Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng cercaria sán song chủ ký sinh trên ốc nước ngọt tại 2 xã an mỹ, an hòa, huyện tuy an, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 75 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là kết quả nghiên cứu
thật sự của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của 2 giáo viên hướng dẫn là Tiến
sĩ Võ Thế Dũng và Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được công bố dưới hình thức nào trước khi trình bảo vệ.
Tác giả



Nguyễn Phước Bảo Ngọc

ii

LỜI CÁM ƠN

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha
Trang, Khoa Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản, cùng toàn thể
qúi thầy cô đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức qúi báu trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Thế Dũng và TS. Ngô Anh Tuấn đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Lãnh Đạo Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thuỷ
Sản 3, Dự án “FIBOZOPA” đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và vật chất cho
tôi hoàn thành luận văn.
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị đang công tác tại Phòng Sinh
học thực nghiệm - Viện NCNTTS 3 đã giúp đỡ tôi về trang thiết bị, cơ sở thí nghiệm
trong thời gian thực hiện đề tài.


Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn đến Bố Mẹ, các Anh chị em đã
luôn giúp đỡ, động viên và khích lệ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

Nguyễn Phước Bảo Ngọc
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH vi

KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Tổng quan về ốc nước ngọt 3

1.1.1. Đặc điểm chung của lớp chân bụng 3

1.1.2. Phân bố của ốc nước ngọt 5

1.1.2.1. Suối và mạch nước ngầm 5


1.1.2.2. Sông và các nhánh sông lớn 5

1.1.2.3. Các hồ lớn trên thế giới 5

1.1.2.4. Những vùng đất ngập nước 6

1.1.3. Ốc nước ngọt với sức khỏe con người 6

1.1.4. Tình hình nghiên cứu thành phần loài ốc nước ngọt 6

1.2. Tổng quan về ấu trùng cercaria 8

1.2.1. Chu kỳ phát triển chung của sán lá song chủ (Trematoda) 8

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ấu trùng cercaria trên ốc nước ngọt 10

1.2.3 Khóa định loại các nhóm cercaria của sán lá ở Việt Nam 15

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 17

2.2. Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1. Phương pháp thu mẫu ốc: 18

2.2.2. Phương pháp kiểm tra cercaria: 18

2.2.3. Phương pháp cảm nhiễm ấu trùng cercaria trên cá chép 19


2.2.4. Phương pháp kiểm tra metacercaria. 20

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

3.1. Kết quả thu mẫu ốc tại hai xã An Mỹ và An Hòa. 22

iv

3.2. Một số đặc điểm phân loại các loài ốc thu được tại các thủy vực của hai xã An
Mỹ, An Hòa huyện Tuy An tỉnh Phú Yên 25

3.2.1. Melanoides tuberculata Muller, 1774 25

3.2.2. Sermyla tornatella Lea, 1850 25

3.2.3. Tarebia granifera Lamarck, 1822 26

3.2.4. Thiara scabra Muller, 1774 27

3.2.5. Filopaludina sumatrensis Dunker, 1852 28

3.2.6. Sinotaia lithophaga Heude, 1889 28

3.2.7. Pomacea sp 29

3.2.8. Gyraulus sp 29

3.2.9. Indoplanrbis exustus Deshayea, 1834 30

3.2.10. Bithynia sp 30


3.2.11. Lymnaea sp 31

3.3. Một số đặc điểm phân loại các loài ấu trùng cercaria thu được tại các thủy vực
của hai xã An Mỹ, An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên: 32

3.3.1. Nhóm Gymnocephalus cercaria (Cercaria 1) 33

3.3.2. Nhóm Xiphidiocercaria (Cercaria 2) 34

3.3.3. Nhóm Pleurolophocercaria (Cercaria 3) 36

3.3.4. Nhóm Monostome cercaria (Cercaria 4) 37

3.3.5. Nhóm Echinostome cercaria (Cercaria 5) 39

3.4. Thành phần loài ốc và mức độ nhiễm ấu trùng cercaria ở ốc 40

3.4.1. Biến động thành phần loài ốc qua các tháng nghiên cứu 40

3.4.2. Sự phân bố thành phần loài ốc tại các thủy vực 41

3.4. 3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng cercaria của sán song chủ trên ốc theo thủy vực 42

3.4. 4. Mức độ nhiễm ấu trùng cercaria của từng loài ốc 44

3.4. 5. Sự biến động tỷ lệ nhiễm cercaria ở ốc theo tháng 46

3.4.6. Kết quả cảm nhiễm ấu trùng cercaria lên cá 47


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49

Tài liệu tham khảo 50

PHỤ LỤC 60


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần loài, số lượng, kích thước mẫu ốc nghiên cứu 22

Bảng 3.2: Vị trí phân loại các giống loài ốc được sử dụng trong nghiên cứu 24

Bảng 3.3: Vị trí phân loại các giống loài cercaria được tìm thấy trong nghiên cứu này 32

Bảng 3.4: So sánh một số chỉ tiêu kích thước các cơ quan của Gymnocephalus sp. và
Cercaria megalura 33

Bảng 3.5: So sánh một số chỉ tiêu kích thước các cơ quan của Loxogenoides sp. và
Loxogenoides bicolor 35

Bảng 3.6: So sánh một số chỉ tiêu kích thước các cơ quan Centrocestus formosanus 37

Bảng 3.7 So sánh một số chỉ tiêu kích thước các cơ quan của Catatropis sp 38

Bảng 3.8: Mức độ lây nhiễm của ấu trùng cercaria của từng loài ốc 44

Bảng 3.9: Mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria thuộc 2 nhóm Pleurolophocercaria và
Xiphidiocercaria trên cá chép 47


Bảng 3.10: Mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria thuộc nhóm echinostome trên cá chép 48



vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Cấu tạo trong của Gastropoda 3
Hình 2.1 : Bản đồ địa điểm nghiên cứu: xã Mỹ An, An Hòa huyện Tuy An 17
Hình 2.2 : Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18
Hình 2.3 : Sơ đồ bố trí cảm nhiễm Pleurolophocercaria và Xiphidiocercaria trên cá chép 19
Hình 2.4 : Sơ đồ bố trí cảm nhiễm Echinostome trên cá chép 20
Hình 3.1 : Melanoides tuberculata 25
Hình 3.2 : Sermyla tornatella 26
Hình 3.3 : Tarebia granifera 26
Hình 3.4 : Thiara scabra 27
Hình 3.5 : Filopaludina sumatrensis 28
Hình 3.6 : Sinotaia lithophaga 28
Hình 3.7 : Pomacea sp. 29
Hình 3.8 : Gyraulus sp. 29
Hình 3.9 : Indoplanrbis exustus 30
Hình 3.10: Bithynia sp 30
Hình 3.11: Lymnaea sp. 31
Hình 3.12 : Cercaria megalura 33
Hình 3.13 : Loxogenoides bicolor 35
Hình 3.14 : Centrocestus formosanus 37
Hình 3.15 : Catatropis indicus 39
Hình 3.16 : Artyfechinostomum mehrai 41
Hình 3.17 : Thành phần loài, số lượng ốc qua các tháng thu mẫu 42

