Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo ven bờ tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 99 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




ĐỖ ĐÌNH MINH




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ
LƯỚI KÉO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ















Nha Trang - 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




ĐỖ ĐÌNH MINH




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ
LƯỚI KÉO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH



Chuyên ngành : Công nghệ Khai thác Thủy sản
Mã số : 60.62.80



LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN TRỌNG HUYẾN







Nha Trang - 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong Luận văn này là kết quả nghiên
cứu của tôi, số liệu sử dụng trong Luận văn là trung thực. Các số liệu phỏng vẫn
thu mẫu thống kê về năng suất, sản lượng kinh tế nghề cá, điều tra thực địa trên
ngư trường là kết quả tham gia của tôi thực hiện trong các chuyến điều tra và kết
hợp trong các chuyến kiểm tra biển. Các số liệu về tàu thuyền, nghề nghiệp khai
thác, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực hải sản, công tác quản lý Nhà
nước về thuỷ sản sản tại địa phương được tôi thu thập tại Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng
Ninh và các phòng chuyên môn các huyện, thị xã và thành phố có quản lý khai
thác thuỷ sản .
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong
Luận văn này













LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai thực hiện luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn
sự quan tâm của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Khoa Khai thác
Thuỷ sản và các phòng, ban của Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
trong suốt quá trình học tập;
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Tiến sĩ Phan Trọng Huyến khoa Khai
thác Thủy sản Trường Đại học Nha Trang, đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này; Tiến sĩ Nguyễn Đức Sĩ, Trưởng bộ
môn Hàng Hải trường Đại học Nha Trang, Tiễn sĩ Hoàng Văn Tính và các
thầy giáo giảng dạy lớp cao học Công nghệ Khai thác Thủy sản, khóa học
2009-2011 đã tận tình giảng dạy tôi hoàn thành khóa học, nâng cao nhận thức
chuyên môn để hoàn thành luận văn này;
Tôi xin chân thành cám ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh, Hợp phần dự án
Nâng cao năng lực cho ngành Khai thác, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng,
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các phòng chuyên môn các huyện,
thị xã và thành phố có quản lý thuỷ sản và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài
cơ quan đã tạo điều kiện, bố trí thời gian cho tôi đi học, đi thu thập số liệu và
cung cấp số liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này; Xin cảm ơn tới thể cán
bộ công chức, viên chức Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Vịnh
Bắc Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học cao
học.







MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan nghề khai thác thủy sản Quảng Ninh 4
1.1.1. Một số đặc điểm chính của tỉnh Quảng Ninh 4
1.1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu 4
1.1.1.2. Dân số và Lao động 5
1.1.2. Vai trò và vị trí ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh 6
1.1.3. Ngư trường và nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Ninh 8
1.1.3.1. Ngư trường khai thác Quảng Ninh 8
1.1.3.2. Nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Ninh 9
1.1.4. Thực trạng nghề khai thác ven bờ tỉnh Quảng Ninh 11
1.1.4.1. Năng lực tàu thuyền nghề khai thác hải sản ven bờ 11
1.1.4.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản ven bờ 13
1.1.4.3. Lao động khai thác hải sản ven bờ 15
1.1.4.4. Sản lượng khai thác hải sản ven bờ 16
1.2. Tình hình nguyên cứu trong và ngoài nước 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 17
1.2.1.1. Nghiên cứu về hiệu quả khai thác thủy sản 18
1.2.1.2. Nghiên cứu về bảo vệ nguồn lợi ven bờ 19
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 21
1.2.2.1. Các nghiên cứu về cải tiến công nghệ 21
1.2.2.2. Về nghiên cứu về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 24
1.2.2.3. Về nghiên cứu hiệu quả kinh tế 25
1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Nội dung nghiên cứu 28
2.1.1. Thực trạng ngư trường, nguồn lợi nghề lưới kéo ven bờ QN 28
2.1.2. Thực trạng nghề lưới kéo ven bờ tỉnh Quảng Ninh 28

2.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo ven bờ Quảng Ninh 28
2.1.3.1. Số liệu điều tra; 28
2.1.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế 28
2.1.4. Ý kiến đề xuất hướng giải quyết đối với số tàu nghề LKVB QN 28

2.1.4.1. Xác định ranh giới và đánh dấu vùng biển ven bờ Quảng Ninh 28
2.1.4.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 28
2.1.4.3. Chuyển đổi nghề LKVB sang nghề khác; 28
2.1.4.4. Tăng cường quản lý Nhà nước; 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Điều tra thứ cấp 28
2.2.2. Điều tra sơ cấp 28
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 29
2.2.3.1. Phương pháp điều tra theo mẫu 29
2.2.3.2. Phương pháp khảo sát đo đạc trực tiếp 29
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 29
2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Thực trạng ngư trường và nguồn lợi nghề LKVB QN 32
3.1.1 Ngư trường và nguồn lợi 32
3.1.2. Một số ngư trường ven bờ của nghề LKVB QN 33
3.2. Kết quả điều tra thực trạng nghề LKVB QN 34
3.2.1. Năng lực của đội tàu lưới kéo ven bờ 34
3.2.2. Cơ cấu tàu thuyền theo chiều dài 34
3.2.3. Cơ cấu tàu thuyền theo địa phương (theo huyện) 35
3.2.4. Thực trạng tàu thuyền và thiết bị 36
3.2.4.1. Trang bị vỏ tàu 36
3.2.4.2. Trang bị máy động lực tàu 38
3.2.4.3. Trang bị máy điện hàng hải và thông tin liên lạc 39
3.2.4.4. Trang bị an toàn và phòng nạn 41

