Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của aia đến giống đậu bắp f1tn 85 và f1tn 81 trồng ở xã hương vinh, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 106 trang )

B GIO D C V O T O
I H C HU
TR NG I H C S PH M
PHAM THậ MYẻ HặNG
NGHIN CặẽU C IỉM SINH HOĩC
VAè ANH HặNG CUA AIA N
GING U BếP F1TN85 VAè F1TN81
TRệNG XAẻ HặNG VINH, THậ XAẻ
HặNG TRAè,
TẩNH THặèA THIN HU
Chuyờn ngnh: THC VT HC
Mó s: 60 42 20
LU N V N TH C S SINH H C
NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. NGUYN B LC
Hu , N m 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Phạm Thị Mỹ Hương
ii
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS.
Nguyễn Bá Lộc – Giảng viên trường ĐHSP Huế đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy, Quý cô tham gia giảng dạy,
phòng thí nghiệm khoa Sinh, Phòng Đào tạo sau Đại học trường
ĐHSP Huế đã động viên hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý


báu cho luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị học viên cao học
Thực vật K20, trường ĐHSP Huế, bạn bè và người thân trong gia
đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Huế, tháng 09, năm 2013
Tác giả
Phạm Thị Mỹ Hương
iii
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
PHẦN I. MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục tiêu của đề tài 8
3. Đối tượng nghiên cứu và đơn vị phân loại 8
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
PHẦN II. NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1. Đặc điểm thực vật học của đậu bắp 9
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố 9
1.1.2. Yêu cầu về điều kiện sinh trưởng và phát triển 11
1.1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đậu bắp 11
1.1.4. Giá trị cây đậu bắp 13
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu bắp trên thế giới và Việt Nam 15
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu bắp trên thế giới [35] 15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu bắp trên thế giới 16

1.2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu bắp ở Việt Nam 20
1.2.4. Tình hình nghiên cứu đậu bắp ở Việt Nam 20
1.3 Vài nét về chất điều hòa sinh trưởng Auxin 23
1.3.1. Khái niệm và phân loại chất điều hòa sinh trưởng 23
1.3.2. Sơ lược về chất điều hòa sinh trưởng Auxin 24
1.4.Tình hình nghiên cứu và ứng dụng Auxin trong nước, trên thế giới 29
1.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng Auxin trên thế giới 29
1.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng Auxin ở Việt Nam 30
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội xã Hương Vinh, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế 31
1.5.1. Vị trí địa lý [23] 31
1.5.2. Diện tích tự nhiên [23] 31
1
1.5.3. Đặc điểm địa hình, khí hậu [23] 32
1.5.3.1. Địa hình 32
1.5.3.2. Khí hậu 32
1.5.3.3. Thủy văn 33
CHƯƠNG 2 34
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của hai giống đậu bắp 34
2.2.2. Xác định ảnh hưởng của AIA đến hai giống đậu bắp 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin 35
2.3.2. Phương pháp xử lí hạt giống và bố trí thí nghiệm 35
2.4. Quy trình kỹ thuật 35
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 36
2.6. Phương pháp xử lý dữ liệu 38
CHƯƠNG 3 39

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG ĐẬU BẮP F1 TN81 VÀ F1 TN85 39
3.1.1. Một số đặc điểm sinh học của giống đậu bắp F1 TN81 và F1 TN85 39
3.1.1.1 Một số đặc điểm về hình thái của giống đậu bắp F1 TN81 và F1 TN85 39
3.1.1.2 Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống đậu bắp F1 TN81 và F1
TN85 40
3.1.2. Một số đặc điểm về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu bắp
F1 TN81 và F1 TN85 41
3.1.3. Một số đặc điểm về phẩm chất của giống đậu bắp F1 TN81 và F1 TN85 42
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA AIA ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG ĐẬU BẮP
F1 TN81 VÀ F1 TN85 42
3.2.1 Ảnh hưởng của AIA đến sự sinh trưởng và phát triển của giống đậu bắp F1
TN81 và F1 TN85 42
3.2.1.1. Ảnh hưởng của AIA đến tỷ lệ nảy mầm của hạt đậu bắp 42
3.2.1.2. Ảnh hưởng của AIA đến chiều cao của cây 45
3.2.1.3. Ảnh hưởng của AIA đến số lá trên cây 46
3.2.1.4. Ảnh hưởng của AIA đến diện tích lá 48
2
3.2.1.5. Ảnh hưởng của AIA đến thời gian ra hoa và số hoa trên cây 50
3.2.1.6 Ảnh hưởng của AIA đến khối lượng tươi của cây 53
3.2.1.7 Ảnh hưởng của AIA đến khối lượng khô của cây 55
3.2.1.8. Ảnh hưởng của AIA đến khối lượng tươi và khối lượng khô của quả đậu
bắp 57
3.2.2 Ảnh hưởng của AIA đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất 58
3.2.2.1 Ảnh hưởng của AIA đến số lượng quả và khối lượng 100 quả 58
3.2.2.2 Ảnh hưởng của AIA đến kích thước quả 61
3.2.2.3 Ảnh hưởng của AIA đến năng suất quả tươi 62
3.2.3 Ảnh hưởng của AIA đến phẩm chất của giống đậu bắp F1TN81 và F1TN85 64
3.2.3.1 Ảnh hưởng của AIA đến hàm lượng chất khô của quả 64
3.2.3.2 Ảnh hưởng của AIA đến hàm lượng protein của quả 66

