BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
DƢ NGỌC TUÂN
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)
THƢƠNG PHẨM TẠI TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản
Mã số : 60 62 70
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Đình Mão
Nha Trang – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập và phân tích, chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nha Trang, tháng 11 năm 2011
Học viên cao học
Dƣ Ngọc Tuân
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ của các cơ quan, tập thể, các nhà khoa học và bạn bè,
đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang;
- Tập thể cán bộ giảng viên Khoa Nuôi trồng thủy sản, phòng Đào tạo Đại học –
Sau Đại học cùng các Thầy, Cô đã giảng dạy khóa Cao học 2009 - 2010, Trường Đại
học Nha Trang;
- PGS. TS. Nguyễn Đình Mão đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn;
- Tập thể cán bộ, nhân viên Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến
nông – Khuyến ngư, Trung tâm giống Hải sản cấp I, Chi cục Thủy lợi, Cục Thống kê
tỉnh Ninh Thuận, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Ninh Hải,
Ninh Phước, Thuận Nam.
Đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện
thuận lợi, hỗ trợ cho tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả
Dƣ Ngọc Tuân
CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
IHHNV : Infectious hypodermal & hematopoietic necrosis virus
IMNV : Infectious Myonecrosis Virus
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
PCR : Polymerase Chain Reaction
PL : Post Larvae
TCT : Thẻ chân trắng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSV : Taura Syndrome Virus
UBND : Ủy ban nhân dân
WSSV : White Spot Syndrome Virus
XDCB : Xây dựng cơ bản
YHV : Yellow Head Virus
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm TCT trên thế giới và ở Việt Nam. 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm TCT trên thế giới 4
1.1.1.1. Hình thái cấu tạo của tôm TCT 4
1.1.1.2. Môi trường sống và khả năng thích nghi 5
1.1.1.3. Nghiên cứu về thức ăn 5
1.1.1.4. Nghiên cứu sản xuất giống 6
1.1.1.5. Nghiên cứu sinh trưởng, mật độ nuôi và mô hình nuôi 7
1.1.1.6. Nghiên cứu về phòng trị bệnh 8
1.1.1.7. Tình hình nuôi thương phẩm 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm TCT ở Việt Nam 10
1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu: 10
1.1.2.2. Tình hình nuôi thương phẩm 11
1.1.2.3. Hiện trạng sản xuất giống tôm TCT ở Việt Nam 14
1.1.3. Thực trạng phát triển nuôi tôm TCT tại Ninh Thuận 15
1.2. Ý nghĩa và ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng quan trọng trong ao
nuôi tôm TCT thƣơng phẩm 18
1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 19
1.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn 19
1.2.3. Ảnh hưởng của pH 19
1.2.4. Ảnh hưởng của Oxy hòa tan (DO) 20
1.2.5. Ảnh hưởng của độ Kiềm 20
1.2.6. Ảnh hưởng của độ trong – màu nước 20
1.2.7. Ảnh hưởng của NH
3
và NH
4
+
21
1.2.8. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh học 21
1.3. Ảnh hƣởng của bệnh đối với nghề nuôi tôm 22
1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của nghề nuôi tôm TCT
thƣơng phẩm 23
CHƢƠNG 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Thời gian thực hiện 26
2.2. Địa điểm thực hiện 26
2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 26
2.4. Thu thập và xử lý số liệu 27
2.4.1. Thu thập số liệu 27
2.4.1.1. Số liệu thứ cấp 27
2.4.1.2. Số liệu điều tra 27
2.4.2. Xử lý và phân tích số liệu 28
2.4.2.1. Xử lý số liệu 28
2.4.2.2. Phân tích số liệu 28
2.5. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất 29
2.6. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 29
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận. 31
3.1.1. Vị trí địa lý 31
3.1.2. Địa hình 31
3.1.3. Khí hậu 31
3.1.4. Thủy, hải văn 33
3.1.5. Đất đai và thổ nhưỡng 34
3.1.6. Tài nguyên nước 34
3.1.7. Tài nguyên sinh vật 35
3.1.7.1. Rừng ngập mặn 35
3.1.7.2. Thực vật nổi (Phytoplankton) 35
3.1.7.3. Động vật nổi (Zooplankton) 36
3.1.7.4. Nguồn lợi thủy sản mặn, lợ 36
3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi tôm TCT thƣơng phẩm
tại Ninh Thuận 36
3.2.1. Những thông tin về chủ hộ nuôi 36
3.2.1.1. Tuổi của chủ hộ 36
3.2.1.2. Giới tính của chủ hộ nuôi tôm TCT 37
3.2.1.3. Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi 38
3.2.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ 38
3.2.2. Thông tin về hộ nuôi tôm TCT tại Ninh Thuận 39
3.2.2.1. Số nhân khẩu và lao động của hộ nuôi 39
3.2.2.2. Đất đai của hộ nuôi tôm TCT 40
3.3. Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi tôm TCT thƣơng phẩm
tại Ninh Thuận. 40
3.3.1. Hình thức nuôi 40
3.3.2. Đặc điểm công trình ao nuôi 41
3.3.2.1. Diện tích 41
3.3.2.2. Độ sâu mức nước ao nuôi tôm 43
3.3.2.3. Hệ thống cấp - thoát nước 44
3.3.2.4. Chất đáy ao nuôi tôm 45
3.3.3. Mùa vụ nuôi 47
3.3.4. Kỹ thuật cải tạo, chuẩn bị ao nuôi 47
3.3.5. Tôm giống 53
3.3.5.1. Nguồn gốc và chất lượng tôm giống 53
3.3.5.2. Mật độ giống thả 56
3.3.5.3. Kích thước giống thả 56
3.3.6. Thức ăn và phương pháp cho ăn 57
3.3.6.1. Thức ăn 57
3.3.6.2. Phương pháp cho ăn 57
3.3.7. Trang thiết bị dùng trong nuôi tôm TCT 59
3.3.8. Quản lý chăm sóc 60
3.3.9. Các loại bệnh thường gặp và biện pháp phòng, trị bệnh 64
3.3.10. Những khó khăn, hướng phát triển và kiến nghị của hộ nuôi tôm TCT 65
3.4. Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế - xã hội. 73
