi là chuẩn 10GbE. Sử dụng cáp đồng trục mảnh hoặc cáp đồng trục
lớn hoặc cáp UTP và đƣợc dùng với mạng Bus hoặc Star, phƣơng thức truy
nhập đƣờng truyền CSMA/CD.
1. 3. 2. Mạng cục bộ Token Ring
Nguyên tắc của mạng Token Ring đƣợc chuẩn hóa trong chuẩn 802.5 có
thể chạy ở tốc độ 4Mbps hoặc 16Mbps. Phƣơng pháp truy cập dùng trong
mạng Token Ring gọi là Token passing. Token passing là phƣơng pháp truy
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
14

nhập xác định, trong đó các xung đột đƣợc ngǎn ngừa bằng cách ở mỗi thời
điểm chỉ một trạm có thể đƣợc truyền tín hiệu và hiệu suất truyền dữ liệu của
mạng không thay đổi.
Điều này đƣợc thực hiện bằng việc truyền một bó tín hiệu đặc biệt gọi là
Token (mã thông báo) xoay vòng từ trạm này qua trạm khác. Một trạm chỉ có
thể gửi đi bó dữ liệu khi nó nhận đƣợc mã không bận. Ngƣợc lại, trạm sẽ đổi
bit trạng thái của thẻ bài thành bận, nép gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi
nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng. Trong các giao thức này cần
giải quyết hai vấn đề có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống. Một là việc mất thẻ bài
làm cho trên vòng không còn thẻ bài lƣu chuyển nữa. Hai là một thẻ bài bận
lƣu chuyển không dừng trên vòng.
1. 3. 3. FDDI (Fiber Distributed Data Interconnection)
FDDI là công nghệ mạng vòng tín bài có thể truyền dữ liệu ở tốc độ 100
triệu bit/giây, nhanh gấp 8 lần mạng Token ring. Để cung ứng tốc độ dữ liệu
nhanh nhƣ vậy, FDDI dùng sợi quang để nối các máy thay cho cáp đồng.
Mạng FDDI sử dụng cáp quang có đặc điểm sau :

- Chiều dài của cáp tối đa của cáp (2 vòng) là 100km, nếu cáp (1 vòng) thì
chiều dài tối đa là 200km. Khả năng hỗ trợ 500 máy trong một mạng.
Chỉ bị nghe lén khi vòng cáp bị đứt. Không bị nhiễu điện từ.
- FDDI dùng tính năng dự phòng để khắc phục sự cố. Một mạng FDDI
gồm hai vòng bao gồm : một dùng để gửi dữ liệu khi mọi việc đều ổn,
và chỉ sử dụng vòng thứ hai khi vòng một hỏng.
- Phƣơng pháp truy cập mạng FDDI sử dụng là phƣơng pháp Token-Ring.
1. 3. 4. Mạng LAN ATM
Đây là một trong những phƣơng pháp kết nối mạng LAN nhanh, tốc độ
đạt từ 155Mbps đến 622Mbps. Trên thực tế, theo lý thuyết nó có thể hỗ trợ tốc
độ cao hơn khả năng hiện thời của các phƣơng tiện truyền dẫn hiện nay. Tuy
nhiên, tốc độ cao có nghĩa là chi phí cũng cao hơn.


Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
15

Các đặc trưng của ATM bao gồm:
- Sử dụng gói dữ liệu (cell) nhỏ, có kích thƣớc cố định (53 byte), dễ xử lý
hơn so với các gói dữ liệu có kích thƣớc thay đổi trong X. 25 và Frame
Relay. 53 bytes gồm 48 byte dữ liệu và 5 byte header.
- Tốc độ truyền dữ liệu cao, theo lý thuyết có thể đạt 1,2 Gbps.
- Chất lƣợng cao, độ nhiễu thấp nên gần nhƣ không cần đến việc kiểm tra
lỗi.
- Có thể sử dụng với nhiều phƣơng tiện truyền dẫn vật lý khác nhau ( cáp
đồng trục, cáp dây xoẵn, cáp sợi quang).
- Có thể truyền đồng thời nhiều loại dữ liệu.
1. 4. Mở rộng và phân đoạn mạng LAN
1. 4. 1. Cách mở rộng mạng LAN
Mở rộng mạng LAN là sự nối kết lại của nhiều mạng riêng lẻ bởi các

