Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội mô HÌNH CHUYỂN đổi từ TRỒNG lúa SANG NUÔI tôm ở TỈNH cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

============

LƯU VĂN HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI MƠ HÌNH
CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA SANG NI TƠM
Ở TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NHA TRANG, THÁNG 05-2012

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

============

LƯU VĂN HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI MƠ HÌNH
CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA SANG NI TƠM
Ở TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành
Mã học viên



: Quản trị kinh doanh
: CH09QT006

Ngưới hướng dẫn khoa học

: Cố PGS.TS. Lê Tiêu La
: TS. Đỗ Thị Thanh Vinh

NHA TRANG, THÁNG 05-2012

ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn cố thầy giáo PGS.TS Lê Tiêu La và TS Đỗ Thị
Thanh Vinh đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt các
kiến thức chuyên môn tạo nền tảng về lý luận cho nghiên cứu của tôi. Cảm ơn các cán
bộ Sở NN&PTNT Cà Mau đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu liên quan đến
luận văn.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn này được hồn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của
bản thân tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình

nghiên cứu khoa học nào khác.

LƯU VĂN HUY

iv


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ...................................................................IX
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... X
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................XI
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN
ĐỔI.................................................................................................................... 4
I.1. Một số khái niệm........................................................................................ 4
I.2. Các phương thức nuôi tôm ...................................................................... 4
I.3. Bản chất vấn đề chuyển đổi. ..................................................................... 5
I.3.1 . Các mơ hình chuyển đổi trong nông nghiệp .......................................... 5
I.3.2. Bản chất của vấn đề chuyển đổi trong nơng nghiêp................................ 6
I.4. Tình hình NTTS và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................. 7
I.4.1. Khái quát hiện trạng NTTS tại Việt Nam............................................... 7
I.4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong nơng nghiệp................................... 9
I.5. Thực trạng chuyển đổi khu vực ĐBSCL ................................................ 10
I.5.1. Chuyển đổi diện tích ............................................................................ 10
I.5.2 Chuyển đối theo các hệ sinh thái........................................................... 10
I.6. Tình hình chuyển đổi từ ruộng lúa sang nuôi tôm tại Cà Mau ............. 13

I.7. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................... 17
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................. 20
II.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường.......................................................... 20
II.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội tỉnh Cà Mau ............................................... 23
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 27
v


III.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 27
III.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 27
III.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp: ................................................................... 27
III.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp...................................................................... 27
III.3. Phương pháp phân tích số liệu............................................................. 28
III.3.1. Phương pháp phân tích thống kê mơ tả.............................................. 28
III.3.2. Phương pháp phân tích kinh tế .......................................................... 29
III.4. Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế........................................... 29
III.4.1. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất................................................ 29
III.4.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất. .............................................. 30
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................... 31
IV.1. Thông tin chung về các hộ được khảo sát ............................................ 31
IV.1.1. Tuổi chủ hộ ....................................................................................... 31
IV.1.2. Trình độ học vấn ............................................................................... 31
VI.1.3. Nghề chính........................................................................................ 32
IV.1.4. Nhân khẩu và lao động của hộ .......................................................... 32
IV.1.5. Lao động thuê mướn ......................................................................... 32
IV.1.6. Nguồn vốn đầu tư sản xuất................................................................ 32
IV.1.7. Lý do chuyển sang nuôi tôm ............................................................. 33
IV.1.8. Tham gia tổ chức sản xuất, NTTS ..................................................... 34
IV.2. Thông tin kinh tế - kỹ thuật canh tác................................................... 34
IV.2.1. Mùa vụ nuôi tôm............................................................................... 34

IV.2.2. Kinh nghiệm nuôi tôm ...................................................................... 34
IV.2.3. Mô tả về thiết kế và kỹ thuật ............................................................. 35
IV.2.3.1. Diện tích ni................................................................................. 35
IV.2.3.2. Mật độ thả giống ............................................................................ 35
IV.2.3.3. Thiết kế và độ sâu ruộng nuôi, ao nuôi ........................................... 35
IV.2.3.4. Nguồn nước cấp, cải tạo ao, xử lý nước cấp thoát, gây màu, sử dụng
thuốc ............................................................................................................. 36
vi


IV.4.2.5. Thiết bị phục vụ nuôi tôm .............................................................. 36
IV.2.3.6. Tiếp cận kỹ thuật nuôi qua tài liệu, tập huấn .................................. 36
IV.2.4. Vùng quy hoạch ................................................................................ 37
IV.2.5. Thị trường đầu vào, đầu ra, xuất khẩu ............................................... 37
IV.3. Phân tích hiệu quả kinh tế .................................................................... 37
IV.3.1. Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa ni tơm QCCT ....................... 38
IV.3.1.1. Chi phí đầu tư cố định .................................................................... 38
IV.3.1.2. Chi phí lưu động ............................................................................ 38
IV.3.1.3. Doanh thu ...................................................................................... 39
IV.3.1.4. Thu nhập ........................................................................................ 40
IV.3.2. Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang ni tơm BTC .................. 40
IV.3.2.1. Chi phí đầu tư cố định .................................................................... 40
IV.3.2.2. Chi phí lưu động ............................................................................ 41
IV.3.2.3. Doanh thu ...................................................................................... 41
IV.3.2.4. Thu nhập ........................................................................................ 42
IV.3.3. Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang ni tơm TC..................... 43
IV.3.3.1. Chi phí đầu tư cố định .................................................................... 43
IV.3.3.2. Chi phí lưu động ............................................................................ 43
IV.3.3.3. Doanh thu ...................................................................................... 43
IV.3.3.4. Thu nhập ........................................................................................ 44