3.2.4. Hiệu quả kinh tế 67
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
I.KẾT LUẬN 68
1.1. Các đặc điểm của hai giống đậu bắp F1 TN81 và F1 TN85 69
1.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng AIA 69
II. KIẾN NGHỊ 69
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a, b, c, d : Phân nhóm khi xử lý Statistix 9.0
AIA : Acid indo acetic
CT : Công thức
CT1 : Công thức xử lý AIA với nồng độ 5ppm
CT2 : Công thức xử lý AIA với nồng độ 10ppm
CT3 : Công thức xử lý AIA với nồng độ 15ppm
CV% : Hệ số biến động các chỉ tiêu nghiên cứu
ĐC : Đối chứng
Lsd 0,05 : Độ chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa khi so sánh ở xác suất 95%
M : Khối lượng quả
NXB : Nhà xuất bản
RCB : Randomized complet block
SĐC : So đối chứng
SS : So sánh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
USDA : Bộ Nông nghiệp Mỹ
X
: Giá trị trung bình
α-NAA : α Naphtyl axetic acid
4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g ăn được 14
Bảng 1.2. Sản lượng, diện tích và năng suất đậu bắp của các nước trên thế giới năm 2008 –
2009 16
Bảng 1.3 Phân loại các chất điều hòa sinh trưởng 24
Bảng 3.1 Một số đặc điểm sinh học và hình thái của giống đậu bắp 40
F1 TN81 và F1 TN85 40
Bảng 3.2 Một số đặc điểm về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu bắp
F1 TN81 và F1 TN85 41
Bảng 3.3 Một số đặc điểm về phẩm chất của giống đậu bắp F1 TN81 và F1 TN85 42
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của AIA đến tỷ lệ nảy mầm 43
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của AIA đến chiều cao của cây (cm) 45
Bảng 3.6 . Ảnh hưởng của AIA đến số lá trên cây (lá/cây) 47
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của AIA đến diện tích lá trên cây (cm2) 49
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của AIA đến thời gian ra hoa(ngày) 50
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của AIA đến số hoa trên cây(hoa/cây) 51
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của AIA đến khối lượng tươi của cây (g/cây) 53
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của AIA đến khối lượng khô của cây đậu bắp (g/cây) 55
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của AIA đến khối lượng tươi và khối lượng 57
khô của quả đậu bắp (g/cây) 57
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của AIA đến số lượng (quả/cây) 58
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của AIA đến khối lượng 100 quả(g) 59
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của AIA đến kích thước quả(cm) 61
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của AIA đến năng suất quả tươi (kg/m2) 63
Biểu đồ: 3.5 Ảnh hưởng của AIA đến năng suất quả tươi ( kg/m2) 63
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của AIA đến hàm lượng chất khô của quả (%) 65
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của AIA đến hàm lượng protein của quả 66
(mg/g khối lượng tươi) 66
Bảng 3.19 Hiệu quả kinh tế của hai giống đậu bắp (đồng/m2) 68
5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Phương trình 2.1 Phương trình đường chuẩn Protein 38
(Ghi chú : Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái; các chữ cái khác
nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức α= 0,05) 43
Biểu đồ 3.1 Ảnh hưởng của AIA đến tỷ lệ nảy mầm 43
(Ghi chú : Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái; các chữ
cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức α= 0,05) 52
Biểu đồ 3.2 Ảnh hưởng của AIA đến số hoa trên cây(hoa/cây) 52
Biêu đồ 3.3 Ảnh hưởng của AIA đến số lượng (quả/cây) 58
Biểu đồ 3.4 Ảnh hưởng của AIA đến khối lượng 100 quả(g) 60
60
(Ghi chú : Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái; các chữ cái khác
nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức α= 0,05) 66
Biểu đồ 3.7 Ảnh hưởng của AIA đến hàm lượng protein của quả 66
(mg/g khối lượng tươi) 66
6
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người xưa có câu” Cơm không có rau như đau không có thuốc “. Đúng vậy,
rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi con
người. Nó đóng vai trò như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo
dài tuổi thọ. Hơn nữa, nhiều năm qua các nhà khoa học trong nước và trên thế giới
đã nghiên cứu và phát hiện ra những khả năng kì diệu của một số loài rau trong
phòng ngừa, chữa bệnh nan y. Trong số đó phải kể đến đậu bắp, một trong số các
loại rau ăn quả dễ trồng, và trồng nhiều ở vùng nông thôn.
Đậu bắp là một loại rau ăn quả, thân thảo, có thời gian sinh trưởng ngắn,
chúng được trồng phổ biến tại miền Nam Việt Nam, thích nghi vùng nhiệt đới nóng
ẩm, có thể trồng được quanh năm, tùy theo vùng chúng ta bố trí mùa vụ thích hợp
để cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh. Đậu bắp được trồng quanh năm từ
Nam chí Bắc, là loại rau ăn quả dễ chế biến và rất dễ ăn, là thức ăn bổ dưỡng đối

với tất cả mọi lứa tuổi. Nông dân ta coi nó là “ thức ăn cực nhanh ”, “ thức ăn đa
năng” và rất thông dụng trong các món nướng, món canh chua, món lẩu. Đặc biệt,
trong các bếp ăn của người nghèo, người ăn chay, người già là món ăn dễ thấy.
Nông dân ai cũng trồng nếu ít để ăn, nhiều để bán. Nhưng chắc có lẻ, ít ai biết nhiều
về giá trị của loại rau này, có chăng là biết chung chung, một món ăn vừa ngon, lại
vừa rẻ [1].
Thừa Thiên Huế - vùng đất nổi tiếng về ẩm thực với sự kết hợp nhuần
nhuyễn các loại rau xanh, nơi có mức tiêu thu rau xanh khá lớn. Tuy vậy việc trồng
cũng như sử dụng đậu bắp còn nhiều hạn chế trong đó có những yếu tố khách quan
và chủ quan. Về khách quan, đây là vùng đất chịu nhiều thiệt thòi về phát triển nông
nghiệp với một nền khí hậu khắc nghiệt nắng lắm, mưa nhiều. Về chủ quan, do thị
7
hiếu người tiêu dùng chưa xem đậu bắp như một loại rau xanh hàng ngày nên việc
sản xuất còn hạn chế. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và cơ sở lí luận chúng tôi chọn
đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của AIA đến giống đậu
bắp F1TN 85 và F1TN 81 trồng ở Xã Hương Vinh, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh
Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của AIA đến giống
đậu bắp F1TN 85 và F1TN 81 trồng ở Xã Hương Vinh, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh
Thừa Thiên Huế nhằm góp phần bổ sung vào quy trình trồng cây đậu bắp cho năng
suất cao.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định đặc điểm sinh học của giống đậu bắp F1TN 85 và F1TN 81.
- Xác định ảnh hưởng AIA đến giống đậu bắp F1TN 85 và F1TN 81.
3. Đối tượng nghiên cứu và đơn vị phân loại
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống đậu bắp F1TN81.
- Giống đậu bắp F1TN85.

