BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN DUY BÂN
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Khai Thác Thủy Sản
Mã ngành: 60.62.80
Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Nha Trang
Chuyên ngành: Khai Thác Thuỷ Sản
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Động
NHA TRANG THÁNG 6 NĂM 2007
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiêt của đề tài
Vùng sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được coi là khu dự trữ sinh
quyển của thành phố Hồ Chí Minh, là nơi lưu trữ bảo tồn nhiều loài gen quý
hiếm. Rừng ngập mặn được hình thành từ vùng sa bồi của các cửa sơng, những
sản phẩm hữu cơ do các lồi cây trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn
dinh dưỡng phong phú cho các loài động thực vật sống quần cư, trong đó có
nguồn lợi hải sản. Số lượng và chất lượng của sinh vật là dấu hiệu đặc trưng để
đánh giá độ bền vững của môi trường sinh thái trong khu vực. Nhiều năm qua
do áp lực về dân số và kinh tế, nghề khai thác hải sản phát triển quá nhanh và
phức tạp, có chiều hướng phá hoại hệ sinh thái ngập nước vùng ven biển, hậu
quả của nó rất lớn chưa thể ước tính được.
Trên thế giới vấn đề khai thác quá mức ở nhiều vùng sinh thái tương tự
cũng diễn ra rất nghiêm trọng. Các tổ chức quốc tế và các quốc gia đang xây
dựng chính sách và hành động thực tế nhằm quản lý và phát triển nguồn tài
nguyên ven biển.
Ở Việt Nam vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đã được chú
trọng và triển khai thông qua pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
1989 và luật thuỷ sản 2003. Khu bảo tồn rừng ngập mặn Cần Giờ hiện đang
được các cấp chính quyền thành phố hết sức quan tâm, thể hiện là việc bảo vệ
và phát triển tốt rừng và hệ sinh thái động vật rừng ngập mặn. Riêng nguồn lợi
động vật sống trong vùng nước có rừng cây ngập mặn thì chưa có được biện
pháp quản lý và phát triển hữu hiệu.
Từ những cơ sở thực tiễn nêu trên, tìm hiểu thực trạng nghề khai thác
hải sản, những nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm nguồn lợi và biện pháp
nhằm ổn định nguồn lợi đặc trưng trong vùng sinh thái là việc làm hết sức cần
thiết cho hiện tại và tạo thế phát triển bền vững trong tương lai.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
- Thực trạng nghề khai thác hải sản và nguồn lợi là dấu hiệu đanh giá độ
bền vững của vùng sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Tác động của các loại hình khai thác đến nguồn lợi vùng sinh thái rừng
ngập mặn ven biển là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất trong phát triển
bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu bảo vệ tài nguyên, sinh thái rừng ngập mặn, phát triển bền
vững là vấn đề đang được quan tâm từ nhiều phía, nhưng chưa có nghiên cứu
2
về nghề khai thác và tác động của nó đến sinh thái và nguồn lợi hải sản. Đề tài
là tài liệu tham khảo khoa học trong quản lý và phát triển bền vững rừng ngập
mặn Cần Giờ.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Sau khi phát hiện về năng suất sinh học và vai trò to lớn của rừng ngập
mặn đối với thủy sản, nhiều nhà khoa học của các nước phát triển đã được
chính phủ tạo điều kiện đi sâu nghiên cứu ứng dụng vào việc quản lý, sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ rừng.
- Ấn Độ đã thành lập Ủy ban quốc gia về bảo vệ rừng ngập mặn [32]
Rừng ngập mặn Ấn Độ có nhiều ở ven biển phía Tây, phía Đơng và trên các
đảo Andaman và Nicobar. Một số nơi rừng ngập mặn bị suy giảm nhanh,
trong những năm cuối thế kỷ 20, diện tích rừng ngập mặn đã mất khoảng 40%
( 674. 000 ha năm 1987; 482. 000 ha năm 1997). RNM bị suy thoái khoảng
7000 ha trong thời gian từ 1975 – 1981. Trên quần đảo Andaman và Nicobar
khoảng 22400 ha bị mất trong những năm từ 1987 – 1997.
Sự gia tăng dân số ở vùng ven biển đang nảy sinh áp lực lên hệ sinh thái
RNM ở rất nhiều quốc gia, từ đó phát sinh những nhu cầu như gỗ xây dựng,
chất đốt, lá lợp nhà…Để bảo đảm cho an toàn RNM và môi trường sinh thái,
phát triển bền vững cần phải có biện pháp quản lý thích hợp đối với cư dân địa
phương và hệ sinh thái RNM. Nhà quản lý phải mở ra những phương cách làm
ăn cho dân như phát triển du lịch, đánh cá, nuôi ong, nghề thủ công dựa trên cơ
sở sử dụng những sản phẩm của RNM, đề ra những chính sách hỗ trợ về kinh
tế cho cộng đồng dân cư địa phương.
Năm 1976 chính phủ Ấn Độ đã thành lập uỷ ban quốc gia RNM trực
thuộc bộ tài nguyên môi trường, nghiên cứu hoạch định những chính sách bảo
vệ và phát triển RNM. Ban hội thẩm gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu,
các chuyên gia về hệ sinh thái RNM đã nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tra
khảo sát nhằm phát triển mở rộng diện tích RNM trên tồn quốc, thống nhất kế
hoạch bảo tồn phát triển RNM bao gồm những bước như sau:
+ Phát hiện và lựa chọn vùng RNM để bảo tồn
+ Chuẩn bị kế hoạch quản lý
+ Xúc tiến nghiên cứu
+ Thơng qua những điều luật có liên quan đến trách nhiệm của nhà
nước, trường đại học, viện nghiên cứu và chính quyền địa phương.
Năm 1979 uỷ ban rừng ngập mặn đã đưa ra bản danh sách các vùng RNM
và những giải pháp cho việc nghiên cứu và phát triển gồm:
+ Thiết lập bản đồ quốc gia vùng RNM kiểm soát bởi vệ tinh viễn thám
cập nhật số liệu về những thay đổi về môi trường sinh thái theo thời gian.
4
+ Cung cấp những số liệu về diện tích rừng, yếu tố khí hậu, những thơng
số mơi trường biến đổi theo mùa.
+ Đánh giá mức độ thích hợp về vị trí của khu vực RNM dự trữ.
+ Thiết lập các chương trình bảo vệ
+ Trồng tái tạo các khu vực RNM bị tàn phá
+ Nghiên cứu về phương pháp quản lý, sinh thái học, động thực vật, vi
sinh và môi trường .
Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Quốc gia RNM, 15 vùng RNM đã được
xác định. Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các văn bản hướng dẫn và trợ giúp tài
chính để chính quyền và cư dân địa phương tiến hành quản lý bảo tồn tái tạo
RNM.
- Indonesia, Tôm xuất khẩu đã phá hoại rừng ngập mặn và nghề cá ven bờ [33]
Xuất khẩu tôm mang lại nguồn ngoại tệ, nhưng thực tế Indonesia đang
phải trả giá cho sự suy tàn đối với nghề cá và các trang trại của cộng đồng cư
dân vùng ven biển.
Nuôi tôm xuất khẩu ở Indonesia hàng năm thu khoảng 2 tỷ USD( 2000),
nhưng do ơ nhiễm mơi trường và chi phí xã hội phát sinh khơng thể ước tính
được. Cộng đồng cư dân ven biển là những người nghèo khổ nhất. Theo tính
tốn của ngân hàng phát triển châu Á khoảng 80% cư dân ven biển Indonesia
sống dưới mức nghèo. Sự bần cùng hoá sẽ tiếp tục gia tăng nếu như khơng có
một giải pháp đúng đắn và triệt để.
Tác động ô nhiễm môi trường ven biển ở Indonesia phát sinh từ khi
nghề ni tơm bùng nổ năm 1980. Diện tích RNM của Indonesia là 3.2 triệu ha
năm 1986 giảm còn 2.4 triệu ha năm 1996. Rừng ngập mặn bị tàn phá mau
chóng làm mất đi chức năng bảo vệ bờ biển, phá huỷ mơi sinh của rất nhiều
lồi hải sản, mơi trường bị ơ nhiễm do tăng hàm lượng hố chất, nhiễm bẩn
vùng nước ven biển, nước mặn xâm thực vào khu vực trồng lúa và đất nông
nghiệp.
