Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế, xã hội NGHỀ NUÔI cá CHẼM (LATES CALCARIFER, BLOCH, 1790) THƯƠNG PHẨM tại TỈNH KHÁNH hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
oo



NGUYỄN XUÂN BẢO SƠN



Đ
Đ
Á
Á
N
N
H
H


G
G
I
I
Á
Á


H
H
I


I


U
U


Q
Q
U
U




K
K
I
I
N
N
H
H


T
T


,

,


X
X
Ã
Ã


H
H


I
I


N
N
G
G
H
H




N
N
U

U
Ô
Ô
I
I


C
C
Á
Á


C
C
H
H


M
M


(
(
L
L
A
A
T

T
E
E
S
S


C
C
A
A
L
L
C
C
A
A
R
R
I
I
F
F
E
E
R
R
,
,



B
B
L
L
O
O
C
C
H
H
,
,


1
1
7
7
9
9
0
0
)
)


T
T
H

H
Ư
Ư
Ơ
Ơ
N
N
G
G


P
P
H
H


M
M


T
T


I
I


T

T


N
N
H
H


K
K
H
H
Á
Á
N
N
H
H


H
H
Ò
Ò
A
A







LUẬN VĂN THẠC SĨ




Nha Trang, tháng 8 năm 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
oo


NGUYỄN XUÂN BẢO SƠN



Đ
Đ
Á
Á
N
N
H
H


G
G

I
I
Á
Á


H
H
I
I


U
U


Q
Q
U
U




K
K
I
I
N
N

H
H


T
T


,
,


X
X
Ã
Ã


H
H


I
I


N
N
G
G

H
H




N
N
U
U
Ô
Ô
I
I


C
C
Á
Á


C
C
H
H


M
M



(
(
L
L
A
A
T
T
E
E
S
S


C
C
A
A
L
L
C
C
A
A
R
R
I
I

F
F
E
E
R
R
,
,


B
B
L
L
O
O
C
C
H
H
,
,


1
1
7
7
9
9

0
0
)
)


T
T
H
H
Ư
Ư
Ơ
Ơ
N
N
G
G


P
P
H
H


M
M



T
T


I
I


T
T


N
N
H
H


K
K
H
H
Á
Á
N
N
H
H



H
H
Ò
Ò
A
A





LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Kinh tế Thủy sản.
Mã số : 60.31.13
Người hướng dẫn khoa học : TS Dương Trí Thảo


Nha Trang, tháng 8 năm 2009
i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và khách quan do chính tác giả thu thập và phân tích, chưa được sử dụng để bảo
vệ một báo cáo hay một công trình nghiên cứu khoa học nào khác.



Nha Trang, tháng 8 năm 2009
Học viên cao học
Nguyễn Xuân Bảo Sơn











ii



LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cám ơn quí thầy, cô giáo Trường Đại học Nha Trang,
nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế Thủy sản, Phòng Đào tạo Sau Đại học đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân
trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn - TS Dương Trí Thảo đã hết lòng ủng hộ và hướng
dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cám ơn Cục thống kê Khánh Hòa, Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Hội nghề cá Khánh Hòa, Trung tâm khuyến ngư
Khánh Hòa; Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cam Lâm, Phòng kinh

tế Thành phố Nha Trang, Thị xã Cam Ranh; và đặc biệt là các cơ sở nuôi cá chẽm
thương phẩm đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập thông
tin, tài liệu phục vụ trong công tác nghiên cứu.
Trân trọng cám ơn Thạc sĩ Võ Thiên Lăng - Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa
đã có những định hướng, hướng dẫn xây dựng giải pháp Tổ chức lại sản xuất, thành
lập Hiệp hội cá chẽm Khánh Hòa.
Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Xin trân trọng cám ơn !






iii

MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng biểu ix
Danh mục các hình ảnh xii
Danh mục các chữ viết tắt xiii
PHẦN MỞ DẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ VẬN DỤNG TRONG

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 7
1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế. 7
1.1.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá chẽm thương phẩm. 19
1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 27
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài. 27
1.2.2 Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cá chẽm nuôi
thương phẩm tại Khánh Hòa. 30
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ NUÔI CÁ
CHẼM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 34
2.1.1 Tổng quan về nghề NTTS và nuôi cá chẽm trên thế giới 34
2.1.2 Tổng quan về nghề NTTS và nuôi cá chẽm ở Việt Nam. 39
iv

2.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM TẠI
TỈNH KHÁNH HÒA 46
2.2.1 Đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu. 46
2.2.2 Tình hình nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất tại Khánh Hòa trong
thời gian qua. 55
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 63
2.3.1 Quy trình nghiên cứu. 63
2.3.2 Mẫu và phương pháp thu thập mẫu. 64
2.3.3. Nguồn thông tin 68
2.3.4 Phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu. 69
2.3.5 Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra sử dụng trong nghiên cứu. 71
2.3.6 Thiết kế nghiên cứu. 72
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 74
3.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI NGHỀ NUÔI
CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