3.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm TCT
thương phẩm tại Ninh Thuận 73
3.4.2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất 77
3.4.3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi tôm 78
3.4.3.1. Giá trị sản xuất (GO) hay doanh thu 79
3.4.3.2. Giá trị gia tăng (VA) 79
3.4.3.3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 80
3.4.3.4. Lợi nhuận (Pr) 80
3.4.4. Hiệu quả về mặt xã hội 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 84
A. Kết luận 84
B. Đề xuất ý kiến 85
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Một số yếu tố thích hợp của môi trường nước nuôi tôm TCT 5
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở tỉnh Ninh Thuận 2006 – 2010 16
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu đặc trưng khí hậu các tháng trong năm 2010 32
Bảng 3.2: Các yếu tố thủy lý, thủy hóa vùng biển vịnh Phan Rang 33
Bảng 3.3: Phân bố độ tuổi của các chủ hộ nuôi tại 3 huyện điều tra 37
Bảng 3.4: Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi tại 3 huyện điều tra 38
Bảng 3.5: Trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi tại 3 huyện điều tra 39
Bảng 3.6: Phân bố độ tuổi lao động trong các hộ nuôi tôm TCT tại 3 huyện 39
Bảng 3.7: Kết cấu chất đáy ao nuôi tại các địa phương vùng nghiên cứu 46
Bảng 3.8: Ưu điểm của ao bạt nổi so với ao bạt chìm 46
Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm TCT 47
Bảng 3.10: Nguồn kiến thức để áp dụng nuôi tôm 53
Bảng 3.11: Nguồn gốc tôm giống được sử dụng để nuôi thương phẩm 54
Bảng 3.12: Khó khăn của hộ nuôi khi mua tôm giống 55
Bảng 3.13: Nhận xét về chất lượng tôm giống của các hộ nuôi. 55
Bảng 3.14: Thời lượng vận hành máy quạt nước 60
Bảng 3.15:Sử dụng các sản phẩm trong quản lý môi trường 60
Bảng 3.16:Hoạt động thay nước trong quá trình nuôi tôm TCT 62
Bảng 3.17: Hoạt động xả, thải trong quá trình nuôi 63
Bảng 3.18: Một số bệnh thường gặp trên tôm TCT nuôi trong năm 2010 64
Bảng 3.19: Những khó khăn vướng mắc đối với nghề nuôi tôm TCT hiện nay 66
Bảng 3.20: Hướng phát triển của các hộ nuôi tôm TCT thương phẩm 66
Bảng 3.21: Kiến nghị của các hộ nuôi tôm TCT thương phẩm 67
Bảng 3.22: Mục đích vay vốn của các hộ nuôi 68
Bảng 3.23: Những khó khăn hộ nuôi thường gặp khi vay vốn ngân hàng 68
Bảng 3.24: Nhu cầu về đất sản xuất của hộ nuôi 69
Bảng 3.25: Những khó khăn người nuôi thường gặp khi bán sản phẩm 70
Bảng 3.26: Mục đích hợp tác của các hộ nuôi. 70
Bảng 3.27: Số hộ nuôi tôm có trả lời đầy đủ phần hiệu quả kinh tế 73
Bảng 3.28: Mức độ đầu tư và kết quả nuôi của 108 hộ. 74
Bảng 3.29: Một số chỉ tiêu kinh tế của 01 ha ao nuôi tôm TCT
thâm canh trong ao đất và ao trên cát tại Ninh Thuận năm 2010. 75
Bảng 3.30: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của 1 ha ao nuôi
tôm TCT trong ao đất và ao trên cát. 76
Bảng 3.31: Chi phí và kết quả sản xuất của 1 ha ao nuôi tôm TCT
tại Ninh Thuận năm 2010 78
Bảng 3.32: Hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi tôm TCT ở tỉnh
Ninh Thuận năm 2011 79
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Tôm thẻ chân trắng 4
Hình 1.2: Diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm TCT năm 2008-2010. 13
Hình 1.3: Diện tích và sản lượng tôm TCT nuôi tại Ninh Thuận
giai đoạn 2006 – 2010 17
Hình 1.4: Quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh 22
Hình 1.5: Nước thải từ các ao nuôi tôm TCT không qua xử lý 24
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 26
Hình 3.1: Lót bạt ao nuôi trên cát 43
Hình 3.2: Ao chứa lắng nuôi tôm trên cát 43
Hình 3.3: Nuôi tôm trong ao bạt nổi 45
Hình 3.4: Nuôi tôm trong ao bạt chìm 45
Hình 3.5: Nuôi tôm trong ao đất 45
Hình 3.6: Cải tạo ao đất 49
Hình 3.7: Thu dọn chất thải 49
Hình 3.8: Đổ chất thải ra đường đi 49
Hình 3.9: Sử dụng bơm nước cao áp xịt rửa bờ ao 50
Hình 3.10: Sử dụng bơm nước vệ sinh đáy ao 50
Hình 3.11: Cải tạo ao nuôi bạt chìm 51
Hình 3.12: Bố trí máy quạt nước trong ao nuôi tôm TCT 59
Hình 3.13: Hệ thống siphon được thiết kế giữa ao 62
Hình 3.14: Nước thải từ các ao nuôi tôm không qua xử lý 63
Hình 3.15: Biểu đồ so sánh mức lợi nhuận của các đối tượng nuôi 82
MỞ ĐẦU
Trong số các nghề NTTS trên thế giới, nuôi tôm là một trong những nghề phát
triển mạnh nhất. Nhiều loài tôm có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào nuôi với nhiều
hình thức khác nhau như: nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và
thâm canh. Tại một số quốc gia trên thế giới nghề nuôi tôm đã phát triển đạt đến trình
độ cao, thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu, người lao động và
thực tế đã mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho các quốc gia này.
Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông lạch
và hàng ngàn đảo lớn nhỏ trên biển, có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1,7 triệu
ha. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, sản phẩm thủy sản thu được
dễ tiêu thụ, có giá trị xuất khẩu cao đã làm cho nghề nuôi tôm phát triển mạnh, trở
thành một nghề sản xuất chính ở tất cả các tỉnh, thành ven biển từ Bắc vào Nam. [1,
22]
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) là loài tôm nhiệt đới có
nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nuôi phổ biến ở các nước châu Mỹ La tinh. Đây là đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường lớn và sản lượng không ngừng gia tăng.
