Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 103 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





LÊ VĂN LỄNH







NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ
ƯƠNG CÁ TRÈN BẦU (Ompok bimaculatus Bloch, 1797)
TỪ CÁ BỘT ĐẾN 60 NGÀY TUỔI







LUẬN VĂN THẠC SĨ







Nha Trang – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



LÊ VĂN LỄNH




NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ
ƯƠNG CÁ TRÈN BẦU (Ompok bimaculatus Bloch, 1797)
TỪ CÁ BỘT ĐẾN 60 NGÀY TUỔI




Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60.62.70



LUẬN VĂN THẠC SĨ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM QUỐC HÙNG




Nha Trang – 2012
i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Nuôi trồng thủy sản, phòng
Đào tạo đại học và sau đại học trường Đại học Nha Trang đã tổ chức giảng dạy, quan
tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đồng thời tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên
nhiên trường Đại học An Giang đã hỗ trợ cơ sở vật chất cũng như kinh phí và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Quốc Hùng trực tiếp hướng
dẫn một cách nhiệt tình, chu đáo trong suốt thời gian thực hiện đề tài và viết luận văn.
Xin gửi lời cám ơn quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên,
kích lệ tôi trong toàn bộ khóa học.
ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, các kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn
trung thực và học viên đã trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu.
Người cam đoan



Lê Văn Lễnh
iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÈN BẦU 3
1.1.1. Phân loại 3
1.1.2. Phân bố 3
1.1.3. Môi trường sống 4
1.1.4. Hình thái 5
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 6
1.1.5.1. Đặc điểm hình thái giải phẫu cơ quan tiêu hóa cá trèn bầu 6
1.1.5.2. Tính ăn của cá trèn bầu 7
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng 7
1.1.7. Đặc điểm sinh học sinh sản 9
1.1.7.1. Phân biệt giới tính 9
1.1.7.2. Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục cá Trèn bầu 10
1.1.7.3. Sự thành thục của tuyến sinh dục cá trèn bầu 11
1.1.7.4. Hệ số thành thục của cá trèn bầu 11
1.1.7.5. Sức sinh sản của cá trèn bầu 11
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ
TRÈN BẦU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 13

1.2.1. Trên thế giới 13
1.2.2. Ở Việt Nam 13
1.3. CHẤT KÍCH THÍCH SINH SẢN 14
1.3.1. Não thùy 14
iv

1.3.2. HCG 15
1.3.3. LHRH-a 15
1.3.4. Domperidon (DOM) 16
1.4. THỨC ĂN ƯƠNG CÁ TRÈN BẦU 16
1.4.1. Tép (Macrobrachium lanchesteri de Man, 1911) 16
1.4.2. Cá biển (cá bạc má_ Rastrelliger kanagurta Cuvier, 1817) 17
1.4.3. Trùn chỉ (Tubifex tubifex Mueller, 1774) 17
1.4.4. Thức ăn công nghiệp (UP T503) 18
1.4.5. Sơ lược nhu cầu dinh dưỡng của họ cá trèn bầu 19
1.4.5.1. Protein 19
1.4.5.2. Lipid (năng lượng) 19
1.4.5.3. Carbohydrate (bột đường) 20
1.4.5.4. Vitamin 20
1.4.5.5. Chất khoáng (đa và vi lượng) 20
1.5. MẬT ĐỘ ƯƠNG TRONG HỌ CÁ TRÈN BẦU 21
1.5.1. Nghiên cứu ương cá Leo 21
1.5.2. Nghiên cứu ương cá Kết 21
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2.2. Nguyên vật liệu nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1. Thí nghiệm 1: Thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng các
loại chất kích thích và liều lượng khác nhau 23
2.3.1.1. Bố trí thí nghiệm 23

2.3.1.2. Cách cho cá sinh sản 25
2.3.1.3. Phương pháp ấp trứng 25
2.3.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi bằng
các loại thức ăn khác nhau 25
2.3.3. Thí nghiệm 3: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi ở các
mật độ khác nhau 26
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi 27
2.4.1. Các chỉ tiêu về môi trường nước 27
v

2.4.2. Các chỉ tiêu sinh sản 27
2.4.3. Các chỉ tiêu trong ương cá 28
2.5. Phương pháp xử lý thống kê 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Thí nghiệm 1: Thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng các loại
chất kích thích và liều lượng khác nhau 30
3.1.1. Nghiệm thức 1: Kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng LHRH-a +
DOM 30
3.1.1.1. Chỉ tiêu môi trường 30
3.1.1.2. Thử nghiệm LHRH-a + DOM kích thích sinh sản cá trèn bầu ở các liều
lượng khác nhau 30
3.1.2. Nghiệm thức 2: Kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng HCG 33
3.1.2.1. Chỉ tiêu môi trường 33
3.1.2.2. Thử nghiệm HCG kích thích sinh sản cá trèn bầu ở các liều lượng khác
nhau 33
3.1.3. Nghiệm thức 3: Kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng Não thùy 34
3.1.3.1. Chỉ tiêu môi trường 34
3.1.3.2. Thử nghiệm Não thùy kích thích sinh sản cá trèn bầu ở các liều lượng
khác nhau 34
3.1.4. Kích thước trứng cá trèn bầu 35