IV.3.4. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các mơ hình chuyển đổi ..... 44
IV.4. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 47
IV.4.1. Tạo việc làm ..................................................................................... 47
IV.4.2. Tiếp cận dịch vụ xã hội: giáo dục, y tế .............................................. 47
IV.4.3. Văn hóa, du lịch ................................................................................ 48
IV.4.4. Tệ nạn xã hội .................................................................................... 48
IV.4.5. Hiểu biết và ý thức tuân thủ chính sách pháp luật.............................. 48
IV.4.6. Mâu thuẫn ......................................................................................... 48
IV.4.7. Môi trường........................................................................................ 49
vii


CHƯƠNG V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT.................................... 49
V.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .......................................................................... 49
V.2. Các giải pháp đề xuất ............................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 61
PHỤ LỤC........................................................................................................ 63

viii


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1 Kết quả chuyển đổi diện tích đất sang NTTS từ năm 2000 - 2007 ....... 12
Bảng 2: GDP và cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau .................................................... 24
Bảng 3: Khối lượng đầu tư thủy lợi tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001-2009............. 25
Bảng 4: Độ tuổi trung bình của chủ hộ ở địa bàn nghiên cứu........................... 31
Bảng 5: Cơ cấu trình độ văn hố của chủ hộ..................................................... 31
Bảng 6: Nhân khẩu và lao động của hộ ............................................................ 32
Bảng 7: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất của nông hộ ..................... 32
Bảng 8: Lý do chuyển đổi sang nuôi tôm ......................................................... 33

Bảng 9: Lịch thời vụ chung nuôi tôm ............................................................... 34
Bảng 10: Diện tích ni trung bình của hộ ở địa bàn nghiên cứu...................... 35
Bảng 11: Tỷ lệ hộ được tập huấn NTTS ........................................................... 37
Bảng 12: Chi phí đầu tư cố định mơ hình ni tơm QCCT .............................. 38
Bảng 13: Tổng chi phí đầu tư lưu động mơ hình ni tơm QCCT .................... 38
Bảng 14: Cơ cấu chi phí đầu tư lưu động nuôi tôm QCCT ............................... 39
Bảng 15: Cơ cấu doanh thu sau chuyển đổi mơ hình tơm QCCT ...................... 39
Bảng 16: Doanh thu mơ hình ni tơm QCCT ................................................ 39
Bảng 17: Thu nhập mơ hình tơm QCCT........................................................... 40
Bảng 18: Chi phí đầu tư cố định mơ hình ni tơm BTC.................................. 40
Bảng 19: Chi phí đầu tư lưu động mơ hình ni tơm BTC .............................. 41
Bảng 20: Cơ cấu chi phí đầu tư lưu động nuôi tôm BTC .................................. 41
Bảng 21: Cơ cấu doanh thu sau chuyển đổi mơ hình tơm BTC......................... 41
Bảng 22: Doanh thu mơ hình chuyển đổi tơm BTC .......................................... 42
Bảng 23: Thu nhập mơ hình ni tơm BTC...................................................... 42
Bảng 24: Chi phí đầu tư cố định mơ hình ni tơm TC .................................... 43
Bảng 25: Chi phí đầu tư lưu động mơ hình ni tơm TC .................................. 43
Bảng 26: Doanh thu mơ hình ni tơm TC....................................................... 43
Bảng 27: Cơ cấu doanh thu sau chuyển đổi mơ hình tơm TC .......................... 44
Bảng 28: Thu nhập mơ hình tơm TC ................................................................ 44
Bảng 29: So sánh hiệu quả kinh tế một số mơ hình ni tơm sau chuyển đổi ở
Cà Mau............................................................................................................. 47

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau chuyển đổi ................................ 45
Hình 2 : So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau chuyển đổi ............................... 45

Hình 3: So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau chuyển đổi ................................ 46

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở


CLB

Câu lạc bộ

ÂL

Âm lịch

PRA

Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nhanh nơng thơn
có) sự tham gia của người dân

IPM

Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)

UNDP

United Nations Development Programme (Chương trình
phát triển Liên hợp quốc)

ESI

Environmental Sustainability Index (Chỉ số bền vững về môi
trường)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)


