Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương ở thành phố tuy hòa tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.77 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRẦN NGỌC KHÁNH




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀNG CÂU CÁ NGỪ ĐẠI
DƯƠNG Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN








LUẬN VĂN THẠC SĨ






NHA TRANG - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRẦN NGỌC KHÁNH




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀNG CÂU CÁ NGỪ ĐẠI
DƯƠNG Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN



Chuyên ngành: Khai thác Thủy sản
Mã số: 60.62.80



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Thái Văn Ngạn




NHA TRANG - 2011
MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ iv
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.1. Nghiên cứu sự di cư của cá ngừ và xác định ngư trường 3
1.1.2. Độ sâu phân bố của cá ngừ đại dương 4
1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước biển đến sự phân bố của cá ngừ 5
1.1.4. Ảnh hưởng của địa hình đáy biển đến sự phân bố của cá ngừ 6
1.1.5. Đặc điểm sinh học cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) 6
1.1.6. Đặc điểm sinh học cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) 7
1.1.7. Công nghệ khai thác cá ngừ 8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Nội dung nghiên cứu 15
2.1.1. Khảo sát hiện trạng nghề câu cá ngừ ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên 15
2.1.2. Khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trong thực tiễn sản
xuất ở thành phố Tuy Hòa 15
2.1.3. Đánh giá hiệu quả khai thác của vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát 15
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 15
2.2.4. Phân tích và xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Hiện trạng nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa-Phú Yên 27
3.1.1. Cơ cấu nghề nghiệp nghề khai thác hải sản tỉnh Phú Yên 27

3.1.2. Đối tượng, mùa vụ và ngư trường khai thác 28
3.1.3. Đặc tính kỹ thuật tàu thuyền làm nghề câu vàng cá ngừ đại dương 28
3.1.4. Đặc điểm kỹ thuật vàng câu cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa 30
3.2. Khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trong thực tiễn sản xuất ở
thành phố Tuy Hòa 33
3.2.1. Cơ sở khoa học để đề tài “Câu cá ngừ đại dương” đề xuất vàng câu cá ngừ đại
dương cải tiến. 33
ii

3.2.2. Khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến ở thành phố Tuy
Hòa tỉnh Phú Yên 35
3.3. Đánh giá hiệu quả khai thác của vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến 36
3.3.1. Thi công vàng câu 36
3.3.2. Bố trí thí nghiệm 36
3.3.3. Sản lượng và thành phần loài cá đánh bắt 39
3.3.4. Năng suất khai thác 40
3.3.5. Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trên cơ sở năng suất
khai thác 41
3.3.6. Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trên cơ sở hiệu quả
kinh tế 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 45
1. Kết luận 45
2. Đề xuất 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 49



i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài liệu,
thực hiện điều tra, khảo sát tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và các chuyến đánh
bắt thử nghiệm trên tàu làm nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại thành phố Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên.
Một số số liệu sử dụng trong luận văn được trích từ một phần kết quả của đề tài
cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại
dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ”. Các số liệu này được Lãnh đạo
Viện Nghiên cứu Hải sản, Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ nói trên cho phép sử dụng.
Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp
khoa học và đảm bảo độ tin cậy. Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không trùng
lặp với bất cứ luận án bảo vệ học vị nào đã có trước đây.
Hải Phòng, ngày 01 tháng 04 năm 2011

Tác giả



Trần Ngọc Khánh

















ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Thái Văn Ngạn và TS. Trần Đức
Phú là những người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, chủ nhiệm đề tài:
“Nghiên cứu cải tiến ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở
vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ”, đã cho phép và tạo mọi điều kiện để tôi sử
dụng một số số liệu của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác-
Viện Nghiên cứu Hải sản đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Khai thác, Quý
thầy trong Khoa Khai thác đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Hải Phòng, ngày 1 tháng 04 năm 2011

Tác giả



Trần Ngọc Khánh
















iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
4 CP
Chi phí
5 CT
Cải tiến
6 cv
Mã lực
7 d
Đường kính dây câu
8 ĐC
Đối chứng
9 DTTB
Doanh thu trung bình
10 ĐVT
Đơn vị tính

11 FL
Chiều dài thân cá
12 g
Gram
13 GHTC
Giới hạn tin cậy
14 HSBT
Hệ số biến thiên
15 kg
Kilogram
16 km
Kilomet
17 mm
Milimet
18 N
Cỡ mẫu
19 SD
Độ lệch chuẩn
20 SL
Sản lượng
21 SLTB
Sản lượng trung bình
22 TB
Trung bình
23 TL
Trọng lượng















iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác cá ngừ đại dương 12
Bảng 1.2: Kích thước trung bình vỏ tàu câu vàng theo nhóm công suất 13
Bảng 2.1: Thống kê trang bị toàn bộ vàng câu cá ngừ đại dương tàu PY2979BTS 18
Bảng 2.2: Bảng thống kê trang bị toàn bộ vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến 21
Bảng 3.1: Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản tỉnh Phú Yên 27
Bảng 3.2: Biến động tỷ lệ ngành nghề khai thác theo kích thước vỏ tàu tại tỉnh Phú Yên
năm 2009 28
Bảng 3.3: Thông số cơ bản vỏ tàu làm nghề lưới câu vàng cá ngừ đại dương 28
Bảng 3.4: Thống kê máy chính và máy phụ trang bị trên tàu 29
Bảng 3.5: Thống kê trang thiết bị hàng hải, khai thác 29
Bảng 3.6: Vàng câu cá ngừ đại dương trang bị trên tàu 30
Bảng 3.7: Thông số cơ bản vàng câu thử nghiệm lựa chọn chiều dài thẻo câu phù hợp của
đề tài và vàng câu đối chứng 34
Bảng 3.8: Bảng thống kê trang bị toàn bộ vàng câu cá ngừ đại dương do đề tài đề xuất .35
Bảng 3.9: Tổng hợp các mẻ câu thí nghiệm vàng câu đối chứng của tàu PY92979TS 37
Bảng 3.10: Tổng hợp các mẻ câu thí nghiệm vàng câu cải tiến trên tàu PY92979TS 38