3.1.5. Quá trình phân cắt và phát triển phôi của cá trèn bầu 36
3.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi bằng các
loại thức ăn khác nhau 38
3.2.1. Các chỉ tiêu môi trường 38
3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá 39
3.2.3. Sự phân đàn của cá trèn bầu 45
3.2.4. Hệ số thức ăn (FCR) 46
3.2.5. Tỷ lệ sống 47
3.3. Thí nghiệm 3: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi ở các mật
độ khác nhau 47
3.3.1. Các chỉ tiêu môi trường 47
3.3.2. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá 49
vi

3.3.3. Sự phân đàn cá trèn bầu 53
3.3.4. Tỷ lệ sống 54
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
4.1. Kết luận 55
4.2. Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC
vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Cm Centimet Xen ti mét
DO Dissolved Oxygen Hàm lượng oxy hòa tan
DOM Domperidon
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức lương thực và

nông nghiệp liên hiệp quốc
FSH Follicle Stimulating Hormone Hormon kích nang trứng
G Gram Gram
HCG Human Chorionic Gonadotropin Kích dục tố màng đệm
nhau thai người
LH Luteinizing Hormone Hormon hoàng thể hóa
LHRH-a Luteinizing Hormone Releasing Hormone
analogue
LHRH nhân tạo (LHRH là
hormone giải phóng
hormone kích dục)
M Met Mét
mm Milimet Mi li mét
MRC Mekong River Commission Ủy hội sông Mekong
NT Nghiệm thức
RLG Relative Length of Gut Tỷ lệ giữa chiều dài ruột và
chiều dài tổng
SSS Sức sinh sản
TACN Thức ăn công nghiệp
TG Thời gian
% Phần trăm
µg Microgram Microgram
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của một số loài cá họ Siluridae 8
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong bể cá đẻ và bình ấp trứng 30
Bảng 3.2: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản cá trèn bầu khi dùng LHRH-a + DOM 31
Bảng 3.3: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản cá trèn bầu khi dùng HCG 33

Bảng 3.4: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản cá trèn bầu khi dùng Não thùy 34
Bảng 3.5: Quá trình phân cắt và phát triển phôi của cá trèn bầu trong sinh sản 36
Bảng 3.6: Một số yếu tố môi trường trong bể ương 38
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng khối lượng cá trèn bầu 39
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng chiều dài cá trèn bầu 43
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá trèn bầu từ 1 – 60 ngày 44
Bảng 3.10: Ảnh hưởng thức ăn lên sự phân đàn của cá trèn bầu 45
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của thức ăn lên FCR cá trèn bầu sau 60 ngày ương 46
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống cá trèn bầu sau 60 ngày ương 47
Bảng 3.13: Một số yếu tố môi trường trong bể ương thí nghiệm 3 48
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ lên khối lượng cá trèn bầu theo thời gian 49
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của mật độ lên chiều dài cá trèn bầu theo thời gian 51
Bảng 3.16: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá trèn bầu ương từ 1 – 60 ngày tuổi 52
Bảng 3.17: Ảnh hưởng mật độ lên sự phân đàn của cá trèn bầu 53
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống cá trèn bầu sau 60 ngày ương 54
ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Bảng đồ phân bố cá trèn bầu 4
Hình 1.2: Cá trèn bầu (Ompok bimaculatus) 5
Hình 1.3: Hình dạng miệng và răng cá trèn bầu 6
Hình 1.4: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá trèn bầu (n = 360) 8
Hình 1.5: Hình dáng bên ngoài của cá trèn bầu đực (trên) và cái (dưới) 9
Hình 1.6: Tương quan giữa khối lượng thân (W) với sức sinh sản tuyệt đối (F) của cá
trèn bầu 12
Hình 1.7: Tép làm thức ăn ương cá trèn bầu 17
Hình 1.8: Cá bạc má băm nhuyễn cho cá trèn bầu ăn 17
Hình 1.9: Trùn chỉ cho cá trèn bầu ăn 18
Hình 1.10: Thức ăn công nghiệp UP T503 19

Hình 2.1: Cá trèn bầu bố mẹ 24
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 24
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 25
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 26
Hình 3.1: Cá trèn bầu đang đẻ 31
Hình 3.2: Trứng cá trèn bầu mới đẻ 32
Hình 3.3: Cá trèn bầu mới nở 32
Hình 3.4: Quá trình phân cắt và phát triển của phôi cá trèn bầu 36
Hình 3.5: Cá trèn bầu sau 15 ngày ương 40
Hình 3.6: Cá trèn bầu 30 ngày tuổi 41
Hình 3.7: Cá trèn bầu sau 45 ngày ương 41
Hình 3.8: Cá trèn bầu 60 ngày (kết thúc thí nghiệm) 42
Hình 3.9: Thức ăn cho cá trèn bầu ăn 46
Hình 3.10: Bể composite ương cá trèn bầu 48
1