NQ-CP

Nghị Quyết-Chính phủ

QCCT

Quảng canh cải tiến

BTC

Bán thâm canh

TC

Thâm canh

CPSX

Chi phí sản xuất

XDCB

Xây dựng cơ bản

USD

Đồng đơ la Mỹ

TCX


Tơm càng xanh

MH

Mơ hình

TĐTBQ

Tốc độ tăng bình qn

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

CBTS

Chế biến thủy sản

QĐ-CTUB

Quyết định-Chủ tịch Ủy ban

DT

Diện tích

xi



MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã phát triển
mạnh mẽ trên khắp cả ba hệ sinh thái nước mặn, lợ và nước ngọt. Diện tích NTTS
tăng nhanh, đến năm 2010 đã đạt trên 1 triệu ha, sản lượng đạt 2,8 triệu tấn; giá trị
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,94 tỷ đồng, trong đó đóng góp của NTTS đạt
trên 65% tổng giá trị. Những thành tựu đã đạt được phải kể đến một phần đóng góp
rất lớn từ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang NTTS. [1, 2, 3, 4 ,5]
Từ sau khi có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ
về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất làm
muối, đất vườn và đất hoang hố khác (bãi bồi ven sơng, bãi triều, đất cát) sang
NTTS đã diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL). Việc chuyển đổi sang kết hợp NTTS phân theo hệ sinh thái
vùng nước bao gồm hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái mặn lợ. Theo báo cáo
“Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển NTTS giai đoạn 2000 - 2005 và
biện pháp thực hiện đến năm 2010”: Tổng diện tích chuyển đổi sang NTTS của
vùng ĐBSCL từ năm 1999 đến hết năm 2005 là 310.841 ha, chiếm 82,4% diện tích
chuyển đổi của cả nước, trong đó từ đất trồng lúa là 297.187 ha, với các đối tượng
ni chính là tơm Sú, nhuyễn thể cho hệ sinh thái nước lợ; cá Tra, cá Ba sa, tôm
Càng xanh, cá truyền thống cho hệ sinh thái nước ngọt. [5]
Cà Mau là tỉnh trong vùng ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về nuôi thuỷ sản,
hiện đang phát triển mạnh về nuôi thuỷ sản nước mặn lợ, đặc biệt là tôm sú. Các mơ
hình chuyển đổi ở Cà Mau đã bắt đầu diễn ra mạnh từ những năm 2000 đến nay,
diện tích chuyển đổi tính từ 2000 đến nay đạt trên 132.000 ha (chiếm trên 50%
tổng diện tích NTTS của tỉnh), các mơ hình chuyển đổi đã phát huy hiệu quả kinh tế
- xã hội, góp phần quan trọng trong việc tăng sản lượng năm 2010 (233.346 tấn) lên
gấp 3,17 lần so với năm 2000 (73.615 tấn). Tại Cà Mau các mơ hình chuyển đổi từ
2 hệ sinh thái sang NTTS, đó là: Chuyển từ đất trồng lúa và đất bãi bồi ven sông,
ven biển sang nuôi tôm chuyên và tôm kết hợp với lúa; chuyển từ diện tích rừng

sang ni tơm theo mơ hình rừng tơm. [6, 16, 17]
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ các vùng đất kém hiệu quả sang NTTS
thời gian qua của nước ta nói chung, ở Cà Mau nói riêng đã có tác động tích cực
1


đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, song bên cạnh đó vẫn có nhiều mơ hình
chưa hiệu quả, rủi ro cao và nảy sinh các tác động tiêu cực như phân hóa giàu
nghèo, mâu thuẫn trong sử dụng đất, ô nhiễm môi trường...
Từ trước tới nay, trong ngành thủy sản đã có một số đề tài nghiên cứu đánh
giá hoạt động NTTS về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật công
nghệ . Các đề tài này đã đánh giá tại một số vùng, một số khía cạnh như việc ứng
dụng mơ hình lúa - tôm, rừng - tôm ở những nơi phù hợp, đa dạng hoá canh tác.
Tuy vậy, các đề tài này mới chú trọng đến những vấn đề mang tính khái quát, tổng
thể hoặc mang nặng tính kỹ thuật mà chưa nghiên cứu sâu về yếu tố chuyển đổi, cả
về kinh tế, xã hội, mơi trường.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội mô hình
chuyển đổi từ trồng lúa sang ni tơm ở tỉnh Cà Mau” sẽ đánh giá được tính ưu
việt và những tồn tại, hạn chế của quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở
tỉnh Cà Mau giai đoạn vừa qua một cách khách quan, khoa học và làm cơ sở cho
việc đề xuất giải pháp phù hợp, hướng nghề nuôi tôm của tỉnh Cà Mau và vùng
ĐBSCL phát triển ổn định, bền vững.
Kết cấu của luận văn gồm 4 chương sau (không kể phần mở đầu và kết
luận).
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn để chuyển đổi
Chương II: Phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương IV: Một số giải pháp và đề xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:

Đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội và tính ổn định của mơ hình chuyển
đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau làm cơ sở cho xây dựng các chính
sách, chiến lược và quy hoạch phát triển NTTS cũng như phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh và vùng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được hiệu quả về kinh tế của mô hình ni tơm được chuyển đổi
từ trồng lúa ở tỉnh Cà Mau.
+ Đánh giá được hiệu quả về xã hội của mơ hình ni tơm được chuyển đổi
từ trồng lúa ở tỉnh Cà Mau.

2


+ Đánh giá được hiệu quả về mặt môi trường của mơ hình ni tơm nghiên
cứu.
+ Đề xuất được các giải pháp phát triển các mơ hình ni tơm bền vững phù
hợp từng vùng sinh thái trong vùng chuyển đổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm; Những hộ gia đình nằm trong diện
đã chuyển đổi, sang nuôi tôm và hiện đang nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau, các mơ hình
chuyển đổi sang ni tơm ở tỉnh Cà Mau như (rừng ngập mặn sang nuôi tôm, đất
nhiễm mặn sang nuôi tôm, đất trồng lúa ruộng trũng năng suất thấp sang nuôi
tôm...) ở trên cả 3 loại hình ni tơm gồm (chuyển đổi sang ni tơm Quảng canh
cải Tiến QCCT, chuyển đổi sang nuôi tôm Bán thâm canh BTC, chuyển đổi sang
nuôi tôm Thâm canh TC)
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi ở một số huyện điển hình
cho phong trào chuyển đổi sang nuôi tôm tại Cà Mau như huyện: Năm Căn, Đầm
Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời và Thới Bình tỉnh Cà Mau.
- Về thời gian: Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được điều tra được

