Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn đến lươn đồng ( monopterus albus) nuôi tại ba tri, bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 71 trang )


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu là do tôi thực hiện và các số liệu trong
luận văn này là trung thực, các thông tin tham khảo đều có trích dẫn nguồn tài liệu.
Một số nội dung trong luận văn này có liên quan đến và là một phần của đề tài
“Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng
Monopterus albus quy mô nông hộ” do Viện Nghiên cứu NTTS 3 chủ trì mà tôi cũng
là thành viên nghiên cứu và được phép sử dụng các số liệu để báo cáo.
Nha Trang, ngày 30 tháng 10 năm 2008
Người viết cam đoan


Hồ Thị Bích Ngân

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và những
giúp đỡ hữu ích của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân đây tôi xin được chân thành tri ân Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa
và các thầy cô của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang và các thầy
cô tham gia giảng dạy lớp Cao học NTTS 2005. Những kiến thức quý giá mà thầy cô
đã giảng dạy là nền tảng để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cũng như những
công việc chuyên ngành trong tương lai.
Đặc biệt, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Hoàng Tùng (Khoa Công
nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế TP HCM). Thầy đã có những hướng dẫn quý
báu giúp tôi trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu và giúp tôi hoàn thiện luận văn


của mình.
Đề tài này nhận sự hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật từ đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện
công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng Monopterus albus quy mô
nông hộ” do Viện Nghiên cứu NTTS 3 chủ trì từ nguồn kinh phí tài trợ của Dự án Hợp
phần Hỗ trợ phát triển Nuôi trồng Thủy sản bền vững (SUDA). Nhân đây, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Viện, Ban quản lý Hợp phần SUDA, Phòng Nghiên
cứu Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản và chủ nhiệm đề tài đã tạo điều kiện cho
tôi được tham gia thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, tôi nhận được sự động viên, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi của các anh chị cộng tác viên đề tài, công nhân kỹ thuật. Tôi
xin chân thành cám ơn sự trợ giúp quý báo của các anh chị trong việc triển khai thí
nghiệm và thu thập các số liệu.

Hồ Thị Bích Ngân


iii

TÓM TẮT

Kết quả điều tra cho thấy mùa vụ khai thác lươn giống ở Ba Tri là từ tháng 3-11
âm lịch, hoạt động khai thác lươn giống chủ yếu diễn ra vào các ngày trời có mưa. Các
loại nghề khai thác lươn đang được người dân sử dụng gồm trúm, dớn, xúc ủ và xiệc
điện. Trong đó, khai thác lươn bằng trúm chiếm đa số với 60% số người khai thác và
70% sản lượng lươn khai thác được. Lươn thuộc nhóm kích cỡ 20-50 g/con chiếm hơn
84% ở tất cả các loại nghề. Ngoài ra, thử nghiệm nuôi hồi phục lươn giống khai thác
từ tự nhiên cho thấy chúng có tỷ lệ sống thấp hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng
(P<0,05). Để nuôi được lươn giống từ tự nhiên phải qua một quá trình nuôi hồi phục
với một tỷ lệ hao hụt nhất định.
Nhằm xác định mật độ và loại thức phù hợp để nuôi lươn trong bể nylon có mô

đất, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với bốn nghiệm thức mật độ nuôi khác nhau (0,5;
1; 2; 3 kg/m
2
- cỡ giống 40 con/kg) và ba nghiệm thức sử dụng thức ăn (thức ăn tươi,
thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp). Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ nuôi có
ảnh hưởng đến tăng trưởng của lươn và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi (P<0,05).
Sử dụng thức ăn tươi và chế biến đều mang lại hiệu quả về mặt sinh trưởng và kinh tế
của lươn nuôi là như nhau và cao hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp
(P<0,05). Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút kết được mô hình nuôi lươn trong bể
nylon có mô đất với mật độ nuôi thích hợp nhất là 1 kg/m
2
, có thể sử dụng thức ăn tươi
hoặc thức ăn chế biến.


iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Phần 1: TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LƯƠN ĐỒNG 3
1.1.1. Thế giới 3
1.1.2. Việt Nam 6
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG 10
Phần 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN LƯƠN DÙNG LÀM THÍ NGHIỆM .12
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
2.1.2. Nguồn lươn dùng làm thí nghiệm 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 13

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 14
2.3.1. Phương pháp tìm hiểu đặc điểm nguồn lươn giống 14
2.3.2. Bể nuôi và chuẩn bị bể 14
2.3.3. Nguồn nước và chế độ thay nước 16
2.3.4. Phương pháp cho ăn và chế độ chăm sóc quản lý 16
2.3.5. Quan trắc các thông số môi trường 16
2.3.6. Phương pháp thu mẫu để đánh giá ảnh hưởng của mật độ và loại thức ăn 17
2.4. THÍ NGHIỆM NUÔI HỒI PHỤC LƯƠN ĐÁNH BẮT TỪ TỰ NHIÊN 17
a. Thí nghiệm về mật độ nuôi: 18
b. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn 18
2.5. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ 18
2.6. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN 18
2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ SỐ LIỆU 20
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LƯƠN GIỐNG TẠI BA TRI, BẾN TRE 21
3.1.1. Mùa vụ và phương pháp khai thác lươn giống 21
3.1.2. Ngư cụ khai thác 22
3.1.3. Kích cỡ lươn giống khai thác được 24

v

3.2. KẾT QUẢ NUÔI HỒI PHỤC 25
3.2.1. Thí nghiệm về mật độ 25
3.2.2. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn 27
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI 28
3.3.1. Điều kiện môi trường của các bể thí nghiệm 28
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng của lươn 28
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của lươn 32
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN 33
3.4.1. Điều kiện môi trường của các bể thí nghiệm 33

3.4.2. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng của lươn 34
3.4.3. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỷ lệ sống của lươn 37
3.5. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI VÀ LOẠI THỨC ĂN 37
3.5.1. Ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả kinh tế 37
3.5.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả kinh tế 41
3.6. THẢO LUẬN 43
3.7. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG 45
3.7.1. Lựa chọn địa điểm 45
3.7.2. Bể nuôi và chuẩn bị bể nuôi 45
3.7.3. Nguồn nước và chế độ thay nước 46
3.7.4. Thả lươn giống 46
3.7.5. Phương pháp cho ăn và chế độ chăm sóc quản lý 47
3.7.6. Thu hoạch 47
Phần 4: KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC







vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần amino acid của thịt ốc bươu vàng tươi 9
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường tại địa điểm nghiên cứu 12
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp và 19

Bảng 3.1. Các loại nghề khai thác lươn và sản lượng khai thác được theo nghề 21
Bảng 3.2. Kích cỡ trung bình của lươn khai thác được 24
Bảng 3.3. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm. 28
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của lươn nuôi 29
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của lươn nuôi 30
Bảng 3.6. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm. 33
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của lươn nuôi 34
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của lươn nuôi 35
Bảng 3.9. Các chỉ tiêu sản xuất. 38
Bảng 3.10. Chi phí sản xuất 39
Bảng 3.11. Doanh thu 40
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu sản xuất 41
Bảng 3.13. Chi phí sản xuất 42