Hình 3.18 : Thành phần loài, số lượng ốc tại các thủy vực 43
Hình 3.19 : Mức độ ốc nhiễm ấu trùng cercaria tại các thủy vực 44
Hình 3.20 : Phân bố ấu trùng cercaria theo tháng 48
Hình 3.21 : Metacercaria Centrocestus formosanus 50
Hình 3.22 : Metacercaria Echinostome spp 50
vii

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TLN : Tỷ lệ nhiễm
CĐN : Cường độ nhiễm
KST : Ký sinh trùng
Ctv

: Cộng tác viên
L

: Chiều dài cơ thể
W

: Chiều rộng cơ thể


1

MỞ ĐẦU
An toàn thực phẩm đã và đang trở thành một vấn đề nóng, được nói đến thường
xuyên trên nhiều diễn đàn Quốc tế, khu vực và Quốc gia, trên các phương tiện thông
tin đại chúng,… Trong tương lai, các vấn đề an toàn thực phẩm còn được quan tâm
nhiều hơn nữa, đặc biệt các bệnh truyền qua đường ăn uống của con người như bệnh
sán ký sinh trong ruột người có thể gây viêm ruột, tiêu chảy, buồn nôn và đau đầu

[100]. Ở các nước phát triển và đang phát triển số người bị nhiễm sán lá ngày một tăng
[18, 53, 97], ví dụ bệnh Clonorchiasis, Opisthorchiasis gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe con người ở nhiều nước trên thế giới. Hầu hết các loài sán có giai đoạn phát
triển ấu trùng trên các loài động vật thân mềm (trong đó có ốc nước ngọt) trước khi lây
sang người. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về lây nhiễm sán lá trên ốc được thực
hiện ở các khu vực khác nhau. Đến nay, ở Việt Nam đã có 4 loài ốc Lymnaea viridis,
L. swinhoei, Parafossarulus striatulus và Melanoides tuberculata được báo cáo là vật
chủ trung gian của sán lá lây nhiễm cho gia cầm [57]. Ngoài ra, họ Viviparidae thường
được con người sử dụng làm thực phẩm có tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán rất cao, ví dụ
Angulyagra polyzonata (69,31%), Cipangopaludina lecythoides (40,06%) và Sinotoia
aeruginosa (54.16%) [56].
Những năm gần đây ở Việt Nam bệnh sán lá gan ngày càng phát triển và lan
rộng, nhất là ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Từ lúc bùng phát
bệnh sán lá gan lớn vào năm 2006 thì hàng năm trên 80% số ca nhiễm sán lá gan lớn, 6
tháng đầu năm 2009 số ca nhiễm sán lá gan lớn có xu hướng tăng cao hơn hẳn so với
các năm trước đây [1]. Sự phân bố và mật độ ký chủ trung gian là những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến khả năng và hình thức lây nhiễm sán song chủ [98]. Bệnh
thường xuất hiện ở những vùng đồng bằng, nơi có khu hệ cá nước ngọt và khu hệ ốc là
những vật chủ trung gian truyền bệnh phát triển mạnh. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán ở hai
loài ốc mút (Melanoides tuberculatus) là 4,7 - 5,0%; ốc đá nhỏ xanh (Parafossarulus
stritulus) là 4,6% - 4,8%. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercaria sán song chủ ở cá mè
trắng (Hypophthamichthys harmandii) là 44,47%, cá chép (Cyprinus carpio): 25,00%,
cá trôi (Cirrhina molitorella): 13,85%, cá rô đồng (Anabas testudineus): 32,00%, cá
trắm cỏ (Ctenopharynogodon idellus): 13,33%, cá diếc (Carassius auratus): 15,63% [9].
2

Để đóng góp một phần nhỏ vào việc phòng ngừa và trị bệnh ký sinh trùng ở ốc
nước ngọt và một số loài động vật thủy sản, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại
học Nha Trang cho phép thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần giống loài ốc
nước ngọt và ấu trùng cercaria sán song chủ ký sinh trên ốc nước ngọt tại 2 xã

An Mỹ, An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên”.
Nội dung đề tài:
- Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt phân bố tại 2 xã An Mỹ và xã
An Hòa huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
- Nghiên cứu thành phần ấu trùng cercaria của sán song chủ ký sinh trên ốc nước
ngọt tại 2 xã An Mỹ và An Hòa huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
- Nghiên cứu mức độ cảm nhiễm (tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm) của
ấu trùng sán song chủ ký sinh trên ốc nước ngọt tại 2 xã An Mỹ và An Hòa, huyện Tuy
An, tỉnh Phú Yên.
- Cảm nhiễm ấu trùng cercaria của sán song chủ lên cá chép.
Mục tiêu đề tài:
- Xác định sự đa dạng thành phần loài ốc nước ngọt tại 2 xã An Mỹ và An Hòa,
huyện Tuy An – Phú Yên.
- Xác định thành phần ấu trùng cercaria của sán song chủ ký sinh trên ốc thu
được tại 2 xã An Mỹ và An Hòa, huyện Tuy An – Phú Yên.
Ý nghĩa của đề tài:
Nhằm góp phần cung cấp thêm thông tin nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng là ấu
trùng cercaria của sán lá song chủ ký sinh trên ốc nước ngọt tại Phú Yên. Ngoài ra còn
cung cấp thêm thông tin loài ốc nào là ký chủ trung gian đang mang mầm bệnh để cảnh
báo con người phòng tránh khi sử dụng ốc nước ngọt làm thực phẩm cho người và động vật.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về ốc nước ngọt
1.1.1. Đặc điểm chung của lớp chân bụng
Đây là lớp thuộc ngành động vật thân mềm (Mollusca), có khoảng 85.000 loài,
đa phần sống ở biển, một số sống ở nước ngọt, sống ở trên cạn và một số ít sống ký sinh.


Hình1.1: Cấu tạo trong của Gastropoda

Cơ thể gồm có đầu, chân và nội tạng. Đầu rất phát triển, đối xứng hai bên, có từ
1-2 xúc tu. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cơ thể có sự quay quanh và uốn
vặn nên không đối xứng hai bên. Vỏ xoắn ốc có cấu tạo phức tạp hay đơn giản tùy loài
(trên mặt vỏ có khi có gai, u nhỏ). Miệng vỏ cũng vậy, có loài đơn giản, có loài phức
tạp (có mương lớn, có gờ). Hình dạng vỏ là một ống rỗng dài, cuộn quanh một trục tạo
nên các vòng xoắn chập nhau thành trụ ốc, trụ này có thể rỗng và mở ra ngoài ở chỗ
gần miệng vỏ tạo lỗ trục hay có khi không tạo nên lỗ trục. Các vòng xoắn có khi nằm
trên một mặt phẳng hay các mặt phẳng khác nhau tạo thành tháp.
Xác định vỏ quay về hướng phải trái: bằng cách đặt đỉnh vỏ lên trên, miệng vỏ
đối diện với người quan sát, miệng vỏ ở phía bên nào thì vỏ quay về hướng đó.
4