Bảng 3.11: Thành phần loài và sản lượng trong 2 chuyến thử nghiệm 39
Bảng 3.12: Thống kê năng suất khai thác của 2 vàng câu 40
Bảng 3.13: Năng suất khai thác cá ngừ đại dương của 2 vàng câu 41
Bảng 3.14: Năng suất khai thác chung của 2 vàng câu 41
Bảng 3.15: Năng suất khai thác của một số tàu câu vàng cá ngừ đại dương khác 42
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của 1 số tàu câu cá ngừ đại dương 43

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) 6
Hình 1.2: Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) 7
Hình 2.1: Bản vẽ tổng thể vàng câu cá ngừ đại dương đối chứng 19
Hình 2.2: Bản vẽ lắp ráp chi tiết vàng câu cá ngừ đại dương đối chứng 20
Hình 2.3: Bản vẽ tổng thể vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến dùng thí nghiệm 22
Hình 2.4: Bản vẽ lắp ráp chi tiết vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến dùng để thí nghiệm
23
Hình 2.5: Tàu PY92979TS nghiên cứu thử nghiệm vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến.24
Hình 2.6: Vị trí nghiên cứu thử nghiệm 25
Hình 3.1: Bản vẽ tổng thể cấu tạo vàng câu cá ngừ đại dương trên các tàu của ngư dân ở
thành phố Tuy Hòa 31
Hình 3.2: Bản vẽ lắp ráp chi tiết vàng câu cá ngừ đại dương trên các tàu ở thành phố Tuy
Hòa 32
Hình 3.3: Năng suất khai thác vàng câu cải tiến và vàng câu đối chứng 42


v


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Lưới rê khai thác cá chuồn làm mồi câu cá ngừ đại dương trên tàu PY92979TS
Phụ lục 2: Thống kê kết quả khai thác trong quá trình thí nghiệm
Phụ lục 3: Năng suất khai thác vàng câu cá ngừ đại dương đối chứng và vàng câu cá ngừ
đại dương cải tiến (ĐVT:kg/100 lưỡi câu)
Phụ lục 4: So sánh năng suất khai thác vàng câu cá ngừ đại dương đối chứng và vàng câu
cá ngừ đại dương cải tiến
Phụ lục 5: Hình ảnh hoạt động thử nghiệm
Phụ lục 6: Phiếu điều tra và thu số liệu trên tàu thí nghiệm



1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới; vùng biển nước ta có 2 loài cá ngừ có
giá trị kinh tế cao và đang được ngư dân khai thác mạnh là cá ngừ vây vàng (Thunnus
albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) (sau đây gọi tắt là cá ngừ đại dương).
Đây cũng là hai loài cá ngừ có kích thước cá thể lớn (chiều dài lớn nhất có thể đạt tới
250 cm), có giá trị kinh tế cao, đồng thời cá ngừ vây vàng là loài cá “nhiệt đới”, rất
phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng biển nước ta (Kitty Simonds and William L.
Robinson, 2006).
Nghề câu vàng cá ngừ đại dương đã được du nhập vào nước ta từ năm 1992. Đến
năm 2004, số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương của cả nước có khoảng 1.670 tàu,
trong đó có khoảng 45 tàu câu công nghiệp, số còn lại là các tàu có kích thước nhỏ với
công nghệ khai thác thô sơ. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương được du nhập vào nước ta
theo cách tự phát và ít được nghiên cứu hoàn chỉnh về kết cấu ngư cụ; qui trình khai
thác cho phù hợp với cỡ tàu thuyền và ngư trường Việt Nam.
Hiện nay tồn tại hai mô hình câu vàng là mô hình câu thủ công và mô hình câu
công nghiệp. Mô hình câu thủ công có đặc điểm là cứ mỗi dây thẻo câu có một phao
ganh, vì vậy các lưỡi câu đều có độ sâu đồng nhất. Do cách kết cấu như vậy nên trong
thực tế ngư dân thường sử dụng độ sâu lưỡi câu trong khoảng 45 - 65 m. Hiện nay hầu

hết các tàu câu của ngư dân đều sử dụng mô hình này. Mô hình câu công nghiệp có
đặc điểm là cứ 5 - 20 dây thẻo câu mới buộc 1 phao ganh. Vì vậy vàng câu sẽ có độ
võng và độ sâu làm việc của lưỡi câu có thể dao động trong khoảng 50 - 250 m. Mô
hình câu này chỉ được phổ biến trên số ít các tàu câu cỡ lớn.
Một vấn đề đặt ra là ngư dân còn ít hiểu biết về độ sâu phân bố của cá ngừ đại
dương, về sự di cư thẳng đứng của cá ngừ phụ thuộc vào ngày và đêm; ảnh hưởng của
nhiệt độ nước biển đến sự phân bố của cá; ngư cụ còn chưa phù hợp Vì vậy việc tiến
hành nghiên cứu về các vấn đề nói trên phục vụ cho việc cải tiến ngư cụ, nâng cao
năng suất khai thác là rất quan trọng và cần thiết.
Để đáp ứng nhu cầu trên, Bộ Thủy sản đã giao cho Viện Nghiên cứu Hải sản
thực hiện đề tài độc lập cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới
trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ” (gọi tắt
là đề tài “Câu cá ngừ đại dương”). Một trong những nội dung chính của đề tài là:
Nghiên cứu cải tiến vàng câu cá ngừ đại dương trên các tàu câu thủ công của ngư
dân. Sau khi hoàn thành, đề tài trên đã đề xuất mẫu vàng câu cá ngừ đại dương cải


2
tiến. Tuy nhiên, hiệu quả việc ứng dụng vàng câu cá ngừ đại dương trong thực tế mà
đề tài “Câu cá ngừ đại dương” đề xuất chưa được đánh giá.
Đề tài “Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa tỉnh
Phú Yên” trong khuôn khổ luận văn cao học là một bước tiếp theo hết sức cần thiết
trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng của công trình nghiên cứu khoa
học vào thực tiễn sản xuất.
Mục tiêu chính của đề tài: Đánh giá hiệu quả khai vàng câu cá ngừ đại dương
do đề tài “Câu cá ngừ đại dương” đề xuất tại tỉnh Phú Yên.




