Năm 1992 bệnh tơm lây lan trên diện tích lớn nên các ao, vng bị bỏ
hoang. Nhà đầu tư tìm kiếm và khai thác để nuôi tôm trên những vùng đất mới.
Vùng nuôi tôm chuyên canh và bán chuyên canh của Indonesia được mở rộng
phát triển từ giữa năm 1980 chiếm diện tích là 305. 000 ha. Theo chính phủ
Indonesia thì để bảo đảm mơi trường cho các vng tơm ít nhất phải có
860.000 ha rừng ngập mặn ở khu vực này phải được bảo vệ ( tỷ lệ 1/3 )
Hiện nay Indonesia đang dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt tôm thiếu
kiểm soát để thoả mãn nhu cầu xuất khẩu. Hàng năm Indonesia đánh bắt từ 40
đến 170.000 tấn tôm. Năm 2000 Indonesia có sản lượng đánh bắt tơm là
260.400 tấn. Đánh bắt tơm thiếu kiểm sốt là ngun nhân quan trọng dẫn đến
những xung đột giữa cộng đồng ngư dân ven biển với các tàu đánh tôm bởi
hoạt động của các tàu đang làm cạn kiệt các đàn cá ở địa phương. Sản lượng
5
của tàu tơm có lẫn rất nhiều cá con, ước tính với tỷ lệ 26 kg sản phẩm phụ trên
1 kg tôm.
Những hiểu biết về chức năng bảo vệ, môi sinh và những vấn đề liên
quan đến xã hội của hệ sinh thái RNM nhiệt đới làm nổi bật những địi hỏi phải
có chính sách bảo tồn và quản lý phát triển bền vững RNM.
Trung tâm nghiên cứu phát triển Hoàng gia - vịnh Kung Krabaen - Thailand
[31], là bản báo cáo khoa học về những nghiên cứu và biện pháp quản lý phát
triển thành công trong việc tái tạo sinh thái và nguồn lợi vùng ven bờ vịnh
Kung Krabaen.
Vùng ven biển vịnh Kung Krabaen có diện tích tổng cộng khoảng 5670 ha.
Thực trạng là rừng đước bị tàn phá, nguồn lợi cá biển suy kiệt, nước mặn xâm
thực, ô nhiễm mơi trường. Trung tâm phát triển Hồng gia được thành lập và
đạt được kết quả trong nghiên cứu và quy hoạch:
Vùng nghiên cứu chạy dọc theo bờ biển chia thành hai phần:
- Vùng trung tâm diện tích khoảng 640 ha
- Vùng ngồi sử dụng cho nơng nghiệp và dân cư diện tích khoảng 5.120 ha
Hoạt động bảo vệ thiên nhiên và hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi được tiến hành
với sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng, nâng cao sự hiểu biết cho dân,
tái tạo và sử dụng nguồn lợi một cách hợp lý gồm:
- Quy hoạch 116.5 ha khu vực đước bị tàn phá và cánh đồng lúa sản lượng
thấp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Khi vùng quy hoạch đã thích hợp cao cho ni tơm thì tiếp tục phát triển
vùng xung quanh nhằm bảo vệ rừng dọc theo bờ biển. Tỷ lệ cân đối giữa diện
tích trồng rừng và diện tích ni tơm tại khu trung tâm là 1/3 (cứ 1.6 ha đất thì
0.96 – 1.12.ha để ni tơm, 0.48 – 0.68 ha giành cho một căn hộ và trồng
rừng). Người nông dân trồng rừng được trợ cấp bởi tiền của vùng nuôi tôm .
- Để phát triển bền vững, tái tạo môi trường cho các lồi hải sản, Kung
Krabaen cịn tiến hành các hoạt động như:
+ Bảo vệ và trồng cỏ biển trong vịnh
+ Phát triển nuôi hàu nhằm thiết lập hệ thống sinh học xử lý nước.
+ Ương nuôi và thả vào vịnh hàng năm hơn 10.000 giống tôm cá.
+ Thả đá ngầm nhân tạo làm chỗ ẩn náu cho các lồi động vật dưới nước.
+ Sử dụng hệ thống thơng tin địa lý GSI để kiểm soát rừng và trang trại
trong tồn khu vực.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1995, Viện Hải Dương Học Nha Trang đã tiến hành nghiên cứu
năng suất sinh học và các nguồn lợi sinh vật vùng biển ven bờ huyện Cần Giờ
thành phố Hồ Chí Minh [12]. Đề tài đã giải quyết một số vấn đề như sau:
6
- Đánh giá năng suất sinh học và các điều kiện sinh thái của các thuỷ vực
ven bờ.
Vùng nước ven biển huyện Cần Giờ có sức sản xuất sơ cấp tương đối lớn
trong các hệ sinh thái ven biển nhiệt đới. Tổng cộng sức sản xuất thực vật nổi
và vi sinh đạt cực đại 3gC/m3/ngày. Trung bình mỗi ha mặt nước sản xuất 80 –
150 kg hữu cơ tươi, đây là nguồn năng lượng tự sinh chưa tính đến lượng bổ
sung từ biển, thượng nguồn và từ lớp phủ thực vật RNM.
Sinh vật lượng ở khu vực ven biển Cần Giờ khá phong phú, sinh vật đáy có
mật độ trung bình 92,73 cá thể/ m2 ; khối lượng 5.6 g/ m2.
- Đánh giá các nguồn lợi hải đặc sản, chủ yếu là các đối tượng có ý nghĩa
kinh tế thuộc nhóm giáp xác, nhuyễn thể và cá biển.
Nguồn lợi cá biển khá phong phú về thành phần loài. Đối với cá sống ở
vùng ven biển nhóm cá ăn mùn bã thực vật chiếm khoảng 40%, nhóm cá ăn
động vật chiếm 60%. Đối với nhóm cá sống ở vùng nước lợ và di cư giữa 2
vùng mặn lợ, nhóm cá ăn mùn bã thực vật chiếm 75%. Điều đó nói lên ưu thế
của RNM đã thu hút phần lớn các loài cá ăn mùn bã thực vật và nuôi dưỡng ấu
trùng cá. Mật độ cá nổi 52.6 kg/ ha, mật độ cá đáy 12.4kg / ha
- Đề xuất một số giải pháp công nghệ phát triển khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản bao gồm:
Tăng các loại hình đánh bắt cá nổi ven bờ, phát triển mở rộng nghề khơi
đưa tàu thuyền đánh bắt ở khu vực ngoài nhằm giảm áp lực khai thác ở vùng
nước ven bờ. Đối với nghề nuôi có sự kết hợp giữa các loại hình ni quảng
canh, bán thâm canh và thâm canh, chủ động về sản xuất giống tại chỗ, quy
hoạch vùng ni theo đối tượng.
Nhìn chung các đề tài đã nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn từ tự nhiên
và xã hội đến hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm quản lý, phát trển bền vững,
tuy nhiên vấn đề tác động của các loại hình khai thác đến nguồn lợi vùng sinh
thái rừng ngập mặn thì chưa được nghiên cứu vì vậy những đề xuất giải pháp
cho nghề khai thác hải sản còn thiếu cơ sở thực tế.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục tiêu khoa học
Đánh giá tác động của nghề khai thác hải sản đến sinh thái và nguồn lợi
hải sản, một trong những nguyên nhân đảm bảo phát triển bền vững rừng ngập
mặn Cần Giờ.
3.2. Mục tiêu thực tế
Đánh giá hiện trạng nghề khai thác hải sản tác động đến cân bằng sinh
thái từ đó đề ra biện pháp phát triển bền vững nguồn lợi hải sản tương ứng với
chất lượng sinh thái của vùng rừng ngập mặn Cần Giờ.
7
4. Đối tượng nghiên cứu:Thực trạng các loại nghề khai thác hải sản hoạt động
tại vùng ven biển, rừng ngập mặn huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh
8
CHƯƠNG II
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu nghiên cứu
1.1. Tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên vùng rừng ngập mặn Cần Giờ
- Nghiên cứu năng suất sinh học và các nguồn lợi sinh vật vùng biển ven
bờ huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh [12].
