1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là do chính bản thân tôi
nghiên cứu và thực hiện.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chính xác.
Tác giả luận văn
TRƯƠNG VĂN QUỐC
3
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 9
2. Mục tiêu nghiên cứu 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan 10
6. Đóng góp của luận văn 11
7. Bố cục của luận văn 11
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài 13
1.1. Những lý luận cơ bản về du lịch 13
1.1.1. Những khái niệm 13
1.1.1.1. Du lịch 13
1.1.1.2. Khách du lịch 14
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch 15
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch 15
1.1.2. Phân loại du lịch 17
1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi 17
1.1.2.2. Căn cứ vào nhu cầu làm nẩy sinh chuyến đi du lịch 18
1.1.2.3. Căn cứ vào thời gian du lịch 18
1.1.2.4. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch 18
1.1.3. Vai trò của du lịch 19
1.1.3.1. Vai trò về kinh tế 19
1.1.3.2. Vai trò về xã hội 20
1.1.4. Những nhân tố có ảnh hưởng đến du lịch 21
1.1.4.1. Những nhân tố chung có ảnh hưởng đến du lịch 21
1.1.4.2. Những nhân tố đặc trưng có ảnh hưởng đến du lịch 21
1.1.5. Quan điểm về phát triển du lịch bền vững 22
1.1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực 23
1.2. Một số vấn đề về chiến lược 26
1.2.1. Khái niệm về chiến lược 26
1.2.2. Lợi ích của chiến lược 26
1.2.3. Hoạch định chiến lược 26
1.2.3.1. Xác định nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu 27
1.2.3.2.Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược 27
Kết luận chương 1 29
5
2.5.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 63
Kết luận chương 2 64
Chương 3: Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch 65
tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020
3.1. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bến Tre 65
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre 65
3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển 67
3.1.2.1. Cơ sở để lập dự báo 67
3.1.2.2. Các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể 68
3.1.3. Mục tiêu phát triển 71
3.1.3.1. Mục tiêu kinh tế 71
3.1.3.2. Mục tiêu văn hoá – xã hội 72
3.1.3.3. Mục tiêu môi trường 72
3.1.4. Định hướng phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2015 và 73
tầm nhìn năm 2020
3.2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch 73
tỉnh Bến Tre
3.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng xâm nhập 81
thị trường quốc tế và trong nước
3.2.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển 82
thị trường khách quốc tế và trong nước
3.2.3. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển 85
sản phẩm
3.2.4. Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển cơ sở hạ tầng, 85
thị trường
3.2.5. Chiến lược sử dụng giữ gìn tôn tạo và phát triển 86
tài nguyên du lịch
3.3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược 87
3.3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế 87
3.3.1.1. Giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch 87
3.3.1.2. Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch 88
3.3.1.3. Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, 89
quảng bá du lịch
3.3.2. Nhóm giải pháp về xã hội 89
3.3.2.1. Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và 89
cơ chế chính sách về du lịch
3.3.2.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao 91
nhận thức về du lịch
3.3.3. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường đảm bảo 92
sự phát triển bền vững của du lịch
3.3.4. Giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học 93
công nghệ và hợp tác quốc tế
3.4. Khuyến nghị 93
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIEST Hội Liên hiệp các chuyên gia quốc tế về du lịch học.
AS Số điểm hấp dẫn.
ASEAN Các nước Đông Nam Á.
EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.
GDP Tổng sản phẩm quốc nội.
QSPM Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng được.
SWOT Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ.
TAS Tổng số điểm hấp dẫn.
WTO Tổ chức du lịch thế giới.
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế có mức tăng trưởng nhanh và ổn định của
Việt nam. Trong những năm qua, du lịch cả nước luôn hoàn thành và vượt
chỉ tiêu phát triển. Những thành tựu đó có được là do trên cả nước đã khai
thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá,
phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh, đồng thời phát
huy được lợi thế của một “điểm đến an toàn” của thế giới và khu vực.
Trên bình diện quốc gia, khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng thu
hút lượng khách du lịch ngày càng tăng, đồng thời thu nhập du lịch ngày
càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của vùng.
Cùng với tiến trình phát triển du lịch cả nước, ngành du lịch tỉnh Bến
Tre cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, lượng khách, thu nhập và
GDP du lịch tăng trưởng bình quân hàng năm lần lượt là 14%, 21%, 17%,
đưa du lịch Bến Tre thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và
của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình chính trị, kinh tế thế giới có
nhiều biến động phức tạp; thiên tai, dịch bệnh, nạn khủng bố đang gây ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội toàn thế giới, trong đó có du lịch Việt
Nam nói chung và du lịch tỉnh Bến Tre nói riêng.
Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước cũng có nhiều thay đổi,
luật du lịch được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2006, nghị quyết
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định đưa du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
2010 đã đề ra hai định hướng chính là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
Nhờ xác định đúng hướng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với
định hướng phát triển của tỉnh, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực đồng
thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và các nguồn lực khác, kinh tế Bến
Tre phát triển nhanh chóng và ổn định. Thị xã Bến Tre được công nhận là đô
thị loại 3 vào tháng 8/2007 và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào tháng
9/2009. Dự án cầu Rạch Miễu đã hoàn thành, nối thẳng đường từ Bến Tre về
thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn nối đến Trà Vinh, Sóc Trăng sẽ tạo ra
những cơ hội và thách thức mới trong phát triển du lịch Bến Tre.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải xây dựng chiến lược phát
triển du lịch Bến Tre cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển cụ thể để
tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh đồng thời đảm bảo phát triển du lịch bền
vững. Muốn vậy phải biết hiện trạng phát triển du lịch Bến Tre trong những
năm qua như thế nào? Những cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch
Bến Tre trong thời gian tới? Chiến lược và giải pháp nào để phát triển bền
vững du lịch Bến Tre? … Đó là những câu hỏi mà bản thân Bến Tre phải
11
tế thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Định hướng chiến lược phát triển ngành du
lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 - Phạm Hồng Dũng, Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh, 2004; Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch tỉnh
Lâm Đồng đến năm 2015 - Nguyễn Văn Võ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, 2007.
- Một số đề tài nghiên cứu khoa học:
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 (Quyết định phê
duyệt số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ); Nâng cao năng lực phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre – GS.TSKH Lê Huy Bá, 2008; Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 - Viện
nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng Cục du lịch, 2008.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến phương pháp
tiếp cận nghiên cứu chung, các kết quả nghiên cứu cụ thể ở các lĩnh vực khác
nhau và cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về định hướng chiến
lược phát triển ngành du lịch cho tỉnh nhà.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về du lịch, xác định vị trí, vai trò của du
lịch Bến Tre trong tổng thể phát triển du lịch và trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Bến Tre trong thời gian qua.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của
ngành du lịch Bến Tre.
