Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh tại công ty cổ phần nam việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 122 trang )


1
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang được người tiêu dùng và các
nhà chức trách trên toàn thế giới rất quan tâm. Sau hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về
an toàn thực phẩm xảy ra trong vài thập kỷ trở lại đây như: bệnh cúm ở gia cầm, dịch lở
mồm long móng ở gia súc, bệnh bò điên … và gần đây nhất là phát hiện Melamine có
trong sữa bột. Từ những mối nguy này, đã làm cho người tiêu dùng hoang mang trong việc
lựa chọn và tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường. Vấn đề này càng làm tăng thêm áp lực
cho các cơ quan chức trách trong việc giải quyết và quản lý tốt nguồn gốc sản phẩm trên
thị trường và trách nhiệm của các bên có liên quan như: các nhà máy, cơ sở chế biến…

Xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp xuất khẩu mà từ đó các cơ quan có thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trên
thế giới đã đưa ra hàng loạt những quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất
lượng của hàng hóa trên thị trường và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Những quy định
này được đưa ra ngày càng yêu cầu cao vì vậy rất khó thực hiện. Tuy nhiên, để được tồn
tại thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn cố gắng thích nghi và không ngừng cải tiến để
đảm bảo hàng hóa được chứng nhận để xuất khẩu. Hiện nay, một trong những quy định
nghiêm ngặt đó là việc yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tiến hành xây dựng và
áp dụng một chương trình truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh.

Khái niệm “Truy xuất nguồn gốc” không mới trên thế giới, đây là hoạt động đã
được thực hiện từ lâu với mục đích phòng chống gian lận thương mại. Tuy nhiên để sử
dụng hệ thống này cho mục đích bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn là một vấn đề rất
mới, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Việc áp dụng hệ thống này đã được
triển khai ở các nước phát triển, có trình độ sản xuất cao như các quốc gia EU (bắt buộc áp
dụng với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm từ tháng 1/2005), Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc,…đồng thời xu hướng bắt buộc áp dụng thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các


2
quốc gia xuất khẩu thủy sản đang dần trở thành hiện thực trước những nguy cơ mất an toàn
thực phẩm nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu.

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn đứng hàng thứ 6 trên thế
giới nên không thể đứng ngoài xu thế chung này. Mặc dù đã tiếp cận khái niệm về truy
xuất nguồn gốc nhưng cho đến nay kể cả các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp
chế biến vẫn còn xem nhẹ và bỏ ngõ vấn đề này. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có những
quy định, yêu cầu và chưa thống nhất được các quan điểm về truy xuất nguồn gốc.

Từ ngày 1/1/2010 EU yêu cầu tất cả các các mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi
nhập khẩu phải có chứng nhận về khả năng truy xuất nguồn gốc. Đến lúc này các cơ quan
có thẩm quyền mới bắt tay vào giải quyết thì đã quá muộn, trong khi đó các cơ sở sản xuất
chế biến, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lại bỡ ngỡ trong việc thực hiện yêu cầu này.

Vì vậy đề tài “ Nghiên cứu xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm
cá Tra fillet đông lạnh tại công ty cổ phần Nam Việt ” là một bước tiếp cận ban đầu để
thực hiện yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của EU, đây là một xu hướng chung của thế giới
và nhu cầu của ngành thủy sản Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Đề tài cũng đề xuất
một cách thức truy xuất nguồn gốc hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của EU và từ đó có
thể được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản.








3

Chương 1: Tổng Quan Về Nhà Máy


1.1 . Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy : [27]
Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được
thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Đến năm 2000 nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của cá Tra, cá Basa tại An
Giang, công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy
sản, khởi đầu là việc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Nam Việt với tổng vốn đầu tư là
30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá Tra, cá Basa đông lạnh.
Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng dây chuyền của
nhà máy chế biến thủy sản Nam Việt để nâng công suất lên 300 tấn cá nguyên liệu/ngày
đến năm 2004 xây dựng mới nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Thái Bình Dương có
công suất 200 tấn cá nguyên liệu/ngày đưa vào hoạt động cuối tháng 11 năm 2004, nâng
tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày.
Ra đời và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao hàng năm, để tiếp tục phát triển với quy
mô lớn hơn, nhanh hơn, năm 2006 Nam Việt đã chính thức chuyển sang Công ty Cổ Phần
với số vốn điều lệ là 600 tỷ đồng.
Kể từ khi thành lập và hoạt động, công ty đã có những bước phát triển vượt bậc và
đến thời điểm này vị thế của công ty được khẳng định và trong nhiều năm liền luôn nằm
trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra-Basa nhiều nhất của cả nước.
Do cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 diễn ra trên toàn cầu đã tác động mạnh
đến tình hình kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Năm 2009 xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam là 1,216 tấn chỉ bằng 98% so với năm trước, kim ngạch là
4251 triệu USD bằng 94% so với năm trước. Riêng đối với cá Tra-Basa sản lượng xuất
khẩu đạt 607 nghìn tấn bằng 94% so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu cá Tra-Basa đạt
1,343 triệu USD bằng 89% so với năm trước.