3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cá ngừ là đối tượng khai thác quan trọng ở vùng nước xa bờ và đang được sự
đầu tư phát triển khai thác, chế biến và quản lý nguồn lợi của rất nhiều quốc gia trên
thế giới. Trong 30 năm qua, sản lượng khai thác cá ngừ đã tăng gấp đôi, từ 2 triệu tấn
(1975) tăng lên hơn 4 triệu tấn (2005). Hiện nay, việc khai thác các đối tượng cá ngừ

đã đạt được trình độ phát triển cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá
nguồn lợi cá ngừ, xác định ngư trường, sự di cư, tập tính sinh học cá ngừ ở các vùng
biển nghiên cứu. Các công nghệ mới khai thác cá ngừ đã phát triển rất mạnh ở nhiều
nước. Các đội tàu khai thác cá ngừ có qui mô lớn đã khai thác rất thành công bởi các
nghề như: lưới vây cá ngừ; câu vàng; câu cần,…
Trong tổng số 4 triệu tấn cá ngừ đánh bắt được hàng năm trên thế giới, có tới
65% sản lượng khai thác ở Thái Bình Dương, 21% ở Ấn Độ Dương và 14% ở Đại Tây
Dương, trong đó cá ngừ vây vàng (thunnus albacares) chiếm đến 30% và cá ngừ mắt
to (thunnus obesus) chiếm khoảng 10%, cá ngừ vây ngực dài (thunnus alalunga)
chiếm 5%, tổng sản lượng cá ngừ thế giới (Joseph, 2003).
FAO (1997), đã xuất bản tập Tuna Atlat, giới thiệu sản lượng của từng loài cá
ngừ hàng năm ở các vùng biển (1970 - 1993). Giới thiệu những bản đồ của một số
thông số đặc trưng quan trọng liên quan đến sự phân bố của cá ngừ như nhiệt độ trung
bình bề mặt nước biển hàng năm trên toàn thế giới; độ sâu của tầng nước đột biến
nhiệt độ; nhiệt độ trung bình hàng năm ở các tầng nước sâu 100m và 250m; sản lượng
khai thác của các loài cá ngừ bằng các phương pháp khai thác khác nhau.
1.1.1. Nghiên cứu sự di cư của cá ngừ và xác định ngư trường
Cá Ngừ phân bố rất rộng ở tất cả các đại dương và có tính di cư cao. Nhiều
công trình nghiên cứu về sự di cư của cá Ngừ, nhưng đến nay con người vẫn có hiểu
biết chưa đầy đủ về sự di cư này.
Một số chương trình đánh dấu cá ngừ để nghiên cứu sự di cư của cá đã được
tiến hành. Chương trình “Nghiên cứu và đánh dấu cá ngừ” ở Ấn Độ Dương đã được
bắt đầu từ năm 2002 và sẽ tiến hành trong 10 năm. Riêng năm 2005 đã đánh dấu được
80.000 con cá ngừ (hầu hết là Cá ngừ Vây vàng và Cá ngừ Mắt to). Chương trình cũng
nghiên cứu về ảnh hưởng của Elnino đến nguồn lợi cá Ngừ. Nhờ vậy, bước đầu đã


4
nắm được quá trình di cư của các đàn cá Ngừ, giúp cho việc tổ chức khai thác có hiệu
quả và bảo vệ nguồn lợi được tốt hơn [20].

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phân bố của cá ngừ với điều kiện môi
trường đã được tiến hành [13],[16],[18], [20]. Một số công trình nghiên cứu đã phát
hiện ra rằng sự phân bố của cá Ngừ gắn kết chặt chẽ với nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ
thích hợp cho sự tập trung các đàn cá Ngừ vào khoảng từ 15 – 30 độ C, phổ biến nhất
là ở khoảng nhiệt độ từ 18 – 28 độ C. Khi nhiệt độ của vùng nước bị nóng lên, cá Ngừ
có xu hướng di chuyển đến những vùng có nhiệt độ thấp phù hợp. Dựa vào đặc tính
này, kết hợp với kỹ thuật viễn thám [21], sẽ giúp cho việc xác định sự di chuyển của
các đàn cá Ngừ. Các ảnh chụp từ vệ tinh sẽ cho bản đồ nhiệt độ của cả một vùng biển
rộng lớn với những vùng có màu sắc khác nhau, tương ứng với nhiệt độ bề mặt nước
biển khác nhau. Dựa vào sự thay đổi màu sắc của bản đồ nhiệt độ qua từng ngày, kết
hợp với kết quả đánh bắt kiểm chứng, sẽ suy ra sự di chuyển và biết được sự phân bố
của cá Ngừ (Stretta, 1991). Điều này rất có ý nghĩa cho đội tàu khai thác, giảm được
chi phí nhiên liệu trong quá trình chạy tàu tìm cá và tăng hiệu quả khai thác rất nhiều.
Ngoài ra ảnh hưởng của các dòng hải lưu cũng tác động đến sự phân bố và di cư
của cá Ngừ. ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương, cá Ngừ thường tập trung theo dải
vĩ độ 2
0
N - 2
0
S và 3
0
N - 6
0
N, tương ứng với ảnh hưởng của dòng hải lưu xích đạo
(EC) và dòng Hải lưu Ngược Xích đạo Bắc (NECC). Rõ ràng, các dòng hải lưu đã ảnh
hưởng đến sự di chuyển của các đàn cá Ngừ [21].
Kết hợp với số liệu đánh bắt của nghề cá thương phẩm thông qua nhật ký và số
liệu thu được từ các bến cá đã giúp cho việc đánh giá và xác định ngư trường. Các kết
quả nghiên cứu về ngư trường cá Ngừ được thể hiện trên các bản đồ ngư trường, giúp
cho các tàu nâng cao được năng suất đánh bắt.

1.1.2. Độ sâu phân bố của cá ngừ đại dương
Độ sâu phân bố cá Ngừ Đại dương cũng khác nhau theo từng loài và bị thay đổi
bởi những yếu tố sinh học như là mật độ sinh vật phù du, cá nhỏ (ăn mồi), nhiệt độ
nước, độ muối, dòng chảy và cường độ sáng.
Một số tàu nghiên cứu như Shinro Maru, Magasaki Maru, Kysho Maru đã sử
dụng máy dò cá có tần số 14Khz, 28Khz để nghiên cứu độ sâu phân bố của cá Ngừ
phụ thuộc vào thời điểm trong ngày, vào lớp nước xáo trộn; địa hình đáy; loài cá Ngừ
[22].