làm 2 đợt, mỗi đợt điều tra trong 7 ngày. Đợt 1 vào tháng 12/2010 và đợt 2 vào
tháng 4/2011 (đợt 1 thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, điều tra hộ; đợt 2 thu thập
các thông tin bổ sung còn thiếu đợt 1).
- Về nội dung nghiên cứu bao gồm:
Nội dung 1: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả mơ hình ni tơm được chuyển
đổi sang từ diện tích đất trồng lúa bao gồm:
+ Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả về mặt xã hội.
+ Nghiên cứu, đánh giá tác động về mặt môi trường.
Nội dung 2: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển phát triển các mơ hình
ni tơm bền vững phù hợp từng vùng sinh thái trong vùng chuyển đổi
+ Giải pháp về tổ chức sản xuất.
+ Giải pháp về cơ chế chính sách.
+ Giải pháp Nghiên cứu giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo.
+ Nghiên cứu giải pháp về vốn đầu tư.

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI
I.1. Một số khái niệm
- Chuyển đổi sử dụng đất.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp năng suất thấp là việc
xóa bỏ hay chấm dứt hẳn việc trồng, hay nuôi một đối tượng chuyên canh nào đó
sang ni hoặc trồng hoặc chun canh một đối tượng khác mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn. [8]
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhằm
khai thác tốt tiềm năng sẵn có ở địa phương, để tăng thêm hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nơng nghiệp, đáp ứng địi hỏi bức xúc của đại đa số nông dân đang mong
muốn được đổi đời trên mảnh đất cả đời mình gắn bó. Tuy nhiên, q trình đó cần

phải được chuẩn bị tốt các khâu và có lộ trình thực hiện một cách căn cơ thì việc
chuyển dịch mới phát triển một cách ổn định, bền vững. [8]
- Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế thể hiện tổng quát những kết quả khả quan về hoạt động sản
xuất kinh doanh mang lại, được thể hiện bằng tiền và được xác định bằng cách đem
so sánh các kết quả thu được so với chi phí phải bỏ ra để thực hiện nó. [13]
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc q trình) cịn được hiểu là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực
và tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. [13]
I.2. Các phương thức nuôi tôm
Căn cứ vào kỹ thuật ni tơm có thể xác định các phương thức nuôi tôm như
sau:
- Nuôi tôm quảng canh cải tiến: nuôi tơm dựa vào tự nhiên (thức ăn tự nhiên,
giống, dịng chảy,…) nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn ở mức thấp. [5]
- Nuôi tôm bán thâm canh: nuôi tơm dựa vào thức ăn bên ngồi (thức ăn tổng
hợp), thả giống với mật độ cao, chủ động trong quản lý hệ thống ni (thay nước,
sục khí,…). [5]
- Ni tơm thâm canh: Tương tự như nuôi bán thâm canh, nuôi tơm thâm
canh cũng dựa vào thức ăn bên ngồi (thức ăn tổng hợp), thả giống với mật độ rất
4


cao, chủ động trong quản lý hệ thống nuôi (thay nước, sục khí,…). So với ni tơm
bán thâm canh, ni tôm thâm canh thả mật độ giống cao hơn, bởi thế thức ăn và
các điều kiện chăm sóc được đảm bảo rất cao. Đây là hình thức ni cơng nghiệp.
[5]
I.3. Bản chất vấn đề chuyển đổi.
I.3.1 . Các mơ hình chuyển đổi trong nông nghiệp
a. Hệ sinh thái nước ngọt gồm 7 mơ hình chuyển đổi:
- Phân hệ sinh thái ruộng trũng nước ngọt:

+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang ln canh lúa - cá.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp nuôi cá.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi luân canh lúa - tôm càng
xanh (lúa - TCX).
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang ni chuyên canh tôm càng xanh
theo phương thức nuôi bán thâm canh (TCX BTC).
- Phân hệ sinh thái ao vườn
+ Mô hình chuyển đổi từ đất vườn sang ni chun cá tra
+ Mơ hình từ đất vườn sang kết hợp ni cá truyền thống.
- Phân hệ sinh thái bãi bồi
+ Mô hình chun cá tra vùng bãi bồi ven sơng
b. Hệ sinh thái nước mặn lợ gồm 7 mơ hình chuyển đổi:
- Phân hệ sinh thái ruộng nhiễm mặn
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi chun tơm theo
phương thức ni TC.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi chuyên tôm theo
phương thức ni BTC.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang chuyên canh tôm
theo phương thức ni QCCT.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi luân canh lúa tôm
- Phân hệ sinh thái bãi triều

5


+ Mơ hình chuyển đổi từ đất làm muối sang ni chun tơm theo phương
thức ni TC.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất làm muối sang nuôi chuyên tôm theo phương
thức nuôi BTC.
- Phân hệ sinh thái rừng ngập mặn