THEO CÁC CHỈ TIÊU. 74
3.1.1 Những thông tin chung về chủ trại nuôi cá chẽm. 74
3.1.2 Kết quả kinh tế nghề nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất tại tỉnh
Khánh Hòa 77
3.1.3 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha mặt nước nuôi cá chẽm thương phẩm 110
3.1.4 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội. 116
3.1.5 Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến nghề nuôi cá chẽm thương
phẩm của các cơ sở/trại nuôi tại Khánh Hòa. 118
3.1.6 Xu hướng phát triển của các trại nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao
đất tại tỉnh Khánh Hòa. 122
3.1.7 Các nguyện vọng phát triển của các hộ nuôi cá chẽm. 123
v

3.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN
LƯỢNG CÁ CHẼM NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI KHÁNH HÒA. 124
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 133
4.1 KẾT LUẬN 133
4.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ
CHẼM TẠI KHÁNH HÒA. 137
4.2.1 Giải quyết vấn đề về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. 138
4.2.2 Tổ chức lại sản xuất. 138
4.2.3 Giải quyết nguồn thức ăn cho cá nuôi. 140
4.2.4 Giải quyết vốn đầu tư. 141
4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC 149














vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 : Khung thời gian sử dụng tài sản theo QĐ số 206/2003/QĐ-BTC 20
Bảng 2.1 : Tổng sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn năm 2000 đến năm 2006 35
Bảng 2.2 : Sản lượng NTTS của 10 quốc gia đứng đầu thế giới năm 2006 36
Bảng 2.3 : Cơ cấu sản lượng và giá trị cá chẽm nuôi trên thế giới giai đoạn năm
2000-2006 37
Bảng 2.4 : Quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản
của Việt Nam giai đoạn năm 2000-2007. 42
Bảng 2.5 : Thủy sản Việt Nam giai đoạn năm 2000 đến năm 2007. 43
Bảng 2.6 : Cơ cấu sản lượng cá nuôi của Việt Nam giai đoạn năm 2000 - 2007. 44
Bảng 2.7 : Tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của cả nước giai đoạn 2000-2007. 45
Bảng 2.8 : Tốc độ tăng trưởng GDP của Khánh Hòa giai đoạn 2002-2007 51
Bảng 2.9 : Cơ cấu GDP (giá hiện hành) của tỉnh Khánh Hòa phân theo khu vực
kinh tế giai đoạn năm 2002-2007 52
Bảng 2.10 : Giá trị xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa giai đoạn năm 2002-2007. 53
Bảng 2.11 : Tổng số lao động ngành thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2001-2006. 54
Bảng 2.12 : Thủy sản Khánh Hòa giai đoạn năm 2002 đến năm 2007. 55

Bảng 2.13 : Cơ cấu sản lượng cá nuôi của Khánh Hòa giai đoạn 2002 - 2007 56
Bảng 2.14 : Tổng sản lượng cá nuôi toàn tỉnh phân theo địa phương giai đoạn
năm 2002-2007 56
Bảng 2.15 : Biến động diện tích và hộ nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất
hai năm 2007, 2008. 57
Bảng 2.16 : Tình hình nuôi cá chẽm thương phẩm qua các năm tại Khánh Hòa. 58
Bảng 2.17 : Biến động diện tích nuôi cá chẽm thương phẩm tại huyện Cam Lâm-
Khánh Hòa. 59
vii

Bảng 2.18: Số hộ nuôi ở các qui mô diện tích khác nhau qua các năm. 60
Bảng 2.19 : Số hộ thả giống ở các kích cỡ khác nhau. 61
Bảng 2.20 : Số hộ thả giống ở các mật độ khác nhau. 62
Bảng 2.21 : Thời gian nuôi/vụ của các hộ 63
Bảng 2.22 : Phân bố mẫu nghiên cứu theo vùng. 68
Bảng 2.23 : Bảng tóm tắt hai giai đoạn của phương pháp nghiên cứu. 73
Bảng 3.1 : Bảng thống kê tuổi của chủ cơ sở/trại nuôi. 74
Bảng 3.2 : Cơ cấu về giới tính của chủ cơ sở/trại nuôi. 74
Bảng 3.3 : Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ trại nuôi. 75
Bảng 3.4 : Mức độ tham khảo thông tin về kỹ thuật nuôi của chủ trại nuôi. 76
Bảng 3.5 : Vốn đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nuôi cá chẽm của các hộ 78
Bảng 3.6 : Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo khoản mục đầu tư qua các năm 80
Bảng 3.7 : Phân bổ chi phí khấu hao theo vùng và theo qui môi diện tích hộ nuôi. 81
Bảng 3.8 : Chi phí sửa chữa lớn của các hộ nuôi của vụ nuôi năm 2007, 2008. 83
Bảng 3.9 : Chi phí sửa chữa lớn của các hộ nuôi phân theo vùng nuôi và qui mô
diện tích nuôi 84
Bảng 3.10 : Chi phí tiền lương của các hộ nuôi cá chẽm thương phẩm. 86
Bảng 3.11 : Tiền vay của các hộ nuôi của vụ nuôi năm 2007, 2008. 88
Bảng 3.12 : Tiền vay của các hộ nuôi phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi 89
Bảng 3.13 : Lãi suất tiền vay của các hộ nuôi cá chẽm của các vùng nuôi. 90