5
Các nghiên cứu đã xác định được rằng độ sâu bơi của cá khác nhau giữa ngày
và đêm. Vào ban đêm, độ sâu bơi của cá ngừ mắt to khoảng 20 - 50m, nhưng vào ban
ngày thường đạt đến 300m. Có thể nói chắc chắn rằng độ sâu phân bố của Cá ngừ Mắt
to và vây vàng thường trong khoảng 50 - 200m (J.Hampton & K. Bailey, 1993) [14].
Đa số các loài cá cỡ nhỏ như: Ngừ Vằn, ngừ Chù và cả những đàn Cá ngừ Vây vàng,
Mắt to non tuổi (trọng lượng 2 - 5kg) thường phân bố gần mặt nước, vì vậy chúng dễ
dàng bị đánh bắt bởi lưới vây [14].
1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước biển đến sự phân bố của cá ngừ
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng nhiệt độ nước biển phù hợp đối với sự
phân bố của cá ngừ đại dương trong khoảng 18 – 28
0
C.
Nắm được sự phụ thuộc giữa nhiệt độ môi trường và sự phân bố của cá ngừ, đã
giúp cho các tàu câu cá ngừ lựa chọn ngư trường có nhiệt độ phù hợp để khai thác. Khi
đến ngư trường, nếu đo nhiệt độ nước thấy quá nóng, thuyền trưởng có thể cho tàu
chạy đến ngư trường có nhiệt độ nước phù hợp hơn, hoặc phải thả câu xuống sâu hơn
để có nhiệt độ nước phù hợp [5].
Ngày nay trên thế giới, kết quả của viễn thám kết hợp với điều tra trên biển
đang được ứng dụng rộng rãi để đưa ra các thông tin dự báo sự phân bố và khu vực tập

trung của cá Ngừ trên biển thông qua sự phân tích sự biến động nhiệt độ nước biển,
mật độ thực vật phù du, bản đồ dòng chảy của cả một vùng biển rộng lớn. Các phần
mềm hiển thị nhiệt độ bề mặt nước biển trên toàn thế giới thông qua sự quan trắc từ vệ
tinh cũng đã được ứng dụng. Ứng với từng dải nhiệt độ nước biển, trên màn hình sẽ
hiển thị các màu sắc khác nhau tương ứng; Căn cứ vào các dữ liệu thu được, ta có căn
cứ để xác định những khu vực tập trung cá ngừ. Điều này sẽ hỗ trợ tốt và giảm chi phí
tìm kiếm cá cho đội tàu khai thác cá ngừ [21].
Các tàu đánh cá ngừ công nghiệp đã và đang sử dụng các dịch vụ hỗ trợ đánh
bắt cá ngừ thông qua vệ tinh. Đó là các phần mềm như “Seastar”, “Catsat” Các phần
mềm này sẽ cho biết các bản đồ qui mô toàn cầu về biến động của mực nước biển, bản
đồ về các dòng chảy, biểu hiện sự di chuyển của các khối nước và định vị các fron, các
dòng xoáy đại dương; Bản đồ về sự phân bố của các khối nước giàu thực vật phù du;
Bản đồ dự báo khí tượng để điều chỉnh các hoạt động đánh bắt và góp phần bảo đảm
an toàn cho các hoạt động trên biển. Các số liệu này có thể truy cập 2 lần một tuần,
riêng dự báo khí tượng có thể cập nhật hàng ngày.


6
1.1.4. Ảnh hưởng của địa hình đáy biển đến sự phân bố của cá ngừ
Địa hình đáy biển cũng có ảnh hưởng đến sự phân bố của cá Ngừ. Nhiều tàu
đánh cá Ngừ của Nhật dùng máy dò để phát hiện các gò nổi và bãi cát ngầm, đây cũng
chính là nơi cá Ngừ thường tập trung. Quanh các gò nổi ở độ sâu 400 - 700m vùng
Kyushu thường tập trung nhiều Cá ngừ Vây vàng và Ngừ Mắt to [20]. Đàn cá thường
tập trung ở phía trên nước so với gò nổi.
Hanamoto, E. (1987) đã dùng máy dò để quan sát lớp nước bơi của cá ngừ gần
hai gò nổi cao 1000 - 2000m so với đáy biển. Lớp nước bơi của cá ngừ nằm giữa hai
gò nổi sâu khoảng 100 - 200m. Kết quả quan sát cho thấy độ sâu bơi của cá Ngừ trở
nên nông hơn khi gần các gò nổi [20].
1.1.5. Đặc điểm sinh học cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)
Cá ngừ Mắt to mặc dù phân bố rộng trong cùng vĩ độ với cá ngừ vây vàng,

nhưng cá ngừ mắt to thường ưa thích nước lạnh nên sống sâu hơn. chúng có đặc điểm
là lớn nhanh trong giai đoạn còn non, di chuyển giữa vùng ôn đới và nhiệt đới. Cá
thường đẻ ở vùng xích đạo với lượng trứng nhiều. Người ta cho rằng cá ngừ Mắt to
sống lâu hơn cá ngừ vây vàng nhưng không lâu như loài cá ngừ vây xanh [20].








Hình 1.1: Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)
Cá ngừ Mắt to ăn mồi sâu hơn cá ngừ vây vàng, chúng ăn nhiều mực và cá nổi
tầng giữa. Cá non thường tập trung ở lớp nước xáo trộn gần tầng mặt cùng với những
con cá ngừ vây vàng nhỏ có cùng kích thước. Cá lớn thường ở tầng nước sâu hơn, lạnh
hơn và có ít oxy hoà tan hơn so với cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng [20]. Hanamoto
(1987) ước tính vùng cư trú ưa thích của cá ngừ mắt to là ở nhiệt độ 10
0
- 15
0
C, bình
thường từ 10
0
- 29
0
C, trong khoảng độ muối 34,5 - 35,5%0, nơi mà lượng oxy đạt trên
1ml/l.




