Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng lysine, probiotics trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta nuôi thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 77 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN TIẾN TOÀN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE VÀ
PROBIOTICS TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT
LƯỢNG THỊT GÀ TA NUÔI THƯƠNG PHẨM


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


Chuyên ngành : Công nghệ sau thu hoạch
Mã số : 60.54.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ VĂN NINH





Nha Trang - 2012
i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác

Tác giả luận văn


Nguyễn Tiến Toàn





















ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được Luận văn này trước hết tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu, Ban
Chủ nhiệm Khoa Thực phẩm sự kính trọng, niềm tự hào được học tập và nghiên cứu
tại Trường Đại học Nha Trang trong những năm qua
Sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được giành cho thầy: TS. Đỗ Văn Ninh –Phó Hiệu
Trường Đại học Nha Trang đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin cám ơn: PGS. TS. Trang Sĩ Trung Phó Hiệu Trường Đại học Nha Trang,
PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa – Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường,
TS. Vũ Ngọc Bội – Trưởng khoa Thực phẩm, GS.TS. Trần Thị Luyến, TS. Nguyễn
Anh Tuấn và các thầy cô phản biện đã cho tôi những lời khuyên quí báu để công
trình nghiên cứu được hoàn thành có chất lượng, cùng gia đình và bạn bè luôn luôn
chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.














iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu về gà ta 3
1.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình của gà ta 3
1.1.2 Tập tính của gà ta 4
1.2 Những nghiên cứu về axit amin và protein trong thúc ăn gia cầm 5
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng protein 5
1.2.2 Dinh dưỡng axit amin 7
1.2.3 Dinh dưỡng axit amin của gia cầm 8
1.2.3.1 Nhu cầu axit amin 8
1.2.3.2 Axit amin thay thế và axit amin không thay thế 9
1.2.3.3 Axit amin giới hạn 10
1.2.3.4 Sự chuyển hóa giữa các axit amin 10
1.2.3.5 Vấn đề cân bằng axit amin trong khẩu phần 11
1.2.3.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu axit amin của gia cầm 12
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cho thịt 13
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, khả năng cho thịt 14
1.2.6 Các chế phẩm tổng hợp và cân bằng amino acid trong khẩu phần thức
ăn 15
1.2.7. Vai trò của lysine 15

1.3 Nghiên cứu và ứng dụng probiotics trong thức ăn gia cầm 16
1.3.1 Lịch sử probiotic 16
1.3.2 Định nghĩa probiotics 17
iv

1.3.3 Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe
của vật nuôi 17
1.3.4 Cơ chế tác dụng của probiotics 19
1.3.5 Tiêu chuẩn lựa chọn chủng vi sinh vật probiotic 20
1.3.5.1. Lựa chọn các chủng probiotic 20
1.3.5.2 Những vi sinh vật thường được sử dụng cho ăn trực tiếp 21
1.3.5.3. Yêu cầu an toàn đối với các chủng vi sinh vật probiotic 23
1.3.5.4 Đặc tính của chế phẩm probiotics sử dụng trong thí nghiệm 23
1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của lysine,
probiotics trên gà 24
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 24
1.4.1.1 Nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của lysine 24
1.4.1.2 Nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của probiotics 25
1.4.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26
1.4.2.1 Nghiên cứu ngoài nước về ảnh hưởng của lysine 26
1.4.2.2 Nghiên cứu ngoài nước về ảnh hưởng của probiotics 27
1.4.3 Nhận xét 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1 Bố trí thí nghiệm 29
2.3.2. Xây dựng khẩu phần thức ăn 30
2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần đến sự biến đổi khối lượng cơ thể
của gà ta nuôi thịt. 36
3.2 Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của gà ta
nuôi thịt 38
3.4 Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu về chất lượng
thịt xẻ của gà ta nuôi thương phẩm. 44
v

3.4.1 Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần đến tỷ lệ thịt xẻ của gà ta nuôi
thương phẩm. 44
3.4.2 Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần đến chất lượng thịt của gà ta
nuôi thương phẩm. 45
3.5 Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần đến sự biến đổi khối lượng cơ
thể của gà ta nuôi thịt 46
3.6 Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của gà
ta nuôi thịt 47
3.7 Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần đến hiệu quả chuyển hóa thức
ăn của gà ta nuôi thịt 48
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 52
4.1 Kết luận 52
4.2 Đề xuất ý kiến: 53
Tài liệu tham khảo 54
Phụ Lục 58









vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đầy đủ
CS Cộng sự
ĐVT Đơn vị tính
ME Năng lượng trao đổi
P Khối lượng
TĂ Thức ăn
VSV Vi sinh vật
ĐC Đối chứng
TT Tăng trọng
TN Thí nghệm
VCK Vật chất khô











vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.2: Tỷ lệ axit amin lý tưởng theo lysine 9
Bảng 1.3: Các loại vi sinh vật có lợi sử dụng trong các chế phẩm probiotics 22
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm I 29
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm II 30
Bảng 2.3: Khẩu phần thức ăn cho gà ở thí nghiệm I(%) 310
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm I 301
Bảng 2.5: Khẩu phần thức ăn cho gà ở thí nghiệm II (%) 321
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm II 312
Bảng 3.1: Khối lượng gà qua các tuần tuổi (gam) 61
Bảng 3.2: Tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày) của gà ta qua các giai đoạn sinh
trưởng TNI. 63
Bảng 3.3a: Thức ăn thu nhận của gà qua các giai đoạn TNI (g/con/ngày) 64
Bảng 3.3b: Hiệu quả chuyển hóa thức ăn TNI(kg TĂ/ kg TT) 64
Bảng 3.4a: Kết quả phân tích thành phần protein, lipid và khoáng trong thịt gà . 65
Bảng 3.4b: Kết quả phân tích thành phần acid béo trong thịt gà của các lô 65
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần đến sự biến đổi khối lượng
cơ thể của gà qua các giai đoạn ở TNII 66
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của
gà qua các giai đoạn TNII 67
Bảng 3.7a: Thức ăn thu nhận theo các giai đoạn TNII(g/con/ngày) 67
Bảng 3.7b: Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà ở TNII(kg TĂ/ kgTT) 68





viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Gà Ta 4 tuần tuổi 28
Hình 3.1: Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi ở TN I 37
Hình 3.2: Tốc độ sinh trưởng của gà ta qua các giai đoạn TNI 38
Hình 3.3a : Thức ăn gà thu nhận trong các giai đoạn nuôi TNI 41
Hinh 3.3b : Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà qua các giai đoạn TNI. 42
Hình 3.4: Tỉ lệ thịt xẻ của gà giữa các lô thí nghiệm 45
Hình 3.5: Khối lượng gà qua các tuần tuổi TNII. 47
Hình 3.6: Tốc độ sinh trưởng của gà ta TNII 48
Hinh 3.7a: Thức ăn thu nhận của gà ở TNII 49
Hình 3.7b: Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà qua các giai đoạn nuôi TNII (kg
TĂ/ kg TT) 50

1

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm của các sản
phẩm thực phẩm cho con người ngày càng được quan tâm do việc lạm dụng các loại
hóa chất, phụ gia độc hại trong bảo quản thực phẩm hay do việc lạm dụng chất kích
thích tăng trưởng, chất kháng sinh trong chăn nuôi Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều
"vấn nạn" trong lĩnh vực thực phẩm, trong đó có việc sử dụng thuốc kích thích sinh
trưởng trong thức ăn cho gà, lợn. Hiện chúng ta đã nhập nhiều giống gà có năng suất
cao và tỷ lệ nạc cao, tuy thế người chăn nuôi và các công ty chế biến thức ăn bao giờ
cũng muốn vật nuôi ngày càng có năng suất cao. Dẫn đến tình trạng lạm dụng các chất
kích thích tăng trưởng gây mất an toàn thực phẩm. Chúng ta biết rằng thức ăn là một
trong những yếu tố chính tác động đến năng suất, phẩm chất của thịt động vật. Trong
đó tác động có tính chất quyết định của thức ăn tới tốc độ tăng trọng và tỷ lệ thịt là do
protein, nhất là thành phần và các tỷ lệ axit amin có trong khẩu phần quyết định. Bên

cạnh đó, các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần cũng có mối quan hệ mật thiết với
nhau, chỉ khi đáp ứng không những đầy đủ mà còn cân đối phù hợp thì mới có thể khai
thác tối đa tiềm năng di truyền của vật nuôi. Mặc khác để tăng sức đề kháng và khả
năng chuyển hóa thức ăn. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng nếu sử dụng các loại chế
phẩm vi sinh vật có thể làm tăng sức đề kháng của vật nuôi. Vì thế nhiều quốc gia đã
nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng lysine, chế phẩm vi sinh trong thức
ăn chăn nuôi. Chẳng hạn theo tiêu chuẩn NRC của Mỹ tỷ lệ lysine cho gà nuôi thịt giai
đoạn 0 ÷ 6, 7 ÷ 9 và trên 9 tuần tuổi là 1,2% ; 1,1% ; 1,0% hay xí nghiệp gà giống
Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc (2000), đã khuyến cáo nuôi gà thịt Lương Phượng
0 ÷ 6, 7 ÷ 11 và 11 tuần tuổi tới hạ thịt với mức lysine tương ứng: 1,2%; 1,1 ; 1,0%.
Mỗi nước trong những điều kiện nghiên cứu và thực tiễn cụ thể có thể đưa ra những
khuyến cáo không hoàn toàn giống nhau. Trong điều kiện nước ta nói chung và Phú
Yên nói riêng thịt gà Ta rất được người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng chưa được nuôi
tập trung và chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, nguồn thức ăn chủ yếu cho gà Ta hiện
nay là lúa, ngô thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng nên sản lượng thịt thấp chưa đủ đáp
ứng cho thị trường trong nước. Do vậy việc nghiên cứu tạo ra một khẩu phần thức ăn
phù hợp cho gà Ta để khai thác tối đa tiềm năng di truyền của chúng là rất cần thiết.
Để góp phần giải quyết vấn đề này trong điều kiện chăn nuôi tại Tuy Hòa tôi tiến hành
2

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng lysine, probiotics trong thức ăn hỗn hợp
đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà Ta nuôi thương phẩm”
Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của các khẩu phần thức ăn hỗn hợp có tỷ lệ lysine,
probiotics khác nhau đến khả năng sinh trưởng, năng suất và tỷ lệ thịt nạc từ đó xác định
tỷ lệ lysine, probiotics phù hợp cho gà Ta nuôi thương phẩm trong giai đoạn sinh trưởng
(4 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi).
Nội dung của đề tài
- Ảnh hưởng của lysine trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và chất
lượng thịt của gà Ta nuôi thương phẩm.

- Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn của gà Ta nuôi thương phẩm.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Các số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thực tế bổ sung cho sự hiểu biết về
nhu cầu của lysine trong khẩu phần thức ăn của gà Ta. Xác định mật độ vi sinh vật có lợi
trong khẩu phần thức ăn để hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Ta nuôi thương phẩm cao
nhất đồng thời chống chịu bệnh tật.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thành công của đề tài là bước đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của lysine trong
thức ăn đến tốc độ sinh trưởng, chất lượng của thịt gà ta, ảnh hưởng của probiotics trong
thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà ta nuôi thương phẩm
trong giai đoạn sinh trưởng (4 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi).
Thành công của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu sản xuất thức ăn riêng
cho gà Ta nhằm hướng tới một nền chăn nuôi sạch và bền vững.

