Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hoạch định chiến lược tài chính cho các công ty cổ phần ngành chế biến thuỷ sản tỉnh khánh hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 100 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







NGUYỄN THỊ HẢI ANH





HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CHO CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
TỈNH KHÁNH HOÀ








LUẬN VĂN THẠC SỸ





Chuyên ngành : Kinh tế Thuỷ sản
Mã số : 60.31.13
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt








Nha Trang, tháng 10 năm 2007



2


































3
LỜI CẢM ƠN



Thông qua đề tài này, tác giả mong muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến những đơn vị, tổ chức đã nhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn về các kinh nghiệm
thực tế liên quan đến những vấn đề nghiên cứu, xin được chân thành cám ơn

PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo
và nâng đỡ rất nhiều về những kiến thức quý báu trong lĩnh vực tài chính và
cũng xin được trân trọng sự giúp đỡ, động viên các quý thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Nha Trang, các anh chị học viên Lớp cao
học 2004 đã cùng tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu thạc sỹ này.



Nha Trang, tháng 10 năm 2007

4
MỤC LỤC
Trang

Lời mở đầu:
Chương I : Tổng quan về chiến lược tài chính và hoạch định chiến lược tài chính
1.1. Chiến lược tài chính và sự cần thiết hoạch định tài chính trong các công ty cổ
phần ………………………………………………………………………….……
1.1.1. Chiến lược tài chính là gì? ……………………………………….………
1.1.2. Vai trò chiến lược tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp… ….
1.2. Chu kỳ sống của doanh nghiệp và công tác hoạch định chiến lược tài chính
1.2.1. Giai đoạn tạo lập khởi sự……….…………………………………… ….
1.2.2. Giai đoạn tăng trưởng……….……………………….……………… …
1.2.3. Giai đoạn bão hoà……… …………………………… …………… ….
1.2.4. Giai đoạn suy thoái ………………………………………………… …
1.3. Các nhân tố liên quan đến việc hoạch định chiến lược tài chính………… …
1.3.1. Rủi ro kinh doanh…………………………………………………… ….
1.3.2. Rủi ro tài chính……………………………………………………….……
1.3.3. Chính sách tài trợ…………………………….……………………… ….
1.3.4. Chính sách cổ tức…………………………………………………… ….

1.3.5. Thu thập trên mỗi cổ phần ( EPS)…………………………………… …
1.3.6. Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)………………………………………… …
1.3.7. Giá cổ phần……………………………………………………………….
1.4 Kinh nghiệm hoạch định chiến lược tài chính và bài học rút ra cho các Doanh
nghiệp VN……………………………………………………………………
Kết luận chương I…………………………………………………………………

Chương II: Thực trạng hoạch định chiến lược tài chính tại các công ty cổ phần chế
biến thuỷ sản Khánh Hoà……………………………………………………………
2.1. Đánh giá chung về hoạt động ngành thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà………………….
2.2. Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược tài chính tại một số công ty cổ phần
chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà……………………………………………………
2.2.1. Thực trạng tình hình tài chính tại các công ty nghiên cứu…………………
2.2.1.1. Cấu trúc tài chính ………………………… …………………… ….
2.2.1.1.1. Các chỉ tiêu phân tích qui mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn của
Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17…………………………………………
2.2.1.1.2. Các chỉ tiêu phân tích qui mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn của

12

12
12
12
13
14
15
16
17
19
19

21
23
27
29
30
32

32
39


41
41

45
45
46

46


5
Công ty Cổ phần Chế Biến Thuỷ Sản Cam Ranh………………………………….
2.2.1.1.3. Phân tích tỷ suất đầu tư của Công ty Cổ phần Nha Trang
Seafoods – F17 và Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Cam Ranh……………
2.2.1.1.4. Phân tích tỷ suất tự tài trợ……………………………….……
2.2.1.1.5. Phân tích khả năng thanh toán…………………………….…
2.2.1.1.6. Phân tích khả năng sinh lợi …………… ……………………
2.2.1.2. Rủi ro kinh doanh……………………………………………………
2.2.1.3. Chính sách cổ tức…………………………………………………….

2.2.2. Nhận định về các công ty cổ phần ngành chế biến thuỷ sản Khánh Hoà
2.2.2.1. Những thành công …………………………………………………
2.2.2.2. Những hạn chế……………………………………………………….
2.2.2.3. Những vướng mắc trong việc hoạch định chiến lược tài chính……….
Kết luận chương II………………………………………………………………

Chương II : Hoạch định chiến lược tài chính thích ứng với từng giai đoạn phát triển
của các Công Ty CP ngành Chế biến Thuỷ sản Tỉnh Khánh Hoà……………
3.1 Quan điểm về sự cần thiết của công tác hoạch định chiến lược tài chính cho các
công ty cổ phần ngành chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà…………………….
3.2 Định vị giai đoạn phát triển cho các Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Tỉnh
Khánh Hoà………………………………………………………………………….
3.3 Giải pháp hoạch định chiến lược tài chính cho các công ty cổ phần ngành chế
biến thủy sản Tỉnh Khánh Hoà……………………………………………………
3.3.1 Chiến lược tài chính cho doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong giai đoạn
tạo lập khởi sự ……………………………………………………………………
3.3.2 Giải pháp định hướng cho những giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp
3.3.2.1 Giải pháp cho các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng……….
3.3.2.2 Giải pháp cho các doanh nghiệp trong giai đoạn bão hoà……………
3.3.2.3 Giải pháp cho các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái………….
3.3.3 Sử dụng công cụ dự báo nguy cơ phá sản nhằm phát hiện những rủi ro tiềm
tàng trong quản lý tài chính và hoạch định tài chính doanh nghiệp………….
3.3.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ…………………………………………………
3.3.4.1 Chính sách quản lý của Nhà nước và của Tỉnh……………………….
3.3.4.2 Chính sách huy động vốn đối với công ty Cổ Phần…………………
3.3.4.3 Giải pháp đối với Thị trường chứng khoán…………………………
3.3.4.4 Giải pháp đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm…………………………
49