7
Vùng sinh đẻ của cá ngừ mắt to khá rộng ở TBD, trong vùng nhiệt đới nơi có vĩ
độ cao và nhiệt độ trên 24
0
C ([40], Kume 1966; Miyabe 1994). Hisada (1979) [16], phát
hiện rằng Cá ngừ Mắt to thường phân bố ở lớp nước xáo trộn, với độ sâu ít nhất 50m.
Trong vùng biển TBD, cá ngừ mắt to phân bố rộng. Ở phần phía tây TBD, cá
phân bố từ phía Bắc Nhật Bản đến Bắc Newzeland, từ vĩ độ 40
0
N đến 30
0
S. Sự phân
bố của cá ngừ phụ thuộc vào nhiệt độ nước và lượng oxy hoà tan. Độ muối không
đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố của cá ngừ [20].
Schaefer và Fuller (2002) nhận thấy cá ngừ ở Đông TBD dùng hầu hết thời gian
ban ngày ở độ sâu 200 - 300 m, với nhiệt độ 13
0
- 14
0
C. Chúng có thể lặn dưới 1.500m
và ở nhiệt độ <3
0
C.
Vào ban ngày, cá ngừ mắt to thường tập trung ở độ sâu 220 - 240m và ban đêm
nổi lên ở độ sâu 70 - 90m, [20]. Tập tính di cư thẳng đứng, nổi lên đến tầng nước 50 -
70m cũng đã được Nguyễn Long (2005) khẳng định khi nghiên cứu về nghề câu vàng
cá ngừ đại dương [5].
1.1.6. Đặc điểm sinh học cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)
Trong khi người ta cho rằng cá ngừ mắt to là cá ngừ phân bố trung gian giữa

vùng nhiệt đới và vùng “nước lạnh”, thì cá ngừ vây vàng hoàn toàn là loài cá nhiệt đới
[20]. Cá ngừ vây vàng sống tập trung gần mặt nước ở tất cả các vùng đại dương ấm áp.
Chúng tập trung ở vùng nông, lớp nước ấm ở lớp nước xáo trộn phía trên, nghĩa là
tầng nước mặt.
Cá ngừ vây vàng phân bố rộng từ vĩ độ 35
0
N - 35
0
S ở Đông Thái Bình Dương
(TBD) và 400N - 350S ở Trung Tây TBD. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cá là 18
0
-
31
0
C, lượng oxy hoà tan là 1,4 - 2 ml/l, nhiều hơn so với cá ngừ mắt to.







Hình 1.2: Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)


8
Cá ngừ Vây vàng hương và giống thường tập trung ở tầng mặt, còn cá lớn lặn
sâu hơn ở dưới tầng nước xáo trộn [17].
Cá ngừ Vây vàng trưởng thành thường bắt gặp ở nhiệt độ 18
0

- 31
0
C . Độ mặn
không ảnh hưởng đến sự phân bố của cá ngừ như nhiệt độ và độ trong của nước
(Hisada, 1979) [15], [20].
Đã có nhiều dự án nghiên cứu sự di cư của cá ngừ bằng cách đánh dấu và thả
xuống biển, sau đó bắt lại cá để biết sự di cư của cá. Ví dụ: Dự án Đánh giá và Điều
tra Cá Ngừ (SSAP) đã đánh dấu và thả 9.464 cá ngừ cây vàng, bắt lại được 264 con
(2,8%); Dự án đánh dấu cá ngừ đã đánh dấu và thả 40.075 con cá ngừ vây vàng ở
Trung Tây TBD, bắt lại được 4.950 con [19], [20].
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết cá đã thả bị bắt lại trong thời gian ngắn và
cách xa nơi thả chỉ vài trăm hải lý. Số lượng cá di cư xa bị bắt lại rất ít. Khoảng cách
xa nhất là cá thả ở Fiji và bị bắt ở phía Đông TBD bằng tàu lưới vây Mỹ cách 3.800
hải lý. Những điều này chứng tỏ cá ngừ cây vàng không phải loài di cư xa.
Sự di cư của cá ngừ vây vàng có đặc điểm theo mùa: chúng đến vùng nước ấm
ở vĩ độ cao và trở về vùng vĩ độ thấp khi đến mùa đông (Suzuki,1978). Những ví dụ về
tình trạng này có thể thấy ở Nhật Bản với cá ngừ vây vàng ở dòng hải lưu Kuroshio.
Sự di chuyển của cá ngừ ở dòng hải lưu Đông Austraylia, hoặc sự xuất hiện theo mùa
của cá ngừ vây vàng ở California và Newzeland [21].
Nhiều nghiên cứu cho rằng cá ngừ vây vàng dùng hầu hết thời gian sống ở lớp
nước xáo trộn tầng mặt. Cá ngừ vây vàng nhỏ ở Hawaii thường ở lớp nước xáo trộn
hoặc ở trên tầng nhiệt đột biến, trong khi cá lớn dùng 60-80% thời gian ở trong hoặc
ngay dưới lớp nước xáo trộn trong khoảng 100m sâu (Brill , 1994, [11]).
Cá ngừ Vây vàng có thể lặn sâu tới 464m [40]. Tuy nhiên số liệu gần đây
nhất (Dagorn et all, 2006, [12]) cho rằng cá ngừ Vây vàng có thể lặn sâu tối đa
đến 1.000m.
1.1.7. Công nghệ khai thác cá ngừ
Nghề khai thác cá ngừ ở phía tây Thái Bình Dương là quan trọng nhất trong
nghề khai thác cá ngừ của thế giới; đã cung cấp hơn nửa số cá ngừ khai thác của toàn
cầu. Năm 2004, cung cấp 2 triệu tấn cá ngừ, chiếm 78% sản lượng cá ngừ của Thái

Bình Dương và hơn 50% sản lượng cá ngừ của toàn cầu.
+ Khai thác các đàn cá di động