4

Không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nền suy thoái toàn cầu năm 2008, công ty cổ
phần Nam Việt đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng được thấy rõ qua sự tụt giảm các đơn đặt
hàng, sản lượng xuất khẩu là 46 nghìn tấn bằng 67% so với năm trước, kim ngạch xuất
khẩu là 85 triệu USD chỉ bằng 45% so với năm trước, kết quả kinh doanh thua lỗ đến 176
tỷ đồng. Trước năm khủng hoảng công ty có tổng cộng 4 nhà máy hoạt động là nhà máy
chế biến thủy sản Nam Việt, nhà máy chế biến thủy sản Thái Bình Dương, nhà máy chế
biến thủy sản Đại Tây Dương và nhà máy chế biến thủy sản Ấn Độ Dương với tổng công
suất lên đến 1500 tấn nguyên liệu/ngày. Nhưng khi khủng hoảng xảy ra do tình hình thị
trường biến động mạnh theo chiều hướng sụt giảm các đơn đặt hàng nên công ty đã tiến
hành cho ngưng hoạt động sản xuất của hai nhà máy là nhà máy chế biến thủy sản Thái
Bình Dương và nhà máy chế biến thủy sản Đại Tây Dương. Nên tại thời điểm này chỉ còn
có hai nhà máy hoạt động là nhà máy chế biến thủy sản Nam Việt và nhà máy chế biến
thủy sản Ấn Độ Dương với tổng công suất là 1000 tấn nguyên liệu / ngày.
Kết quả trên được giải thích bởi một số nguyên nhân sau. Trước hết là bởi sự bắt
buộc phải mua nguyên liệu cá quá lứa do chính phủ và chính quyền địa phương đưa ra
nhằm giải cứu người nuôi cá Tra-Basa thoát khỏi cảnh điêu đứng do không ai mua. Tiếp
đến là mất thị trường Nga là thị truờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Navico. Cộng thêm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho khó khăn càng
chồng chất lên nhau và nhất là sản lượng sản xuất giảm mạnh làm chi phí tăng cao không
đủ bù đắp dẫn đến thua lỗ kéo dài trong suốt cả năm.
Đầu năm 2010 đã có những tín hiệu tốt từ thị trường, mặc dù vẫn còn khó khăn
nhưng có phần nhẹ hơn, thị trường có dấu hiệu phục hồi nhưng còn yếu ớt, đơn đặt hàng
tăng nhưng chưa ổn định, giá cả sản xuất tăng nhưng không đồng bộ với mức tăng của
nguyên liệu đầu vào.
Từ trong cuộc khủng hoảng kéo dài gần một năm, công ty đã cố gắng duy trì bộ máy
hoạt động, tổ chức sản xuất và qua đó có sự điều chỉnh, đúc kết những kinh nghiệm quí
báu trong việc quản lý hoạt động của nhà máy. Từ những thuận lợi trong đầu năm 2010,
công ty đưa ra chiến lược hoạt động mới đó là quản lý các chi phí tốt nhằm hạ giá thành
sản phẩm, hàng tồn kho cơ bản được xử lý xong không còn là gánh nặng như trước nữa.


5
Tập trung mở rộng các thị trường tránh sự tập trung quá cao vào một thị trường. Theo đó
các thị trường xuất khẩu chính là các nước SNG, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Á.
Ngoài ra công ty còn có sự đa hóa các lĩnh vực hoạt động nhằm tránh rủi ro về
ngành nghề. Dự án khai thác chế biến Ferrochrome sẽ được đưa vào sản xuất trong quý 4
năm nay và sẽ có sự đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận từ năm 2010, tiếp tục
góp vốn theo tiến độ trong tổng số 29% vốn điều lệ của nhà máy sản xuất phân DAP dự
kiến sẽ hoàn thành đưa vào vận hành năm 2013.

1.1.1. Sơ đồ nhà máy của công ty cổ phần Nam Việt :

Hình 1.1: Sơ đồ các nhà máy của công ty CP Nam Việt.

a. Nhà máy đông lạnh thủy sản Nam Việt:
o Tên nhà máy : Nhà máy đông lạnh thủy sản Nam Việt
o Tên viết tắt : NAVICO
o Tên đối ngoại : NamViet Corporation
o Mã số nhà máy : DL 152
o Ngày thành lập: 13/9/2000
o Địa chỉ : 19D Trần Hưng Đạo, Mỹ Quý, Long Xuyên, An Giang
Công ty TNHH
Ấn Độ Dương
Công ty TNHH
Crommit Nam Việt
Nhà
máy
CBTS
Ấn
Độ
Dương

Nhà
máy
Dầu

Bột

Nhà
máy
CBTS
Nam
Việt
Nhà
máy
CBTS
Thái
Bình
Dương
Nhà
máy
Dầu

Bột

Nhà
máy
sản
xuất
bao bì
Nhà máy
sản xuất

Ferrochrome
Công ty CP Nam Việt


6
o Giám đốc xí nghiệp : Doãn Tới
o Công suất chế biến tối đa: 400 tấn nguyên liệu/ngày
o Số lượng lao động : 20000 công nhân và kỹ sư