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Lươn giống 13
Hình 2.2. Dụng cụ vận chuyển lươn giống 13
Hình 2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13
Hình 2.4. Chuẩn bị bể thí nghiệm 15
Hình 2.5. Thân chuối khô 15
Hình 2.6. Bể thí nghiệm 16
Hình 2.7. Nơi trú ẩn của lươn 16
Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm các nhóm kích thước lươn thai thác được 21
Hình 3.2. Trúm khai thác lươn 22
Hình 3.3. Dớn khai thác lươn 23
Hình 3.4. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn khai thác theo nghề 25
Hình 3.5. Tỷ lệ sống của lươn nuôi hồi phục ở các mật độ nuôi khác nhau 26

Hình 3.6. Thời gian nuôi hồi phục lươn đến khi chúng ăn mồi 27
Hình 3.7. Tỷ lệ sống và thời gian ăn mồi của lươn nuôi hồi phục bằng 27
Hình 3.8. Tăng trưởng của lươn nuôi ở các mật độ khác nhau 29
Hình 3.9. Hệ số biến thiên về khối lượng của lươn 30
Hình 3.10. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn lúc thu hoạch 31
Hình 3.11. Tỷ lệ sống của lươn nuôi ở các mật độ khác nhau 32
Hình 3.12. Tăng trưởng của lươn nuôi ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau 34
Hình 3.13. Hệ số biến thiên về khối lượng của lươn 35
Hình 3.14. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn lúc thu hoạch 36
Hình 3.15. Tỷ lệ sống của lươn nuôi ở các nghiệm thức khác nhau 37
Hình 3.16. Chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận ở các nghiệm thức khác nhau 40
Hình 3.17. Tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận biên 41
Hình 3.18. Chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận ở các nghiệm thức khác nhau 42
Hình 3.19. Tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận biên ở các nghiệm thức khác nhau 43

1

MỞ ĐẦU

Lươn đồng (Monopterus albus) sống chui rúc trong bùn, phân bố tự nhiên trong
các thủy vực nước ngọt khắp nước ta. Đây là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao,
giá trị xuất khẩu, giàu dinh dưỡng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Nuôi lươn là
hoạt động sản xuất cần ít vốn đầu tư, có thể thực hiện ở nhiều loại công trình như bể
ximăng, ao lót bạt hay bồn nuôi trên cạn. Ngoài ra, có thể tận dụng công lao động nhàn
rỗi trong gia đình và nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền ở địa phương như tôm, cá tạp, ốc
bươu vàng, phụ phế phẩm lò mổ để nuôi lươn. Nuôi lươn thích hợp với việc phát
triển giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập. Vì vậy, lươn đồng được xem là đối
tượng nuôi thủy sản của nông dân nghèo vùng nông thôn.
Lươn đồng đã được nuôi ở một số quốc gia châu Á như Philippine, Indonexia,
Trung Quốc… Ở nước ta, trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân vùng An Giang, Cần

Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể bạt trên cạn
mang lại hiệu quả cao. Vì thế, nghề nuôi này rất được các cấp, các ngành quan tâm và
khuyến khích phát triển.
Ba Tri là huyện tiếp giáp với biển Đông, ba mặt còn lại giáp với huyện Thạnh
Phú, Giồng Trôm và Bình Đại. Nguồn nước ngọt chủ yếu cung cấp cho các hoạt động
nông nghiệp của huyện là từ sông Hàm Luông và sông Ba Lai. Huyện Ba Tri có diện
tích canh tác lúa chiếm 1/2 tỉnh Bến Tre. Vì đa số người dân ở đây sống bằng nghề
nông nên thu nhập thấp. Do đó có thể tận dụng điều kiện tự nhiên (đất đai, nguồn nước
dồi dào), nguồn lao động nhàn rỗi, nguồn thức ăn sẵn có rẻ tiền ở địa phương (ốc bưou
vàng, cá tạp, phụ phế phẩm ) để phát triển nuôi lươn. Sử dụng ốc bươu vàng làm thức
ăn cho lươn còn góp phần diệt địch hại cho cây lúa. Đặc biệt, Ba Tri là huyện có đàn
bò nhiều nhất so với các huyện khác trong tỉnh, chiếm 45% tổng đàn bò của Bến Tre,
cho nên việc dùng phân bò để gây nuôi trùn quế làm thức ăn cho lươn xem ra rất khả
thi. Với những lý do nêu trên, chúng tôi nhận thấy có cơ sở để triển khai thử nghiệm
nuôi lươn ở Ba Tri, để người dân ở đây có thể áp dụng và nhân rộng mô hình nuôi này
nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

2

Được sự chấp thuận và phân công của trường Đại học Nha Trang, tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và ảnh hưởng của mật độ nuôi,
thức ăn đến lươn đồng (Monopterus albus) nuôi tại Ba Tri, Bến Tre”.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
1. Nghiên cứu đặc điểm nguồn lươn giống tại Ba Tri, Bến Tre
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả
kinh tế của lươn đồng nuôi tại Ba Tri, Bến Tre
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu
quả kinh tế của lươn đồng nuôi tại Ba Tri, Bến Tre
Đề tài được thực hiện với mục tiêu là có được mô hình nuôi lươn đồng đạt hiệu
quả về kỹ thuật và kinh tế tại Ba Tri, Bến Tre.

Ý nghĩa của đề tài: cung cấp thêm dữ liệu và thông tin thực tiễn về kỹ thuật
nuôi lươn đồng. Nếu thành công, đề tài sẽ tạo ra nghề nuôi mới góp phần đa dạng hóa
đối tượng nuôi cho địa phương.

3

Phần 1: TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LƯƠN ĐỒNG
1.1.1. Thế giới
Nghề nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng nhanh nhất trong các lĩnh vực sản
xuất lương thực, thực phẩm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,9% kể từ
năm 1970 so với tỷ lệ ở khai thác là 1,2% và 2,8% ở nghề nuôi các động vật trên cạn
(FAO 2004)[19]. Theo dự đoán của Ye (1999)[47] thì đến năm 2030 cần phải có 130
triệu tấn sản phẩm thủy sản cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới và nuôi trồng
thủy sản sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đủ mức sản lượng này. Nghề
nuôi trồng thủy sản nước ngọt đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng cho
người dân nông thôn, đặc biệt là người nghèo với các đối tượng nuôi phong phú như
cá chép, mè, trôi, tôm càng xanh, cá chình, cá rô phi… Lươn đồng (Monopterus albus)
cũng là một đối tượng nuôi khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu về
lươn đồng được tiến hành từ rất sớm với nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố.
Các nghiên cứu về lươn (Monopterus albus) chủ yếu tập trung về hình thái,
sinh lý, sinh thái, kiểm soát bệnh, di truyền ở mức độ phân tử, đa dạng nguồn gen
(Chen et al. 1968, Lu et al. 2006, Tang et al. 1974, Tao et al. 1993, Wei et al.
2006…)[16, 27, 39, 40, 43]. Nghiên cứu về nuôi và sinh sản nhân tạo đối tượng này
còn hạn chế do đặc tính đào hang, thở khí trời và có hiện tượng chuyển đổi giới tính
trong suốt quá trình thành thục. Mặc dù vậy, lươn đã được nuôi phổ biến khắp Trung
Quốc trong nhiều thập kỷ qua từ nguồn giống tự nhiên và sinh sản tự nhiên. Cho đến
nay thì việc nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất về sinh sản nhân tạo và nuôi
thương phẩm lươn ở quốc gia này có nhiều tiến bộ đáng kể (Wei et al. 2006)[43].