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 GIỚI THIỆU VỀ GÀ TA
1.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình của gà ta
Gà ta (danh pháp khoa học: Gallus gallus domesticus) là một loài chim đã được
con người thuần hoá cách đây hàng ngàn năm. Có ý kiến cho rằng loài này có thủy tổ
từ loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á.

Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Aves
Bộ (ordo): Galliformes

Họ (familia): Phasianidae
Chi (genus): Gallus
Loài (species): Gallus gallus
Phân loài (subspecies):

Gallus gallus domesticus


Ở một ngày tuổi gà ta có bộ lông màu cánh sẻ có 2 đường kẻ sọc trên lưng chạy
dài từ vai đến đuôi. Mỏ và chân màu vàng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Giai
đoạn trưởng thành gà ta có bộ lông màu vàng nâu. Thân hình thoi hơi gù, đuôi thẳng.
4

Đầu có mào màu đỏ thay đổi qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành mào
cao 2- 4 cm đối với gà trống và 1,5- 2 cm đối với gà mái. Trích của gà màu đỏ và có 2
loại: một loại màu lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Chân có
hai hàng vảy, con trống có cựa, con mái không có cựa. Việc phân biệt trống mái đối
với gà ta rất khó khăn khi còn nhỏ ở một ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt
không chính xác như các giống gà bình thường.
Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái hoàn toàn khác nhau. Con
trống có bộ lông sặc sỡ khối lượng cơ thể 2 ÷ 2,5 kg/con, con mái có màu lông nhạt
hơn và ít hoa văn hơn và đạt khối lượng 1,6 ÷ 1,8 kg/con. Con trống gáy ở giai đoạn 5
đến 6 tháng tuổi và ở giai đoạn này con mái cũng gọi ổ.
1.1.2 Tập tính của gà ta
Trong chăn nuôi tập trung

gà ta vẫn giữ lại được bản năng hoang dã gà tìm kiếm
thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẫu thực vật. Gà ta có tính bầy
đàn cao và rất nhạy cảm với tiếng động như: mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gẫy,
tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt khi còn nhỏ gà rất sợ bóng tối. Vì vậy cần hết sức chú

ý khi nuôi gà ta để tránh stress có thể xảy ra. Gà ta thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày
thường chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban đêm chúng ngủ thành từng bầy.
Gà ta rất thích mổ những vật lạ, những sọi dây tải, hay những chiếc que nhỏ
trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương
đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng ta không nên để bất cứ vật gì
ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn.
Gà ta cũng có nhu cầu tắm nắng thường tập trung tắm nắng từ 9h-11h sáng và
3h- 4h chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hồ cát thật sâu rồi rúc mình xuồng hố,
cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng.
Gà ta thành thục sinh dục khi được 6÷ 7 tháng tuổi, khi giao phối thường bắt
đầu hành vi ghẹ gà mái của con trống đó chính là sự khoe mẽ. Ngoài ra, chúng còn thể
hiện thông qua tiếng gáy dài. Gà mái thì đẻ trứng tập trung một chỗ. Mỗi chu kỳ sinh
sản đẻ được 13 ÷ 15 quả trứng, sản lượng trứng hàng năm từ 50 ÷ 60 quả.
Thịt gà Ta rất ngon nhưng gà Ta hiện được nuôi không tập trung nên sản lượng
thịt không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, mặc khác thức ăn chủ yếu của gà
5

Ta chủ yếu là lúa và ngô không cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường
của gà dẫn đến bệnh tật, thời gian nuôi dài nên hiệu quả kinh tế không cao, những
nghiên cứu khoa học về giống gà Ta chưa được quan tâm nhiều. Do việc nghiên cứu
tạo ra một khẩu phần thức ăn phù hợp cho gà Ta để khai thác tối đa tiềm năng di
truyền của chúng là rất cần thiết.
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ AXIT AMIN VÀ PROTEIN TRONG THỨC
ĂN GIA CẦM
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng protein.
Protein cần thiết cho động vật như là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế và
đứng hàng đầu trong đời sống của động vật. Nhờ protein có sẵn trong nguyên liệu thức
ăn gia cầm mới có thể tổng hợp được protein của cơ thể và các sản phẩm, ngoài ra còn
tổng hợp ra các chất xúc tác sinh học như hormone và enzyme, cùng với các hợp chất
khác đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý. Nói đến protein trong quá

trình dinh dưỡng là phải nhắc đến amino acid, vì động vật không thể hấp thụ trực tiếp
được protein, mà phải qua quá trình tiêu hóa, biến đổi protein của thức ăn thành các
chất hợp phần là các amino acid. Từ các amino acid cơ thể mới xây dựng thành các
protein trong các mô và các chất hoạt động sinh lý khác. Thiếu amino acid thì cơ thể
sinh vật thiếu nguyên liệu và không thể có sản phẩm.
* Nguồn protein từ bột cá
Cá và bột cá là nguồn protein dồi dào dùng cho chăn nuôi. Bột cá được chế biến
từ cá hoặc các phế liệu của ngành công nghiệp cá. Bột cá là loại thức ăn có chứa một
lượng lớn amino acid, vitamin và khoáng, trong đó có nhiều amino acid không thay
thế, và tỷ lệ khá cân đối. Tuy nhiên, chất lượng của bột cá biến động rất lớn, điều này
phụ thuộc vào loài, giống, độ tươi của cá trước khi chế biến và kỹ thuật chế biến thành
bột. Protein bột cá có chất lượng cao do giàu lysine, methionine, trytophan và các
amino acid không thay thế khác. Tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu protein và amino acid của bột
cá rất cao [ 10].
Hàm lượng protein trong bột cá phụ thuộc vào phương pháp chế biến, loại cá.
Nói chung, hàm lượng protein trong bột cá dao động từ 45 – 57%. Ngoài protein trong
bột cá còn một lượng lipid, vitamin, khoáng …Trong 1 kg bột cá có giá trị dinh dưỡng
như sau: protein: 450 – 590g; lipid: 19 – 180g: tro: 234 – 292 g; lysine : 41 – 51g;
6