3.2.4.5. Trang thiết bị khai thác 42
3.2.5. Thực trạng ngư cụ nghề LKVB QN 43
3.2.5.1. Thông số kỹ thuật nghề lưới kéo ven bờ Quảng Ninh 43
3.2.5.2. Hệ thống dây kéo của nghề LKVB 45
3.2.5.3. Ván lưới kéo ven bờ 47
3.2.6. Thực trạng tổ chức sản xuất nghề LKVB QN 48
3.2.6.1. Hình thức tổ chức sản xuất 48
3.2.6.2. Lực lượng lao động 48

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề LKVB QN 51
3.3.1. Kết quả điều tra số liệu 51
3.3.1.1. Đầu tư (ĐT) ban đầu 51
3.3.1.2. Chi phí sản xuất (CP
sx
) 53
3.3.1.3. Doanh thu (DT) 57
3.3.1.4. Lợi nhuận (LN) 60
3.3.1.5. Thu nhập của người lao động 61
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề LKVB QN 62
3.3.2.1. Đối với vốn đầu tư 62
3.3.2.2. Đối với chi phí sản xuất 64
3.3.2.3. Đối với doanh thu 66
3.3.2.4. Đối với lợi nhuận 68
3.3.2.5. Thu nhập của người lao động 68
3.3.3. Nhận xét 69
3.4. Ý kiến đề xuất hướng giải quyết đối với số tàu nghề LKVB QN 70
3.4.1. Đặt vấn đề 71
3.4.2. Nội dung thực hiện. 71
3.4.3. Các biện pháp thực hiện giải pháp 72
3.4.3.1. Xác định ranh giới vùng biển ven bờ 72

3.4.3.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 73
3.4.3.3. Chuyển đổi nghề LKVB 74
3.4.3.4. Tăng cường quản lý Nhà nước 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
1. Kết Luận 77
2. Kiến Nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤC LỤC 81

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

LK : Lưới kéo
LKVB : Lưới kéo ven bờ
QN : Quảng Ninh
LĐ : Lao động
ĐT : Đầu tư
CP : Chi phí
CP
sx
: Chi phí sản xuất
DT : Doanh thu
LN : Lợi nhuận
cv : Công suất máy tàu
SX : Sản xuất
L
chắn
: Chiều dài lưới chắn
L
đụt
: Chiều dài đụt lưới

2a : Kích thước mắt lưới
L
gf
: Chiều dài giềng phao
d
gf
: Đường kính giềng phao
L
gc
: Chiều dài giềng chì
d
gc
: Đường kính giềng chì
L
đc
: Chiều dài đầu cánh
d
đc
: Đường kính đầu cánh







DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp ngư trường khai thác Quảng Ninh 8
Bảng 1.2. Số lượng họ, giống và loài hải sản đã gặp ở vùng biển Quảng Ninh 9
Bảng 1.3. Trữ lượng nguồn lợi hải sản và khả năng cho phép khai thác 11

Bảng 1.4. Sự phát triển của tàu thuyền ven bờ giai đoạn 2001÷ 2010 12
Bảng 1.5. Cơ cấu nghề khai thác hải sản ven bờ giai đoạn: 2001÷2010 13
Bảng 1.6. Cơ cấu nghề khai thác ven bờ năm 2010 14
Bảng 1.7. Lao động khai thác hải sản ven bờ giai đoạn 2001 ÷ 2010 15
Bảng 1.8. Cơ cấu lao động khai thác hải sản ven bờ theo nghề năm 2010 16
Bảng 1.9. Sản lượng khai thác hải sản ven bờ giai đoạn 2001 ÷ 2010 17
Bảng 3.2. Thống kê năng lực tàu LKVB Quảng Ninh 34
Bảng 3.3. Kích thước tàu thuyền nghề LKVB 35
Bảng 3.4. Cơ cấu tàu nghề LKVB theo địa phương và nhóm công suất (2010). 35
Bảng 3.5. Tình hình trang bị máy động lực chính trên tàu 38
Bảng 3.6. Tình hình trang bị số lượng máy động lực chính trên tàu. 38
Bảng: 3.7. Tình hình trang bị máy định vị trên tàu 39
Bảng 3.8. Tình hình trang bị máy thông tin liên lạc 40
Bảng 3.9. Tình hình trang bị phòng nạn trên tàu 41
Bảng 3.10. Tình hình trang bị phục vụ khai thác. 42
Bảng 3.11. Kích thước chiều dài các phần LKVB 44
Bảng 3.12. Kích thước mắt lưới (2a) của từng phần lưới 44
Bảng 3.13. Các thông số kỹ thuật của giềng phao và giềng chì LKVB 45
Bảng 3.14. Các thông số kỹ thuật của dây đầu cánh và dây đỏi 45
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa độ sâu và chiều dài cáp thả. 46
Bảng 3.16. Thông số kỹ thuật của ván lưới kéo ven bờ 47
Bảng 3.17. Trình độ học vấn và độ tuổi của thuyền viên tàu LKVB 49
Bảng 3.18. Lao động nghề LKVB có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ 50
Bảng 3.19. Danh mục đầu tư ban đầu của tàu LKVB QN 51
Bảng 3.20. Vốn đầu tư ban đầu/tàu LKVB giai đoạn 2006 ÷ 2010 52
Bảng 3.21. Chi phí cố định của tàu thuyền nghề LKVB QN 53
Bảng 3.22. Chi phí sửa chữa lớn của tàu thuyền nghề LKVB 54
Bảng 3.23. Chi phí biến đổi của chuyến biển nghề LKVB QN 55