3.2. Đơn vị phân loại
Tên khoa học : Abelmoschus esculentus (L. ) Moench
Lớp hai lá mầm: Dicotyledonae
Phân lớp Sổ: Dilleniidae
Trên bộ Bông : Malvanae
Bộ Bông: Malvales
Họ Bông: Malvaceae
Chi: Abelmoschus
Loài: A. esculentus
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
8
- Xác định được một số đặc điểm sinh học của giống đậu bắp F1TN81 và
F1TN85.
- Xác định vai trò của chất điều hòa sinh trưởng AIA đối với hai giống đậu bắp.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được đặc điểm sinh học làm cơ sở cho việc trồng cây đậu bắp có hiệu quả.
- Xác định ảnh hưởng của AIA đến giống đậu bắp F1TN 85 và F1TN 81 góp
phần bổ sung vào quy trình trồng cây đậu bắp cho năng suất cao.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm thực vật học của đậu bắp
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố
* Nguồn gốc
Đậu bắp (Abelmoschus esculentus (L.) Moench), bên cạnh đó còn được gọi
theo tên khoa học cũ là ( Hibiscus esculentus L.) (Kumar và cộng sự 2010). Nguồn
gốc phát sinh của cây đậu bắp hiện vẫn đang được tranh cải, có hai giả thuyết ngược
nhau: giả thuyết thứ nhất cho rằng ở Nam Á, giả thuyết thứ hai cho rằng
ở Ethiopia và Tây Phi. Hibiscus esculentus L , loài này được biết là có nguồn gốc từ
vùng cao nguyên Ethiopia, mặc dù sự bắt nguồn và phát nguyên ở đây là không có

tài liệu nào ghi chép cả. Người Ai Cập và người Moor trong thế kỷ 12 và 13 sử
dụng tên gọi trong tiếng Ả Rập để chỉ loài cây này, chỉ ra rằng nó đến từ phía Đông.
Loài thực vật này vì thế có thể đã được đem xuyên qua Hồng Hải bằng con đường
qua eo biển Bab-el-Mandeb để tới bán đảo Ả Rập. Một trong những ghi chép sớm
nhất là của Ibn Jubayr (1145-1217) - một người Moor Tây Ban Nha, người đã tới Ai
Cập vào năm 1216 và miêu tả loài cây này được dân cư địa phương gieo trồng và sử
dụng các quả non trong các bữa ăn [43].
Từ bán đảo Ả Rập, loài cây này đã được đưa phổ biến tới các vùng ven Địa
Trung Hải và về phía đông. Việc thiếu từ để chỉ đậu bắp trong các ngôn ngữ cổ ở
Ấn Độ cho thấy rằng nó chỉ xuất hiện ở đây kể từ khi bắt đầu Công Nguyên. Nó
được đưa tới châu Mỹ bằng các tàu chuyên chở buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây
Dương vào khoảng những năm thập niên 1650, do đó vào năm 1658 sự hiện diện
của nó tại Brasil đã được ghi nhận. Nó được ghi chép là có tại Surinam năm 1686,
có lẽ được đưa vào đông nam Bắc Mỹ đầu thế kỷ 18 và dần dần được trồng phổ
9
biến tại đây. Nó được trồng ở phía bắc Philadelphia vào năm 1748, trong khi
Thomas Jefferson ghi chép rằng nó chắc chắn có mặt tại Virginia vào năm 1781.
Tại miền nam Hoa Kỳ đậu bắp được trồng phổ biến vào khoảng năm 1800 và lần
đầu tiên được nhắc tới với các giống cây trồng khác nhau vào năm 1806 [43].
* Phân bố trên thế giới
Đậu bắp được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới và một bộ phận
các nước cận nhiệt đới (Arapitsas 2007, Saifullah và Rabbani 2009) và các vùng ôn
đới ấm áp trên thế giới. Cây trồng này có thể phát triển trên một trang trại lớn hoặc
một khu vườn cây trồng (Rubatzky và Yamaguchi 1997). Theo Charrier năm 1984
loài Abelmoschus trong thế giới bao gồm bảy loài khác nhau như A. moschatus, A.
manihot, A. esculentus, A.tuberculatus, A. ficulneus, A. crinitus và A.angulosus. Các
loài A. moschatus phân phối tại Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Indonesia, Papua New
Guinea, Úc, Trung và Tây Châu Phi. Các loài A. manihot không những trồng phổ
biến ở khu vực Đông Á, mà còn trong tiểu lục địa Ấn Độ và Bắc Úc. Một số ít được
tìm thấy ở Mỹ và nhiệt đới Châu Phi (Chevalier 1940). Các loài A. tetraphyllus bao

gồm hai hình thức tự nhiên được phân biệt bởi sự thích nghi ở các vùng sinh thái
khác nhau. Đầu tiên, var. tetraphyllus, đạt mức tăng trưởng thấp độ cao từ 0 đến
400 m ở các vùng với một mùa khô rõ rệt của Indonesia, Philippines, Papua New
Guinea và New Ireland. Thứ hai, var. punens, mọc ở độ cao từ 400 đến 1600m ở
Philippines và Indonesia (Sở Công nghệ sinh học năm 2009). Các loài A. esculentus
được trồng như một loại rau ở vùng nhiệt đới và nhất vùng cận nhiệt đới của châu
Phi như Ghana, Guinea, Bờ Biển Ngà, Liberia và Nigeria. Các loài hoang
dã A. tuberculatus, liên quan đến A. esculentus, là loài đặc hữu nằm ở độ cao trung
bình khu vực đồi núi ở Ấn Độ (IBPGR 1991). Loài A. ficulneus được tìm thấy trong
một vùng rộng lớn khu vực trải dài từ châu Phi sang châu Á và Úc. Nó xuất hiện
trong khu vực nhiệt đới ở độ cao trung bình với mùa khô kéo dài, tức là vùng sa
mạc Sahel Châu Phi (Theo Niger), Madagascar, Đông Phi, Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia và Bắc Úc (Lamont 1999). Hai loài hoang dã A. crinitus và
A.angulosus duy nhất chỉ có nguồn gốc ở Châu Á. Chúng được phân biệt bởi sự
thích nghi ở các vùng sinh thái khác nhau, A. crinitus phát triển ở độ cao trung bình
trong khu vực với mùa khô rõ rệt, là (Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Philippines),
10
A. angulosus phát triển ở độ cao từ 750 và 2000 m ở Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka và
Indonesia (Charrier năm 1984, IBPGR 1991) [35].
* Phân bố ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu bắp được trồng trong khắp cả nước từ vùng đồng bằng
cho đến vùng núi để lấy quả làm rau. Đặc biệt ở Nam Bộ, nơi có điều kiện tự nhiên
phù hợp cho loài cây này phát triển, được trồng phổ biến ở mọi gia đình nông thôn,
người miền Bắc ít biết ăn do đậu bắp có chất nhờn [4], [43].
1.1.2. Yêu cầu về điều kiện sinh trưởng và phát triển
- Nhiệt độ
Cây đậu bắp ưa nhiệt độ cao, thích hợp với nhiệt độ từ 25- 30
0
C, trong
khoảng nhiệt độ này nếu nhiệt độ càng cao thì cây sinh trưởng và phát triển càng