MỞ ĐẦU
Hệ thống sông Mekong là một trong những hệ thống sông lớn nhất và màu mỡ
nhất trên thế giới. Nó cung cấp thực phẩm và sinh kế cho hàng triệu cư dân. Sông
Mekong chứa đựng một trong những khu hệ cá phong phú và đa dạng nhất trên thế
giới. Thống kê của MRC (2008) [41] cho biết có ít nhất 1200 loài cá đang sống ở đây
đại diện cho nhiều họ, đa dạng về mặt hình thái và đời sống, ở hạ lưu sông Mekong
sản lượng nghề cá nội địa ít nhất là hai triệu tấn.năm
-1
và chắc chắn là gần ba triệu
tấn.năm
-1
, làm cho nghề đánh cá ở đây thành nghề lớn trên thế giới [18].
ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mekong cũng được thừa hưởng trữ lượng dồi dào
của tài nguyên thủy sản trên con sông này với các loài cá có giá trị kinh tế như cá Tra

(Pangasianodon hypophthalmus), cá Ba sa (Pangasius bocourti), cá Bông lau
(Pangasius krempfi) và không thể không kể đến họ Siluridae mà tiêu biểu là cá Leo
(Wallago attu), cá Kết (Micronema bleeleri), cá trèn bầu (Ompok bimaculatus) [18].
Cá trèn bầu có phạm vi phân bố rộng từ Afghanistan tới Trung Quốc, Thái Lan,
Borneo (Indonesia), Ấn Độ, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cá sống ở các
thủy vực tự nhiên như sông, suối, kênh rạch và những vùng ngập trong mùa lũ có nước
chảy nhẹ, thích sống ở nơi nước nông [18].
Cá trèn bầu có kích thước thường gặp 25,4 – 31 cm ứng với khối lượng 90 –
180 g, kích cỡ tối đa đạt 50 cm [41], là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon nên từ lâu
đã trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong thực đơn của người nội trợ.
Lượng cá cung cấp cho thị trường là do đánh bắt ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, những
năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, sự phát triển kinh tế, ô nhiễm môi
trường nước, khai thác thủy sản ngày càng gia tăng đã và đang ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường nước và thủy sản làm cho nguồn lợi này đang giảm rõ rệt và cá trèn
bầu không ngoại lệ, tuy chưa có những thống kê về sự suy giảm sản lượng của loài cá
này trên sông nhưng việc hạn chế dần sự có mặt cùng với giá cả tăng cao trên thị
trường của cá trèn bầu đã nói lên điều đó.
Để góp phần ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi cá trèn bầu tự nhiên, cũng như
đa dạng sinh học các giống loài thủy sản và phát triển các loài cá bản địa, sản xuất
giống cá là biện pháp quan trọng để bảo vệ và phục hồi nguồn lợi cá trèn bầu.
2

Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Nuôi trồng thủy sản trường Đại học
Nha Trang, luận văn cao học: “Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương cá trèn
bầu (Ompok bimaculatus Bloch, 1797) từ cá bột đến 60 ngày tuổi” đã được học viên
thực hiện tại trại thực nghiệm Thủy sản – khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên
trường Đại học An Giang.
Mục tiêu của nghiên cứu: Xác định chất kích thích và liều lượng cho sinh sản
nhân tạo, loại thức ăn và mật độ nuôi ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
cá trèn bầu từ giai đoạn cá bột đến 60 ngày tuổi.

Nội dung nghiên cứu:
(1) Thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng các loại chất kích
thích và liều lượng khác nhau.
(2) Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi bằng các loại thức
ăn khác nhau.
(3) Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi ở các mật độ ương
khác nhau.
Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn:
Xây dựng cơ sở khoa học để nghiên cứu quy trình sản xuất giống, nhầm tiến tới
chủ động sản xuất con giống cung cấp cho người nuôi thương phẩm loài cá có chất
lượng thịt thơm ngon từ đó hạn chế việc đánh bắt ngoài tự nhiên và bảo vệ được nguồn
lợi thủy sản này.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÈN BẦU
1.1.1. Phân loại
Theo Walter J. Rainboth (1996), Fishbase (2010), EOL (2011) và ITIS (2011)
[36, 37, 39, 45] cá trèn bầu trong nghiên cứu có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Siluridae
Giống: Ompok
Loài: Ompok bimaculatus (Bloch, 1797)
Tên tiếng Anh: Butter catfish.
Tên địa phương: Cá trèn bầu.
Tên đồng danh: Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), Trương Thủ Khoa và ctv
(1993) [10, 32] Ompok bimakulatus. Theo MRC (2008) [41] Ompok krattensis.
1.1.2. Phân bố

Họ Siluridae được ghi nhận phân bố phổ biến rộng rãi khắp châu Á, trong các
con sông của Afghanistan tới Trung Quốc, Thái Lan và Borneo, từ nước lợ đến nước
ngọt, sông sâu rộng, nông cạn, nhiều bùn đáy, đến suối kênh, rạch [38].
Riêng cá trèn bầu, được ghi nhận sự hiện diện của loài cá này từ Afghanistan
đến Trung Quốc, Thái Lan, Borneo, từ Ấn Độ đến Indonesia, Java, Sumatra, Murma,
Bangladesh, Sri Lanka. Cá được tìm thấy ở sông, kênh, rạch, ruộng trong những khu
vực này [30, 37, 38].
4