+ Mơ hình chuyển đổi từ đất rừng ngập mặn sang kết hợp nuôi tôm
I.3.2. Bản chất của vấn đề chuyển đổi trong nơng nghiêp
Các mơ hình trồng lúa kết hợp nuôi cá, tôm đã phát triển nhiều năm ở một số
nước châu Á, đặc biệt ở Thái Lan. Ở Việt Nam, nhiều khu vực đã ứng dụng mơ
hình tơm - lúa trong sản xuất nông nghiệp, kể cả miền Bắc, Trung và Nam bộ, đặc
biệt là ĐBSCL. [18]
Trong nông nghiệp, kinh tế gia đình gắn liền với đất canh tác, sự độc canh
cây lúa mang lại hiệu quả thấp, nền kinh tế gia đình bấp bênh và khó phát triển. Sự
kết hợp nuôi trồng thêm các đối tượng phù hợp phá vỡ thế độc canh sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng trọt là hệ thống canh tác tổng hợp cần tăng
cường phát triển nhằm cải thiện các vấn đề môi trường. [11]
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2007
cả nước có 65.600 ha ruộng lúa có kết hợp NTTS [3]
So với độc canh con tôm, luân canh tơm-lúa có tính bền vững sinh thái cao
hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng môi trường lớn nhất đang là vấn đề lắng đọng bùn gắn
liền với hình thức ni tơm tự nhiên dựa vào trao đổi nước. Mơ hình ni thả tơm
giống cho thấy tính bền vững về mơi trường nhưng còn gặp rủi ro với dịch bệnh và
nguồn giống. Đây là những kết quả nghiên cứu mới được công bố của trường đại
học Sydney, Australia.
Việc trao đổi nước sông vào ruộng trong mùa khô để nuôi tôm dẫn đến lắng
bùn, thu hẹp diện tích trồng lúa và ni tơm. Nhiều nông dân đã tăng lượng nước
trao đổi vào ruộng để thu được nhiều tôm tự nhiên, nhưng điều này cũng dẫn đến
lượng bùn lắng đọng nhiều hơn, và làm giảm năng suất trong những năm sau.
Phương pháp thả tôm giống được đánh giá là bền vững hơn, do không cần phải trao

6


đổi nước nhiều lần, đồng thời giúp ổn định môi trường nước hồ, giảm tỷ lệ tôm

chết.
Ở các tỉnh ven biển, hiện tượng nước mặn xâm nhập khiến nông dân chỉ có
thể trồng một vụ lúa trong năm. Đối với mơ hình tơm-lúa, do phải đợi mưa làm sạch
muối trên đồng ruộng nên thời gian trồng lúa sẽ càng bị rút ngắn. Giải pháp là sử
dụng các giống lúa ngắn ngày (115 đến 120 ngày) như MTL119. Tuy nhiên, có ít
bằng chứng cho thấy mơ hình tơm-lúa có thể làm giảm sản lượng lúa trong mùa
mưa.
Mang lại thu nhập cao nhưng mơ hình tơm-lúa cũng chứa đựng những rủi ro
tài chính khơng nhỏ. Với chi phí để thả ni một hồ tôm ở Mỹ Xuyên vào năm
1997 là 3,6 triệu đồng, gấp 3 lần thu nhập từ vụ lúa, một đợt dịch bệnh có thể khiến
người nơng dân điêu đứng. Phần lớn tôm giống đang phải vận chuyển nhiều giờ trên
đường từ các tỉnh miền Trung, trong khi việc sản xuất giống phù hợp với độ mặn
thấp trong các hồ ni cịn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật. Tuy nhiên thu nhập từ
trồng lúa và các hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp đã giúp cho các gia đình đa
dạng thu nhập, và giảm tác động của các rủi ro.
Trước những tiềm năng hiệu quả cũng như rủi ro đối với mơ hình chuyển đổi
sang ni tơm như trên, nghiên cứu sẽ tập trung vào hệ thống hoá cơ sở lý luận,
thực tiễn và khảo sát đánh giá xem hiệu quả về kinh tế và xã hội của các mơ hình
chuyển đổi ni tơm và từ đó đưa ra được các giải phát khả thi giúp các mơ hình
chuyển đổi phát triển bền vững.
I.4. Tình hình NTTS và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
I.4.1. Khái quát hiện trạng NTTS tại Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng lớn để NTTS với diện tích mặt nước hơn 1,7 triệu ha.
Quyết định số 224/1999/QĐ – TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999 - 2010 với mục
tiêu “Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu
chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 NTTS đạt sản lượng trên 2 triệu
tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho
khoảng 2 triệu lao động”. Đến năm 2010, diện tích NTTS đã đạt trên 1 triệu ha, sản
lượng 2,8 triệu tấn. Việc phát triển mạnh mẽ NTTS, tăng tỷ trọng sản lượng