Xác định tầng xoắn ốc bằng cách đặt vỏ có miệng hướng về phía trước và đếm
số đường nối giữa hai tầng xoắn ốc (đường suture) rồi cộng thêm 1.
Chân có nhiều dạng:
+ Chân có rãnh giữa chia làm hai phần thay đổi động tác cho nhau.
+ Chân phát triển thành hai dạng lưỡi cày, khi di chuyển nó xô đất về hai bên,
có rãnh ngang tạo thành chân trước và chân sau (các loài ốc sống ở bùn và đất ẩm).
+ Chân dẹp như lưỡi dao (ở những loài có tập tính nhảy để di chuyển, ví dụ các
loài thuộc giống Strombus).
+ Hai mép trước của chân kéo dài tạo xúc tu.
+ Chân phát triển thành cơ quan bơi lội.
+ Đối với bọn sống ký sinh thì chân không phát triển chỉ có cơ quan bám.
+ Còn bọn ít di chuyển thì chân bị thoái hóa.
Màng áo bao bọc toàn bộ thân mềm từ đầu đến thân.
Xoang miệng rất phát triển, bên trong xoang có phiến hàm và lưỡi sừng.
Hệ thần kinh: gồm hạch não, hạch bên, hạch chân và hạch tạng. Dây thần kinh
nối hạch bên và hạch tạng không đối xứng. Bọn sống ký sinh có hệ thần kinh phân bố

không rõ ràng.
+ Xúc giác: toàn bộ cơ thể con vật đều làm nhiệm vụ xúc giác, có một số bộ
phận chuyên hóa (xúc tu) đảm nhận chức năng khứu giác.
+ Vị giác: nằm trên ống tiêu hóa, có tế bào vị giác phân bố (nằm ở mặt bụng
hay hai bên xoang miệng).
+ Thị giác ở gốc hay đỉnh xúc tu, có nhiệm vụ cảm quang, những nhóm sống
đáy sâu có khi bị tiêu giảm.
Hệ tiêu hóa: Miệng có đôi môi, đối với những loài ăn thịt thì có môi dài, xoang
miệng có phiến hàm và lưỡi sừng, có tuyến nước bọt, có một số loài có men Proteaza
và acid Sunphuric (H
2
SO
4
), thực quản to và nhăn nheo để chứa thức ăn, có loài có
tuyến Leiblein tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, kế đó là ruột và hậu môn.
Tim nằm ở mặt lưng, gồm 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ.
Hệ hô hấp: hô hấp bằng mang, bọn ốc phổi không có mang nhưng vách màng
áo có nhiều vi mạch lấy oxy, một số loài hô hấp bằng màng áo.
Hệ thống bài tiết: gồm thận, xoang tim và xoang máu. Thận ở mặt lưng cạnh
xoang tim, ống dẫn sản phẩm bài tiết dài và đổ ra xoang màng áo.
5

Ốc có thể lưỡng tính hay đơn tính. Tuyến sinh dục nằm ở mặt lưng gần đỉnh của
nang nội tạng (có khi tập trung thành khối hay phân tán quanh gan), những loài có cơ
quan giao cấu thì thụ tinh trong, loài không có cơ quan giao cấu thì phóng tinh và
trứng ra ngoài môi trường nước [3].
1.1.2. Phân bố của ốc nước ngọt
Sự biến đổi của địa lý và khí hậu dẫn đến sự thay đổi về phân bố của nhiều
quần thể sinh vật trên trái đất như chim, côn trùng và các thảm thực vật ở nước ngọt,
lợ, mặn; mỗi yếu tố tác động đều ảnh hưởng đến đặc điểm sinh học, sinh thái, sinh lý

và sinh sản của mỗi loài. Sự biến đổi này có sự khác biệt đáng kể về di truyền và phân
bố không đồng đều theo địa lý [30, 88, 76]. Giống như nhiều động vật không xương
sống khác, ốc nước ngọt có sự đa dạng về thành phần loài và số lượng nhiều ở vùng
nhiệt đới và giảm dần theo vĩ độ cao [85].
1.1.2.1. Suối và mạch nước ngầm
Suối và ở đầu nguồn dòng suối thường là nơi chứa nhiều thức ăn của ốc nước
ngọt. Mặc dù vậy, thành phần loài và số lượng ốc ở đây thường không cao, có từ 1 - 6
loài phân bố, chủ yếu họ Hydrobioidae chiếm đa số; tương tự như vậy ở các tầng nước
ngầm, mạch nước ngầm họ Hydrobioidae chiếm đa số, có trên 300 loài phân bố. Các
con suối có nhiều loài ốc phân bố như: suối Great Artesian Basin của Australia, suối
New Caledonia ở Pháp, suối và các hang động Dinaric Alps của Balkans, khu núi đá
vôi của Pháp và Tây Ban Nha, suối Florida ở Mỹ [39].
1.1.2.2. Sông và các nhánh sông lớn
Các con sông: Côngo (Châu Phi), Mekong (Châu Á), Mobile Bay (Bắc Mỹ) và
Rio Dela Plata (Nam Mỹ) là những nơi có động vật thân mềm phong phú về loài
nhưng độ phong phú của các loài ốc nước ngọt không cao. Họ Viviparidae (ở khu vực
Bắc Mỹ, khu vực phương Đông, Australia), họ Pachychilidae và họ Pleuroceridae
(Bắc Mỹ và Nhật Bản), họ Thiaridae (vùng nhiệt đới), họ Pomatiopsidae và họ
Stenothyridae (khu vực phương Đông); nhóm ốc phổi (Pulmonata) thường có thành
phần loài ít [39].
1.1.2.3. Các hồ lớn trên thế giới
Hồ Baikal, hồ Ohrid, hồ Tanganyika và hồ Sulawesi có họ Viviparidae,
Pachychilidae, Paludomidae, Thiaridae, Hydrobiidae, Planorbidae, Acroloxidae,
Ancylidae và họ Valvatidae phân bố. Họ Planorbidae phân bố nhiều ở các hồ vùng ôn
6

đới hơn các hồ vùng nhiệt đới. Các loài ốc hóa thạch ở hồ Miocene Lake Steinheim,
Pleistocene Lake Turkana ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành loài và tiến hóa
của loài ốc nước ngọt [39].
1.1.2.4. Những vùng đất ngập nước