Hình 1.1: Bảng đồ phân bố cá trèn bầu [36]
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) [10], cá trèn bầu phân
bố rất rộng từ Ấn Độ đến Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện, Indonesia, Malaysia,
Việt Nam. Ở Việt Nam, cá trèn bầu sống ở sông, kênh, rạch, ao đìa thuộc vùng
ĐBSCL; cá phân bố nhiều ở trung và thượng lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai [32]
và các sông suối Tây Nguyên [5].
Theo Md. Abul Bashar (2011) [40], cá trèn là loài cá nước ngọt, chúng phân bố
rộng rãi ở sông, suối, kênh, mương, ruộng bị ngập nước (mùa lũ).
Theo Võ Thanh Tân (2012) [22], ở tỉnh An Giang họ Siluridae có 6 loài phân
bố là Micronema bleeleri (Gunther, 1864) (cá Kết), Ompok bimaculatus (Bloch, 1797)
(cá trèn bầu), Kryptopterus moorei (Smith, 1945) (cá trèn mỡ), Belodontichthys
dinema (Bleeker, 1851) (cá trèn răng), Kryptopterus cryptopterus (Bleeker, 1851) (cá
trèn lá), Wallago attu (Schneider, 1801) (cá Leo).
1.1.3. Môi trường sống
Trong thủy vực tự nhiên, cá trèn bầu sống ở độ sâu từ 0 – 2 m, sống gần đáy,
thích nghi cả hai môi trường nước ngọt, lợ. Nhiệt độ thích hợp dao động từ 20 – 26
0
C,
pH từ 6 – 8 [37].
Loài cá này đặc trưng cho khu hệ cá vùng Đông Nam Á và Nam Á, sống thành

đàn ít hoạt động, thường chụm lại thành khối trong hốc đá, hốc cây ven bờ [5].
Vùng
phân bố
cá trèn
b

u

5

1.1.4. Hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) [10], hình thái cấu tạo
của cá trèn bầu như sau: thân dài, dẹp bên, đầu ngắn, rộng, dẹp bằng, nhìn từ trên
xuống mõm có hình vuông. Miệng rộng, không co duỗi được, hướng lên trên, hàm
dưới nhô ra phía trước. Lỗ mang to, màng mang phát triển, có 9 – 13 lược mang trên
cung mang thứ nhất. Cá có 2 đôi râu, râu hàm trên kéo dài đến gốc vi ngực, có khi
chạm đến khởi điểm vi hậu môn. Râu cằm ngắn tương đương với đường kính mắt. Mắt
cá nhỏ, ẩn dưới da và nằm trên trục giữa thân, gần chót mõm. Đường kính mắt dao
động 0,4 – 0,7 cm. Phần trán giữa 2 mắt rộng, cong, lồi. Vi lưng nhỏ, nằm lệch về phía
đầu. Cơ gốc vi ngực khá phát triển, gai vi ngực cứng, nhọn. Vi hậu môn không dính
liền với vi đuôi. Vi bụng nhỏ, vi đuôi chẻ hai, rảnh chẻ sâu hơn 1/2 chiều dài vi đuôi.
Mặt lưng của thân và đầu màu đen nhạt và lợt dần xuống mặt bụng, mặt bụng màu
trắng, trên thân và đầu ửng lên màu tím pha vàng. Có nhiều vệt trắng ngoằn ngoèo hai
bên thân. Đặc biệt có một đốm tròn màu tím đen nằm sau nắp mang và phía trên vi
ngực, gốc vi đuôi có một vệt màu tím nhạt. cá trèn bầu ở chiều dài 16,0 cm đến 21,8
cm có chỉ tiêu hình thái: Vi lưng có 1 tia vi cứng và 3 tia vi mềm (D.I,3), vi ngực có 1
tia vi cứng và 11 - 12 tia vi mềm (P.I,11 - 12), vi hậu môn có 54 - 63 tia vi mềm (A.55
- 63) và vi bụng có 1 tia vi cứng và 6 tia vi mềm (V.I,6).
Mai Đình Yên và ctv (1992) [32], ghi nhận cá trèn bầu là loài thân cá có màu
nâu sáng, rải rác có các đám sắc tố màu đen, có một đốm đen tròn sau nắp mang, phía

trên vi ngực; ở cá thể nhỏ có một đốm đen nhỏ ở cuống đuôi.

Hình 1.2: Cá trèn bầu (Ompok bimaculatus)
6

1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
1.1.5.1. Đặc điểm hình thái giải phẫu cơ quan tiêu hóa cá trèn bầu
Cá trèn bầu có răng hàm nhỏ, nhọn, kích thước không đều nhau, xếp thành
nhiều hàng và răng nhọn hướng vào xoang miệng. Răng vòm làm thành 2 đám và làm
thành một đường ngang [10].
Kết quả quan sát hệ thống ống tiêu hóa cá trèn bầu cho thấy [22]:
- Miệng cá trèn bầu thuộc dạng miệng trên, không co duỗi được và rất rộng
(rạch miệng xiên dài và vượt qua xa đường thẳng kẻ từ bờ sau của mắt, dài rạch miệng
> 50 % chiều dài đầu).
- Răng cá trèn bầu phân bố ở hai hàm, vòm miệng và hầu. Răng hàm nhỏ, rất
nhiều, rất bén nhọn và hầu hết có dạng răng chó mọc thành nhiều hàng ở cả hàm trên
và hàm dưới, ngọn răng hướng vào xoang miệng. Những răng hàm ở hàng phía trong
cao hơn những răng ở hàng ngoài; răng khẩu cái cũng có dạng răng chó mọc thành hai
đám ở hai bên. Răng hầu cũng to bén và mọc thành đám lớn cho thấy cá trèn bầu thuộc
nhóm cá ăn động vật và là loài cá dữ.
- Lược mang trên mỗi cung mang có hai hàng lược mang màu trắng. Ở cung
mang thứ nhất có 9 - 13 lược mang. Lược mang của cá trèn bầu mảnh, xếp thưa và
biến thành những gai cứng nhọn hướng vào xoang miệng hầu. Đây là dạng lược mang
thường gặp ở những loài cá dữ.