b. Nhà máy chế biến dầu cá bột cá:
o Tên nhà máy: Nhà máy chế biến Dầu cá - Bột cá
o Năm thành lập: 2001
o Số lượng công nhân: 250 công nhân
o Tiền thân từ một phân xưởng chế biến thủ công. Đến nay, nhà máy đã lắp đặt:
 Một dây chuyền chế biến bột cá tự động,
 Một máy ly tâm dầu cá 3 pha được nhập khẩu từ châu âu với công suất
ly tâm 15.000 lít/giờ
 Máy ly tâm dầu cá 2 pha
 Máy lọc dầu
 Hệ thống nồi hơi đốt than có 2 lò, công suất 5 tấn/giờ
o Công suất chế biến: 170 tấn nguyên liệu/ngày
o Thành phẩm: 70 tấn bột và dầu cá.
o Nguyên liệu chế biến (bao gồm đầu cá, xương cá, mở cá ) được lấy từ các nhà
máy đông lạnh thủy sản trong hệ thống công ty cổ phần Nam Việt. Điều này đảm
bảo nguyên liệu chế biến còn tươi và không có chất kháng sinh trong danh mục
cấm.
o Sản phẩm chính: bột cá, dầu cá, bong bóng, bao tử
o Sản phẩm được chứng nhận sử dụng làm thức ăn gia súc, gia cầm
o Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài Loan ngoài ra, sản phẩm còn được tiêu thụ ở thị trường nội địa.

o Tiêu chuẩn chất lượng phù hợp: độ đạm, lipid, độ tro, độ ẩm và chỉ số AV của
dầu cá



7
c. Nhà máy đông lạnh thủy sản Ấn Độ Dương:
o Tên nhà máy: Nhà máy đông lạnh thủy sản Ấn Độ Dương
o Mã số nhà máy : DL 18
o Năm thành lập ( năm xây dựng nhà máy ) : 2006
o Năm bắt đầu hoạt động : 11/07/2008
o Địa chỉ : Trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thế Thuận - Thốt Nốt-
Cần Thơ
o Số lượng công nhân làm việc: 7.000 người
o Công suất của nhà máy: 700 tấn nguyên liệu /ngày
o Danh mục các loại sản phẩm: cá Tra fillet đông lạnh, cá Tra nguyên con, cắt
khúc đông lạnh.
o Nguồn cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp
 Sản lượng nguyên liệu doanh nghiệp tự nuôi 90.000
tấn/năm, chiếm 45 %.
 Sản lượng nguyên liệu mua bên ngoài 110.000 tấn/ năm,
chiếm 55 %.
o Thị trường xuất khẩu: đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của Nga, Canada, Hàn Quốc,
Trung Quốc…
o Tần suất kiểm tra lô thành phẩm: tất cả các lô thành phẩm đều được kiểm tra
trước khi xuất do Nafiqad thực hiện.
o Tổng số kho lạnh của nhà máy 06 công suất các kho:

Kho số
01

02
03
04
05
06
Tổng
Công suất (tấn)
1.500
1.500
1.500
1.500
2.000
2.000
10.000

o Tổng số tủ đông tiếp xúc: 18 tủ, công xuất mỗi tủ 18 tấn / ngày. Nhiệt độ của tủ
đông trước ra sản phẩm đạt -40 ÷ -42
o
C, thời gian cấp đông là 1.5 ÷ 2giờ/mẻ.
o Doanh nghiệp có phòng kiểm nghiệm đã được chứng nhận ISO-17025.

8

d. Nhà máy chế biến dầu cá bột cá Ấn Độ Duơng:
o Tên nhà máy: Nhà máy chế biến Dầu cá - Bột cá
o Năm thành lập: 2007
o Số lượng công nhân: 500 công nhân
o Hiện nay, nhà máy đã lắp đặt:
 6 dây chuyền chế biến bột cá tự động,
 6 máy ly tâm dầu cá 3 pha được nhập khẩu từ Châu Âu với công suất

ly tâm 15.000 lít/giờ
 Hệ thống nồi hơi đốt than có 6 lò, công suất 8 tấn/giờ
o Công suất chế biến: 500 tấn nguyên liệu/ngày
o Thành phẩm: 210 tấn bột và dầu cá.
o Nguyên liệu chế biến (bao gồm đầu cá, xương cá, mở cá ) được lấy từ các nhà
máy đông lạnh thủy sản trong hệ thống công ty cổ phần Nam Việt. Điều này,
đảm bảo nguyên liệu chế biến còn tươi và không có chất kháng sinh trong danh
mục cấm.
o Sản phẩm chính: bột cá, dầu cá, bong bóng, bao tử
o Sản phẩm được chứng nhận sử dụng làm thức ăn gia súc, gia cầm
o Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuât khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài Loan ngoài ra, sản phẩm còn được tiêu thụ ở thị trường nội địa.
o Tiêu chuẩn chất lượng phù hợp: độ đạm, lipid, độ tro, độ ẩm và chỉ số AV của
dầu cá

e. Nhà máy sản xuất bao bì:
o Tên nhà máy: Nhà máy Bao bì
o Năm thành lập: 2003
o Từ, một xưởng Bao Bì có 60 Cán Bộ, Công nhân viên với công suất 20.000
thùng cacton/ngày đêm.Đến nay, số lượng nhân sự lên đến 280 người với công
suất 120.000 thùng cacton/ngày đêm. Hiện tại, nhà máy Bao bì có 3 dàn máy sản

9
xuất thùng carton có công suất đạt 120.000 thùng/ngày đêm, trong đó đã nâng
cấp dàn máy chạy tấm số 1 lên tốc độ 50 m/phút gấp 3 lần tốc độ máy hiện tại.
o Một nồi hơi 8 tấn có thể cung cấp đủ hơi (Ph = 8 atm) cho 3 dàn máy sóng hoạt
động tốt và 4 bồn chứa hơi nước nóng (thể tích 10 m3/bồn) sử dụng để vệ sinh
nhà máy đông lạnh Nam Việt.
o Có ba hệ thống máy cắt và chạp tự động cho ra khoảng 100.000 sản phẩm/ngày
đêm, 5 máy bồi giấy công suất 30.000 thùng/ngày đêm.

o Có hai máy tráng màng BOP 20.000 thùng/ngày, 01 máy tráng sáp, 21 máy thổi
bọc, manh PE, 12 máy cắt với công suất 10 tấn bọc và manh PE/ngày đêm.
o Hiện nay, nhà máy được trang bị hai máy in offset 5 màu và 2 màu cung cấp cho
những đơn hàng chất lượng cao sử dụng nhãn bồi in offset, sản xuất toàn bộ
nhãn, decal các loại cho các đơn hàng của công ty và một máy bế thùng, hộp
carton khổ 1.4m với công suất 15 sheet/m.

