- Xây dựng chiến lược và đề ra giải pháp, khuyến nghị để phát triển
du lịch Bến Tre bền vững trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài
Những lý luận cơ bản về du lịch; quan điểm về phát triển du lịch bền
vững hiện nay, lý thuyết cho việc phân tích, xây dựng và lựa chọn chiến
lược.
Chương 2: Phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát
triển du lịch tỉnh Bến Tre
Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh, phân tích
đánh giá thực trạng của du lịch địa phương, từ đó rút ra được những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm làm cơ sở cho việc đề ra chiến
lược phát triển.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những lý luận cơ bản về du lịch
1.1.1. Những khái niệm
1.1.1.1. Du lịch
Du lịch đã có từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, được ghi nhận như một
sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch
đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nước
kinh tế phát triển mà còn cả ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.
Tuy nhiên hiện nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch
vẫn chưa thống nhất, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Trước
thực tế phát triển ngành du lịch, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống
nhất một số khái niệm cơ bản là một đòi hỏi cần thiết.
Sau hội nghị Manila sau năm 1980 của tổ chức du lịch Quốc tế, đưa ra
định nghĩa “Việc lữ hành của mỗi người bắt đầu từ mục đích không phải di
cư và một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển
cá nhân về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá, tinh thần cùng với việc
đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người” (Phạm Hồng Dũng - Định
hướng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2004). Định
nghĩa này có ưu điểm là nhấn mạnh mục đích hoà bình của du lịch đồng thời
nó cũng bao quát du lịch để vui chơi giải trí và cả công việc. Nhưng có chỗ
khiếm khuyết là không phản ảnh được đặc điểm tổng hợp khách quan của
hoạt động du lịch của người du lịch.
Định nghĩa của Hội Liên hiệp các chuyên gia quốc tế về du lịch học
(AIEST) được nhiều người đồng tình nhất. “Du lịch là sự tổng hoà các hiện
tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không
định cư dẫn tới. Số người này không định cư lâu dài vả lại cũng không làm
bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền” (Phạm Hồng Dũng - Định hướng chiến
lược phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010, Luận văn thạc
sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2004).
Theo định nghĩa này, du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mang
tính tổng hợp, tính tạm thời và tính không hành nghề của hoạt động du lịch.
Nhưng không làm việc gì để kiếm tiền chỉ nhằm vào du lịch giải trí, chứ
chưa tính đến việc du lịch thương mại. Thật ra các nhà nghiên cứu cho rằng
các hoạt động như đàm phán buôn bán, ký kết hợp đồng và triển lãm hội chợ
cùng tham quan dưới hình thức du lịch tổ chức cho đại biểu sau khi kết thúc
hội nghị cũng nằm trong khái niệm du lịch.
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2006 quy định “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
15
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2006: “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động
sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác, có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Vì vậy, tài nguyên du lịch
được xem là tiền đề để phát triển du lịch và tài nguyên du lịch càng phong
phú, đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả du lịch càng cao.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố
cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con
người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng
phục vụ mục đích du lịch.
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
Theo Luật du lịch lịch Việt Nam năm 2006 “Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch” (Luật du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006).
Theo định nghĩa của WTO: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức
tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng dịch vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên” (TS. Trần Văn Thông-Tổng quan
du lịch, NXB Giáo Dục , 2003 ).
Sản phẩm du lịch (Tourism product): có thể là món hàng cụ thể như
phòng ngủ khách sạn và các tiện nghi, các món ăn đồ uống của nhà hàng, các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ hoặc một món hàng không cụ thể như điều kiện
thiên nhiên ở nơi nghĩ mát, chất lượng phục vụ của các công ty vận chuyển
khách (hàng không, tàu hoả, tàu thủy, ôtô…) trong nhiều trường hợp sản
phẩm du lịch là sự kết hợp những món hàng cụ thể và không cụ thể. Nói một
cách khác, sản phẩm du lịch là tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau nhằm cung
cấp cho khách du lịch kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự mãn nguyện.
Khi xem xét, đánh giá sản phẩm du lịch của một địa phương (quốc
gia) để cho đơn giản có thể sử dụng công thức sau:
Sản phẩm du lịch = vận chuyển + khách sạn + ăn uống hoạt động
vui chơi, giải trí, tham quan.
(GS. Nguyễn Văn Lê - Tâm lý học du lịch,NXB Trẻ, năm 1997)
17
Dựa trên các thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch và tuỳ thuộc vào
đặc trưng, đặc thù của mỗi nước, các nhà du lịch đưa ra một số mô hình của
sản phẩm du lịch như: 4S, 3H, 6S
Mô hình 4S:
- Sea: Biển
- Sun: Mặt trời, tắm nắng.
- Shop: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm.
- Sex (Sand): Hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hay bãi cát tắm nắng).
Mô hình 3H:
- Heritage: Di sản, nhà thờ.
- Hospitality: Lòng hiếu khách, khách sạn – nhà hàng.
- Honesty: Lương thiện, uy tín trong kinh doanh.
Mô hình 6S:
- Sanitaire: Vệ sinh
- Santé: Sức khỏe
- Sécurité: An ninh trật tự xã hội
- Serénité: Thanh thản.
- Service: Dịch vụ, phong cách phục vụ.
- Satisfaction: Thỏa mãn
1.1.2. Phân loại du lịch
Để có thể đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển đúng đắn về
du lịch, cần phân loại du lịch thành các loại hình khác nhau.
Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có
những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn những nhu cầu, động
cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì
chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được
xếp chung theo một mức giá bán nào đó (GS.TS. Nguyễn Văn Đính-PGS.TS
Trần Thị Minh Hoà – Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân, 2008).
Các tiêu thức dùng để phân loại du lịch thường được sử dụng như sau:
1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vị lãnh thổ của chuyến đi
Du lịch được chia thành hai loại: du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
- Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này
khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
Du lịch quốc tế được chia thành:
19
- Du lịch tham quan: là loại hình du lịch phát triển quanh năm, ít chịu
tác động của mùa vụ, được phát triển mạnh ở những nơi có nhiều danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc.
1.1.3. Vai trò của ngành du lịch
1.1.3.1. Vai trò về kinh tế
- Trong quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một lượng lớn vật
tư hàng hoá để phục vụ du khách. Ngoài việc khách du lịch đem tiền kiếm
được từ nơi khác đến chi tiêu ở vùng du lịch, làm tăng nguồn thu của vùng
và của đất nước du lịch, góp phần tiêu thụ một số lượng lớn vật tư hàng hoá
làm cho kinh tế của vùng du lịch và của đất nước du lịch phát triển.