51

51
52
53
54
60
63
63
64
65
69


70

70

70

72

73
78
78
80
81

82
85
85
87

89
90

6
Kết luận chương III……………………………………………………………….
Kết luận……………………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………


95
97
98


































7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1.1 Mô hình chiến lược tài chính cho DN tạo lập khởi sự
Bảng 1.2 Mô hình chiến lược tài chính cho DN tăng trưởng
Bảng 1.3 Mô hình chiến lược tài chính cho DN bão hoà
Bảng 1.4 Mô hình chiến lược tài chính cho DN suy thoái
Bảng 1.5 Phần trăm tham gia của các thành phần kinh tế trong GDP của Trung
Quốc
Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sản tại công ty CP F17 năm 2005 và 2006
Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại công ty CP F17 năm 2005 và 2006
Bảng 2.3 Quy mô và cơ cấu tài sản tại công ty CPCBTS Cam Ranh năm 2005 và

2006

Bảng 2.4 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại công ty CPCBTS Cam Ranh năm 2005 và

2006
Bảng 2.5 Tỷ suất đầu tư của công ty CP F17 năm 2005 và 2006
Bảng 2.6 Tỷ suất đầu tư của công ty CPCBTS Cam Ranh năm 2005 và 2006
Bảng 2.7 Tỷ suất tự tài trợ của công ty CP F17 năm 2005 và 2006
Bảng 2.8 Tỷ suất tự tài trợ của công ty CPCBTS Cam Ranh năm 2005 và 2006
Bảng 2.9 Khả năng thanh toán của công ty CP F17 năm 2005 và 2006
Bảng 2.10 Khả năng thanh toán của công ty CPCBTS Cam Ranh năm 2005 và 2006
Bảng 2.11 Khả năng sinh lợi của công ty CP F17 năm 2005 và 2006
Bảng 2.12 Khả năng sinh lợi của công ty CP CBTS Cam Ranh năm 2005 và 2006


15
16
17
19

38
46
48

49

50
51
51
52
52
52

53
53
54













8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA : ASEAN Free Trade Area
ASEAN : Association of South East Asian Nations
CBTS : Chế biến thuỷ sản
CLTC : Chiến lược tài chính
CFO : Chief Financial Official
CP : Cổ phần
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam
EU : European Union

GDP : Gross Domestic Product
TSCĐ&ĐTDH : Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
TSLĐ&ĐTNH : Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
TTCK : Thị trường chứng khoán
UBND : Uỷ ban nhân dân
UNCKNN : Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

9
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành
một xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu về nội dung, ngày càng rộng về
quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, Việt Nam đã và đang thực hiện giai
đoạn đầu tiên của quá trình hội nhập quốc tế. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN,
tham gia vào khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA), ký Hiệp định thương
mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và đã gia nhập vào WTO, tổ chức thương
mại thế giới. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang gặp nhiều
khó khăn, một trong những khó khăn đó là xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp.
Theo xu hướng này, Nhà nước không còn là người sở hữu vốn duy nhất và quyết
định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ hoạt
động theo quy luật của thị trường và hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính cũng như
hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó một trong những vấn đề quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà các nhà giám đốc phải quyết định
đó là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình. Nguồn lực
tài chính được đánh giá là máu của trong một cơ thể sống. Nếu không biết cách
nuôi dưỡng và sử dụng sẽ ảnh hưởng đến tương lai cũng như vị trí của doanh
nghiệp trên thị trường với đầy sức cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nguồn lực tài
chính được đánh giá thông qua ba quyết định quan trọng mà bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và
quyết định phân phối. Tuy nhiên đối với một nhà giám đốc tài chính có tầm nhìn

và sắc sảo thì không nên tách riêng những quyết định này mà cần kết hợp và vận
dụng linh hoạt cả ba quyết định trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Sự kết hợp như vậy chính là việc xây dựng chiến lược tài chính trong dài hạn. Vấn
đề là các doanh nghiệp phải làm thế nào khi mà hiện nay họ vẫn chưa xác định cho
mình hướng đi, vẫn còn xem nhẹ chức năng của chiến lược tài chính. Thậm chí tại
một số doanh nghiệp khi đề cập đến chiến lược tài chính vẫn còn khá mơ hồ.
Xây dựng chiến lược tài chính là vấn đề cần thiết với các doanh nghiệp trong đó
doanh nghiệp ngành thuỷ sản không phải là ngoại lệ. Ngành thuỷ sản được đánh
giá là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước và có tốc độ tăng trưởng rất
nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong

10
tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và
đạt 3,3% vào năm 2003. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với
các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản
đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh
doanh theo hướng công nghiệp hoá. Có được thành tựu này phải kể đến sự đóng
góp không nhỏ của các doanh nghiệp thuỷ sản đặc biệt là các doanh nghiệp chế
biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà. Với tiềm năng về biển với đường bờ biển dài
khoảng 385km, đây là nơi thích hợp để thiết lập các cảng biển, nuôi trồng thuỷ sản
và phát triển du lịch. Tuy nhiên đứng trước khó khăn cũng như yêu cầu của nền
kinh tế trong xu hướng hội nhập đặc biệt là trong giai đoạn cổ phần hoá, các doanh
nghiệp thuỷ sản Khánh Hoà cần phải xác định cho mình một chiến lược tài chính
thích hợp với từng giai đoạn nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh
nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó và cũng mong muốn đóng góp nghiên
cứu của mình như một tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp thuỷ sản tỉnh nhà
trong việc xây dựng chiến lược phát triển trong tương lai tôi quyết định chọn tên
đề tài của mình là Hoạch định chiến lược tài chính cho các công ty cổ phần
ngành chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà. Đây chỉ là nghiên cứu bước đầu do đó
rất hy vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo để làm giàu thêm kiến thức vốn ít ỏi