Tôm có thịt ngon, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ phần thịt nhiều, sinh trưởng nhanh, mùa vụ
sinh sản tương đối dài và có thể thành thục đẻ nhiều lần. Thức ăn cho tôm thẻ chân
trắng (TCT) yêu cầu hàm lượng đạm thấp hơn tôm sú. Tôm TCT có thể chịu được sự
thay đổi của môi trường và đặc biệt có thể nuôi được trong các thủy vực nước mặn,
nước ngọt và nước lợ. Một số nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc bắt đầu di nhập
nuôi thử nghiệm đối tượng này vào những năm của thập niên 70. Tại Việt Nam tôm
TCT được đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2001. Đến nay loài tôm này đã trở thành
đối tượng nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. [2]
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có tiềm năng diện tích vùng đất
cát hoang hoá ven biển lớn. Diện tích NTTS mặn, lợ của tỉnh Ninh Thuận vào khoảng
4.500 ha, trong đó có khoảng 1.500 ha diện tích vùng cát có khả năng sử dụng cho
NTTS, đặc biệt là nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh và thâm canh. Tính đến cuối
năm 2009 tổng diện tích đưa vào NTTS toàn tỉnh là 1.574 ha, trong đó diện tích nuôi
tôm TCT thương phẩm theo hình thức thâm canh là 770 ha. [8]
Năm 2005 UBND tỉnh Ninh Thuận chính thức cho phép đưa tôm TCT vào nuôi
thử nghiệm tại khu vực nuôi tôm thuộc dự án nuôi tôm trên cát xã An Hải, huyện Ninh
Phước, sau đó được nhân rộng tại hai vùng dự án nuôi tôm trên cát An Hải và vùng dự
án nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải kể từ đầu năm 2006 theo Quyết định số 455/QĐ-
UBND ngày 24/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.
Ngay từ khi triển khai, đối tượng tôm TCT đã được nhiều người dân hưởng ứng
chuyển đổi nhờ những ưu điểm của nó so với tôm sú như: dễ sinh sản và thuần dưỡng;
có thể nuôi ở mật độ cao; yêu cầu hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với
tôm sú, chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm
sú. Từ năm 2006 đến nay diện tích nuôi tôm TCT tại Ninh Thuận không ngừng tăng
lên.
Trong những năm qua, do lợi nhuận từ nghề nuôi tôm TCT mang lại khá cao
nên diện tích nuôi ngày càng phát triển không theo quy hoạch của địa phương, của
ngành. Diện tích nuôi gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
bùng phát và lây lan. Đây cũng chính là hệ quả của việc quản lý chưa chặt chẽ, trình
độ của người nuôi còn hạn chế, nhất là kỹ thuật quản lý môi trường, phòng ngừa dịch
bệnh trên tôm nuôi .v.v. làm cho nghề nuôi tôm TCT chưa thật sự phát triển bền vững.
Hiệu quả kinh tế mang lại tuy có cao nhưng thiếu tính ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi
ro, nguy cơ.
Trước thực trạng trên, việc điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi và đánh giá hiệu
quả kinh tế của nghề nuôi tôm TCT trong thời gian qua là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở
khoa học cho việc quy hoạch vùng nuôi của địa phương, giúp cho nghề nuôi tôm TCT
phát triển ổn định và bền vững. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi được Trường Đại
học Nha Trang giao thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu
quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thƣơng
phẩm tại tỉnh Ninh Thuận”.
1. Mục đích chủ yếu của đề tài:
Tìm hiểu hiện trạng kỹ thuật nuôi và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi
tôm TCT thương phẩm theo hình thức thâm canh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp để giúp cho nghề nuôi tôm phát triển ổn định, bền vững,
nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Mục tiêu của đề tài:
2.1. Đánh giá đúng thực trạng phát triển của nghề nuôi tôm TCT tại tỉnh Ninh
Thuận, đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào
đến kết quả nuôi tôm.
2.2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tạo công
ăn việc làm và phát triển nghề nuôi tôm TCT theo hướng bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
3.1. Cung cấp số liệu về thực trạng nuôi tôm TCT thương phẩm tại Ninh Thuận,
làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý, định hướng phát triển nghề nuôi tôm TCT
theo hướng bền vững.
3.2. Tạo cơ sở khoa học cho việc khôi phục lại nghề nuôi tôm tại một số khu
vực trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nuôi, tạo
công ăn việc làm ổn định.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm TCT thương phẩm.
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm TCT thương phẩm.
4.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý để nghề nuôi tôm TCT
phát triển ổn định và bền vững.
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm TCT trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm TCT trên thế giới.
Nuôi tôm là nghề có tốc độ phát triển nhanh trong lĩnh vực NTTS. Theo FAO,
có khoảng 22 loài tôm biển được nuôi phổ biến trên thế giới. Từ năm 1950 ÷ 1968 chủ
yếu nuôi các loài trong họ tôm he (Penaeus spp), giai đoạn này tôm TCT và tôm sú có
cơ cấu sản lượng thấp. Giai đoạn 1969 ÷ 2002 tôm sú bắt đầu vượt lên vị trí đứng đầu
và tôm TCT xếp ở vị trí thứ hai trong cơ cấu 22 loài tôm nuôi. [42]
1.1.1.1. Hình thái cấu tạo của tôm TCT:
Hình 1.1: Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei Boone, 1931; tên
khác Litopenaeus vannamei Boone, 1931; tên tiếng Anh White Leg shrimp.