9
Đó là những đàn cá không bám chà, thường tập trung do có sự liên quan đến
các điều kiện địa lí hải dương (các gò nổi, roi đất, vùng có dòng chảy xoáy, nước trồi -
chìm…). Các đàn cá này thường di chuyển nhanh, xuất hiện giống như vùng nước sôi,
sủi bọt, di chuyển với tốc độ 5 - 10 hải lý/giờ. Việc bao vây các đàn cá này rất khó,
thường phải kết hợp với việc cho ăn (để tập trung gọn và để cá sao nhãng với việc bao
vây của ngư cụ) và đợi đến khi trời tối (cá khó phát hiện ra lưới).
Hiện nay, đang có xu hướng cải tiến kỹ thuật thao tác, tốc độ thả - thu lưới, kỹ
thuật dò tìm và phát hiện đàn cá như sử dụng máy dò cá ngang (Sonar), máy bay, Rađa
tìm chim…để có thể chuyển dần sang vây bắt đàn cá di chuyển tự do ngay vào ban
ngày, giảm sự phụ thuộc vào chà.
- Nghề câu vàng cá ngừ đại dương
Được phát triển mạnh với qui mô công nghiệp ở các nước và khu vực có nghề
cá phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…Đội tàu câu của các nước này được
cơ giới hóa cao trong công tác thu, thả vàng câu. Các nghiên cứu về ngư trường, tập
tính cá, sự di cư của cá…đã hỗ trợ cho việc khai thác đạt hiệu quả cao.
Vàng câu được trang bị trên các tàu này thường có chiều dài tới 100km, với số
lượng lưỡi câu đạt đến 2.200 chiếc. Chiều dài dây thẻo thường từ 20 - 25m; khoảng
cách giữa các dây thẻo từ 40 - 50m; khoảng cách các phao ganh từ 300 - 350m. Độ sâu
làm việc của các lưỡi câu trong khoảng 50 - 200m.
Các tàu câu vàng nói trên được áp dụng kỹ thuật và công nghệ bảo quản tốt nên
duy trì được chất lượng và giá trị sản phẩm cao.
- Nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh chà
Lợi dụng đặc tính dựa chà của cá ngừ đại dương. Người ta đã thả những cụm
chà lớn ở những ngư trường có cá ngừ đại dương với độ sâu ngư trường lên tới 1.000 -
2.000m. Ngư dân Philippin đã sử dụng các thuyền nhỏ và tiến hành câu cá ngừ đại

dương bằng hình thức câu tay. Lưỡi câu sử dụng mồi mực được thả ở độ sâu từ 50 -
150m.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về cá ngừ đại dương ở trong nước mới chỉ tập trung chủ yếu
vào điều tra nguồn lợi, đặc điểm sinh học, ngư trường khai thác. Tuy nhiên, các nghiên
cứu chưa có điều kiện nghiên cứu sâu, các số liệu nghiên cứu còn mỏng. Các nghiên


10

cứu về khai thác cá ngừ đại dương hầu như chưa được tiến hành có hệ thống, mà chỉ là
các báo cáo nhỏ lẻ.
+ Nghiên cứu nguồn lợi cá ngừ
- Năm 1960, trong Chương trình hợp tác Việt - Xô, lần đầu tiên cá ngừ được
tiến hành nghiên cứu trên các tàu nghiên cứu cá biển Việt - Xô (cũ). Khu vực nghiên
cứu chủ yếu là Vịnh Bắc Bộ và một số chuyến biển nghiên cứu ở phía nam Vịnh.
- Năm 1991 - 1993, đề tài KN04-01 đã tập trung nghiên cứu nguồn lợi cá ngừ ở
Vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung. Đã đưa ra kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học
của các loài cá ngừ như: ngừ chù (auxis tharzard); ngừ chấm (euthynnus affinis); cá
ngừ bò (thunnus tonggol); cá ngừ ồ (auxis rochei) ở vùng biển nghiên cứu và đã đưa ra
bản Atlat cá ngừ ở biển Việt Nam, 8 loài cá ngừ được mô tả cùng với các đặc điểm
sinh học của chúng.
- Năm 1994 - 1997, đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển quần đảo
Trường Sa” đã nghiên cứu tổng hợp nguồn lợi sinh vật vùng ven đảo phía Nam và
Tây Nam quần đảo Trường Sa cho thấy, ở khu vực nghiên cứu có trên 400 loài hải sản,
trong đó có trên 40 loài thu được bằng lưới rê, trên 10 loài thu được bằng nghề câu
vàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết đặc điểm sinh học, năng suất khai thác, sản
lượng của một số đối tượng chính như ngừ vằn. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu và
nội dung nghiên cứu còn hẹp nên kết quả mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định.
- Năm 1996 - 1997, Dự án “Khảo sát nguồn lợi biển Việt Nam” do JICA (Nhật

Bản) tài trợ đã sử dụng lưới rê nghiên cứu các loài cá nổi đại dương (như cá ngừ, cá
đuối, ) ở khu vực biển xa bờ từ Đồng Hới đến Cà Mau. Kết quả nghiên cứu đã xác
định được thành phần loài và phân bố sản lượng của một số loài cá thường gặp vào 2
mùa gió Đông Bắc và Tây Nam.
- Một số đề tài dự án đã được tiến hành như: Dự án “Thăm dò nguồn lợi hải
sản phục vụ cho phát triển nghề cá xa bờ” năm 1998 - 1999; Đề tài “Nghiên cứu,
thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển
nghề cá xa bờ Việt Nam” năm 2000 - 2002; Đề tài “Xây dựng mô hình dự báo cá khai
thác và các cấu trúc hải dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt
Nam năm 2001 - 2004”. Các đề tài trên đã cơ bản xác định được đối tượng khai thác
chính ở vùng biển xa bờ cho các loại nghề; nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các
đối tượng này; bước đầu xác định được một số ngư trường trọng điểm, mùa vụ, năng


11

suất khai thác của từng loại nghề; nghiên cứu về cơ cấu tàu thuyền; cấu tạo ngư cụ;
công nghệ và kỹ thuật khai thác; công nghệ bảo quản sau thu hoạch và công tác dự báo
ngư trường khai thác cho một số loại nghề chính trong hai mùa gió Đông Bắc và Tây
Nam.
- Đề tài “Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi (chủ yếu
là cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to) và hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp khu
vực biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ năm 2002 - 2004” đã đi sâu hơn vào
nghiên cứu nguồn lợi cá ngừ, bước đầu có đánh giá cụ thể về nguồn lợi cá ngừ vằn,
ngừ vây vàng và ngừ mắt to ở vùng biển xa bờ miền Trung và đông Nam Bộ.
- Năm 2005-2006, Viện nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu thành công đề tài
“Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở
vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ”. Kết quả đề tài đã đề xuất vàng câu cải tiến
cho các tàu câu vàng cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Phú Yên.
+ Các đối tượng cá ngừ khai thác chủ yếu tại vùng biển Việt Nam