tryptophan: 4,7 – 5,7g; methionin: 13,6 – 16,5 g; xixtin: 8,9 – 10,8g; arginin: 31,5 –
38,2 g; Ca: 67 – 76g; P :31,8 – 37g; Na: 7,2 - 10,3g; K: 6,7 g.
Bột cá là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo axit amin cho gia súc, gia cầm, là loại
thức ăn giàu protein, chất lượng protein cao. Bột cá tốt chứa 50 – 60% protein. Tỷ lệ
amino acid cân đối, có nhiều amino acid chứa lưu huỳnh, 1kg bột các có 52g lysine, 15
– 20g methionine, 8 – 10g cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng 6 –
7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1. Ngoài ra, còn vitamin A và D. Tuy nhiên,
chất lượng bột cá còn phụ thuộc rất nhiều vào loại các và các bộ phận của cá đem chế
biến. Nếu bột cá chế biến từ loại cá nhỏ, đầu cá, vây cá thì hàm lượng protein thấp từ
20 – 25%. Trong khi đó bột cá được chế biến từ cá lớn, hàm lượng protein trên 50%.

Cần bảo quản tốt bột cá để giữ chất lượng protein tốt, nếu bảo quản không tốt
mỡ trong bột cá sẽ bị ôi làm giảm chất lượng dinh dưỡng và gây độc cho vật nuôi.
Trong chăn nuôi gia cầm người ta xác định nhu cầu protein của vật nuôi theo
protein thô và protein tiêu hoá.
* Protein thô
Protein thô của thức ăn được xác định bằng cách đo hàm lượng nitơ (N) trong
thức ăn nhân với hệ số 6,25.
Protein thô = N x 6,25.
Hàm lượng nitơ của protein bình quân là 16%. Vì vậy, một chất hữu cơ nào đó
chứa x gam nitơ thì lượng protein thô của chất hữu cơ đó là x.N.(100/16) = x.N.6,25.
Thực chất protein của các loại thức ăn khác nhau chứa một hàm lượng nitơ
khác nhau và thường biến động từ 15 đến 17,6% so với lượng protein. Vì thế, để xác
định protein thô của các loại thức ăn khác nhau phải dùng các hệ số khác nhau. Ví dụ:
6,38 đối với sữa; 5,8 đối với ngũ cốc và khô dầu; 5,5 đối với các loại protein có chất
lượng kém hơn [ 5].
Protein thô chứa protein thuần và hợp chất nitơ phi protein. Nitơ phi protein
thường chiếm 20 - 25% lượng nitơ tổng số ở thức ăn xanh, 70 - 80% ở củ cải và 10% ở
thức ăn hạt.
Đối với gia cầm, người ta thường xác định nhu cầu protein hàng ngày cho
chúng theo khối lượng mỗi ngày hoặc theo nồng độ phần trăm trong thức ăn hỗn hợp.
7

* Protein tiêu hóa
Protein tiêu hóa là phần protein hấp thu được so với phần ăn vào.
Protein tiêu hóa = Protein thô x Tỷ lệ tiêu hóa

Protein thu nhận (g) - Protein ở phân (g)

Tỷ lệ protein tiêu hóa (%) =


Protein thu nhận (g)
x 100


Tỷ lệ tiêu hóa của protein thức ăn khác nhau theo từng loại thức ăn. Tuy nhiên
ở loài dạ dày đơn, sự chênh lệch về tỷ lệ tiêu hóa giữa các loại thức ăn không lớn (70 -
90%) nhưng ở loài nhai lại thì chênh lệch nhau nhiều (20 - 80%) [ 6]
1.2.2 Dinh dưỡng axit amin
Trong dinh dưỡng protein – axit amin người ta phải xác định được nhu cầu của
động vật, quá trình tiêu hóa và hàm lượng tiêu hóa của các chất này, xây dựng được
định mức thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng loài, trong từng
giai đoạn sinh trưởng và pháp triển đảm bảo cho vật nuôi có năng suất cao.
Đối với các động vật nông nghiệp, dinh dưỡng protein và axit amin nhìn
chung có những nét giống nhau nhưng có nhiều nét riêng biệt. Các nhóm động vật
có cấu tạo ống tiêu hóa khác nhau: Nhóm dạ dày đơn (lợn, thỏ và gia cầm), nhóm
dạ dày kép (đại gia súc) có sự khác nhau cơ bản về nhu cầu protein: Nhóm dạ dày
đơn cần protein có đầy đủ các axit amin có sẵn trong thức ăn, nhóm dạ dày kép
cần một phần protein có sẵn trong thức ăn, một phần khác là do trong dạ dày kép
của nhóm này có tồn tại các vi sinh vật sử dụng các chất phi protein có trong thức
ăn để xây dựng nên protein của chúng. Nhóm động vật có dạ dày kép huy động
protein của vi sinh vật phục vụ cho nhu cầu của chúng.
Nhu cầu về axit amin của các loài động vật, ở các lứa tuổi là khác nhau, thường
con non có nhu cầu cao hơn động vật trưởng thành. Giữa gia cầm và gia súc thì nhu về
axit amin không thay thế khác nhau. Người ta xác định được 10 axit amin không thay
thế đối với gia cầm là: lysine, tryptophan, methionine, valine, histidine, phenylalanine,
leucine, isoleucine, treonine và arginine. Qua những thí nghiệm nuôi gà con với khẩu
phần thiếu lysine thì gà bị giảm khối lượng, nhưng khi bù lại vào thức ăn thì gà phục hồi
lại được mức tăng khối lượng [ 13].
8