Bảng 3.24. Chi phí biến đổi trong năm của nghề LKVB QN 55

Bảng 3.25. Chi phí sản xuất nghề LKVB giai đoạn 2006  2010 56
Bảng 3.26. Sản lượng và doanh thu trung bình của nghề LKVB 57
Bảng 3.27. Doanh thu của tàu lưới kéo ven bờ giai đoạn 2006  2010 57
Bảng 3.28. Biến động sản lượng theo sản phẩm giai đoạn 2006  2010 59
Bảng 3.29. Lợi nhuận của tàu thuyền nghề LKVB 60
Bảng 3.30. Thu nhập của lao động của nghề LKVB QN 62
Bảng 3.31. Thu nhập của người lao động giai đoạn 2006  2010 62
Bảng 3.32. Lợi nhuận trung bình của nghề LKVB so với vốn đầu tư 68












DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Phạm vi vùng biển ven bờ Quảng Ninh 32
Hình 3.2. Đội tàu lưới kéo ven bờ Quảng Ninh 37
Hình 3.3. Máy tời được sử dụng trong nghề lưới kéo ven bờ 42
Hình 3.4. Thiết bị cẩu nghề lưới kéo ven bờ 43
Hình 3.5. Ván lưới kéo ven bờ Quảng Ninh 47
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn vốn đầu tư/tàu giai đoạn 2006 ÷ 2010 52
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn chi phí sản xuất/tàu giai đoạn 2006 2010 56
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn doanh thu/tàu giai đoạn 2006  2010 58

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sản lượng khai thác/tàu 59
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn lợi nhuận/tàu giai đoạn 2006  2010 61
Hình 3.11. Hệ thống Phao đánh dấu tuyến bờ tỉnh Quảng Ninh 73








MỞ ĐẦU

Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản. Có thể coi điều kiện tự nhiên của
tỉnh Quảng Ninh như một Việt Nam thu nhỏ do có sự đa dạng về các vùng sinh
thái nước ngọt, nước lợ và biển. Trong mỗi vùng sinh thái ấy lại có sự đa dạng,
phong phú về các loại hình mặt nước như ao, hồ nhỏ, ruộng trũng, mặt nước lớn,
rừng ngập mặn, bãi bồi, eo vịnh v.v [16], [17].
Với cấu trúc địa hình đa dạng, biển Quảng Ninh có lợi thế rất lớn để phát
triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác. Ngành thuỷ sản trong những năm
qua đã có những bước phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của nghề cá dựa trên 2 lĩnh vực chính đó là
khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó lĩnh vực khai thác hải sản có
vai trò rất quan trọng. Khai thác hải sản đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng
ngàn lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh
chủ quyền trên vùng biển của tổ quốc.
Nghề cá Quảng Ninh đã phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu trong khai
thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu, đầu tư cơ sở vật chất và là ngành kinh tế có
tốc độ tăng trưởng cao nhất trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Tuy nhiên,

nghề cá Quảng Ninh còn nhiều bất cập so với nhu cầu phát triển đất nước trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [21].
Thứ nhất: Nghề khai thác hải sản Quảng Ninh về cơ bản vẫn là nghề cá
nhỏ, hoạt động manh mún phạm vi hoạt động chủ yếu tại các vùng gần bờ. Đại
bộ phận chủ sở hữu phương tiện khai thác là các hộ gia đình với quy mô nhỏ,
phần lớn là người nghèo [17].
Thứ 2: Dưới áp lực của sự tăng dân số, nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất
khẩu hải sản ngày càng lớn hơn. Do vậy cường lực khai thác không ngừng tăng
lên, áp lực khai thác càng lớn đối với nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, trong khi
đó nguồn lợi và năng suất khai thác các loài hải sản có giá trị kinh tế của vùng
biển ven bờ đã giảm mạnh, nhiều loại hải đặc sản có nguy cơ cạn kiệt. Vấn đề