nhanh. Nhiệt độ cao sẽ kéo dài thời gian ra hoa và tăng số đốt cây. Đậu bắp là cây
phản ứng với độ dài ngày, mức độ mẫn cảm này phụ thuộc vào giống [1], [20].
- Nước
Khả năng chịu hạn của đậu bắp tương đối khá, tuy vậy vào mùa khô nên cần
tưới nước. Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước giếng, nước sông). Tuyệt đối
không được sử dụng nguồn nước thải bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện. Cần
thường xuyên giữ độ ẩm đất 80 - 85% trong suốt quá trình thu hái quả [39].
- Đất
Chọn loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, pH từ 5,5 - 6,8. Đất
phải bằng phẳng dễ tưới, dễ tiêu nước. Đất cày bừa kĩ, làm sạch cỏ trước khi gieo.
Lên luống 1,4 – 1,5 m, mặt luống rộng 1,1 – 1,2 m, chiều cao luống từ 20 - 25 cm.
- Dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp gồm các nguyên tố đa lượng: N, P, K,
Ca, Mg, S, và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Cl. Tùy theo từng thời
kì sinh trưởng khác nhau mà đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
1.1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đậu bắp
* Thời vụ [1], [41] .
Trồng quanh năm, có hai vụ chính
- Vụ Xuân: Gieo từ cuối tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng
9. Nếu gieo muộn, cây sớm ra hoa, nhưng năng suất giảm dần.
11
- Vụ Thu - Đông: Gieo từ cuối tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch quả từ tháng 9
đến tháng 1, đầu tháng 2.
* Mật độ, khoảng cách trồng [20].
- Hàng đơn: Hàng cách hàng 70-80 cm, cây cách cây 40-50 cm, một hốc
trồng 2 cây, chiều rộng của mỗi hàng 40-50 cm, chiều cao của liếp 25-30 cm. Trung
bình số lượng hạt giống cần cho 1000 m
2
đất sản xuất khoảng 250 – 300 g.
- Hàng đôi: Hàng cách hàng 50-60 cm, cây cách cây 40-50 cm, một hốc trồng 2

cây, liếp cách liếp 100 cm, chiều rộng của liếp 100 cm, chiều cao của liếp 25-30 cm.
Trung bình số lượng hạt giống cần cho 1000 m
2
đất sản xuất khoảng 250 – 300 g.
* Phân bón [20].
Trước khi bón lót: Rãi đều thuốc trừ sâu Basudin hạt lên mặt liếp với liều
lượng 30kg/ha.
Bón lót: Phân chuồng 15-20 tấn/ha, có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc
phân rác chế biến thay thế cho phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
Bón thúc lần 1: Sau trồng 7-10 ngày, liều lượng: 15-20 kg Urea/ha. Cách
dùng: bón xung quanh, cách gốc 10 cm hoặc pha loãng tưới.
Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 25 ngày, liều lượng: 50-100 kg NPK/ha.
Cách dùng: rãi phân giữa hai cây trên hàng, cách gốc 20 cm.
Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần hai 15 ngày, liều lượng: 100-150 kg
NPK/ha. Cách dùng: rãi phân giữa hai hàng, cách gốc 20 cm.
Bón thúc lần 4: Sau bón thúc lần ba 15 ngày, liều lượng: 50-100 kg NPK/ha.
Cách dùng: Rãi phân giữa hai cây trên hàng, cách gốc 20 cm.
Ngoài biện pháp bón vào đất có thể phun qua lá bằng các dung dịch dinh
dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng… Có thể phun qua lá các loại phân như
Multi-K (dùng loại này thì giảm 30- 50% lượng phân kali bón thúc) kết hợp với K-
H hoặc Atonic khoảng 5- 7 ngày/lần sẽ kích thích cây sai quả, năng suất tăng, và chỉ
được tiến hành thu hoạch trái sau khi bón phân ít nhất 7-10 ngày.
* Chăm sóc [39].
Khi cây có 2- 3 lá thật làm cỏ, xới nông, vun nhẹ vào gốc. Khi cây đậu bắp
cao được khoảng 20cm thì xới sâu trên mặt liếp, nhặt cỏ và vun đất đấp vào gốc cho
cây đậu bắp phát triển tốt, hạn chế đỗ ngã. Đậu bắp rất cần nước. Tuy nhiên, đất
phải không bị ngập úng, vào mùa khô mỗi ngày tưới từ 1-2 lần tuỳ thuộc vào độ giữ
12
ẩm của đất và thời tiết lúc trồng. Trong kỹ thuật hiện nay chúng ta sử dụng màng
phủ nông nghiệp để giảm sự mất nước và tưới bằng phương pháp thấm nhằm giảm

chi phí tưới tiêu.
* Phòng trừ sâu bệnh [1], [22].
- Sâu hại:
Sâu đục quả (Maruca testulalis): Phải phòng trừ sớm khi sâu chưa đục vào
quả hoặc mới chớm đục vào quả, sử dụng các thuốc Sherpa 20 EC, Cyperan 2,5 EC,
Sumicidin 10 EC.
Rệp (Aphis sp.): Phòng trừ bằng thuốc Karate 2,5 EC hoặc Sherpa 20 EC.
Ngoài ra chúng ta cũng nên chú trọng phòng trị một số loại sâu hại khác trong quá
trình sản xuất.
- Bệnh hại:
Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.): Phòng trừ bằng các loại thuốc Benlat 70
WP, Score 250 EC, Ridomil M72 WP, Derosal 50 SC.
Bệnh gỉ sắt (Ugomyces sp.): Phòng trừ bằng thuốc Anvil 5 SC, Rovral 50
WP, Score 250 EC.
* Thu hoạch [1].
Khi trái đã đạt độ lớn về đường kính và chiều dài thì bắt đầu thu hoạch (tức
là chiều dài từ 10 - 15cm, đường kính không quá 2 cm). Do khả năng phát triển của
trái rất nhanh nên tốt nhất là thu hoạch trái 1 lần/ngày. Sau khi thu hoạch trái được
khoảng 5-7 ngày thì tiến hành tỉa lá gốc với mục đích tạo sự thông thoáng tán cây
nhằm tránh sâu bệnh phát triển.
* Bảo quản [1].
Sau khi thu hoạch cần xếp nhẹ nhàng các trái đậu bắp vào giỏ tránh sây sát,
để nơi thoáng mát, dùng lá cây hoặc giấy báo che trên bề mặt giỏ, không để ở
những nơi có nhiều nắng, gió nhằm hạn chế sự mất nước của trái, sau đó vận
chuyển đến nơi tiêu thụ.
1.1.4. Giá trị cây đậu bắp
13
Đậu bắp có chứa protein, carbohydrate và vitamin C (Lamont 1999,
Owolarafe và Shotonde 2004, Gopalan và cs 2007, Arapitsas 2008, Dilruba và cs
2009), và đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của con người (Kahlon