Hình 1.3: Hình dạng miệng và răng cá trèn bầu [22]
- Thực quản ngắn, có vách dày, mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co
giãn rất tốt.
7


- Dạ dày có hình túi, rất to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên có thể
giãn nở và chứa được mồi có kích thước lớn.
- Ruột cá trèn bầu thuộc dạng ruột thẳng, vách ruột dày và rất ngắn.
1.1.5.2. Tính ăn của cá trèn bầu
Chiều dài ruột của cá dao động trong khoảng 6,0 – 18,0 cm với giá trị trung
bình là 0,62 ± 0,09 cm tương ứng với chiều dài thân được khảo sát là 10,5 – 25,5 cm.
Tỷ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân (RLG) của cá trèn bầu dao
động trong khoảng 0,62 ± 0,09 (< 1). Những loài cá có giá trị RLG < 1 ăn động vật, cá
ăn tạp có RLG = 1 – 3 và ăn thực vật có RLG > 3 [12].
Từ những kết quả quan sát được Võ Thanh Tân (2012) [22] đã đưa ra kết luận
cá trèn bầu thuộc nhóm cá dữ, ăn động vật, bắt mồi chủ động. Thức ăn ưa thích của cá
trèn bầu là cá con.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Theo Bùi Lai và ctv (1985) được trích dẫn bởi Võ Thanh Tân (2012) [22], sự
sinh trưởng của cá là sự gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể, là một trong
những cơ chế quan trọng đảm bảo cho cá điều chỉnh sự thay đổi độ đảm bảo thức ăn.
Sự sinh trưởng này kéo dài suốt đời sống của cá và chậm dần khi cá ở vào giai đoạn
già, cá càng nhiều tuổi sẽ có kích thước và trọng lượng càng lớn. Cá sinh trưởng chậm
có kích thước nhỏ, sinh trưởng nhanh thì có kích thước lớn. Tuy nhiên trong suốt vòng
đời của cá, tốc độ tăng trưởng không đồng đều mà có sự nhanh hay chậm tùy vào từng
giai đoạn. Cá sinh trưởng nhanh nhất trước khi thành thục, khi vào giai đoạn thành
thục cá sinh trưởng chậm lại và khi cá sinh sản hầu như nó không sinh trưởng. Quá
trình sinh trưởng này đặc trưng cho loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều
dài và khối lượng thân cá. Cũng như hầu hết cá loài cá khác, cá trèn bầu ở giai đoạn
còn nhỏ (chiều dài từ 10,5 – 13,0 cm) chúng thường tăng nhanh về chiều dài hơn là
tăng về thể trọng, càng về sau (> 13,0 cm) thì mức tăng về thể trọng nhanh hơn so với
tăng chiều dài cơ thể.
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá là một trong những tham số
để dự đoán mức sinh trưởng của cá. Trong quá trình sinh trưởng, có sự liên hệ mật
thiết giữa chiều dài (L) và khối lượng thân (W), thể hiện theo phương trình hồi quy:

W = a.L
b

8

Trong đó, a và b là hệ số tỷ lệ, thay đổi theo đặc trưng sinh trưởng của cá. Giá
trị b trong khoảng 2,0 – 4,0; thường từ 2,5 – 3,5. Khi có sự sinh trưởng điều hòa (hình
thái cơ thể không thay đổi - tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể không đổi) thì b dao dộng rất
gần với 3 và người ta thường lấy giá trị b = 3 trong các phép tính tương đối về sinh
trưởng [24].
Hiện nay, việc nghiên cứu mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân
của các loài cá da Trơn đã được thực hiện trên nhiều đối tượng kinh tế thuộc các họ
Bagridae (họ cá Chốt), Pangasiidae (họ cá Tra) và Plotosidae (họ cá Ngát). Riêng ở họ
Siluridae (họ cá Nheo), nghiên cứu đã được tiến hành trên các loài cá Kết
(Kryptopterus bleekeri), cá Leo (Wallago attu) và cá trèn bầu (Ompok bimaculatus).
Bảng 1.1: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng một số loài cá họ Siluridae [22]
Loài cá W = a.L
b
R
2
Tác giả
Cá Kết

W = 0,0083L
2,9185
R
2
= 0,9782 Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006
Cá Leo
W = 0,0021L

3,2022
R
2
= 0,9866 Phan Phương Loan, 2006
Cá trèn bầu W = 0,0064L
3,0874
R
2
= 0,9204 Võ Thanh Tân, 2008