7


NTTS/tổng sản lượng thuỷ sản đã giảm áp lực cho khai thác, đặc biệt là khai thác
hải sản ven bờ, góp phần bảo vệ mơi trường nguồn lợi.
Phát triển NTTS nước lợ, mặn đã đóng góp quan trọng về giá trị và sản
lượng trong tổng sản lượng NTTS của cả nước. Các hình thức ni đa dạng như
ni trong ao hồ nhỏ, nuôi lồng bè trên vịnh biển, nuôi luân canh, xen canh với lúa.
Đối tượng nuôi phong phú, trong đó nhiều đối tượng tạo sản phẩm hàng hố lớn cho
thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như tôm sú, tôm chân trắng, nghêu,
cua,…..
Theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển NTTS giai
đoạn 2001 - 2010, về kinh tế, NTTS là nghề cho hiệu quả cao hơn một số ngành
nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa mà còn phục
vụ xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước. Nghiên cứu của Lê Tiêu La (2005) đánh
giá tác động tích cực nhất của NTTS là cải thiện mức thu nhập, mức sống của hầu
hết các hộ NTTS và cộng đồng ven biển nói chung. [12, 18]
Về mặt xã hội, NTTS cũng có những tác động tích cực như: Cơ sở hạ tầng
được đầu tư xây dựng, hoàn thiện ở các vùng NTTS, góp phần làm thay đổi diện
mạo nông thôn, nhất là các vùng sâu vùng xa, khu vực ven biển; có sự chuyển dịch
lớn lực lượng khoa học kỹ thuật về các vùng nuôi, tạo công ăn việc làm cho thêm
nhiều lao động, là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo hữu hiệu và tạo cơ hội làm
giàu cho nông dân tại địa bàn, đồng thời phát triển NTTS cịn góp phần cân bằng
phát triển vùng miền, nâng cao bình đẳng giới thơng qua sự tham gia của phụ nữ
trong các hoạt động NTTS.
Tuy vậy, nhiều thách thức, khó khăn cũng đã xuất hiện trong NTTS: Dịch
bệnh xuất hiện nhiều vùng nuôi trên diện rộng, tạo rủi ro lớn, nhất là trong NTTS
nước mặn, lợ như ni tơm Sú, tác động tiêu cực làm suy thối mơi trường ni do
sử dụng q mức thuốc, hóa chất, dẫn đến tình trạng thua lỗ của một bộ phận người
nuôi. Lê Tiêu La (2005) cho rằng người NTTS thu nhập tăng những vẫn bấp bênh,

chưa thực sự bền vững; vẫn còn 14,2% số hộ chưa cải thiện được mức sống. [12]
Theo Bộ Thủy sản (2006), hiệu quả kinh tế nghề NTTS chưa cao và ngày càng giảm
do suy thoái về môi trường, thiên tai, dịch bệnh và thách thức đối với hiệu quả kinh
tế của các mơ hình sản xuất là giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng, trong khi
8


giá bán lại có xu hướng giảm. Số hộ tham gia NTTS bị thua lỗ thường chiếm từ 5 10% đối với cá, 10 - 15% đối với các đối tượng khác và 20 - 25% đối với tôm.
Những mô hình đạt hiệu quả cao thường do điều kiện mơi trường tốt và có thị
trường tiêu thụ ổn định. Những mơ hình lợi nhuận thấp thường có chi phí đầu tư
lớn, nhạy cảm với biến động giá cả thị trường, ở những nơi có điều kiện tự nhiên
khơng phù hợp và thường phải trả giá cho môi trường do việc khai thác quá mức
thời gian trước. [4]
I.4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp
Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ trên một đơn vị diện tích, phát
triển ổn định bền vững NTTS nước ngọt, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xác định rõ: Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có
điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Với các loại đất sản xuất lúa kém hiệu
quả, đất trũng, đất hoang hố ven biển thì chuyển sang NTTS. [4]
Các tỉnh, thành phố đã thực hiện rà sốt các diện tích mặt nước, quy hoạch
và triển khai tích cực chuyển đổi sang NTTS. Từ năm 1999 - 2010, tổng diện tích
chuyển đổi sang NTTS khoảng trên 400.000 ha, trong đó chủ yếu là chuyển đổi từ
đất trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.
Việc chuyển dịch cơ cấu sang NTTS diễn ra mạnh nhất ở ĐBSCL với diện
tích chiếm 82,4% diện tích chuyển đổi cả nước. Năm 2001, khu vực ĐBSCL có tốc
độ chuyển đổi mạnh nhất với 131.889 ha (42,43% cả thời kỳ 1999 - 2005). Đối
tượng NTTS được lựa chọn là tôm Sú, cá Tra, Ba sa và các loại cá truyền thống,
tôm Càng xanh.
Quá trình chuyển đổi từ trồng lúa hiệu quả thấp sang kết hợp NTTS đã làm

tăng diện tích NTTS, tăng sản lượng, giúp việc khai thác hiệu quả tiềm năng diện
tích, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Doanh thu bình qn sau chuyển
đổi ở Hải Dương trung bình đạt 88 triệu đồng/ha, gấp 6,8 lần trồng lúa, ở Vĩnh Phúc
đạt 85 triệu đồng/ha (gấp 5,7 lần trồng lúa), tại Cà Mau nuôi tôm quảng canh cải
tiến lợi nhuận 25 - 30 triệu đồng/ha, nuôi cá Bống tượng lãi 450 -500 triệu đồng/ha.
Tại Thái Bình, hiệu quả chuyển đổi sang NTTS nước ngọt gấp 5-6 lần so với trồng
lúa.
9


Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng đã tạo thêm cơng ăn việc làm
cho người lao động, góp phần xố đói giảm nghèo và tạo cơ hội vươn lên làm giàu
cho nhiều hộ gia đình. Đến năm 2005, q trình chuyển đổi đã góp phần làm tăng số
lao động NTTS lên 2,55 triệu người. Đồng thời, góp phần chuyển đổi một phần
nghề khai thác huỷ diệt ven bờ sang NTTS.
Quá trình chuyển đổi sang NTTS cũng đã xuất hiện một số tồn tại: Tốc độ
chuyển đổi diễn ra nhanh trong khi hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp, nhất là thuỷ lợi
phục vụ NTTS; trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn hạn chế nên khả năng tiếp thu
khoa học kỹ thuật yếu; dân nghèo khơng có khả năng đầu tư và tiếp cận vốn vay để
đầu tư để NTTS; lợi nhuận từ NTTS cao nên một số nơi đẩy nhanh tốc độ thâm
canh hóa, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, dẫn đến môi trường nuôi ô
nhiễm, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng ở một số nơi, một số vùng, gây thiệt hại cho
người nuôi. [4]
Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá cụ thể, sâu rộng ở
từng vùng và cả nước thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học để có cái nhìn
khách quan, lựa chọn mơ hình chuyển đổi phù hợp cả về hình thức, đối tượng,
phương thức nuôi cho từng vùng.
I.5. Thực trạng chuyển đổi khu vực ĐBSCL
I.5.1. Chuyển đổi diện tích
Trong những năm qua, khu vực ĐBSCL có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ đất

