BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN THỊ MAI HƯƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG
ĐẬU TƯƠNG LÊN CHẤT LƯỢNG GỐNG CỦA CÁ
LĂNG CHẤM HERMIBAGRUS GUTTATUS
(LACÉPÈDE, 1803) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN
CÁ GIỐNG (30 NGÀY – 60 NGÀY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LẠI VĂN HÙNG
Nha Trang, tháng 12 năm 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CAM ĐOAN 4
LỜI CẢM ƠN 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ 7
DANH MỤC CÁC HÌNH 8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 9
1. MỞ ĐẦU 1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá Lăng chấm 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Đặc điểm phân bố 4
2.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng 4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.5. Đặc điểm sinh sản 5
2.2. Dinh dưỡng và thức ăn của cá Lăng chấm 5
2.2.1. Dinh dưỡng của cá giai đoạn nhỏ (cá bột, cá hương, cá giống) 5
2.2.2. Thức ăn của ấu trùng cá Lăng chấm 6
2.3. Tình hình nghiên cứu cá Lăng chấm 8
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cá Lăng chấm tại Trung Quốc 8
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cá Lăng chấm ở Việt Nam 9
3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 11
3.2. Phương pháp nghiên cứu 11
3.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 11
3.2.2. Thí nghiệm giai đoạn cá hương lên cá giống (30 ngày – 60 ngày) 12
3.2.3. Chế độ thay nước theo ngày tuổi 12
3.2.4. Các phương pháp thí nghiệm 13
3.2.4.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu 14
3.2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: 15
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1. Một số yếu tố môi trường của hệ thống thí nghiệm 16
4.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỉ lệ sống 17
4.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến dị hình xương 21
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 25
5.1. Kết luận 25
5.2. Đề xuất ý kiến 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ LỤC 29
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lại Văn Hùng, TS Nguyễn Văn
Tiến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn
toàn bộ cán bộ công nhân viên tại Phòng Sinh học thực nghiệm và Phòng Di
truyền & Chọn giống đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề
tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình đã luôn bên
cạnh động viên, ủng hộ hết mình cho tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm 16
Bảng 2: Một số thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu 17
Bảng 3: Tăng trưởng chiều dài của cá sau 2 lần kiểm tra 18
Bảng 4: Tăng trưởng khối lượng cá sau khi kiểm tra 20
Bảng 5: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của 3 công thức TĂ 21
Bảng 6: Tỉ lệ sống trung bình của cá sau 2 lần kiểm tra 21
Bảng 7: Các loại dị hình xương xuất hiện ở các nhóm cá sử dụng thức ăn khác
nhau 24
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 11
Biểu đồ 1: Chế độ thay nước theo ngày nuôi 12
Biểu đồ 2: Biểu đồ chiều dài trung bình của 3 nhóm sử dụng 3 công thức thức
ăn khác nhau qua 2 lần đo 19
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 : Cá Lăng chấm H.guttatus (Lacépède, 1803) 3
Hình 2 : Hình thái ngoài của Copepoda 7
Hình 3 : Hình thái ngoài của Moina 7
Hình 4: Một số dị hình xương cá (từ trên xuống, trái qua phải) 24
Hình 5: Bộ xương cá bình thường (không dị hình) 24
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TĂ: thức ăn
1
1. MỞ ĐẦU
Cá Lăng chấm (Hermibagrus guttatus Lacépède,1803) là loài cá hoang
dã có giá trị kinh tế cao phân bố chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (Bộ Thuỷ sản,
1966). Do khai thác quá mức và bằng các phương tiện hủy diệt nên sản lượng