Có nhiều quần thể ốc sinh sống ở những vùng đất ngập nước, ví dụ: nhiều vùng
ở Châu Á và miền Bắc Australia có họ Viviparidae, Thiaridae, Bithyniidae,
Lymnaeidae và Planorbidae sinh sống. Những báo cáo gần đây cho thấy, ở những
vùng đất ngập nước của Vịnh Carpentaria ở miền Bắc nước Úc có 56 loài ốc trong đó
có 13 loài đặc hữu [39].
1.1.3. Ốc nước ngọt với sức khỏe con người
Nhiều loài ốc là ký chủ trung gian của một số loài giun sán gây bệnh cho động
vật, đáng chú ý nhất là truyền bệnh sán lá cho con người. Ít nhất 40 triệu người nhiễm
bệnh sán lá gan (Opisthorchis) và sán lá phổi (Paragonimus) và hơn 200 triệu người bị
bệnh sán máng chủ yếu ở các khu vực Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Mỹ, nơi có nền
kinh tế lạc hậu. Họ Pomatiopsidae và họ Planorbidae là ký chủ trung gian của sán
máng (Schistosomiasis), họ Pachychilidae, Pleuroceridae, Thiaridae, Bithyniidae và
Lymnaeidae là ký chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan và sán lá phổi [60, 26,73].
Con người cũng có thể bị giun tròn (Angiostrongyliases) ký sinh thông qua ký chủ
trung gian Ampullariidae. Họ Ampullariidae và Pachychilidae thường được dùng làm
thực phẩm ở khu vực Đông Nam Á càng thúc đẩy sự lây lan của Angiostrongyliasis và
Paragonimiasis (sán lá phổi) [58].
1.1.4. Tình hình nghiên cứu thành phần loài ốc nước ngọt
Strong (2008) cho biết, có khoảng 4.000 loài ốc nước ngọt trên thế giới, tối
thiểu có 33 - 38 họ thuộc các bộ Neritimorpha, Caenogastropoda và Heterobranchia.
Hồ Baikal, Ohrid, Tanganyika… là những nơi có mật độ lớp chân bụng (Gastropoda)
cao. Một số nơi có mật độ thấp hơn, ví dụ các lưu vực sông Congo, Mekong, và
Mobile Bay. Hiện nay, ốc nước ngọt thế giới phải đối mặt với sự đe dọa từ sự suy
thoái môi trường, cá và các loài địch hại khác. Sử dụng không bền vững đất, nước,
thay đổi cảnh quan, gây hại tài nguyên đã và đang phá hủy nhiều sông, suối, và đe dọa
sự đa dạng các loài ốc đặc hữu ở khu vực sông suối, nước ngầm. Tình hình ngày càng
trầm trọng hơn do thiếu sự quan tâm và quản lý của con người [39].
7

Ở Bắc Mỹ, có khoảng 650 loài ốc nước ngọt khác nhau, có thể nói, thành phần

loài ở khu vực này là đại diện cho thành phần loài ốc của thế giới; tuy nhiên vào những
năm đầu của thể kỷ XX thành phần loài ốc nước ngọt tại Bắc Mỹ đã bị giảm, khoảng
60 loài bị tuyệt chủng, 20 loài có nguy cơ tuyệt chủng, 290 loài khác đang được quan
tâm để bảo tồn. Nói cách khác ốc nước ngọt Bắc Mỹ có 9% bị tuyệt chủng và 48%
được bảo tồn. Sự suy thoái này là do xây đập, đê, kênh, ô nhiễm công nông nghiệp và
những suy thoái môi trường [50].
Ndifon và ctv (1989), nghiên cứu môi trường sống của ốc nước ngọt ở Tây
Nam Nigeria cho thấy, có 14 loài sống ở khu vực này bao gồm: Biomphalaria pfeifferi,
Bulinus globosus, Bulinus rohlfsi, Lymnaea natalensis, Physa ( Aplexa) waterloti,
Bulinus forskali, Gyraulus costulatus, Ferrissia sp., Segmentorbis sp., Lanistes
libycus, Lanistes ovum, Pila wernei, Potadoma moerchi và Melanoides tuberculata.
B. globosus và B. pfeieri phân bố rộng và xuất hiện thường xuyên và cũng là vật chủ
trung gian của sán Schistosoma, còn B. rohlfsi rất ít xuất hiện ở khu vực nghiên cứu [70].
Mattison (1995), khảo sát quần thể ốc nước ngọt vào mùa mưa và mùa khô ở
Aligarh, Bắc Ấn Độ, kết quả có 7 loài ốc phân bố gồm: Bithynia tentaculata, Gyraulus
convexiusculus, Helicorbis coenosus, Indoplanorbis exustus, Lymnaea acuminata, L.
luteola và Vivipara bengalensis. Số lượng và kích thước ốc nước ngọt cũng thay đổi
theo mùa. Kiểm tra cercaria trên các loài ốc thu được thì B. tentaculata và V.
bengalensis bị nhiễm metacercarial và cysticercoid. Còn G. convexiusculus, I. exustus
và L. luteola bị lây nhiễm bởi ấu trùng Paramphistomes [63].
Ofoezie (1999), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của ốc tại hồ
Oyan Reservoir ở Tây Nam nước Nigeria. Có 7 loài ốc được tìm thấy ở hồ gồm: Bulinus
globosus, B. forskalii, B. truncatus, Lymnaea natalensis, Indoplanorbis exustus,
Potadoma freethi và Potadoma moerchi. Tỷ lệ các loài này 17.6% (B. globosus), 16.1%
(B. forskalii), 0.2% (B. truncatus), 12.9% (L. natalensis), 23.4% (I. exustus) và 29.8%
(Potadoma spp.). Mực nước và lượng mưa thay đổi theo mùa nên mật độ ốc cũng thay
đổi theo, nhiều nhất vào tháng 8 (mùa mưa), ít vào các tháng 11 và tháng 12 (mùa khô) [73].
Krailas (2003), báo cáo ốc nước ngọt ở Rừng Toa Dum, Saiyok National Park,
tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan. Nghiên cứu được thực hiện từ đầu con suối đến cuối con
suối. Thu mẫu ốc bằng tay hoặc bằng vợt. Kết quả chỉ tìm thấy một loài ốc thuộc họ

Pleuroceridae thuộc giống Paludomus. Ốc có vỏ hình bầu dục, chiều cao 7,3mm và
8

chiều rộng 5,7mm. Kiểm tra ký sinh trùng ở 317 mẫu ốc cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng
sán là 2,52% [35].
Diego và ctv (2006), nghiên cứu thành phần loài của lớp chân bụng nước ngọt
tại các con sông ở khu vực Đông Bắc của Argentina. Tác giả cho biết có 66 loài thuộc
9 họ phù hợp với tài liệu đã công bố trước đây. Có 33 loài thuộc họ Ampullariidae,
Ancylidae, Lymnaeidae, Physidae, và Planorbidae và 33 loài thuộc họ Lithoglyphidae,
Cochliopidae, Thiaridae, và Chilinidae; ngoài ra, tác giả còn tìm thấy thêm 2 loài
thuộc họ Ancylidae. Vì vậy, hiện nay có 68 loài ốc sống ở khu vực Đông Bắc của
Argentina và họ Planorbidae có số lượng nhiều nhất. Không tìm thấy loài nào thuộc họ
Thiaridae [34].
Haruay (2008), nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân bố và mật độ họ
Viviparidae ở tỉnh Khon Kaen, Thái Lan. Ba loài gồm Filopaludina (Siamopaludina)
martensi martensi, F. (Filopaludina) sumatrensis speciosa và Idiopoma umbilicata
được tìm thấy. Thức ăn của ốc thuộc họ Viviparidae là sinh vật phù du và tảo. Kiểm
tra cercaria trên các loài ốc này, chỉ có nhóm Xiphidiocercariae ký sinh trên F. (S.)
martensi martensi. Độ mặn ảnh hưởng đáng kể đến mật độ và sự phân bố của họ
Viviparidae, những nơi có độ mặn cao thì mật độ ít và ngược lại [87].
Lombardo (2010), nghiên cứu hoạt động sống của các loài ốc nước ngọt ở các
hồ lớn của Italia. Bithynia (=Codiella) leachii, Physa (=Physella) acuta và Planorbis
planorbis hoạt động mạnh nhất vào ban ngày. Valvata piscinalis cũng biểu hiện hoạt
động vào ban ngày nhưng có giai đoạn co rút vào bên trong vỏ, các loài còn lại gồm
Galba (=Lymnaea) truncatula và Radix (=Lymnaea) auricularia) cũng hoạt động vào
ban ngày nhưng rất ít. P. acuta và P. planorbis chỉ hoạt động nhiều vào ban đêm [59].
1.2. Tổng quan về ấu trùng cercaria
1.2.1. Chu kỳ phát triển chung của sán lá song chủ (Trematoda)
Sán lá song chủ đẻ trứng, giao phối trên cùng một cơ thể. Trứng nhỏ nhưng số
lượng nhiều. Trứng của sán lá song chủ nở ra ấu trùng; sau đó, ấu trùng phải qua nhiều