và cs 2007, Saifullah và Rabbani 2009). Theo số liệu phân tích của Bộ Nông Nghiệp
Mỹ (USDA) thành phần dinh dưỡng trong 100g ăn được tóm tắt ở bảng 1.1 [25].
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g ăn được
Thành phần Giá trị dinh dưỡng Tỷ lệ phần trăm của RDA
Năng lượng 31 Kcal 1.5%
Carbohydrate 7,03 g 5,4%
Protein 2,0 g 4%
Tổng số chất béo 0,1 g 0,5%
Cholesterol 0 mg 0%
Chất xơ 3,2 g 9%
Vitamin
Folate 88 mg 22%
Niacin 1.000 mg 6%
Pantothenic acid 0.245 mg 5%
Pyridoxine 0.215 mg 16,5%
Riboflavin 0,060 mg 4,5%
Thiamin 0,200 mg 17%
Vitamin C 21,1 mg 36%
Vitamin A 375 IU 12,5%
Vitamin E 0,36 mg 2,5%
Vitamin K 53 mg 44%
Điện
Natri 8 mg 0,5%
Kali 303 mg 6%
Chất khoáng
Canxi 81 mg 8%
Đồng 0.094 mg 10%
Magiê 57 mg 14%
Mangan 0,990 mg 43%
Phốt pho 63 mg 9%

Selen 0,7 mg 1%
Kem 0,60 mg 5,5%
Phyto-chất dinh dưỡng
Carotene-ß 225 mg -
Crypto-xanthin-ß 0 mg -
Lutein, zeaxanthin 516 mg -
14
Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA
Bên cạnh đó, carbohydrates là chủ yếu có mặt trong chất nhầy của quả đậu
bắp (Liu và cs 2005, Kumar và cs. 2009). Quả non bao gồm chuỗi phân tử với trọng
lượng phân tử khoảng 170.000 gồm các đơn vị đường và amino axit. Thành phần
chính là galactose (25%).
Vỏ quả tươi của đậu bắp là nguồn cung cấp folate. Tiêu thụ loại thực phẩm giàu
folate, đặc biệt là trong giai đoạn tiền thụ thai sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các khuyết tật
ống thần kinh cho thai nhi.
Chất nhầy của quả đậu bắp có tính chất dược liệu nó như là một chất làm
mềm, nhuận tràng và đờm (Muresan và Popescu, 1993). Chất nhầy và chất xơ trong
đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của
chúng từ ruột non [35].
Đậu bắp được cho là rất hữu ích đối với các rối loạn sinh dục - tiết niệu, tinh
sào và bệnh lị mãn tính (Nadkarni, 1927). Giá trị chữa bệnh của nó cũng đã được
báo cáo trong chữa trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường
tiêu hóa, và bệnh trĩ (Adams, 1975) [11].
Hơn nữa, quả tươi ăn được có thể được sử dụng để chiết xuất chất béo để
dùng làm brownies (Boelje và Eidman, 1984).
Đậu bắp có thể được chế biến dưới các hình thức khác nhau (Ndunguru và
Rajabu 2004). Quả có thể được luộc, chiên hoặc nấu chín (Akintoye et al. 2011) [11].
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu bắp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu bắp trên thế giới [35]
Sản xuất đậu bắp được ước tính ở mức 6 triệu tấn mỗi năm trên thế giới

(Burkil 1997). Tổng diện tích trồng đậu bắp đã tăng lên trong những năm qua. Trong
1991-1992, tổng diện tích trồng đậu bắp là 220.000 ha và sản lượng đạt 1,88 triệu tấn,
trong khi năm 2006-2007 tăng đến 396.000 ha và sản lượng đạt 4,07 triệu tấn. Trong
giai đoạn 2009-2010 diện tích sản xuất đã đạt 430.000 ha và sản lượng đạt 4,54 triệu
tấn. Ấn Độ là quốc gia lớn sản xuất đậu bắp, đứng đầu trên thế giới chiếm 67,1%
tổng sản lượng đậu bắp trên toàn thế giới, tiếp theo Nigeria 15,4% và Sudan 9,3%
(Varmudy 2011). Tại Ghana, đó là thực vật thứ tư phổ biến nhất sau cà chua, hạt tiêu,
và trứng vườn (Sinnadurai, 1973 và Lamont Jr, 1999).
15
Ở Thái Lan đậu bắp là cây trồng phổ biến được trồng tại hầu hết các vùng
của đất nước. Năm 2003, Thái Lan xuất khẩu một số lượng 3664 tấn quả đậu bắp
tươi và đông lạnh với thu nhập khoảng 8 triệu đô la Mỹ (Green Okara, 2004).
Ở Malaysia xuất khẩu khoảng 4500 tấn / năm (FAO 1998).
Nhập khẩu đậu bắp tươi hoặc ướp lạnh sang Mỹ đang phát triển nhanh chóng về
số lượng, trong khi nhập khẩu thêm đậu bắp được chế biến vẫn còn tương đối thấp.
Theo số liệu thống kê năm 2008 - 2009 sản lượng, diện tích trồng và năng
suất đậu bắp của các nước trên thế giới được tóm tắt ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Sản lượng, diện tích và năng suất đậu bắp của các nước trên thế giới
năm 2008 – 2009
Nước Diện tích ( ha) Sản lượng(tấn) Năng suất ( tấn/ha)
Ấn Độ 432000 4528000 10.50
Nigeria 387000 1039000 2.70
Xu – đăng 21.926 223650 10.20
Irap 22.250 141000 6.30
Bờ Biển Ngà 46000 115867 2.50
Pakistan 15.081 114657 7.60
Ghana 19.500 108000 5.50
AiCập 6800 107000 15.70
Benin 13.658 48060 3.50
Ả rập Saudi 4000 46000 11.50