hoang hóa, bãi bồi, trồng lúa hiệu quả, năng suất thấp sang ni trồng thủy sản.
Tỉnh có diện tích chuyển đổi sang NTTS nhiều nhất là Cà Mau: trên 167.000 ha,
chiếm hơn 44% tổng diện tích chuyển đổi sang NTTS của vùng; tiếp theo là các tỉnh
Bạc Liêu: 65.000 ha, Kiên Giang: 52.200 ha, Sóc Trăng: 26.390 ha, Bến Tre:
17.500, Cần Thơ: 12.420 ha, Trà Vinh: 8.500 ha, Long An: 7.530 ha, Tiền Giang:
7.300 ha, Hậu Giang: 5.000 ha, Vĩnh Long: 3.900 ha, Đồng Tháp: 1.170 ha, An
Giang: 320 ha. [5]
Các mơ hình chuyển đổi phổ biến hiện nay của vùng theo hệ sinh thái gồm:
I.5.2 Chuyển đối theo các hệ sinh thái
a. Hệ sinh thái nước ngọt gồm 7 mơ hình chuyển đổi:
- Phân hệ sinh thái ruộng trũng nước ngọt:
10


+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang ln canh lúa - cá.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp ni cá.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi luân canh lúa - tơm càng
xanh (lúa - TCX).
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi chuyên canh tôm càng xanh
theo phương thức nuôi bán thâm canh (TCX BTC).
- Phân hệ sinh thái ao vườn
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất vườn sang ni chun cá tra
+ Mơ hình từ đất vườn sang kết hợp nuôi cá truyền thống.
- Phân hệ sinh thái bãi bồi
+ Mơ hình chun cá tra vùng bãi bồi ven sông
Hệ sinh thái nước mặn lợ gồm 7 mơ hình chuyển đổi:
- Phân hệ sinh thái ruộng nhiễm mặn
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi chuyên tôm theo
phương thức ni TC.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi chuyên tôm theo

phương thức nuôi BTC.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang chun canh tơm
theo phương thức ni QCCT.
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi luân canh lúa tôm
- Phân hệ sinh thái bãi triều
MH12. Mơ hình chuyển đổi từ đất làm muối sang ni chun tơm theo phương thức ni TC.
MH13. Mơ hình chuyển đổi từ đất làm muối sang nuôi chuyên tôm theo
phương thức nuôi BTC.
- Phân hệ sinh thái rừng ngập mặn
+ Mơ hình chuyển đổi từ đất rừng ngập mặn sang kết hợp ni tơm
Kết quả diện tích chuyển đổi điều tra tại 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông
Cửu Long từ năm 2000 đến năm 2007 như sau:

11


Bảng 1 Kết quả chuyển đổi diện tích đất sang NTTS từ năm 2000 - 2007
Đơn vị: Ha
TT

Danh mục mô hình

Diện tích

Tổng diện tích chuyển đổi

376.230

A


Vùng sinh thái nước ngọt

67.690

1

Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang luân canh lúa - cá

14.240

2

Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp ni cá

20.590

3
4

Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi luân canh lúa tôm càng xanh
Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang ni chun canh tôm
càng xanh theo phương thức nuôi bán thâm canh

1.180
5.500

5

Mô hình chuyển đổi từ đất vườn sang ni chun cá tra


2.750

6

Mơ hình từ đất vườn sang kết hợp ni cá truyền thống.

12.340

7

Mơ hình chun cá tra vùng bãi bồi ven sơng

8

Các mơ hình chuyển đổi khác

10.440

B

Vùng sinh thái nước mặn lợ

308.540

1
2
3
4
5
6


640

Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang ni
chun tơm theo phương thức ni thâm canh.

48.710

Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi
chuyên tơm theo phương thức ni bán thâm canh
Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang chuyên
canh tôm theo phương thức ni QCCT
Mơ hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi luân
canh lúa – tôm
Mô hình chuyển đổi từ đất làm muối sang ni chun tơm theo
phương thức ni bán thâm canh
Mơ hình chuyển đổi từ đất làm muối sang nuôi chuyên tôm theo
phương thức ni thâm canh