thiết bị nối mạng trung gian và chúng vận hành nhƣ chỉ là một mạng lớn.
Ngƣời ta thực hiện mở rộng mạng để nối kết nhiều mạng lại với nhau nhờ đó
mở rộng đƣợc phạm vi, số lƣợng máy tính trong mạng, cũng nhƣ cho phép các
mạng đƣợc xây dựng theo các chuẩn khác nhau có thể giao tiếp đƣợc với nhau.
Mở rộng mạng có thể đƣợc thực hiện ở những tầng khác nhau, tùy thuộc
vào mục đích cũng nhƣ thiết bị mà ta sử dụng. Dƣới đây là bảng thể hiện chi
tiết việc mở rộng mạng ở các tầng và mục đích cũng nhƣ các thiết bị sử dụng
trong quá trình mở rộng mạng.
Bảng 1: Quá trình mở rộng mạng ở các tầng
Tầng kết nối
Mục đích
Thiết bị sử dụng
Tầng vật lý
Tăng số lƣợng và phạm vi
mạng LAN.
HUB / Repeater
Tầng liên kết dữ liệu
Nối kết các mạng LAN có
tầng vật lý khác nhau.
Phân chia vùng đụng độ để
cải thiện hiệu suất mạng.
Cầu nối (Bridge).
Bộ chuyển hoán vị
(Switch).
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
16

Tầng mạng
Mở rộng kích thƣớc và số
lƣợng máy tính trong mạng,

hình thành mạng WAN.
Router
Các tầng còn lại
Nối kết các ứng dụng lại
với nhau
Gateway
1. 4. 2. Phân đoạn mạng LAN
Mục đích của phân đoạn mạng cục bộ là phân chia băng thông cho hợp
lý đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng trong mạng đồng thời tận dụng hiệu quả
nhất băng thông đang có.
1. 4. 2. a. Phân đoạn mạng bằng Repeater
Thực chất, Repeater không phân đoạn mạng mà chỉ mở rộng đoạn mạng
về mặt vật lý. Nói chính xác, Repeater cho phép mở rộng miền xung đột.
Điều cần chú ý khi sử dụng Repeater để mở rộng mạng, thì khoảng cách
xa nhất giữa 2 máy trạm sẽ bị hạn chế. Trong hoạt động của Ethernet, trong
cùng miền xung đột, giá trị slotTime sẽ quy định việc kết nối các thiết bị. Việc
sử dụng nhiều Repeater làm tăng giá trị trễ truyền khung vƣợt quá giá trị cho
phép gây ra hoạt động không đúng trong mạng.
1. 4. 2. b. Phân đoạn mạng bằng cầu nối (Bridge)
Cầu nối hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI, nó có khả năng kiểm tra
phần địa chỉ MAC trong khung, và dựa vào địa chỉ nguồn, đích nó sẽ đƣa ra
quyết định đẩy khung này tới đâu. Quan trọng là qua đó ta có thể liên kết các
miền xung đột với nhau trong cùng một miền quảng bá mà các miền xung đột
này vẫn độc lập với nhau.
Khác với trƣờng hợp sử dụng Repeater ở trên, băng thông lúc này chỉ bị
chia sẻ trong từng miền xung đột, mỗi máy trạm đƣợc sử dụng nhiều băng
thông hơn. Lợi ích khác của việc sử dụng cầu là ta có hai miền xung đột riêng
biệt nên mỗi miền có riêng giá trị slotTime do vậy có thể mở rộng tối đa cho
từng miền.
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ

17

Tuy nhiên việc sử dụng cầu cũng bị giới hạn bởi quy tắc 80/20. Theo
quy tắc này, cầu chỉ hoạt động hiệu quả khi chỉ có 20 % tải của phân đoạn đi
qua cầu , 80% là tải trong nội bộ phân đoạn.
Trƣờng hợp ngƣợc lại với quy tắc này, hai phân đoạn kết nối bởi cầu có
thể xem nhƣ cùng một phân đoạn mạng, không đƣợc lợi gì về băng thông.
1. 4. 2. c. Phân đoạn mạng bằng Router
Router hoạt động ở tầng 3 trong mô hình OSI, nó có khả năng kiểm tra
header của gói IP nên đƣa ra quyết định. Đơn vị dữ liệu mà các bộ định tuyến
thao tác là các gói IP (các bộ chuyển mạch và cầu nối thao tác với các khung
tin). Bộ định tuyến đồng thời tạo ra các miền xung đột và miền quảng bá riêng
biệt.
1. 4. 2. d. Phân đoạn mạng bằng bộ chuyển mạch (Switch)
Bộ chuyển mạch là một thiết bị phức tạp nhiều cổng cho phép cấu hình
theo nhiều cách khác nhau. Có thể cấu hình để nó trở thành nhiều cầu ảo.
Bảng 2: Tổng kết thực hiện phân đoạn mạng bằng các thiết bị kết nối khác
nhau:
Thiết bị
Miền xung đột
Miền quảng bá
Repeater
Một
Một
Bridge
Nhiều
Một
Router
Nhiều
Nhiều

Switch
Nhiều
Một hoặc Nhiều


Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
18

1. 5. Các mô hình thiết kế mạng LAN
1. 5. 1. Mô hình phân cấp (Hierarchical models)
Đây là mô hình phân cấp có cấu trúc nhƣ sau:





Hình 1. 5: Mô hình mạng phân cấp
Lớp lõi (Core Layer): Đây là trục xƣơng sống của mạng (backbone)
dùng các bộ chuyển mạch có tốc độ cao (high speed switching). Thƣờng có các
đặc tính nhƣ độ tin cậy cao, có công suất dƣ thừa, có khả năng tự khắc phục lỗi,
có khả năng thích nghi cao, đáp ứng nhanh, dễ quản lý, có khả năng lọc gói hay
lọc các tiến trình đang truyền trong mạng.
Lớp phân tán (Distrubution Layer): Lớp này là gianh giới giữa lớp truy
nhập và lớp lõi của mạng. Thực hiện các chức năng nhƣ đảm bảo gửi dữ liệu
đến từng phân đoạn mạng, đảm bảo an ninh - an toàn, phân đoạn mạng theo
nhóm công tác, chia miền Broadcast/Multicast, định tuyền giữa các miền, tạo
biên giới giữa các miền trong định tuyến tĩnh và động, thực hiện các bộ lọc gói
(theo địa chỉ, số hiệu cổng), thực hiện các cơ chế đảm bảo chất lƣợng dịch vụ
QoS.
Lớp truy nhập (Access Layer): Cung cấp các khả năng truy nhập cho

ngƣời dùng cục bộ hay từ xa truy nhập vào mạng. Thƣờng đƣợc thực hiện bằng
các bộ chuyển mạch trong môi trƣờng Campus hay các công nghệ WAN.
Lợi điểm của mô hình là giá thành thấp, dễ cài đặt, dễ mở rộng, dễ cô
lập lỗi.
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
19

1. 5. 2. Mô hình an ninh – an toàn (Secure models)
Mục đích của việc xây dựng mô hình an ninh – an toàn khi kết nối LAN
là xây dựng các phƣơng án để triển khai vấn đề an ninh – an toàn khi kết nối và
đƣa LAN vào hoạt động.
Đầu tiên, mục đích và yêu cầu về vấn đề an ninh – an toàn hệ thống ứng
dụng phải đƣợc vạch ra rõ ràng. Chẳng hạn mục tiêu và yêu cầu an ninh – an
toàn khi kết nối LAN cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc sẽ khác với kết nối
LAN cho các trƣờng đại học.
Thứ hai, mô hình an ninh – an toàn phải phù hợp với các chính sách,
nguyên tắc và luật lệ hiện hành.
Thứ ba, phải giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh – an toàn một
cách toàn cục. Có nghĩa là phải đảm bảo cả về phƣơng tiện kỹ thuật và con
ngƣời triển khai.
Mô hình hệ thống tưởng lửa 3 phần sử dụng trong thiết kế mạng LAN:






Hình 1. 6: Mô hình tƣờng lửa 3 phần
LAN cô lập làm vùng đệm giữa mạng công tác với mạng bên ngoài (LAN
cô lập đƣợc gọi là khu phi quân sự hay vùng DMZ).