- Nghiên cứu giá trị tài nguyên thuỷ sinh vật ( cá ) thuộc huyện Cần Giờ phục
vụ cho việc quản lý sử dụng hợp lý và phát triển bền vững chúng [13].
- Một số báo cáo khoa học thuộc Viện Nghiên Cứu Hải Sàn II và Chi Cục Bảo
Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến vùng ven biển
Cần Giờ.
1.2. Số liệu liên quan đến hoạt động khai thác hải sản
Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ
- Niên giám thống kê huyện Cần Giờ 2000 - 2005[ 21 ].
- Báo cáo của huyện Cần Giờ về hoạt động kinh tế nghề cá [22] ; [23] ;
[24] ; [25]
Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản
thành phố Hồ Chí minh.
- Báo cáo kết quả hoạt động của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành
phố Hồ Chí Minh [17] ; [18] ; [19] ; [20]
2. Cơ sở lý luận
Để đánh giá mức độ khai thác hợp lý tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản của
vùng nước, dựa trên phương pháp phân loại ngư cụ của Tresov, Lucasov [3]
đã đưa ra chỉ tiêu nhằm đánh giá quy mô khai thác của nghề khai thác thủy sản
tại vùng biển xác định, cường độ khai thác I, có liên quan đến các đại lượng
đặc trưng cho kỹ thuật hoạt động của ngư cụ như sau:
Độ mạnh nghề
Là khối nước tác dụng tiềm năng của ngư cụ trong thời gian đánh bắt một
ngày đêm, độ mạnh phụ thuộc vào nguyên lý làm việc và đặc tính của ngư cụ.
Trong trường hợp vùng tác dụng của ngư cụ không thể biểu thị một cách trực tiếp
người ta sử dụng các giá trị tỷ lệ của nó theo cơng thức thực nghiệm.
Độ mạnh nghề ký hiệu là W đơn vị đo là prom (PM) các ước số là:
deciprom (DPM), Cantiprom (CPM) và miliprom ( MPM).
1PM = 10 DPM = 102 CPM = 103 MPM = 109 M3 / ngày đêm
Khối nước tác dụng W được xác định tương ứng với 3 nhóm ngư cụ:
9
- Nhóm 1: Xác định trực tiếp:
Ngư cụ nhóm 1 gồm có lưới kéo, lưới vây, lưới rê trơi và đáy… Các ngư
cụ nhóm 1 khi hoạt động vùng tác dụng của nó là một khối nước có thể tính toán
được.
+ Lưới kéo: W = a.b.s
a: Độ mở đứng miệng lưới
b: Độ mở ngang miệng lưới
s: Chiều dài đường quét lưới trong một ngày đêm
+ Lưới vây: W = nl2a / 4
n: Số mẻ lưới tiềm năng trong một ngày đêm
l: Chiều dài lưới
a: Chiều cao lưới
+ Lưới rê trôi: W = a.l.s
a: Chiều cao lưới
l: Chiều dài lưới
s: Chiều dài đường trôi lưới trong một ngày đêm
+ Lưới đáy: W = a.b.s
a: Độ mở đứng miệng lưới
b: Độ mở ngang miệng lưới
s: Chiều dài đường nước chảy qua lưới trong một ngày đêm
- Nhóm 2: Gồm các ngư cụ có khối nước tác dụng phụ thuộc cơ bản vào
bán kính tác dụng của thiết bị hay tác nhân sử dụng để lôi cuốn cá vào khu vực
khai thác. Tác nhân lôi cuốn cá là các trường vật lý như ánh sáng, điện trường, âm
thanh... nhưng chủ yếu là ánh sáng đèn điện. Bán kính hình cầu lơi cuốn cá được
xác định bằng thực nghiệm phụ thuộc vào đối tượng khai thác và tác nhân lơi
cuốn có cường độ khác nhau. Độ mạnh nghề của ngư cụ bằng tích số giữa khối
nước hình cầu lơi cuốn cá với hệ số liên tục khai thác của ngư cụ. Hệ số liên tục là
tỷ số giữa thời gian tác dụng của tác nhân lôi cuốn trong chu kỳ khai thác với thời
gian của chu kỳ khai thác.
W = n.t.V/T
n: Số lần khai thác trong một ngày đêm
t: Thời gian tác dụng của tác nhân lơi cuốn cá
V: Thể tích hình cầu lơi cuốn cá
T: Thời gian làm việc của ngư cụ
- Nhóm 3: Gồm những ngư cụ khó có thể xác định chính xác khối nước tác
dụng khi làm việc như lưới rê cố định, đăng, câu… với ngư cụ loại này độ mạnh
nghề xác định bằng cách so sánh sản lượng của nó với một ngư cụ tương đương
khác mà khối nước tác dụng đã biết.
10
Wy = y.Wx /x
Wy : Độ mạnh của lưới rê cố định
y : Sản lượng của lưới rê cố định
Wx : Độ mạnh của lưới rê trôi
x : Sản lượng lưới rê trơi
Như vậy cơng thức tính độ mạnh của lưới rê cố định tính trên một đơn vị thời
gian được xác định như sau:
W=
.l .2 a
4t
Trong đó:
a: Chiều cao lưới
l: Chiều dài lưới
t: Thời gian đánh bắt của lưới trong một ngày đêm
Cường lực nghề
Là khối nước tác dụng thực tế của ngư cụ trong khoảng thời gian khai
thác. Cường lực nghề ký hiệu là C , đơn vị đo là Promus (PU) các ước số của nó
là decipromus (DPU), cantipromus (CPU), milipromus (MPU).
1PU = 10DPU = 102 CPU = 103MPU = 109M3
Bảng 1. Công thức xác định cường lực của một số nghề
Cơng thức tính
Nghề
Lưới Kéo
Lưới Te
C1 = a.b.Stt
Chiều cao miệng lưới: a = 0,06 . Lf
Chiều ngang miệng lưới: b = 0.6 Lf
Chiều dài đường quét lưới thực tế / ngày đêm: S
C2 = a.b.Stt
(tương tự lưới kéo)
2
.l . a
T tt
4.t
Lưới Rê
C3 =
cố định
a : Chiều cao miệng lưới (m)
l : Chiều dài lưới (m)
t: Thời gian đánh bắt trong một ngày đêm (24)
Ttt : Thời gian đánh bắt th ực tế
Lưới rập
C4 = abstt
Chiều cao miệng lưới: a
Chiều ngang miệng lưới: b
Chiều dài đường nước chảy qua lưới thực tế / ngày đêm: Stt
Đáy sôngcầu
C5 = abstt
Chiều cao miệng lưới: a
Chiều ngang miệng lưới: b
Chiều dài đường nước chảy qua lưới thực tế / ngày đêm: Stt
Đáy rạo
C6 = abstt
Đáy sông
C7 = abstt
11
Hiệu quả nghề
Hiệu quả nghề ký hiệu là E : Là sản lượng khai thác tính trên một đơn
vị cường lực nghề
E =Q /C
Q: Sản lượng khai thác trong năm (tấn)
C: Cường lực nghề khai thác trong năm
Hiệu quả nghề có đơn vị đo là promef (PE), các ước số của nó là
decipromef (DPE), cantipromef (CPE), milipromef (MPE).
1PE = 10 DPE = 102 CPE = 103MPE = T/109M3
Cường độ khai thác
Là tỷ số giữa khối nước khai thác thực tế của nghề với khối nước tiềm
năng có thể khai thác của vùng nước. Cường độ khai thác ký hiệu là I.
I = CT / Wn
CT : Tổng cường lực của các nghề khai thác trong vùng
Wn : Tiềm năng đánh bắt của vùng nước
Để khai thác bền vững tiềm năng vùng nước thông thường người ta chọn
I = 0,3 đến 0,4
- Hệ thống đơn vị đo trên có ưu điểm là nó khơng liên quan đến sản lượng
khai thác mà chỉ đặc trưng cho tiềm năng kỹ thuật của ngư cụ. Kết quả đo trong
mỗi lớp hoặc nhóm ngư cụ là những giá trị tổng quát không phụ thuộc vào cấu
trúc, kích thước và phương thức sử dụng của ngư cụ.
