Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.84 MB, 105 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN NHẤT DUY






NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÊN CÁ DIẾC
(Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) TẠI TỈNH PHÚ YÊN











LUẬN VĂN THẠC SĨ















Nha Trang – 2012



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN NHẤT DUY




NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÊN CÁ DIẾC
(Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) TẠI TỈNH PHÚ YÊN





Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy Sản
Mã số: 60 62 70




LUẬN VĂN THẠC SĨ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguy
ễn Hữu Dũng
TS. Võ Thế Dũng






Nha Trang - 2012
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện,

dưới sự hướng dẫn của các giáo viên hướng dẫn. Các tài liệu được chú thích, trích dẫn
rõ ràng khi sử dụng. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.


Tác giả luận văn


Nguyễn Nhất Duy
ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nổ
lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân.
Qua đây tôi xin trân trọng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đối với sự
giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Võ
Thế Dũng, những người Thầy đã cho tôi ý tưởng, hướng đi tốt và đã chỉ bảo tận tình
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS. TS. Glenn Allan Bristow,
người luôn tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha
Trang, Phòng Đào tạo Đại học - Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thuỷ
sản, cùng toàn thể quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Viện nghiên cứu
Nuôi trồng Thuỷ sản III, nơi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về cơ sở vật chất trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, các bạn đồng nghiệp và các bạn học viên
lớp CHNTTS 2009 - 2010, những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng

như tham gia nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn đặc biệt đến gia đình và người thân đã luôn
động viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


Nha Trang, tháng 5 năm 2012
Nguyễn Nhất Duy






iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy An và huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên 3

1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy An 3

1.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Đông Hòa 3

1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá diếc 4

1.2.1. Vị trí phân loại 4

1.2.2. Đặc điểm hình thái 5

1.2.3. Phân bố 5

1.2.4. Đặc điểm sinh học và sinh sản 6

1.3. Tình hình nghiên cứu KST ở cá nước ngọt 7

1.4. Tình hình nghiên cứu KST ở cá diếc 16

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 19

2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20

2.3. Phương pháp thu, giữ mẫu cá phục vụ nghiên cứu 20


2.4. Phương pháp nghiên cứu KST 21

2.4.1. Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu KST 21

2.4.2. Phương pháp kiểm tra phát hiện KST 21

2.4.3. Phương pháp thu thập, cố định và bảo quản KST 24

2.4.3.1. KST thuộc ngành nguyên sinh động vật (Protozoa) 24

2.4.3.2. Ký sinh trùng thuộc lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) 24

2.4.3.3. Ký sinh trùng thuộc lớp sán dây (Cestoidae) 25

2.4.3.4. Ký sinh trùng thuộc lớp giun tròn (Nematoda) 25

2.4.3.5. Ký sinh trùng thuộc lớp giáp xác (Crustacea) 25

2.4.4. Phương pháp làm tiêu bản 25

iv

2.4.4.1. Ngành nguyên sinh động vật (Protozoa) 25

2.4.4.2. Sán lá đơn chủ (Monogenea) 27

2.4.4.3. Sán lá song chủ (Digenea), sán dây (Cestoidae) và sán lá song thân
(Eudiplozoon) 27

2.4.4.4. KST thuộc lớp giun tròn (Nematoda) 27


2.4.4.5. KST thuộc lớp giáp xác (Crustacea) 27

2.4.5. Đo kích thước KST 27

2.4.6. Phương pháp phân loại KST 28

2.4.7. Phương pháp đánh giá mức độ cảm nhiễm KST ở cá 29

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 30

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1. Thành phần loài KST, một số đặc điểm phân loại và mức độ cảm nhiễm các loài
KST ký sinh trên cá diếc ở Phú Yên 31