cá Lăng đã giảm sút nghiêm trọng (Phạm Báu và ctv, 2000,). Năm 2008 cá
Lăng đã được xếp ở mức nguy cấp bậc 2 trong Sách Đỏ Việt Nam, cần có
những biện pháp bảo vệ (Bộ Thuỷ sản, 2008, Sách đỏ Việt Nam). Việc nghiên
cứu sản xuất nhân tạo giống cá Lăng chấm có ý nghĩa quan trọng, không
những giúp chủ động về con giống trong sản xuất mà còn giảm áp lực khai
thác ngoài tự nhiên; là một trong những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ đối
tượng có giá trị kinh tế cao này.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 đã cho sinh sản nhân tạo thành
công cá Lăng chấm trong điều kiện nuôi . Trong thời gian từ đầu năm 2002
tới năm 2004, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã tiến hành đề tài: “
Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm trong điều kiện nuôi” và
đã thu được những kết quả khả quan. Viện đã sản xuất được 7800 cá bột,
5000 cá giống (năm 2003), 20 vạn cá bột, trên 12 vạn cá hương và cá giống cá
Lăng chấm (năm 2004). Các chỉ tiêu kĩ thuật về sản xuất giống như tỷ lệ cá
đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lế sống khi ương nuôi cá bột, cá hương và cá
giống đạt tương đối cao (Nguyễn Đức Tuân và ctv, 2005). Tuy số lượng cá
giống sản xuất ra ngày càng tăng, nhưng hiện chỉ đáp ứng được một số ít nhu
cầu cá giống cho nghề nuôi cá Lăng. Viện đã và đang chuyển giao công nghệ
sản xuất giống cá Lăng chấm cho 2 tỉnh là Nam Định và Hà Tây, trong thời
gian tới sẽ chuyển giao tiếp cho các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hoà Bình (Nguyễn Dương Dũng, Nguyễn Đức Tuân và ctv, 2001).
Trong điều kiện ương nuôi nhân tạo, tỷ lệ dị hình của cá Lăng khá cao với
những biểu hiện như vẹo thân, cong lưng, dị hình xương đầu. Để nâng cao
chất lượng cá giống, ngoài việc lựa chọn cá bố mẹ có chất lượng cao, việc cải
2
thiện chất lượng thức ăn ở giai đoạn phát triển sớm của cá có vai trò quan
trọng trong việc cải thiện tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ dị hình ở cá Lăng giống.
Từ những vấn đề trên mà tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
hàm lượng đậu tương lên chất lượng giống cá Lăng chấm Hermibagrus
guttatus (Lacépède, 1803) giai đoạn cá hương lên cá giống (30ngày –
60ngày)”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được tác động của thức ăn
lên, tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và chất lượng giống cá Lăng chấm nhằm
nâng cao chất lượng giống cá Lăng trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo,
góp phần giảm áp lực vào việc khai thác nguồn lợi cá Lăng trong tự nhiên.
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá Lăng chấm
2.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Animal
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Hemibagrus
Loài: H.guttatus (Lacépède, 1803)
Hình 1 : Cá Lăng chấm H.guttatus (Lacépède, 1803)
Tên thường gọi :
Tên tiếng phổ thông là : Cá Lăng chấm (lúc lớn), cá Quất (lúc nhỏ)
Tên tiếng Tày là : Pia Cốt
Tên tiếng Thái là : Pa Chưng
4
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá Lăng chấm là loài cá nước ngọt chủ yếu phân bố ở các sông thuộc
miền núi, cá Lăng chấm có mặt ở một số nước Châu Á như : Trung Quốc,
Thái Lan, Việt Nam, Campuchia (Chu xin lua, 1990, Robert Tyson, 1995,
Mai Đình Yên, 1978). Họ Cá Lăng Bagridae ở Việt Nam có 7 giống gồm 18
loài trong đó giống Hemibaggrus có 3 loài (Nguyễn Văn Hảo, 1993 ; Mai
Đình Yên, 1978 ; Mai Đình Yên, 1983). Trong các loài thuộc họ Bagridae thì
cá Lăng chấm H.guttatus là loài có kích thước lớn nhất, phân bố rộng rãi ở
thượng lưu và trung lưu các sông suối lớn ở miền Bắc nước ta. Cũng thuộc họ
này có cá Lăng nam Mystus nemurus (Cuvier&Valencieness) phân bố chủ
yếu ở miền Nam, là loài có giá trị kinh tế cao, kích thước lớn, có thể đạt tới
80cm (Ngô Văn Ngọc, 2002).