10
1.1.2. Sơ đồ tổ chức tại công ty Nam Việt:



Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần Nam Việt.



11

1.1.3. Định hướng phát triển của Công ty:
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư:
- Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường,
chủ động phòng ngừa những đột biến.
- Nghiên cứu phát triển, đặc biệt là nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng trong và
ngoài nước về các loại sản phẩm giá trị gia tăng đã qua khâu chế biến sơ bên cạnh
sản phẩm chủ lực là cá Tra, basa fillet đông lạnh xuất khẩu với chất lượng cao, giá
cả phù hợp.
- Mở rộng nhà xưởng sản xuất, và kho tồn trữ hiện tại đáp ứng sản lượng ngày một
gia tăng của Công ty trên mặt bằng hiện có.
- Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt
hàng của các nhà nhập khẩu.
- Tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản
phẩm của Công ty.
- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan nâng cao hiểu biết luật pháp quốc
tế để chủ động đối phó với những tranh chấp và rào cản thương mại chuẩn bị gia
nhập WTO.
- Chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ đề nghị xem xét giảm thuế chống bán phá giá bất hợp
lý mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp đặt cho sản phẩm của Nam Việt (hiện tại là
53,68%).
Tiếp thị:
- Không ngừng nâng cao vị thế của Công ty trong ngành.
- Mở rộng hệ thống phân phối, giữ vững và từng bước nâng cao doanh số, nâng
cao thị phần xuất khẩu và thị phần trong nước.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm
kiếm các đối tác xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.


12
- Đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng hiện tại tại các thị trường Trung Quốc,
Nhật, Hồng Kông, Nga,EU,
- Tìm kiếm đối tác phân phối độc quyền sản phẩm của Nam Việt vào thị trường
Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) là thị trường tiềm năng rất lớn để
xuất khẩu sản lượng lớn sản phẩm chủ lực của Công ty.
- Đảm bảo chất lượng đã được khẳng định và thời gian giao hàng.
Tài chính:
- Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định.
- Tích cực tìm nguồn vốn vay với lãi suất thấp.
Nhân lực:
- Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy
sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động.
- Tổ chức huấn luyên đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Sắp xếp bậc thợ,
bậc lương phù hợp.
- Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát
huy sáng tạo, cải tiến tăng năng xuất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa
hiệu quả kinh doanh của Công ty và thu nhập người lao động.

1.2. Tìm hiểu về nguồn nguyên liệu và sự phát triển của các sản phẩm của nhà máy:
[20], [27]
1.2.1 Nguồn nguyên liệu:
Tỉnh An Giang là tỉnh tiên phong trong việc nuôi cá da trơn ở Việt Nam. Năm 2008,
tỉnh có 6,435 vùng nuôi với tổng diện tích nuôi là 1,392 ha chủ yếu được nuôi ở dạng ao
chiếm 95,8 % tổng diện tích nuôi (theo MARD 2008). Sản lượng cá thu hoạch của tỉnh là
207,000 tấn (2008) thấp hơn nhiều so với nhu cầu của 26 nhà máy chế biến thủy sản của
tỉnh An Giang là 400,000 tấn nguyên liệu/năm. Chính vì vậy mà các nhà máy chế biến
thủy sản của tỉnh phải thu mua nguyên liệu từ các tỉnh khác như Vĩnh Long, Đồng Tháp,
Cần Thơ.



13
Nam Việt là một trong những nhà máy chế biến cá da trơn lớn nhất ở Việt Nam, với
khả năng chế biến 400 tấn nguyên liệu / ngày. Nguồn nguyên liệu mà nhà máy có được để
sản xuất là từ 30% nguyên liệu được cung cấp từ vùng nuôi do công ty sở hữu và 70%
nguồn nguyên liệu từ các vùng nuôi khác, hầu hết đều được kí hợp đồng trực tiếp với công
ty.
Nguyên liệu được vận chuyển đến nhà máy theo đường thủy dọc theo sông Hậu. Cá
nguyên liệu sau khi được đánh bắt từ các ao nuôi sẽ được chuyển vào các thuyền thông
thủy và được vận chuyển thẳng đến nhà máy. Trong suốt quá trình vận chuyển cá được
tiếp xúc với nước nên cá vẫn còn sống vì vậy sẽ đảm bảo chất lượng nguyên liệu còn tươi.