đặt ra là tổ chức lại cơ cấu nghề cá, giảm áp lực khai thác vùng ven bờ và phát
triển khai thác xa bờ sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương [21], [22].
Thứ 3: Công tác quản lý Nhà nước về nghề cá nói chung còn nhiều bất
cập, công tác quy hoạch và ban hành chính sách không sát với thực tế sản xuất.
Việc quản lý Nhà nước về Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản mới chỉ dừng
lại ở mặt thủ tục hành chính mà chưa quan tâm đến công tác quản lý nghề, đối
tượng, vùng biển khai thác hải sản; công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ nguồn lợi
trên biển chưa được thường xuyên, liên lục …[11].
Hiện nay lĩnh vực khai thác thuỷ sản nói chung và nghề lưới kéo ven bờ
(LKVB) nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn như: Nguồn lợi
thuỷ sản ven bờ đang bị khai thác quá mức cho phép, ngư cụ đánh bắt mang tính
huỷ diệt vẫn đang tồn tại, cơ cấu nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, rủi ro cao
trong quá trình lao động sản xuất trên biển, sự cạnh tranh giữa các tàu khai thác
thuỷ sản ngày càng khốc liệt nên thu nhập của các tàu đánh cá ngày một suy
giảm,…Trong khi đó nghề cá xa bờ đang gặp những khó khăn về trình độ khoa
học công nghệ và hiểu biết về ngư trường khai thác còn hạn chế, nên hiệu quả
mang lại chưa cao [11].

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ khai thác tại
vùng biển Quảng Ninh nói riêng và các nghề khai thác khác nói chung nhằm
khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản ven bờ thì đề tài “Đánh giá hiệu
quả kinh tế của nghề lưới kéo ven bờ tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết thực hiện và
nó giải quyết một số vấn đề sau:
- Là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tỉnh Quảng
Ninh, nhằm phục vụ cho công tác quản lý nghề, xây dựng những chính sách,
quản lý cho phù hợp với sự phát triển của nghề cá. Là bộ tài liệu chuyên môn
cho các Sở, Ngành, các địa phương tham khảo, tìm ra hướng chuyển đổi một số
tàu kém hiệu quả sang làm nghề khác.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ ra rằng: Tàu thuyền nghề LKVB
tỉnh Quảng Ninh có lợi nhuận cao hay thấp, có lãi hay lỗ… Tàu nào đánh bắt có


hiệu quả thấp thì nên chuyển sang nghề khác hoặc tìm hướng làm ăn có hiệu quả
cao hơn.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.






















CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghề khai thác thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh
1.1.1. Một số đặc điểm chính của tỉnh Quảng Ninh
1.1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu
- Quảng Ninh là tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng một
hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Tây tựa
lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc
Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai
nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn
đảo chưa có tên. Tọa độ địa lý của Quảng Ninh khoảng 106
0
26' đến 108
0
31'
kinh độ Đông và từ 20
0
40' đến 21
0
40' vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây,

nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Là tỉnh có
biên giới Quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố
Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với
132,8 km đường biên giới. Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp các tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, phía Nam giáp Hải Phòng. Có bờ biển dài
250 km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh tính đến ngày 1/10/1998 là
611.081,3 ha. Trong đó đất Nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513
ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha [26], [27].
- Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là vùng có địa hình độc đáo. Hơn
hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), các đảo trải dài
theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn
như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có huyện hoàn
toàn là đảo là huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn
đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn
hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. Vùng ven biển và
hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên
từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ


tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh
Châu, Ngọc Vừng ) [27].
- Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là
20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm
làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với
các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ
biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm
năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn [16].
- Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam

vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô
và Vân Đồn có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, về mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa đông lạnh, ít
mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua
thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn
lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: Mùa hạ nóng
và ẩm với mưa nhiều, mùa đông lạnh với độ khô lớn.
Nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20
0
C. Mùa hạ có nhiệt độ
trung bình ổn định trên 25
0
C, có lượng mưa ổn định khoảng 100 mm.
Về phía biển Quảng Ninh giáp Vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại
có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế
độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3 ÷ 4 m. Nét riêng biệt ở
đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều
các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước
cường. Trong Vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương Bắc Nam kéo
theo nước lạnh lại có gió mùa Đông Bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta.
Nhiệt độ có khi xuống tới 13
0
C [27].
1.1.1.2. Dân số và Lao động
Theo kết quả điều tra của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người,


tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%, người già trên 60 tuổi (với nam) và

trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1% [26].
Một đặc điểm nổi bật của nghề khai thác Quảng Ninh trong những năm
qua là nghề khai thác sứa phát triển mạnh với số lượng tàu thuyền lớn và người
dân tham gia khai thác, mùa khai thác sứa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5 hàng
năm, đây là nghề mới, ngư cụ và trang thiết bị khai thác đơn giản, chi phí thấp
nhưng hiệu quả kinh tế cao [17].
Hiện tại ở Quảng Ninh có 102/186 xã, phường, thị trấn có lao động tham
gia hoạt động khai thác hải sản, hầu hết dân cư ở đây sống thành cụm ven các
cửa sông, cửa biển và quanh các đảo nên rất thuận lợi cho việc hoạt động khai
thác hải sản hơn nữa số lao động trong nghề thường từ 16 ÷ 60 tuổi, tuy nhiên
tập trung nhiều nhất là 20 ÷ 40 tuổi [17].
Hiện nay tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động thuỷ
sản của tỉnh. Việc chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ thể hiện tính
đặc thù của lao động ngành, trong đó lao động nữ chủ yếu tham gia các hoạt
động nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và thương mại thuỷ sản, trong những năm
gần đây phụ nữ cũng tham gia tích cực trong hoạt động khai thác hải sản đặc
biệt là nghề khai thác sứa. Các hoạt động thuỷ sản đã tạo ra việc làm đáng kể
cho lao động nữ, tăng thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống kinh tế gia đình,
đồng thời khẳng định vị thế kinh tế của người phụ nữ trong gia đình, giảm sự lệ
thuộc của người phụ nữ trong đời sống gia đình, nhờ đó góp phần phát triển kinh
tế xã hội, đặc biệt là ở các khu vực kinh tế chậm phát triển ở hải đảo, vùng ven
biển và nông thôn, miền núi [26].
1.1.2. Vai trò và vị trí ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, hải đảo có dân số trên 1 triệu người, thuỷ
sản gắn bó với hàng ngàn hộ ngư dân và nông dân. Ngành thuỷ sản phát triển
cũng có nghĩa là gắn với xây dựng và phát triển nông thôn, nhất là các vùng ven
biển và hải đảo theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá [26].
Đáp ứng hơn 40% nhu cầu đạm động vật cho đời sống hàng ngày của con
người đối với cả nước Việt Nam nói chung và các tỉnh ven biển như Quảng