giai đoạn để phát triển thành cơ thể trưởng thành.
Giai đoạn ấu trùng miracidium: Trứng sau khi rơi vào nước, nở ra ấu trùng
miracidium có lông tơ và điểm mắt. Phần lớn cơ thể có tuyến đầu, đoạn sau cơ thể có
một đám tế bào mầm, ống tiêu hóa đơn giản. Hệ thần kinh và bài tiết không phát triển.
Miracidium không ăn, nhờ glucogen dự trữ trong cơ thể nên sống tự do trong nước
9

một thời gian rồi nhờ tuyến đầu tiết men phân giải lớp biểu mô chui vào tổ chức gan
của cơ thể ốc. Trong cơ thể ký chủ trung gian, ấu trùng miracidium mất lông tơ, mất
điểm mắt và ruột biến thành bào nang sporocyste.
Giai đoạn ấu trùng bào nang sporocyst: Bào nang hình tròn hay hình túi, bề
mặt có khả năng thẩm thấu dinh dưỡng. Bào nang sporocyst có thể xoang lớn, nó sinh
sản đơn tính (vô tính) tạo ra nhiều ấu trùng redia.
Giai đoạn ấu trùng redia: Redia hình túi, có thể di động, cấu tạo cơ thể có hầu
và ruột dạng hình túi ngắn. Ấu trùng redia lớn lên, phá màng của bào nang để ra khỏi
tổ chức gan rồi vào cơ quan tiêu hóa của ốc. Cơ thể ấu trùng redia dài ra, hầu và ruột
phát triển, có hai ống bài tiết. Phía sau cơ thể có một đám tế bào mầm tiến hành sinh
sản đơn tính cho nhiều ấu trùng cercariae. Có những loài sán song chủ không qua giai
đoạn ấu trùng redia mà phát triển trực tiếp thành cercaria.
Giai đoạn ấu trùng cercaria: Cơ thể cercaria chia làm hai phần: thân và đuôi,
bề ngoài cơ thể có móc, có một hoặc hai giác hút. Cơ quan tiêu hóa gồm có miệng,
hầu, thực quản và ruột. Cercaria có hệ thống bài tiết và đốt thần kinh ở phía trước cơ
thể, có tuyến tiết ra men phá hoại tổ chức để xâm nhập vào cơ thể ký chủ, đồng thời
biểu mô ở dưới lớp nguyên sinh chất có tuyến phân tiết tạo ra vách của bào nang.
Cercaria sống tạm thời trong cơ thể ốc, sau đó ra môi trường nước, hoạt động trong
một thời gian ngắn, mất đuôi biến thành ấu trùng có vỏ bọc metacercaria. Cũng có
giống loài sán lá song chủ, ấu trùng cercaria của chúng có thể trực tiếp xâm nhập vào
da của ký chủ, rồi đến mạch máu sau đó qua thời kỳ ấu trùng bào nang metacercaria và
phát triển thành trùng trưởng thành. Ngược lại cũng có một số loài khi cercaria ra môi
trường nước mất đuôi rồi hình thành bào nang (kén) bám trên các thực vật thủy sinh

thượng đẳng hay vỏ ốc, nếu gặp ký chủ ăn vào sẽ phát triển thành trùng trưởng thành.
Một số giống loài ấu trùng cercaria sau khi tách khỏi cơ thể redia hình thành bào
nang (metacercaria) ngay trong cơ thể ốc hoặc chui ra nhưng lại tiếp tục xâm nhập vào cơ
thể ốc đó; ốc có ấu trùng, ký chủ tiếp theo ăn vào ruột sẽ phát triển thành trùng trưởng thành.
Giai đoạn ấu trùng metacercaria: do có vỏ bọc lại, cơ thể nằm trong bào nang
nên không di chuyển được. Cấu tạo cơ thể phát triển gần với trùng trưởng thành. Bề
mặt cơ thể có móc, giác miệng, giác bụng, lỗ miệng và lỗ bài tiết.
10

Cấu tạo trong có cơ quan tiêu hóa, cơ quan bài tiết, thần kinh và cơ quan sinh dục. Hệ
thống sinh dục một số loài phát triển nhưng đơn giản, một số loài có cơ quan sinh dục cái đã
hoàn chỉnh, thậm chí đã có lúc trong cơ quan sinh dục cái có trứng xuất hiện.
Metacercaria ký sinh trong cơ thể ký chủ trung gian thứ II bị ký chủ sau cùng ăn vào
trong ống tiêu hóa, do tác dụng của dịch tiêu hóa vỏ bọc vỡ ra ấu trùng thoát ra ngoài
di chuyển đến cơ quan thích hợp của ký chủ và phát triển thành trùng trưởng thành.
Quá trình phát triển của sán lá song chủ bắt buộc phải có ký chủ trung gian nhất
định, ký chủ trung gian thứ nhất là ốc, ký chủ trung gian thứ II hoặc ký chủ cuối cùng
thường là động vật thân mềm, giáp xác, côn trùng, cá, lưỡng thê, bò sát, chim và động
vật có vú. Có những loài phát triển qua 3-4 ký chủ trung gian.
Nhìn chung chu kỳ phát triển của sán lá song chủ chia làm hai dạng:
Có một ký chủ trung gian:
- Ấu trùng cercariae đi trực tiếp vào ký chủ cuối cùng, ví dụ: sán máu (Schitosoma sp.)
- Ấu trùng cercariae ra ngoài môi trường hình thành bào nang metacercaria bám trên
các thực vật thủy sinh thượng đẳng, ký chủ ăn vào phát triển thành trùng trưởng thành.
Có hai ký chủ trung gian:
- Cả hai ký chủ trung gian là động vật thân mềm, ví dụ Echinostoma cinetorchis ký
chủ trung gian thứ nhất là ốc nước ngọt, ký chủ trung gian thứ hai là hai mảnh vỏ.
- Ký chủ trung gian thứ hai là giáp xác hay côn trùng lưỡng thê hoặc cá.
Tác hại của sán lá song chủ: Khả năng gây hại của sán lá ký sinh đối với ký chủ phụ
thuộc vào chủng loài hoặc vị trí ký sinh của chúng. Thường sán lá ký sinh trong mắt,