1.2.2. Sự phát triển các sản phẩm của nhà máy:
Do nguồn nguyên liệu chính của nhà máy là cá Tra-Basa nên hầu như các sản phẩm
của công ty đều tập trung vào loại nguyên liệu này. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chủng
loại sản phẩm của công ty kém đa dạng và đơn điệu. Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính
của công ty hiện nay là chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá Tra-Basa ( thịt cá Tra-Basa
fillet ; da cá; đầu xương cá; bao tử cá; bột cá; dầu mỡ thành phẩm cá Tra-Basa … ) cùng
một số sản phẩm của các loại thủy sản khác.
Sản phẩm của Công ty được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau:
Theo màu sắc của thịt cá: chia làm 02 loại
o Cá thịt đỏ: rất được ưa chuộng tại thị trường Nga, các nước Đông Âu và một
số nước Châu Á như Malaysia, Trung Quốc, HongKong, Ấn Độ Dương.
o Cá thịt trắng: chủ yếu tiêu thụ tại thị trường các nước thuộc EU.
Theo kích cỡ và cách đóng gói:
o Theo kích cỡ: tùy theo đơn đặt hàng và những yêu cầu khác nhau của khách
hàng, sản phẩm được đóng gói theo nhiều kích cỡ và trọng lượng khác nhau.
o Theo cách đóng gói: hai hình thức đóng gói chính hiện nay của Công ty là
đông khối (Block) và đông rời (IQF). Đông khối (Block) thường có trọng

lượng lớn (5kg, 10kg), giá thành thấp hơn; đông rời (IQF) giá thành cao
hơn, khối lượng nhỏ và đóng gói riêng biệt.

14
Sản phẩm mang thương hiệu Navico được khẳng định về chất lượng trên thị trường
và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm của công ty đã đạt được những tiêu
chuẩn về chất lượng, phù hợp với các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm
của nhà nhập khẩu và thị hiếu của người tiêu dùng các nước. Trong tương lai, công ty dự
kiến sẽ mở rộng hoạt động, đưa ra thị trường những loại sản phẩm giá trị gia tăng căn cứ
vào nhu cầu và mức độ phát triển của thị trường. Công ty luôn hướng đến việc tìm kiếm
những cơ hội phát triển mới nhưng vẫn duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, an
toàn trong sử dụng thực phẩm.























15
MỘT SỐ HÌNH HÌNH ẢNH SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY



Cá Tra, Basa fillet Cá lóc Basa cắt khoanh bỏ da




Basa cắt khoanh còn da Đầu cá Tra, Basa Cá Tra, Basa cắt miếng vuông




Cá Tra, Basa fillet thịt đỏ Cá nguyên con bỏ tạng và đầu Bao tử cá



16


Cá Tra, Basa cắt khoanh Cá nguyên con bỏ tạng Basa cuộn






Basa xiên que Basa viên Da cá





Bong bóng cá Dầu cá Bột cá



17
1.3. Thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty có sự chuyển dịch mạnh mẽ kể từ khi có
vụ kiện bán phá giá cá Tra, cá Basa. Hiện nay sản phẩm của công ty đã được xuất sang 65
nước trên thế giới có thể kể đến như: các nước EU, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada, Úc…
Trong đó EU là thị trường nhập khẩu cá Tra fillet nhiều nhất (chiếm 48%), theo sau
đó là Nga (27%) , Châu Á (18%), Trung Đông (3%), Mỹ (3%), Úc (1%). Italia, Nga, Ấn
Độ, và UK là những nhà nhập khẩu da cá nhiều nhất, còn dầu cá được xuất khẩu chủ yếu
đến Nhật Bản và Đài Loan.
Hiện nay công ty đang hướng đến khai thác thị trường trong nước, điều này phù hợp
với xu thế hiện nay do có sự khuyến khích từ nhà nước về cuộc vận động “người Việt Nam
dùng hàng Việt Nam”. Nếu khai thác tốt và thắng lợi ở thị trường trong nước sẽ tạo tiền đề
vững chắc cho sản phẩm của công ty đi ra thị trường nước ngoài đạt kết quả tương tự.

1.4. Tìm hiểu về hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng tại nhà máy:
Cùng với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nhập khẩu và định
hướng phát triển bền vững của nhà máy, vì vậy cho đến nay hầu như các hệ thống quản lý
chất lượng đều được nhà máy áp dụng có thể kể đến như: hệ thống quản lý chất lượng theo

HACCP, BRC, ISO 22000 và mới đây nhất là việc áp dụng và được chứng nhận Global
GAP cho vùng nuôi của công ty.
Sự phối hợp trong việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng với nhau đã làm
hoàn thiện trong việc quản lý, kiểm soát các mối nguy, đảm bảo chất lượng sản phẩm và
tạo khả năng đề phòng, thu hồi sản phẩm nếu bị sự cố xảy ra trong bất cứ công đoạn nào
trong chuỗi cung ứng nhờ có chương trình truy xuất nguồn gốc.
Chính sự áp dụng đầy đủ các hệ thống quản lý chất lượng làm cho công ty ít chịu sự
ảnh hưởng bởi các hàng rào kỹ thuật mà các nước nhập khẩu tạo ra. Ngoài ra làm cho uy
tín và vị thế của công ty được nâng cao hơn trong mắt của khách hàng và các nhà nhập
khẩu.