Ninh nói riêng, thuỷ sản là nguồn thực phẩm quen thuộc, thậm chí còn được coi
trọng hơn thực phẩm từ gia súc, gia cầm. Bởi vậy nghề cá có vai trò quan trọng,
trong đời sống kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh lương thực cho Quốc gia.
Trong giai đoạn hiện nay, giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản Quảng Ninh đóng
góp 3,5% tổng GDP của tỉnh [26]. Sản lượng thuỷ sản từ 9.550 tấn năm 1991,
tăng lên 72.868 tấn năm 2009 trong đó khai thác cá biển là 45.545 tấn, nuôi
trồng là 27.322 tấn [6].
- Số lượng tàu cá không ngừng tăng lên, hiện số lượng tàu cá đứng thứ 2
cả nước sau tỉnh Khánh Hoà với số lượng 12.407 phương tiện đã được quản lý
tham gia khai thác thuỷ sản, chiếm 9,7% tổng số tàu của cả nước [5].
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản không ngừng được mở rộng với trình độ
kỹ thuật tiên tiến, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng lên và chiếm
tỷ lệ ngày càng cao trong tổng sản lượng thuỷ sản. Đối tượng nuôi thì đa dạng
với nhiều loài thuỷ sản có giá trị cao như tôm Hùm, trai ngọc, Ngao, Tu Hài …
- Các loại hình sản xuất thuỷ sản, bao gồm khai thác (gần bờ và xa bờ),
nuôi trồng, chế biến, kinh doanh và hậu cần dịch vụ nghề cá đã tạo ra việc làm
thường xuyên hơn cho 50.996 lao động, chiếm khoảng 8% tổng số lao động của
địa phương (khoảng 638.400 người) đóng góp khoảng 22% tổng thu nhập cho các
hộ gia đình ở vùng nông thôn tỉnh Quảng Ninh [28]. Tính đến năm 2010 cả tỉnh
có khoảng 10.541 hộ sản xuất thuỷ sản, tổng nhân khẩu phụ thuộc vào nghề cá là
53.759 người bằng 4,7% tổng dân cư của tỉnh. Trung bình mỗi hộ có 5,1 người,
trong đó có 2,3 lao động và 2,8 người phụ thuộc [26]. Phần lớn cá hộ gia đình
hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và thương mại thuỷ sản có quy mô
nhỏ, họ là chủ sở hữu, đồng thời họ và những người thân trong gia đình cũng là
người lao động trực tiếp sản xuất. Do đó họ vừa hưởng tiền công như các lao
động khác, vừa có thu nhập và lợi nhuận từ nguồn vốn đầu. Nói chung, mức thu
nhập của lao động Nông nghiệp và một số ngành nghề khác, song tính ổn định
không cao vì sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc vào thiên nhiên và thị trường, tính rủi
ro cao, cường độ lao động thường thường lên tới 10 ÷ 15 giờ/ngày, mức độ nguy

hiểm cao hơn so với lao động khác [17].


1.1.3. Ngư trường và nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Ninh
1.1.3.1. Ngư trường khai thác Quảng Ninh
Vùng biển Quảng Ninh có diện tích khoảng 10.600 km
2
, bằng 1/7 diện tích
phần biển thuộc Việt Nam của vịnh Bắc Bộ (77.170 km
2
) [14] có sự đa dạng cao
về địa hình, chất đáy, có nhiều hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới, là
điều kiện thuận lợi cho các giống loài thuỷ sản sinh trưởng và phát triển. Ngư
trường Quảng Ninh - Hải Phòng được xác định là 1 trong 4 ngư trường trọng
điểm của cả nước. Những vùng biển nhỏ gần bờ có nhiều vụng kín, đáy khá bằng
phẳng, rất thuận lợi cho các nghề khai thác gần bờ hoạt động hầu như quanh năm,
có nhiều vị trí tránh, trú gió tự nhiên và các tụ điểm dân cư nhỏ cung cấp dịch vụ
hậu cần cho nghề khai thác. Cũng giống như cách phân chia chung của vùng biển
Việt Nam, toàn vùng biển được chia thành vùng gần bờ chiếm diện tích khoảng
1/3 tổng diện tích và vùng xa bờ chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích [20].
Bảng 1.1. Tổng hợp ngư trường khai thác Quảng Ninh
Ngư trường