trong hệ thống tuần hoàn, hệ tiêu hóa và một số cơ quan quan trọng; một số giống loài
sán lá ký sinh làm chết ký chủ. Ngoài ra, giai đoạn ấu trùng của một số ít loài ký sinh
trên cá có khi không gây tác hại lớn nhưng giai đoạn trưởng thành lại ký sinh ở người
và gia súc; do đó nếu có tập quán ăn thịt cá sống như ăn gỏi cá có thể lây bệnh cho
người. Vì vậy, công tác phòng bệnh và trị bệnh sán lá song chủ ở động vật thủy sản có
ý nghĩa góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người và cả gia súc [8].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ấu trùng cercaria trên ốc nước ngọt
Rất nhiều loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của ký sinh trùng (sán lá, sán
dây, giun đũa, giun kim) gây bệnh ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ. Sự lây nhiễm
bệnh đã lan rộng mặc dù mức độ tử vong ở người không cao. Ký sinh trùng có thể
truyền bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp từ ốc sang người. Hầu hết các loài ký sinh trùng
11

gây bệnh cho người đều là giun sán, chủ yếu là sán ký sinh ở gan hay ruột. Trong số
những loài sán thì sán lá gan có tỷ lệ nhiễm cao nhất gồm: Clonorchis sinensis và
Opisthorchis viverrini. Các loài sán lá ruột cũng rất phổ biến ở Đông Nam Á, chúng
bao gồm nhiều nhóm ký sinh trùng chủ yếu thuộc họ Heterophyidae và
Echinostomatidae. Việc loại bỏ những loài ký sinh này từ nguồn cung cấp thực phẩm,
đặc biệt là cá là một công việc đầy khó khăn và thách thức [80].
Đặng Tất Thế (2005), khảo sát khu hệ ốc nước ngọt và tỷ lệ nhiễm sán lá của ốc
nước ngọt ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang. Kết quả thu được 14 loài ốc
gồm: Stenomelania reevei, Antimelania sp., Melanoides tuberculata, Bithynia
fuchsiana, Filopaludina sumatrensis, Pomacea sp., Gyraulus convexiusculus,
Indoplanorbis exustus và Lymnaea viridis, Thiara scabra, Antimelania siamensis,
Assiminea sp., Dostia violacea và Clithon sp
Stenomelania reevei, M. tuberculata và B. fuchsiana bị nhiễm ấu trùng cercaria
của các nhóm Echinostome, Xiphidiocercaria và Pleurophocercaria, nhiều nhất là
nhóm ấu trùng Pleurolophocercaria. Ở An Giang, M. tuberculata bị nhiễm
Xiphidiocercaria và Pleurolophocercaria; nhưng ở Cần Thơ và Tiền Giang, chúng lại
bị nhiễm 4 nhóm cercaria khác. Bithynia fuchsiana bị nhiễm 5 nhóm cercaria nhưng

không bị nhiễm Pleurolophocercaria [90].
Bùi Thị Dung (2006), thực hiện “khảo sát khu hệ ốc và ấu trùng cercariae ký
sinh trên ốc tại An Giang”. Đợt khảo sát tìm thấy 9 loài ốc nước ngọt ở An Giang bao
gồm: Pomacea sp., F. sumatrensis, B. fuchsiana, M. tuberculatus, Stenomelania sp.,
Antimelania sp., L. viridis, G. convexiusculus và Paraplanorbis. Trong đó, B.
fuchsiana và M. tuberculatus là 2 ký chủ bị nhiễm cả 7 nhóm ấu trùng cercaria. Các
nhóm cercaria được tìm thấy trong ốc gồm: Echinostomata, Amphistomata,
Xiphidiocercaria, Fucocercaria, Cysticerca, Monostomata, Pleurolophocercaria. Sự
xuất hiện ấu trùng Pleurolophocercaria cho biết ký sinh trùng sán gây bệnh đã tồn tại
ở An Giang từ lâu, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm rất thấp [2].
Jakob và ctv (2009), nghiên cứu “vòng đời sán lá ruột nhỏ trên cá nước ngọt ở
miền Bắc Việt Nam bằng kỹ thuật phân tử”. Kết quả cho thấy 3 loài H. pumilio, H.
taichui và Procerovum sp. gây bệnh sán lá ruột ở người, giai đoạn cercaria ký sinh trên
Melanoides tuberculata và giai đoạn metacercaria ký sinh ở ruột và mô cá nuôi (mè
trắng, trôi Ấn Độ và rô đồng). Kết quả nghiên cứu cho biết, rất khó để xác định mối
12

quan hệ phát triển từ cercaria lên metacercaria của cùng một loài, nếu chỉ dựa vào các
đặc điểm hình thái. Sử dụng kỹ thuật PCR và giải mã trình tự gen đối với cercaria và
metacercaria đã làm rõ được quan hệ giữa cercaria và metacercaria của H. pumilio.
Các loài ký sinh trùng đã phát hiện tại các ao cá không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cá
nuôi mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho con người khi ăn cá chưa chín [83].
Nguyễn Mạnh Hùng và ctv (2009), nghiên cứu “mật độ nhiễm ấu trùng sán lá
ruột nhỏ ở cá trong các ao ương giống ở Miền Bắc Việt Nam”. Kết quả cho thấy cá bột
không bị nhiễm sán lá. Không có quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ nhiễm cercaria trên ốc và
tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercariae ở cá của sán lá ruột nhỏ. Không tìm thấy ốc bị
nhiễm ấu trùng cercaria của sán lá ruột. Vì vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn, toàn
diện hơn để kiểm tra ấu trùng có trong ốc tại những ao này [4].
Bùi Thị Dung và ctv (2010), khảo sát khu hệ ốc nước ngọt và tình hình nhiễm
ấu trùng sán lá ở 2 xã Nghĩa Lạc và Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Tỷ lệ nhiễm chung là 4,12%. Số lượng và thành phần loài ốc tìm thấy ở ao cá giống
cao hơn ao cá thịt. Một phát hiện khác ở ao cá thịt có thả cá trắm đen
(Mylopharyngodon piceus) cho thấy số lượng ốc thu thập được thấp hơn so với ao
không thả cá trắm đen. Trong số 16 loài ốc thu được và định loại tại địa điểm nghiên
cứu có 4 loài ốc phân bố rộng là: Angulyagra polyzonata, Melanoides tuberculata,
Bithynia fuchsiana và Pomacea bridgesi. Những loài ốc phổ biến ở ao cá là những loài
ốc thuộc họ Thiaridae, Viviparidae; còn những loài ốc thuộc họ Bithyniidae,
Stenothyridae và Planorbidae thì phần lớn phổ biến ở kênh mương và ruộng lúa. Có 8
loài ốc được xác định đóng vai trò vật chủ trung gian của ấu trùng sán lá lây bệnh cho
cá, bao gồm: Melanoides tuberculata, Sermyla tornatella, Thiara scabra, Tarebia
granifera, Bithynia fuchsiana, Stenothyra messageri, Gyraulus convexiusculus,
Lymnaea swinhoei. Trong đó loài Melanoides tuberculata có tỷ lệ nhiễm cercaria cao
nhất 13,28% và là vật chủ nhiễm nhiều nhóm cercaria. Không phát hiện cercaria ở các
loài ốc A. polyzonata, Idiopoma umblicata, P. bridgesi, P. canaliculata, Pila polita,
Neritina violacea, và Lymnaea viridis. Cercaria của 5 nhóm được xác định sau khi
phân tích 10.878 mẫu ốc là: Parapleurolophocercaria, Xiphidiocercaria,
Monostomecercaria, Echinostomecercaria và Gymnocephalous. Nhóm
Parapleurolophocercaria là nhóm ấu trùng được tìm thấy phổ biến ở địa điểm nghiên
cứu, chiếm 40,53% tổng số ốc nhiễm, thấp hơn là nhóm Echinostome cercaria 24,56%,
13