18
1.5. Đánh giá sự cần thiết và khả năng áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại
công ty Nam Việt:
Khi các rào cản kỹ thuật ở các thị trường nhập khẩu trở nên khó khăn thì yêu cầu
mỗi doanh nghiệp phải có những thay đổi, cố gắng để từng bước vượt qua các rào cản
trước mắt. Nếu doanh nghiệp nào không vượt qua được thì đồng nghĩa là đánh mất đi thị
trường quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm và kết quả có thể gây ra thua lỗ và phá sản.
Khi nền kinh tế trở nên hội nhập toàn cầu thì việc cạnh tranh không những chỉ trong phạm
vi vùng lãnh thổ của một nước mà là sự cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau. Ngoài Việt
Nam, các nước như Trung Quốc, Thái Lan cũng là những nước xuất khẩu cá Tra lớn trên
thế giới. Để có thể đứng vững trong sự cạnh tranh này thì yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải
áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận bởi các nước nhập khẩu. Tại
Việt Nam, hầu như tất cả các nhà máy chế biến đều áp dụng chương trình HACCP và các
chương trình khác như ISO, BRC… Với yêu cầu ngày càng cao của thị trường và hệ quả
kéo theo là những cải tiến trong quy định về quản lý chất lượng làm cho doanh nghiệp phải
cập nhật thông tin thường xuyên và tiến hành áp dụng nhằm đạt yêu cầu đạt ra của thị
trường. Tại thời điểm này có hai hệ thống quản lý chất lượng được khuyến khích áp dụng
và đây được xem là xu thế tất yếu đối với các nhà máy chế biến thủy sản đó là ISO 22000

và Global GAP. Cả hai tiêu chuẩn này đều đề cập và nhấn mạnh về khả năng truy xuất
nguồn gốc đối với sản phẩm xuất khẩu kể từ thành phẩm, chế biến cho đến khâu nguyên
liệu, con giống, điều kiện nuôi…

Yêu cầu sản phẩm phải đạt để xuất khẩu thủy sản vào thị trường




Liên minh Châu Âu
(EU)
Phải có luật lệ tương đương về:
- Kiểm soát ATTP
- Tổ chức, chức năng nhiệm vụ, năng lực hoạt động
của cơ quan có thẩm quyền
- Điều kiện đảm bảo ATTP của Doanh nghiệp


19
Phải thực hiện:
- Kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV
- Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản
nuôi
- Chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh thủy
sản



Mỹ
- Kiểm soát ATTP theo HACCP

- Khai báo lô hàng theo quy định chống khủng bố sinh
học
- Kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV
- Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản
nuôi


Canada, Hàn Quốc
- Kiểm soát ATTP theo HACCP
- Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản
Nuôi


Bảng 1.1 : Yêu cầu kỹ thuật ở một số thị trường.

Nhà máy chế biến thủy sản Nam Việt đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng
theo HACCP, BRC, ISO 9000 nên việc chuyển sang ISO 22000 rất dễ dàng. Tuy nhiên
việc áp dụng Global GAP và truy xuất nguồn gốc không đơn giản, điều này đòi hỏi cần có
sự quản lý chặt chẽ trong từng công đoạn trong chuỗi cung ứng và các tác nhân liên quan.
Hiện nay, NAFIQAD đang tiến hành mã hóa vùng nuôi tại các tỉnh An Giang, Cần
Thơ nên việc công ty tiến hành áp dụng truy xuất là một hướng đi mới rất thiết thực. Ngoài
ra, với sự quản lý của đội ngũ nhân viên trẻ đầy sáng tạo và năng lực của công ty thì việc
áp dụng truy xuất nguồn gốc trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

20
Chương 2 : Tổng Quan Về Truy Xuất Nguồn Gốc


2.1. Thế nào là truy xuất nguồn gốc:
- Theo liên minh Châu Âu “ Truy xuất nguồn gốc là khả năng cho phép truy tìm tất

cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm,
một sản phẩm thức ăn động vật, một động vật dùng để chế biến thực phẩm hoặc một chất
dùng để đưa vào, hoặc có thể được đưa vào một sản phẩm thực phẩm hoặc thức ăn cho
động vật”. [18]
- Theo ISO 22005: ” Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi sự dịch chuyển của
thức ăn động vật hay thực phẩm qua các bước xác định của quá trình sản xuất, chế biến
hoặc phân phối”. [17]
- Truy xuất nguồn gốc bao gồm việc đánh dấu và dò theo dấu. Với việc đánh dấu thì
các lô sản phẩm sẽ được mã hóa và ghi lại từ khâu nguyên liệu cho đến tay người tiêu
dùng. Tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm như: nguồn nguyên liệu, nơi thu hoạch,
chế biến và các thông tin khác đều phải ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Với việc dò theo dấu
thì ta sẽ tiến hành dò ngược trở lại từ sản phẩm đến nguyên liệu khi có yêu cầu của khách
hàng.

2.2. Sự cần thiết và những lợi ích của việc áp dụng truy xuất nguồn gốc:
2.2.1. Sự cần thiết của việc áp dụng truy xuất nguồn gốc: [18]
Trong thời điểm hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở cả trong nước và trên
thế giới được chú trọng và quan tâm hơn bao giờ hết, từ sự bùng nổ một loạt các sự cố
như: dịch tiêu chảy cấp, H5N1, Melamine có trong sữa bột, nước tương có chứa
3MCPD… Ngành thủy sản Việt Nam hiện nay cũng đang gặp phải một số vướng mắc về
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã được báo chí liên tục thông tin. Chính điều này đã
làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu. Việc sản phẩm thủy sản
phát hiện bị nhiễm chứa các chất kháng sinh cấm đã trở thành hiểm họa cản trở quá trình