Theo kết quả điều tra của tác giả Đào Mạnh Sơn từ năm 2000 đến năm 2004
cho thấy họ cá thu ngừ là đối tượng khai thác chính của nghề câu vàng, chiếm 17,55-
60,79% sản lượng câu vàng vụ Nam và 2,19 - 66,80% sản lượng câu vàng vụ Bắc.
Trong đó chủ yếu là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to.
+ Trữ lượng và khả năng khai thác bền vững một số loài cá ngừ đại dương ở
biển Việt Nam
Trong những năm gần đây số lượng tàu thuyền và cường lực đánh bắt ngày
càng tăng, nhưng năng suất đánh bắt cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ lại có xu hướng
giảm xuống. Cá ngừ vằn là đối tượng khai thác chính của nghề lưới rê ở vùng biển xa
bờ cũng trong tình trạng tương tự.
Tổng hợp các nguồn số liệu, trữ lượng cá ngừ vằn vùng biển xa bờ miền Trung
và Đông Nam Bộ ước tính vào khoảng 618.000 tấn, khả năng khai thác bền vững là
216.000 tấn; trữ lượng cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to vào khoảng 44.853 – 52.591
tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 17.000 tấn (bảng 1.1).






12

Bảng 1.1: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác cá ngừ đại dương
(Nguồn: Đào Mạnh Sơn, 2005)
Loài cá Trữ lượng (tấn)
Khả năng khai thác
bền vững (tấn)
Cá ngừ vằn 618.000 216.000
Cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to 44.853 - 52.591 17.000
Tổng cộng 662.853 - 670.591 233.000

+ Ngư trường khai thác chính một số loài cá ngừ đại dương
Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, cá ngừ đại dượng xuất hiện quanh
năm ở vùng biển ngoài khơi miền Trung nước ta, mùa vụ khai thác chính từ tháng 11-
4 năm sau, mùa phụ từ tháng 5 - 10. Tuy nhiên, tháng 10 - 12, thời tiết xấu nên nhiều
tàu không đi khai thác, ở nhà sửa chữa tàu, trang thiết bị và ngư cụ chuẩn bị cho mùa
đánh bắt tiếp theo.
Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương ở nước ta gồm có 3 ngư trường chính là:
Vùng biển xa bờ tỉnh Phú Yên, tọa độ 12
0
00N-13
0
00N, 110
0
30E-112
0
00E, , vùng biển
tỉnh Khánh Hòa (12
0
00N - 13
0
00N, 110
0
00E - 112
0
00E và vùng biển phía Tây quần
đảo Trường Sa (8
0
00N - 10
0
00N, 110

0
00E - 115
0
00E).
Ngư trường hoạt động nghề câu vàng cá ngừ đại dương thay đổi theo mùa.
Thông thường, những tháng đầu mùa (tháng 12 – 3 năm sau), tàu thường khai thác ở
vùng biển Bắc Biển Đông, Đông Bắc Hoàng Sa, Bắc Trường Sa, các tháng giữa mùa
(tháng 4 - 6) ở vùng biển Trường Sa, miền Trung và những tháng còn lại ở vùng biển
Nam Trường Sa, Nam Biển Đông. Như vậy, cá ngừ có tính di cư theo mùa (từ đầu
năm đến cuối năm) từ Bắc xuống Nam.
+ Nghề câu vàng khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam
- Tàu thuyền làm nghề câu vàng cá ngừ đại dương
Theo số liệu thống kê năm 2004, số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương có
1.670 tàu, tập trung ở các đội tàu có công suất > 90CV là 921 chiếc (Bộ Thủy sản,
2004). Các tàu này chủ yếu tập trung ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, TP.
Hồ Chí Minh.
Phần lớn đội tàu làm nghề câu vàng cá ngừ đại dương đều là tàu cỡ nhỏ, vỏ tàu
được làm bằng gỗ có chiều dài từ 14 - 16m, lắp máy công suất < 150cv. Từ khi có
chương trình khai thác hải sản xa bờ của nhà nước năm 1997 trở về đây, số lượng tàu


13

thuyền có công suất máy lớn đã tăng lên đáng kể và cũng đã xuất hiện một số tàu mới
hiện đại đóng bằng vỏ composite.
Kết quả điều tra kích thước vỏ tàu của các đội tàu làm nghề câu vàng của đề tài
“Cá nổi lớn” ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa được trình bày trong bảng
1.2.
Bảng 1.2: Kích thước trung bình vỏ tàu câu vàng theo nhóm công suất
(Nguồn: Đào Mạnh Sơn, 2005)

Nhóm công suất (cv) Số mẫu khảo sát (chiếc)