của mình.
II. Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay vẫn chưa có một đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực hoạch
định chiến lược tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thuỷ sản
trong đó có các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà. Tuy nhiên đã có
rất nhiều bài báo và nghiên cứu về sự cần thiết phải hoạch định chiến lược tài
chính cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan như tái cấu
trúc doanh nghiệp, huy động nguồn tài trợ cho các công ty cổ phần và chính sách
cổ tức như thế nào là phù hợp… Đây cũng chính là nguồn dữ liệu quan trọng để
tác giả có thể tham khảo nhằm bổ sung cho nghiên cứu của mình.
III. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1 Mục tiêu chung:
Đề tài hướng đến việc xây dựng chiến lược tài chính trong tương lai cho
các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong tỉnh Khánh Hoà như là một công cụ để

11
duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình đáp ứng yêu cầu cổ phần hoá
và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3.2 Mục tiêu cụ thể: đề tài bao gồm những mục tiêu cụ thể như sau:
 Tổng hợp cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn về chiến lược tài chính, sự
cần thiết phải hoạch định chiến lược tài chính và mô hình phát triển của doanh
nghiệp trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh.
 Mô tả đặc điểm địa bàn tỉnh Khánh Hoà và thực trạng hiện nay của các
doanh nghiệp thuỷ sản trong tỉnh thông qua phân tích số liệu đánh giá tình hình tài
chính, điều tra khảo sát thực tế. Từ đó rút ra những hạn chế trong việc quản lý và
sử dụng nguồn lực tài chính thông qua đánh giá 3 chính sách đầu tư, tài trợ và
phân phối.
 Đánh giá và hình thành các bước xây dựng chiến lược tài chính cho các
doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn và đặc điểm ngành thuỷ sản Khánh Hoà.
IV. Câu hỏi nghiên cứu:

Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài sẽ bao
gồm những vấn đề sau:
 Hoạch định chiến lược tài chính là gì? Sự cần thiết phải hoạch định
chiến lược tài chính?
 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà,
đang gặp những khó khăn gì trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực tài
chính, nguyên nhân?
 Cơ sở phân tích khi tìm hiểu quá trình ra các quyết định tài chính của
doanh nghiệp (quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối)?
 Xây dựng chiến lược tài chính như thế nào để phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của các doanh nghiệp thuỷ sản Khánh Hoà? Giải pháp thực thi?
V. Phạm vi nghiên cứu:
 Giới hạn nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung liên
quan đến việc hoạch định chiến lược tài chính và thực trạng của việc sử dụng các
quyết định đầu tư, tài trợ và phân phối đối với một số doanh nghiệp Nhà nước đã
cổ phần hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản và xây dựng chiến lược tài
chính phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, cụ thể là:
+ Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods (F17)
+ Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Cam Ranh

12
 Giới hạn vùng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kinh
doanh đặc biệt là tình hình tài chính tại một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã
cổ phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá
trong ngành chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà từ các nguồn chính thức như Sở
Tài chính, Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà.
+ Phỏng vấn trực tiếp những doanh nghiệp nghiên cứu, cán bộ ở

Sở Tài chính, Cục Thuế để nắm rõ hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
sau cổ phần hoá.
- Phương pháp phân tích đánh giá:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
+ Phương pháp thống kê, so sánh, quan sát, phân tích tổng hợp
VII. Những đóng góp của luận văn:
7.1. Đóng góp về mặt thực tiễn:
Đề tài mong muốn xây dựng cái nhìn mới cho các nhà hoạch định chính
sách và các nhà quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp trong việc xây dựng một
chiến lược tài chính phù hợp với giai đoạn phát triển và đặc điểm của DN nhằm
mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (đây là điều kiện sống còn của các DN
trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường) đồng thời đề tài hy vọng sẽ là tài
liệu tham khảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản nói riêng
và các lĩnh vực khác nói chung tìm thấy hướng giải quyết cho những khó khăn
hiện nay khi đứng trước thách thức của thời đại mới, xây dựng tầm nhìn dài hạn và
sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình.
7.2. Đóng góp về mặt khoa học:
Hoạch định chiến lược tài chính là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu phát
triển của doanh nghiệp. Nghiên cứu về vấn đề này tuy chưa phải là mới nhưng lại
hết sức cần thiết. Đây sẽ là nghiên cứu đóng góp khởi đầu cho những nghiên cứu
tiếp theo trong tương lai đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành thuỷ sản, và làm giàu thêm vốn kiến thức vốn ít ỏi của tác giả.



13
VIII. Hạn chế của luận văn:
 Các bài học về hoạch định chiến lược tài chính của các doanh nghiệp chế
biến thuỷ sản hầu như chưa rõ nét vì vậy kinh nghiệm cho ngành chế biến thuỷ sản
Việt Nam là chưa có.

 Số liệu minh hoạ chưa thực sự rõ nét vì tác giả gặp khó khăn trong vấn
đề sưu tầm do lĩnh vực nghiên cứu là một lĩnh vực khá nhạy cảm và mới mẻ mặc
dù nguồn cung cấp số liệu là nguồn chính thức (Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh
Khánh Hoà)
 Tác giả mới chỉ nghiên cứu khoanh vùng về hoạt động của các doanh
nghiệp chế biến thuỷ sản ở địa phương chứ chưa có sự so sánh cụ thể với các
doanh nghiệp ở những nơi khác. Vì vậy, đây sẽ là hướng đi sắp tới cho tác giả
trong những nghiên cứu tiếp theo.