Mặc dù lươn đồng (Monopterus albus) có hình dạng giống với cá chình (true
eel) nhưng giữa chúng hoàn toàn không có sự liên quan. Lươn không có vảy. Vây lươn
thoái hóa và chỉ có một mang hình chữ V ở phía dưới cổ khác so với các loài cá khác
là có hai mang ở hai bên. Chúng còn có mõm ngắn và đuôi nhọn. Trong khi đó cá
chình thuộc bộ Anguilliformes có vẩy, có hai mang, vây ở đuôi và bụng. Điểm khác
nhau chính giữa hai nhóm này, ấu trùng cá chình sống trôi nổi, có dạng mảnh và trong
suốt, cũng có thể có bề ngoài rất lớn giống như lá cây (www.ecologyasia.com/verts/

4

fresh-fishes/asian-swamp-eel.htm)[54]. Cá chình có thể sinh sản khi được tiêm
hormone hay não thùy cá chép kết hợp với việc nuôi giữ trong môi trường nước mặn ở
các nhiệt độ khác nhau tùy loài, nhưng ấu trùng chỉ sống được 6 ngày (Pillay
1990)[34]. Vì vậy nghề nuôi cá chình vẫn dựa vào nguồn giống từ khai thác tự nhiên.
Khác với cá chình, lươn có thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt mà không cần bất kỳ
chất kích thích sinh sản nào (IIRR et al. 2001)[23]. Ở Trung Quốc, nghiên cứu sinh
sản nhân tạo lươn đồng được tiến hành từ đầu thập niên 80 nhưng cho đến nay vẫn
chưa thể áp dụng được (Yang 2005)[46]. Yang (2005)[46] báo cáo lại kết quả nghiên
cứu của Liu (tiến hành trong khoảng 10 năm từ 1995-2005) cho thấy sinh sản nhân tạo
hay bán nhân tạo lươn đồng (có sử dụng kích dục tố) đều không mang lại hiệu quả do
tỷ lệ sống thấp (chỉ khoảng 20%), chi phí sản xuất cao. Nhóm nghiên cứu trên cũng đã
tìm ra được mô hình nuôi lươn sinh sản tự nhiên (không có sử dụng kích dục tố, để
lươn bố mẹ sinh sản tự nhiên trong bể và sau đó vớt lươn con để ương giống) đem lại
hiệu quả cao, năng suất đạt 1.330 lươn con/con mẹ, giá thành lươn giống chỉ có 0,02
nhân dân tệ/con (tương đương 40 đồng Việt Nam).
Trong thực tế nghề nuôi lươn đồng vẫn chủ yếu dựa vào con giống được khai
thác từ tự nhiên, thì các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cũng như các nghiên cứu liên
quan đến vấn đề con giống luôn được quan tâm và ghi nhận.
Qingsong et al. (2007)[36] nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin A, D3, E và C
đến sự phát triển của buồng trứng, quá trình peroxy hóa Lipid và sức đề kháng của

lươn đồng, giai đoạn 1 năm tuổi. Kết quả chỉ ra rằng, hệ số thành thục tăng và hàm
lượng melondialdehyde (MDA)- sản phẩm của quá trình peroxy hóa Lipid- trong
huyết tương giảm một cách có ý nghĩa (P<0,05) ở khẩu phần có bổ sung vitamin E liều
lượng cao. Khẩu phần có bổ sung vitamin A và C cao cũng có kết quả tương tự, tuy
nhiên sự sai khác này thì không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kháng thể Ig M trong
huyết thanh tăng một cách có ý nghĩa ở khẩu phẩn được bổ sung vitamin C mức cao.
Sự tập trung Canxi ở xương cho thấy có ý nghĩa khi có sự bổ sung vitamin D và A,
trong khi hàm lượng photpho ở xương thì không bị ảnh hưởng bởi khẩu phần với các
mức vitamin.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tỷ lệ nở của lươn
(Monopterus albus) cho thấy, nhiệt độ tối ưu cho giai đoạn này là 25-28
0
C. Và ảnh hưởng

5

của pH trong phạm vi từ 5,5-9,5 đến tỷ lệ nở của trứng thì không có sự khác biệt có ý
nghĩa. Đồng thời tỷ lệ nở của trứng cao hơn ở phương pháp ấp có nước chảy nhẹ so với
nước tĩnh. Tỷ lệ nở cũng giảm khi hàm lượng amonia tăng (Shaowu et al. 2004)[37].
Guan et al. (1996)[20] thử nghiệm sinh sản nhân tạo lươn đồng bằng cách tiêm
chất kích thích sự tiết kích dục tố của tuyến yên (LH-RHa). Kết quả không có sự khác
nhau có ý nghĩa giữa 3 mức liều lượng LH-RHa sử dụng là 0,1; 0,2 và 0,3 g LH-RHa
/g lươn. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ thụ tinh cao hơn có ý nghĩa ở dung dịch thụ tinh
0,3% NaCl so với 3 dung dịch khác là 0,5%, 1% NaCl và nước. Thời gian nở của trứng
là 140h ở nhiệt độ nước 28-30
0
C. Sử dụng loài Tubifex spp làm thức ăn để ương ấu
trùng cho tốc độ tăng trưởng cao hơn động vật phù du và thức ăn nhân tạo.
Luo (2007)[28] nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan đến sự tiêu
thụ thức ăn và sinh trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) nhằm đưa ra phương

pháp quản lý chất lượng nước khoa học. Phương pháp nghiên cứu của tác giả là dựa
vào sự cân bằng thức ăn ở các mức oxy hòa tan khác nhau. Kết quả cho thấy, tốc độ
sinh trưởng tương đối (special growth rate-SGR) và mức tiêu thụ thức ăn tối đa (max
ration level- RLmax) của lươn đồng giảm theo sự giảm đáng kể của hàm lượng oxy
hoà tan (từ 8,2-1,7mg/L).
Nuôi lươn sau nhà được cho là một hoạt động kinh doanh chi phí thấp đối với
nông dân. Nuôi đối tượng này dễ thực hiện và thu được nhiều lợi nhuận hơn một số dự
án nuôi thủy sản quy mô nhỏ khác (IIRR et al. 2001, Lu et al. 2005,)[23, 27]. Hiện
nay, lươn được nuôi ở nhiều quốc gia như Philippines, Thái Lan, Indonexia, Trung
Quốc, Việt Nam Về hình thức nuôi lươn ở Philippine là nuôi trong bể ximăng ngoài
trời hay ao lót bạt. Với nguồn giống được đánh bắt từ tự nhiên, mật độ 0,5-1 kg/m
2
,
sau 8-9 tháng nuôi có thể thu được khối lượng 250g/con (chiếm 70%). Ngoài ra, nuôi
lươn không cần thiết bị, ao nuôi lớn và công thức thức ăn đắt tiền nên rất được khuyến
khích phát triển ()[55]. Nuôi ghép lươn trong ruộng lúa
cũng được tiến hành ở Trung Quốc nhằm tận dụng diện tích ruộng và tăng thu nhập,
tuy nhiên nuôi trong ruộng cần một số kỹ thuật khác so với nuôi trong ao hay bể để
đảm bảo cho cả lươn và lúa đều phát triển tốt như chuẩn bị ruộng, bờ, điều tiết nước
Theo thống kê của tỉnh Hà Bắc-Trung Quốc, sản lượng lươn của địa phương này là
2.456 tấn chiếm 1% tổng sản lượng thủy sản nước ngọt (Xie & Li 2000)[45]. Ở Thái