- Hiệu quả nghề có đơn vị đo duy nhất cho tất cả các lớp và các nhóm ngư cụ
nếu tính trong một khoảng thời gian đủ lớn thì hiệu quả nghề theo cách này
khơng có quan hệ đến nguyên lý đánh bắt như sản lượng tính trên một đơn vị
thời gian hoặc tính trên một đơn vị tàu thuyền. Đơn vị đo hiệu quả nghề đồng
thời tính đến cả hiệu quả khai thác và trình độ hồn thiện kỹ thuật quá trình đánh
bắt. Khi kỹ thuật khai thác khơng thay đổi thì độ mạnh nghề cũng khơng thay
đổi, hiệu quả nghề sẽ thay đổi tỷ lệ với sự thay đổi của trữ lượng nguồn lợi.
3. Phương pháp khảo sát thực tế
- Xác định quy mô, cơ cấu nghề : Tài liệu lưu trữ [ 18] ; [20] ; [21] ; [24]
- Xác định thành phần loài, điều kiện tự nhiên vùng biển: Tài liệu lưu trữ
[8] ; [12] ; [13] ; [27] ; [28]
- Xác định thành phần lồi hiện có, ngư trường khai thác : Phiếu điều tra Phụ lục I
- Xác định các thông số kỹ thuật của ngư cụ : Phiếu điều tra 2006 – 2007 Phụ lục IV
12
CHƯƠNG III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN
1.Vị trí địa lý
Cần Giờ là huyện ven biển nằm ở phía Đơng Nam thành phố Hồ Chí Minh,
trung tâm huyện cách thành phố 50 km. Vị trí địa lý nằm trong giới hạn 100 22’
14’’ đến 100 40’ 09’’ vĩ độ Bắc và 1060 46’ 12’’ đến 1070 00’ 59’’ kinh độ
Đơng . Diện tích tự nhiên tồn huyện khoảng 71. 361 ha, được bao bọc bởi các
con sơng. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu
ranh giới là các sông Lịng Tàu, Đồng Tranh, Thị Vải và Cái Mép. Phía Nam
và đơng Nam giáp với biển Đơng. Phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Long
An và Tiền Giang qua sơng Nhà Bè và cửa Sồi Rạp. Phía Tây Bắc giáp huyện
Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh ranh giới là sơng Nhà Bè.
2. Địa hình và địa mạo
Cần Giờ là vùng đất sa bồi cửa sơng, địa hình là vùng đất trũng, bị chia cắt
bởi hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Bờ biển dài khoảng 14 km, chiều dài theo
hướng Đông Tây 30 km, theo hướng Bắc Nam 35km. Cao trình bình quân của
đất từ 0.3 – 0.6m, nơi cao nhất là núi Giồng chùa 10m , nơi thấp nhất nằm dưới
mực nước biển 0.5 m . Xét về yếu tố địa hình có liên quan đến sinh thái và nguồn
lợi sinh vật biển có thể chia thành các vùng như sau:
- Vùng ven bờ
Hợp phần quan trọng trong tổng thể sinh thái đới ven biển là dải nước
ven biển có độ sâu từ 30m nước trở vào bờ. Diện tích vùng này ước tính
khoảng 280 hải lý vng, trong đó diện tích thuận lợi cho nghề giã cào hoạt
động khoảng 78%
- Vùng bãi triều cửa sơng
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ, ngập nước hàng ngày,
không có lớp phủ thực vật. Đất chủ yếu là cát mịn và bùn nhão, diện tích
khơng ổn định ln bị tác động của sóng gió và dịng chảy, ước tính khoảng
6.000 ha thuộc địa phận các xã Long Hoà, Cần Thạnh và Thạnh An
- Vùng nội đồng
Bao gồm toàn bộ diện tích đất và nước tự nhiên trên tồn huyện được chia
thành các dạng sau:
Đất khơng ngập nước
Địa hình có cao độ từ 2 đến 10m phân bố ở khu vực Giồng chùa xã Thạnh
An . Điểm duy nhất trong huyện khơng bị ngập triều, diện tích khoảng 50 ha,
trên đó lộ ra đá gốc Andefít và Andefit- Andezit.
13
Đất ngập theo chu kỳ nhiều năm
Là dạng địa hình có cao độ 1.5 – 2m phân bố ở tất cả 7 xã thuộc huyện
nhưng tập trung nhiều ở các xã An Thới đơng, phía tây Lý Nhơn, Tam Thơn
Hiệp, Bình Khánh. Khu vực này có thể ngập triều vào những năm có con nước
lớn vào tháng 9 và tháng 10. Đất khu vực này là đất phèn và phèn mặn với bề
dày an toàn 0.3 đến 0.5m . diện tích khoảng 9544 ha
Đất ngập triều theo chu kỳ năm
Dạng địa hình có cao độ từ 1 – 1.5m , phân bố khá rộng ở phía bắc huyện
thuộc xã Bình Khánh, phía Bắc Tam Thơn Hiệp, chạy dài theo rìa phía Tây từ
Bắc xuống Nam, chiếm phần lớn ở xã Lý Nhơn, một số nằm ở Cần Thạnh và
xã Long Hồ. Diện tích vùng này khoảng 14. 346,3 ha chỉ ngập triều trong
những tháng nước cường hàng năm. Chất đất chủ yếu là đất phèn và phèn mặn.
Đất ngập triều theo chu kỳ tháng
Địa hình có cao độ 0.5 – 1m phân bố trên diện rộng tập trung ở phần giữa
huyện, chiếm phần lớn ở các xã An Thới Đông, Thạnh An, phía Nam xã Tam
Thơn Hiệp, phía Đơng xã Lý Nhơn, phía Bắc xã Cần Thạnh và xã Long Hồ.
Khu vực này bị ngập triều ít nhất 2 lần trong một tháng vào các con nước lớn.
Diện tích 16.145,2 ha, đất thuộc loại phèn mặn, tầng mặt là sét và bùn đen màu
nâu bề dày 0.15 – 0.3m. Tiếp theo là tầng đất sét xám nâu có nhiều xác bã thực
vật và bùn hữu cơ, có nơi tập trung thành than bùn.
Đất ngập triều ngày đêm
Địa hình này có cao độ từ 0 – 0.5m nằm ven các rạch chạy sâu vào các
bưng, phân bố không liên tục, tập trung ở khu vực giữa huyện, kéo dài mở
rộng về phía Đơng Nam và Nam thuộc địa bàn phía Nam An Thới Đông, Đông
Nam xã Tam Thôn Hiệp, phần lớn xã Lý Nhơn và An Thạnh, một phần thuộc
phía Bắc xã Cần Thạnh và Long Hồ. Dạng địa hình này thường phân bố giữa
các sông rạch lớn, bao gồm các đầm ngập nước thường xuyên khi triều lên, cạn
khi triều rút. Đất thuộc dạng phèn mặn, sét , bùn nhão chứa nhiều xác bã thực
vật và mùn hữu cơ. Bề dày tầng an tồn khoảng 0.1 – 0.2m diện tích khoảng
6.130,9 ha.
Diện tích mặt nước
Mặt nước bao gồm sơng ngịi, kênh rạch, khu vực có độ cao dưới 0.m. Do
mật độ dòng chảy khá cao cùng với diễn biến thuỷ triều phức tạp nên xác định
diện tích mặt nước khá khó khăn, ước tính khoảng 22.836 ha chiếm 32% tổng
diện tích tự nhiên tồn huyện.
3. Đất đai, thổ nhưỡng
Cần Giờ là vùng đất ven biển hình thành do quá trình bồi lắng, xói lở của
q trình động lực sơng - biển, đây là vùng đất chưa ổn định, gần 2/3 diện tích
14
Hình 1. Bản đồ huyện Cần Giờ
15
bị nhiễm mặn. Nguồn nước ngọt ở một số vùng tương đối khan hiếm vì vậy
đất có độ mặn và nhiễm phèn cao. Có thể chia thành 4 loại đất cơ bản như sau:
- Đất mặn, nhiều phèn
Loại đất này chiếm phần lớn ở khu vực phía Bắc huyện thuộc các xã Bình
Khánh, An Thới Đơng, địa hình tương đối cao, phù sa sơng biển phủ lên trên
nền trầm tích đầm lầy. Thảm thực vật có chà là nước, ở nơi cao có ráng, nơi
thấp có lác. Nơi thấp nhất mặt đất có màu nâu vàng, lớp đất sâu trên 30 cm
chứa nhiều phèn mặn, đất có dạng xác bã thực vật. Nước triều ngập hàng ngày,
thực bì có đước, dừa nước và lác. Hàm lượng Al và Fe cao.