- Ngành du lịch phát triển còn tác động thúc đẩy sự phát triển của
nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như ngành sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, xây dựng, ngành giao thông vận tải, bưu điện, ngân
hàng … do nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng và phong phú cho nên
ngành du lịch phát triển tạo điều kiện cho các ngành này đa dạng hoá sản
phẩm, mở rộng được thị trường tiêu thụ ngay tại chỗ giúp cho quá trình lưu
thông được nhanh hơn, tăng vòng quay vốn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
- Hoạt động của ngành du lịch còn góp phần làm tăng thu nhập quốc
dân. Thông qua việc sản xuất các mặt hàng lưu niệm, chế biến thực phẩm,
xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật … phục vụ du khách góp phần tạo ra và
làm tăng thu nhập quốc dân.
- Phát triển du lịch quốc tế chủ động đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng
kể cho đất nước. “Ở các nước du lịch phát triển, nguồn thu ngoại tệ từ du
lịch quốc tế chiếm 20% trong tổng nguồn thu ngoại của đất nước” (Đinh Thị
Thư – Giáo trình kinh tế du lịch – Khách sạn, NXB Hà Nội, 2005).
- Du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất:
+ Xuất khẩu bằng du lịch quốc tế luôn đem lại doanh thu cao hơn so
với xuất khẩu ngoại thương. Sở dĩ như vậy vì hàng hoá trong du lịch được
bán theo giá bán lẻ, nhiều khi còn bán theo giá độc quyền, trong khi đó hàng
xuất khẩu ngoại thương thì xuất theo giá bán buôn. Ngoài ra xuất khẩu du
lịch quốc tế còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm, không phải
chịu thuế xuất nhập khẩu và tránh được rủi ro trên đường vận chuyển.
+ Xuất khẩu du lịch là xuất khẩu vô hình, có ưu điểm là chỉ bán cho
khách quốc tế cái quyền được cảm nhận giá trị tài nguyên du lịch tại một
điểm du lịch, còn tài nguyên du lịch vẫn còn nguyên giá trị.
- Du lịch phát triển còn kích thích thu hút vốn đầu tư: do du lịch là
ngành đem hai tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so
với các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, khả năng thu hồi vốn
nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả
của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều
ngành kinh tế khác. Sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (đường sá,
công viên …) và kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật, lễ hội, văn hoá dân gian
21
biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia
với nhau.
1.1.4. Những nhân tố có ảnh hưởng đến du lịch
1.1.4.1. Những nhân tố chung có ảnh hưởng đến du lịch
- Thời gian nhàn rỗi của nhân dân:
Thời gian nhàn rỗi của người dân càng tăng nên họ có điều kiện để
tham gia đi du lịch càng tăng. Ngày nay kinh tế không ngừng phát triển,
năng suất lao động ngày càng cao, mức sống của người dân ngày càng được
cải thiện, trong điều kiện đó xu hướng chung giảm thời gian làm việc và tăng
thời gian nhàn rỗi. Điều này cho phép các tổ chức du lịch thu hút được nhiều
khách du lịch đến với cơ sở của mình.
- Thu nhập và trình độ dân trí:
Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên, do
đó khả năng thanh toán cho các nhu cầu trong đó có nhu cầu du lịch sẽ tăng
lên. Các nhà kinh tế đã thống kê rằng các nước kinh tế phát triển nếu thu
nhập quốc dân tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân dành cho các nhu cầu du
lịch tăng 1,5% (GS. Nguyễn Văn Lê - Tâm lý học du lịch, NXB Trẻ, năm
1997).
Sự phát triển du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá chung của
nhân dân ở một đất nước. Trình độ văn hóa của một cộng đồng dân cư được
nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó sẽ tăng lên rõ rệt, mặt khác sẽ
đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh làm hài lòng khách đi du
lịch đến đó.
- Sự phát triển kinh tế của quốc gia:
Khả năng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc lớn vào tình
trạng kinh tế và lực lượng sản xuất của đất nước đó. Nền kinh tế phát triển là
tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Thực tế cho thấy ở các
nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, mặc dù có tài nguyên du lịch
phong phú nhưng du lịch vẫn không phát triển được.
- Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải:
Từ xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính
cho sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần
đây, giao thông vận tải đã có những bước chuyển biến quan trọng, điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch.
- Sự ổn định về chính trị của một quốc gia:
Ở những nước có bầu không khí chính trị hoà bình sẽ thu hút được
đông đảo khách du lịch vì ở những nơi này khách du lịch cảm thấy yên tâm,
sự an toàn của họ được đảm bảo. Ngược lại ở những nước có chính trị bất
ổn, có xung đột vũ trang… nhân dân ở nước đó khó có điều kiện ra nước
ngoài du lịch và khách du lịch trên thế giới cũng khó có điều kiện đến nước
đó để du lịch.
1.1.4.2. Những nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến du lịch
- Tài nguyên thiên nhiên: là một yếu tố quan trọng trong tiềm năng du
lịch của một đất nước, một địa phương: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu…
23
1.1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực
Thái Lan:
Ngành du lịch Thái Lan đã trải qua một quá trình phát triển sản phẩm
du lịch ở nhiều mặt: về phương tiện phục vụ, về loại hình, về quy mô và chất
lượng phục vụ du lịch.
Sự gia tăng số lượng và thành phần du khách quốc tế đến Thái Lan đã
kéo theo một quá trình phát triển các điểm du lịch. Các công viên vừa được
xem là điểm du lịch vừa là khu bảo tồn thiên nhiên. Chung quanh các thắng
cảnh tự nhiên thường có các loại hình du lịch đặc biệt như: các tour dã ngoại
và mạo hiểm, tour du lịch đi bộ, tour khám phá hang động và các tour du lịch
sinh thái đa dạng khác.
Trong những năm gần đây, số lượng các cung điện, đền đài mang tính
lịch sử và các viện bảo tàng được mở ra cho công chúng và du khách vào
tham quan ngày một tăng.
Những bộ tộc miền núi đã trở thành một trong những điểm thu hút
khách du lịch. Các bộ tộc miền núi được tái tạo ngay tại những trung tâm du
lịch lân cận các thành phố du lịch chính của Thái Lan.
Các hội chợ, lễ hội và nghệ thuật dân gian đang là những hoạt động
ngày càng thu hút nhiều du khách. Những lễ hội truyền thống được quảng bá
rộng rãi đến các du khách tiềm năng; một số làng thủ công mỹ nghệ và chợ
bán loại hàng này cũng đã trở thành những điểm thu hút không ít du khách,
ví dụ như làng gốm sứ Dan Kwien và làng tranh chạm Ban Thawai.
Trên khắp các khu vực đồng bằng và thung lũng, nhiều khu du lịch
nghỉ dưỡng đã được thành lập. Mặc dù con số du khách tự mình đi du thám
vùng cao nguyên ngày càng đông nhưng không làm giảm đi lượng du khách
đến khu vực này thông qua các công ty du lịch dã ngoại. Hệ thống lộ trình dã
ngoại đã mở rộng một cách nhanh chóng và đa dạng. Ở Phuket hiện có rất
nhiều sân golf và các tiện nghi giải trí khác như vườn bướm, sân tập bắn
súng, các trung tâm hàng mỹ nghệ và lưu niệm …
Hơn nữa, chính phủ Thái Lan luôn khuyến khích người dân tìm ra các
phương thức quản lý các nguồn lực vì lợi ích và phát triển cộng đồng. Người
dân địa phương có quyền tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển
cộng đồng và để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.