2.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng
Cá Lăng chấm thuộc loài cá sinh trưởng tương đối nhanh. Trong bốn
năm đầu, cá tăng nhanh về chiều dài, ở 4 năm đầu cá đạt 13-17cm/năm, sau
đó giảm dần, ở tuổi 9
+
- 12
+
còn 4-7cm/năm. Cá tăng chậm về khối lượng
trong những năm đầu : năm 1 tuổi 30-60g/năm, 2 tuổi 190-240g/năm. Tăng
nhanh từ năm thứ 4 đạt 1000-1400g/năm, những năm cuối giảm (Phạm Báu
và ctv,2000)
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá trong đó có cá Lăng chấm. Cá Lăng
chấm là loài cá dữ điển hình, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân = 89,35%.
Thức ăn chủ yếu của cá Lăng chấm là cá, tôm, cua, giun chiếm 28-60% về
thành phần, 15,8-36,0% về khối lượng
5
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá đực thành thục ở tuổi 4
+
, cỡ cá nhỏ nhất có chiều dài 72cm, trọng
lượng 2,7kg. Cá cái thành thục ở tuổi 3
+
, cỡ cá nhỏ nhất có chiều dài 61cm,
trọng lượng 1,6kg. Tuy nhiên, chỉ có 25% cá cái và 20% cá đực thành thục ở
cỡ tuổi 3
+
và 4
+
. Sức sinh sản cá Lăng chấm thấp, hệ số thành thục trung bình
7,48 ; sức sinh sản tuyệt đối của cá tuổi 3
+
- 11
+
đạt 6342 – 54575 trứng/cá
thể, sức sinh sản tương đối trung bình đạt 3750 trứng/kg (Phạm Báu và
ctv,2000,).
Cá Lăng chấm đẻ theo từng con lũ, nhiệt độ nước 26 – 28
0
C. Cá đẻ
trong các hang, hốc đá ở ven sông, suối. Theo nghiên cứu về cá lăng của
Phạm Báu tại sông Hồng cho thấy do các con lũ ở các nhánh sông suối trên hệ
thống sông Hồng rất khác nhau, nên các đợt đẻ trứng của cá Lăng cũng khác
nhau, nhưng nhìn chung hầu hết cá lớn đẻ vào tháng 6, cá nhỏ đẻ muộn hơn
vào tháng 7, 8 hàng năm.
Trứng cá Lăng thành thục có đường kính 3 – 3,5cm, tròn, căng, rời,
màu vàng mỡ gà. Trứng cá mới đẻ hơi dính, có xoang bao trứng nhỏ, noãn
hoàng lớn. Trứng nở sau thụ tinh từ 60 – 64giờ ở nhiệt độ 27 – 29
0
C.
Cá Lăng chấm bột khi mới nở có khối noãn hoàng lớn hình cầu, chiếm
hầu hết khối lượng thân, màu vàng mỡ gà, chiều dài cá bột 7mm, đường kính
noãn hoàng 3mm. Cá bột sau khi nở 34giờ chỉ có khả năng di động theo chiều
ngang, sau 96giờ cá có màu đen, sau 120giờ bơi được trong tầng nước, sau 10
ngày tiêu hết noãn hoàng ở nhiệt độ 27 – 29
0
C (Phạm Báu và ctv,2000,). Lúc
này cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài.
2.2. Dinh dưỡng và thức ăn của cá Lăng chấm
2.2.1. Dinh dưỡng của cá giai đoạn nhỏ (cá bột, cá hương, cá giống)
Cá Lăng chấm là loài cá dữ điển hình, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài
thân = 89,35%. Thức ăn chủ yếu của cá Lăng chấm là cá, tôm, cua, giun
6
chiếm 28-60% về tần số gặp, 15,8-36,0% về khối lượng. Độ mỡ của cá Lăng
chấm ở hồ Hòa Bình khá cao đạt 1,90 – 3,69. Độ mỡ của cá sông Lô thấp hơn
đạt 1,42 – 1,93. Độ mỡ giảm dần từ tháng 4, thấp nhất vào tháng 7, 8, sau đó
tăng dần. Độ béo Fulton của cá hồ Hòa Bình cũng cao hơn cá sông Lô-Gâm,
tương ứng 0,76 – 1,24/0,56 – 1,15. Sự biến động của độ béo Fulton theo lứa
tuổi giảm nhất ở lứa tuổi 4 – 9tuổi, điều này có thể liên quan tới mùa vụ sinh
sản, tuổi sinh sản của cá (Phạm Báu và ctv,2000,).