Chủy của tôm TCT thường có 7 răng ở rìa trên và từ 2 ÷ 4 răng cưa (đôi khi có
5 ÷ 6) ở phía dưới bụng, dài vượt cuốn râu (ở con non) đôi khi dài tới đốt râu II. Giáp
đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có
rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài, có khi dài đến mép sau giáp đầu ngực. Gờ
bên chủy ngắn, kéo dài đến gai thượng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng rãnh bụng
rất hẹp hoặc không có. Telson (gai đuôi) không phân nhánh. Hàm dưới thứ nhất có xúc
biện thon dài, thường có 3 ÷ 4 hàng, phần cuối có hình roi. Gai gốc (basial) và gai
ischial nằm ở đốt chân ngực thứ nhất (Tarfante & Kensley, 1997). Vỏ tôm có màu
trắng đục nên được gọi là “tôm trắng”. Bình thường tôm có màu xanh lam, các đốm
sắc tố xanh tập trung dày đặc gần mép của telson và uropod (chân đuôi) (Eldred &
Hutton, 1960). [2]
1.1.1.2. Môi trường sống và khả năng thích nghi:
Ở vùng biển tự nhiên, tôm TCT thường sống nơi đáy bùn, từ vùng nước ven bờ
đến nơi có độ sâu khoảng 72 m (Dore & Frimodt, 1987), độ mặn từ 1 ÷ 40 ‰ (Davis,
Samocha & Boyd, 2004). Nghiên cứu của Wyk & Scarpa (1999) ở Harbor Branch
Oceanographic Institution (HBOI) cho thấy rằng 0,5 ‰ là giới hạn chịu đựng độ mặn
thấp nhất của tôm TCT mà tôm có thể sống và sinh trưởng đến cỡ thương phẩm. Đối
với hàm lượng oxy hòa tan, mức phù hợp là ≥ 5 mg/L, mức gây chết là 1,5 mg/L.
Tôm TCT có thể sống ở môi trường nước có biên độ nhiệt độ dao động rộng, giới hạn
dưới khoảng 15
o
C, giới hạn trên khoảng 35
o
C. Khoảng nhiệt độ thích hợp dao động
trong phạm vi hẹp từ 24 ÷ 32
o
C, ngoài phạm vi này tôm sẽ bị stress và chậm lớn. [45]
Kết quả nghiên cứu các mô hình nuôi tôm TCT trong môi trường nước có độ
mặn thấp tại Châu Á của Green (2007) cho thấy tôm TCT thích nghi và tăng trưởng tốt
ở môi trường nước có độ mặn thấp. [44]
Bảng 1.1: Một số yếu tố thích hợp của môi trường nước nuôi tôm TCT [45]
Các yếu tố môi trƣờng nƣớc
Chỉ tiêu
Nhiệt độ (
o
C)
24 ÷ 32
Oxy hòa tan – DO (mg/L; ppm)
≥ 5
pH
7 ÷ 9
Ammonium – NH
4
(ppm)
≤ 0,1
Nitrite – NO
2
-
(ppm)
≤ 1
Nitrate – NO
3
-
(ppm)
≤ 60
Độ kiềm – Alkalinity (mg CaCO
3
/L)
≥ 100
Độ mặn – Salinity (‰)
≥ 0,5
Chlorite (ppm)
≥ 300
Hydrosulfur – H
2
S (ppm)
≤ 0,002
1.1.1.3. Nghiên cứu về thức ăn:
Tôm TCT là loài ăn tạp, thức ăn bao gồm cả xác phiêu sinh thực vật lẫn động
vật, mùn bã hữu cơ, lab – lab, các sinh vật đáy đến thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi
sống .v.v. Khả năng bắt mồi giữa các cá thể khá tương đồng nên ít có hiện tượng phân
đàn khi nuôi. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm TCT rất cao, trong điều kiện nuôi
thương phẩm lượng thức ăn chỉ cần 5 % thể trọng tôm. Thức ăn của tôm TCT cũng
không cần lượng protein cao như tôm sú, 35 % protein được coi là thích hợp hơn cả
trong khi tôm sú cần 40 % protein và tôm he Nhật Bản cần 60 % protein. Thức ăn có
thêm mực tươi rất được tôm TCT ưa thích. [46]
Thí nghiệm cho tôm ăn tại Đại học Hawaii từ 1, 2, 3, 4, 5, 6 lần trong ngày cho
thấy cho tôm ăn 4 lần/ ngày là tốt nhất. [49]
Công ty Gold Coin (Indonesia) đã thử nghiệm loại thức ăn chứa 36 % protein
mang tên Gold forte và so sánh với thức ăn có hàm lượng protein cao hơn (40 ÷ 42 %
protein) tại trại nuôi ở đông Java. Với mật độ nuôi 80 con/ m
2
, diện tích ao nuôi 0,6 ha,
kết quả như sau: 2 ao nuôi sử dụng thức ăn có 36 % protein sau 101 và 108 ngày cỡ
tôm thu hoạch đạt 13,3 g/ con và 12,5 g/ con, năng suất 11,35 tấn/ ha và 8,65 tấn/ ha,
hệ số thức ăn FCR = 1,22 và 1,34. Ở 2 ao đối chứng, sau 102 ngày và 107 ngày tôm
nuôi đạt cỡ 13,3 g/ con và 11,1 g/ con, năng suất 11,60 tấn/ ha và 8,06 tấn/ ha, hệ số
thức ăn FCR = 1,22 và 1,39. Qua thử nghiệm trên cho thấy tôm TCT ăn thức ăn có
hàm lượng protein 36 % cho kết quả như thức ăn có hàm lượng prortein cao hơn. [30]
1.1.1.4. Nghiên cứu sản xuất giống:
Tôm TCT thành thục sớm hơn tôm sú. Tôm cái trọng lượng từ 30 ÷ 45 g là có
thể tham gia sinh sản. Con cái đẻ nhiều nhất khoảng 10 lần/ năm. Sức sinh sản thực tế
của tôm cái khoảng 10 ÷ 25 vạn trứng, tùy thuộc vào kích cỡ tôm cái. Trứng có đường
kính trung bình 0,22 mm. Ngoài tự nhiên tôm giao vĩ, đẻ trứng ở những vùng biển có
độ sâu 70 m, nhiệt độ 26 ÷ 28
o
C, độ mặn khá cao (35 ‰). Sau khi đẻ 14 ÷ 16 giờ
trứng nở ra ấu trùng Nauplius. Ấu trùng trải qua nhiều giai đoạn biến thái (Nauplius 6
giai đoạn, Zoae 3 giai đoạn, Mysis 3 giai đoạn) vẫn ở quanh khu vực sâu này. Tới giai
đoạn Post larvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy vùng cửa sông cạn, có độ
mặn thấp, nhiệt độ cao, thức ăn nhiều. Chiều dài Post larvae khoảng 0,88 ÷ 3 mm. Sau
vài tháng tôm con trưởng thành bơi ngược ra biển và tiến hành giao vĩ, sinh sản. [30]
Cuối thập kỷ 70, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu hoàn chỉnh các khâu công
nghệ từ nuôi vỗ tôm bố mẹ đến nuôi cao sản tôm TCT. Tại Viện hàn lâm khoa học
Trung Quốc, tháng 8/1992 đã nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống và bắt