6

Lan, từ năm 1995-1999, sản lượng lươn nuôi tăng 539 lần. Đặt biệt là năm 1999 sản
lượng lươn đạt 539 tấn tăng hơn 34 lần so với năm 1998 (Thongrod et al. 2004)[41].
1.1.2. Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về nuôi lươn ở nước ta rất ít, cũng có một số tài liệu
về kỹ thuật nuôi của các tác giả Ngô Trọng Lư (1992), Phạm Trang & Phạm Báu
(2000)[6, 9] nhằm phổ biến kiến thức kỹ thuật cho người dân. Một số cơ quan

nghiên cứu chuyên ngành thủy sản ở miền Bắc cũng có nghiên cứu về loài lươn sống ở
phía Bắc nhưng chưa được công bố. Theo Ngô Trọng Lư (2007)[7] thử nghiệm nuôi
sinh sản lươn trước đây đã được Trạm Nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng thực hiện
và thu được 300 lươn giống, cỡ 8-12 cm sau 2 tháng nuôi 20 con lươn bố mẹ trong
mùa sinh sản. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên vẫn không áp dụng được vào thực
tiễn vì thực tế hiện nay nguồn giống cho nuôi thương phẩm được khai thác từ tự nhiên.
Trong các sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn, các tác giả thường đề cập đến kỹ thuật
sinh sản nhân tạo lươn ở Trung Quốc là sử dụng não thùy thể, HCG, LRH-A để kích
thích lươn đẻ (Ngô Trọng Lư 2007; Việt Chương & Nguyễn Việt Thái 2007)[7, 12].
Một số nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu đặc
điểm sinh học sinh sản và dinh dưỡng của lươn đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long
nhằm cung cấp thông tin cho việc phát triển kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương
phẩm cũng như làm tư liệu cho giảng dạy. Kết quả nghiên cứu khẳng định lươn là loài
ăn động vật thông qua chỉ số RLG (relative length of gut - dao động từ 0,25 – 1,03 và
trung bình là 0,65). Kết quả cũng cho thấy, lươn cái có chiều dài cơ thể nhỏ hơn 30
cm, lươn đực >50 cm, những con lươn có kích thước từ 30-50 cm là những con lưỡng
tính. Chiều dài cơ thể và khối lượng lươn cái thành thục là lớn hơn 25 cm và 16 g. Sức
sinh sản của lươn dao động từ 143-6.813 trứng/con mẹ và mùa vụ sinh sản của lươn là
mùa mưa (Nguyen Anh Tuan et al. 2007; Lý Văn Khánh et al. 2008)[31, 5]. Đo Thi
Thanh Huong et al. (2008)[18] thử nghiệm sinh sản nhân tạo lươn đồng bằng cách
tiêm kích dục tố HCG (ở 3 mức liều lượng là 1000 UI/kg, 1500 UI/kg và 2000 UI/kg)
và chất kích thích sự tiết kích dục tố LH-RHa (ở 3 mức liều lượng 50, 100 và 150
g/kg). Kết quả nghiên cứu cho thấy, lươn ở tất cả các nghiệm thức đều đẻ nhưng với
tỷ lệ khác nhau. Lươn được tiêm LH-RHa với liều lượng 150 g/kg có tỷ lệ đẻ cao
nhất 75%. Tỷ lệ nở cao nhất 86% ở nhóm tiêm HCG với liều lượng 2000 UI/kg. Kích

7

cỡ trung bình của lươn bột mới nở là 1,7 ± 0,1 cm và sau 7 ngày là 2,9 ± 0,1 cm. Đồng
thời cũng có thông tin, trường đại học Cần Thơ đã bước đầu sinh sản nhân tạo lươn

thành công, nhóm nghiên cứu đã sản xuất ra được 1000 con lươn bột
( Với mô
hình sinh sản tự nhiên, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 đã thành công bước đầu
trong việc sản xuất giống lươn. Thành công trong nghiên cứu sinh sản nhân tạo lươn ở
Việt Nam mở ra triển vọng phát triển nghề nuôi lươn một cách bền vững hơn.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi lươn phát triển ở một số địa phương trên
cả nước từ An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp đến Đồng Nai, Bà Rịa Vũng
Tàu, Nghệ An Nguồn giống cho nuôi thương phẩm dựa vào con giống được khai
thác từ tự nhiên. Nghề nuôi lươn trong bồn rất phát triển ở An Giang, chỉ riêng huyện
Châu Thành đã 518 hộ nuôi với 765 bồn nuôi (số liệu đến cuối năm 2005). Diện tích
bồn nuôi dao động từ 10-50 m
2
, mật độ thả lươn giống từ 40-100 con/m
2
. Mỗi hộ có từ
5 đến 10 bồn nuôi và đa số đều có lãi. Như hộ ông Nguyễn Văn So nuôi 12 bồn (diện
tích 400 m
2
) đem lại thu nhập 30-40 triệu đồng/vụ. Hộ ông Hùng có 11 bồn nuôi diện
tích 24 m
2
/bồn, mỗi bồn thả 40 kg giống, mỗi năm nuôi hai vụ, mỗi bồn lãi gần 3 triệu
đồng/vụ (Trần Phước & Vĩnh Hưng, 2006)[10]. Hiện nay ở Tiền Giang có khoảng 180
hộ nuôi lươn theo hình thức bể bạt nylon, sau 6-8 tháng nuôi, mỗi hộ có lãi từ 2-16
triệu đồng, tùy diện tích thả (TTXVN, T8/2008)[11].
Một trong những yêu cầu cơ bản để nghề nuôi lươn có thể phát triển ở quy mô
nông hộ là các giải pháp kỹ thuật nuôi phải phù hợp với điều kiện kinh tế của nông
dân. Chính vì thế việc tận dụng các nguồn nguyên liệu rẻ tiền sẵn có của địa phương là
giải pháp cần được cân nhắc. Với lý do trên, chúng tôi chọn mô hình nuôi lươn trong
bể bạt có mô đất để tiến hành thí nghiệm. Quy trình kỹ thuật nuôi tham khảo và cải

tiến từ tài liệu hướng dẫn của IIRR et al (2001)[23]. Trong nuôi thương phẩm lươn
đồng, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí thức ăn
đồng nghĩa với việc tăng thêm lợi nhuận cho sản xuất. Ốc bươu vàng được xem là một
trong những nguyên liệu thức ăn rẻ tiền và có chất lượng. Chúng có thành phần dinh
dưỡng tương tự như nguyên liệu cá với hàm lượng Protein thô trên 54% vật chất khô.
Hertrampf and Piedad-Pascual (2000)[22] cho rằng ốc bươu vàng có thể trở thành
nguồn protein triển vọng nhất để thay thế một phần hoặc hoàn toàn cá tạp trong sử