Giai đoạn từ cá bột lên cá hương cá Lăng chấm chỉ ăn thức ăn sống và
có hàm lượng Protein cao từ 28% - 55% . Giai đoạn cá hương lên cá giống có
thể luyện cho cá ăn cám tự chế với hàm lượng Protein từ 30% - 40% (Lubzen,
1989).
2.2.2. Thức ăn của ấu trùng cá Lăng chấm
Những điều kiện để ấu trùng có thể bắt được mồi bao gồm sự sẵn có
của các loại thức ăn có trong môi trường, mật độ thức ăn, kích cỡ, hình dạng,
mùi vị (tính hấp dẫn), chất lượng và thành phần dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, ổn
định và khả năng vận động của cá. Khi nuôi ấu trùng cần tiếp cận để sớm biết
sự chuyển hóa giai đoạn của ấu trùng để cung cấp thức ăn cho phù hợp.
Chuẩn bị kết thúc giai đoạn dinh dưỡng trong, cá đã có thể bắt mồi để có hình
thức dinh dưỡng kết hợp sau đó mới chuyển hẳn sang dinh dưỡng ngoài.
Năng suất của ấu trùng cá phụ thuộc vào việc sử dụng thức ăn sống (động vật
phù du, luân trùng) được cung cấp trong những ngày đầu sau khi nở (Hold,
1993 ; Person Le Ruyet và ctv, 1993).
Các loại thức ăn của ấu trùng cá như sau :
7
Copepoda
Hình 2 : Hình thái ngoài của Copepoda
Copepoda ở biển cũng là thức ăn rất tốt cho ấu trùng cá Lăng chấm,
chúng chứa hàm lượng rất DHA và PUFA rất cao (Rietan và ctv, 1994). Tuy
nhiên cá Lăng chấm được nuôi ở vùng nước ngọt không sẵn có Copepoda nên
ta có thể sử dụng Copepoda đã được cấp đông, cho ấu trùng cá ăn dần. Hiện
nay, Copepoda đã và đang được sử dụng như 1 loại thức ăn giàu dinh dưỡng.
Copepoda có nhiều kích cỡ khác nhau 289-447
m
hoặc 540
m
hoặc 841 -
947
m
(Svennevig, 2003).
Động vật phù du nước ngọt(Dapnia và Moina - Rận nước và bobo)
Hình 3 : Hình thái ngoài của Moina
Dapnia và Moina là các loài giáp xác nhỏ ở nước ngọt. Moina có
nhiều kích thước phù hợp với từng giai đoạn của cá bột. Moina mới nở có
8
kích thước 400
m
, chỉ bằng một nửa Dapnia, xấp xỉ bằng ấu trùng bánh xe và
nhỏ hơn ấu trùng Artemia. Moina trưởng thành có kích thước 700 - 1000
m
lớn gấp đôi ấu trùng Artemia.
Giá trị dinh dưỡng của Moina phụ thuộc vào lứa tuổi và loại thức ăn
mà chúng được nuôi dưỡng dù vậy lượng Protein vẫn chiếm 50% khối lượng
chất khô, hàm lượng chất béo trong Moina trưởng thành 20 - 27% khối lượng
chất khô và trong con non là 4 – 6% khối lượng chất khô (R.W. Rottmann, J.
Scott Graves, Craig Watson và Roy P.E. Yanong).
Trong giai đoạn lớn hơn từ 30-60 ngày trở đi cá Lăng được luyện để
sử dụng cám tự chế cho phù hợp khi ương nuôi đại trà. Công thức thức ăn
thông thường khi ương nuôi cá hương lên cá giống là sử dụng 50% bột cá và
50% cá mè đã lọc bỏ da và xương có bổ sung thêm vitamin C. Trong thí
nghiệm của mình tôi đã sử dụng đậu tương nấu chín để thay thế một phần bột
cá. Đậu tương là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản,
nguồn nguyên liệu này dồi dào, sẵn có trong nước, và giá thành ít rẻ hơn so
với bột cá. Theo Wee và Shu nghiên cứu năm 1989 khi ương nuôi cá rô phi
bằng 58% đậu tương nấu chín cho tốc độ tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn
tốt (Wee, Shu, 1989). Nghiên cứu năm 1987 của Shiau và các cộng sự khi
nuôi cá rô phi bằng cách thay thế bột cá bằng 24% đậu tương không cần bổ
sung methionine cũng cho kết quả tăng trưởng tốt (Shiau, 1987). Từ các lý do
trên mà tôi chọn đậu tương làm nguyên liệu thay thế.