Thiết bị định tuyến trong có cài đặt bộ lọc gói đƣợc đặt giữa DMZ và
mạng công tác.
Thiết bị định tuyến ngoài có cài đặt bộ lọc gói đƣợc đặt giữa DMZ và
mạng ngoài.
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
20

CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG
MẠNG CỤC BỘ
Ngày nay, mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của
tất cả các cơ quan, tổ chức. Nó đã trở thành một kênh trao đổi thông tin không
thể thiếu đƣợc trong thời đại công nghệ thông tin. Tuy nhiên, việc khai thác
một hệ thống mạng có hiệu quả để hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ của các cơ
quan, tổ chức thì còn gặp phải nhiều phức tạp. Hầu hết ngƣời ta chỉ chú trọng
đến việc mua phần cứng mạng mà không quan tâm đến yêu cầu khai thác sử
dụng về sau. Điều này dẫn đến hai khả năng: lãng phí trong đầu tƣ hoặc mạng
không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng.
Để tránh đƣợc điều này nếu ta có kế hoạch xây dựng và khai thác mạng
một cách rõ ràng. Thực tế, tiến trình xây dựng mạng cũng trải qua các giai đoạn
nhƣ việc xây dựng và phát triển một phần mềm. Nó cũng gồm các giai đoạn
nhƣ: Thu thập yêu cầu khách hàng, Phân tích yêu cầu, Thiết kế giải pháp mạng,
Cài đặt mạng, Kiểm thử và cuối cùng là Bảo trì mạng.
Chƣơng này sẽ giới thiệu sơ lƣợc về nhiệm vụ của từng giai đoạn để ta
có thể hình dung đƣợc tất cả các vấn đề có liên quan trong tiến trình xây dựng
mạng.
2. 1. Phân tích thiết kế hệ thống mạng
2. 1. 1. Thu thập yêu cầu khách hàng
Mục đích của giai đoạn này là nhằm xác định mong muốn của khách
hàng trên mạng mà chúng ta sắp xây dựng. Những câu hỏi cần đƣợc trả lời
trong giai đoạn này là:

- Bạn thiết lập mạng để làm gì? Sử dụng nó cho mục đích gì?
- Các máy tính nào sẽ đƣợc nối mạng?
- Những ngƣời nào sẽ đƣợc sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng
mạng của từng ngƣời/nhóm ngƣời ra sao?
- Trong vòng 3 - 5 năm tới bạn có nối thêm máy vào mạng không, nếu
có ở đâu, số lƣợng bao nhiêu?
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
21

Phƣơng pháp thực hiện của giai đoạn này là bạn phải phỏng vấn trực
tiếp khách hàng, nhân viên các phòng mạng máy tính sẽ đƣợc nối mạng. Thông
thƣờng các đối tƣợng mà bạn phỏng vấn không có chuyên môn sâu hoặc không
có chuyên môn về mạng. Cho nên bạn nên tránh sử dụng những thuật ngữ
chuyên môn để trao đổi với họ. Chẳng hạn nên hỏi khách hàng “ Bạn có muốn
ngƣời trong cơ quan bạn gửi mail đƣợc cho nhau không?”, hơn là hỏi “Bạn có
muốn cài đặt Mail server cho mạng không?”. Những câu trả lời của khách hàng
thƣờng không có cấu trúc, rất lộn xộn, nó xuất phát từ góc nhìn của ngƣời sử
dụng, không phải là góc nhìn của kỹ sƣ mạng. Ngƣời thực hiện phỏng vấn phải
có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Phải biết cách đặt câu hỏi và
tổng hợp thông tin.
Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát
thực địa” để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai
máy tính trong mạng, dự kiến đƣờng đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công
trình kiến trúc nơi mạng sẽ đi qua. Thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc
chọn công nghệ và ảnh hƣởng lớn đến chi phí mạng. Chú ý đến ràng buộc về
mặt thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đƣờng dây
mạng bên trong nó. Giải pháp để nối kết mạng cho 2 tòa nhà tách rời nhau bằng
một khoảng không phải đặc biệt lƣu ý. Sau khi khảo sát thực địa, cần vẽ lại
thực địa hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp cho chúng ta sơ đồ thiết kế của
công trình kiến trúc mà mạng đi qua.

Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần
tìm hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan
khách hàng, mức độ thƣờng xuyên và lƣợng thông tin trao đổi. Điều này giúp
ích ta trong việc chọn băng thông cần thiết cho các nhánh mạng sau này.
2. 1. 2. Phân tích yêu cầu
Khi đã có đƣợc yêu cầu của khách hàng, bƣớc kế tiếp là ta đi phân tích
yêu cầu để xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”, trong đó xác định
rõ những vấn đề sau:
- Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng? (Dịch vụ chia sẻ tập
tin, chia sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thƣ điện tử, Truy cập Internet
hay không ?, . . . )
- Mô hình mạng là gì? (Workgroup hay Client / Server ? . . . )
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
22

- Mức độ yêu cầu an toàn mạng.
- Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng.
2. 2. Thiết kế giải pháp
Bƣớc kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa
mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn
lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê
nhƣ sau:
- Kinh phí dành cho hệ thống mạng.
- Công nghệ phổ biến trên thị trƣờng.
- Thói quen về công nghệ của khách hàng.
- Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.
- Ràng buộc về pháp lý.
Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ƣu tiên, sự chi phối của
các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các
công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau. Chúng đƣợc mô tả

nhƣ sau:
2. 2. 1. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức lý luận (Logic)
Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý liên quan đến việc chọn lựa mô hình
mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng
mạng. Mô hình mạng đƣợc chọn phải hỗ trợ đƣợc tất cả các dịch vụ đã đƣợc
mô tả trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Mô hình mạng có thể chọn là
Workgroup hay Domain (Client/Server) đi kèm với giao thức TCP/IP,
NETBEUI hay IPX/SPX.
Ví dụ:
- Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thƣ mục giữa
những ngƣời dùng trong mạng cục bộ và không đặt nặng vấn đề an toàn
mạng thì ta có thể chọn Mô hình Workgroup.
- Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thƣ mục giữa
những ngƣời dùng trong mạng cục bộ nhƣng có yêu cầu quản lý ngƣời
dùng trên mạng thì phải chọn Mô hình Domain.
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
23

- Nếu hai mạng trên cần có dịch vụ mail hoặc kích thƣớc mạng đƣợc mở
rộng, số lƣợng máy tính trong mạng lớn thì cần lƣu ý thêm về giao thức
sử dụng cho mạng phải là TCP/IP.
Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng. Những vấn đề
chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là:
- Định vị các thành phần nhận dạng mạng, bao gồm việc đặt tên cho
Domain, Workgroup, máy tính, định địa chỉ IP cho các máy, định cổng
cho từng dịch vụ.
- Phân chia mạng con, thực hiện vạch đƣờng đi cho thông tin trên mạng.
2. 2. 2. Xây dựng chiến lƣợc khai thác và quản lý tài nguyên mạng
Chiến lƣợc này nhằm xác định ai đƣợc quyền làm gì trên hệ thống
mạng. Thông thƣờng, ngƣời dùng trong mạng đƣợc nhóm lại thành từng nhóm