Thái Lan được xem như một mô hình điển hình có thể tham khảo để
xây dựng mô hình phát triển du lịch đồng bộ nhằm thu hút du khách với số
lượng lớn.
Singapore:
Singapore với diện tích nhỏ bé khoảng 648 km
2
, tài nguyên thiên
nhiên không dồi dào cho việc phát triển du lịch, tuy nhiên họ đã khắc phục
25
vận tải, an ninh quốc phòng và giáo dục đào tạo. Nhà nước tạo mọi điều kiện
tốt nhất nhằm khuyến khích cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành du lịch.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội
ngũ nhân viên du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên luôn được các cơ
sở kinh doanh, địa phương và nhà nước quan tâm.
Phát triển sản phẩm du lịch luôn được gắn liền việc giáo dục cho
người dân ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan, Singapore và
Indonesia (các nước trong khu vực), cho thấy các nước đã tập trung giải
quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Chính phủ các nước trong khu vực đều rất chú trọng đến công tác
huy động các nguồn lực để phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch
là một quốc sách nên đã dành sự ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế,
chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất.
- Các bộ, ngành hữu quan của các nước trong khu vực đều có sự phối
hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch,
tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt có chất lượng cao. Khai thác
có hiểu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho đất nước, tạo
một vị thế nhất định với nước ngoài.
- Ngành du lịch của các nước trong khu vực đều đã xây dựng được
chiến lược, giải pháp phát triển du lịch phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ
chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển rất linh
hoạt và uyển chuyển.
- Các nước trong khu vực đều đã biết xây dựng kế hoạch phát triển ưu
tiên cho du lịch trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, đồng
thời rất coi trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư
cho công tác phát triển thị trường của ngành du lịch ra nước ngoài nói chung
và một số thị trường trọng điểm.
Từ nghiên cứu sự phát triển du lịch của các nước trên có thể rút ra
những bài học kinh nghiệm trong sự phát triển du lịch của Việt Nam, trong
đó có Bến Tre về các vấn đề chủ yếu sau:
- Phải xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra
các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch.
- Mạnh dạn huy động vốn đầu tư để đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở
vật chất nhằm phát triển du lịch.
- Tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý
của du khách.
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch, giáo dục người dân ý
thức bảo vệ môi trường.
27
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức, phân tích các yếu tố bên
trong và bên ngoài đồng thời đề ra các chiến lược thích nghi.
1.2.3.1. Xác định nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu
Xác định nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu là thành tố đầu
tiên của tiến trình quản trị chiến lược làm nền tảng cho việc soạn thảo chiến
lược. Trên cơ sở phân tích đầy đủ về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và năng
lực nội tại để xác định nhiệm vụ chiến lược của tổ chức. Nhiệm vụ chiến
lược này cần được triển khai thành hệ thống những mục tiêu cụ thể, các mục
tiêu của tổ chức cần mang tính thách đố nhưng phải khả thi.
Mục tiêu bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, công ty
thường có hai mục tiêu chính sau:
- Lợi nhuận (thu nhập, cổ tức, lợi nhuận tiền vốn đầu tư).
- Tăng trưởng (doanh thu, thị phần).
1.2.3.2. Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược
Để hình thành được chiến lược trước tiên phải phân tích được môi
trường bên ngoài cũng như môi trường bên trong của tổ chức nhằm xác định
mục tiêu, đề ra các chiến lược thay thế và lựa chọn những chiến lược phù
hợp để thực hiện mục tiêu đó.
Có nhiều phương pháp để phân tích, xây dựng và lựa chọn chiến lược,
một trong những phương pháp thường được sử dụng đó là dựa trên việc phân
tích các yếu tố bên ngoài nhận định được các cơ hội và nguy cơ của tổ chức
để xây dưng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), cũng như phân
tích các yếu tố bên trong để xác định được điểm mạnh và điểm yếu từ đó
xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), sau đó dựa vào hai ma
trận này xây dựng ma trận về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
(SWOT) và ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) làm
căn cứ để xây dựng và lựa chọn các chiến lược.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hình thành dựa trên việc phân
tích môi trường vĩ mô và vi mô của tổ chức, nhằm tóm tắt đánh giá sự tác
động của các yếu tố này đối với hoạt động của tổ chức trong hiện tại cũng
như trong tương lai, từ đó thấy được các cơ hội (O), các nguy cơ (T) đối với
hoạt động của tổ chức.
Có năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài.
1. Lập doanh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đối với
sự phát triển của tổ chức, bao gồm những cơ hội và những nguy cơ, nên có
tối thiểu là năm yếu tố chủ yếu.
29
Việc lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước:
1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của tổ chức.
2. Liệt kê những điểm yếu bên trong của tổ chức.
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.
4. Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.
5. Kết hợp điểm mạnh bên trong và cơ hội bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược SO vào ô thích hợp.
6. Kết hợp điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, ghi kết quả
chiến lược WO.
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với đe dọa bên ngoài, ghi kết quả
chiến lược ST.
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài, ghi kết quả
chiến lược WT.
Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM)
Ma trận QSPM là công cụ cho phép các chiến lược gia đánh giá khách
quan các chiến lược có thể thay thế là tốt nhất, trước tiên dựa trên các yếu tố
thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài đã được xác định. Có 6 bước cần
thiết để xây dựng ma trận QSPM.
1. Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa bên ngoài và điểm yếu, điểm mạnh
bên trong.
2. Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên
ngoài.
3. Nghiên cứu ma trận SWOT và xác định các chiến lược có thể thay
thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện
4. Xác định số điểm hấp dẫn.
5. Tình tổng số điểm hấp dẫn.
6. Tính cộng các số điểm hấp dẫn.
Kết luận chương 1
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng và đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Bến Tre. Xây dựng định hướng chiến lược phát triển ngành du
lịch tỉnh là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Do đó những nội dung
về cơ sở lý thuyết của đề tài trình bày trong chương 1 là cơ sở phân tích đánh
giá tiềm năng và thực trạng phát triển ngành du lịch trong chương 2, đồng
thời cũng là nền tảng để xây dựng định hướng chiến lược phát triển du lịch
tỉnh Bến Tre trong chương 3.