2.3. Tình hình nghiên cứu cá Lăng chấm
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cá Lăng chấm tại Trung Quốc
Trên thế giới cá Lăng chấm phân bố ở sông Tây Dương, sông Nguyên
(Vân Nam – Trung Quốc). Từ năm 1997 đến năm 2000, Trại cá giống đặc sản
Long Phát ở Thuận Đức tỉnh Quảng Đông đã cho đẻ nhân tạo thành công cá
Lăng chấm ở quy mô sản xuất thử nghiệm bước đầu. Báo cáo tổng kết của tác
giả Hứa Chấn Bình cho rằng kỹ thuật cho đẻ cá Lăng chấm rất khó, yêu cầu
kỹ thuật thao tác rất cao, báo cáo đã được công bố trong tạp chí Nghề cá nước
9
ngọt của Trung Quốc số 2 năm 2001. Theo báo cáo của tác giả Hứa Chấn
Bình, việc nuôi vỗ thành thục cá Lăng chấm đóng vai trò rất quan trọng trong
kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo. Thuốc dùng cho tiêm cá bố mẹ đẻ là
LRHa+Dom với liều lượng rất thấp. Thụ tinh nhân tạo cho trứng bằng phương
pháp thụ tinh khô.
Có thể ương cá bột bằng động vật Râu ngành (Cladocera) hoặc ấu
trùng Artemia, luân trùng, trùn chỉ, thức ăn cá Chình (Hứa Chấn Bình, 2001,).
Tác giả Dương Gia Kiên thuộc Viện nghiên cứu Thuỷ sản tỉnh Quảng
Tây đã công bố tài liệu về kết quả thí nghiệm ương cá bột cá Lăng chấm tại
các mật độ và bằng các loại thức ăn khác nhau trong năm 2002. Theo tài liệu
này, tỷ lệ sống qua các đợt ương đạt trung bình 60,2%, đợt có tỷ lệ cao nhất
đạt 88,6%. Mật độ ương cá từ cỡ 1,2 – 1,5cm thành cỡ 3 – 5cm theo khuyến
cáo của tác giả nên từ 123 – 216 con/cm
2
, tốt nhất 178 con/cm
2
. Tác giả cũng
ương nuôi cá bột bằng các loại thức ăn khác nhau như Artemia, trùn chỉ, thức
ăn cá Chình, lòng đỏ trứng gà, thịt cá xay. Kết quả cho thấy dùng Artemia để
ương cá trước 10 ngày tuổi sau đó cho cá ăn trùng chỉ đến ngày tuổi 25 cho
kết quả tốt nhất (Hứa Chấn Bình, 2001,).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cá Lăng chấm ở Việt Nam
Ở nước ta, cá Lăng chấm đã được các tác giả Nguyễn Văn Hảo (1993),
Mai Đình Yên (1983) nghiên cứu về hình thái, phân loại, phân bố. Kết quả
nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy cá Lăng chấm thuộc bộ cá Nheo
Siluriformes, họ cá Lăng Bagridae, giống Hemibagrus và loài H.guttatus
(Lacépède,1803), cá Lăng chấm còn có các tên giống loài khác như Mystus
elongatus (Gunther,1865), Macrones elongatus, Mystus guttatus. Tên thường
gọi theo tên địa phương vùng có phân bố của cá Lăng là cá Lăng (lúc lớn) và
cá Quất (lúc nhỏ). Ngoài ra còn có tác giả Phạm Báu cũng có đề tài: “Điều tra
nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã
quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ
Semilabeo notabilis (Peters, 1880), cá Bỗng Spinibarbus denticulatus
10
(Oshima, 1926), cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépède,1803), cá Chiên
Bagarius yarrelli (Sykes, 1841)”, thực hiện từ năm 1997 đến năm 1999.