3.1.1. Thành phần loài KST ký sinh trên cá diếc ở Phú Yên 31

3.1.2. Một số đặc điểm phân loại và mức độ cảm nhiễm các loài KST ký sinh trên cá
diếc ở Phú Yên 34

3.1.2.1. Loài Zschokkella sp. 34

3.1.2.2. Loài Myxidium sp. 35

3.1.2.3. Loài Henneguya sp. 36

3.1.2.4. Loài Myxobolus sp1. 37

3.1.2.5. Loài Myxobolus sp2. 38


3.1.2.6. Loài Ichthyophthyrius multifiliis Fouquet, 1876 39

3.1.2.7. Loài Epistylis sp. 42

3.1.2.8. Loài Trichodina sp. 43

3.1.2.9. Loài Dactylogyrus anchoratus (Dujardin, 1845) Wagener, 1857 44

3.1.2.10. Loài Dactylogyrus formosus Kulwieć, 1927 46

3.1.2.11. Loài Dactylogyrus intermedius Wegener, 1909 48

3.1.2.12. Loài Dactylogyrus vastator Nybelin, 1924 49

3.1.2.13. Loài Gyrodactylus hronosus Zitnan, 1964 52

3.1.2.14. Loài Eudiplozoon nipponicum (Goto, 1891) 54

3.1.2.15. Loài Bothriocephalus sp. 56

3.1.2.16. Loài Anisakis sp. 58

v

3.1.2.17. Loài Cucullanus cyprini Yamaguti, 1941 59

3.1.2.18. Loài Lernaea cyprinacea Linnaeus, 1758 60

3.1.2.19. Loài Corallana grandiventra Ho et Tonguthai, 1992 64


3.1.3. Thành phần và mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc 67

3.1.3.1. Thành phần và tỷ lệ cảm nhiễm các lớp KST trên cá diếc 67

3.1.3.2. Thành phần loài và mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá diếc 67

3.2. Thành phần và mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc ở từng địa phương 69

3.2.1. Thành phần và TLCN các lớp KST trên cá diếc ở từng địa phương 69

3.2.2. Thành phần và mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá diếc ở từng địa
phương 71

3.3. Thành phần và mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc theo mùa 73

3.3.1. Sự phân bố các lớp KST ở cá diếc theo mùa 73

3.3.2. Mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc trong mùa mưa và mùa khô 74

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 77

4.1. KẾT LUẬN 77

4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 79


TÀI LIỆU TIẾNG ANH 80

TÀI LIỆU TIẾNG NGA 85

TÀI LIỆU TIẾNG BA LAN 86

TÀI LIỆU TIẾNG THỔ NHĨ KỲ 86

TÀI LIỆU TỪ INTERNET 86









vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐCN

: Cường độ cảm nhiễm

KST

: Ký sinh trùng


L

: Chiều dài cơ thể

sp. nov. = species nova : Loài mới
spp. = species pluriel : Nhiều loài
TLCN

: Tỷ lệ cảm nhiễm

TTK

: Thị trường kính

T : Chiều dày bào tử
W

: Chiều rộng cơ thể


















vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh yếu tố nhiệt độ giữa hai mùa của hai huyện Tuy An và Đông Hòa 4
Bảng 2.1. Số lượng và kích cỡ trung bình của mẫu cá diếc nghiên cứu theo từng địa
phương 21
Bảng 3.1. Thành phần loài KST ký sinh ở cá diếc ở Phú Yên 32
Bảng 3.2. Thành phần loài và mức độ cảm nhiễm các loài ký sinh trùng trên cá diếc ở
Phú Yên 68
Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ cảm nhiễm của các lớp ký sinh trùng trên cá diếc ở từng địa
phương 70
Bảng 3.4. Thành phần loài và mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá diếc ở từng địa
phương 71
Bảng 3.5. Mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc trong mùa mưa và mùa khô 74




















viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cá diếc mắt đỏ (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) 4
Hình 2.1. Các địa điểm thu mẫu KST của cá diếc ở Phú Yên 19
Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
Hình 2.3. Mô tả cách đo một số cấu trúc kitin của bộ phận bám, cơ quan giao phối của
sán lá đơn chủ Dactylogyridae, Gyrodactylidae (theo Gussev, 1983) và Bayepa 28
Hình 3.1. Zschokkella sp. 34
Hình 3.2. Myxidium sp. 35
Hình 3.3. Henneguya sp. 36
Hình 3.4: Myxobolus sp1. 37
Hình 3.5: Myxobolus sp2. 38
Hình 3.6: Ichthyophthyrius multifiliis Fouquet, 1876 39
Hình 3.7: Epistylis sp. 42
Hình 3.8. Trichodina sp. 43
Hình 3.9. Dactylogyrus anchoratus (Dojardin, 1845) 44
Hình 3.10. Một số cơ quan để phân loại Dactylogyrus anchoratus 44
Hình 3.11. Dactylogyrus formosus Kulwieć, 1927 46
Hình 3.12. Một số cơ quan để phân loại Dactylogyrus formosus 47

Hình 3.13. Loài Dactylogyrus intermedius Wegener, 1909 48
Hình 3.14. Một số cơ quan để phân loại Dactylogyrus intermedius 48
Hình 3.15. Dactylogyrus vastator Nybelin, 1924 và một số cơ quan để phân loại
Dactylogyrus vastator 50
Hình 3.16. Gyrodactylus hronosus Zitnan, 1964 52
Hình 3.17. Một số cơ quan để phân loại Gyrodactylus hronosus 52
Hình 3.18: Eudiplozoon nipponicum (Goto, 1891) 54
Hình 3.19. Một số cơ quan quan để phân loại Eudiplozoon nipponicum 55
Hình 3.20. Bothriocephalus sp. 56
Hình 3.21. Anisakis sp. 58
Hình 3.22. Cucullanus cyprini Yamaguti, 1941 59
Hình 3.23. Lernaea cyprinacea Linnaeus, 1758 60
Hình 3.24. Một số cơ quan của Lernaea cyprinacea 61
ix

Hình 3.25. Corallana grandiventra Ho et Tonguthai, 1992 64
Hình 3.26. Một số phần phụ của Corallana grandiventra 65
Hình 3.27. Tỷ lệ cảm nhiễm (%) các lớp KST trên cá diếc 67
Hình 3.28. Tỷ lệ cảm nhiễm các lớp KST trên cá diếc ở từng địa phương 69
Hình 3.29. Tỷ lệ cảm nhiễm cá lớp KST giữa mùa mưa và mùa khô 73




















1

MỞ ĐẦU

Ký sinh trùng ở cá đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Đa số các công trình
nghiên cứu về KST cá được thực hiện ở châu Âu, nơi có thành phần giống loài không
phong phú bằng châu Á và châu Phi, ít nhất do nhiệt độ ở châu Âu thấp hơn, vì thế
chắc chắn sẽ còn nhiều loài KST chưa được phát hiện và mô tả. Hà Ký và Bùi Quang
Tề (2007) thống kê được 373 loài KST khác nhau đã từng được phát hiện ở 110 loài cá
nước ngọt và nước lợ, tuy nhiên nghiên cứu này cũng chưa đánh giá hết tác hại của
KST trên chúng [2, 8].
Cá diếc là loài cá kinh tế. Cá diếc được đánh bắt thường xuyên và được bán hàng
ngày ở chợ nông thôn, được người dân sử dụng trong các bữa cơm gia đình. Tuy tốc
độ sinh trưởng chậm và kích thước tối đa nhỏ nhưng cá diếc ăn tạp, sức sinh sản cao,
khả năng khôi phục quần đàn lớn, sức chịu đựng với môi trường khắc nghiệt tốt nên
thường được nuôi ghép với cá chép ở ao, hồ và ruộng lúa để tận dụng nguồn thức ăn tự
nhiên ở đáy thuỷ vực. Dựa vào khả năng biến dị liên tục của cá diếc, người ta đã chọn
giống để sản xuất ra giống cá vàng rất nổi tiếng. Ở nước ta, Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản I đã nhập công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá diếc từ Trung Quốc
nhằm mục đích sản xuất giống tại chỗ và chuyển giao công nghệ sản xuất giống tới các
địa phương trong cả nước [5, 10, 11, 17].

Cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá diếc thơm ngon, ngọt và mát, không
tanh như các loại cá khác nên chúng thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon
như: cá diếc nấu canh chua, lẩu cá diếc, cá diếc nấu rau răm, cá diếc nướng, chiên
giòn,…. Với y học cổ truyền, cá diếc không chỉ dùng làm món ăn thông thường mà
còn là vị thuốc chữa một số bệnh. Cá diếc là một trong 499 vị "Nam dược thần hiệu"
(sách của Tuệ Tĩnh) gọi là tức ngư, tính hàn, công dụng điều khí hòa trung rất bổ ích,
chữa mụn trĩ, đại tiện ra máu, lao và cả bệnh tiểu đường [76, 77, 78].
Để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nghề cá nhất thiết phải quan tâm đến
các đối tượng vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có vai trò quan trọng đảm bảo cân
bằng sinh thái và đa dạng sinh học ở các thuỷ vực tự nhiên. Trong số đó, cá diếc là loài
đã đi vào dân gian, trở thành nét văn hóa ẩm thực tao nhã, không kém phần thú vị và là
bài thuốc chữa một số bệnh trong đời sống người dân hàng ngày.
Mặc dù vậy, số lượng công trình nghiên cứu về cá diếc chưa nhiều đặc biệt là
nghiên cứu về bệnh KST gây ra ở cá diếc đang còn rất hạn chế.
2