Trong chương này, luận văn đã tập trung trình bày những vấn đề cơ bản
sau:
31
Chương 2
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
2.1. Phân tích đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
2.1.1. Đặc điểm địa lý tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long; phía
Bắc giáp Tiền Giang; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài
bờ biển 65km; phía Tây và Nam giáp Vĩnh Long và Trà Vinh. Trung tâm của
tỉnh là Thị xã Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86km về phía Bắc (đi
ngang qua Tiền Giang và Long An). Có 4 con sông lớn là sông Tiền, Ba Lai,
Hàm Luông và Cổ Chiên mang phù sa bồi tụ qua nhiều thế kỷ và đã chia địa
hình Bến Tre thành ba dãi cù lao lớn là:
- Cù Lao An Hoá (gồm 2 huyện Châu Thành, Bình Đại).
- Cù Lao Bảo (gồm Thị xã Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri)
- Cù Lao Minh (gồm 3 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú).
Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm ở
thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như các nan quạt xoè rộng ra ở phía
biển Đông.
Ngoài các con sông lớn còn có nhiều kinh rạch chằng chịt thuận tiện
cho việc phát triển giao thông đường thủy giữa các vùng, các khu vực trong
ngoài tỉnh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.360,2 km
2
với địa hình bằng
phẳng, rải rác có những giồng cát xen kẻ với ruộng, vườn cây trái không có
33
tốt. Đến đây du khách dường như tách khỏi thế giới ồn ào náo nhiệt, hoà
mình vào không khí trong lành, mát mẻ của vùng sông nước.
Cồn Ốc hiện vẫn chưa có nhiều khách tham quan do điều kiện tiếp cận
chưa tốt, tuy nhiên với sự đầu tư vào bến phà, phát triển hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ thì đây sẽ là điểm du lịch xanh quan trọng
của địa phương.
Cồn Tiên: nằm trên sông Tiền thuộc xã Tiên Long huyện Châu Thành
với diện tích 7 ha. Cồn Tiên có bãi cát dài và đẹp, hàng năm vào dịp tết Đoan
Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) có hàng vạn người đến tắm, vui chơi, thưởng
thức trái cây tại vườn.
Khu du lịch sinh thái Vàm Hồ: thuộc xã Tân Mỹ huyện Ba Tri, cách
Thị xã Bến Tre 25 km, nằm trong khu bảo tồn vườn chim Vàm Hồ có diện
tích 67 ha, là hệ sinh thái đặc sắc của vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho
rừng ngập mặn gồm nhiều loại cây. Với điều kiện tự nhiên môi trường thích
hợp, có hàng vạn cá thể chim, cò tụ tập sinh sống tự nhiên, nhiều loại thú
hoang dã, thủy sinh vật có giá trị. Nơi đây đã đầu tư xây dựng nhà hàng, nhà
nghỉ, bãi cắm trại, sân sinh hoạt dã ngoại … phục vụ nhu cầu tham quan,
nghiên cứu và nghỉ ngơi cho du khách.
Vùng du lịch 8 xã ven sông huyện Châu Thành: nơi đây hấp dẫn du
khách bởi sự đậm đà, mộc mạc của một làng quê Việt Nam với bạt ngàn
vườn cây trái. Ngoài những di tích lịch sử văn hoá du khách có thể tham
quan những điểm du lịch miệt vườn, ăn trái cây, nghe nhạc tài tử, đi xe ngựa,
xuồng chèo, tham quan mô hình sản xuất kẹo dừa, nấu rượu, nuôi ong, sản
xuất hàng thêu bằng tay, hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu của cây
dừa…
Khu du lịch cồn Hổ: là tiềm năng du lịch biển quan trọng của Ba Tri.
Khi được cải thiện điều kiện hạ tầng, đặc biệt là về giao thông nhằm thu hút
đầu tư, đây sẽ là sự bổ sung vô cùng quan trọng cho sản phẩm du lịch Ba Tri.
Làng hoa kiểng Chợ Lách: ngoài những loài cây trái ngon nổi tiếng
của Cái Mơn, huyện Chợ Lách còn được biết đến qua nghề sản xuất cây
giống, trồng hoa kiểng đặc sắc tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thành, Vĩnh
Hoà, Phú Sơn, Long Thới. Nơi đây cung cấp phần lớn các loài cây giống,
hoa kiểng cho toàn quốc, là một trong những điểm tham quan quan trọng của
Bến Tre.
Làng nghề bánh tráng, bánh phồng: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh
phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm, không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn
có thể nói cả vùng Nam Bộ. Hai loại bánh này có bề dày truyền thống trên
50 năm, người dân nơi đây đã giữ gìn và phát huy những bí quyết của mình
để cho ra đời loại bánh phổ biến, mang đậm sắc thái Nam Bộ mà không nơi
nào có được.
35
Di tích lịch sử Đồng Khởi:
Di tích tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, nơi nổ ra phát súng đầu tiên
của phong trào Đồng Khởi ngày 17 tháng 01 năm 1960 nổi dậy trong toàn
tỉnh, sau đó lan ra toàn miền Nam. Chính phong trào đồng khởi năm đó, quê
hương Bến Tre được vinh dự mang tên quê hương Đồng Khởi. Toạ lạc trên
khu vực có diện tích hơn 5000m
2
, gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Bên
trên là khối bê tông cốt thép cao 12m, màu đỏ, tượng trưng cho ngọn lửa
Đồng Khởi. Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật và hình ảnh minh chứng cho
hào khí của phong trào Đồng Khởi năm xưa và hằng năm, ngày 17/01 trở
thành ngày lễ hội truyền thống cách mạng của tỉnh. Đây là một trong những
điểm du lịch quan trọng nhất của Bến Tre. Các chương trình du lịch như
“Một ngày làm du kích” sẽ có sức hấp dẫn cao với du khách cả trong và
ngoài nước.
Di tích lịch sử chùa Tuyên Linh: tại xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày,
được xây dựng từ năm 1861, nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử
đáng chú ý. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc – thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã có thời gian sống tại đây, dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân
dân trong vùng. Nơi đây từng là cơ sở che chở, đùm bọc cán bộ cách mạng
trong những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Di tích đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam:
Bao gồm các di tích Vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn.
Đó là những dãy cồn tiếp giáp với biển Đông thuộc xã Thạnh Phong, huyện
Thạnh Phú. Nơi đây ngày xưa là bến cảng dã chiến của những chuyến tàu
đặc biệt tiếp tế vũ khí từ Bắc vào Nam để cung ứng cho chiến trường Bến
Tre và một số tỉnh ở khu 8, đã thiết lập đường Hồ Chí Minh trên biến cùng
những huyền thoại, những tên tuổi của các chiến sĩ cách mạng, góp phần
quan trọng trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam.
Di tích lịch sử căn cứ cách mạng Y4: tại 2 xã Tân Phú Tây và xã
Thành An huyện Mỏ Cày. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng của khu uỷ Sài
Gòn – Gia Định từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 10 năm 1970, chỉ đạo những
trận đánh lớn vào cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn – Gia Định.
Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đôi: tại
xã Tân Xuân huyện Ba Tri, đây là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu
tiên ở Bến Tre.
Di tích lịch sử Đền thờ và mộ thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng:
Nguyễn Ngọc Thăng quê ở xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, dưới
triều thiệu trị năm 1848 giữ chức lãnh binh. Năm 1859 quân Pháp chiếm
thành Gia Định, ông đã lãnh đạo nghĩa quân tham gia kháng Pháp bị trúng
đạn tử thương, mộ ông chôn trên một con giồng nhỏ tại quê nhà. Sau khi ông
mất, vua Tự Đức có phong sắc, áo mão và một thanh gươm. Ngày giỗ ông
hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm lịch, dân chúng đến phúng điếu rất đông.
37
Bảo Tàng Bến Tre: tại 146 Hùng Vương, phường 3, Thị xã Bến Tre,
với khuôn viên rộng 2 ha được xây dựng theo kiến trúc của pháp. Tại đây
trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu lịch sử truyền thống cách mạng Bến Tre.
Bản thân toà nhà đã từng là Dinh Tham Biện (thời Pháp) và Dinh Tỉnh
trưởng thời ngụy, gắn với nhân vật lịch sử, nhà tình báo chiến lược, anh hùng
lực lượng vũ trang Phạm Ngọc Thảo từng làm Tỉnh trưởng ở dinh này.
Tương đài Đồng Khởi: đây là một công trình văn hoá đẹp được xây
dựng năm 1995, tại phường 4, Thị xã Bến Tre. Tượng chính là một bà mẹ
tay vươn cao ngọn đuốc lá dừa ở tư thế tiến công; nhóm tượng phụ thể hiện
cuộc chiến tranh nhân dân; phù điêu mô tả tiến công và nổi dậy giành chính
quyền làm chủ ở nông thôn trong những ngày đồng khởi.
Nhà cổ Đại Điền: thuộc xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, được xây
dựng vào năm 1884. Ngôi nhà được trang trí bằng những hoa văn chạm trổ
khéo léo từ những bàn tay điêu khắc gỗ điêu luyện mang giá trị nghệ thuật,
giá trị văn hoá của ông bà ta để lại cho các thế hệ sau. Tuy tuổi đời trên 100
năm nhưng nhà cổ Đại Điền vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn.
Hội Tôn Cổ Tự: tại xã Quới Sơn, huyện Châu Thành là chùa xưa
nhất của tỉnh, được xây cất từ đời Cảnh Hưng (1740), chỉ sau ngôi chùa xây
dựng sớm nhất ở Nam Bộ 30 năm.
2.1.3.4. Các tài nguyên nhân văn khác
- Các loại hình nghệ thuật dân tộc của Bến Tre như ca múa nhạc dân
tộc, nhạc tài tử cải lương, hát bội, các điệu hò, hát lý hát ru … rất phong phú
có khả năng hấp dẫn khách du lịch trong ngoài nước.
Các lễ hội dân gian:
- Lễ cúng đình hàng năm: là lễ hội dân gian đặc trưng và lâu đời nhất
ở Bến Tre, hiện có 207 đình, thông thường mỗi đình đều có một kỳ cúng lớn,
còn gọi là cúng kỳ yên, mục đích là cầu mong mưa thuận gió hoà, quốc thái
dân an.
- Lễ hội cúng ông là đặc trung của ngư dân vùng biển ở Bến Tre, hiện
có 12 Lăng thờ cá ông, hàng năm được tổ chức vào ngày 15, 16 tháng 6 âm
lịch. Lễ cúng lớn nhất là ở xã Bình thắng huyện Bình Đại, thu hút hàng ngàn
người đến xem, sôi nổi và hào hứng nhất là lễ nghinh ông.
- Ngày hội cây trái ngon an toàn hàng năm được tổ chức vào tết Đoan
Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) tại huyện Chợ Lách, đây là dịp du khách
được thưởng thức và chiêm ngưỡng những loại trái cây ngon và độc đáo của
miệt vườn Bến Tre.
2.1.4. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
2.1.4.1. Cung cấp điện
39
2.1.4.4. Bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển rất nhanh,
được đầu tư tương đối hiện đại, bố trí đều khắp các địa bàn dân cư trong
tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc nội tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế. Toàn
tỉnh hiện có 58 mạng lưới dịch vụ bưu điện gồm 01 bưu điện trung tâm, 7
bưu điện huyện và 50 bưu điện khu vực.
Nếu như năm 2002 chỉ mới có 4 máy/1000 dân thì đến năm 2007 con
số đã tăng lên hơn 8 lần đạt 32, 2 máy/1000 dân.
2.1.4.5. Y tế - giáo dục đào tạo
Y tế:
Toàn tỉnh hiện có 10 bệnh viện, với 1.550 giường bệnh; 8 phòng khám
khu vực với 80 giường bệnh, 175 trạm y tế với 180 giường, 100% xã có bác
sĩ. Ngoài ra, còn có 660 cơ sở y tế tư nhân, gồm 314 phòng mạch, 7 nhà bảo
sanh, 186 cơ sở y học dân tộc; 397 hiệu thuốc và đại lý thuốc đã góp phần
đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, có thể đảm bảo
phục vụ du khách trong trường hợp cần thiết, tạo nên sự an tâm cho du
khách.
Giáo dục và đào tạo:
Toàn tỉnh hiện có 531 trường học. Trong đó có 156 trường mầm non,
mẫu giáo; 194 trường tiểu học, 135 trường trung học cơ sở, 40 trường trung
học phổ thông và 6 trường dạy nghề trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đã
tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đến trường đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu, đào tạo nguồn nhân lực. Tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ
cập giáo dục trung học cơ sở.
2.1.4.6. Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao
Văn hoá thông tin:
Về văn hoá tỉnh hiện có một trung tâm văn hoá, một nhà văn hoá thiếu
nhi và một nhà trưng bày thành tựu kinh tế -xã hội, một rạp chiếu phim,
7 trung tâm văn hoá huyện, 02 nhà thiếu nhi huyện, 28 nhà văn hoá xã, 132
điểm văn hoá xã phường, một thư viện tỉnh và 7 thư viện huyện.
Về thông tin tỉnh có 1 đài phát thanh truyền hình, 8 đài truyền thanh
huyện thị, 160 trạm truyền thanh phường xã, 3 trạm truyền thanh của 3 đồn
biên phòng và 1 tờ báo địa phương.
Toàn tỉnh hiện có 889/905 ấp khu phố văn hoá, 59/160 xã, phường văn
hoá, 1955 cơ quan, đơn vị và 309.190/313.554 hộ gia đình đạt chuẩn văn
hoá.
Thể dục thể thao:
Phong trào thể dục thể thao từng bước được hình thành với nhiều hoạt
động khá mạnh như: toàn dân rèn luyện thân thể theo gương bác Hồ vĩ đại,
41
đẩy mạnh công tác xã hội hoá với nhiệm vụ phát triển hệ thống hạ tầng kỹ
thuật.