Diện
tích
(km
2
)
Độ sâu
trung bình

(km)
Số tàu
khai thác

(chiếc)
Năng suất
trung bình
/ngày (kg)
Sản lượng
1 năm
(kg)
Vịnh Hạ Long 56,3 0,0070 543 38,9 1.366.850
Vịnh Bái Tử Long 90,0 0,0040 435 39,7 1.181.900
Vịnh Vân Đồn 153,0 0,0050 384 108,0 1.007.800
Mỹ - Miều 56,3 0,0100 1055 17,8 3.719.800
Đầu Bê-Năm Đầu-Long Châu 474,0 0,0163 561 108,2 2.281.600
Cảnh Cước-Cô Tô-Hạ Mai 735,0 0,0200 548 161,7 3.278.400
Vĩnh Thực-Sậu-Má Cháu- Trần

1855,0 0,0180 828 162,0 5.676.400
Cộng ngư trường ven bờ 3419,6 4354 tb = 90,9 18.512.750
Xa bờ 4428,4 0,0380 230 459,0 8.669.400
Tổng cộng 7848,0 4.584 136,9 27.182.150
Nguồn: Nguyễn Văn Trung - Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2003)
Ngư trường vùng biển Quảng Ninh có diện tích khoảng 2.600 hải lý vuông.
Vùng biển có độ sâu từ 30m nước trở vào là khu vực sinh sản và sinh trưởng của
nhóm cá nổi như: Cá trích, cá nục, cá lầm và mực ống khi trưởng thành chúng


kết đàn và rút ra khơi. Các loài cá tầng đáy cư trú và sinh sản vùng gần bờ, khu

vực cồn rạn san hô như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá trai và các loài tôm he,
tôm bộp, tôm sắt, tôm chì Vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh có hàng ngàn
hòn đảo lớn nhỏ đã tạo thành những áng, vụng kín gió là nơi cư trú, sinh trưởng
và phát triển của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Biển Quảng Ninh có
những bãi tôm, bãi cá sinh sản và phát triển tự nhiên như: Bãi tôm hòn Mỹ, hòn
Miều, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, xung quanh quần đảo Cô Tô …[20]
1.1.3.2. Nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Ninh
Nguồn lợi hải sản biển thể hiện rõ đặc điểm nguồn lợi hải sản nhiệt đới,
phong phú về thành phấn giống loài nhưng các cá thể thuộc một số loài trong
quần đàn thường có kích thước và độ tuổi không đều nhau, số loài có vòng đời
ngắn chiếm ưu thế. Qua các chuyến điều tra nguồn lợi đã xác định được ở vùng
biển Quảng Ninh có 173 loài/nhóm loài thuộc 106 giống nằm trong 73 họ hải
sản. Số lượng họ, giống loài có sự biến động nhất định theo thời gian trong năm.
Vào mùa gió Tây Nam bắt gặp số lượng họ, giống loài nhiều nhất, với 96 loài
thuộc 69 giống nằm trong 51 họ, trong khi đó ở mùa gió Đông Bắc chỉ bắt gặp
32 loài thuộc 31 giống 24 họ. Các loài chiếm ưu thế trong nguồn lợi hải sản nói
chung là cá Bánh đường (Evynis cardinalis),cá Chỉ vàng (Selaroides leptolepis),
mực ống Trung Hoa (Loligo chinesis), cá Phèn khoai (Upeneus bensani), giống
Tôm sắt (Metapenaeopsis).[20]
Bảng 1.2. Số lượng họ, giống và loài hải sản đã gặp ở vùng biển Quảng Ninh
TT Mùa Họ Giống Loài/nhóm loài
1 Đông Bắc 2001 24 31 32
2 Tây Nam 2001 43 54 64
3 Tây Nam 2003 30 38 47
4 Tây Nam 2002 28 32 40
5 Tây Nam 2003 40 49 60
6 Tây Nam 2003 51 69 96
Tính chung 73 106 173



Nguồn: Nguyễn Văn Trung - Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2003)
Năng suất đánh bắt (kg/giờ) của các nghề ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh
biến động khá lớn. Đối với nghề lưới kéo cá năng suất đánh bắt thấp nhất là 20,3
kg/giờ và cao nhất đạt 178,7 kg/giờ. Đối với nghề lưới kéo tôm, năng suất đánh
bắt biến động ít hơn, khoảng 11÷12 kg/giờ [20]. Hầu hết trong các chuyến điều
tra, các họ có năng suất cao, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng là: họ cá khế
(Carangidae), họ cá liệt (Leiognathidae), họ cá tráp (Sparidae), họ cá phèn
(Mullidae), họ cá mối (Synodontiae), họ mực ống (Loliginidae) đối với nghề lưới
lưới kéo tôm thì họ tôm he (Penaeidae) chiếm ưu thế.
Hiện nay chưa có số liệu nghiên cứu riêng về trữ lượng nguồn lợi hải sản
của vùng biển Quảng Ninh. Các số liệu đang được công nhận ở tỉnh được suy ra
từ kết quả đánh giá chung trữ lượng nguồn lợi của vùng biển Việt Nam trong khu
vực vịnh Bắc Bộ, do viện Nghiên cứu Hải sản công bố, với diện tích 10.600 km
2