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ký sinh trùng
ký sinh trên cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) tại tỉnh Phú
Yên”.
Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần giống loài KST cũng như mức độ cảm nhiễm của chúng trên
cá diếc để từ đó định hướng cho công tác phòng trị bệnh trong nuôi cá diếc sau này.
Nội dung nghiên cứu
 Xác định thành phần loài, tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm KST ở cá diếc.
 So sánh mức độ cảm nhiễm KST giữa 3 địa phương là xã An Mỹ, thị trấn Chí
Thạnh và xã Hòa Xuân Đông của tỉnh Phú Yên.
 So sánh mức độ nhiễm KST theo các mùa trong năm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu này nhằm góp phần cung cấp thông tin về thành
phần loài và mức độ nhiễm KST ở cá diếc.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào việc chăm
sóc và quản lý sức khỏe cá diếc nuôi sau này cũng như hạn chế mối nguy đối với sức
khỏe cộng đồng và an toàn thực phẩm.














3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy An và huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên
Biến đổi mùa trong năm thường tác động mạnh đến giới sinh vật. Vì vậy, tất
nhiên sẽ ảnh hưởng đến sinh vật ký sinh. Sự phân bố của KST phụ thuộc vào các điều
kiện khí hậu, nhất là nhiệt độ [9]. Động vật ký sinh, đặc biệt là ngoại ký sinh chịu ảnh
hưởng rất rõ bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan,
…[2].
1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy An
- Khí hậu thời tiết huyện Tuy An chia làm 2 mùa:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11.
+ Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 8.

Theo tài liệu phân vùng khí hậu, Tuy An được chia thành 2 tiểu vùng khí hậu
khác nhau. Xã An Mỹ và thị trấn Chí Thạnh là các xã đồng bằng ven biển của huyện
Tuy An trực thuộc tiểu vùng 2 [16]. Đặc điểm khí hậu vùng này là lượng mưa trung
bình năm dưới 1.500 mm. Lượng mưa biến động thất thường, năm ít nhất 900 mm,
năm cao nhất trên 2.000 mm. Mưa lớn nhất thường vào các tháng 9, 10, 11. Nhiều năm
vào các tháng này có nơi mưa trên 600 mm/tháng.
Vào các tháng giữa mùa đông nhiệt độ trung bình là 21 – 23
o
C. Nhiệt độ thấp
nhất phổ biến là 13 – 15
o
C.
Vào các tháng (6, 7, 8) nhiệt độ trung bình 28 – 30
o
C. Nhiệt độ cao nhất trên
40
o
C. Trong mùa hè có gió Tây Nam khô nóng. Tốc độ gió có nơi trên 20 m/s, cả mùa
hạ có trên dưới 45 ngày khô nóng. Có đợt gió khô nóng kéo dài đến 15 ngày.
Trong mùa đông, gió mùa Đông Bắc có tốc độ mạnh nhất 10-15 m/s. Hướng gió
chính từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là: Bắc - Đông Bắc, từ tháng 5 đến tháng 10 là
Tây - Tây Nam. Đây là tiểu vùng thường có bão mạnh, tốc độ gió bão mạnh đã lên tới
36 m/s [16].
1.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Đông Hòa
Đông Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí
hậu đại dương. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 1 - 8, chiếm
khoảng 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm khoảng 50% cả năm,
nhưng cường độ mưa nhỏ: 1 - 10 mm; mùa mưa từ tháng 9 - 12 chiếm 70 - 80% tổng
4


lượng mưa trong năm, tuy lượng mưa lớn nhưng phân bổ không đều qua các tháng, tập
trung và tháng 10, 11. Lượng mưa trung bình năm 1.200 – 1.900 mm.
Nhiệt độ: Trung bình trong năm là 26,5
o
C, tháng lạnh nhất 23,3
o
C, tháng nóng
nhất 29,3
o
C [3].
So sánh điều kiện tự nhiên của hai huyện Tuy An và Đông Hòa cho thấy nhiệt độ
giữa hai mùa (mùa mưa và mùa khô) có sự chênh lệch rất lớn.
Bảng 1.1. So sánh yếu tố nhiệt độ giữa hai mùa của hai huyện
Tuy An và Đông Hòa

Nhiệt độ (
o
C)
Địa điểm
Mùa mưa Mùa khô
Tuy An 22,0 29,0
Đông Hòa 23,3 29,3

1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá diếc
1.2.1. Vị trí phân loại
Vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae

Giống: Carassius
Loài: Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758) [5].
Tên tiếng Việt: cá diếc, cá diếc mắt đỏ
Tên tiếng Anh: Crucian carp











Hình 1.1. Cá diếc mắt đỏ (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758))
5

1.2.2. Đặc điểm hình thái
Ở nước ta giống cá diếc Carassius Nilsson, 1832 có 1 loài là loài cá diếc
Carassius auratus (Linnaeus, 1758), với 2 phân loài phân biệt như sau:
 Cá diếc mắt đỏ (C. auratus auratus (Linnaeus, 1758)) có kích thước nhỏ, vành
mắt màu đỏ. L
o
= 2,7 T; T = 2,6 Ot = 3,6 O = 2,5 OO. Cá phân bố rộng ở các tỉnh phía
Bắc, giới tính đực, cái riêng biệt.
 Cá diếc mắt trắng (C. auratus argenteaphthalmus Nguyen, 2001) có kích thước
lớn, vành mắt màu trắng. L
o
= 3,4 T; T = 4,0 Ot = 4,5 O = 2,2 OO. OO = 2,0 O. Cá chỉ