8

dụng làm thức ăn nuôi thủy sản. Orapint et al. (2004)[32] nghiên cứu sử dụng ốc bươu
vàng thay thế thành phần cá tạp trong thức ăn nuôi tôm càng xanh. Thí nghiệm tiến
hành thay thế 0, 25, 50, 75, 100% protein của thành phần cá bằng protein của ốc bươu
vàng trong chế biến thức ăn cho tôm càng xanh. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng ốc có
thể thay thế hoàn toàn cá tạp trong giai đoạn ngắn ít hơn 2 tháng. Trong thực tế, ốc có
thể thay thế thành phần cá tạp ở tỷ lệ 25% protein mang lại hiệu quả nhất.
Vào những năm cuối thập kỷ 80, ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) đã
được nhập vào Việt Nam để làm thực phẩm cho người và động vật nuôi. Nhiều hộ đã
phát triển nuôi ốc theo hướng này và để xuất khẩu. Do có vòng đời ngắn, dưới điều
kiện môi trường sống phù hợp, chúng xâm nhập vào hệ sinh thái và nhanh chóng sinh
sôi, phát tán khắp các vùng của Việt Nam. Ốc bươu vàng là một trong những loài gây
hại mạnh nhất ở nước ta. Chúng có thể ăn được hầu hết các loài thực vật, gây ra mối
đe dọa nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học và trở thành địch hại trên nhiều loại
cây trồng, đặc biệt là lúa và rau muống (Chương trình Birdlife 2006)[1]. Ốc bươu vàng
ăn khỏe, mau lớn và sinh sản rất nhanh (2 tháng tuổi là bắt đầu đẻ trứng). Ốc phân bố
ở nhiều loại thủy vực: ao, đầm lầy, kênh mương, ruộng lúa. Do vừa thở được bằng
mang dưới nước vừa thở được bằng phổi trên cạn nên chúng có thể sống được ở những
điều kiện khắc nghiệt như nước tù đọng thiếu oxy, mật độ dày. Hiện nay, biện pháp
chủ yếu được dùng để diệt trừ ốc bươu vàng trên đồng ruộng là bắt bằng tay. Cũng có
một số thuốc hóa học diệt ốc bươu vàng hiệu quả nhưng ít được sử dụng do giá thành

cao hoặc độc hại đối với môi trường. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong khu
vực bị ốc bươu vàng gây hại thì cho đến nay vẫn chưa tìm ra được biện pháp phòng trừ
ốc bươu vàng một cách hữu hiệu, triệt để và có ý nghĩa, ngoài biện pháp bắt ốc thủ
công để làm thức ăn cho vịt, cá (Nguyễn Trường Thành et al. 2006)[8].
Nghiên cứu của Kaensombath & Ogle (2006)[30] cho thấy 1 kg thịt ốc bươu vàng
tươi chứa 181 g vật chất khô với hàm lượng dinh dưỡng 62,1% Protein thô và 14,9% chất
tro. Thịt ốc bươu vàng có nhiều amino acid cần thiết với tỷ lệ thích hợp để làm thức ăn
cho vật nuôi (Kaensombath 2006)[29].

9

Bảng 1.1. Thành phần amino acid của thịt ốc bươu vàng tươi (Nguồn tài liệu:
Kaensombath 2006)
Amino acid % khối lượng khô
Histidine 5,08
Threonine 9,00
Arginine 13,82
Valine 9,23
Methionine 3,48
Phenylalanine 7,10
Isoleucine 8,19
Leucine 15,20
Lysine 4,18

Nhằm góp phần diệt trừ địch hại cho cây lúa, ốc bươu vàng được ưu tiên chọn lựa
làm thức ăn trong nghiên cứu thức ăn cho lươn. Ốc bươu vàng là loại nguyên liệu thức ăn
có giá thành thấp (giá thành 1.000- 2.000 đ/kg). Vì vậy, sử dụng ốc bươu vàng sẽ giúp
giảm chi phí nuôi. Điểm nổi bật khi dùng ốc bươu vàng làm thức ăn là ít làm ô nhiễm
môi trường so với nguyên liệu tươi khác như cá tạp chẳng hạn. Vì ốc bươu vàng được trữ
sống đến trước khi cho ăn, trong khi cá tạp phải bảo quản lạnh sau khi đánh bắt. Trong

hoàn cảnh giá nhiên liệu cũng như các chi phí đầu vào của nghề khai thác tăng như hiện
nay, cá tạp đảm bảo chất lượng (không ương) có giá không dưới 8.000 đồng/kg.
Với những ưu điểm của nghề nuôi lươn so với các hoạt động nuôi trồng thủy
sản khác như không cần nhiều vốn đầu tư, không cần diện tích đất rộng, tận dụng được
công lao động nhàn rỗi trong gia đình, dễ nuôi, lợi nhuận khá lươn được xem là đối
tượng nuôi của người nghèo. Tuy vậy, hoạt động nuôi thương phẩm lươn đồng ở nước
ta rất phát triển nhưng sự phát triển này là tự phát, kỹ thuật nuôi chưa hoàn thiện nên
còn nhiều rủi ro. Các nghiên cứu về nuôi đối tượng này còn hạn chế, các tài liệu
nghiên cứu đã được công bố về nuôi lươn rất ít hoặc khó tiếp cận bởi bản quyền và
vấn đề ngôn ngữ vì hầu hết các công trình nghiên cứu về lươn đồng Monoterus albus
đều do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện và chỉ được công bố trên các tạp chí
địa phương bằng tiếng Hoa. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu nuôi lươn thương phẩm
để xác định thông số kỹ thuật cơ bản như mật độ nuôi, thức ăn, hình thức, môi trường