Hình 1.4: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá trèn bầu (n = 360) [22]
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), Nguyễn Văn Hảo (2005) [32, 5], cá trèn bầu
có kích thước trung bình 17 cm, cỡ lớn tối đa dài 46 – 50 cm. Nếu so sánh kích thước
tối đa của cá trèn bầu với các loài cá khác thuộc họ Siluridae thì đa số là có kích thước
tối đa lớn hơn, nhưng bên cạnh đó cũng có nhỏ hơn so với một số loài còn lại, cụ thể:
9

cá Kết (Kryptopterus bleekeri) có kích thước tối đa 60 cm, cá trèn răng (Wallago
dinema) có kích thước tối đa 70 cm và cá Leo (Wallago attu) có kích thước tối đa 200
cm [22].
Talwar, P. K. and A. G. Jhingran (1991) [48] cũng ghi nhận chiều dài tối đa của
cá trèn bầu là 45 cm.
1.1.7. Đặc điểm sinh học sinh sản
1.1.7.1. Phân biệt giới tính
Sự thể hiện dấu hiệu sinh dục phụ của cá trèn bầu không thể hiện những đặc
điểm sinh dục phụ nên việc xác định giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài
rất khó. Tuy nhiên, trong mùa sinh sản những đặc điểm này lại thể hiện khá rõ, có thể
nhận biết được. Các đặc điểm hình thái bên ngoài của cá trèn bầu để phân biệt đực -
cái được mô tả như sau [22]:

- Cá trèn bầu cái: có tuyến sinh dục phát triển, có bụng to hơn cá đực.
- Cá trèn bầu đực: thường có kích cỡ nhỏ và thon dài hơn cá cái. Cá trèn bầu
đực thành thục có gai sinh dục dài và nhọn hơn cá trèn bầu cái, có thể đánh giá bằng
cách vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục, nếu cá thành thục có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.


Hình 1.5: Hình dáng bên ngoài của cá trèn bầu đực (trên) và cái (dưới) [22]



10

1.1.7.2. Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục cá Trèn bầu
Đặc điểm tuyến sinh dục cái [22]
Buồng trứng cá Trèn bầu có hình ống hơi bầu, màu hồng nhạt. Vách trong
buồng trứng có vách ngăn ngang (tấm trứng). Phía trong buồng trứng có nhiều mạch
máu, đoạn cuối của buồng trứng kết hợp với nhau để tạo thành ống dẫn trứng đổ ra
ngoài lỗ sinh dục.
Có thể phân chia sự phát triển buồng trứng cá Trèn bầu làm 6 giai đoạn:
- Giai đoạn I: buồng trứng chỉ là sợi chỉ mảnh, nhỏ mô liên kết chưa phát triển,
màu trắng xám do mạch máu chưa phát triển. Kích thước rất nhỏ và rất khó phân biệt.
- Giai đoạn II: buồng trứng có kích thước lớn hơn giai đoạn I, buồng trứng có
màu hồng nhạt do có mạch máu và mô liên kết phát triển.
- Giai đoạn III: thể tích buồng trứng tăng lên, bề mặt buồng trứng có màu hồng
nhạt đến vàng nhạt. Mắt thường đã phân biệt được đực cái. Đã phân biệt được tế bào
trứng. Đường kính trứng dao động từ 0,70 – 1,10 mm (trung bình 1,04 ± 0,10 mm).
- Giai đoạn IV: buồng trứng chiếm phần lớn xoang bụng, có thể nhìn rõ các tế
bào trứng, tế bào trứng màu vàng nhạt và tròn. Đường kính tế bào trứng dao động
trong khoảng 1,20 – 1,60 mm (trung bình 1,32 ± 0,12 mm).
- Giai đoạn V: trứng đã rụng trong xoang buồng trứng, buồng trứng rất mềm,

vuốt nhẹ bụng cá, trứng có thể chảy ra thành dòng.
- Giai đoạn VI: buồng trứng cá bắt đầu thoái hóa, đã teo lại và màng buồng
trứng hơi dày.
Đặc điểm tuyến sinh dục đực [22]
Buồng tinh là hai tuyến nhỏ nằm sát hai bên xương sống màu trắng đục, bên
ngoài được bao phủ bởi lớp màng mỏng. Đầu phía sau gần vào lỗ sinh dục, đầu hướng
về phía trước tự do và nằm giữa xoang nội quan.
- Giai đoạn I: tế bào sinh dục chưa phát triển chỉ là hai sợi chỉ nhỏ nằm sát hai
bên xương sống.
- Giai đoạn II: buồng tinh có hai dãy mỏng màu hồng nhạt, có sự phân thùy
chưa rõ ràng.
- Giai đoạn III: buồng tinh màu hồng, có nhiều mạch máu phân bổ, đã phân biệt
rõ các thùy.
11