Dài x Rộng x Cao (m)
20 - 45 13 14,65 x 3,86 x 2,06
46 - 89 49 14,93 x 4,21 x 2,23
90 - 140 65 15,19 x 4,26 x 2,30
141 - 299 22 16,42 x 4,72 x 2,48
300 - 600 2 16,75 x 5,10 x 2,65
+ Các loại nghề câu vàng cá ngừ đại dương hiện có ở nước ta
Hiện nay nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở nước ta có thể chia thành hai loại là
nghề câu theo mô hình câu công nghiệp và nghề câu thủ công.
+ Nghề câu theo mô hình câu công nghiệp
Đây là nghề câu qui mô lớn, thường được áp dụng trên các tàu lắp máy từ 200-
750cv với trang thiết bị hàng hải, khai thác, bảo quản sản phẩm đầy đủ hiện đại như:
Máy thu dây câu chính (dây triên), máy thu dây nhánh (dây thẻo), máy thả câu, phao
vô tuyến, hầm cấp đông và nhiều thiết bị điện tử, hàng hải chuyên dụng khác đáp ứng
tốt hoạt động khai thác dài ngày ở vùng biển xa bờ.
Các tàu loại này có số lượng không nhiều (khoảng 45 chiếc), vỏ tàu hoặc bằng
thép hoặc bằng composite có chiều dài từ 22 - 27m.
Vàng câu được sử dụng thường có chiều dài từ 60 - 100 km. Vàng câu được thả
theo dạng có độ võng, vì vậy độ sâu làm việc của lưỡi câu trong khoảng 50 – 200m.
+ Nghề câu theo mô hình câu thủ công
Nghề câu theo mô hình câu thủ công được áp dụng trên hầu khắp các tàu làm
nghề câu vàng cá ngừ. Số lượng các tàu câu theo mô hình này chiếm tới 97% tổng số
tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương.
Vỏ tàu bằng gỗ, có chiều dài chủ yếu từ 13,5 - 18m, lắp máy từ 33 - 300cv. Hầu
hết các tàu chỉ có trang bị máy thu dây câu chính còn thô sơ, máy định vị vệ tinh, la


14


bàn, thông tin liên lạc Thiết bị và kỹ thuật bảo quản sản phẩm trên tàu còn thiếu và
lạc hậu (chỉ sử dụng nước đá xay để bảo quản sản phẩm).
Tóm lại: năm 2005 để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu nhằm cải tiến vàng câu cá
ngừ đại dương trên các tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân, Bộ Thủy sản đã giao
cho Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện đề tài độc lập cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến và
ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và
Đông Nam bộ” (gọi tắt là đề tài “Câu cá ngừ đại dương”). Một trong những nội dung
chính của đề tài là: Nghiên cứu cải tiến vàng câu cá ngừ đại dương trên các tàu câu
thủ công của ngư dân. Sau khi hoàn thành, đề tài trên đã đề xuất mẫu vàng câu cá ngừ
đại dương cải tiến. Tuy nhiên, hiệu quả khai thác của vàng câu cá ngừ đại dương mà
đề tài “Câu cá ngừ đại dương” đề xuất chưa được đánh giá trong thực tế.
Đề tài “Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa
tỉnh Phú Yên” trong khuôn khổ luận văn cao học là một bước tiếp theo hết sức cần
thiết trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng của công trình nghiên cứu
khoa học vào thực tiễn sản xuất.





















15

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Khảo sát hiện trạng nghề câu cá ngừ ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên
- Hiện trạng tàu thuyền
- Hiện trạng ngư cụ
- Năng suất khai thác
- Thành phần sản lượng khai thác
- Kích thước cá đánh bắt,
2.1.2. Khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trong thực tiễn sản
xuất ở thành phố Tuy Hòa
- Mô tả cơ sở khoa học để đề tài “Câu cá ngừ đại dương” đề xuất vàng câu cá
ngừ đại dương cải tiến.
- Khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến ở thành phố Tuy
Hòa tỉnh Phú Yên.
2.1.3. Đánh giá hiệu quả khai thác của vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến
- Thi công vàng câu.
- Bố trí thí nghiệm: sơ đồ bố trí thí nghiệm và số lượng mẻ câu thí nghiệm,
- Năng suất khai thác.
- Hiệu quả kinh tế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thực nghiệm và phân tích. Ngoài
ra, còn sử dụng phương pháp phi thực nghiệm như phỏng vấn, điều tra tại các bến cá,

khảo sát thực tiễn vv.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát
Tác giả tiến hành: thu thập số liệu hiện trạng nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở
địa phương nghiên cứu. Điều tra, khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải
tiến vào thực tiễn sản xuất.
Trên cơ sở đó lựa chọn địa điểm, thiết bị và thời gian để tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm trên biển.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu hiện trạng nghề câu vàng cá ngừ đại
dương


16

- Trên cơ sở đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới
trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ” đã chọn
địa phương nghiên cứu là thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tác giả cũng chọn cùng
địa phương này để nghiên cứu.
- Điều tra, phỏng vấn thuyền trưởng hoặc chủ tàu thu thập số liệu về tàu thuyền,
ngư cụ và trang thiết bị, doanh thu, chi phí
- Khảo sát, lập bản vẽ kỹ thuật vàng câu cá ngừ đại dương: Tiến hành khảo sát,
lập bản vẽ kỹ thuật vàng câu cá ngừ đại dương đang được sử dụng khai thác hải sản tại
địa phương nghiên cứu, thông qua đo đếm thực tế vàng câu và phỏng vấn các chủ tàu,
thuyền trưởng.
- Trên tàu sản xuất, tiến hành phân tích sinh học với đối tượng khai thác chính:
xác định loài, đo chiều dài kinh tế (FL); cân trọng lượng cá thể; xác định tình trạng cá
mắc câu.
- Kỹ thuật khai thác: thông qua việc phỏng vấn thuyền trưởng tại các bến cá, sau
đó trực tiếp đi biển trên tàu thí nghiệm nhằm phân tích, đánh giá kỹ thuật khai thác
phù hợp với điều kiện trên tàu.

2.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Địa điểm nghiên cứu là vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ, là ngư
trường khai thác chính của nghề câu vàng cá ngừ đại dương.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu được chọn vào mùa vụ chính của nghề câu
vàng cá ngừ đại dương đó là mùa gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch
năm sau).
- Để đánh giá hiệu quả khai thác của vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến so với
vàng câu truyền thống của ngư dân (gọi là vàng câu đối chứng), cả hai vàng câu được
khai thác trên cùng một tàu, tàu được chọn nghiên cứu chính là tàu đã được đề tài cấp
Bộ “Câu cá ngừ đại dương” chọn nghiên cứu để đề xuất vàng câu cải tiến.
a. Tàu thuyền và trang thiết bị trên tàu
Tàu được sử dụng trong các chuyến nghiên cứu thử nghiệm là tàu: PY2979TS
của ngư dân Tuy Hòa-Phú Yên có các thông số cơ bản sau:
- Chiều dài lớn nhất vỏ tàu: 15,50 m
- Chiều rộng lớn nhất vỏ tàu: 4,50 m
- Chiều cao mạn: 2,1 m

×