10

nuôi….là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tác giả tiến hành thực hiện
nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi và thức ăn đến lươn đồng nuôi tại Ba Tri, Bến
Tre để có cơ sở xây dựng mô hình và kỹ thuật nuôi phù hợp.
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG
Lươn đồng (Monopterrus albus) phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới Châu Á, từ phía bắc Ấn Độ và Miến Điện đến Trung Quốc (USGS 2000)[42].
Lươn đồng phổ biến ở hầu hết các quốc gia như Malaysia, Nhật, Inđônexia,
Băngladesh (Talwar et al. 1991)[38], Thái Lan (Thongrod et al. 2004)[41] và Việt
Nam. Chúng cũng phân bố ở trung và nam Mỹ, Châu Phi, Châu Úc (ISSG 2005)[24].
Lươn cũng được tìm thấy ở Hawaii, Florida và Georgia (Mỹ) và được cho là đã du
nhập vào nước này vào những năm đầu thập niên 1990 (Bricking 2002, Hamilton
2006)[14, 21].
Vị trí phân loại (Talwar et al. 1991, USGS 2000)[38, 42]
Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae
Giống: Monopterus
Loài: Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Tên tiếng anh : Rice-field eel, Asian swamp eel, swamp eel, Rice eel, rice-
paddy eel … (ISSG 2005; massbay.mit.edu/seafood/asianswampeel.pdf)[24, 51].
Lươn có dạng hình trụ thon dài (giống như rắn) với đuôi vót nhọn. Cơ thể
không có vây và vẩy. Đầu ngắn, miệng tròn, răng nhỏ và không dễ nhìn thấy. Mắt lươn
nhỏ và được bao phủ bởi một lớp da. Lươn có màu sẫm, màu nâu hoặc nâu vàng đậm
nhưng vùng bụng có màu sắc nhạt hơn với những đốm tối hơn dọc theo thân. Con đực
có kích thước lớn hơn con cái. Mang chúng thoái hóa thành 1 khe hình chữ V nằm
phía dưới đầu [50, 52].
Tính ăn: Lươn thuộc loài động vật dữ, ăn thịt, hoạt động về đêm. Lươn có phổ
thức ăn rộng bao gồm: giun, ốc, tôm, tép, cá, ấu trùng chuồn chuồn, nòng nọc (ISSG
2005)[24]. Lươn dường như có thể ăn không giới hạn (trong nuôi nhốt) thì khi cần
chúng có thể sống sót vài tháng mà không cần ăn (Bricking 2002)[14].

11

Môi trường sống của lươn: lươn sống trong môi trường có pH trung tính, nhiệt
độ thích hợp 22-30
0
C, lươn có thể sống trong điều kiện môi trường có hàm lượng oxy
hòa tan thấp. Toàn bộ chu kỳ sống của lươn diễn ra ở vùng nước ngọt, môi trường
sống khá đa dạng như: đầm lầy, nước tù đọng, ruộng lúa, sông suối, kênh, mương, ao,
hồ tự nhiên hay nhân tạo …với độ sâu nhỏ hơn 3 m. Lươn có khả năng chịu được lạnh
và nước lợ, mặn tốt. Đặc biệt, lươn có khả năng đào hang sâu đến 1,5 m cũng như khả
năng di chuyển trên cạn nhờ đặc tính có thể thở khí trời. Chiều dài trung bình của lươn
từ 25-40 cm, con dài nhất được ghi nhận lên đến 100 cm (USGS 2000; Talwar et al.

1991)[42, 38]. Bằng việc đào hang trong đất ẩm, lươn có thể sống một thời gian dài
mà không cần nước. Quá trình này thường diễn ra vào mùa hè khô, có thể coi như lươn
ngủ hè (Talwar et al. 1991)[38]. Chew et al. (2005)[17] đã nghiên cứu quá trình trao
đổi chất nitơ và bài tiết trong thời gian này của lươn nhằm tìm hiểu cơ chế giúp chúng
có thể chống lại sự ngộ độc NH
3
do cơ thể sinh ra.
Lươn đẻ trứng trong tổ nơi vùng nước cạn, số lượng trứng có thể lên đến 1.000
trứng/lần đẻ. Một trong hai hoặc cả hai bố mẹ thường bảo vệ tổ và con non. Mùa vụ
sinh sản của lươn có thể diễn ra quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào những tháng
mùa mưa [24, 42, 54].
Ở lươn có hiện tượng chuyển đổi giới tính: tất cả lươn ở giai đoạn nhỏ đều là
con cái, sau khi thành thục có hiện tượng chuyển đổi giới tính xảy ra, một số con cái
chuyển thành con đực. Những con đực này cũng có thể chuyển thành con cái khi mật
độ con cái thấp. Thời gian cần thiết cho quá trình chuyển đổi này khoảng 1 năm [50].
Bricking (2002)[14] cũng khẳng định những con lươn con mới nở cho đến khi thành
thục đều là con cái. Sau đó, chúng chuyển sang giai đoạn trung gian, thời gian này
khoảng một năm và từ đây chuyển thành những con đực.

12

Phần 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN LƯƠN DÙNG LÀM THÍ NGHIỆM
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/2007 đến 08/2008
- Địa điểm nghiên cứu: Trại thí nghiệm của đề tài sản xuất giống và nuôi lươn đồng
(Viện Nghiên cứu NTTS 3) tại bưng Lạc Địa, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Bưng Lạc Địa là vùng đất trũng giữa đồng rộng khoảng 118 ha thuộc xã Phú
Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Lạc Địa trước đây vốn rất hoang sơ với cây cối mọc

dày đặc, dây leo chằng chịt và có đến 360 khẩu đìa lớn. Một khẩu đìa gồm có một đìa
mẹ và nhiều đìa con, là nơi trú ngụ sinh sôi của nhiều loài tôm cá đồng như cá rô, cá
lóc, cá chạch, cá sặc rằn, cá sặc, cá trê, cá thát lát, rùa, lươn, rắn…. Nguồn nước cấp
cho hoạt động nuôi trồng thủy sản được lấy từ kinh cấp dẫn nước từ sông Ba Lai.
Nước được lấy vào ao lắng trước khi được bơm vào bể nuôi. Các yếu tố môi trường ở
đây phù hợp sinh trưởng và phát triển của lươn đồng.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường tại địa điểm nghiên cứu
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị dao động (Min-Max)
Nhiệt độ
o
C 29-33
pH 6,7-7,5
NH
3
-N mg/L 0,00-0,03
NO
2
-N mg/L 0,00-0,04
H
2
S mg/L 0,00-0,15
Độ trong cm 25-30

2.1.2. Nguồn lươn dùng làm thí nghiệm
Lươn đồng (Monopterus albus) có nguồn gốc từ tự nhiên, kích cỡ trung bình 40
con/kg. Lươn được mua ở Ba Tri, Bến Tre từ người thu gom lươn khai thác tự nhiên
bằng các nghề dớn, trúm. Lươn giống được vận chuyển hở về địa điểm thí nghiệm
bằng xe máy và xe tải nhỏ. Lươn giống sau khi vận chuyển về trại, được nuôi hồi phục
trong bể đất trong 1 tháng trước khi tiến hành thí nghiệm về mật độ nuôi và thức ăn. Vì
những con lươn yếu sẽ hao hụt chủ yếu trong 2 tuần đầu mới vận chuyển về trại,

những con lươn qua được giai đoạn này đều rất khỏe và rất ít hao hụt cho đến khi thu
hoạch. Tổng số lươn đã sử dụng cho tất cả các thí nghiệm là là 400 kg.