1.2.3 Dinh dưỡng axit amin của gia cầm
1.2.3.1 Nhu cầu axit amin
Trong dinh dưỡng vật nuôi, nhu cầu về axit amin chủ yếu là nhu cầu về các
axit amin không thay thế. Khi thiếu bất kỳ một axit amin không thay thế nào trong
khẩu phần thì quá trình tổng hợp protein bị rối loạn, thậm chí còn phá hủy trao đổi
chất của cơ thể. Điều đó làm giảm khả năng sinh trưởng cũng như sức sản xuất của
gia cầm. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ các axit amin không thay thế theo đúng nhu
cầu của mỗi loại vật nuôi. Có 4 cách thông thường biểu thị nhu cầu axit amin [ 19]:
- Số gam axit amin cho vật nuôi một ngày
- Số gam axit amin cho 1000 kcal năng lượng trao đổi (ME) của khẩu phần
- Tỷ lệ phần trăm axit amin tính theo khẩu phần
- Tỷ lệ phần trăm axit amin tính theo protein
Cách tính thứ nhất là cách chính xác nhất để thể hiện nhu cầu về axit amin
nhưng rất khó áp dụng trong sản xuất. Cách thứ ba và thứ tư tiện lợi trong thực tế lập
khẩu phần ăn cho gà nên hiện nay đang được sử dụng nhiều hơn.
* Xác định nhu cầu axit amin
Khi xác định nhu cầu axit amin cho gia cầm cần chú ý đến các nhu cầu sau [ 26]
- Nhu cầu cho tăng trọng tối đa
- Nhu cầu cho hiệu quả chuyển hóa thức ăn tối ưu
- Nhu cầu cho tỷ lệ thịt xẻ tối đa
- Nhu cầu cho thành phần hóa học thân thịt tối ưu
- Nhu cầu cho tỷ lệ thịt lườn (cơ ngực) cao nhất
Những kết quả đã nghiên cứu cho biết hàm lượng axit amin cần cung cấp cho
mỗi nhu cầu trên không hoàn toàn đồng nhất. Vì vậy, rất khó để đưa ra nhu cầu về các
axit amin đảm bảo tối ưu cho cả 5 nhu cầu trên. Chính vì vậy, tùy từng điều kiện cụ thể
về kinh tế và kỹ thuật mà nên ưu tiên cho nhu cầu nào được coi là quan trọng nhất.
Tỷ lệ các loại axit amin theo lysine trong khẩu phần cho gia cầm như sau [32]:
9

Bảng 1.2: Tỷ lệ axit amin lý tưởng theo lysine

Axit amin Baker (1993) NRC (1994)
Lysine 100 100
Arginine 105 110
Treonine 70 74
Valine 82 82
Methionine 37 38
Cysteine 38 43
NRC: National Research Councill (Mỹ)
1.2.3.2 Axit amin thay thế và axit amin không thay thế
Căn cứ theo yêu cầu và khả năng tổng hợp axit amin của cơ thể động vật người
ta chia axit amin thành 2 loại: Axit amin không thay thế và Axit amin thay thế.
- Axit amin không thay thế là những axit amin mà cơ thể động vật không thể tự
tổng hợp được hoặc không thể tạo thành bằng cách chuyển hóa từ các axit amin khác.
Động vật buộc phải lấy các axit amin đó từ thức ăn. Ở gia cầm có 10 loại axit amin
không thay thế là arginin, lysine, histidin, leucin, isoleucin, valin, methionin, treonin,
tryptophan và phenylalanin. Riêng glyxin là axit amin không thay thế với gia cầm con
còn với gia cầm trưởng thành thì nó là axit amin thay thế.
- Axit amin thay thế là các axit amin mà cơ thể động vật có thể tổng hợp được hoặc
tạo được bằng cách chuyển hóa từ các axit amin khác nhau. Người ta đã xác định được 13
axit amin thay thế trong cơ thể gia cầm đó là: alanin, asparaginin, aspartic, xystin,
glutamic, glyxin, hydroprolin, prolin, serin, xitrulin, tyrozin, xystein và hydroxylizin. Axit
amin thay thế này có thể không cần thiết phải cung cấp qua thức ăn.
Sự phân chia axit amin thành axit amin thay thế và không thay thế chỉ là tương
đối. Một axit amin là thay thế hoặc không thay thế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tiêu chuẩn đánh giá (sinh trưởng, duy trì, cân bằng nitơ), tuổi con vật, sự có mặt của
các axit amin khác trong khẩu phần, sự cung cấp các chất dinh dưỡng khác (đặc biệt là
vitamin) và trạng thái sinh lý của con vật.
10