98.100
93.060
1.260
1.820

7

Mơ hình chuyển đổi từ đất rừng ngập mặn sang kết hợp ni tơm

38.070


8

Các mơ hình chuyển đổi khác

27.530

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các địa phương năm 2008
12


So với diện tích NTTS của vùng năm 2007, diện tích chuyển đổi chiếm 54%.
Cho đến năm 2007, chưa có hiện tượng chuyển đổi lại sản xuất lúa hoặc muối từ
các diện tích đã chuyển đổi sang NTTS.
I.6. Tình hình chuyển đổi từ ruộng lúa sang nuôi tôm tại Cà Mau
Nền sản xuất của Cà Mau thật sự bước sang trang mới vào những năm 2000
khi Cà Mau thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang
nuôi tôm với quy mô lớn. Hầu như con tôm ngự trị trên đồng đất Cà Mau những
năm đầu chuyển dịch. Nhưng rồi, vị trí độc tơn của con tơm khơng cịn nữa, sau
nhiều năm ni tơm thất bát, nơng dân lại nhận ra tính bấp bênh, kém hiệu quả của
mơ hình sản xuất chun tơm.
Phần lớn diện tích ni tơm ở Cà Mau ứng dụng mơ hình ni quảng canh
truyền thống, quy mơ ni nhỏ lẻ. Bình qn mỗi hộ chỉ nuôi trên dưới 2 ha, nên
năng suất và hiệu quả tôm nuôi không cao.
Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy hầu hết người nuôi tôm đều thả ni
quanh năm và khơng có mùa vụ rõ ràng. Chất lượng con giống kém cùng với sự ô
nhiễm mơi trường do q trình cải tạo ao đầm đồng loạt trên diện rộng, cơ sở hạ
tầng, nhất là hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật ni tơm của người
dân chưa cao.
Tính từ năm 2005 đến nay, Cà Mau chỉ tập huấn khuyến ngư cho
41.359/147.000 hộ nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, đạt 28%. Chính

những yếu tố đó tác động ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả tôm nuôi ở Cà Mau
trong thời gian qua. Tình trạng tơm ni bị nhiễm bệnh và chết trở thành chuỗi phản
ứng dây chuyền chưa thể khắc phục được.
Nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau tồn tại đa dạng các loại hình ni nước lợ,
mặn, nước ngọt; với các phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm sinh
thái, nuôi quảng canh cải tiến năng suất cao, tôm - lúa, tôm - rừng, chuyên tôm.
Nhưng loại hình ni tơm quảng canh truyền thống vẫn là chủ yếu với hơn 185.252
ha. Đây là loại hình ni lạc hậu, năng suất bấp bênh tồn tại nhiều năm qua Cà Mau
chưa chuyển đổi được. Từ đó, năng suất và hiệu quả tôm nuôi ở Cà Mau đạt thấp.
Trong năm 2008, năng suất tơm ni bình qn của Cà Mau chỉ đạt 356 kg/ha, thấp
nhất so với các tỉnh trong khu vực.
13


Mơ hình sản xuất lúa - tơm đã manh nha hình thành nhiều năm nay trên đồng
đất Cà Mau. Khi mới bắt tay vào thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
năm 2001, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt quy hoạch bố trí sản xuất
90.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang mơ hình sản xuất luân canh một vụ lúa một vụ tôm. Nhưng do sự hấp dẫn của con tôm quá mạnh, một số nơi nông dân ồ ạt
phá đập đưa nước mặn vào ruộng lúa nuôi tôm làm phá vỡ quy hoạch. [16]
Theo số liệu thống kê, diện tích ni trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau cuối
năm 2000 là 77.000 ha, nhưng chỉ trong nửa đầu năm 2001 với bước chuyển dịch
đồng loạt đã nâng diện tích ni tơm của tỉnh lên 202.000 ha. Đến nay diện tích
ni tơm trong tỉnh là 264.500 ha. Do diện tích chuyển dịch tăng nhanh, trong khi
sự chuẩn bị về kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất chưa đáp ứng nổi; nhất là hệ
thống thủy lợi, thủy nông nội đồng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng tốt kịp thời phục vụ
cho sản xuất luân canh lúa - tôm, nên hiệu quả sản xuất lúa - tôm trong những năm
đầu mới chuyển dịch chưa cao. [16]
Năm 2001, toàn tỉnh Cà Mau gieo cấy 26.573 ha diện tích lúa - tơm. Đến
cuối vụ thu hoạch được 26.000 ha, năng suất lúa đạt bình quân 2,9 tấn/ha. Kết quả
này tuy chưa đạt theo mong muốn, nhưng đây được xem là bước khởi đầu khá lý

tưởng, mở ra mơ hình sản xuất mới trên đồng đất Cà Mau lúc bấy giờ. Tuy nhiên,
do đây là một mơ hình sản xuất mới nên sự hiểu biết về kỹ thuật canh tác của người
nơng dân cịn hạn chế. Hơn nữa, cùng với sự cuốn hút từ con tôm nên người dân
đầu tư cho nuôi tôm nhiều hơn; đa số người dân khơng tn thủ điều kiện bố trí mùa
vụ luân canh lúa - tôm mà cứ thả tôm nuôi gối vụ liên tục trong năm, quay lưng lại
với cây lúa. [16]
Mặc dù sang năm 2002, toàn tỉnh gieo sạ hơn 26.000 ha lúa - tôm, nhưng do
việc phân vùng bố trí sản xuất chưa khép kín đồng bộ, tình trạng xâm nhập mặn
diễn ra nhiều nơi cùng với nhiều nguyên nhân khác nhau làm thiệt hại hoàn toàn
diện tích lúa - tơm, từ đó nơng dân khơng cịn tha thiết với cây lúa. Cùng với sự chỉ
đạo thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương, những năm sau đó, vùng chuyển
dịch sản xuất ở Cà Mau hầu như người nơng dân hồn tồn bỏ sản xuất lúa mà chỉ
quan tâm đầu tư cho nuôi tôm. Với điều kiện sản xuất như thế, đã dần dần biến
vùng chuyển dịch sản xuất ở Cà Mau thành vùng sản xuất chuyên tôm, không thể
14


×