Những nước khác 58,365 276206 4.50
Tổng 1.024.580 6647440 80.5
Nguồn: Varmudi ( 2011)
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu bắp trên thế giới
- Chutichudet Benjawan, Chutichudet, P và Chanaboon, T (2007) nghiên cứu
“ Ảnh hưởng của hoá chất Paclobutrazol đến tăng trưởng, năng suất và chất lượng
của đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.) Har Lium cây trồng ở vùng Đông Bắc Thái
Lan “. Thí nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm thêm thông tin về ảnh hưởng ở mức độ
khác nhau của hóa chất Paclobutrazol (PBZ) ứng dụng trên tăng trưởng, năng suất và
chất lượng ăn được của quả đậu bắp. Bố trí khối ngẫu nhiên với bốn lần lập lại được
sử dụng cho các thí nghiệm. Các thí nghiệm bao gồm năm công thức xử lý khác nhau
theo thứ tự tăng dần nồng độ PBZ, ví dụ 0 ppm/ha (T
1),
4000 ppm/ha (T
2),
8000
ppm/ha (T
3),
12.000 ppm/ha (T
4)
và 16.000 ppm/ha (T
5)
hóa chất PBZ. Kết quả cho
thấy PBZ có tác động tích cực lên cây đậu bắp thể hiện: chiều cao cây có giảm có thể
16
hạn chế đỗ ngã, diện tích lá giảm, chiều dài quả, khối lượng quả tươi và năng suất quả
tươi /ha đều tăng. PBZ không có ảnh hưởng đáng kể đến đường kính thân cây và
đường kính quả của cây đậu bắp. Tổng số chất rắn hòa tan, hàm lượng chất xơ, axit
chuẩn độ, vitamin C và hàm lượng pectin trong vỏ không bị ảnh hưởng bởi sử dụng
chất hóa học PBZ. Năng suất tăng cao với sự gia tăng tỷ lệ sử dụng PBZ. Công thức

có nồng độ xử lý 16000 ppm đạt giá trị cao nhất [28].
- Acta Bot, Croatia ( 2006) nghiên cứu” Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh
trưởng thực vật lên chất lượng của loại xơ libe sợi trong Abelmoschus
esculentus (Linn.) Moench”. Một chất xơ hữu ích có thể được tách ra từ thân cây
đậu bắp, nó có thể được se thành sợi và được sử dụng làm dây bện. Các chất xơ có
thể được quay trên máy, được sử dụng trong một hỗn hợp 85% với 15% đay, thích
hợp cho sản xuất giấy và cactong ( Anonymous US1985). Người ta tiến hành kết
hợp sử dụng các nồng độ khác nhau của điều hòa sinh trưởng thực vật (PGRs) NAA
và GA để phun lên lá. Chất xơ được sử dụng trong hỗn hợp với đay đã được ghi
nhận. Công trình này làm nổi bật hiệu ứng sử dụng chất điều hòa sinh trưởng như
gibberelic acid (GA) và acid acetic naphthalene (NAA) về chất lượng của các loại
xơ libe trong A. esculentus. Chất lượng xơ đạt giá trị tốt nhất khi sử dụng kết hợp
nồng độ GA100 mg/ml + NAA50 mg/ml. Nghiên cứu ngâm sợi cho thấy sự gia tăng
chiều dài sợi và độ mảnh cũng cao. Tỷ lệ Runkel cho sợi xử lý phù hợp cho ngành
công nghiệp dệt may. Xem xét các tiêu chí trên, GA100 + NAA 50 mg/ml mang lại
thuận lợi thay đổi để cải thiện chất lượng của sợi. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa
trong việc thúc đẩy khai thác một nguồn chất xơ libe thông thường để sử dụng trong
ngành công nghiệp dệt may [24].
- Olasantan, FO (1988) nghiên cứu “ Ảnh hưởng của việc loại bỏ lá lên sự
tăng trưởng và năng suất của đậu bắp (Abelmoschus esculentus) ”. Việc xác định
các giai đoạn tấn công của sâu hại ở từng giai đoạn phát triển của cây có vai trò
quan trọng trong phòng chống và kiểm soát sâu bệnh. Các phương pháp bao gồm
loại bỏ các lá ở 4 tuần sau khi gieo (WS) là giai đoạn đầu ra lá, 6WAS (ở giai đoạn
vừa chớm nở hoa) và 8 WS (ở giai đoạn đậu quả sớm), kiểm soát (không loại bỏ lá),
loại bỏ một phần tư (D
25),
một nửa (D
50),
ba phần tư (D
75)

hoặc loại bỏ hoàn toàn
(D
100)
của tất cả các lá. Kết quả việc loại bỏ lên đến một phần tư của mỗi lá không
17
ảnh hưởng đến năng suất quả đáng kể nhưng năng suất đã giảm đáng kể khoảng 39%
và 86% khi cắt ½, ¾ của mỗi lá và lá hoàn toàn bị rụng. Về kinh tế, thiệt hại ước tính
26.390 N (175,93 $), 52.780N (351,87$), và 57.876 N (385,84 $) cho mỗi ha, tương
ứng với các mức thiệt hại của các chất diệt cỏ. Loại bỏ các lá đậu bắp trong giai đoạn
đậu quả sớm dẫn đến giảm 82% sản lượng. Rụng lá hoàn toàn là ảnh hưởng lớn đến
năng suất quả. Kết quả cho thấy đậu bắp có thể chịu được 25% lá rụng, lá bệnh
nhưng vượt quá mức này sẽ bất lợi. Do đó trong công tác quản lý, việc loại bỏ lá nên
bắt đầu trước hoặc ở giai đoạn đậu quả sớm để có giá trị sản lượng tốt.
- Ekwu, LG và Nwokwu, GN, nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và
ngày trồng lên sinh trưởng và năng suất của cây đậu bắp (Abelmoschus esculentus)
tại Abakaliki trên tạp chí Agric và nông thôn Dev. Thử nghiệm được tiến hành hoàn
toàn ngẫu nhiên với 3 khoảng cách cây (50cm x 25cm, 50cm x 50cm và 50cm x
75cm) và thời gian trồng (15 tháng 5, 15 tháng 6 và 15 tháng 7). Kết quả cho thấy
sử dụng khoảng cách ngắn nhất (50cm x 25cm) cho số lượng lá cao nhất (30.43 lá /
cây), số lượng nhánh (13.98), thời gian sinh trưởng dài nhất 50% số hoa nở (57.28
ngày) và quả nặng nhất (0.17kg). Số lượng quả cao nhất, chiều dài và đường kính
của quả lớn nhất là ghi nhận ở khoảng cách cây rộng nhất (50cm x 75cm). Ngày
gieo sớm nhất (15 tháng 5) cho năng suất cao nhất, số lượng lá cao nhất (31.68 lá
/cây), chiều dài của quả (16.09cm). Ngày 15 tháng 7 gieo cho giá trị thấp nhất đối
với tất cả các chỉ tiêu thực vật học ngoại trừ chiều cao cây và thời gian sinh trưởng.
- Đã có nghiên cứu xác định năng suất của đậu bắp (Abelmoschus esculentus
(L) Moench) trong việc sử dụng khác nhau các loại thuốc trừ sâu và phân bón tại
vùng Oxic Paleustalf. Một thí nghiệm thực địa đã được tiến hành để kiểm tra hiệu
quả của sự kết hợp ở nồng độ khác nhau của dịch chiết từ cây neem (100%, 75% và
nồng độ 50%), cypermethrin (350 ml và 250 ml), phân gia cầm (6000 kg và 8000