1.2.3.3 Axit amin giới hạn

Trong khẩu phần thức ăn của gia cầm có các axit amin mà hàm lượng của nó
thấp hơn so với nhu cầu của con vật từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng protein. Người
ta gọi các axit amin thiếu trong khẩu phần là axit amin giới hạn hay là yếu tố hạn chế.
Như vậy, axit amin giới hạn là axit amin mà số lượng của nó thường thiếu so với nhu
cầu, từ đó làm giảm giá trị sinh học của protein trong khẩu phần. Axit amin nào thiếu
nhất và làm giảm hiệu suất sử dụng protein lớn nhất thì gọi là axit amin hạn chế thứ
nhất (yếu tố số một) và theo cách lý giải như vậy, những axit amin tiếp theo đó ít thiếu
hơn so với nhu cầu và với mức axit amin khác được gọi là axit amin giới hạn thứ 2, rồi
đến thứ 3, thứ 4 Nguyên tắc cơ bản để bổ sung axit amin vào khẩu phần vật nuôi là
theo trình tự giới hạn. Axit amin giới hạn thứ nhất được bổ sung đầu tiên sau đó đến
axit amin giới hạn thứ 2, thứ 3 [1]
Nếu khẩu phần cho gia cầm chủ yếu sử dụng nguyên liệu ngô và đậu tương thì
axit amin giới hạn thứ nhất là methionine [10]
Vai trò của axit amin trong cơ thể rất đa dạng, là thành phần chủ yếu của
protein, axit amin giữ vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng gia cầm. Để quá trình tạo và
đổi mới protit được tiến hành liên tục và cơ thể gia cầm phát triển một cách tối ưu, cần
phải cung cấp cho chúng một lượng axit amin cần thiết với tỷ lệ nhất định trong thức ăn.
1.2.3.4 Sự chuyển hóa giữa các axit amin
Giữa các axit amin có thể chuyển hóa lẫn nhau bằng phản ứng oxy hóa khử,
hoặc phản ứng chuyển amin. Vì vậy, khi thiếu loại này có thể đưa đến thiếu loại kia,
hoặc khi trong thức ăn có nhiều loại này có thể làm giảm nhu cầu loại kia. Ví dụ từ
phenylalanine bằng phản ứng oxy hóa khứ có thể chuyển thành tyrosine. Từ
methioninie có thể chuyển hóa thành tyrosine, cystine để thay thế phenylalanine,
methionine. Vì có sự chuyển hóa một chiều nên khi tính nhu cầu, người ta thường tính
đơn và đôi (methionine và methionine + cystine). Ngoài sự chuyển hóa một chiều, còn
có sự chuyển hóa hai chiều, ví dụ như giữa glycine và serine. Trường hợp này thường
tính gộp hai loại thành một.
11

1.2.3.5 Vấn đề cân bằng axit amin trong khẩu phần

Cơ thể gia cầm chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo một mẫu cân đối về
axit amin. Những axit amin nằm ngoài mẫu cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lượng. Do
vậy, khi sử dụng các khẩu phần được cân đối phù hợp với nhu cầu axit amin của gia
cầm thì sự sinh trưởng và sức sản xuất sẽ cao hơn, hiệu quả sử dụng protein tốt, do đó
tiết kiệm được protein thức ăn. Hiệu quả này còn phụ thuộc vào các axit amin thay thế
và không thay thế của protein.
Cân bằng axit amin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cân bằng các chất dinh
dưỡng. Bởi vì, thứ nhất tất cả các axit amin cần thiết cho vật nuôi đều được lấy từ thức
ăn, thứ 2 ngoại trừ một lượng nhỏ axit amin dùng cho mục đích đặc biệt còn lại tất cả
các axit amin được dùng chủ yếu để tổng hợp protein cơ thể. Và điều quan trọng nhất
là không có sự dự trữ các axit amin trong cơ thể. Sự vắng mặt của một axit amin
không thay thế trong khẩu phần sẽ ngăn cản việc sử dụng các axit amin khác để tổng
hợp protein. Điều đó làm giảm tính ngon miệng, giảm sinh trưởng, cân bằng nitơ âm
nghiêm trọng. Tức là mất protein cơ thể [35].
Trong khẩu phần một vài axit amin không thay thế bị thiếu so với nhu cầu sẽ
làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở gia cầm gây giảm khối lượng, chậm lớn,
gia cầm con chậm phát triển, khả năng chống chịu bệnh kém. Khi không có isolơxin
hoặc valin trong thức ăn gà con sẽ chết sau 19 ngày. Trong khẩu phần không có
histidin gà con chỉ sống được 2 tháng. Còn nếu không có lysine gà sống được 53 ngày.
Nếu loại trừ tất cả các axit amin ra khỏi khẩu phần ăn thì thời gian sống trung bình của
gà con là 35 ngày.
Nếu axit amin dư thừa so với nhu cầu, axit amin không được sử dụng cho tổng
hợp protein của cơ thể sẽ bị phân huỷ tạo ra axit uric, từ đó làm mất cân bằng axit
amin, tạo ra yếu tố hạn chế mới, giảm sự lợi dụng protein trong khẩu phần làm gia cầm
giảm sinh trưởng, giảm khả năng sản xuất [35].
Sự dư thừa axit amin còn gây ra sự đối kháng giữa các axit amin. Ví dụ như
lysine với arginine, khi khẩu phần thừa lysine dẫn đến tăng cường hoạt động của
enzim argininaza trong cơ thể, emzim này phân giải axit amin arginine ở ống thận do
đó tăng hấp thu arginine.
12


1.2.3.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu axit amin của gia cầm
- Giống, giới tính, hướng sản xuất và lứa tuổi: Nhu cầu về axit amin giữa các
dòng, giống là khác nhau. Những giống có khối lượng lớn, có tốc độ sinh trưởng
nhanh, năng suất trứng cao thì nhu cầu về axit amin của chúng lớn hơn những giống
nhẹ cân, tốc độ sinh trưởng kém, khả năng sản xuất thấp. Gia cầm mái có nhu cầu axit
amin thấp hơn gia cầm trống vì cùng lứa tuổi nhưng có tốc độ sinh trưởng con trống
cao hơn con mái. Gia cầm con cần nhiều arginine và glycine hơn gia cầm trưởng
thành, gia cầm đẻ trứng cần nhiều glutamic.
- Mức năng lượng trong khẩu phần: Năng lượng trong khẩu phần cao thì nhu
cầu axit amin cũng cao. Khẩu phần có năng lượng thấp sẽ được động vật ăn nhiều hơn
so với khẩu phần có năng lượng cao. Nếu nồng độ các axit amin là không đổi thì ở
khẩu phần có năng lượng cao, lượng thức ăn thu nhận sẽ giảm vì thế mà nhu cầu về
axit amin có thể không được thoả mãn. Như vậy, khi khẩu phần có năng lượng tăng thì
cũng cần tăng nhu cầu về axit amin. Ví dụ như, nếu trong 1 kg thức ăn có năng lượng
1900 kcal ME, nhu cầu về lysine là 0,53% thì khi năng lượng đến 2300 kcal ME thì
nhu cầu về lysine phải là 0,71%.
- Mức protein thô trong khẩu phần: Mức protein trong khẩu phần cao sẽ gây ra
quá trình phân giải protein cho năng lượng đã sinh ra một lượng lớn các chất có hại
cho cơ thể. Nếu protein thừa, khi xuống manh tràng sẽ bị vi sinh vật lên men gây thối
làm viêm sưng ruột, tiêu chảy.
Nhu cầu amino acid tính theo tỷ lệ % protein thô trong khẩu phần tăng lên khi
protein thô của khẩu phần giảm đi. Mối tương quan giữa lysine và protein thô được
biểu diễn qua phương trình hồi quy.
Y = 7,23 – 0,131X
Y: % của Lysine
X: % protein thô của khẩu phần
Figueroa và Cs năm 2003 đã thí nghiệm bổ sung lysine, methionine, tryptophan
và threonine vào 2 khẩu phần chứa 12% và 11% protein thô để bù lại lượng protein có
trong khẩu phần chứa 16% protein thô. Việc giảm protein khẩu phần sẽ có ý nghĩa nếu