Xiphidiocercaria 17,73%. Hai loài ốc Sermyla tornatella và M. tuberculata đóng vai
trò vật chủ chính chứa nhóm Parapleurolophocercaria; Thiara scabra chứa nhóm
Echinostome; Bithynia fuschiana chứa nhóm Xiphidiocercaria [36].
Kanev và ctv (1995), nghiên cứu vòng đời Echinostoma jurini cho thấy: (1) ký
chủ trung gian đầu tiên là ốc thuộc họ Viviparidae, (2) ký chủ trung gian thứ hai là
ếch, rùa, (3) ký chủ cuối cùng là động vật có vú, (4) E. jurini thường xuất hiện ở các
nước thuộc Châu Âu và có thể ở Châu Á, nơi mà Viviparidae phân bố [51].
Wadsan (2005), nghiên cứu ấu trùng cercaria của sán song chủ Echinostoma
sp. trên ốc Indoplanorbis exustus ở suối nước ngọt thuộc Al-Hasa ở Saudi Arabia.

Kiểm tra 50 mẫu ốc Indoplanorbis exustus cho thấy có sự xuất hiện của ấu trùng
cercaria của Echinostoma sp. với tỷ lệ nhiễm 20% [96].
Ukong và ctv (2007), nghiên cứu hình thái cercaria tìm thấy trên ốc nước ngọt ở
thác Erawan Waterfall, công viên Erawan, Thái Lan. Tác giả sử dụng phương pháp để
các ấu trùng cercaria ký sinh trên ốc tự thoát ra ngoài môi trường nước và định loại
được 6 loài thuộc 3 nhóm. Nhóm Pleurolophocercous cercariae gồm: Haplorchis
pumilio (C1) và Stictodora tridactyla (C3). Nhóm Furcocercous cercariae gồm:
Mesostephanus appendicalatus (C2), Transversotrema laruei (C6) và Cardicola
alseae (C4). Nhóm Xiphidiocercariae chỉ có Loxogenoides bicolor (C5). Tổng số mẫu
ốc là 1.163 mẫu chỉ có 62 mẫu bị nhiễm cercaria, tỉ lệ nhiễm là 5,33%. Trong 687 mẫu
ốc Melanoides jugicostis, có 45 mẫu (6.5%) bị nhiễm, 91 mẫu ốc Tarebia granifera có
6 mẫu (6.6%) bị nhiễm, 296 mẫu ốc Thiara scabra có 1 mẫu (0.3%) bị nhiễm và 89
mẫu ốc Melanoides tuberculata có 10 mẫu (11.2%) bị nhiễm [93].
Wivitchuta và ctv (2007), nghiên cứu ấu trùng cercaria của sán lá trên ốc nước
ngọt thuộc họ Thiaridae ở sông Khek, Thái Lan. Kết quả thu được 9.568 mẫu ốc, gồm
14 loài: Tarebia granifera, Melanoides tuberculata, Thiara scabra, Paracrostoma
pseudosulcospira pseudosulcospira, P. paludiformis paludiformis, P. paludiformis
dubiosa, P. morrisoni, Brotia (Brotia) binodosa binodosa, B. (Brotia) microsculpta, B.
(Senckenbergia) wykoffi, B. (Brotia) pagodula, B. (Brotia) binodosa spiralis, B.
(Brotia) insolita và B. (Brotia) manningi. Các loài ốc bị nhiễm ấu trùng cercaria gồm
T. granifera, M. tuberculata, T. scabra, P. paludiformis paludiformis và B.
(Senckenbergia) wykoffi. Cercaria của 2 nhóm Parapleurolophocercous và
Xiphidiocercariae được tìm thấy và mô tả hình thái dưới kính hiển vi. Nhóm
14

Parapleurolophocercous gồm các loài Haplorchis pumilio, Centrocestus formosanus.
Nhóm Xiphidiocercariae gồm các loài Acanthatrium hitaense, Loxogenoides bicolor
và Haematoloechus similis [33].
Moema và ctv (2008), nghiên cứu sự phát triển của ấu trùng cercaria trên ốc
Lymnaea natalensis thu tại những vùng Pretoria, tỉnh Gauteng, Nam Phi. Nghiên cứu

tìm thấy 3 loài cercaria ký sinh trên ốc Lymnaea natalensis gồm: Trichobilharzia sp.
thuộc họ Schistosomatidae, Echinostomatid thuộc họ Echinostomatidae và
Xiphidiocercaria thuộc họ Plagiorchiidae. Hình thái cercaria được quan sát và mô tả
dưới kính hiển vi [65].
Yousif và ctv (2010), nghiên cứu hình thái học của 11 loài cercaria trên ốc
Melanoides tuberculata ở Ai Cập. Các loài cercaria thuộc 4 nhóm: Xiphidiocercariae
(2 loài), Furcocercous cercariae (2 loài), Pleurolophocercous (4 loài) và
Gymnocephalous cercariae (3 loài). Có 13.840 mẫu ốc thu được trong các mùa khác
nhau ở sông Nile và các hệ thống thủy lợi tại các địa phương khác ở Ai Cập. Cercaria
được cố định lại, chụp hình và mô tả chi tiết [41].
Uthpala (2010), nghiên cứu ấu trùng cercaria của sán song chủ ký sinh trên ốc
nước ngọt tại các thủy vực sông, suối của Sri Lanka. Tác giả đã thu được 4 loài ốc
Thiara scabra, Thiara tuberculata, Paludomous sphearica và Gyraulus saigonens.
Trong đó, loài ốc thuộc giống Thiara là ký chủ trung gian có tỉ lệ nhiễm cercaria cao
nhất. Cercaria của 8 nhóm được tìm thấy gồm: Oculopleurolophocercous, Distome,
Gymnocephalous, Echinostomous, Gymnophallus, Xiphidiocercariae, Macrocercous
và Furcocercous; thuộc 6 họ Heterophyidae, Schistosomatidae, Psilostomidae,
Echinostomidae, Gymnophallidae, Lecithodendriidae. Tổng số mẫu ốc thu được có
16% số mẫu bị nhiễm một hoặc nhiều loài cercaria. Sự đa dạng thành phần loài và tỷ
lệ nhiễm cercaria khác nhau ở các thủy vực. Đa dạng thành phần loài ở các nhóm
cercaria trong mùa mưa cao nhưng tỷ lệ nhiễm thấp 10,1%, vào mùa khô tỷ lệ nhiễm là
77,4% và giao điểm giữa mùa khô và mùa mưa là 33,9% [94].
Yousif và ctv (2011), nghiên cứu sán lá ký sinh trên ốc nước ngọt Gabbiella
senaariensis (Bithyniidae) ở Ấn Độ, có 3 nhóm cercaria được tìm thấy:
Xiphidiocercaria, Furcocercous cercaria và Monostome cercaria. Tác giả còn xác định
chu kỳ sống của Monostome cercaria bằng cách sử dụng chuột bạch Rattus norvegicus
làm ký chủ cuối cùng để làm thí nghiệm và đã thu được sán trưởng thành. Ký sinh trùng
15