- Đất mặn ít phèn
Loại đất này phân bố ở các xã Bình Khánh , An Thới Đơng , Bắc Lý Nhơn,
Nam Tam Thơn Hiệp, Tân An, khu vực đất có giồng cao, thoát nước, thoát phèn,
hầu hết đã được canh tác, là vùng có 2 vụ lúa của huyện. Tầng canh tác an toàn 25
– 30 cm, hàm lượng muối từ 2- 30/00 hàm lượng nhôm và sắt thấp.
- Đất Mặn
Nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất ở Cần Giờ, phần lớn nằm ở gần
biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Độ ẩm của đất thay đổi theo
chiều sâu của lục địa và theo mùa, còn độ mặn chủ yếu phụ thuộc vào độ cao
so với mặt biển, theo mức độ che phủ của thực bì . Thực vật chủ yếu là rừng
ngập mặn: Đước, sú, vẹt, mắm.
Do phân bố rộng rãi và có nhiều yếu tố hình thành đất như cao trình, vị trí lập
địa, kiểu khai thác, chế độ thuỷ văn nên bản đồ thổ nhưỡng rất đa dạng. Yếu tố
hạn chế của vùng đất này là lớp đất sâu chưa ổn định. Đất chứa nhiều muối,
NaCl, lớp đất sâu chứa một lượng đáng kể lưu huỳnh ở dạng khử.
- Đất cát biển
Đất cát biển của Cần Giờ nằm ở vùng ven biển, cấu tạo bởi lớp trầm
tích, phần lớn là cát thơ. Đất mặn nhiều, độ dẫn điện, muối tan, Cl- cao và tăng
dần theo chiều sâu. Đất có phản ứng trung tính. Độ phì cao đặc biệt là lân và
kali tổng số ( P: 0,11% và K2O: 1,46% )
4. Đặc điểm khí tượng
- Đặc điểm khí hậu
Vùng Cần Giờ mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, chịu tác
động mạnh mẽ và chi phối bởi sự chia cắt của địa hình, là huyện ven biển nên khí
hậu mang tính hải dương. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa khơ kéo dài 5 tháng từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10.
- Số giờ nắng
Huyện Cần giờ có tổng số giờ nắng trong năm từ: 2630 – 2710giờ.
Trong mùa khô số giờ nắng đạt 270 giờ/tháng, cao nhất vào tháng 3 khoảng
276,3 giờ. Mùa mưa số giờ nắng đạt 240 giờ/ tháng. Với số giờ nắng cao, phân
16
bố khá đồng đều trong năm đã cung cấp nguồn ánh sáng phong phú cho quá
trình quang hợp, tổng hợp của thực vật, động vật ưa nhiệt, thích hợp cho sự
phát triển của thuỷ sinh vật, nguồn thức ăn cho sự sinh trưởng và phát triển của
các loài cá.
- Bức xạ mặt trời
Lượng bức xạ mặt trời ở huyện Cần giờ khá phong phú, tổng lượng bức
xạ dao động từ: 10 – 14,2 kcal/cm2 /tháng, cường độ bức xạ thay đổi giữa các
tháng trong năm không đáng kể. Lượng bức xạ có hiệu ứng quang hợp dồi dào
quanh năm, gấp 20 lần ngưỡng bức xạ tối thiểu cho quá trình quang hợp của
thực vật trong tự nhiên, đây là ưu thế cho sự phát sinh phát triển về phương
diện sinh học.
- Nhiệt độ
Chế độ nhiệt ở Cần Giờ khá cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm
25,8 . Biên độ nhiệt trong ngày dao động từ 50 – 70C , giữa các tháng trong
năm dao động không quá 40C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 3 và tháng
5 (30,50- 32,30C), nhiệt độ thấp nhất vào khoảng tháng 1 ( 19.30C – 21.10C)
0
- Độ ẩm và mưa
Độ ẩm khơng khí ở Cần Giờ cao hơn các nơi khác trong thành phố từ 4
– 8 % . Thời kỳ có độ ẩm cao trùng với mùa mưa ( từ tháng 5 đến tháng 11)
tháng 9 có độ ẩm cao nhất đạt 79 – 83%. . Mùa khơ có độ ẩm thấp, thấp nhất
vào tháng 4 đạt 74 – 77% .
Lượng mưa hàng năm tăng dần theo hướng Đông nam – Tây bắc, từ
957mm ở mũi Cần Giờ tăng lên 1400mm ở Tam Thôn Hiệp. Trên 90% lượng
mưa tập trung vào các tháng từ 6 – 10 hàng năm. Lượng mưa trung bình
150mm/ tháng. Tháng 7- 10 có lượng mưa lớn trên 200mm. Mùa mưa thường
xuất hiện những yếu tố thời tiết không thuận lợi cho nghề khai thác thuỷ sản.
Ước tính trong các tháng mùa mưa chỉ có khoảng 18% ngày có thời tiết tốt,
41% số ngày có mưa và giơng 35% số ngày có sương mù, 6% số ngày có mưa
lớn gây khó khăn cho hoạt động nghề cá.
- Chế độ gió
Hai mùa gió chính là Đơng bắc và Tây nam, bị biến đổi hướng và tốc độ
khi đi vào vùng có địa hình phức tạp của địa phương.
Gió mùa Đơng Nam, tương ứng vào mùa khơ, hoạt động từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình 1- 3m/s , mạnh vào tháng 2 đến tháng 4.
Xen kẽ gió Đơng nam cịn có gió Đơng bắc và gió Đơng. Gió Đơng Nam góp
phần quan trọng trong việc đưa nước mặn xâm nhập vào các sơng rạch nội
đồng, tác động thẳng góc gây xói lở ở khu vực mũi Cần Giờ.
Gió mùa Tây nam, tương ứng với mùa mưa, hoạt động từ tháng 5 đến
tháng 10, tốc độ gió trung bình từ 3 – 5m/s. Gió Tây nam thường kèm theo
mưa lớn làm tăng lượng nước ngọt đổ ra biển và gây ra lũ lụt ở đầu nguồn.
17
Xen kẽ gió Tây nam cịn có gió Tây từ tháng 5 đến tháng 7 và gió Nam từ
tháng 6 đến tháng 10.
5. Đặc điểm thuỷ văn
- Mạng lưới sông rạch
Địa hình huyện Cần Giờ được vây bọc và chia cắt bởi mạng lưới sơng
rạch chằng chịt. Diện tích mặt nước 22.836 ha chiếm khoảng 32% diện tích
tồn huyện. Sơng Sồi Rạp và sơng Lịng Tàu là hai hệ sơng chính chi phối
hầu hết chế độ dịng chảy của các kênh rạch khác. Chế độ dịng chảy của sơng
phụ thuộc lưu lượng của sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn. Vào mùa khô lượng
nước mặn theo sông vào khu vực Nhà Bè độ mặn trên 10‰. Mùa mưa độ mặn
giảm đáng kể từ tháng 7 đến tháng 10 độ mặn khơng q 1.5‰
Sơng Lịng Tàu là một nhánh thuộc hạ lưu sông Nhà Bè. Bề rộng của sông
từ 0.4 đến 1.5km, độ sâu từ 10 đến 12.34m. do lịng sơng sâu, dòng chảy mạnh
nên thuỷ triều xâm nhập nhanh và mạnh hơn so với sơng Sồi Rạp.
- Thuỷ Triều [8]
Huyện Cần giờ chịu ảnh hưởng của chế độ Bán nhật triều khơng đều trong
vịng 24h 57’ có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng. Vào mùa mưa nước ròng
sát thường xảy ra vào buổi chiều nhưng vào mùa khơ nước rịng sát xảy ra vào
buổi sáng. Độ lớn thuỷ triều 3 - 4m trong thời kỳ triều cường và 1,5 - 2m trong
thời kỳ triều kém. Vai trò của thủy triều ở vùng cửa sông rất quan trọng đối với
sự tập trung nguồn lợi sinh vật, có liên hệ chặt chẽ với hoạt động khai thác của
nghề cá ven biển
- Độ mặn
Độ mặn của nước trong các kênh rạch thay đổi theo thuỷ triều và theo mùa .