Trong 2 năm 1997 và 1998, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã
tiến hành một số thử nghiệm sinh sản nhân tạo đối với cá Lăng chấm bố mẹ
thành thục trong điều kiện tự nhiên tại sông Lô, Gâm thuộc địa bàn tỉnh
Tuyên Quang và tại lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình thuộc địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Các thử nghiệm này đã thu được kết quả tỷ lệ rụng trứng khá cao, tuy nhiên tỷ
lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất thấp thậm chí trứng ấp không nở. Tổng số cá bột thu
được của các đợt thí nghiệm là 30con. Đến năm 2002 -2004, Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thuỷ sản I đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất
giống cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède,1803) trong điều kiện
nuôi vỗ” và đã thu được những kết quả khả quan. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục
và tỷ lệ cá đẻ đạt trên 90%, tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 76%, tỷ lệ nở trung
bình là 58%
Đề tài đã bố trí các thí nghiệm ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống,
tìm ra mật độ nuôi, loại thức ăn phù hợp. Đề tài đã thu được 7800 cá bột,
5000 cá giống (năm 2003) và 194000 cá bột, trên 12 vạn cá hương và cá
giống (năm 2004). Tỷ lệ sống khi ương cá bột thành cá hương và ương từ cá
hương lên cá giống đạt trên 80%. Đề tài cũng đã thử nghiệm nuôi cá thương
phẩm bằng các loại thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến có hàm lượng đạm thô
dao động 35 – 40 – 45%. Kết quả nuôi thương phẩm cho thấy tốc độ tăng
trưởng của cá tăng dần khi cho thức ăn có hàm lượng đạm tăng lên và cao
nhất khi cho ăn thức ăn tươi sống. Đề tài xây dựng được quy trình sản xuất cá
Lăng chấm và đã được hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ thông qua.
Qua các nghiên cứu về cá Lăng đã được triển khai bước đầu thành công
trong việc cho sinh sản nhân tạo cá Lăng, giảm lệ thuộc phần nào vào nguồn
giống tự nhiên. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề tồn đọng như
số lượng cá sản xuất ra chưa được nhiều, không đáp ứng đủ so với nhu cầu thị
trường, chất lượng con giống đưa ra thị trường khả năng sống chưa cao tỷ lệ
dị hình nhiều.
11
3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus
Lacépède,1803)
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 - 12 năm 2010
- Địa điểm nghiên cứu: Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I - Từ
Sơn - Bắc Ninh
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
K
Sơ đồ 1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Bể thí nghiệm: được tiến hành trên 9 bể
- Bể kính trong nhà có mái che, mỗi bể có thể tích 60lít nước
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên sinh trưởng, tỉ lệ
sống và dị hình xương cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus
Thu mẫu và phân tích
Xác định tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và tỉ lệ dị hình xương.
Nhận xét
Kết luận và đề xuất ý kiến
CT TĂ 3
CT TĂ 2
CT TĂ 1
Ương cá hương lên cá giống bằng 3 CT thức ăn
12
- 9 bể được chia thành 3 khối, mỗi khối 3 bể là nghiệm thức của một
loại thức ăn
3.2.2. Thí nghiệm giai đoạn cá hương lên cá giống (30 ngày – 60 ngày)
- Thức ăn cho cá Lăng giai đoạn cá 30 ngày tuổi lên cá 60 ngày tuổi:
thức ăn dạng viên ẩm.
Cả 3 công thức thức ăn phải đảm bảo hàm lượng các chất như sau: độ
ẩm 40%, vật chất khô 60% (Pr 38%, năng lượng trao đổi 2.2kcal/g, )
+ TĂ 1: 50% bột cá 60%Pr + 49% cá mè băm nhỏ + 1% khoáng và
vitamin C
+ TĂ 2: 10%bột đậu tương + 40% bột cá 60%Pr + 49%cá mè băm nhỏ
+ 1%khoáng và vitamin C - hấp chín rồi ép viên
+ TĂ 3: 4%bột đậu tương + 46%bột cá 60%Pr + 49%cá mè băm nhỏ +
1%khoáng và vitamin C
- Mật độ ương nuôi: 2con/l
- Chế độ chăm sóc và thay nước:
Các bể đều được che lưới đen tránh ánh nắng mặt trời.