Tóm lại, tài nguyên du lịch của Bến Tre khá đa dạng và phong phú,
thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển du lịch sinh thái và văn hoá. mặc dù
có những tiềm năng thuận lợi cơ bản như trên, du lịch Bến Tre vẫn chưa có
những bước phát triển tương xứng với tiềm năng do hệ thống hạ tầng chưa
được đầu tư theo kịp nhu cầu phát triển. Sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên
thế mạnh của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Đồng thời để
phát huy tối đa thuận lợi về mặt vị trí, tính chất, đặc thù của tài nguyên du
lịch, quá trình phát triển du lịch phải luôn gắn liền với quan điểm và mục
tiêu phát triển liên ngành, liên vùng, đồng thời đảm bảo an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
2.2. Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai
đoạn 1995-2007
Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm ở hạ lưu dòng sông MêKông huyền
thoại, tiếp giáp biển Đông, có bờ biển dài 65 km. Với hệ thống các di tích
văn hoá lịch sử, các bảo tàng, các công trình văn hoá nghệ thuật, cùng với
các lễ hội, nguồn tài nguyên động thực vật phong phú … tất cả hội tụ lại tạo
cho Bến Tre một tiềm năng phát triển du lịch phong phú đặc sắc từng được
mệnh danh là quê hương “Đồng Khởi”, quê hương “Xứ Dừa”. Trong những
năm qua du lịch Bến Tre đã cùng với nhiều ngành liên quan trong tỉnh nỗ lực
phấn đấu đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trong việc giới
thiệu hình ảnh của quê hương Bến Tre tới các địa phương trong cả nước và
bạn bè quốc tế, từng bước đưa du lịch Bến Tre hội nhập với thị trường du
lịch cả nước, khu vực và quốc tế.
2.2.1. Lượng khách du lịch tỉnh Bến Tre
Với tiềm năng phát triển du lịch Bến Tre khá phong phú về du lịch
sinh thái, du lịch văn hoá, đã góp phần quan trọng thu hút khách du lịch đến
Bến Tre ngày một nhiều. Kết quả phân tích hoạt động du lịch Bến Tre thời
kỳ 1995-2007 cho thấy tốc độ tăng trưởng về khách du lịch khá nhanh.
Giai đoạn 1995-2000, đây là thời kỳ phát triển “mạnh” của du lịch
Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung. Ngành du lịch Bến Tre còn non trẻ
và với điểm xuất phát thấp, lại là một điểm đến mới trên bản đồ du lịch của
cả nước và khu vực, khách du lịch đến Bến Tre tăng đều qua từng năm. Năm
2000 lượng khách du lịch đến Bến Tre đạt 155,122 ngàn lượt khách, tăng 1,7
lần so với năm 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 11, 23%/năm.
43
khách du lịch đi ngang qua phải để khách xuống đi bộ. Ở tất cả các huyện
hầu như không có nơi nào đảm bảo được chỗ nghỉ ngơi tốt qua đêm cho một
đoàn khách tham quan. Trong khi đó khách đi du lịch, nhất là khách nước
ngoài có nhu cầu đối với hoạt động vui chơi giải trí, nhưng phải an toàn tuyệt
đối và không phải đối phó với nhiều thứ phiền muộn. Vì những vướn mắc
này mà nhiều tour du lịch ở một số huyện tuy hấp dẫn nhưng khách ngần
ngại không đi.
2.2.1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế
Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bến Tre trong thời gian qua kể
từ năm 2000 đón được 58,06 ngàn lượt khách, đã tăng 3,78 lần so với năm
1995, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995-2000 đạt 30,48%/năm.
Từ năm 2001 nhận được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, cùng với những
chuyển dịch trên thị trường du lịch Việt Nam, trong đó khu vực đồng bằng
sông Cửu Long là điểm đến được ưa thích nhất, khách du lịch quốc tế đến
Bến Tre ngày một tăng, phần đông đều theo các tour du lịch do các công ty ở
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, thường có nhu cầu tham quan phong cảnh
sông nước và các khu vườn cây ăn trái ở Tân Thạch, Cái Mơn, Châu Thành,
Chợ Lách,…. Năm 2005 khách du lịch đến Bến Tre đạt 126,05 ngàn lượt
khách tăng 1,22 lần so với năm 2001, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn
2001-2005 đạt 21,04%/năm.
Tính chung cho cả giai đoạn 1995-2005, tốc độ tăng trưởng trung bình
của dòng khách này đạt mức 25,75%/năm, năm 2006: 10,38% và năm 2007:
11,52%. Đây là một dấu hiệu lạc quan của du lịch Bến Tre, là tiền đề quan
trọng để tỉnh quan tâm đầu tư hơn nữa cho du lịch như một hướng phát triển
chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
2.2.1.2. Thị trường khách du lịch nội địa
Cùng nhịp độ phát triển của khách quốc tế, thị trường khách nội địa
cũng đạt được những kết quả khả quan. Giai đoạn 1995-2000, nhịp độ tăng
trưởng trung bình ở mức 5,09%/năm. Từ năm 2001 trở lại đây do nền kinh tế
ổn định và tăng trưởng tạo điều kiện tăng thu nhập của người dân, thời gian
nhàn rỗi trong năm kéo dài hơn (do áp dụng chế độ làm việc 40 giờ/tuần và
nghỉ bù nếu như ngày lễ, tết rơi vào ngày cuối tuần), các điều kiện giao
thông đi lại ngày một dễ dàng, ngành du lịch Bến Tre đã tập trung mọi nguồn
lực cho phát triển hoạt động lữ hành, nghiên cứu các thế mạnh đặc thù, khai
thác các địa danh, di tích văn hoá - lịch sử, mạnh dạn mở thêm các tour tham
quan mới, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch ngoài tỉnh
nhằm tạo nguồn khách, trong đó đáng chú ý là việc kết hợp với các doanh
nghiệp du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm san sẻ nguồn khách là
nguyên nhân đưa lại sự tăng trưởng mạnh của thị trường khách du lịch nội
địa. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2005 đạt 15,28%/năm.
Tính chung cả giai đoạn 1995-2005 tốc độ tăng trưởng trung bình
10,19%/năm, năm 2006: 10,24% và năm 2007: 7,64%.
So sánh với các tỉnh lân cận trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long
45
Bảng 2.3. Cơ cấu doanh thu du lịch Bến Tre, giai đoạn 1995-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Bến Tre.