14
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH VÀ HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH

1.1 Chiến lược tài chính và sự cần thiết phải hoạch định chiến lược tài chính
trong các công ty cổ phần
1.1.1 Chiến lược tài chính là gì?
Chiến lược tài chính là chiến lược có liên quan đến việc ra và thực hiện
các quyết định tài chính nhằm mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Trong các
quyết định quan trọng của doanh nghiệp có ba quyết định tài chính liên quan đến
toàn bộ quá trình hoạt động và tổ chức quản lý gắn liền với sự sống còn của doanh
nghiệp đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối. Ba
quyết định này không chỉ được đề cập đến như những thành phần riêng biệt với
các vai trò vị trí khác nhau mà còn có mối liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau
trong một mục tiêu chung là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Việc kết hợp cả ba
quyết định này và đặt chúng trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
chính là xây dựng một chiến lược tài chính thích hợp.
1.1.2 Vai trò của chiến lược tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Trên thực tế, chiến lược tài chính đã được hình thành và phát triển (có thể
tự phát hoặc chủ động từ các nhà quản lý) từ khá lâu. Tuy nhiên không phải doanh
nghiệp nào cũng thấy được vai trò của các chiến lược cũng như kết hợp cùng lúc

cách thức thực hiện ba quyết định đầu tư, tài trợ và phân phối. Việc bảo đảm một
sức mạnh tài chính lành mạnh cho doanh nghiệp luôn là câu hỏi làm đau đầu các
nhà hoạch định tài chính hàng ngày, hàng giờ. Thông thường họ chỉ giải quyết vấn
đề này một cách thụ động và mang tính chất đối phó. Điều này chỉ đem lại kết quả
thời điểm còn trong dài hạn hoàn toàn không có tác dụng. Chính vì vậy cần phải
có những phân tích, những dự báo dựa trên cơ sở kiến thức tài chính doanh nghiệp
hiện đại để xây dựng một chiến lược tài chính phù hợp cho các doanh nghiệp trong
từng giai đoạn phát triển nhằm mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược tài chính là một hoạt động không thể thiếu cho các
doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường, trong quá trình này thể hiện
một cách đồng bộ cả ba quyết định cho từng giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp. Ở mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng, rủi ro riêng và thách thức
riêng đòi hỏi nhà quản trị tài chính không chỉ là người có tố chất lãnh đạo mà phải

15
thực sự am hiểu về tình hình doanh nghiệp để có thể lèo lái con thuyền doanh
nghiệp đi đến mục tiêu đã xác định.
Trong các công ty nói chung và đặc biệt là công ty cổ phần nói riêng,
hoạch định chiến lược tài chính lại càng trở nên cần thiết. Công ty cổ phần là loại
hình công ty ra đời mang nhiều đặc điểm ưu việt hơn hẳn các loại hình công ty
khác, bằng chứng là quyền lợi và nghĩa vụ của các cổ đông đều được chia sẻ trên
số vốn góp của mình và cùng tham gia vào việc quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty. Mặt khác, công ty cổ phần có thể huy động vốn từ việc phát
hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng
khoán. Như vậy, từ nguồn tài trợ này công ty cổ phần có thể mở rộng quy mô hoạt
động của mình mà không cần phải cầm cố, thế chấp bất kỳ tài sản nào. Một đặc
điểm quan trọng của công ty cổ phần đó là cần phải công khai và minh bạch về tài
chính đối với các cổ đông và các nhà đầu tư. Chính đặc điểm này đòi hỏi các nhà
quản trị của công ty phải có những biện pháp chính sách nhất định nhằm thu hút
các nhà đầu tư và gia tăng uy thế cho doanh nghiệp.

Công tác hoạch định chiến lược tài chính có những ưu điểm nhất định.
Chiến lược tài chính giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, gia tăng năng lực
cạnh tranh và nhanh chóng đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp với
hiệu quả cao nhất. Tuy vậy, công tác hoạch định chiến lược tài chính đòi hỏi
doanh nghiệp phải có một đội ngũ các nhà quản trị thực sự am hiểu về lĩnh vực tài
chính và có kinh nghiệm nhận biết về lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang hoạt
động. Bên cạnh đó họ cần phải nhìn nhận được doanh nghiệp của mình đang nằm
trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển để đưa ra những nhận định đúng đắn.
Nếu doanh nghiệp nào thực sự quan tâm và có cái nhìn chú trọng đến vị trí giám
đốc tài chính thì công tác này sẽ càng có hiệu quả hơn. Bởi lẽ khác với các chức
danh quản trị khác, giám đốc tài chính là người nắm giữ sức mạnh tài chính của
một công ty và là người có cái nhìn sâu rộng về hoạt động của doanh nghiệp trong
tương lai từ đó sẽ đưa ra những chiến lược và chính sách hiệu quả để nâng cao giá
trị của doanh nghiệp.
1.2 Chu kỳ sống của doanh nghiệp và công tác hoạch định chiến lược tài
chính
Như bất kỳ một thực thể nào, dù là sản phẩm hay một doanh nghiệp, đều
phải trải qua những giai đoạn nhất định đánh dấu những thay đổi trong một chu kỳ

16
sống. Đời sống của một doanh nghiệp thông thường bao gồm bốn giai đoạn cơ
bản:
- Tạo lập khởi sự
- Tăng trưởng
- Bão hoà
- Suy thoái.
Đặc điểm của mỗi giai đoạn chứa đựng những cơ hội và những rủi ro riêng
có và không phải lúc nào công ty cũng có thể tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro
một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu công ty có những bước chuẩn bị và những dự báo
phù hợp thì vẫn có thể phát huy tiềm lực kể cả trong những giai đoạn suy yếu nhất.