bằng 1/7 diện tích vịnh Bắc Bộ (phần biển Việt Nam; 77.170 km
2
) [14].
Ước tính trữ lượng nguồn lợi hải sản của vùng biển Quảng Ninh khoảng
82.000 tấn trong đó trữ lượng hải sản ở gần bờ là 38.000 tấn, vùng biển xa bờ là
44.000 tấn. Khả năng cho phép khai thác 29.200 tấn chiếm tỷ lệ 35,6% so với trữ
lượng. Trong đó khả năng cho phép khai thác ở gần bờ là 11.600 tấn (khảng 5.000
tấn cá đáy và khoảng 6.600 tấn cá nổi) và 17.600 tấn trong vùng biển xa bờ [20].
Tuy nhiên vùng biển Quảng Ninh lại là nơi nguồn lợi tập trung sinh sản và là nơi
tập trung cá nổi nhỏ chưa trưởng thành vì vậy tỷ lệ khả năng cho phép khai thác
so với trữ lượng nhỏ hơn trung bình vịnh Bắc Bộ là 47%.


Bảng 1.3. Trữ lượng nguồn lợi hải sản và khả năng cho phép khai thác
Trữ lượng

Khả năng khai
thác
Vùng
biển
Nhóm
hải sản
Độ
sâu
m
Tấn % Tấn %
Tỷ lệ
%
Nguồn số liệu
<30 119.800

22,1

59.900 23,4

Cá nổi
nhỏ
>30 270.200

49,8

135.100 52,8


<30 54.601 10,1


21.840 8,5 17,9
Cá đáy
>30 98.129 18,1

39.252 15,3
Vịnh
Bắc
Bộ
Cộng 542.730 100 256.092 100 0,47
Bùi Đình Chung

1992 ALMRV

& xa bờ
2001, 2002
<30 19.800

24,1

6.800

23,3

0,343

Cá nổi
nhỏ
>30 21.000

25,6


8.600

29,5

0,410

<30 18.200

22,2

4.800

16,4

0,264

Cá đáy
>30 23.000

28,0

9.000

30,8

0,391

g
ần bờ


38.000

46,3

11.600

39,7

0,305

xa bờ 44.000

53,7

17.600

60,3

0,400

Quảng

Ninh
Cộng
Tổng 82.000

100

29.200


100

0,356

Ước tính theo
tỷ lệ diện tích
biển (VNCHS)

Nguồn: Nguyễn Văn Trung - Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2003)
1.1.4. Thực trạng nghề khai thác ven bờ tỉnh Quảng Ninh
1.1.4.1. Năng lực tàu thuyền nghề khai thác hải sản ven bờ
Hiện nay, hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ chủ yếu là các nghề
truyền thống, có từ lâu đời, sử dụng phương tiện nhỏ, cũ, ngư cụ ít được cải tiến,
giá trị đầu tư trên một đơn vị thuyền nghề thấp, trang thiết bị phục vụ khai thác
kèm theo khá đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, phù hợp với điều kiện tài chính
của ngư dân nghèo, ít vốn đầu tư, song hoạt động với cường lực quá lớn ở vùng
nước ven bờ, một số loại nghề khai thác có tính chọn lọc thấp, thành phần sản
lượng lớn, tỷ lệ cá con, cá non, cá chưa trưởng thành chiếm tỷ trọng cao trong
mẻ lưới tất cả các điều này ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thuỷ sản đặc biệt là
vùng biển ven bờ [21], [22], [23], [24].


Bảng 1.4. Sự phát triển của tàu thuyền ven bờ giai đoạn 2001÷ 2010
Năng lực
tàu khai thác ven bờ TT Năm
Tổng số
tàu thuyền
(chiếc)
Tổng

công suất
(cv)
Công suất
trung bình
(cv/tàu)
Số lượng (chiếc)

Tỷ lệ %
1 2001 5.438 91.896 16,9 2.345
43,12
2 2002 5.364 114.560 21,6 2.649
49,38
3 2003 5.385 119.800 22,2 3.125
58,03
4 2004 5.518 122.000 22,1 3.215 58,26
5 2005 5.644 119.654 21,2 3.326
58,93
6 2006 5.666 129.200 22,8 3.257
57,48
7 2007 7.845 163.895 20,9 4.737
60,38
8 2008 10.457 212.172 20,3 7.745
74,07
9 2009 10.634 214.675 20,2 7.899
74,28
10 2010 12.407 256.783 20,6 9.380
75,60
Nguồn: Chi cục KT&BVNL Quảng Ninh
Từ bảng thống kê (1.4) cho thấy rằng:
- Tàu thuyền Quảng Ninh nói chung và tàu thuyền ven bờ nói riêng, hàng

năm có sự tăng trưởng về số lượng tàu;
- Tổng công suất tàu thuyền cũng có rất nhiều biến động và có xu hướng
tăng dần. Tốc độ tăng công suất trung bình hàng năm đạt 10%/năm;
- Công suất trung bình trên một đơn vị tàu thuyền cũng được cải thiện
đáng kể. Giai đoạn 2001÷ 2006 công suất tăng trung bình từ 4 ÷ 5 cv/tàu/năm.
Tuy nhiên giai đoạn từ 2007 trở lại đây công suất trung bình trên một đơn vị tàu
thuyền có xu hướng giảm. Điều này rất bất lợi cho sự phát triển bền vững của
nghề khai thác ven bờ;
- Tàu thuyền khai thác hải sản ven bờ giai đoạn 2001 ÷ 2006 tăng khá ổn
định, chiếm từ 43,12 ÷ 58,93% tổng số tàu khai thác toàn tỉnh. Từ 2007 đến nay
số lượng tàu tăng nhanh chiếm từ 60,38 ÷ 75,60%, số phương tiện này chủ yếu
hoạt động trong các vịnh, cửa sông và vùng biển ven bờ;