Loại
doanh
thu
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng
doanh
thu
10,9 11,7 14,6 15,9 22,5 32,0 39,6 45,5 56,7 67,9 83,2 104,3 129,4
Tăng
trưởng
bình
quân
23,95 21,76 25,36 24,07
Doanh
thu thuần
tuý
8,5 10,04 11,67 13,15 14,86 16,26 21,02 25,27 34,8 37,32 46,67 64,62 77,63
% so với
tổng DT
77,98 85,81 79,93 82,70 66,04 50,81 53,08 55,54 61,38 54,97 56,09 61,96 59,99
Tăng
trưởng
bình
quân
13,89 23,90 38,46 20,13
DT ăn
uống
5,86 6,96 7,51 8,49 8,45 9,05 9,67 12,47 16,79 17,75 24,22 33,02 40,29
% so với
DT thuần
tuý
68,94 66,92 64,35 64,56 56,86 55,66 46,00 49,35 48,25 47,56 51,90 51,10 51,90
DT lưu
trú
1,32 1,75 2,10 2,17 1,82 1,72 2,49 2,81 4,07 6,00 8,57 10,92 14,25
% so với
DT thuần
tuý
15,53 17,43 17,99 16,50 12,25 10,58 11,85 11,12 11,70 16,80 18,36 16,90 18,36
DT vận
chuyển
0,14 0,18 0,62 0,27 0,85 0,62 1,11 1,73 4,20 2,36 6,48 9,70 10,78
% so với
DT thuần
tuý
1,65 1,79 5,31 2,05 5,72 3,81 5,28 6,85 12,07 6,32 13,88 15,01 13,88
DT mua
sắm
0,43 0,30 0,53 0,49 1,36 2,78 3,22 3,57 3,87 5,40 6,48 9,05 10,65
% so với
DT thuần
tuý
5,06 2,88 4,54 3,73 9,15 17,10 15,32 14,13 11,12 14,47 13,89 14,00 13,72
DT lữ
hành
0,75 0,85 0,91 1,73 2,38 2,09 4,53 4,69 5,87 5,81 0,92 1,93 1,66
% so với
DT thuần
tuý
8,82 8,17 7,80 13,16 16,02 12,85 21,55 17,20 16,87 15,57 1,97 2,99 2,14
DT khác
2,4 1,66 2,93 2,75 7,64 15,74 18,58 20,23 21,9 30,58 36,53 39,72 51,85
% so với
tổng DT
22,02 14,19 20,07 17,30 33,96 49,19 46,92 44,46 38,62 45,04 43,91 38,08 40,05
Thu nhập
XH từ
DL
19,70 21,06 26,34 28,65 40,65 57,65 70,69 81,92 102,10 122,23 131,56 187,40 233,1
47
Bảng 2.4. Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của Bến Tre
giai đoạn 1995-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành
Kinh tế
1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Công
nghiệp
xây
dựng
391,3
655,16
752,35
884,34
1049,77
1361,48
1581,01
1807,2
2229,9
% so
với tổng
số
11,41 12,09 12,84 13,71 14,60 15,70 15,90 16,34 17,60
Tăng
trưởng
bình
quân
8,80 14,11 14,31 23,39
Nông
Lâm
thủy sản
% so
với tổng
số
2406,8
70,20
3665,66
67,67
3906,10
66,65
4168,21
64,63
4467,42
62,12
5275,93
60,84
5809,29
58,44
5970,7
53,99
6570,2
51,84
Tăng
trưởng
bình
quân
5,77 5,91 2,78 10,04
Thương
mại dịch
vụ
% so
với tổng
số
630,3
18,39
1096,22
20,24
1202,07
20,51
1396,60
21,66
1674,05
23,28
2034,87
23,46
2550,53
25,66
3280,8
29,67
3872,7
30,56
Tăng
trưởng
bình
quân
10,26 14,59 28,63 18,04
Du lịch
% so
với khối
TM-DV
% so
với tổng
số
16,25
2,58
0,47
62,2
5,67
1,15
68,7
5,72
1,17
80,53
5,77
1,25
89,37
5,34
1,24
100,75
4,95
1,16
134,9
5,29
1,36
189,9
5,79
1,72
219,9
7,31
1,74
Tăng
trưởng
bình
quân
23,96 17,06 40,77 15,80
Tổng số 3428,4 5417,04 5860,42 6449,15 7191,24 8672,28 9940,83 11058,7 12672,8
Tăng
trưởng
bình
quân
6,48 9,09 11,25 14,60
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre
Năm 2005 tổng sản phẩm ngành du lịch đạt mức 134,9 tỷ đồng (tăng
2,17 lần so với năm 2000 và 8,3 lần so với năm 1995), qua đó đã góp phần
tạo ra mức tăng từ 0,47% lên 1,36% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 17,06%/năm . Năm 2006
49
2.2.3.2. Phương tiện vận chuyển phục vụ đưa khách du lịch
Từ năm 2000 trở lại đây các phương tiện vận chuyển được phát triển
mạnh. Đến năm 2005 toàn tỉnh có 100 xe khách từ 10 đến 30 chỗ, 490 xe
đăng ký ngoài tỉnh hoạt động tại Bến Tre. Các phương tiện dịch vụ vận
chuyển đường ngắn được tổ chức hoạt động phục vụ khách du lịch ưa
chuộng với 60 đò du lịch, 30 đầu xe ngựa, trên 100 xuồng chèo phục vụ du
khách.
2.2.3.3 Các dịch vụ hỗ trợ
Thời gian gần đây, nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút
khách du lịch Bến Tre đã tiến hành xây dựng mới 35 điểm du lịch sinh thái,
trung tâm vui chơi giải trí, 26 phòng massage, 350 phòng Karaoke và 1 vũ
trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.
2.2.3.4. Lao động ngành du lịch
Bảng 2.6. Lực lượng lao động du lịch Bến Tre giai đoạn 1995-2007
Đơn vị tính: người
Lao
động
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Đại
học
cao
đẳng
50 64 78 78 80 85 139 147 147 164 196 215 225
Trung
cấp
132 172 209 209 213 227 372 392 394 437 524 576 603
Trình
độ
khác
479 622 759 759 774 823 1351 1421 1427 1586 1904 2095 3136
Tổng
số
661 858 1046 1046 1067 1135 1862 1960 1968 2187 2624 2886 3964
Nguồn: Sở văn hoá, thể thao và du lịch Bến Tre
Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những
năm gần đây , số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng
kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng
được nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, thái độ và khả năng
giao tiếp của nhân viên phục vụ được hoàn thiện từng bước để đáp ứng các
yêu cầu của khách du lịch.
Năm 1995 lực lượng lao động trong ngành du lịch là 661 người, năm
2000 là 1135 người và năm 2005 số lao động trong ngành có 2624 người.
Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 14,8%/năm.
Thực trạng về cơ cấu và trình độ đào tạo lao động ngành du lịch là
một vấn đề còn nhiều bất cập. Năm 2007 tỷ trọng lao động được đào tạo qua
các trường nghề có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 20,89% nhưng phần
lớn chỉ được đào tạo ở loại hình sơ cấp từ 1 tháng đến 1 năm chiếm 79,11%
nên trình độ nghiệp vụ, kiến thức về du lịch còn thấp.