kg) và phân bón NPK (112 kg và 83 kg) lên sự tăng trưởng, năng suất và sản
lượng của đậu bắp. Kết quả cho thấy việc áp dụng các loại thuốc trừ sâu khác nhau
và phân bón có ảnh hưởng đáng kể (P = 0,05) đến hiệu suất của đậu bắp
(Abelmoschus esculentus). Các ứng dụng kết hợp 100% dịch chiết từ cây neem, 350
ml / ha cypermethrin, 8000 kg / ha phân gia cầm và 112 kg / ha phân bón NPK giảm
số lượng sâu bệnh so với đối chứng. Sự kết hợp của 50% dịch chiết từ cây neem,
18
350 ml / ha cypermethrin, 6000 kg / ha phân gia cầm và 112 kg / ha phân bón NPK
cho năng suất cao nhất về số lượng và trọng lượng của quả đậu bắp. Có thể kết luận
rằng việc áp dụng kết hợp thuốc trừ sâu và phân bón dẫn đến việc số lượng sâu
bệnh hại được kiểm soát chặt chẽ, tăng độ phì của đất và nâng cao năng suất của
đậu bắp trồng tại vùng Oxic Paleustalf.
- Dabiré, Binso và cộng sự ở Tây Phi, nghiên cứu sơ bộ về tỷ lệ côn trùng
gây hại trên đậu bắp Abelmoschus esculentus (L.) Moench ở trung tâm Burkina
Faso, xác định mức độ thiệt hại về năng suất do côn trùng gây hại trên đậu bắp với
việc xử lý tăng dần nồng độ deltamethrin. Kết quả cho thấy côn trùng phổ biến nhất
gây ra bệnh cây bao gồm 2 loài bọ chét bọ cánh cứng Podagrica sp (Coleoptera và
Chrysomelidae) những loài côn trùng gây ra rụng lá lên đến 80% diện tích của
lá. Chúng phá hoại bắt đầu từ 35 đến 45 ngày sau khi đậu bắp ra hoa. Phun
Deltamethrin ở liều 6,25 - 25 g / ha có hiệu quả kiểm soát số lượng côn trùng gây
hại nhưng không có bằng chứng về ảnh hưởng đáng kể đến năng suất quả. Hiệu
quả của deltamethrin chống sự phá hoại của loài Podagrica cũng được báo cáo ở
Nigeria (Anaso và Lale, 2002; Anaso, 2003) [29].
- Singh và Brar nghiên cứu sức đề kháng của 14 giống đậu bắp, báo cáo rằng
trong khi một số giống có khả năng kháng, bên cạnh đó có những giống khác là dễ
bị sâu bệnh [30]. Mặc dù các phương thức đề kháng của các giống là không rõ ràng,
nó có thể là do cấu trúc gen. Tỷ lệ mắc bệnh bọ cánh cứng thay đổi ở các giai đoạn
phát triển của thực vật đối với các giống và mùa vụ. Tỷ lệ mắc bệnh rất thấp trong
giai đoạn sinh dưỡng của cây nhưng nhanh chóng tăng lên trong giai đoạn sinh
sản. Điều này có thể là do sự gia tăng sự phong phú của nguồn thức ăn (nụ hoa, hoa

và quả) đặc biệt có nhiều ở giai đoạn sinh sản của cây so với giai đoạn sinh dưỡng.
Điều này phù hợp kết quả báo cáo của Egwuatu và Taylor [35].
- Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2009 cho thấy dầu đậu bắp phù hợp để sử dụng
như một loại nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, chất nhầy đậu bắp phù hợp cho ứng
dụng công nghiệp và y tế (Akinyele & Temikotan 2007). Trong công nghiệp, chất
nhầy trong đậu bắp thường được sử dụng cho sản xuất giấy glace và cũng có sử
dụng làm bánh kẹo. Trong y tế, đậu bắp ứng dụng như một sự thay thế huyết tương
19
hoặc máu làm giãn nở thể tích (Savello et al. 1980, Markose &Peter năm 1990,
Lengsfeld et al. 2004, Adetuyi et al. 2008, Kumar và et al. 2010).
- Theo từ điển dược học Tây y từ năm 1898 đã cho biết quả đậu bắp có tác
dụng lợi tiểu.
1.2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu bắp ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta một số vùng trồng nhiều đậu bắp tập trung chủ yếu ở
Nam Bộ như Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh… diện tích trồng đậu bắp đang được
mở rộng với các giống nỗi trội như: VN1, D9B1, TN75… và các giống nhập từ
nước ngoài như Jubilee 047, Lionseed của Ấn Độ. Đặc biệt là giống đậu bắp Nhật
đang được nhiều hộ chọn trồng vì năng suất cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tại Đồng Tháp, trong bảy năm qua, nông dân trồng giống đậu bắp Nhật ở 3
xã: Tân Hòa, Định Hòa và Vĩnh Thới đều đạt lợi nhuận cao hơn trồng lúa và một số
loại cây rau màu khác. Hiện nay mô hình liên kết trồng cây đậu bắp Nhật đang có
xu hướng mở rộng trên địa bàn huyện, cây đậu bắp Nhật sản xuất từ Nhật Bản được
đưa về trồng từ năm 2006 đến nay, toàn huyện có trên 100 hộ tham gia trồng trên
diện tích 30ha, hiện nay đậu bắp loại I giá 7.000 đồng/kg, đậu bắp loại II giá 4.700
đồng/kg. Theo ước tính nhu cầu sản xuất đậu bắp Nhật tại Đồng Tháp sẽ tăng thêm
khoảng 70ha vào năm 2014, trong đó huyện Lai Vung mở rộng thêm khoảng 40ha,
với số lượng nông dân tham gia mô hình này có thể lên đến vài trăm hộ.[38]
Tỉnh Vĩnh Long, năm 2012, hợp tác xã rau an toàn huyện Bình Tân phát
triển nhiều giống rau có chất lượng và năng suất cao như: hành lá, đậu bắp xanh, cải
bắp, dưa leo…Trong đó, đậu bắp xanh là mặt hàng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh

tế cao, đã xuất khẩu được 90 tấn các loại rau quả, riêng đậu bắp xanh xuất khẩu
được 70 tấn. Năm 2013, dự tính hợp tác xã sẽ sản xuất khoảng 10 ha đậu bắp với
sản lượng trên 3 tấn/ha, trong quý I năm 2013 hợp tác xã đã xuất hơn 60 tấn đậu
bắp xanh ra thị trường nước ngoài chủ yếu thị trường Nhật Bản [39].
1.2.4. Tình hình nghiên cứu đậu bắp ở Việt Nam
- Thí nghiệm tại Khoa Y học cổ truyền, Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí
Minh đã cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường
20
huyết trên chuột thí nghiệm. Các nhà khoa học đã xác định liều từ 10g đến 40g/kg
thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ
đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ
đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút. Sau
90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng
không điều trị. Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng
insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ
gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường [2], [3], [18].
- Tác giả Lê Thị Hồng Nhan, Trần Hà Quang, Phan Nguyễn Quỳnh Anh (Đại
học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Ngọc Liễu (Đại học Tôn
Đức Thắng) thực hiện đề tài nghiên cứu thành phần hóa học cơ bản của đậu bắp
(Abelmoschus esculentus) ở miền Nam Việt Nam, khảo sát quy trình tách pectin và
đánh giá tính chất sản phẩm trích từ đậu bắp. Kết quả cho thấy, quả đậu bắp chứa
vitamin C hàm lượng cao và pectin chỉ có thể thu được từ vỏ với hiệu suất thu
khoảng 6-7%. Hàm lượng pectin tùy thuộc độ già của đậu bắp. Quy trình tách
pectin đã được khảo sát và pectin thô sau đó được tinh chế bằng cồn. Pectin từ đậu
bắp có trọng lượng phân tử khoảng 1.65x105 g/mol và có cấu trúc tinh thể cao hơn
dựa trên phổ XRD so với pectin từ các nguồn thực vật khác. Các kết quả này là nền
tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về tính chất và định hướng ứng dụng của pectin
đậu bắp. Hơn nữa, đậu bắp trồng tại Việt Nam cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
về các thành phần khác để có thể được ứng dụng và phát triển như một nguồn cung
cấp dược liệu rẻ tiền và thông dụng trong nước [15].

- Nguyễn Thị Nguyên Sinh, Nguyễn Phương Dung nghiên cứu “ Tác dụng
hạ đường huyết của dịch chiết Khổ qua – Đậu bắp trên chuột tăng đường huyết bởi
Alloxan” bước đầu đã nhận thấy trên mô hình chuột nhắt trắng tăng đường huyết
bởi Alloxan, cao chiết khổ qua – đậu bắp ở liều 60g/kg/ngày uống trong 21 ngày có
tác dụng giảm khoảng 40% glucose huyết có ý nghĩa thống kê (P <0,01) và có hiệu
quả hạ đường huyết tương đương với thuốc Daonil liều 0,3mg/kg/ngày. Đã xác định
LD50 đường uống của cao chiết khổ qua – đậu bắp là 120,2 g/kg thể trọng. Khi sử
dụng dài ngày, cao chiết khổ qua – đậu bắp không ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu
huyết học (hồng cầu, hemoglobin, tiểu cầu), ngoại trừ chỉ số bạch cầu (giảm 50%).
21
Thời gian máu chảy giảm khoảng 50%, thời gian máu đông giảm khoảng 20%.
Glucose huyết, GOT, GPT, BUN không khác biệt so với lô đối chứng, riêng chỉ số
creatinin giảm 50% (P<0,01) [16].
- Thạc sĩ - bác sĩ Lê Hoàng Sơn, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y
dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong đậu bắp có chứa nhiều pectin, chất
nhầy, sắt và canxi. Nếu quả còn tươi thì chứa các vitamin A, B1, B2, C và niacin.
Hạt của quả chứa chất béo palmitin và stearin. Vì vậy, toàn bộ quả đậu bắp chứa
chất xơ và chất nhầy nên có tác dụng làm dịu, giúp dễ đi tiểu (có ích cho người loét
tiêu hóa) và lợi tiểu (có ích cho người tăng huyết áp).
Riêng hạt đậu bắp còn có tác dụng trợ tim, chống co thắt. Vì vậy, đậu bắp
làm giảm đau đường tiểu trong trường hợp nhiễm trùng tiểu hay sỏi niệu. Ngoài ra,
toàn bộ trái đậu bắp còn có ích cho người viêm loét dạ dày tá tràng.
- Theo lương y Đinh Công Bảy, Hội Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh cho
biết những người bị tiểu đường, mỡ trong máu cao nên thường xuyên dùng đậu bắp.
Chất xơ trong đậu bắp giúp giảm lượng mỡ trong hệ thống ống tiêu hóa, giúp đường
hấp thu vào máu chậm.
- Bộ môn Di truyền chọn giống Nông nghiệp Khoa Nông nghiệp và Sinh
học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã có kết quả trong việc chọn tạo giống
đậu bắp mới với ưu thế lai cao, có khả năng kháng sâu đục trái, sâu đục thân, chịu
hạn, phèn, có khả năng trồng trên vùng đất mặn và năng suất cao. Đây là giống

hướng tới sản xuất sạch, không dùng thuốc sâu để phát triển vùng rau màu ở vành
đai các đô thị.
- Phạm Trọng Tín thực hiện đề tài “Cải tạo giống đậu bắp địa phương cao cây
năng suất thấp bằng cách lai tạo với giống đậu bắp Nhật lùn thấp cây, năng suất
cao” với mong muốn tìm ra giống tốt, dễ trồng, kéo dài thời gian thu hoạch và nâng
cao năng suất cũng như chất lượng trái nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng
cao thu nhập cho người nông dân, thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu Việt
Nam.
22

×