Hoạch định chiến lược tài chính là một trong những biện pháp hữu hiệu mà bất kỳ
một công ty nào cũng hướng đến cho sự phát triển của mình. Đây là một lộ trình
tất yếu và hợp lý giúp công ty gia tăng sự linh hoạt trong điều động và quản lý
nguồn tài chính và hỗ trợ khá tốt cho các quyết định của nhà quản trị.
Việc xây dựng một chiến lược tài chính được dựa trên những thông số tài
chính đặc trưng, đây là cơ sở để các nhà giám đốc tài chính đưa ra những quyết
định tài chính thích hợp. Và ứng với mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì
những thông số này sẽ khác nhau. Thông thường sẽ bao gồm những thông số sau:
- Rủi ro kinh doanh
- Rủi ro tài chính
- Nguồn tài trợ
- Chính sách cổ tức
- Triển vọng tăng trưởng trong tương lai
- Tỷ số giá thu nhập (P/E)
- Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
- Giá cổ phần
1.2.1 Giai đoạn tạo lập khởi sự
Đây là giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh tiêu biểu rõ ràng mức độ
cao nhất của rủi ro kinh doanh. Các rủi ro đó chính là khả năng sản xuất sản phẩm
mới có đem lại hiệu quả hay không; nếu có hiệu quả, thì sản phẩm có được các
khách hàng tương lai chấp nhận hay không; nếu được chấp nhận, thị trường có
tăng trưởng đến một quy mô hiệu quả đủ cho các chi phí triển khai và đưa sản

17
phẩm ra thị trường không và nếu tất cả những điều này đều đạt được, thì công ty
có chiếm được thị phần hay không?
Mức độ rủi ro kinh doanh cao có nghĩa là rủi ro tài chính đi kèm nên được
giữ càng thấp càng tốt trong suốt giai đoạn này. Như vậy tài trợ bằng vốn cổ phần
là thích hợp nhất, nhưng do mức độ của rủi ro tổng thể trong giai đoạn đầu của chu
kỳ kinh doanh rất cao nên chỉ có các nhà đầu tư vốn mạo hiểm mới dám chấp nhận

đầu tư vào công ty mà thôi. Đương nhiên các nhà đầu tư vốn mạo hiểm này sẽ yêu
cầu một tỷ suất sinh lợi rất cao để bù đắp cho những rủi ro cao mà họ phải gánh
chịu. Do dòng tiền trong những năm đầu rất thấp, thậm chí âm nên các nhà đầu tư
vốn mạo hiểm chỉ có thể đạt được tỷ suất sinh lợi cao thông qua phần lãi vốn tức
là phần giá trị cổ phần tăng thêm sau này so với giá trị ban đầu của chúng. Các
thông số chiến lược tài chính trong giai đoạn này được minh hoạ như sau
BẢNG 1.1: MÔ HÌNH CLTC CHO DN TẠO LẬP KHỞI SỰ
Khởi đầu doanh nghiệp
Rủi ro kinh doanh Rất cao
Rủi ro tài chính Rất thấp
Nguồn tài trợ Vốn mạo hiểm
Chính sách cổ tức Tỷ lệ trả cổ tức:0
Triển vọng tăng trưởng tương lai Rất cao
Tỷ số giá thu nhập (P/E) Rất cao
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Danh nghĩa hoặc âm
Giá cổ phần Tăng nhanh hoặc biến động cao

1.2.2 Giai đoạn tăng trưởng
Vượt qua giai đoạn tạo lập khởi sự, đến lúc này sản phẩm của doanh
nghiệp đã có một vị trí nhất định trên thị trường và doanh số sẽ bắt đầu tăng. Đồng
thời rủi ro kinh doanh ở giai đoạn tăng trưởng sẽ giảm dần do những áp lực và khó
khăn của một sản phẩm mới khi tiếp cận thị trường đã giảm. Lúc này đây trong
chiến lược hoạt động của doanh nghiệp sẽ chú trọng vào các hoạt động tiếp thị để
bảo đảm doanh số tăng trưởng thoả đáng và để công ty gia tăng thị phần của doanh
số đang tăng trưởng này.

18
Các vấn đề mấu chốt trên cho thấy rằng rủi ro kinh doanh, dù đã giảm bớt
so với giai đoạn khởi đầu, vẫn còn cao trong suốt thời gian doanh số tăng trưởng
nhanh. Như vậy phải xác định được nguồn tài trợ thích hợp để giữ mức độ rủi ro

tài chính thấp, tức là tiếp tục dùng nguồn vốn cổ phần. Tuy nhiên, một khía cạnh
quan trọng trong việc quản lý giai đoan chuyển tiếp từ khởi đầu đến tăng trưởng là
các nhà đầu tư vốn mạo hiểm ban đầu chỉ quan tâm đến việc đạt được lãi vốn để
có thể tái đầu tư vào nhiều doanh nghiệp mới khởi sự khác. Điều này có nghĩa là
cần tìm kiếm thêm các nhà đầu tư vốn cổ phần mới để thay thế các nhà đầu tư vốn
mạo hiểm ban đầu và để tiếp tục cung cấp vốn cho các nhu cầu trong thời kỳ tăng
trưởng cao này. Nguồn vốn hấp dẫn nhất thường là từ việc phát hành rộng rãi
chứng khoán của công ty.
BẢNG 1.2: MÔ HÌNH CLTC CHO DN TĂNG TRƯỞNG
Doanh nghiệp tăng trưởng
Rủi ro kinh doanh Cao
Rủi ro tài chính Thấp
Nguồn tài trợ Các nhà đầu tư vốn cổ phần tăng trưởng
Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả danh nghĩa
Triển vọng tăng trưởng tương lai Cao
Tỷ số giá thu nhập (P/E) Cao
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Thấp
Giá cổ phần Tăng nhưng dễ biến động