Độ mặn tăng cao trong mùa khô và giảm trong mùa mưa . Phần phía Nam có
độ mặn cao trên 20 ‰ , ở phía Bắc mùa khơ độ mặn có thể trên 10 ‰ , mùa
mưa độ mặn giảm xuống 1- 2 ‰ ( Bình Khánh ).
II. SINH THÁI VÀ NGUỒN LỢI HẢI SẢN
1. Rừng ngập mặn [26],[27],[28]
Diện tích rừng và đất rừng khoảng 32.000 ha, trong đó rừng tự nhiên
10.000 ha, rừng trồng mới 22.000 ha. Đại đa số là RNM với các quần thể như
đước, sú, vẹt, mắm…đặc trưng của hệ sinh thái RNM Đông Nam Bộ. RNM là
hệ sinh thái đặc biệt, quan trọng trong việc bảo vệ đất bồi lấn biển và là mơi
trường thích hợp cho nhiều loài động thực vật vùng triều phát triển. Ngồi việc
lưu giữ lượng muối khống rừng cịn cung cấp lượng mùn bã hữu cơ đạt đến
10.6 tấn /ha/năm, là nguồn thức ăn chủ yếu cho cho các loài sinh vật sống
trong vùng nước. Đối với các thuỷ vực ven biển có RNM, vi sinh đóng vai trị
quan trọng trong việc chuyển hoá các chất hữu cơ và mùn bã thực vật thành
chất khoáng cho thực vật nổi.
18
RNM Cần Giờ cũng nằm trong xu thế chung của RNM Đông Nam Bộ, tốc
độ bị mất rừng rất cao trong vịng 57 năm từ 1943 – 2000, diện tích rừng chỉ
cịn khoảng 38% so với năm 1943 (Đỗ Đình Sâm và cộng sự , 2005). Nguyên
nhân chủ yếu do chiến tranh và thời gian gần đây là do phá rừng lấy đất làm
nông nghiệp, khai thác củi gỗ quá mức, ô nhiễm môi trường, phá rừng làm
vuông nuôi tôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy RNM Đông Nam bộ có khoảng
32 lồi cây ngập mặn trong số 37 lồi cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam,
chiếm 84,4% tổng số loài. Một số loài cây ngập mặn đặc trưng là:
Bần trắng ( Snaneratia alba) là quần thể cây ngập mặn tiên phong cố định
trên các bãi mới bồi, ngập nước khi triều cường. Khu vực ven sơng Sồi Rạp
có xen lẫn với cây Đưng (Rhizophora mucronata).
Quần xã Đước (R. apculata) và Bần trắng phân bố trên các bãi bồi ngập
triều và nền đất tương đối ổn định.
Quần xã đước, Dà vôi (Ceriops tagal) và Mắm trắng (Avicennia alba) phân
bố trên các bãi bồi có độ ngập sâu trung bình khi triều cường.
Quần xã Đước (R.apiculata) và mắm đen (A. officinalis), Dà qnh
(Ceriops decandra), ngồi ra cịn Xu ổi, (Xylocarpus granatum) và Xu sừng
(Xylocarpus moluccensis), phân bố trên các bãi bồi ngập khi triều cao.
Quần xã Giá(Excoecaria agollocha) và chà là(Phonenix paludosa) xen lẫn
số cây Xu sừng (Xylocarpus moluccensis), Cui biển (Heritiera littorallis) phân
bố trên các bãi bồi chỉ ngập khi triều cao và cao bất thường trong năm.
Khu vực nước lợ cửa sông người ta chỉ bắt gặp các quần xã cây ngập mặn
chủ yếu như:
Quần xã bần chua (Sonneratia caseolaris) là quần thể cây tiên phong cố
định bãi bồi vùng cửa sông, nước lợ, ngập sâu.
Quần xã Dừa nước (Nypa fruticans) và Mái dầm ( Cryptocoryne ciliata),
Ơ rơ (Acanthus sp) và Cói (Cyperus malaensis) , phân bố trên các bãi bồi vùng
nước lợ của sông ngập nước khi triều cao trung bình.
Quần xã Sưa biển (Dalbergia candenatensis), Tra (Hibiscus), Tra biển
(Thespesia populnea) và Vang hội (Clerodendron inerme), Sài hồ ( Pluchea
indica), phân bố trên các bãi bồi chỉ ngập nước khi triều cao hoặc triều cao bất
thường trong năm.
Trong những năm gần đây khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Thành phố Hồ
Chí Minh đã trồng thêm nhiều quần thể cây ngập mặn:
Quần thể đước ( Rhizophora apiculata) diện tích 21.000ha.
Quần thể Đưng (Rhizophora mucronata) với diện tích 68 ha.
Quần thể Trang ( Kandelia candel) diện tích 3 ha.
Quần thể Dừa nước ( Nypa fruticans) với diện tích 28ha.
Quần thể Xu ổi ( Xylocarpus granatum) diện tích 19ha.
Rừng ngập mặn là nơi cư trú, kiếm mồi và sinh sản của rất nhiều sinh vật.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hệ động thực vật và loài hải sản có mối
quan hệ chặt chẽ với hệ sinh thái rừng mặn.
19
Kết quả nghiên cứu ở 26 trạm ở Cần Giờ [12] cho thấy: Vào mùa khô năng
suất vi sinh biến đổi từ 16 đến 535 mgC/m3/ngày. Giá trị thấp nhất đo được ở
khu vực ao ni tơm có lớp phủ thực vật nghèo ( Giồng Ao, rạch Tchen). Giá trị
cao nhất thường thấy ở khu vực có rừng ngập mặn che phủ (cửa sơng Đồng
Hồ, Thạnh an, Thiềng Liềng ). Vào mùa mưa năng suất vi sinh lớn hơn mùa
khô, biến đổi từ 12.5 đến 660 mgC/m3/ngày vị trí cao nhất và thấp nhất cũng
tương tự trong mùa khô.
2. Thực vật nổi
Kết quả phân tích 150 lần thu mẫu [12] cho thấy: có 101 lồi thuộc 3
ngành tảo kh (bacillariophyta), tảo giáp(Pyrrophyta ), tảo lam (Cyanophyta)
trong đó tảo khuê chiếm 88%, lam chiếm 7%, giáp chiếm 5%. Do tính chất tác
động theo mùa của các q trình động lực sơng - biển nên thành phần lồi tảo
khá phong phú, có nguồn gốc từ nước ngọt đến biển khơi, trong đó các loài
nước lợ và nước biển khơi rộng muối chiếm ưu thế.: Skeletonema costatum,
Coscinodicus, Chaetoceros. Vào mùa khơ các lồi biển khơi, rộng muối tiến
sâu vào khu vực nội đồng mật độ trung bình 103 – 104 tế bào/m2. Vào mùa mưa
các lồi nước lợ có xu thế tiến ra gần biển mật độ trung bình 107 tế bào/m2.
3. Động vật nổi
Thành phần loài động vật nổi đã xác định khoảng 25 giống loài chủ yếu,
chiếm ưu thế là bọn giáp xác chân chèo Copepoda và Mysidacea nước lợ và
nước biển khơi rộng muối. Các giống khác có số lượng khá lớn và phân bố
rộng là: Acartia, Labidocera, Oithona, Paracalanus, Schmackerria, Mesopodopis.
Sự phân bố của động vật nổi cũng biến động theo mùa, mật độ tương ứng
với số lượng thực vật nổi.
4. Động vật đáy
Động vật đáy được xác định có khoảng 101 lồi. Số lồi nhiều nhất là
động vật thân mềm 48 loài , Lớp giáp xác 27 loài, giun nhiều tơ 23 loài, ngành
da gai 3 loài và một số giống loài thuộc bọn ruột khoang, bút biển
Pennatulacea. Phân bố các nhóm lồi ưu thế cho thấy động vật thân mềm thuộc
lớp 2 mảnh vỏ Bivalvia và lớp chân bụng Gatropoda phân bố thành các bãi ở
khu vực Đồng Hoà, Hoà hiệp, Long Hoà, cù lao Phú Lợi. Các nhóm khác phân
bố tản mạn.