đầu sản xuất giống có tính chất đại trà từ năm 1994. [2]
Trong sinh sản nhân tạo, tôm cho đẻ nên chọn những con có trọng lượng thân ≥
40 g. Những tôm đực mà bộ phận mang tinh bị xám đen thì không nên chọn. Palacios
& CTV cho biết tỷ lệ sống và chất lượng ấu trùng của tôm mẹ sau cắt mắt 15 ngày cao
hơn đáng kể so với tự nhiên và chỉ tiêu này giảm dần so với đàn tôm bố mẹ sau cắt mắt
45 và 75 ngày. Ngoài việc cắt một bên mắt để kích thích sự thành thục của buồng
trứng và khả năng đẻ như các loài tôm khác, Vaca & CTV còn dùng kích dục tố
Serotonin (5-hydroxytrytamine) ở nồng độ 15 và 50 µg/ g trọng lượng cơ thể để kích
thích tôm đẻ đến lần thứ 2, tuy nhiên sự thành thục và tỷ lệ đẻ thấp hơn nhiều so với
tôm cắt mắt. [2]
Theo Palacios & CTV, số lần bắt cặp, số lần đẻ và số lượng Nauplius của tôm
mẹ đánh bắt ngoài tự nhiên nhiều hơn của tôm mẹ nuôi thành thục nhân tạo. Tuy
nhiên, tỷ lệ thụ tinh và nở của trứng ở tôm mẹ đánh bắt ngoài tự nhiên thấp hơn. [30]
1.1.1.5. Nghiên cứu sinh trưởng, mật độ nuôi và mô hình nuôi.
Tôm TCT có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn. Trong điều kiện tự
nhiên, ở nhiệt độ nước 30 ÷ 32
o
C, độ mặn 20 ÷ 40 ‰ từ tôm bột đến thu hoạch
khoảng 180 ngày, khối lượng trung bình 40 g/ con. Kích thước tối đa toàn thân 230
mm (Eldred & Holthuis, 1980; Dore & Frimodt, 1987). Tôm sinh trưởng nhanh nhất là
trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3 g với mật độ 100 con/ m
2
tại Hawaii
không kém tôm sú. Sau khi đạt cỡ 20 g tôm bắt đầu lớn chậm lại, tăng trưởng khoảng
1 g/ tuần. Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Tôm nuôi trong ao đất sử dụng
nước biển tự nhiên lớn nhanh hơn (50 %) so với tôm nuôi bằng nước giếng đã khử
trùng. [30, 49]
Trong nuôi thương phẩm tôm TCT sinh trưởng và phát triển tốt ở mật độ cao
hơn nhiều so với tôm sú. Tại Hawaii, mật độ cho năng suất cao nhất là 75 con/ m
2
.
Cùng một cách thức nuôi như tôm sú, trong điều kiện các yếu tố môi trường được duy
trì liên tục trong suốt vụ nuôi (DO = 8 ppm, độ trong = 55 cm, nhiệt độ = 28
o
C, pH =
8), lượng nước thay đổi đều đặn hàng ngày từ 10 ÷ 80 % hay nhiều hơn, năng suất
nuôi tôm TCT tại Viện Hải dương học Hawaii đạt đến 44 tấn/ ha. Cũng theo nghiên
cứu của Viện Hải dương học Hawaii, diện tích ao hồ nuôi tôm TCT cho năng suất cao
hơn cả là 2.000 m
2
. [49]
Để tăng năng suất, hạn chế bệnh, quản lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, nhiều nước có khuynh hướng phát triển nuôi bền vững, duy trì lượng sinh khối
phù hợp cho hệ thống sản xuất, nuôi không thay nước hoặc hệ thống nuôi tuần hoàn
nước. Thử nghiệm hệ thống nuôi tôm TCT không thay nước được áp dụng ở Tahiti
trong suốt những năm thập niên 80 cho năng suất khoảng 20 tấn/ ha/ năm (Aquacop).
Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Hawaii (1999), tôm TCT nuôi theo mô hình
không thay nước ngoài trời tăng trưởng nhanh hơn tôm nuôi trong điều kiện nước chảy
trong nhà với cùng một loại thức ăn và chế độ cho ăn. Khối lượng thân cuối cùng và tỷ
lệ tăng trưởng trung bình hàng tuần ở các mô hình không thay nước ngoài trời là lớn
hơn 2,8 và 3,4 lần so với tôm nuôi nước chảy trong nhà. Kết quả cho thấy, mô hình
nuôi không thay nước vẫn đảm bảo sự phát triển của tôm, góp phần làm giảm giá
thành, giảm lượng nước dùng cho các trại, mở ra một hướng đi mới đối với ngành nuôi
tôm công nghiệp. [43]
Các trại tôm ở Alabama, Michigan, Mississippi, Carolina và Texas (Mỹ) đã
thành công khi nuôi tôm TCT bằng nguồn nước ngầm có độ mặn thấp. Báo cáo về
nuôi siêu thâm canh tôm TCT với mật độ 109 con/ m
2
trong ao đất ở sa mạc Sonora
(Arizona) cho năng suất 12 tấn/ ha/ vụ với nguồn nước được sử dụng để nuôi là nguồn
nước ngầm có độ mặn 2 ‰. Tuy nhiên vấn đề thường gặp khi nuôi tôm TCT trong
nước ngọt là lượng khí H
2
S, CO
2
và Fe. Các chất này gây nguy hiểm cho tôm nếu vượt
quá ngưỡng cho phép. Trong thực tế có thể làm giảm nồng độ các loại khí trên bằng
phương pháp lắng hoặc tăng cường sục khí. [40, 48]
Theo kết quả nghiên cứu của McIntosh & Fizsimmons (2002), nguồn nước thải
từ các ao nuôi tôm có độ mặn thấp có thể được dùng để tưới cho cây trồng góp phần
giải quyết vấn đề môi trường trong nuôi tôm và vấn đề nước tưới cho nông nghiệp, đặc
biệt ở những nơi thiếu nước. [41]
Ở Indonesia, trại tôm Central Pertiwi Bahari đã thử nghiệm nuôi ghép tôm sú và
tôm TCT với mật độ 70 con/ m
2
cho kết quả khả quan. Nghiên cứu cho thấy nếu thả
với mật độ thích hợp, tôm sú và tôm TCT có thể cùng sống và dường như có tác động
cộng sinh mang lại sản lượng cao hơn so với hình thức nuôi đơn thông thường. [13]
1.1.1.6. Nghiên cứu về phòng trị bệnh
Khi nghiên cứu về bệnh, hầu hết các tác giả đều cho rằng phòng bệnh là phương
châm hàng đầu. Vì vậy trong suốt quá trình nuôi phải coi trọng tất cả các khâu từ tẩy
dọn ao, khử trùng đáy ao, xử lý nước, chọn giống thả, cho ăn, quản lý chất lượng
nước.