1.2.3 Giai đoạn bão hoà (sung mãn)
Kết thúc giai đoạn tăng trưởng thường được đánh dấu bằng một cạnh
tranh giá cả mạnh mẽ giữa các công ty cạnh tranh vẫn còn năng lực thặng dư đáng
kể. Một khi ngành đã ổn định, giai đoạn sung mãn với doanh số cao nhưng tương
đối ổn định với biên lợi nhuận hợp lý có thể bắt đầu. Rõ ràng, mức độ rủi ro kinh
doanh lại giảm do một giai đoạn phát triển khác bây giờ đã hoàn tất một cách
thành công; công ty sẽ bước vào giai đoạn sung mãn với một thị phần tương đối
tốt do kết quả đầu tư của công ty vào hoạt động tiếp thị trong giai đoạn tăng
trưởng. Rủi ro kinh doanh còn lại là thời hạn của giai đoạn ổn định và sung mãn

19

này và việc công ty có thể duy trì thị phần cao của mình trong suốt thời kỳ này hay
không.
Trọng tâm của chiến lược bây giờ chuyển sang duy trì thị phần và cải tiến
hiệu quả hoạt động trong suốt thời kỳ này. Điều này có thể làm cho việc chuyển
tiếp giữa tăng trưởng và sung mãn rất khó quản lý. Tuy nhiên, rủi ro kinh doanh
giảm làm rủi ro tài chính tăng tương ứng qua việc sử dụng tài trợ nợ. Tài trợ nợ
bây giờ khá thực tế vì dòng tiền thuần sẽ chuyển sang dương một cách đáng kể,
cho phép trả cả lãi lẫn vốn cho nợ vay. Dòng tiền dương và việc sử dụng tài trợ
bằng vốn vay sẽ làm khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nghĩa là
trong giai đoạn này công ty có thể trả cổ tức cao hơn so với các giai đoạn trước
của vòng đời công ty.
Các cổ đông đòi hỏi cổ tức gia tăng vì triển vọng tăng trưởng tương lai
thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây của vòng đời sản phẩm. Cổ tức sẽ
cao và tăng nhẹ, nhờ công ty đã chuyển sang giai đoạn ổn định trong suốt giai
đoạn này, vì vậy mức cổ tức cao này bù trừ cho tỷ số giá thu nhập giảm. Kết quả
sẽ là giá cổ phần ổn định hơn, do nhà đầu tư nhận được lợi nhuận đòi hỏi nhiều
qua cổ tức hơn là qua lãi vốn như trong các giai đoạn trước.
BẢNG 1.3 MÔ HÌNH CLTC CHO DN BÃO HOÀ (SUNG MÃN)
Doanh nghiệp sung mãn
Rủi ro kinh doanh Trung bình
Rủi ro tài chính Trung bình
Nguồn tài trợ Lợi nhuận giữ lại cộng nợ vay
Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cao
Triển vọng tăng trưởng tương lai Từ trung bình đến thấp
Tỷ số giá thu nhập (P/E) Trung bình
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Cao
Giá cổ phần Ổn định trên thực tế với biến động thấp

1.2.4 Giai đoạn suy thoái
Rất không may là các phát sinh tiền mặt dương mạnh mẽ của giai đoạn

sung mãn không thể tiếp tục mãi, vì cuối cùng nhu cầu sản phẩm sẽ bắt đầu giảm
dần. Khi nhu cầu giảm đi, các dòng tiền mặt thu vào cũng giảm, mặc dù không

20
nhất thiết cùng một tốc độ nếu công ty được quản lý tốt. Một khi doanh số bắt đầu
sụt giảm không thể tránh được, việc tiếp tục chi tiêu cùng số tiền cho việc duy trì
loại hoạt động tiếp thị này không còn hợp lý nữa. Như vậy, có thể duy trì được
dòng tiền thuần trong giai đoạn suy thoái ban đầu bằng cách điều chỉnh chiến lược
kinh doanh thích hợp.
Bất chấp chiều hướng suy giảm và cái chết không thể tránh khỏi của sản
phẩm, rủi ro kinh doanh đi kèm sẽ được xem là vẫn giảm từ mức độ của giai đoạn
sung mãn trước. Tuy nhiên có một yếu tố khác trong số các yếu tố lúc đầu không
được biết, tức là chiều dài của giai đoạn sung mãn, bây giờ đã được giải quyết và
rủi ro chính còn lại duy nhất là, về mặt kinh tế, nên cho phép doanh nghiệp tiếp tục
tồn tại bao lâu nữa. Rủi ro kinh doanh thấp này sẽ được bổ sung bởi một nguồn
vốn có rủi ro tài chính tương đối cao. Có thể đạt được điều này bằng một kết hợp
chính sách chi trả cổ tức cao với việc sử dụng tài trợ nợ. Thực ra cổ tức đã chi trả
trong giai đoạn này có thể cao hơn lợi nhuận sau thuế do khả năng sử dụng thêm
nguồn vốn khấu hao bởi lẽ nhu cầu đầu tư cao không còn cần thiết lắm trong giai
đoạn suy thoái. Kết quả là cổ tức có thể bằng tổng số lợi nhuận và khấu hao, trong
trường hợp này phần chi trả cổ tức thực sự tiêu biểu cho một sự hoàn trả vốn đầu
tư cho các cổ đông.
Triển vọng tăng trưởng âm được diễn dịch thành một tỷ số giá thu nhập
thấp cho các cổ phần và khi kết hợp với chiều hướng đi xuống trong thu nhập mỗi
cổ phần đang xảy ra trong giai đoạn này, nó đưa đến một sự sụt giảm mạnh giá cổ
phần. Tuy nhiên, chừng nào mà các cổ đông biết rằng phần chi trả cổ tức cao cho
họ thực tế là hoàn trả vốn, giá trị sụt giảm này sẽ không gây ra những lo ngại
không đúng.