sán lá được xác định là Catatropis indicus (Notocotylidae). Sán trưởng thành có nhiều

tuyến bụng chồng lên nhau. Trứng có một hoặc hai sợi rất dài ở mỗi cực. Redia màu nâu
hoặc màu vàng nhạt thường chứa 2 cercaria. Cercaria có 3 điểm mắt màu đen.
Metacercaria có màu nâu sẫm thường có 3 lớp, hai lớp bên trong và 1 lớp bên ngoài
không thường xuyên xuất hiện [40].
Devi (2011), nghiên cứu cercaria ký sinh trên ốc Thiara (Melanoides)
tuberculata tại 5 khu vực khác nhau ở thung lũng Doom của Ấn Độ. Nghiên cứu tìm
thấy 2 nhóm cercaria là Xiphidiocercariae và Furcocercous ký sinh trên ốc Thiara
(Melanoides) tuberculata. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở khu vực Dudhlee (22,85%), tiếp
theo là Lacchiwala (22,23%), Gularghati (22,00%), Sahaspur (16,66%) và Asan
Barrage (13,42%). Tại hầu hết các khu vực, tỷ lệ ốc nhiễm cercaria cao nhất trong
tháng 11 và tháng 12, ngoại trừ khu vực Gularghati có tỷ lệ nhiễm cao vào tháng 9 và
tháng 10 [77].
Chandore và ctv (2011), nghiên cứu ấu trùng sán gây nhiễm trên ốc nước ngọt ở
Đầm Girana và nguồn nước ở Nandgaon Tehsil ở huyện Nashik, (M.S.) India. Ốc
được thu tại ao, suối, sông và các thủy vực mà trâu, bò, dê, cừu thường xuyên uống
nước. Tác giả cho biết các loài ốc Melania scabra, Lymnia trancunatula, Viviperous
bengalysis, Gyrulus anisus, Limnia auricularia và Limnia accuminata bị nhiễm ấu
trùng cercarie, redia và cả metacercarie [22].
1.2.3 Khóa định loại các nhóm cercaria của sán lá ở Việt Nam
1 (2) Không có đuôi 1. Cercariaea
2 (1) Có đuôi
3 (4) Đuôi ngắn hình nắm đấm 2. Microcerca
4 (3) Đuôi dài
5 (6) Có hốc đuôi, phần thân có thể co vào trong hốc đuôi 3. Cysticerca
6 (5) Không có hốc đuôi
7 (8) Đuôi rộng hơn thân 4. Rhopalocercaria
8 (7) Đuôi mảnh
9 (10) Không có giác bụng 5. Monostomata
10 (9) Có giác bụng
11 (12) Giác bụng ở mút cuối cơ thể 6. Amphistomata

12 (11) Giác bụng ở phần trước có thể
16

13 (14) Đuôi chẻ đôi 7. Fucocercaria
14 (13) Đuôi không chẻ đôi
15 (16) Có viền cổ và có móc 8. Echinostomatata
16 (15) Không có viền cổ, và móc
17 (18) Cơ thể có nhiều tế bào nang, không có tế bào thẩm thấu 9. Gymnocephala
18 (17) Cơ thể không có tế bào nang, nhưng có tế bào bào thẩm thấu
19 (20) Không có điểm mắt, luôn có gai nhỏ (stylet) 10. Xiphidocercaria
20 (19) Có 2 mắt, đôi khi có gai nhỏ (stylet)
21 (22) Đuôi có chùm lông dài 11. Triichocerca
22 (21) Đuôi không có lông hay lông không mọc thành chùm 12. Pleurolophocercaria [46]
17

1.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm: Kênh, rạch, đầm lầy, đồng ruộng thuộc 2 xã An Mỹ và An Hòa, huyện
Tuy An, tỉnh Phú Yên. Thu mẫu ngẫu nhiên và không giới hạn số lượng.
- Địa điểm phân tích mẫu: Mẫu ốc được chuyển từ Phú Yên về và được phân tích tại
phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Nha Trang, Khánh Hòa.
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 06/2011 đến tháng 12/2011.
Đối tượng nghiên cứu: các loài ốc nước ngọt và các loại ấu trùng cercaria ký sinh
trên chúng.












Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu: xã Mỹ An, An Hòa huyện Tuy An
Xã An
Hòa và
xã An
Mỹ
18

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ nghiên cứu:
















Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu mẫu ốc: mẫu ốc được thu trong diện tích 1m
2
tại 3 địa điểm
khác nhau ở mỗi thủy vực. Ốc được thu bằng tay hoặc bằng vợt ở các thủy vực khác
nhau. Ốc ở các thủy vực khác nhau được giữ trong các lọ khác nhau, tất cả các lọ được
đặt vào một thùng xốp không có nước và vận chuyển bằng xe ô tô đến phòng thí
nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
Mẫu ốc được bảo quản trong dung dịch ethanol 70% và giữ lại như một mẫu vật
để tham khảo trong trường hợp nghi ngờ về kết quả phân loại.
Phân loại ốc: Ốc được xác định dựa trên tài liệu Brandt (1974) [15], Đặng Ngọc
Thanh (1980) [9].
2.2.2. Phương pháp kiểm tra cercaria: Sử dụng phương pháp để cercaria tự thoát ra
ngoài của Frandsen và Christensen (1984) [42], mỗi cá thể ốc được giữ riêng biệt trong
cốc trong suốt chứa 5ml nước sạch trong vòng 24 giờ.

Mẫu ốc nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần AT cercaria ký sinh trên ốc
Thành phần
giống loài mẫu
ốc

Kết luận và đề xuất ý kiến
Thành phần giống
loài AT cercaria
Mức độ nhiễm
AT cercaria
Mức độ nhiễm AT
metacercaria trên cá
chép


Xác định mức độ cảm nhiễm
AT cercaria
Định loại AT
cercaria
Cảm nhiễm AT
cercaria lên cá chép
Định loại mẫu ốc nghiên cứu

×