Theo Lighner và Bell (1984 – 1987), Wyban và Sweeny (1991), ấu trùng tôm
TCT rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn dạng sợi và các bệnh do nguyên sinh
động vật. Để phòng các bệnh này cần chuẩn bị nguồn nước sạch trước khi đưa ấu trùng
vào ương nuôi. Loài tôm này cũng rất dễ bị cảm nhiễm nấm Sirolpidium sp. Khi ấu
trùng tôm bị bệnh có thể chết 100 %. Một số báo cáo cho biết có thể dùng Treflan ở
nồng độ 0,1 ppm để phòng trị nấm Sirolpidium sp. [47]
Bệnh do virus gây ra ở tôm TCT có thể kể đến một số bệnh chủ yếu như hội
chứng Taura, bệnh IHHNV (Infectious hypodermal & hematopoietic necrosis virus),
BP, REO, đặc biệt là bệnh đốm trắng – WSSV. Đến nay trên thế giới vẫn chưa có các
loại thuốc đặc hiệu để chữa trị các bệnh do virus gây ra trên tôm nuôi.
Năm 1992 ÷ 1993 dịch bệnh Taura (TSV) được tìm thấy ở tôm TCT. Bệnh xảy
ra ở ao nuôi sau khi thả giống được 20 ÷ 60 ngày, gây tỷ lệ chết rất cao từ 50 ÷ 80 %,
gây tổn thất nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm thương phẩm ở Châu Mỹ. [30].
TSV cũng gây dịch bệnh truyền nhiễm lan rộng ở những vùng nuôi tôm chính
ở Tây Bán cầu (Brak, 1997) và là nguyên nhân gây chết tôm nuôi ở Taiwan (Tu,
1999). Từ năm 1995 ÷ 1998, Argue & CTV – Viện nghiên cứu Hải dương học Mỹ tiến
hành chương trình chọn giống tôm TCT đưa vào nuôi thương phẩm để theo dõi sinh
trưởng và khả năng kháng hội chứng virus Taura. [39]
Bệnh đốm trắng xảy ra và lan rộng từ năm 1999 ÷ 2000 gây thiệt hại lớn nhất
trong lịch sử nuôi tôm TCT ở châu Mỹ. Dịch bệnh đã làm sản lượng tôm TCT giảm
sút, chỉ còn chiếm 11 % tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới và nghề nuôi tôm TCT
lại trở về thời kỳ đầu với sản lượng chỉ vào khoảng 90.000 tấn/ năm. [30]
1.1.1.7. Tình hình nuôi thương phẩm
Trên thế giới tôm TCT được nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh. Châu Mỹ
có 12 quốc gia nuôi tôm TCT. Năm 1998 sản lượng tôm TCT chiếm hơn 90 % sản
lượng tôm nuôi ở Tây Bán cầu. Các nước nuôi cho sản lượng cao như Ecuador đạt
130.000 tấn (1999), phương thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh. Kế đến là các nước
Mexico, Brazil có sản lượng tôm TCT đạt hàng chục ngàn tấn. [11]
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước quan tâm tôm TCT sớm nhất. Từ năm 1988 họ
đã công bố nuôi tôm TCT thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ (cung cấp
con giống và kỹ thuật nuôi). Các nước châu Á khác như Philippine, Indonesia, Thái
Lan cũng đã di nhập tôm TCT về nước nhằm đa dạng hóa sản phẩm tôm xuất khẩu,
tránh tình trạng độc canh nuôi tôm sú. Ngoài ra, tôm TCT đã được công ty kỹ thuật
sinh học biển CEATECH USA tuyển chọn và di giống sang nuôi ở đảo Hawaii để
nghiên cứu, tạo ra đàn tôm bố mẹ có sức khoẻ tốt, tính di truyền cao và sạch bệnh
(SPF broodstock). [11]
Tổng sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới năm 2007 đạt khoảng 3,3 triệu tấn,
trong đó, tôm TCT chiếm khoảng 63 %. Ngay tại châu Á, “quê nhà” của tôm sú, trong
tổng sản lượng tôm năm 2007 ước tính khoảng 2,65 triệu tấn thì tôm TCT cũng chiếm
tới 57 %. Riêng Trung Quốc tôm TCT chiếm gần 80 % trong tổng sản lượng 1 triệu
tấn của nước này. [61]
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm TCT ở Việt Nam
1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu:
Trước năm 2001, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về đối tượng này
chưa được thực hiện. Tháng 9/2001 Viện Nghiên cứu NTTS III tiến hành thuần dưỡng
đàn tôm TCT (105 con) để thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo. [26, 2]
Năm 2003 Viện nghiên cứu NTTS II đã tiến hành đề tài thử nghiệm nuôi thâm
canh tôm TCT trên vùng ngọt hóa Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang ở quy mô nông hộ.