phân bố ở 1 số vùng thuộc Tây Bắc như vùng lòng chảo Điện Biên, Tuần Giáo Lai
Châu và huyện Thuận Châu Sơn La, chỉ toàn cá cái [5].
Cá diếc mắt đỏ có thân dẹp bên, ngắn, cân đối. Viền lưng cong nông, viền bụng
thẳng. Đầu ngắn, mút mõm tù, ngắn, chiều rộng lớn hơn chiều dài. Không có râu, lỗ
mũi gần mắt hơn mõm. Mắt to vừa phải nằm ở hai bên đầu, khoảng cách giữa hai mắt
rộng, lồi. Miệng ở mút mõm hình bán nguyệt, hướng ngang. Hàm dưới hơi dài hơn
hàm trên, rạch không kéo dài tới viền trước mắt. Màng mang rộng, liền với eo mang.
Lược mang mảnh, ngắn. Răng hầu dẹt.
Vây lưng dài khởi điểm tương đương hoặc trước khởi điểm vây bụng một ít, ở
giữa mút mõm và gốc vây đuôi, viền sau hơi lõm, gai cứng cuối hóa xương rắn chắc và
phía sau có răng cưa. Vây hậu môn ngắn, tia gai cứng cuối phía sau có răng cưa, vây
ngực, vây bụng và vây hậu môn đều chưa tới gốc vây sau nó. Hậu môn trước vây hậu
môn một ít.
Vẩy tròn, lớn khó rơi rụng. Đường bên hoàn toàn, hơi cong xuống ở phần ngực,
bụng, phần sau nằm giữa thân. Đốt sống toàn thân 29 - 30 (15 - 16 + 14 - 15). Bóng
hơi lớn chia 2 ngăn. Ruột ngắn, chỉ bằng 2,0 – 3,3 chiều dài thân.
Lưng xám xanh hoặc xám tro, bụng vàng nhạt, mắt vàng thau, có viền đỏ. Các
vây xám, ngọn nhạt hơn [5].
1.2.3. Phân bố
Có 2 loài thuộc giống cá diếc Carassius trong đó loài C. carassius phân bố ở
châu Âu (phần phía tây) và loài C. auratus (loài C. auratus có ít nhất 2 phân loài là cá
diếc mắt đỏ (C. auratus auratus) và cá diếc phổ (Carassius auratus gibelio (Bloch,
1782))) phân bố ở châu Á, phía đông Liên Xô (Liên Xô cũ) [18].
6

Cá diếc mắt đỏ phân bố rộng từ hàn đới đến cận nhiệt đới, suốt từ châu Á, miền
Đông Nga qua Trung Quốc, Nhật Bản đến miền Bắc Việt Nam [5].
Ở Việt Nam: Cá diếc mắt đỏ phân bố rộng hơn cá chép vì khả năng chịu đựng đối
với điều kiện khó khăn của ngoại cảnh cao hơn cá chép [18]. Cá diếc mắt đỏ sống ở
nước ngọt, phổ biến ở các vùng nước thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt là

các ao, hồ nước tĩnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên. cá
diếc mắt đỏ cũng thấy ở cả Trung du và miền núi. Giới hạn phân bố thấp nhất về phía
Nam của loài cá này là sông Ba thuộc Nam Trung Bộ (Nguyễn Hữu Dực 1997) [5].
1.2.4. Đặc điểm sinh học và sinh sản
Tập tính sống: Cá diếc mắt đỏ có thể sống được ở các ao, hồ, sông, suối, đầm,
đồng ruộng tính thích ứng rất cao và có thể sinh sản trong các môi trường xấu mà các
loài cá khác không chịu nổi. Cá diếc thuộc loại rộng nhiệt, sinh sống trong các điều
kiện khó khăn hoặc thay đổi lớn. Cá chịu được hàm lượng oxy thấp (dưới 1 mg O
2
/l).
Dinh dưỡng: Cá diếc mắt đỏ ăn tạp thức ăn có thể là động vật Copepoda,
Cladocera, Ostracoda, Trai, Ốc, Hến, Vẹm nước ngọt, ấu trùng Muỗi (Chironomidae)
hay thực vật như các loại tảo (tảo Khuê, tảo Lục), cỏ non và cả các thực vật mục nát.
Các tháng 4, 5, 6, 7 cá ít ăn các sinh vật đáy, tháng 8 cá ăn sinh vật đáy nhiều hơn.
Thức ăn chính của cá con là động vật nổi, mùn bã hữu cơ. Cá 2 - 3 tuổi ăn động vật
đáy nhiều hơn cá con. Thành phần thức ăn của cá còn thay đổi theo nơi sống.
Sinh trưởng: Năm đầu cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, nhưng từ năm thứ 3 trở
đi lại tăng lên nhanh về khối lượng. Cá diếc mắt đỏ ở lưu vực sông Hồng lớn nhất là
600 g, trung bình từ 150 - 250 g. Cùng một lứa tuổi cá cái thường lớn nhanh hơn cá
đực. Theo Nguyễn Văn Hảo (1964) và Trương Quang Châu (1971), cá diếc mắt đỏ
trên 1 tuổi có chiều dài từ 9,0 – 10,9 cm, ứng với khối lượng 27 – 42 g, cá ở tuổi 2
+
:
10,1 – 12,5 cm và 37 – 76 g, cá ở tuổi 3
+
: 12 – 14,9 cm và 56 – 127 g, cá ở tuổi 4
+
:
14,7 – 18,0 cm và 95 – 212 g [5, 11].
Sinh sản: Theo Mai Đình Yên (1983) cá diếc thành thục sau 1 năm. Trong tự

nhiên, cá diếc cái nhiều hơn cá diếc đực. Chính vì vậy mà trong tự nhiên thường xảy ra
hiện tượng lai cá chép đực và cá diếc cái [18].
Theo Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân (2001) trong mùa sinh sản bề ngoài cá
diếc mắt đỏ đực thường có chấm sao, còn cá cái không có. Sức sinh sản tùy thuộc vào
kích thước. Cá càng lớn lượng chứa trứng càng nhiều. Cá cái cỡ 50 g có khoảng 10
7