21
phát triển và tăng trưởng của thủy sản Việt Nam. Điển hình như nhiễm Chloramphenicol
(CAP) ; Furuzolidon trong tôm; Malachite Green trong cá Tra-Basa.
Trước tình hình này, ngày 22/10/2001 Ủy Ban Châu Âu đã ban hành quy định số
2065/2001 và có hiệu lực áp dụng từ 1/1/2002 quy định chi tiết việc áp dụng quy định số
104/2000 ngày 17/12/1999 của Hội Đông Châu Âu về cung cấp cho người tiêu dùng EU

các thông tin liên quan đến nguồn gốc nguyên liệu đánh bắt từ môi trường tự nhiên hoặc
nuôi trồng , trong đó phải ghi rõ về tên khoa học, tên thương mai, vùng đánh bắt / vùng thu
hoạch, phương pháp đánh bắt / phương pháp thu hoạch.
Các thị trường nhập khẩu khác cũng yêu cầu về việc ghi nhãn sản phẩm, chứng nhận
nguồn gốc với đầu đủ thông tin như : Quy định của Úc, Mỹ về chứng nhận nguồn gốc của
tôm, Hàn Quốc yêu cầu về việc ghi rõ tên loài và xuất xứ của nguồn gốc thủy sản từ
1/9/2004, Mỹ; Singapore yêu cầu thống nhất tên gọi của cá Tra-Basa.
Với việc nhiễm kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng ở liều lượng vượt mức
cho phép rộ lên vào năm 2002 đã đánh dấu một bước ngoặc trong việc quản lý quá trình
nuôi, phân phối và chế biến thủy sản. Cho đến nay, hầu như tất cả các thị trường nhập khẩu
sản phẩm thủy sản từ Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều có quy định nghiêm
ngặt trong việc kiểm tra chỉ tiêu kháng sinh cấm và có những biện pháp mạnh đối với
những lô hàng thủy sản có dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức cho phép, thậm
chí sẽ tiến hành hủy bỏ lô hàng nếu phát hiện.
Năm 2002, EU ban hành quy định số 178/2002 ngày 28/01/2002 có tên là bộ luật
thực phẩm chung của EU ( General Food Law ). Theo điều 18 của quy định này, từ ngày
1/1/2005 hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phải được thiết lập tại tất cả các công
đoạn của quá trình sản xuất: nguyên liệu, đánh bắt, bảo quản nguyên liệu đến từng công
đoạn trong quá trình chế biến và phân phối sản phẩm cụ thể:
- “Hệ thống truy xuất nguồn gốc của hàng hóa thực phẩm, thức ăn động vật, động
vật để sản xuất thực phẩm và tất cả những chất khác dự định đưa vào hoặc có khả
năng được đưa vào hàng hóa thực phẩm hay thức ăn cho động vật phải được thiết
lập ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.


22
- Những người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn động vật phải có
biện pháp để xác định được tất cả những người đã cung cấp cho họ một hàng hóa
thực phẩm, thức ăn cho động vật, động vật để sản xuất thực phẩm hoặc tất cả các
chất dự định đưa vào hoặc có khả năng được đưa vào thực phẩm hoặc thức ăn cho

động vật.
- Nhằm mục đích trên, những người kinh doanh sử dụng các hệ thống hoặc thủ tục
cho phép đưa ra thông tin cần xác định theo yêu cầu cụ thể của Cơ quan thẩm
quyền.
- Những người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn động vật sử dụng
những hệ thống và thủ tục cho phép xác định các nhà máy mà sản phẩm của họ đã
được chuyển tới. Thông tin này sẽ được cung cấp theo yêu cầu cụ thể của các Cơ
quan thẩm quyền.
- Hàng hóa thực phẩm và thức ăn cho động vật đã được đưa ra thị trường của cộng
đồng hoặc sẽ được dán nhãn mác hay được định dạng bằng một phương thức thích
hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc, có sự trợ giúp của các giấy tờ hoặc thông tin
phù hợp phải tuân thủ đúng quy định được ghi trong các điều khoản cụ thể hơn.”

Mặc dù cho đến nay chưa có bất cứ yêu cầu nào của cơ quan thẩm quyền các nước
nhập khẩu thủy sản bắt buộc Việt Nam cũng như các nước xuất khẩu thủy sản khác phải
xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Nhưng với xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay
thì đây là một yêu cầu trở thành rào cản kỹ thuật mới trong thương mại thủy sản. Ngoài ra,
cùng với sự cạnh tranh giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm thì yêu cầu mỗi nhà xuất
khẩu phải áp dụng đầy đủ hệ thống quản lý chất lượng mới nhất để áp ứng tốt nhất yêu cầu
của thị trường.





23
Từ đó có thể thấy rằng việc xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng :
+ Góp phần giúp ngành thủy sản Việt Nam hội nhập sâu hơn trong xu hướng toàn
cầu hóa như hiện nay.

+ Góp phần giữ vững thị trường, phát triển bền vững, nâng cao uy tín và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường về việc xây dựng một hệ thống quản
lý chất lượng hiệu quả từ sản phẩm đến nguyên liệu.