13

Điều tra về đặc điểm
nguồn lươn giống ở Ba Tri
Thử nghiệm về
mật độ
Nội dung nghiên cứu
Đề xuất mô hình nuôi lươn đồng đạt hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế
0,5
kg/m
2
- Mùa vụ
- Phương
pháp
- Ngư cụ
- Kích cỡ
giống
Nuôi hồi
phục
- Mật độ
- Vật liệu
trú ẩn
1
kg/m
2

2

kg/m
2

3
kg/m
2

TA
tươi
TA
CB

TA
CN

Thử nghiệm về
thức ăn
Thử nghiệm nuôi và đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật








Hình 2.1. Lươn giống Hình 2.2. Dụng cụ vận chuyển lươn giống

2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Dựa trên những thông tin đã có về đối tượng nuôi, các thử nghiệm được tiến

hành bao gồm 2 yếu tố mật độ và thức ăn với bốn mức mật độ nghiên cứu là 0,5
kg/m
2
; 1 kg/m
2
; 2 kg/m
2
và 3 kg/m
2
và 3 loại thức ăn sử dụng thí nghiệm là thức ăn
tươi, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp.
Các nghiên cứu được tiến hành ở quy mô thí nghiệm, các nghiệm thức được bố
trí tuân theo các nguyên tắc ngẫu nhiên hoàn toàn.














Hình 2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

14


Đề tài được thực hiện với 3 nội dung chính: tìm hiểu đặc điểm nguồn lươn
giống, thử nghiệm nuôi ở các mật độ và loại thức ăn khác nhau. Thử nghiệm về mật độ
và thức ăn được tiến hành đồng thời. Nghiệm thức thử nghiệm về mật độ nuôi ở mức 1
kg/m
2
cũng được xem là nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến trong thí nghiệm về
thức ăn. Kết quả nuôi được đánh giá thông qua các chỉ tiêu được thu thập suốt quá
trình thử nghiệm như tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài, tỷ lệ sống, hệ số
chuyển đổi thức ăn, chi phí sản xuất, doanh thu … Song song với việc triển khai các
các thí nghiệm về mật độ và thức ăn cho lươn thì chúng tôi tiến hành thu thập số liệu
để tìm hiểu đặc điểm nguồn lươn giống ở Ba Tri, Bến Tre. Các chỉ tiêu được thu thập
trong quá trình điều tra nghề khai thác lươn giống bao gồm ngư cụ khai thác, mùa vụ,
phương pháp khai thác, kích cỡ giống, sản lượng v.v… Ngoài ra, chúng tôi cũng thực
hiện một nghiên cứu về nuôi hồi phục lươn giống được khai thác ở Ba Tri. Nghiên cứu
này kéo dài một tháng và được chia ra làm 2 thí nghiệm nhỏ: Một là thí nghiệm về mật
độ ở 4 mức khác nhau với vật liệu trú ẩn là mô đất. Hai là thí nghiệm về vật liệu trú ẩn
với 2 nghiệm thức: mô đất và dây nylon.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
2.3.1. Phương pháp tìm hiểu đặc điểm nguồn lươn giống
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tất cả những người làm nghề khai
thác lươn giống ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nội dung phỏng vấn dựa trên bảng
phiếu điều tra đã được lập sẵn kết hợp với những trao đổi mở.
Nội dung tìm hiểu tập trung vào ngư cụ, phương pháp khai thác, mùa vụ và kích
thước lươn khai thác được. Cân đo khối lượng và chiều dài của lươn theo từng loại
nghề với ít nhất 40 cá thể/loại nghề. Mẫu được thu ngẫu nhiên hoàn toàn, thời điểm
thu mẫu ngay sau khi người dân khai thác thu gom lươn về nhà.
2.3.2. Bể nuôi và chuẩn bị bể
Bể thí nghiệm làm bằng bạt không thấm nước. Bể có kích thước 1,6 x 2,5 x 0,8
m với diện tích bề mặt là 4 m

2
. Bể được cố định hình dạng nhờ các cọc gỗ: tre, tràm,
trâm bầu và các nẹp tầm vong, tre. Đáy bể có lỗ thoát nước hình tròn, được làm bằng
ống nhựa PVC, đường kính 8-10 cm. Lỗ thoát nước này được đóng chặt bởi nút cây
quấn nylon. Trước khi tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã chuẩn bị bể thí nghiệm theo

15

các bước được mô tả trong tài liệu của IIRR et al (2001)[23]. Các vật liệu gọi chung là
mô đất chỉ được sắp xếp ở ½ bể, phần còn lại để trống, cụ thể như sau:
Dưới đáy bể đặt một lớp đất sét dày khoảng 10 cm, loại đất này được lấy từ mặt
ruộng. Sau đó, xếp 10 cm rơm đã được thả ngâm trong ao khoảng một tuần lên phía
trên. Tiếp theo là lớp thân chuối dày 10 cm. Các thân chuối này đã được chặt trước 2
tuần, cắt nhỏ và phơi khô. Kế đến là lớp phân bò khô, cũng dày 10 cm và trên cùng là
lớp đất ruộng dày 10-20cm.








Hình 2.4. Chuẩn bị bể thí nghiệm Hình 2.5. Thân chuối khô
Cho nước vào bể, nguồn nước mặt lấy từ ao lắng, mực nước cao hơn lớp đất
trên cùng 15-20 cm, và để cho các vật liệu trong bể phân hủy trong 1 tuần.
Tháo cạn nước và cho nước mới vào. Việc này được lặp đi lặp lại trong khoảng
4 tuần, cho đến khi váng bọt không còn xuất hiện.
Trước khi thả lươn vào nuôi thì thì kiểm tra các yếu tố môi trường nước (pH,
nhiệt độ, NH

3
, NO
2
, H
2
S) và thả thử 5 con cá rô phi vào bể để kiểm tra xem bể nuôi có
thể sử dụng được chưa. Sau 3 ngày, nếu cá không chết và các yếu tố môi trường nước
(pH, nhiệt độ, NH
3
, NO
2
, H
2
S) trong giới hạn cho phép thì bắt đầu thả lươn vào nuôi.
Nếu cá chết thì tiếp tục thực hiện quy trình thay nước và ngâm bể cho các vật liệu
phân hủy hoàn toàn.
Sau khi thả lươn vào, giữ mức nước trong bể 40-50 cm và mức nước này thấp
hơn mô đất làm chỗ trú ẩn cho lươn từ 10-20 cm. Trồng rau muống, cỏ nước lên mô
đất, để chúng phát triển che kín toàn bộ mô đất, giúp che mát cho bể. Ngoài ra bể nuôi
còn được che mát bằng lưới ruồi vào buổi trưa vào những ngày nắng gắt từ 10 h-15 h.