vạn trứng trong buồng trứng. Sức sinh sản tuyệt đối biến động từ 42.500 – 105.600
trứng. Trong noãn sào có nhiều cỡ trứng khác nhau. Trứng cá diếc thuộc loại trứng
dính, chúng bám vào thực vật thủy sinh. Đường kính trứng lớn từ 1,0 - 1,3 mm. Cá
diếc mắt đỏ hầu như đẻ quanh năm nhưng tập trung vào hai vụ chính là tháng 3 - 4 và
tháng 8 - 9, nhiệt độ nước khi cá đẻ từ 20 - 27
o
C. Cá đẻ tập trung thành từng đàn lớn,
đi vào các bãi cạn ven bờ có nhiều cây cối thủy sinh để sinh sản. Trứng dính vào thực
vật và các giá thể trong nước, thời gian cá đẻ nhanh nhất từ nửa đêm đến sáng hôm sau
vào lúc mưa rào [5, 17].
1.3. Tình hình nghiên cứu KST ở cá nước ngọt
Châu Âu: KST trên cá đã được biết đến từ rất lâu. Vào triều đại nhà Tống (964 -
1.126 sau công nguyên) tại Trung Quốc người ta đã biết trùng quả dưa
Ichthyophthyrius multifiliis [50].
Đến thời Linnaeus (1707 - 1778) KST cá đã được nghiên cứu. Năm 1929, viện sĩ
Dogiel (1882 - 1955) thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) đã đưa ra “Phương
pháp nghiên cứu KST trên cá” đã mở ra phương hướng phát triển mới cho nghiên cứu
về các khu hệ KST trên cá và các loại bệnh cá do KST gây ra [7, 14].
Từ năm 1929 đến 1970, hàng loạt các công trình nghiên cứu về KST ký sinh ở cá
nước ngọt và nước mặn được công bố ở nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1962,
Bychowsky và các cộng sự cho xuất bản cuốn “Danh mục các loài động vật ký sinh ở
cá nước ngọt Liên Xô”. Công trình này đã mô tả được 1.211 loài động vật ký sinh của
cá nước ngọt Liên Xô. Công trình nghiên cứu về khu hệ KST ký sinh trên các loài cá

nước ngọt ở Liên Xô, do Bychowsky biên tập từ kết quả của nhiều tác giả khác. Công
trình này đã phát hiện và phân loại được khoảng 2.000 loài KST khác nhau và công bố
năm 1968 [2, 7].
Vào những năm 1984, 1985 và 1987 Bayepa, Gusev và Shupvman đã xuất bản 3
tập sách về động vật ký sinh ở cá nước ngọt Liên Xô. Trong 3 tập sách này, các tác giả
đã mô tả trên 2.000 loài khác nhau. Trong tập 1 tác giả đã tập trung mô tả các loài đơn
bào (Protozoa), tập 2 các tác giả tập trung mô tả các loài sán đơn chủ (Monogenea),
đặc biệt là giống Gyrodactylus và Dactylogyrus, tập 3 tập trung mô tả các loài thuộc
sán song chủ (Digenea), sán dây (Cestoda), giun tròn (Nematoda), đỉa (Hirudinea) và
giáp xác chân chèo (Copepoda). Đây là công trình nghiên cứu đề cập đến hầu hết
8

những bọn động vật ký sinh phổ biến ở cá nước ngọt Liên Xô, các loài được mô tả rất
rõ ràng [2, 71].
Lom và Dyková (1992) đã xuất bản cuốn “KST đơn bào ở cá” trên cá nước ngọt,
cuốn sách này đề cập đến 1.846 loài, thuộc 219 giống, của 26 bộ, 15 lớp khác nhau và
một số loài chưa được phân loại. Đồng thời, giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ
thống phân loại của 7 ngành KST đơn bào ký sinh ở cá gồm có: ngành trùng roi
(Mastigophora), ngành Opalinata, ngành Amip (Rhizopoda), ngành trùng bào tử
(Apicomplexa), ngành vi bào tử (Microspora), ngành bào tử (Myxozoa), ngành trùng
lông (Ciliophora) [50].
William và Jones (1994) đã có nhiều nghiên cứu về thành phần giống loài, vòng
đời và đặc điểm cấu tạo của các nhóm sán lá đơn chủ, sán dây, sán lá song chủ
(Trematoda), giun tròn, giun đầu gai (Acanthocephala) ký sinh ở cá nước ngọt và nước
mặn [66].
Từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 3 năm 2004 Galli và cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu sán lá đơn chủ trên 16 loài cá nước ngọt bản địa và cá nhập nội nằm trong khu vực
đánh cá của sông Po (phía Bắc của nước Ý). Kết quả tác giả đã cho biết, trong tổng số
35 loài KST bắt gặp thì có đến 17 loài KST bắt gặp trên cá nhập nội (5 loài sán lá đơn
chủ có nguồn gốc từ Mỹ, 11 loài từ Trung Âu, và 1 loài từ lục địa Á-Âu); chỉ có 2 loài

có nguồn gốc bản địa, còn lại 16 loài được coi là không rõ nguồn gốc [31].
Saha (2010) đã tiến hành nghiên cứu: “Vai trò của mật độ thả và các yếu tố vô
sinh của ao nuôi ảnh hưởng đến sự phân bố và lan truyền của sán lá đơn chủ trong
mang của cá Rohu (Labeo rohita)”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi nuôi cá ở
mật độ cao, hàm lượng chất hữu cơ nhiều và nồng độ oxy hòa tan có ảnh hưởng rất lớn
đến sự lan truyền của sán lá đơn chủ trên mang của cá nuôi. Tuy nhiên các yếu tố này
lại không ảnh hưởng đến sự phân phối của sán lá đơn chủ trong mang [59].
Châu Mỹ: Hoffman (1998) đã tổng kết các công trình nghiên cứu KST trên 416
loài cá nước ngọt ở Bắc Mỹ, đã xác định được 19 ngành thuộc 4 giới: sinh vật nhân
nguyên thủy, động vật nguyên sinh, nấm, động vật đa bào [39].
León và cộng sự (2005 – 2008) đã nghiên cứu KST và giun sán ký sinh ở 23 loài
cá nước ngọt từ lưu vực sông Nazas ở miền bắc Mexico, 906 mẫu cá đã được kiểm tra.
Kết quả đã xác định được 41 loài KST bao gồm: 19 loài sán đơn chủ, 10 loài sán lá
song chủ, 7 loài sán dây, 4 loài giun tròn và 1 loài giun đầu gai [47].
9