2.2.2. Những lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc mang lại:
Tuy việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản sẽ làm
tăng chi phí trong việc đầu tư trang thiết bị, nhân lực và phức tạp trong quản lý , lưu giữ
thông tin. Tuy nhiên những lợi ích mà truy xuất nguồn gốc mang lại cho doanh nghiệp
không phải là nhỏ. Theo đó, khi áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ mang
lại những lợi ích sau:
- Đảm bảo thu hồi nhanh chóng sản phẩm. Khi có những phản ánh không tốt từ
phía khách hàng thì các lô sản phẩm bị sự cố sẽ được xác định tức thời và tiến
hành thu hồi nhằm giảm sự ảnh hưởng và bảo vệ người tiêu dùng tránh phải sử
dụng sản phẩm bị sự cố.
- Dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra. Khi đó doanh nghiệp sẽ tiến
hành dò theo từng công đoạn trong chuỗi cung ứng và phát hiện ra ngay sự cố
đó phát sinh ở tại khâu nào và sẽ có câu giải thích rõ ràng với khách hàng và đề
ra phương án giải quyết kịp thời từ đó sẽ có sự giám sát và cải tiến hệ thống
nhằm tránh sự cố lại tiếp tục xảy ra sau này.
- Giới hạn được phạm vi thu hồi sản phẩm khi có sự cố xảy ra từ đó tránh gây
ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng.
- Nâng cao niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của công ty, nâng
cao uy tín và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.

24
- Giúp doanh nghiệp hoàn thiện và quản lý tốt chất lượng sản phẩm và chuỗi
cung ứng từ nguyên liệu cho đến thành phẩm, vận chuyển và phân phối.

2.3. Yêu cầu của một hệ thống truy xuất nguồn gốc: [16], [17]

Một hệ thống truy xuất nguồn gốc khi được áp dụng cần phải đạt được những yêu cầu sau:
- Đáp ứng những yêu cầu về luật lệ, quy định, chính sách về an toàn thực phẩm.
- Có khả năng xác định chính xác lịch sử sản xuất sản phẩm.
- Thuận tiện trong triệu hồi sản phẩm bị sự cố.
- Thực hiện đúng theo nguyên tắc “ một bước trước, một bước sau” .
- Truy xuất nguồn gốc được áp dụng nhằm hỗ trợ cho mục tiêu cuối cùng là an toàn
chất lượng sản phẩm.
- Dễ dàng tiếp cận với những thông tin cơ bản của một sản phẩm.
- Xác định được trách nhiệm của cơ sở sản xuất cung ứng trong chuỗi.
- Có tính khả thi và hiệu quả đối với từng doanh nghiệp khác nhau, tùy vào từng điều
kiện của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Giúp cải thiện hiệu quả năng suất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Dễ dàng truy xuất và những thông tin phải đáng tin cậy để cung cấp cho khách hàng
khi cần thiết vì vậy các thông tin phải được mã hóa.

2.4. Phương pháp truy xuất nguồn gốc: [16], [17]
Theo thống kê và nghiên cứu cho thấy hiện nay trên thế giới sử dụng phổ biến ba
phương pháp để truy xuất nguồn gốc. Các phương pháp này là sự tổng hợp, kế thừa của
nhau và các thiết bị hiện đại vì vậy chúng sẽ khác nhau theo trình độ công nghệ được sử
dụng. Cụ thể như sau:
- Phương pháp truyền thống: thực hiện truy xuất nguồn gốc dựa trên việc ghi nhận
thông tin qua các biểu bảng trong suốt quá trình sản xuất.
- Kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp điện tử tại một số công đoạn
sản xuất có trình độ và phương tiện kỹ thuật cao.
- Phương pháp điện tử: sử dụng giải pháp kỹ thuật hiện đại RFID.

25
2.4.1. Phương pháp truyền thống:
Phương pháp này sử dụng các hồ sơ ghi chép có liên quan đến quá trình sản xuất từ
nguyên liệu cho đến thành phẩm. Các biểu bảng được ghi chép và lưu trong kho dữ liệu

của nhà máy.
Ưu điểm của phương pháp:
- Đơn giản, dễ thực hiện. Người kiểm soát chỉ cần ghi chú thông tin vào các biểu
bảng có sẵn những thông số quan trọng của từng công đoạn.
- Thích hợp với trình độ sản xuất thấp hay quy mô nhỏ.
- Kinh phí đầu tư thấp.
Nhược điểm của phương pháp:
- Khả năng truy xuất bị hạn chế, chậm và thiếu chính xác không đáp ứng được yêu
cầu trong trường hợp truy xuất khẩn cấp. Theo quy định thì đối với sản phẩm thủy
sản, thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu là hai năm, ngoài ra với rất nhiều công đoạn
trong chuỗi cung ứng và số lượng nguyên liệu, sản phẩm đi vào và đi ra nhà máy rất
nhiều nên việc ghi chép trở nên rất phức tạp, gây khó khăn khi bị truy xuất. Thực
trạng hiện nay nhiều công ty có kho lưu trữ tài liệu nhưng sự quản ký còn lỏng lẻo
và thiếu ý thức trách nhiệm nên các ghi chép bị xáo trộn và khó khăn khi truy tìm
lại.
- Số liệu ghi chép dễ bị thay đổi.
- Hệ thống tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ cồng kềnh, phức tạp kém hiệu quả.

2.4.2. Phương pháp điện tử:
Ưu điểm của phương pháp:
- Phương pháp này sử dụng những công nghệ hiện đại nên khả năng truy xuất nhanh
và chính xác
- Khả năng lưu trữ thông tin lớn không bị hạn chế.
- Dễ dàng nhập dữ liệu và tìm kiếm dữ liệu.
- Gọn nhẹ không gây phức tạp khi sử dụng.
- Thông tin được bảo mật và an toàn.

×