- Giai đoạn IV: buồng tinh đạt kích thước lớn nhất, dạng dãy phân thùy rõ ràng,
màu trắng sữa.
1.1.7.3. Sự thành thục của tuyến sinh dục cá trèn bầu
Theo Võ Thanh Tân (2012) [22], tỷ lệ bắt gặp cá trèn bầu cái có tuyến sinh dục
ở giai đoạn thành thục IV cao vào các tháng 6, 7 và 10, 11 với các giá trị tương ứng
61,33 %; 68,96 %; 32,5 %; 40 % chứng tỏ cá trèn bầu có khả năng sinh sản vào các
tháng này. Các tháng 12, 01 tỷ lệ cá thành thục sinh dục thấp nhưng tỷ lệ cá có tuyến
sinh dục ở giai đoạn I – II lại tăng lên, chứng tỏ cá bắt đầu chuyển sang giai đoạn tích
lũy để chuẩn bị cho một chu kỳ kế tiếp. Từ tháng 3 – 5, các giai đoạn I – II giảm dần
xuống và các giai đoạn thành thục III, IV tăng dần lên để đến tháng 6 đạt giai đoạn
thành thục cao trở lại, kết thúc chu kỳ.
1.1.7.4. Hệ số thành thục của cá trèn bầu
Hệ số thành thục của cá trèn bầu được Võ Thanh Tân (2012) [22] ghi nhận cao
nhất vào tháng 6 – 7, kế đến là 10 – 11 (tháng 6 có hệ số thành thục ở cá cái 11,38 %
và cá đực 2,36 %; kế đến tháng 7 có hệ số thành thục lần lượt ở cá cái là 11,90 % và ở

cá đực 3,18 %. Tháng 10 – 11 hệ số thành thục lần lượt ở cá cái 6,12 %; 6,62 % và ở
cá đực là 1,70 %; 1,77 %).
Ở loài cá khác cùng họ với trèn bầu là cá Kết, tháng 11 có khả năng sinh sản
cao; tháng 12 thì tuyến sinh dục bắt đầu giảm xuống, nhưng cá vẫn còn có thể sinh sản
và có dấu hiệu bắt đầu chuyển sang giai đoạn tích lũy để chuẩn bị cho một chu kỳ sinh
sản kế tiếp. Điều này được thấy rõ ràng nhất trong các tháng 1, 2, 3, 4, 5 của năm sau.
Ở tháng 6 số cá có tuyến sinh dục phát triển cao. Từ đó cho thấy tháng 6 có thể là bắt
đầu vào mùa vụ sinh sản của cá [25].
Ngoài ra, ở cá trèn bầu kích thước cá thành thục tham gia sinh sản có khác nhau
qua giới tính. Cá cái trên 22 cm nặng 80 g đã có thể tham gia sinh sản, riêng cá đực
phát dục ở kích thước nhỏ hơn dài 18 cm nặng 60 g. Cá đẻ trứng dính trên các thực vật
thủy sinh ven bờ ở sông, hồ và suối [5].
1.1.7.5. Sức sinh sản của cá trèn bầu
Sức sinh sản là số lượng trứng chín của một cá cái trước khi sinh sản (Bagenal
và Braum, 1968 trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) [12]. Sức
sinh sản của cá biến đổi từ loài này sang loài khác và phụ thuộc vào tuổi cá, kích thước
cơ thể và điều kiện môi trường [12].
12

Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối
Sức sinh sản của cá trèn bầu là phụ thuộc vào hệ số thành thục, cá có hệ số
thành thục càng cao thì sức sinh sản càng lớn. Sức sinh sản tuyệt đối của cá trèn bầu
biến động từ 1.007 – 9.514 trứng.cá thể
-1
(trung bình 3.580 ± 2.120 trứng.cá cái
-1
),
tương ứng với sức sinh sản tương đối từ 91 – 184 trứng.g cá cái
-1
(trung bình 129 ± 23

trứng.g cá cái
-1
) [22]. Và kết quả so sánh sức sinh sản của cá trèn bầu với cá Kết cho
thấy sức sinh sản tương đối của cá trèn bầu cao hơn cá Kết [22]. Nguyên nhân là do sự
khác nhau về giống, loài [19].
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005) [5], sức sinh sản của cá trèn bầu khá cao vì
chúng là loài cá đẻ trứng dính trên các thực vật thủy sinh ven bờ ở sông, hồ, suối và
kênh rạch cho nên cá trèn bầu không có tập tính bảo vệ trứng và cá con, cá cái cỡ dài
23 – 26 cm có sức sinh sản tuyệt đối từ 45000 – 335000 trứng với đường kính trứng từ
0,8 – 0,9 mm.
Tương quan giữa khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt đối
Sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân cá trèn bầu cái có mối tương quan
chặt chẽ với nhau thông qua hệ số tương quan R
2
= 0,9324 [22].
Phương trình tương quan giữa khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt đối của cá
trèn bầu như sau:

Hình 1.6: Tương quan giữa khối lượng thân (W) với sức sinh sản tuyệt đối (F) của cá
trèn bầu [22]

13

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ
TRÈN BẦU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu được thực hiện bởi S. Sridhar, C. Vijayakumar and
M. A. Haniffa (1998) [47], tiến hành cho sinh sản cá trèn bầu (Ompok bimaculatus)
bằng kích dục tố Ovaprim với liều 0,5 ml.kg
-1