Phân bố sinh lượng của động vật đáy cỡ nhỏ tại khu vực Cần Giờ cho
thấy: Giun nhiều tơ Polychaeta chiếm ưu thế cả về số lượng và khối lượng,
trung bình 58 cá thể/ m2 . Thân mềm Mollusca chiếm ưu thế thứ 2 trung bình
20.91 cá thể/ m2 và giáp xác Crustacea đứng thứ 3 trung bình 11.8 cá thể/ m2.
20
5. Nguồn lợi hải sản
5.1 .Nguồn lợi cá biển
Dựa trên các kết quả nghiên cứu [13] , tại huyện Cần giờ đã xác định được 86
loài thuộc 33 họ, 11 bộ. Trong 86 loài thu được , bộ cá vược (Perciformes) có số
lượng lồi nhiều nhất 48 lồi chiếm 55.81%, kế đến là hai bộ cá nheo(Siluriformes)
và bộ cá bơn (Pleuronectiformes) với 8 loài mỗi bộ chiếm 9.3%. Đứng thứ 3 là bộ
cá trích(Clupeiformers), 6 lồi chiếm 6.98%; bộ cá trình (Anguilliformer) có 5 lồi
chiếm 5.81%; bộ cá nóc (Tetraodontiformes) có 4 lồi chiếm 4.65%; bộ cá nhái
(Beloniformes) có 3 lồi chiếm 3.4%; các bộ cịn lại gồm cá đèn lồng
(Aulopiformes), cá cóc (Batrachoidiformes), cá mù làn (Scopaeniformes), bộ mang
liền (Synbranchanfomes); mỗi bộ chiếm 1.16%.
Khu hệ cá ở huyện Cần Giờ có nguồn gốc lợ và mặn do ảnh hưởng của thuỷ
triều và mạng lưới sơng rạch thơng thương vì vậy các lồi cá rộng muối có thể
di cư sâu vào trong sông rạch kiếm ăn sinh sống và sinh sản.
Trong số 86 loài cá bắt gặp ở vùng ven biển Cần Giờ có khoảng 34 lồi được
xác định là có giá trị kinh tế, phân chia thành các nhóm như sau:
5.1.1.Cá biển ven bờ ( Coastal marine fishes) [12]
Đây là những loài tương đối rộng muối, độ mặn từ 25 - 32‰ , chúng thường
sống ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 30m và có quan hệ với rừng ngập mặn
thơng qua chuỗi thức ăn có nguồn gốc mùn bã hữu cơ từ các cửa sông đổ ra. Các
họ cá kinh tế thuộc nhóm này gồm:
Dasyatidae
Rhinobatidae
Carangidae
Haemulidae
Ltijanidae
Mullidae
Muraenesosidae
Nemipteridae
Priacanthidae
Synodontidae
Cá đuối bơng
Cá đuối dài
Cá khế
Cá sạo
Cá hồng
Cá phèn
Cá lạt, lịch biển
Cá lượng
Cá trác
Cá mối
5.1.2. Cá nước lợ ( Brackish fishes) [12]
Nhóm cá này sống chủ yếu ở vùng cửa sơng có rừng ngập mặn , thích nghi với
sự biến đổi mạnh của độ mặn (độ mặn dao động từ 4 - 25‰ ) thức ăn chủ yếu là
mùn bã thực vật. Các họ cá kinh tế nhóm này gồm:
Belonidae
Eleotridae
Gerridae
Gobiidae
Lobotidae
Cá nhái
Cá bống đen
Cá móm
Cá bống
Cá kẽm
21
Mugilidae
Scatophagidae
Siganidae
Toxitidae
Cá đối
Cá Nâu
Cá dìa
Cá măng rơ
5.1.3. Cá di cư theo mùa giữa nước mặn và nước lợ [12]
Là nhóm cá phong phú nhất về thành phần lồi có nguồn gốc biển khơi và di
cư vào vùng nước lợ gần bờ để sinh sản và kiếm mồi, chúng sống khoảng thời
gian tương đối dài ở vùng nước lợ các họ cá nhóm này gồm:
Anguillidae
Ariidae
Bothidae
Centropomitidae
Clupeidae
Cynoglossidae
Drapanidae
Engraulidae
Leognathidae
Polynemidae
Plotisidae
Sciaenidae
Serranidae
Soleidae
Rachisentridae
Trachiuridae
Cá chình
Cá thiều, cá úc
Cá bơn vỉ
Cá chẽm
Cá trích
Cá bơn cát
Cá hiên
Cá cơm, cá trỏng
cá liệt
Cá chét
Cá ngát
Cá đù
Cá mú
Cá bơn sọc
Cá bớp, cá móp
Cá hố
5.1.4. Phân bố và biến động sản lượng cá biển [12]
Trong phạm vi báo cáo này chỉ xét đến sự phân bố và tồn tại của một số
loài cá tồn tại trong phạm vi có độ sâu 30m nước trở vào bờ thuộc đới cửa sông
ven biển.
Đới ven biển: Được phân cách tương đối bằng các đường đẳng mặn giữa
25 – 32 ‰ , các đường đẳng độ trong nằm trong khoảng từ 2 – 8m.
Đới cửa sông: Được phân cách bằng các đường đẳng mặn giữa 3 – 25‰ , các
đường đẳng độ trong suốt từ 0,2 – 2m [12].
Nhìn chung , ranh giới và diện tích của hai đới nói trên biến động khá
mạnh theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố đặc trưng môi trường. Nguyên nhân
của sự biến động là do chế độ mưa lũ và thuỷ triều gây nên. Tất cả các loài cá
sống trong khu vực cũng biến động và thích nghi rất khác nhau đối với các đặc
trưng mơi trường nói trên.
Phân tích sản lượng khai thác qua nhiều năm cho thấy một số loài như cá
Khế, cá Hồng, cá Phèn, cá Mối, cá Hố…có xu hướng tiến vào gần bờ trong mùa
khô, trong khi đó một số nhóm cá khác như Trích, Lẹp, cá Dựa, cá Lành Canh,
cá Cơm, cá Lạt, cá Thiều, Bạc Má…có xu thế tiến vào cửa sơng trong mùa mưa.
22
Sản lượng khai thác cá biển trong mùa mưa chiếm từ 70 – 75% tổng sản
lượng cá trong năm ( số liệu thống kê 1980 – 1990). Sản lượng khai thác cá biến
động khá rõ theo các loại hình đánh bắt. Các loại hình đánh bắt ven bờ, cửa sơng
như đáy sông cầu, đáy rạo, đáy neo, đáy sông, lưới , lưới kéo, te các loại… đều
giảm sút mạnh trong những năm gần đây.
5.1.5. Đặc tính sinh học và sinh thái
Nghiên cứu mối quan hệ dinh dưỡng giữa cá và các sản phẩm hữu cơ thuộc
hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ, qua phân tích 258 mẫu thức ăn thuộc 4 nhóm
sinh thái cá [12] kết quả thu được:
Nhóm dinh dưỡng
Xác định được 5 nhóm cá có đặc tính dinh dưỡng khác nhau:
- Nhóm cá ăn mùn bã: Trong dạ dày và ống tiêu hố có ít nhất 20% khối
lượng thức ăn là các mảnh vụn thực vật đã phân huỷ
- Nhóm cá ăn thực vật: Có số lượng mùn bã ít hơn 20%, thức ăn chủ yếu là
khuê tảo, thực vật đáy.
- Nhóm ăn động vật I: Trong khẩu phần thức ăn chiếm trên 60% là động
vật có kích thước nhỏ (ấu trùng Copepoda, ấu trùng tơm acetes…), phần mùn bã
và khuê tảo nhỏ hơn 15%.
- Nhóm ăn động vật II: Thức ăn chủ yếu là bọn động vật cỡ trung và lớn
như giáp xác đáy, cá con chiếm trên 60%.
- Nhóm ăn động vật III: Chiếm trên 70% là cá con và động vật không
xương sống.
Đối với cá sống ở đới ven biển (thu mẫu cá bằng lưới kéo), nhóm cá ăn
thực vật chiếm khoảng 40%, nhóm cá ăn động vật chiếm khoảng 60% tổng số
loài. Đối với nhóm cá nước lợ và cá di cư theo mùa giữa vùng nước mặn - lợ
( thu mẫu bằng các khẩu đáy cửa sơng), nhóm cá ăn mùn bã và thực vật chiếm
75% tổng số lồi, nhóm cá ăn động vật chiếm khoảng 25%. Điều đó cho thấy ưu
thế của RNM thu hút phần lớn cá ăn thực vật và mùn bã đến để kiếm mồi và nuôi
dưỡng ấu trùng cá.