như khẩu phần được bổ sung thêm các amino acid tổng hợp.
13

- Nhiệt độ môi trường: Tỷ lệ tiêu hoá các axit amin trong điều kiện nhiệt độ cao
(32
0
C) thấp hơn ở nhiệt độ bình thường (21
0
C). Mức độ giảm tỷ lệ tiêu hóa của các
axit amin cũng khác nhau. Tỷ lệ tiêu hóa của lysine, methionine và izoleucine tương
ứng ở 21
0
C là 83%, 92% và 87% thì ở 31
0
C là 80%, 87% và 80% . [34]
- Ảnh hưởng của vitamin: Nhu cầu về axit amin chịu ảnh hưởng bởi các chất có
hoạt tính sinh học như vitamin và một số nguyên tố đa vi lượng. Khi đưa vitamin B
12

vào trong khẩu phần thì việc sử dụng các axit amin là rất tốt vì vitamin B
12
tham gia
vào thành phần của enzim methyl transferaza, enzim này có chức năng chuyển hormon
cystine thành methionine [10].Methionine cung cấp nhóm metyl cho sự tổng hợp
cholin và ngược lại, nếu trong khẩu phần không chứa đủ cholin thì đòi hỏi một lượng
tối thiểu methionine chủ yếu để tổng hợp protein mô. Như vậy, chỉ có thể xác định nhu
cầu về methionine khi sử dụng khẩu phần có đủ cholin. Ngoài ra trong cơ thể gia cầm
axit nicotinic có thể tổng hợp từ tryptophan, axit này là chất rất cần thiết cho quá trình
tổng hợp ADN. Vì vậy, nếu trong khẩu phần thức ăn thiếu axit nicotinic dẫn đến tăng
nhu cầu về tryptophan.

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cho thịt
Giá trị dinh dưỡng của thịt chủ yếu do protein quyết định. Protein thịt là loại
protein hoàn thiện chứa tất cả các amino acid cần thiết cho cơ thể con người. Thịt theo
nghĩa rộng bao gồm các tổ chức cơ, mỡ, xương, da và các cơ quan bộ phận khác của
con vật. Theo nghĩa hẹp, thịt gồm các cơ và tổ chức, do đó đánh giá khả năng cho thịt
có liên quan đến khả năng sinh trưởng tích lũy của các bộ phận này.
Mô cơ là mô có giá trị thực phẩm cao nhất, nó chiếm 35 – 45% khối lượng cơ
thể con vật bao gồm 2 loại cơ vân và cơ trơn. Cơ cấu tạo từ các tế bào đa nhân, co giãn
theo chiều dài sợi cơ, sợi cơ có kích thước từ 10 – 100
m

, chiều dài 1 cm và được
chia thành 3 phần: màng cơ, cơ chất và nhân. Thành phần hóa học của mô cơ là:
Nước : 73 – 75%
Protein : 18 – 21%
Lipit : 1 – 3%
Khoáng : 1%
Trong chăn nuôi gà thịt để đánh giá khả năng cho thịt dựa vào các tiêu chí sau:
14

Tỷ lệ thịt móc hàm (%), tỷ lệ thịt xẻ (%), tỷ lệ thịt nạc (%), tỷ lệ mỡ bụng (%),
tỷ lệ xương, da (%)
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, khả năng cho thịt
- Yếu tố di truyền
Giống luôn là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi. Các giống
gia cầm khác nhau có khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn khác nhau, khả năng này
phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng của con vật. Quá trình tích lũy các chất mà chủ
yếu là protein, tốc độ và phương thức sinh tổng hợp protein phụ thuộc vào hoạt động
của hệ thống gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ tăng trọng hàng ngày của

gà nội rất thấp. Đối với các giống gà nhập ngoại tốc độ tăng trọng và khả năng cho
thịt rất cao như gà Tam Hoàng, gà BT2… Bên cạnh đó phương thức chăn nuôi cũng
ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng trọng mặc dù trong cùng một giống.
- Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng quyết định năng suất chăn nuôi. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của gà . Vì vậy, bảo đảm cân đối dinh dưỡng
thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Nếu dinh dưỡng kém kéo
dài thì các yếu tố di truyền không những không phát huy theo hướng tích cực mà thậm
chí còn ngược lại.
- Thời gian nuôi dưỡng
Sự thay đổi thành phần hóa học mô cơ của gà chủ yếu xảy ra trong giai đoạn
trước 6 tháng tuổi chia làm nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau trên cơ sở quy luật
sinh trưởng tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể gà từ đó tùy giai đoạn sinh
trưởng mà đưa ra các phương thức nuôi dưỡng thích hợp.
- Yếu tố chăm sóc quản lý
Các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, cường độ chiếu sáng, diện tích chuồng nuôi …
đều có tác động nhất định tới khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thịt. Khi chăm sóc
quản lý tốt sẽ giúp gà tăng trọng nhanh và giảm giá thành trên một đơn vị chăn nuôi.
15