và việc phân quyền đƣợc thực hiện trên các nhóm ngƣời dùng.
2. 2. 3. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lý
Căn cứ vào sơ đồ thiết kế mạng ở mức luận lý, kết hợp với kết quả khảo
sát thực địa bƣớc kế tiếp ta tiến hành thiết kế mạng ở mức vật lý. Sơ đồ mạng ở
mức vật lý mô tả chi tiết về vị trí đi dây mạng ở thực địa, vị trí của các thiết bị
nối kết mạng nhƣ Hub, Switch, Router, vị trí các máy chủ và các máy trạm. Từ
đó đƣa ra đƣợc một bảng dự trù các thiết bị mạng cần mua. Trong đó mỗi thiết
bị cần nêu rõ: tên thiết bị, thông số kỹ thuật, đơn vị tính, đơn giá,…
2. 2. 4. Chọn hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng
Một mô hình mạng có thể đƣợc cài đặt dƣới nhiều hệ điều hành khác
nhau. Chẳng hạn với mô hình Domain, ta có nhiều lựa chọn nhƣ: Windows NT,
Windows 2000, Netware, Unix, Linux,. . . Tƣơng tự, các giao thức thông dụng
nhƣ TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng đƣợc hỗ trợ trong hầu hết các hệ điều
hành. Chính vì thế ta có một phạm vi chọn lựa rất lớn. Quyết định chọn lựa hệ
điều hành mạng thông thƣờng dựa vào các yếu tố nhƣ:
- Giá thành phần mềm của giải pháp.
- Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm.
- Sự quen thuộc của ngƣời xây dựng mạng đối với phần mềm.
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
24

Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó.
Giá thành phần mềm của giải pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều
hành đƣợc chọn mà nó còn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng
chạy trên nó. Hiện nay có hai xu hƣớng chọn lựa hệ điều hành mạng: các hệ
điều hành mạng của Microsoft Windows hoặc các phiên bản của Linux.
Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bƣớc kế tiếp là tiến hành chọn các
phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tƣơng thích với
hệ điều hành đã chọn.
2. 3. Cài đặt hệ thống mạng

Khi bản thiết kế đã đƣợc thẩm định, bƣớc kế tiếp là tiến hành lắp đặt
phần cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế.
2. 3. 1. Lựa chọn, lắp đặt các thiết bị phần cứng
Việc lựa chọn thiết bị cho việc lắp đặt hệ thống mạng cũng rất quan
trong, việc khảo sát công ty và nhu cầu của công ty đặt ra thế nào thì việc lựa
chọn thiết bị cũng ảnh hƣởng đến rất nhiều. Nhu cầu công ty đặt ra nhƣ nào hệ
thống gồm bao nhiêu phòng ban, máy móc yêu cầu thế nào. Từ những việc trên
chúng ta mới căn cứ vào đó và đƣa ra bảng dự trù và danh sách những loại thiết
bị nào chúng ta nên dùng và những thiết bị nào chúng ta có thể nâng cấp thêm.
Lựa chọn thiết bị chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng và kinh phí chi trả
cho các thiết bị.
Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị
nối kết mạng (Hub, Switch, Router) vào đúng vị trí nhƣ trong thiết kế mạng ở
mức vật lý đã mô tả.
2. 3. 2. Cài đặt và cấu hình phần mềm
Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm:
- Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server, các máy trạm.
- Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng.
- Tạo ngƣời dùng, phân quyền sử dụng mạng cho ngƣời dùng.
Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải tuân thủ theo sơ đồ thiết
kế mạng mức luận lý đã mô tả. Việc phân quyền cho ngƣời dùng phải theo
đúng chiến lƣợc khai thác và quản lý tài nguyên mạng.
Thực tập cơ sở chuyên ngành Thiết kế hệ thống mạng cục bộ
25

Nếu trong mạng có sử dụng Router hay phân nhánh mạng con thì cần
thiết phải thực hiện bƣớc xây dựng bảng chọn đƣờng trên các router và trên các
máy tính.
2. 4. Kiểm thử mạng
Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã đƣợc nối vào

mạng. Bƣớc kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng.
Trƣớc tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm
tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của ngƣời dùng vào các dịch
vụ và mức độ an toàn của hệ thống.
Nội dung kiểm thử dựa vào bảng Đặc tả yêu cầu mạng đã đƣợc xác định
lúc đầu.
2. 5. Bảo trì hệ thống
Mạng sau khi đã cài đặt xong cần đƣợc bảo trì một khoảng thời gian
nhất định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và
cài đặt mạng.











×