[30]
Năm 2003 ÷ 2004 Viện nghiên cứu NTTS III thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên
cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi
tôm TCT”. [37]
Năm 2004 TS. Ngô Anh Tuấn cùng nhóm nghiên cứu thuộc khoa NTTS,
Trường Đại học Nha Trang đã triển khai đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu nuôi tôm bố mẹ
và sinh sản nhân tạo tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)”; Mã Số: B2004-33-32.
Năm 2005 - 2006 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật NTTS (Đại học
Nha Trang) đã nhập một số tôm mẹ có nguồn gốc từ Hawaii về trại thực nghiệm NTTS
Cam Ranh tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh quy trình công nghệ.
Năm 2007 Viện Nghiên cứu NTTS (Đại học Nha Trang) thực hiện đề tài:
“Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) cho Quảng Bình” Mã số: B2007-13-26-TĐ
Năm 2008 Trường Đại học Nha Trang lập dự án “Xây dựng mô hình áp dụng
tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An.
Năm 2009 TS. Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu NTTS I biên soạn tài liệu “Nuôi
thâm canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mô hình GAqP”; Năm 2009,
Viện nghiên cứu NTTS III đã phối hợp với các Trung tâm giống, Chi cục NTTS ở các
tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận thực hiện mô
hình nuôi thương phẩm tôm TCT F1 – V3 – VN. [60, 63]
Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu
thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn
cho người nuôi tôm. [57]
1.1.2.2. Tình hình nuôi thương phẩm
Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á di
nhập giống tôm TCT, nhưng lại là nước phát triển nuôi loài này vào loại chậm trong
khu vực. Từ năm 1996 - 1997 một Việt kiều Mỹ là ông Trần Kia đã lập dự án xin nhập
giống tôm TCT về nuôi tại Bạc Liêu. Tuy nhiên, đến năm 2001 - 2002 Bộ Thủy sản
(nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mới cho 3 doanh nghiệp 100 % vốn
nước ngoài là Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và Công
ty Asia Hawaii (Phú Yên) được nhập con giống SPF có nguồn gốc từ Hawaii và Trung
Quốc để nuôi thử nghiệm. [59]
Tháng 4/ 2001 công ty Duyên Hải (Bạc Liêu) nhập 1 triệu con giống (PL
8
, PL
9
)
từ Đài Loan về nuôi theo hình thức bán công nghiệp, mật độ nuôi 15 con/ m
2
. Sau 125
ngày nuôi, tôm đạt trọng lượng trung bình 25 ÷ 30 con/ kg, năng suất trung bình 3 tấn/
ha, tỷ lệ sống 70 %, hệ số thức ăn FCR = 0,8. Tháng 4/2002, công ty đã tiến hành thử
nghiệm cho sinh sản nhân tạo giống tôm TCT và đã thành công. Từ đàn giống tạo ra,
tháng 6/2002 công ty đã thả nuôi trên 60 ao, mật độ nuôi 20 ÷ 25 con/ m
2
, thu hoạch
đạt năng suất 2 ÷ 3 tấn/ ha, FCR = 0,8 ÷ 1,2. [30]
Tháng 5/ 2002 công ty Xuất khẩu thủy sản II Quảng Ninh đã đưa diện tích 8 ha
mặt nước vào nuôi tôm TCT. Con giống được nhập và nuôi theo quy trình nuôi tôm
TCT công nghiệp từ Quảng Đông – Trung Quốc. Mật độ thả giống 100 con/ m
2
. Sau 3
tháng nuôi, năng suất đạt 5,5 tấn/ ha/ vụ, FCR = 1,2, doanh thu đạt 270 triệu đồng, lợi
nhuận đạt 50 %. [30]
Tại Phú Yên, tháng 7/ 2002 công ty TNHH Asia Hawaii Ventures nhập 90 vạn
PL
6
sạch bệnh từ Hawaii (Mỹ) về để nuôi thương phẩm. Các ao nuôi có diện tích
2.000 m
2,
mật độ thả nuôi 15 ÷ 20 con/ m
2
, sử dụng thức ăn US. Finest. Sau 90 ngày
nuôi tôm đạt trọng lượng trung bình khoảng 20 g/ con, tỷ lệ sống trên 80 %. Tháng 3/
2003 công ty đầu tư 3 triệu USD mở rộng vùng nuôi tôm trên cát tại xã Mỹ Thắng
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Năm 2005, dự án của Sở Khoa học và Công nghệ nuôi
tôm TCT trên cùng đất cát ven biển (4,2 ha) cho năng suất trung bình 6 tấn/ ha/ vụ. [2]
Năm 2004 công ty Giống thủy sản Hải Phòng cũng đã hoàn thành quy trình
nuôi tôm TCT Nam Mỹ trong môi trường nước ngọt, nước lợ. Kết quả nuôi thử
nghiệm tại Bát Tràng (An Lão), cầu Nguyệt (Kiến An) đạt năng suất 0,6 ÷ 1,2 tấn/ ha.