Thành phần thức ăn và quan hệ dinh dưỡng
Kết quả phân tích mẫu thức ăn của cá ở đới cửa sông ven biển RNM [12]cho
thấy thành phần thức ăn là mùn bã, mảnh hữu cơ không thể thiếu được đối với
cá, nhưng về mặt cơ sở năng lượng của các loại thức ăn ta thấy thức ăn là động
vật đảm bảo nguồn năng lượng cơ bản cho cơ thể phát triển. Chu trình chuyển
hố năng lượng của các quần xã sinh vật đới ven biển thể hiện như sau: Nguồn
năng lượng cơ sở từ thực vật nổi, thực vật đáy và mùn bã hữu cơ RNM (được
phân huỷ bởi nấm và vi khuẩn) , một phần được chuyển trực tiếp làm thức ăn cho
cá, còn phần lớn được chuyển thành thức ăn cho động vật không xương sống, ấu
trùng động vật giáp xác. Giai đoạn tiếp theo động vật không xương sống, ấu trùng
động vật giáp xác cung cấp 75% năng lượng cho các quần xã cá ven biển. Giai
23
đoạn cuối cùng của q trình chuyển hố năng lượng là các chất bài tiết từ cá và
động vật không xương sống sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Đặc tính sinh sản
Cá biển Cần Giờ mang đặc tính chung của cá biển nhiệt đới, sinh sản
quanh năm, tuy nhiên mùa đẻ của cá tập trung vào 2 giai đoạn chủ yếu là cuối
mùa mưa tháng 11 – 12 và đầu mùa mưa tháng 4 – 5. Một số lồi có đặc tính di
chuyển từ vùng cửa sông ra biển đẻ vào đầu mùa mưa như cá Chẽm ( Lates
calcarifer ), cá Chình ( Anguilla) , cá Mú (Epinephelus )… Một số loài di cư từ
biển vào sông để sinh sản như cá Dao ( Pristis microdon ), Cá Thiều ( Arius ), cá
Ngát ( Plotosus ), cá Chét ( Polynemus )…
Nhìn chung, vùng ven bờ cửa sơng có RNM là bãi đẻ, là cái “nơi” nuôi
dưỡng ấu trùng cá, như vậy việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven biển không thể
tách rời với việc bảo vệ thảm thực vật RNM ven bờ.
Đặc tính sinh trưởng
Kết quả đánh giá thông số sinh trưởng trên 30 loài cá kinh tế chủ yếu
của vùng nghiên cứu [12]cho thấy:
Phần lớn các lồi cá có sản lượng cao trong các mẻ lưới kéo đáy có chu
kỳ sống từ 2 – 3 năm tuổi, tuổi thọ cao nhất là 5 – 6 tuổi, tuổi thọ thấp nhất là 16 –
20 tháng ( cá Liệt, cá Cơm ). Nhóm tuổi chủ yếu của cá bị đánh bắt là 1 – 3 năm
tuổi chiếm 68 – 76% trong sản lượng đánh bắt.
Kích thước chiều dài tối đa dao động từ 108 – 585mm. Chiều dài cá
đánh bắt được trong đới ven bờ là 150 – 250mm chiếm 72%. Trong vùng cửa
sơng kích thước cá đánh bắt được ( trong các khẩu đáy ) tương đối nhỏ 84% sản
lượng đánh bắt có chiều dài < 150mm.
5.2. Nguồn lợi giáp xác – Crustacea
Kết quả điều tra thuộc nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy biển Cần
Giờ có hơn 100 lồi Giáp Xác kinh tế (macrorustacera) thuộc 6 giống, 15 họ,
có giá trị thực phẩm, là đối tượng ni trồng và có giá trị giữ cho sự cân bằng
sinh thái của thuỷ vực.
5.2.1. Nguồn lợi Tôm Biển [12]
Tôm biển là nguồn lợi quan trọng bậc nhất trong khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản của địa phương, trong đó phải kể đến các họ tơm He ( Penaeidae) 31
lồi, tơm Kẹt ( Palinuridae) 2 lồi, tơm Vỗ (Scyllaridae) 3 lồi.
Đặc điểm phân bố của tơm biển
Theo thống kê và tài liệu lịch sử cho thấy, tôm biển phân bố tương đối tập
trung ở độ sâu 20 – 25m kéo ra ngồi khơi. Sản lượng tơm tương đối thấp
trong cả mùa mưa và mùa khô. Chiếm ưu thế trong sản lượng đánh bắt là tôm
Bạc và tôm Đất (Metapenaeus spp), chúng thường phân bố tập trung ở vùng có
24
chất đáy bùn cát phía Nam huyện Cần Giờ. Sản lượng tơm Sú rất thấp trong
vùng có độ sâu 30m nước trở vào bờ, tôm Sú thường phân bố ở nơi có độ sâu
trên 50m phía Bắc Cần Giờ thuộc Vũng Tàu - Nam Bình Thuận, chất đáy cátvỏ sị, độ mặn 32 – 34‰, nhiệt độ nước tầng đáy 24–280C.
Phân tích sản lượng đánh bắt cho thấy có sự biến đổi theo mùa. Vào mùa
khô tôm thường tập trung ở vùng biển cách xa bờ khoảng 20 hải lý độ sâu từ
20 –25m, kích thước trung bình. Vào mùa mưa tơm có kích thước lớn hơn di
chuyển ra xa bờ nơi có độ sâu trên 30m. Tơm nhỏ và ấu trùng sống ở các vùng
nước cạn, cửa sông ven bờ.
Nguồn lợi tôm Càng – Palaemolidae
Đứng thứ 2 sau tôm biển là nguồn lợi tôm càng Palaemolidae, số liệu
điều tra cho thấy có khoảng 8 lồi. Số lồi có số lượng tương đối lớn gồm:
Tôm Càng xanh
Macrobrachium rosenbergi
Tôm trứng
M. equidens
Tép Bị
M. lanchesteri
Tơm Sơng
M.Paemon debilis
Kết quả nghiên cứu cho thấy vào mùa khơ ( các tháng 11; 12), tơm càng
xanh có kích thước lớn thường tập trung ở vùng cửa sơng nơi có độ mặn 10 –
15 0/00, ấu trùng và tôm con thường bám quanh các chà ở vùng nội đồng , nơi
có độ mặn 1 – 2 0/00 . Vào mùa mưa ( tháng 7 ; 8 ), tôm trưởng thành xuất hiện
ở vùng xa bờ, tôm con ở vùng ven bờ và nội đồng khá phong phú.
Nguồn lợi moi, ruốc, tép (Acetes, lucifer, alpheus)
Moi, ruốc, tép là những loài giáp xác cỡ nhỏ thường sống ở khu vực
rừng ngập mặn. chúng có sức sinh sản nhanh, sinh sản trong mùa mưa, sinh
khối lớn, thích nghi với mơi trường lợ mặn ven biển.
Đặc tính sinh học và sinh thái nguồn lợi tôm
Phần lớn các loại tôm đang sinh sống và phát triển ở vùng nước ven biển
Cần Giờ có đời sống di lưu trong vòng đời của chúng. Các loại hình thuỷ vực
ven biển ( vùng nước ngọt, vùng nước lợ cửa sơng, kênh rạch nội đồng có rừng
ngập mặn, vùng nước ven bờ, vùng biển xa bờ), được xem là hợp phần gắn bó
chặt chẽ trong tổng thể sinh thái thống nhất. Sự biến đổi của từng hợp phần
sinh thái dưới tác động của con người sẽ ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm vùng
nghiên cứu.
- Họ Tôm He ( Penaeidae)
Phần lớn giai đoạn trưởng thành sống ở biển, giai đoạn ấu trùng và hậu
ấu trùng trôi nổi trong biển, giai đoạn tơm non có chiều dài thân từ 2 – 3 cm,
chuyển sang sống bám đáy ở vùng nước lợ ven bờ, cửa sơng. Khi tơm đạt kích
thước thành thục sinh dục chúng lại di cư ra biển để sinh sản.
25