cá cái (liều tiêm cá đực bằng liều tiêm
cá cái), sau 5 – 6 giờ thì cá đẻ, 24 giờ sau khi đẻ thì cá nở. Sức sinh sản trung bình
4012 ± 100 trứng.cá cái
-1
, tỉ lệ thụ tinh khoảng 75 %, tỉ lệ nở 55 – 60 %. Cũng trong
nghiên cứu này, đàn cá sinh ra được ương nuôi trong bể thủy tinh mật độ 100 cá thể.lít
-
1
, cho ăn lòng đỏ trứng gà, ấu trùng Chironomus, đến 15 ngày tuổi chuyển sang bể xi
măng 1,5 m
3
cho ăn gan, thịt bò cắt nhỏ, sau 60 ngày nuôi tiếp tục chuyển sang ao đất,
cho ăn ruột gà cắt nhỏ với khẩu phần 15 % khối lượng thân. Sau 6 tháng nuôi, cá cho
chiều dài trung bình 14,5 ± 1,5 cm và khối lượng là 100 ± 10 g.
Một báo cáo của Choltisak Chawpaknum (1999) [34], cho biết ương nuôi cá
trèn bầu từ 3 – 15 ngày tuổi với ba loại thức ăn là: thức ăn chế biến, moina mới nở và
lòng đỏ trứng pha loãng. Kết quả cho thấy, thức ăn chế biến và Moina mới nở cho tỷ lệ
sống và tăng trưởng tốt hơn lòng đỏ trứng pha loãng.
Nghiên cứu khác về cá trèn bầu cũng được thực hiên bởi Choltisak
Chawpaknum (2003) [35] đã sử dụng cá trèn bầu ở khối lượng trung bình là 0,5 g và
chiều dài 3,9 cm để ương trong bể xi măng, mật độ 175 cá thể.m
-3
. Cho ăn thức ăn
viên với các hàm lượng đạm khác nhau 21,70 %; 26,10 % ; 30,61 %; 35,79 % và 39,34
% trong 90 ngày. Sau khi kết thúc thí nghiệm cho thấy tỷ lệ tăng trưởng cao hơn đáng
kể, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, tiêu thụ thức ăn, tỷ lệ protein hiệu quả được
thể hiện ở hàm lượng đạm 35,79 % và 39,34 %.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có tài liệu nào ghi nhận về những nghiên cứu sinh sản nhân
tạo cá trèn bầu. Nhưng đã có nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo trên một số đối tượng

thuộc họ Siluridae.
Nghiên cứu của Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008) [14], trong
quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục cá Leo sử dụng kích dục tố HCG kích thích cá
sinh sản với liều lượng từ 2.000 – 5.000 UI.kg
-1
; HCG + não thùy cá Chép với liều
lượng 4.000 UI + 3 mg não.kg
-1
cá và kích dục tố LHRH-a + DOM với liều lượng từ
14

60 – 100 µg + 4 mg DOM tác động, cá Leo không rụng trứng. Sử dụng não thùy cá
Chép với liều lượng dao động từ 6 – 10 mg.kg
-1
cá, cho cá rụng trứng và thụ tinh tốt,
trong đó ở liều 10 mg.kg
-1
cá, cá rụng trứng tốt với tỉ lệ thụ tinh 89 % và tỉ lệ nở là 94
%. Sức sinh sản dao động từ 46.520 – 142.000 trứng.kg
-1
cá cái.
Nguyễn Văn Triều và ctv (2010) [27], đã hoàn thành nghiên cứu “Ảnh hưởng
của các loại Hormone với liều lượng khác nhau lên sinh sản cá Kết”. Thí nghiệm được
tiến hành gồm 3 nghiệm thức, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các loại và nồng
độ kích thích tố khác nhau và được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy kích thích sinh sản
nhân tạo cá Kết với liều lượng 70 µg LHRH-a + 3,5 mg Dom.kg
-1
cá cái cho tỷ lệ cá
rụng trứng và sức sinh sản tương đối đạt cao nhất, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao hơn có
ý nghĩa (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại; Kích thích sinh sản nhân tạo cá Kết

bằng não thùy với liều lượng 3,5 mg.kg
-1
cá cái có tỷ lệ cá rụng trứng, sức sinh sản
tương đối, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với các nghiệm
thức còn lại; Kích thích sinh sản nhân tạo cá kết bằng Ovaprime cho sức sinh sản, tỷ lệ
thụ tinh và tỷ lệ nở khác nhau không có ý nghĩa (p > 0,05) giữa các nghiệm thức.
1.3. CHẤT KÍCH THÍCH SINH SẢN
1.3.1. Não thùy
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) [24], bất kì một loài cá
nào khi tuyến sinh dục thành thục thì hoạt tính của não thùy là cao nhất. Bởi vì, 2 loại
kích tố trong não thùy là FSH và LH được sản sinh ra nhiều nhất khi tuyến sinh dục
thành thục, ngoài ra các thành phần kích tố khác cũng tham gia trực tiếp hay gián tiếp
vào quá trình đẻ trứng của cá.
Não thùy cá Chép được coi là loại chế phẩm kích dục tố mạnh cho nhiều loài cá
kể cả các đối tượng khác họ và các loài cá biển [1]. Sử dụng não thùy để kích thích
sinh sản cá là một phương pháp phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên,
phương pháp đơn giản này không phải lúc nào cũng thành công do một số nguyên
nhân như thiếu tuyến yên, phương pháp bảo quản và liều lượng sử dụng. Ngoài ra,
phương pháp này còn phải đối mặt với những bất tiện như khó xác định hiệu năng của
chất kích dục có trong tuyến yên để từ đó đề ra kỹ thuật chuẩn [1].
Trong sinh sản nhân tạo, người ta dùng não thùy thay một số yếu tố ngoại cảnh
để chuyển hóa, phá vỡ màng follycul và kích thích cá đẻ [20].

×