Châu Đại Dương: Theo Byrnes (1986), Kabata (1992) thì trùng mỏ neo gây bệnh
thuộc họ Ergasilidae có 12 loài đã được báo cáo ký sinh trên cá nước ngọt ở Úc: trong
đó có 6 loài thuộc giống Ergasilus (E. orientalis, E. australiensis, E. lizae, E.
intermedius, E. spinilaminatus và E. ogawai), 3 loài thuộc giống Dermoergasilus (D.
semicoleus, D. acanthopagri và D. amplectens), 1 loài thuộc giống Paraergasilus (P.
acanthopagri) và 1 loài thuộc giống Neoergasilus (N. spinipes). Theo Ho và cộng sự
(1992), trên cá nước ngọt ở Úc có đến 140 loài KST thuộc giống Ergasilus đã được
báo cáo [37].
Dove và cộng sự (1997), Dove & Ernst (1998) và Dove (2000) đã nghiên cứu
KST trên cá nước ngọt ở phía Đông Nam của nước Úc đã bắt gặp 109 loài KST trên
18 loài cá. KST bắt gặp trong các loài cá nước ngọt chủ yếu là động vật đơn bào, giun
sán (ngành giun dẹt, giun tròn và giun đầu gai), đỉa cá và giáp xác [37].
Fletcher & Whittington (1998) ước tính có khoảng 500 loài thuộc lớp sán lá đơn
chủ ký sinh trên cá nước ngọt ở Úc, mặc dù cho đến năm 1998 chỉ có khoảng 5% trong

số này đã được mô tả. Tác giả đã nghiên cứu KST trên 17 loài cá nước ngọt ở Úc và
tìm thấy 26 loài sán lá đơn chủ [37].
Ho (1998), Lester & Hayward (2006) đã báo cáo rằng có hơn 2.000 loài giáp xác
(Crustacea) ký sinh trên cá nước ngọt ở Úc đã được mô tả và hầu hết chúng nằm trong
hai họ là Lernaeidae và Ergasilidae. Theo Ho (1998), thì có 113 loài thuộc họ
Lernaeidae đã được báo cáo ký sinh trên 322 loài cá nước ngọt. Trong đó có hơn 40
loài thuộc giống Lernaea. Loài Lernaea cyprinacea được tìm thấy trong rất nhiều
nghiên cứu khác nhau (Al-Hamed & Hermiz, 1973; Sanderson, 1974; Bullow và cộng
sự, 1979; Timmon & Hemstreet, 1980; Marcogliese, 1991; Medeiros & Maltchik,
1999; Toro và cộng sự, 2003; Bond, 2004; Perez-Bote, 2005). Một số loài khác cũng
được tìm thấy ở Úc như Lernaea cruciata (Joy, 1973; Lewis và cộng sự, 1984),
Lernaea minuta (Kularatne và cộng sự, 1994) và Lernaea piscinae (Shariff, 1981)
[37].
Adlard & O'Donoghue (1998), báo cáo có khoảng 56 loài động vật đơn bào
(Protozoan) ký sinh trên cá nước ngọt ở Úc. Từ đó cho đến nay đã có thêm rất nhiều
loài mới được mô tả và nhiều loài khác được báo cáo. Trùng quả dưa Ichthyophthirius
multifiliis được báo cáo là KST đơn bào gây bệnh cho hầu hết các loài cá nước ngọt
10

trên toàn thế giới và trên tất cả các giai đoạn của cá (Clemente và cộng sự, 2000; Xu
và cộng sự, 2005; Dickerson, 2006) [37].
O'Donoghue (2005) cho rằng trùng bánh xe (Trichodina) có khoảng 150 loài ký
sinh trên cá nước ngọt ở Úc. Có 21 loài Trichodinia ký sinh trên 33 loài cá nước ngọt
ở miền Đông nước này đã được tìm thấy và mô tả [37].
Châu Á
Tây Á
Iran: Pazooki, Masoumian, Yahyazadeh và Abbasi (2001 - 2002) đã kiểm tra
KST trên 266 mẫu cá nước ngọt, thuộc 11 loài của vùng Tây Bắc Iran. Kết quả đã tìm
thấy 12 loài KST: Diplostomum spathaceum, Allocreadium isoporum, Ligula
intestinalis, Digrama sp., Caryophylleus laticeps, Rhabdocona hellichi, Eustrongylides

excisus, Argulus foliaceus, Lamprolegna compacta, Myxobolus musayevi, M. cristatus
và Neoechinorhynchus rutili. Trong đó loài Myxobolus cristatus được báo cáo là tìm
thấy lần đầu tiên trên các loài cá nước ngọt này của Iran [55].
Trong nghiên cứu về sự cảm nhiễm KST trong lớp sán đơn chủ thuộc họ
Dactylogyridae của 5 loài cá nước ngọt được nhập về nuôi ở Iran từ các nước Nga,
Romani, Hungary và Trung Quốc bao gồm: cá chép (Cyprinus carpio), cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá mè hoa
(Hypophthalmichthys nobilis) và cá trắm đen (Myelopharyngodon piceus). Kết quả
nghiên cứu đã bắt gặp 18 loài KST thuộc giống Dactylogyrus: D. achmerovi, D.
anchoratus, D. aristichthys, D. baueri, D. dulikeity, D. ctenopharyngodonis, D.
extensus, D. hypophthalmichthys, D. intermedius, D. intermedioides, D. lamellatus, D.
magnihamotus, D. nobilis, D. sahuensis, D. suchengtaii, D. taihuensis, D. vastator và
D. wegeneri. Trong số này thì 2 loài D. vastator và D. anchoratus được báo cáo là ký
sinh và gây bệnh nghiêm trọng cho cá bột và cá giống trong quá trình sinh sản nhân
tạo và ương nuôi cá chép và cá trắm cỏ (Shamsi và cộng sự, 2009) [60].
Mười loài KST là: Ichthyophthirius multifiliis, Trichodina sp. (Cilliophora);
Myxobolus musayevi, Myxobolus sp. (Myxozoa); Dactylogyrus extensus, D. lenkorani
(Monogenea); Diplostomum spathaceum, Tylodelphys clavata (Digenea); Argulus
foliaceus và Lernea cyprinacea (Crustaceans) được báo cáo tìm thấy ký sinh trên 6
loài cá thuộc họ cá chép là: cá chép, cá diếc phổ và các loài cá khác có tên khoa học
lần lượt là Capoeta aculeata, Capoeta damascina, Chondrostoma regium và Alburnus
11

alburnus. Tổng cộng có 90 mẫu cá đã được kiểm tra KST, TLCN các loài KST là
77,7%. Hai loài cá Chondrostoma regium, Alburnus alburnus trong báo cáo này được
xem là vật chủ mới cho Dactylogyrus extensus (Raissy và cộng sự, 2010) [57].
Iraq: Mhaisen và cộng sự (2003) đã nghiên cứu KST trên 23 loài cá nước ngọt
bao gồm cả cá diếc châu Âu (cá diếc đen) (Carassius carassius (Linnaeus, 1758)),
công trình đã phát hiện 59 loài KST và trong bài báo này tác giả đã mô tả chi tiết 5 loài
là Dactylogyrus anchoratus (Dujardin, 1845); Dactylogyrus minutus (Kulwiec, 1927);