Cho ăn ngày 3 lần vào 8h, 15h và 21h. Khi cho ăn chú ý cho ăn từ từ
trong vòng 1 tiếng đến khi cá không ăn nữa thì thôi, cho ăn 3-5% trọng lượng
thân, tùy giai đoạn. Vào ban đêm cá thường ăn nhiều hơn ban ngày
Thay nước sau khi cho ăn 1-2h thay 70 – 80% lượng nước.
3.2.3. Chế độ thay nước theo ngày tuổi
Biểu đồ 1: Chế độ thay nước theo ngày nuôi
25%
70%
80%
100%
6-15 ngày nuôi
15-60 ngày nuôi
50%
0%
0-6 ngày nuôi
13
- Phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn
- Phương pháp thu mẫu
- Phương pháp bảo quản và nhuộm xương
- Phương pháp đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
3.2.4. Các phương pháp thí nghiệm
3.2.4.1. Phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn
- Nghiền: Đậu tương nghiền mịn
Cá mè lọc thịt bỏ xương, bỏ da xay nhuyễn
- Cân: Cân từng loại nguyên liệu theo tỷ lệ
- Phối trộn: Các nguyên liệu phối trộn theo đúng tỷ lệ thí nghiệm
- Hấp: Vì cá thí nghiệm ít, mỗi lần sử dụng thức ăn không nhiều nên
đưa vào nồi cơm điện để hấp cách thủy. Buộc kín thức ăn để không thấm
nước trong quá trình hấp
- Ép viên: Cá nhỏ nên không ép viên mà đưa qua rây nhỏ
(d=0,2mm).
- Bảo quản: Mỗi lần chế biến đủ sử dụng cho 2 ngày sau đó lại làm tiếp
mẻ mới. Cám sau khi chế biến cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản
3.2.4.2. Phương pháp bảo quản và nhuộm xương (theo Matsuoka,
1987)
B1: Lọc bỏ vẩy cá (cá thí nghiệm nhỏ nên không cần loại bỏ vẩy)
B2: Cố định mẫu vật trong dung dịch formalin 10 – 15% (trong 2-
3ngày)
B3: Bảo quản trong cồn 70 – 90% cho đến khi mang đi phân tích
B4: Khi phân tích phải loại nước: Chuyển mẫu vật sang dung dịch cồn
50% (1ngày) rồi chuyển sang cồn 99% (1ngày). Sau khi loại nước tiến hành
nhuộm sụn bằng alcian blue (chuẩn bị dung dịch alcian blue bằng cách hoà
tan 20mg alcian blue 8GN trong 70ml cồn 95% và 30ml acid glacial acetic
14
trong 4 giờ). Thường xuyên kiểm tra sự bắt màu bằng kính hiển vi. Kết thúc
qúa trình nhuộm khi phần cơ dày nhất bắt màu xanh. (Alcian blue nhuộm màu
cho sụn, cá thí nghiệm là cá nhỏ nên không cần bước này).
B5: Sau khi nhuộm chuyển sang trung hoà alcian blue bằng cách
chuyển sang dung dịch Borats bão hoà trong 12h
B6: Tiếp theo tẩy màu bằng dung dịch gồm 15ml Oxy già 3% (H
2
O
2
)
và 85ml KOH 1% với thời gian 1 – 1,5h ở nhiệt độ 37
0
C
B7: Làm trong mẫu vật bằng dung dịch gồm 30ml dung dịch Borats
bão hoà + 70ml nước cất + 1g Tripsine ở nhiệt độ 37
0
C trong 24h
B8: Sau khi làm trong chuyển sang nhuộm xương bằng dung dịch
Alizaril (5ml glacial acetic + 10ml glycerine + 60ml chloral hydrate
CCl
3
CHO.H
2
O). Trong khi làm ấm dung dịch trên cho Alizaril đỏ vào đến khi
dung dịch có màu trà. Cho dung dịch mẹ này vào dung dịch KOH 5% đến khi
dung dịch KOH chuyển màu đỏ tươi (quá trình này diễn ra trong 1h)
B9: Làm sạch mẫu bằng cách chuyển mẫu lần lượt qua dung dịch
glycerine : KOH với 3 tỉ lệ 3:1, 1:1, 1:3 đến khi mẫu trong suốt có thể quan
sát dễ thì chuyển sang bảo quản trong glycerine nguyên chất
3.2.4.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu
- Các yếu tố môi trường: Đo các yếu tố môi trường T
0
, pH 2 lần/ngày
vào lúc 7h, 14h.