21

BẢNG 1.4 MÔ HÌNH CLTC CHO DN SUY THOÁI
Doanh nghiệp suy thoái
Rủi ro kinh doanh Thấp
Rủi ro tài chính Cao
Nguồn tài trợ Nợ
Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả toàn bộ
Triển vọng tăng trưởng tương lai Âm
Tỷ số giá thu nhập (P/E) Thấp
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Thấp và giảm dần
Giá cổ phần Giảm và tăng trong biến động

1.3 Các nhân tố liên quan đến việc hoạch định chiến lược tài chính:
1.3.1 Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay không chắc chắn về EBIT của
doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố dẫn đến tính bất ổn trong EBIT của doanh nghiệp.
Các yếu tố đó bao gồm: tính khả biến của doanh thu, các chi phí hoạt động. Rủi ro
kinh doanh thường được đo lường bằng hệ số phương sai của EBIT theo thời gian.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp
bao gồm:
 Tính biến đổi của doanh số theo chu kỳ kinh doanh: các doanh nghiệp
với doanh số có khuynh hướng dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có
nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp khác.
 Tính biến đổi của giá bán. Trong vài ngành công nghiệp, giá cả có thể
ổn định từ năm này sang năm khác hoặc doanh nghiệp có thể có khả năng tăng giá
thường xuyên theo thời gian. Điều này đúng cho nhiều sản phẩm tiêu dùng như
thực phẩm chế biến sẵn. Ngược lại, ở các ngành công nghiệp khác, ổn định giá cả
là điều ít chắc chắn hơn nhiều. Thông thường, giá cả trong một ngành công nghiệp
càng cạnh tranh nhiều, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đó
càng lớn.
 Tính biến đổi của chi phí. Tính biến đổi trong chi phí của các nhập lượng

dung để sản xuất các sản lượng của một doanh nghiệp càng cao, rủi ro kinh doanh
của doanh nghiệp đó càng lớn.

22
 Sự tồn tại của sức mạnh thị trường. Các doanh nghiệp có sức mạnh thị
trường lớn, nhờ quy mô của họ hay do cấu trúc của ngành công nghiệp trong đó họ
cạnh tranh, thường có nhiều khả năng để kiểm soát chi phí và giá cả sản phẩm của
họ hơn các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh hơn. Vì vậy
sức mạnh thị trường của doanh nghiệp càng lớn, rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp này càng nhỏ. Khi đánh giá sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp,
nên xem xét không chỉ yếu tố cạnh tranh hiện tại doanh nghiệp đang phải đối phó
mà nên xem xét cả tiềm năng cạnh tranh tương lai, nhất là cạnh tranh có thể phát
sinh từ nước ngoài.
 Phạm vi đa dạng hoá sản phẩm. Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi,
các chủng loại sản phẩm của một doanh nghiệp càng được đa dạng hoá, EBIT của
doanh nghiệp càng ít biến động.
 Khả năng tăng trưởng: doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có tính
biến đổi trong EBIT. Tăng trưởng nhanh tạo nên nhiều căng thẳng trong hoạt động
của một doanh nghiệp. Phải xây dựng thêm các cơ sở mới, các chi phí hoạt động
thường mang tính không chắc chắn, phải mở rộng và cập nhật các hệ thống kiểm
soát nội bộ, phải gia tăng nhanh bộ khung quản lý có tài và các sản phẩm mới
cũng đòi hỏi các chi tiêu tốn kém cho công tác nghiên cứu phát triển. Các yếu tố
này thường kết hợp để đưa đến tính khả biến cao của EBIT.
Để đánh giá mức độ rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp phải đối phó, các
nhà tài chính thường sử dụng công cụ đo lường độ rủi ro kinh doanh đó là độ
nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL). Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến việc sử
dụng tài sản có các định phí hay nói cách khác đó là “% thay đổi trong EBIT do
kết quả của việc thay đổi 1% doanh số”. Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh
doanh càng nhiều, EBIT sẽ càng nhạy cảm đối với các thay đổi trong doanh số.
Nếu một doanh nghiệp lệ thuộc vào tính biến động đáng kể trong doanh số theo

chu kỳ kinh doanh, tính biến đổi của EBIT có thể cắt giảm được qua việc giới hạn
sử dụng định phí đối với một số tài sản trong quy trình sản xuất.
tỉ lệ % thay đổi EBIT
DOL =
tỉ lệ % thay đổi doanh số



q(s – v)
DOL =

q(s – v) – F

23

F
DOL = EBIT +
EBIT

Rủi ro kinh doanh có các yếu tố của rủi ro hệ thống lẫn không hệ thống.
Một phần của tính khả biến trong EBIT bắt nguồn từ rủi ro kinh doanh không thể
đa dạng hoá được do nắm giữ một danh mục các chứng khoán đa dạng. Vì vậy, khi
một nhà phân tích đang cố gắng đánh giá tổng rủi ro riêng của một doanh nghiệp,
cần phải xem xét cả hai yếu tố có hệ thống và không hệ thống của rủi ro đó. Một
doanh nghiệp có thể gặp phải cả rủi ro hệ thống và không hệ thống vì các yếu tố
của toàn bộ nền kinh tế tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và vì các quyết
định riêng của cấp quản lý ở doanh nghiệp.
1.3.2 Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là xác suất mất khả khả năng thanh toán xảy ra khi một
doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ

phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của mình. Lý do một doanh nghiệp chấp nhận rủi
ro của tài trợ có chi phí tài chính cố định là để tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ
đông.
Cũng giống như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính góp phần vào cả rủi ro
có hệ thống lẫn không hệ thống cho chứng khoán của một doanh nghiệp. Các
nghiên cứu thực nghiệm cũng đã nghiên cứu về sự góp phần của đòn bẩy tài chính
vào rủi ro có hệ thống của chứng khoán ở một doanh nghiệp. Rủi ro có hệ thống
có thể được xem như là một hàm số của rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh. Như
vậy, các nhà phân tích chứng khoán và nhà đầu tư sẽ thấy là việc đo lường rủi ro
tài chính của một công ty là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra các quyết
định tài chính.
Như vậy, rủi ro tài chính là hệ quả của việc sử dụng một cấu trúc thâm
dụng nợ. Khi các yếu tố khác không đổi, việc sử dụng nợ càng lớn thì rủi ro tài
chính càng cao. Mặt khác, sử dụng nợ và gia tăng đòn cân nợ có thể làm cho tỷ
suất doanh lợi trên vốn cổ phần ngày càng gia tăng. Tuy nhiên không phải lúc nào
sử dụng đòn cân nợ cũng là tốt vì điểm bất lợi của nó là nếu như tỷ suất hoàn vốn
đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng nợ vay thì việc sử dụng và gia tăng đòn cân nợ
trong cấu trúc vốn sẽ làm giảm tỷ suất doanh lợi trên nguồn vốn cổ phần.

24
Một công cụ rất quan trọng để đo lường rủi ro tài chính đó là độ nghiêng
đòn cân nợ - DFL. Độ nghiêng đòn cân nợ của một doanh nghiệp xem xét sự thay
đổi của EPS khi EBIT thay đổi một đơn vị.
DFL được xác định theo công thức:
tỉ lệ % thay đổi trong EPS
DF
L =
tỉ lệ % thay đổi trong EBIT



q(s – v) – F EBIT
DFL =
q(s – v) – F – R
=

EBIT – R

với R : là lãi vay
CTV hiện tại vừa có cổ phần thường vừa có nợ




với PD : lợi tức cổ phiếu ưu đãi
T : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Cấu trúc vốn hiện tại vừa có nợ vừa có cổ phiếu ưu đãi và cổ phần
thường.
Từ công thức trên ta thấy rằng nếu trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp
không có tài trợ bằng nợ (không có nợ vay, không có cổ phiếu ưu đãi) thì sự biến
động của EPS luôn bằng với sự biến động của EBIT nghĩa là DFL luôn bằng 1.
Nhưng đối với một cấu trúc vốn có sử dụng nợ thì biến động của EPS thường lớn
hơn biến động của EBIT. Chính vì vậy mà một cấu trúc sử dụng nợ có thể làm
khuyếch đại EPS nhưng nó cũng có thể bóp nhỏ EPS tuỳ thuộc vào EBIT mà
doanh nghiệp đạt được.
Tóm lại đòn cân nợ là một đặc trưng của rủi ro tài chính khi một phần tài
sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng các chứng khoán phải trả với một tỷ suất
lợi nhuận cố định. Hay nói cách khác, đòn cân nợ là một đòn bẩy kinh tế sử dụng
tiềm năng của chi phí tài chính cố định như lãi vay, lợi tức cổ phiếu ưu đãi hoặc
chi phí thuê mua tài chính để khuyếch đại lợi nhuận cho chủ sở hữu. Đòn cân nợ
q(s – v) – F

DFL =
PD

q(s – v) – F – R –
1–T

25
trong cấu trúc vốn luôn mang tính hai mặt bởi vì đòn cân nợ có khả năng làm gia
tăng tỉ suất doanh lợi trên nguồn vốn cổ phần, mặt khác nếu lỗ thì nó sẽ đưa nguồn
vốn cổ phần đến một rủi ro lớn hơn (lỗ nặng hơn) do tác động đòn bẩy của đòn cân
nợ.
Doanh nghiệp có thể quản lý rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính bằng
cách kết hợp độ nghiêng đòn cân định phí và đòn cân nợ thông qua đòn cân tổng
hợp. Đòn cân tổng hợp xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng cả hai đòn cân là đòn cân
định phí và đòn cân nợ trong nỗ lực gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường.
Độ nghiêng đòn cân tổng hợp (DTL) được xác định qua công thức sau:










DTL = DOL * DFL
1.3.3 Chính sách tài trợ (Nguồn tài trợ)
Để có thể mở rộng hoạt động và đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần có nguồn tài trợ thích hợp. Thông thường

giữa dòng tiền phát sinh của doanh nghiệp và dòng tiền mà doanh nghiệp cần có
sự chênh lệch và nếu chênh lệch hụt này nghiêng về phía dòng tiền doanh nghiệp
cần thì để bù đắp cho khoản này doanh nghiệp thường phải đối diện với hai vấn
đề: Nên sử dụng bao nhiêu lợi nhuận cho việc tái đầu tư thay vì chi trả cổ tức? Nên
tài trợ thâm hụt bằng vốn vay hay phát hành cổ phần và nếu phát hành cổ phần thì
tỷ lệ là bao nhiêu?
Trước tiên chúng ta hãy xem xét các nguồn tài trợ sau:
Thứ nhất là cổ phần thường: các cổ đông nắm giữ cổ phần thường là
chủ sở hữu của doanh nghiệp và vì thế có quyền kiểm soát các công việc của
doanh nghiệp. Họ có thể tham gia bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề quan trọng như
tỷ lệ % thay đổi trong EPS
DTL =
tỷ lệ % thay đổi doanh số
q(s – v)
DTL =

q(s – v) – F – R
q(s – v)
DTL =
PD

q(s – v) – F – R –
1-T

×