[13]
Năm 2005 công ty Đầu tư và phát triển Hạ Long đã nuôi tôm TCT đạt năng suất
11 tấn/ ha/ vụ. [2]
Năm 2007 nhiều hộ nuôi tôm sú đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm chân trắng
vì nhu cầu thực tế thị trường lúc bấy giờ. Tuy vậy, chúng ta đã đi chậm hơn Thái Lan
tới gần 10 năm về nuôi đối tượng tôm TCT. Theo báo cáo của ngành thủy sản, một số
kết quả đạt được trong năm 2008 tại các địa phương: sau 3 tháng nuôi thả, năng suất
bình quân đạt từ 10 - 12 tấn/ha, với giá bán 60.000 - 65.000 đồng/kg (loại 70 - 75 con/
kg), tính ra mỗi ha lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng, cao hơn nhiều so với tôm sú. [55]
Bước sang những tháng đầu năm 2009, ngươi nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh đã
gặp phải dịch bệnh Taura. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Nghiên cứu NTTS III
ngày 27/03/2009, tại hai cơ sở sản xuất giống tôm TCT ở thành phố Tuy Hòa và hai ao
nuôi tôm TCT thương phẩm ở huyện Đông Hòa cho thấy đã phát hiện bệnh Taura. [61]
Năm 2010 dịch bệnh tôm xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại lớn ở các tỉnh
Long An, Bạc Liêu, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị. Nguyên nhân tôm bị dịch bệnh
là do chất lượng tôm giống kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch,
nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm, tình trạng nắng nóng kéo dài, người nuôi thiếu ý
thức cộng đồng, nuôi tôm không tuân theo mùa vụ của cơ quan quản lý ở địa phương,
xả thải bừa bãi, thả nuôi với mật độ khá cao (khoảng 100 con/m
2
). [61]
Tại Việt Nam, ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung tôm TCT được nuôi theo
hình thức thâm canh. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tôm TCT hiện đang
được nuôi theo nhiều hình thức (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến). Phát
triển nuôi tôm TCT ở đồng bằng Sông Củu Long không phải để thay thế tôm sú mà
nhằm tận dụng những ưu điểm, lợi thế của tôm chân trắng nhằm đa dạng hóa đối tượng
nuôi cũng như tận dụng những diện tích không thuận lợi cho nuôi tôm sú để phát triển
nuôi tôm TCT, tăng sản lượng nuôi. [25]
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tôm TCT tại Việt Nam được thả
nuôi theo hình thức thâm canh chủ yếu tập trung ở vùng đất cát, đất chua phèn có lót
bạt hoặc một vài loại chất đáy khác. Việc xử lý đáy được thực hiện theo đúng quy trình
kỹ thuật. Mật độ thả nuôi từ 80 ÷ 120 con/ m
2
, tỷ lệ sống đạt 60 ÷ 80 %; tôm thương
phẩm thu hoạch có trọng lượng 40 ÷ 100 con/ kg, năng suất đạt từ 8 ÷ 25 tấn/ ha/ vụ
tùy thuộc vào mật độ nuôi, độ sâu của ao, chất lượng con giống và điều kiện nuôi. Đối
với các doanh nghiệp và các hộ nuôi quy mô lớn có cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng
bộ, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi và công nghệ tiên tiến thì năng suất đạt rất
cao, trung bình đạt 11,7 tấn/ ha/ vụ, mức cao đạt 20 ÷ 25 tấn/ ha/ vụ. [24]
Hình 1.2: Diện tích, sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu
tôm TCT năm 2008-2010.
* Diện tích nuôi tôm TCT giai đoạn 2008 - 2010:
Qua biểu đồ trên có thể thấy diện tích nuôi tôm TCT liên tục tăng qua từng
năm. Năm 2008 diện tích nuôi tôm TCT cả nước là 8.000 ha, năm 2009 diện tích nuôi
tăng lên 14.500 ha. Sang đến năm 2010 diện tích nuôi tôm TCT cả nước gần 25.400 ha
(tăng 30 % so với 2009). Quảng Ninh là tỉnh có diện tích nuôi thâm canh tôm TCT
thương phẩm lớn nhất (gần 4.000 ha) và các tỉnh Nam Trung Bộ với tổng diện tích
nuôi khoảng 7.000 ha. [55]
* Sản lượng tôm nuôi:
8000
47800
14500
89500
300
25397
136700
414.6
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
2008 2009 2010
Diện tích nuôi
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Kim ngạch
(triệu USD)
Cùng với sự gia tăng về diện tích nuôi, sản lượng tôm TCT cũng liên tục tăng
qua từng năm. Năm 2008 sản lượng đạt 47.800 tấn, năm 2009 sản lượng đạt 89.500
tấn. Sang đến năm 2010 sản lượng đạt 136.700 tấn (tăng 50 % so với năm 2009).
* Giá trị tôm nuôi:
Mặc dù mới được phép nuôi trên địa bàn cả nước 3 năm, sản phẩm tôm TCT đã
đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm nói riêng và cho xuất
khẩu thủy sản Việt Nam nói chung.
Năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD. Sang năm 2010 giá
trị xuất khẩu của riêng tôm chân trắng đã đạt 414,6 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với
năm 2009, bằng 20 % giá trị xuất khẩu tôm nói chung và bằng 8 % tổng giá trị xuất
khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản trong năm. Thị phần của một loài như vậy là không
hề nhỏ. Ngoài ra còn một sản lượng đáng kể tôm TCT tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
tiểu ngạch. Sự tăng trưởng liên tục cả diện tích nuôi, sản lượng và giá trị xuất khẩu
chứng tỏ tôm TCT đã có chỗ đứng vững chắc trong cơ cấu các đối tượng thủy sản nuôi
ở Việt Nam. [59]
1.1.2.3. Hiện trạng sản xuất giống tôm TCT ở Việt Nam:
Cho đến nay nghề nuôi tôm TCT ở Việt Nam chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn
giống hoặc tôm bố mẹ nhập khẩu từ Thái Lan, Hawaii, Singapore, làm tăng chi phí và
thiếu chủ động trong sản xuất. Để phục vụ sản xuất giống và phát triển nuôi tôm TCT,
trong những năm qua các đơn vị khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã triển khai nghiên cứu một số công trình khoa học như: Quy trình nuôi vỗ tôm
bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo; Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng bố mẹ chất lượng
và sạch bệnh có nguồn gốc nhập từ Hawaii phục vụ sản xuất giống nhân tạo; Ứng
dụng công nghệ sinh học sản xuất giống tôm TCT sạch bệnh. Tuy nhiên, trong lĩnh
vực di truyền chọn giống, tạo đàn tôm TCT bố mẹ có chất lượng cao và khả năng
kháng bệnh trong điều kiện nuôi ở Việt Nam đến nay chưa có một công trình nghiên
cứu nào được thực hiện. Tôm bố mẹ không chủ động, khó kiểm soát do nhập từ nhiều
nguồn khác nhau đã trở thành thách thức chính đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm
TCT ở Việt Nam. [38]
Hiện nay giá tôm bố mẹ nhập khẩu vẫn khá cao, thủ tục xin phép nhập khẩu và
hải quan còn khá phức tạp, các cơ sở sản xuất nhỏ không thể trực tiếp nhập mà chủ
yếu mua tôm bố mẹ trôi nổi ngoài thị trường với giá rẻ. Chất lượng đàn tôm bố mẹ tại