16










Hình 2.6. Bể thí nghiệm Hình 2.7. Nơi trú ẩn của lươn

2.3.3. Nguồn nước và chế độ thay nước
Nước được lấy từ kinh cấp nước dẫn nước từ các nhánh sông Ba Lai vào ao
lắng thông qua việc đóng mở cống. Sử dụng cùng một nguồn nước mặt từ ao lắng để
thay nước cho bể lươn nhằm đảm bảo các yếu tố môi trường của những bể thí nghiệm
được tương đồng
Chế độ thay nước: 2-3 lần/tuần, vào buổi sáng. Mỗi lần thay 100% nước.
2.3.4. Phương pháp cho ăn và chế độ chăm sóc quản lý
Cho ăn: 1 lần/ngày vào lúc chiều tối. Khẩu phần thức ăn 5-8% khối lượng thân,
có sự điều chỉnh thức ăn theo nhu cầu sử dụng. Thức ăn trong thí nghiệm về mật độ là
thức ăn chế biến bao gồm thịt ốc bươu vàng kết hợp với thức ăn viên Cargill 30% đạm
dùng cho cá (tỷ lệ 2:1) được xay nhuyễn, trộn với chất kết dính (bột gòn hoặc bột keo)
trước khi cho vào sàng ăn. Bổ sung vitamin C (liều lượng 5 g/kg thức ăn), men tiêu
hóa (liều lượng 1-2 g/kg thức ăn) vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho lươn và giúp
tiêu hóa thức ăn tốt. Thức ăn dư được loại bỏ khỏi bể vào lúc sáng sớm để tránh làm ô
nhiễm môi trường nước.
Thường xuyên theo dõi những dấu hiệu bất thường của lươn để có biện pháp xử
lý kịp thời.
2.3.5. Quan trắc các thông số môi trường
Nhiệt độ và pH được xác định 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều bằng nhiệt kế
và máy đo cầm tay. Định kỳ 2 lần/tháng thu mẫu phân tích chỉ tiêu nitrite, amonia và
H
2
S. Các mẫu nước được đo thu, bảo quản và phân tích bằng máy phân tích mẫu nước

17


do công ty ORBECO HELLIGE’S (Mỹ) sản xuất (The Analyst Model 975 MP) tại
phòng thí nghiệm theo các phương pháp thông dụng (Boyd 1998, AIT 1998)[15, 13].
2.3.6. Phương pháp thu mẫu để đánh giá ảnh hưởng của mật độ và loại thức ăn
Các thông số kỹ thuật thu thập để so sánh gồm tốc độ tăng trưởng tuyệt đối,
tương đối, tỷ lệ sống, hệ số sử dụng thức ăn, mức độ đồng đều của lươn khi thu hoạch
được thu theo lịch sau:
- Mẫu sinh trưởng lươn: Cân, đo khối lượng của từng cá thể trong mẫu lúc bắt đầu
và lúc kết thúc thí nghiệm. Mỗi mẫu thu ít nhất 36 cá thể ngẫu nhiên. Trong thời gian thí
nghiệm, định kỳ thu mẫu mỗi tháng một lần để xác định khối lượng của lươn bằng cách
cân toàn bộ số lươn mẫu thu được để tính khối lượng thân trung bình của cá thể.
- Tỷ lệ sống được tính dựa vào số lươn lúc bắt đầu thả và kết thúc thí nghiệm.
- Hệ số sử dụng thức ăn được tính dựa trên số lượng thức ăn mà lươn sử dụng
so với khối lượng cơ thể tăng lên.
- Mức độ đồng đều của lươn nuôi ở các nghiệm thức khác nhau lúc bắt đầu và lúc
kết thúc thí nghiệm được đánh giá thông qua hệ số biến thiên về khối lượng của lươn.
- Các thông số kinh tế được thu thập để so sánh giữa các nghiệm thức là chi phí
sản xuất và doanh thu.
2.4. THÍ NGHIỆM NUÔI HỒI PHỤC LƯƠN ĐÁNH BẮT TỪ TỰ NHIÊN
Mục đích của thí nghiệm: Đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng lươn giống
khai thác từ tự nhiên ở Ba Tri, Bến Tre vào nuôi thương phẩm. Kích cỡ lươn thí
nghiệm: khối lượng trung bình 25,17 g, chiều dài trung bình 24,31 cm. Thí nghiệm này
được thực hiện trong thời gian 1 tháng (05/03/2008-04/04/2008).
Thí nghiệm nuôi hồi phục bao gồm hai thí nghiệm là thí nghiệm về mật độ nuôi
và thí nghiệm về vật liệu trú ẩn.
Các thông số được thu thập để so sánh gồm: tỷ lệ sống của lươn và thời gian
lươn bắt mồi. Tỷ lệ sống của lươn được theo dõi xuyên suốt quá trình thí nghiệm, kết
hợp giữa việc kiểm tra số lươn chết hằng ngày và số lươn còn lại sau khi thí nghiệm
kết thúc. Chỉ tiêu thời gian lươn bắt mồi được thu thập thông qua việc theo dõi cho
lươn ăn hằng ngày.


18

a. Thí nghiệm về mật độ nuôi:
Thí nghiệm này gồm có bốn nghiệm thức về mật độ nuôi ở bốn mức mật độ
300, 400, 500 và 600 con/bể. Đơn vị thí nghiệm là bể được làm bằng bạt không thấm
nước có diện tích 4 m
2
. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bốn nghiệm thức thí
nghiệm về mật độ trên được so sánh, đánh giá với nghiệm thức đối chứng (mật độ thả
400 con/bể, loại lươn đã qua thuần hóa).
b. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn
Thí nghiệm được tiến hành với hai nghiệm thức là mô đất và dây nylon. Mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Đơn vị thí nghiệm là bể bạt diện tích 4 m
2
. Mật độ thả
300 con/bể. Nghiệm thức với vật liệu trú ẩn là mô đất (gọi chung bao gồm: đất ruộng +
rơm + thân chuối + phân bò + đất ruộng như trong trình bày phần 2.3.2) nhằm so sánh
với nghiệm thức có vật liệu trú ẩn là dây nylon cũng chính là nghiệm thức thí nghiệm
về mật độ nuôi ở mức 300 con/bể được nêu ở bên trên.
Vật liệu trú ẩn là dây nylon được chuẩn bị như sau: dây nylon đen, cắt thành
từng đoạn dài khoảng 50 cm. Sau đó, buột túm chúng lại thành từng bó, bỏ vào trong
bể làm chổ trú ẩn cho lươn. Mực nước trong bể sử dụng vật liệu trú ẩn là dây nylon
cũng tương tự như bể với vật liệu trú ẩn là mô đất 40-50 cm. Thí nghiệm kéo dài trong
1 tháng (05/03/2008-04/04/2008).
2.5. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
Nghiên cứu này nhằm xác định mật độ nuôi thích hợp cho nuôi thương phẩm
lươn đồng trong bể bạt.
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi gồm có 4 nghiệm thức là

0,5 kg/m

2
; 1 kg/m
2
; 2 kg/m
2
và 3 kg/m
2
(cỡ giống 40 con/kg). Mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần, đơn vị thí nghiệm là bể bạt 4 m
2
. Thí nghiệm kéo dài trong 173 ngày
(03/02/2008-25/07/2008).
2.6. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN
Nhằm xác định loại thức ăn phù hợp để nuôi lươn đồng thương phẩm trong điều
kiện thực tế của địa phương, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu thử nghiệm 3 loại thức
ăn khác nhau là thức ăn tươi (TA Tươi), thức ăn chế biến (TACB) và thức ăn công
nghiệp (TACN).

×