Như vậy số lượng tàu thuyền nhỏ khai thác ven bờ vẫn không ngừng tăng
lên hàng năm, điều này gây sức ép lớn đối với việc duy trì nguồn lợi hải sản, số
lượng và mật độ tàu thuyền tập trung dày đặc ngày đêm hoạt động ở khu vực
ven bờ, nơi mà sản lượng khai thác đã vượt mức khai thác cho phép.
1.1.4.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản ven bờ
Cơ cấu nghề khai khác hải sản ven bờ Quảng Ninh rất đa dạng, theo thống
kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hiện nay toàn tỉnh có
khoảng 24 loại thuyền nghề khác nhau được xếp vào 5 nhóm nghề chủ yếu bao
gồm [5], [24]: Lưới kéo, chài chụp kết hợp ánh sáng, lưới rê, câu và một số nghề
khác được thống kê theo bảng (1.5) như sau:
Bảng 1.5. Cơ cấu nghề khai thác hải sản ven bờ giai đoạn: 2001÷2010
TT
Năm
Lưới kéo

(chiếc)

Chài chụp

(chiếc)
Lưới rê
(chiếc)
Câu
(chiếc)
Khác
(chiếc)

Tổng
(chiếc)
Tỷ lệ %
tàu LK
1 2001 315 160 1.454 870 536 3.335 9,45
2 2002 336 172 1.478 770 506 3.262 10,30
3 2003 342 182 1.494 741 405 3.164 10,81
4 2004 365 178 1.554 701 475 3.273 11,15
5 2005 408 164 1.487 1.003 447 3.509 11,63
6 2006 416 151 1.728 1.051 438 3.784 10,99
7 2007 425 132 2.670 1.120 435 4.782 8,89
8 2008 764 104 5.334 1.249 394 7.845 9,74
9 2009 764 115 5.386 1.251 383 7.899 9,67
10 2010 520 321 5.541 2.207 605 9.194 5,66
Nguồn: Chi cục KT&BVNL Quảng Ninh
Từ bảng thống kê (1.5) thấy rằng:
- Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản ven bờ có sự thay đổi lớn trong
giai đoạn 2001 ÷ 2010; nghề có số lượng tăng lớn nhất là nghề lưới rê trong 10
năm qua số lượng thuyền nghề tăng 3,75 lần, thứ 2 là nghề câu tăng 2,54 lần,
Nghề



nghề lưới kéo cũng có tăng nhưng sự tăng này là không lớn, các nghề chài chụp
kết hợp ánh sáng, nghề khác giữ ổn định hơn;
- Sự tăng trưởng nhanh của nghề lưới rê và nghề câu đã cho thấy một thực
tế rằng, trong giai đoạn lạm phát tăng cao, giá nhiên liệu và các mặt hàng nhu
yếu phẩm khác không ngừng tăng lên, do vậy ngư dân đã lựa chọn nghề có đầu
tư ban đầu và chi phí sản xuất thấp, mặt khác sản lượng khai thác trên một đơn
vị tàu thuyền thấp nhưng giá trị kinh tế của sản phẩm cao hơn;
- Số lượng tàu thuyền nghề lưới kéo ven bờ cũng tăng đều hàng năm điều
này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý nghề, bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản khi mà nguồn lợi ven bờ có xu hướng giảm nghiêm trọng [5].
Bảng 1.6. Cơ cấu nghề khai thác ven bờ năm 2010
TT Danh mục nghề Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ %
1
Lưới kéo
Chiếc
520 5,66
2
Chài chụp
Chiếc
321 3,49
3
Lưới rê
Chiếc
5.541 60,27
4
Câu
Chiếc
2.207

24,00
5
Nghề khác Chiếc
605
6,58
Tổng Chiếc
9.194 100
Từ bảng (1.6) ta có nhận xét:
- Tàu thuyền nghề lưới rê có số lượng lớn nhất, chiếm 60,27%, nghề câu
xếp thứ hai, chiếm 24,0%, số tàu làm nghề khác (lồng bẫy, đăng ) đứng thứ ba,
chiếm 6,58%, nghề chài chụp kết hợp ánh sáng có số lượng ít nhất và chỉ chiếm
tỷ lệ 3,49% tổng số tàu thuyền của tỉnh.
- Số tàu thuyền làm nghề lưới kéo có số lượng nhỏ, chiếm 5,66% tổng số
tàu thuyền nghề khai thác hải sản ven bờ của tỉnh; theo Thông tư 02/2006/TT-
BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về
điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, theo đó tại vùng biển ven bờ
cấm nghề lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc ở tầng mặt). Như vậy khi Nghị định
33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động khai thác của tổ chức, cá

×