- Các chỉ tiêu tăng trưởng:
Đo chiều dài tiêu chuẩn (cm) và cân khối lượng (g) của ấu trùng cá,
định kì 14ngày/lần với số lượng mẫu 30con/bể.
+ Tốc độ tăng trưởng % theo chiều dài:
100
2
12
(%) x
Ltd
LtdLtd
L
Ltd2, Ltd1: chiều dài cá tại thời điểm đo lần sau và lần trước
15
L(%): tốc độ tăng trưởng % theo chiều dài
+
Tốc độ tăng trưởng % theo khối lượng:
100
Wtd2
Wtd1-Wtd2
W(%) x
Wtd2, Wtd1: khối lượng cá tại thời điểm cân lần sau và lần trước
W(%): tốc độ tăng trưởng % theo khối lượng
- Hệ số chuyển hóa thức ăn
FCR = W
FU
/ W
IN
W
FU
: Trọng lượng thức ăn đã sử dụng
W
IN
: Sự tăng thêm trọng lượng tươi của cá
- Tỉ lệ dị hình xương:
DH (%) = Cá DH
1,2,3
/N
1,2,3
*100%
DH (%): Tỉ lệ cá bị dị hình
Cá DH
1,2,3
: Số lượng cá dị hình khi sử dụng thức ăn loại 1, 2, 3
N
1,2,3
: Tổng số cá sử dụng thức ăn loại 1, 2, 3
- Tỷ lệ sống
Dùng phương pháp múc, đếm ấu trùng cá Lăng bằng cốc đong khi bắt
đầu thí nghiệm và sau mỗi lần kiểm tra
100
1
S2
(%) x
S
TLS
S2: Số ấu trùng khi kiểm tra
S1: Số ấu trùng ban đầu
3.2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý trên phần mềm Exel. Các thống kê được sử dụng với
mức độ tin cậy 95%
16
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số yếu tố môi trường của hệ thống thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm là 1 hệ thống bể lọc tuần hoàn gồm có bể lắng, bể
lọc thô và 9 bể ương . Hệ thống này đặt dưới nhà có mái che nên các bể thí
nghiệm cùng chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh và các chế độ quản lý
như nhau.
Bảng 1: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm
Yêú tố môi trường Giá trị Số đo
T
0
C TB
Min - Max
29.51 ± 1.32
26.8 – 31.9
pH Min - Max 7 – 7.5
Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường nước trong hệ thống ương nuôi dao động trong
khoảng 26,8 – 31,9
0
C, nhiệt độ chênh lệch giữa buổi sáng và buổi chiều
khoảng trên 2
0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều chủ yếu
do sự thay đổi cường độ chiếu sáng của mặt trời. Nhiệt độ thích hợp cho ương
nuôi cá nói chung nằm trong khoảng 25 – 30
0
C (Boyd, 1990), còn cá Lăng
chấm dao động từ 26 – 29
0
C (Phạm Báu và ctv, 2000). Vậy biến động nhiệt
độ trong hệ thống thí nghiệm không gây ảnh hưởng đến việc ương nuôi cá
Lăng chấm.
pH
Giá trị pH trong hệ thống thí nghiệm dao động trong khoảng 7 – 7,5. Sự
chênh lệch pH giữa buổi sáng và buổi chiều trong các ngày không đáng kể
khoảng 0,01 – 0,1. Giới hạn pH thích hợp cho nuôi thủy sản là 6,5 – 9 và cho
cá Lăng là 6,7 – 8,5 (Lawson, 1995). Như vậy, khoảng pH trong hệ thống thí
nghiệm thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng cá.