1.2.6 Các chế phẩm tổng hợp và cân bằng amino acid trong khẩu phần thức ăn
Theo số liệu của FAO thì năm 1964 toàn thế giới đã dùng 203 triệu tấn protein
(trong thức ăn) để nuôi bò, cừu, lợn và gia cầm. Tạo ra được là 22.7 triệu tấn protein
động vật (thịt, trứng và sữa). Như vậy hiệu suất chuyển đổi chỉ đạt 11%. Sở dĩ có kết
quả như vậy là do protein trong thức ăn cho vật nuôi không hoàn chỉnh về thành phần
các axit amin.
Ngày nay, các nhà dinh dưỡng học, các nhà chăn nuôi đã kết luận ra rằng
“muốn tăng năng suất ngành chăn nuôi phải dựa trên cơ sở là chăn nuôi có chiều sâu”
(thâm canh trong chăn nuôi) phải có thức ăn cân đối về amino acid, cân đối về chất
khoáng và vitamin, trong đó việc cân đối amino acid giới hạn là điều quan trọng hàng đầu.

Trong các thức ăn có nguồn gốc thực vật cho vật nuôi đặc biệt là ngũ cốc, rau xanh
thường chứa quá ít hoặc không đủ protein, đã vậy thành phần amino acid của những
nguồn protein này còn khác xa so với protein từ động vật. Do vậy việc nghiên cứu bổ
sung thêm các amino acid vào thức ăn chăn nuôi là cần thiết nhằm đảm bảo tính cân đối
của thức ăn và nâng cao tốc độ sinh trưởng.
1.2.7. Vai trò của lysine
Lysine là một axit amin không thay thế rất cần cho hoạt động sống của người và
động vật. Nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp được nó, phải lấy từ nguồn cung cấp bên
ngoài, hay nói cách khác là lấy từ nguồn thức ăn.
Lysine giữ vai trò sống còn trong sự tổng hợp protein. Nó là chìa khoá trong
việc sản xuất các enzyme, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề
kháng và chống trả với bệnh tật.
Lysine giúp kích thích ăn, gia tăng chuyển hoá hấp thu tối đa dinh dưỡng.
Nó cũng giúp tăng cường hấp thu calci, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra
ngoài cơ thể nên nó có tác dụng tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương,
loãng xương.
Lysine có nhiều trong trứng, thịt, sữa, cá, đậu nành… nhưng dễ bị phá huỷ
trong quá trình chế biến, nấu nướng thức ăn.
Cơ thể động vật thiếu lysine cơ thể sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở
động vật còn non sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn, dễ thiếu men tiêu hoá và nội tiết tố.
16

Chính vì thế lysine là một loại axít amin cần được thêm vào khẩu phần ăn của gia cầm,
gia súc.
1.3 NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PROBIOTICS TRONG THỨC ĂN GIA
CẦM
1.3.1 Lịch sử probiotic
Những nghiên cứu về probiotic mới chỉ bắt đầu vào thế kỷ 20, Henry Tisser
(1900), một bác sỹ người Pháp đã quan sát và thấy rằng phân của những đứa trẻ mắc
bệnh tiêu chảy có ít vi khuẩn lạ hình trứng hoặc hình chữ Y hơn những đứa trẻ khỏe mạnh.

Sau đó năm 1907, Elie Metchnikoff - người Nga, đạt giải Nobel – đã chứng
minh được rằng việc tiêu thụ Lactobacillus sẽ hạn chế các nội độc tố của hệ vi sinh vật
đường ruột. Ông giải thích được điều bí ẩn về sức khỏe của những người Cô-dăc ở
Bulgary, họ sống rất khỏe mạnh và tuổi thọ có thể lên tới 115 tuổi hoặc hơn, nguyên
nhân có thể là do họ tiêu thụ rất lớn các sản phẩm sữa lên men, điều này được ông báo
cáo trong sách “sự kéo dài cuộc sống” – The Prolongation of life (1908).
Có thể nói Tisser và Metchnikoff là người đầu tiên đưa ra những đề xuất mang
tính khoa học về probiotic, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về probiotic [28].
Năm 1930, nhà khoa học người Nhật Minoru Shirota phân lập các vi khuẩn
lactic từ phân của các em thiếu nhi khỏe mạnh [30].
Cùng năm đó, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã chứng minh là Lactobacillus
acidophilus có khả năng làm giảm bệnh táo bón thường xuyên. Các nhà khoa học đại
học Havard phát hiện ra các vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quyết định trong
quá trình tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn, cung cấp một số vitamin và các chất dinh
dưỡng khác nhau mà cơ thể vật chủ không tự sản xuất ra được . Sau đó 5 năm, một
trong các đồ uống lên men – đặt tên là “Yakult” từ sữa được cho là hỗ trợ sức khỏe
đường ruột (intestinal health) được sản xuất. Khái niệm chung probiotics được chấp
nhận ở Châu Á trong nhiều năm khi các sản phẩm lên men từ sữa probiotic đầu tiên được
giới thiệu ở Châu Âu những năm của thập niên 80.
Ngày nay, các sản phẩm probiotic có chứa Bifidobacteria hoặc Lactobacillus
được tiêu thụ rộng rãi và phổ biến trên khắp thế giới như những nguồn thực phẩm
chính giúp tăng cường sức khỏe cho con người cũng như vật nuôi.

×