Ancyrocephalus vanbenedenii (Parona và Perugia, 1890); Ancylodiscoides gomitus
(Jain, 1952) và Discocotyle sagittata (Leuckart, 1842) trong tổng số 59 loài KST được
tìm thấy [52].
Trong một nghiên cứu khác về KST trong lớp sán đơn chủ ở Iraq trên 4 loài cá
nước ngọt thuộc họ cá chép (Cyprinidae): Capoeta trutta, Chalcalburnus mossulensis,
Cyprinion macrostomum và Leuciscus lepidus, cá thu từ hồ Darbandikhan, phía Tây
Nam thành phố Sulaimaniya. Thời gian thu mẫu từ tháng 3 đến cuối tháng 7 năm
2008. Kết quả kiểm tra đã tìm thấy 4 loài sán lá đơn chủ thuộc giống Dactylogyrus là
D. alatus, D. cyprinioni, D. macracanthus và D. microcirrus ký sinh trên mang của 4
loài cá trên. Tác giả cũng cho biết rằng đây là 4 loài KST được công bố lần đầu tiên ký
sinh trên 4 loài cá này (Abdullah, 2009) [20].
Đông Nam châu Á
Trung Quốc: Năm 1973, Chen Chin-leu là chủ biên cuốn sách KST cá nước
ngọt tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, công trình đã phân loại được 375 loài KST trên 50 loài
cá nước ngọt, trong đó động vật đơn bào có 159 loài, sán đơn chủ 116 loài, sán dây 10
loài, sán song chủ 33 loài, giun tròn 21 loài, giun đầu gai 7 loài, đỉa cá 2 loài, động vật
thân mềm (Mollusca) 1 loài và giáp xác 26 loài. Riêng trên một số đối tượng nuôi
chính, công trình đã phát hiện được: 61 loài KST ở cá chép, 71 loài ở cá trắm cỏ, 75
loài ở cá mè trắng, 75 loài ở cá diếc (Carassius auratus) (theo Bùi Quang Tề, 1991)
[12].
Tang và Zhao (2009) đã nghiên cứu trùng bánh xe ký sinh trên cá chép và cá diếc
(Carassius auratus) thu tại các hồ nuôi thuộc Trùng Khánh, Trung Quốc. Nghiên cứu
bắt gặp được hai loài trùng bánh xe thuộc giống Trichodina trong đó có một loài mới
là Trichodina cyprinocola thu được ở mang cá chép. Tiếp đó năm 2010, Tang và Zhao
lại tiến hành nghiên cứu phân loại Trichodina ký sinh trên mang của cá diếc
12

(Carassius auratus) thu ở Trùng Khánh, Trung Quốc, kết quả tác giả đã công bố tìm
thấy 3 loài trùng bánh xe là Trichodina ngoma (As & Basson, 1992); Trichodina
reticulata (Hirschman & Partsch, 1955) và Trichodina brevicirra Tang and Zhao,

2010. Trong đó Trichodina brevicirra là loài mới [62, 63].
Ấn Độ: Ấn độ cũng là nước có nhiều nhà nghiên cứu về KST trên cá. Năm 1967,
Gupta đã nghiên cứu KST đơn bào và giun sán ký sinh trên cá [34].
Gussev (1976) đã nghiên cứu khu hệ sán lá đơn chủ ở 37 loài cá nước ngọt Ấn
Ðộ, phân loại được 57 loài sán lá đơn chủ trong đó có 40 loài mới [36].
Từ năm 2005 - 2007 Vankara, Mani và Vijayalakshmi đã nghiên cứu KST đa bào
trên cá chạch lấu (Mastacembelus armatus (Lacèpéde, 1800)) mẫu được thu ở sông
Godavari, Ấn Độ. Nghiên cứu đã bắt gặp mười hai loài KST ký sinh trên cá chạch lấu.
Trong đó 6 loài thuộc lớp sán lá song chủ, 2 loài thuộc lớp sán dây, 1 loài thuộc lớp
chân chèo (Copepoda), 1 loài thuộc lớp giun tròn và 1 loài thuộc lớp giun đầu gai [65].
Pakistan: Tasawar và cộng sự (2009) đã tiến hành điều tra: “Sự phổ biến của
Lernaea trên cá trắm cỏ”, 597 mẫu cá trắm cỏ tại một trang trại cá tư nhân nằm ở
Multan, Pakistan đã được kiểm tra KST ngoại ký sinh. Kết quả đã tìm thấy 4 loài KST
thuộc giống Lernaea là L. cyprinacea, L. polymorpha, L. oryzophila và L. lophiara ký
sinh trên cá trắm cỏ. TLCN của L. polymorpha là cao nhất (7,54%) (sự sai khác này có
ý nghĩa về mặt thống kê, P< 0,05). Tiếp đến là loài L. cyprinacea (6,53%), L.
oryzophila (0,67%) L. Lophiara (0,67%) và các loài thuộc giống Learnaea chưa định
danh được là 2,18%. Nghiên cứu này cho thấy sự ký sinh của Lernaea có liên quan
đến khối lượng cơ thể. Ở nhóm cá có khối lượng 2.501 - 4.500 g Learnaea được tìm
thấy ký sinh khá phổ biến, trong khi đó không tìm thấy sự ký sinh của chúng ở hai
nhóm cá có khối lượng 4.500 - 6.500 và 6.501 - 8.500 g (sự sai khác này có ý nghĩa
(P<0,05)). Theo các kết quả này, cũng đã tìm thấy mối quan hệ giữa chiều dài cơ thể
cá với sự ký sinh của Lernaea. TLCN cao nhất được tìm thấy ở nhóm cá có chiều 9 -
14 cm và thấp nhất ở các nhóm chiều dài 15 – 20 cm và > 20 cm (sự sai khác này có ý
nghĩa (P<0,05)) [64].
Bangladesh: Bhuiyan đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra sự xuất hiện của KST
theo mùa trên cá chép và cá trôi mirigal (Cirrhina mrigala) từ các địa phương khác
nhau của huyện Rajshahi thuộc Bangladesh. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4
năm 2009 đến tháng 1 năm 2010. Tổng cộng 95 mẫu cá đã được kiểm tra KST. Kết
13


quả kểm tra cho thấy có 72 mẫu đã bị nhiễm KST và có 13 loài KST đã được tìm thấy
bao gồm: Trichodina pediculatus, Chilodonella cyprini, Ichthyophthirius multifiliis,
Apiosoma sp., Dactylogyrus vastator, Gyrodactylus elegans, Hirudo sp., Argulus
foliaceus, Lernaea sp., Phyllodistomum agnotum, Eucreadium sp., Camallanus
ophiocephali và Pallisentis sp. Trong số tất cả các loài KST thì loài Gyrodactylus
elegans ký sinh trên da cá được coi là loài chiếm ưu thế nhất. Loài này đã được tìm
thấy cảm nhiễm với cường độ cao và gây bệnh nghiêm trọng cho hai loài cá trong mùa
đông ở khu vực này. CĐCN của loài này được tìm thấy trong mùa mưa là ít nhất [26].
Indonesia: Năm 1932 - 1935 Buschkiel đã nghiên cứu KST đơn bào
(Ichthyophthyrius multifiliis) trên một số loài cá nước ngọt ở Indonesia. Một số nhà
khoa học của Viện nghiên cứu cá nước ngọt Bogor đã nghiên cứu KST ở cá nuôi, ví dụ
Dana (1978), đã nghiên cứu Myxosporidia ở cá nước ngọt [23].
Malaysia: Từ năm 1961 - 1973, Furtado và Lim đã có báo cáo về phân loại và
hình thái một số giun sán ký sinh trên cá nước ngọt Malaysia [48].
Lim (1990) đã nghiên cứu thành phần của sán lá đơn chủ trên 63 loài cá nước
ngọt tại bán đảo của Malaysia. Kết quả đã tìm thấy 19 loài sán lá đơn chủ, trong đó tác
giả đã phân loại được 18 loài và 1 loài chưa phân loại được [49].
Thái Lan: Purivirojkul (2009) tiến hành nghiên cứu về “Đa dạng ký sinh trùng
cá của sông Mekong ở miền Bắc Thái Lan”. Tổng cộng có 745 mẫu cá thuộc 5 bộ, 10
họ, 20 giống và 23 loài bao gồm: 12 loài thuộc bộ cá da trơn- Siluriformes
(Pangasianodon gigas, Pangasius sanitwongsei, Pangasius conchophilus, Pangasius
bocourti, Pangasius micronemus, Clupisoma sinensis, Belodontichtys dinema,
Wallago attu, Kryptopterus cryptopterus, Bagarius bagarius, Hemibagrus nemurus và
Mystus wyckii); 8 loài thuộc bộ cá chép- Cypriniformes (Barbonymus gonionotus,
Cirrhinus jullieni, Labiobarbus siamensis, Macrochirichthys macrochirus, Mekongina
erythrospila, Osteochilus hasselti, Puntioplites proctozystron và Syncrossus helodes);
1 loài thuộc bộ cá rồng - Osteoglossiformes (Notopterus notopterus); 1 loài thuộc bộ
cá vược- Perciformes (Channa striata) và bộ cá chìa vôi- Syngnathiformes 1 loài
(Doryichthys deokhatoides). Kết quả đã tìm thấy 2 loài trùng đơn bào- Protozoa

(Myxidium sp., Thelohanellus sp.); 21 loài sán đơn chủ (Cornudiscoides malayensis,
Dactylogyrus spp., Thaparocleidus spp., Thaparogyrus sp., Trianchoratus sp.); 19 loài
sán song chủ (Clinostomum sp., Dollfustrema sp., Haplorchis sp., Haplorchoides sp.,
14

Metadena spp., Opisthorchis spp., Paracryptogonimus spp., Phyllodistomum sp.,
Prosorhynchoides spp., Rhipidocotyle sp., Unidentified digene), 4 loài sán dây
(Gephyrolina spp., Lytocestus sp., Senga sp.); 5 loài giun đầu gai (Arhythmorhynchus
spp., Polyacanthorhynchus sp., Polymorphus sp., Pallisentis sp.); 7 loài giun tròn
(Cucullanus sp., Monhysterides sp., Proleptus sp., Procamallanus sp., Spinitectus sp.)
và 4 loài thuộc ngành chân khớp- Arthropods (Alitropus typus, Ergasilus spp.,
Lamproglena sp.). Báo cáo cũng cho biết các loài cá: Bagarius bagarius, Hemibagrus
nemurus và Clupisoma sinensis bị cảm nhiễm với số lượng loài KST nhiều nhất.
Bagarius bagarius- 16 loài, Hemibagrus nemurus- 10 loài và Clupisoma sinensis- 9
loài [56].
Việt Nam: Người đầu tiên nghiên cứu KST ở cá ở Việt Nam là nhà KST học
người Pháp, bác sỹ Albert Billet (1856 - 1915). Tác giả đã mô tả một loài sán lá song
chủ mới Distomum hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá nheo ở Việt Nam.
Chevey và Lemasson (1936) đã nghiên cứu sự ký sinh của trùng mỏ neo Lernaea
carassii Tidd, 1933 (tên đồng nghĩa của loài này là: L. cyprinacea Linne, 1758) ở cá
chép nuôi [14].
Hà Ký là người Việt Nam đầu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu KST ở cá
của Dogiel để nghiên cứu động vật ký sinh cá nước ngọt ở nước ta. Ông là người đã
đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu động vật ký sinh ở cá và các loài thủy sản khác
ở Việt Nam. Ông đã phát hiện và mô tả được nhiều giống và loài mới, nhiều công trình
đã được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế [2].
Các công trình nghiên cứu KST ở cá toàn diện và đầy đủ nhất của Tiến sỹ Hà Ký
(1968, 1971) khi điều tra KST ở 16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ Việt Nam, ông đã xác
định được 120 loài KST thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp, trong đó trùng Roi
(Mastigophora)- 2 loài, trùng Bào tử (Myxozoa)- 18 loài, trùng Lông (Ciliophora)- 17

loài, sán đơn chủ- 42 loài, sán dây- 4 loài, sán song chủ- 8 loài, giun tròn- 12 loài, giun
đầu gai- 2 loài, giáp xác ký sinh- 15 loài. Ông đã mô tả 1 họ, 1 giống và 42 loài mới
đối với khoa học [14].
Hà Ký (1968) lần đầu tiên phát hiện 4 loài sán lá đơn chủ ký sinh ở 4 loài cá nước
ngọt, trong đó mô tả 3 loài mới. Năm 1971, ông tiếp tục công bố phát hiện 13 loài sán
lá đơn chủ mới ở cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam (theo Nguyễn Văn Hà, Nguyễn
Văn Ðức (2008)) [4].

×