Bảng 3.14 : Lãi suất tiền vay của các hộ phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi 91
Bảng 3.15 : Chi phí biến đổi trong nuôi cá chẽm của các hộ nuôi. 93
Bảng 3.16 : Chi phí biến đổi phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi của các hộ 94
Bảng 3.17 : So sánh chi phí biến đổi giữa vùng nghiên cứu Cam Ranh và Cam
Lâm của vụ nuôi năm 2007 và năm 2008 96-97
viii

Bảng 3.18 : Tổng hợp chi phí của vụ nuôi các năm 2007,2008 của các hộ nuôi tại
Khánh Hòa 98
Bảng 3.19 : Tổng hợp chi phí, giá thành của các vùng nuôi của các vụ nuôi năm
2007, 2008. 99
Bảng 3.20 : Doanh thu nuôi cá chẽm thương phẩm của các vùng nghiên cứu của
các vụ nuôi năm 2007, 2008. 101
Bảng 3.21: Doanh thu nuôi cá chẽm thương phẩm của các vùng nuôi phân theo
qui mô diện tích nuôi của các vụ nuôi năm 2007, 2008. 102
Bảng 3.22 : Lợi nhuận nuôi cá chẽm thương phẩm của các vùng nghiên cứu của
các vụ nuôi năm 2007, 2008. 103
Bảng 3.23 : Lợi nhuận nuôi cá chẽm thương phẩm của các vùng nghiên cứu phân
theo qui mô diện tích nuôi của các vụ nuôi năm 2007, 2008. 104
Bảng 3.24 : Cơ cấu vốn của các hộ nuôi. 105
Bảng 3.25 : Vốn chủ sở hữu phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi. 106
Bảng 3.26 :Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu của các hộ nuôi
phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi của vụ nuôi 2007, 2008. 107
Bảng 3.27 : Kết quả kinh tế nuôi cá chẽm trên 1ha diện tích của vụ nuôi năm 2008. 109
Bảng 3.28 : Kết quả phân tích sự biến động của sản lượng và giá bán ảnh hưởng
đến lợi nhuận của các hộ nuôi trên 1 ha diện tích mặt nước. 109
Bảng 3.29 : Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tính trên 1ha diện tích mặt nước nuôi
trồng của các vùng nghiên cứu của vụ nuôi năm 2007,2008. 111
Bảng 3.30.a: Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1ha mặt nước
nuôi theo qui mô diện tích của hộ nuôi. 113

Bảng 3.30.b: Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1ha mặt nước
nuôi theo vùng nuôi. 114
Bảng 3.31 : Những khó khăn chủ yếu của các hộ nuôi cá chẽm tại Khánh Hòa. 119
Bảng 3.32 : Kích thước giống thả nuôi của các hộ các vụ nuôi năm 2007, 2008 120
Bảng 3.33 : Ý kiến đánh giá về chất lượng con giống thả nuôi của các hộ nuôi. 121
ix

Bảng 3.34 : Các khó khăn của các hộ nuôi khi thu hoạch cá để bán. 122
Bảng 3.35 : Các khó khăn của các hộ nuôi khi vay vốn tại ngân hàng. 122
Bảng 3.36 : Hướng phát triển của các trại nuôi cá chẽm thương phẩm trong thời
gian tới. 123
Bảng 3.37 : Một số nguyện vọng phát triển của các hộ nuôi cá chẽm 124
Bảng 3.38 : Thủ tục chọn biến trong phân tích hồi qui OLS 125
Bảng 3.39 : Mô hình tổng quát trong phân tích hồi qui 126
Bảng 3.40 : Bảng phân tích ANOVA của mô hình. 127
Bảng 3.41 : Các hệ số. 128-129
Bảng 3.42: Các biến bị loại sau phân tích 130
Bảng 3.43: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 131
Bảng 3.44: Mô hình phân tích hồi qui “Sản lượng cá chẽm nuôi thương phẩm”
với biến độc lập “Qui mô diện tích nuôi”. 132
Bảng 3.45: Phân tích ANOVA của mô hình “Sản lượng cá chẽm nuôi thương
phẩm” với biến độc lập “Qui mô diện tích nuôi” 132
Bảng 3.46: Các hệ số của phân tích hồi qui biến “Sản lượng cá chẽm nuôi
thương phẩm” với biến độc lập “Qui mô diện tích nuôi” 133
Bảng 3.47: Mô hình phân tích hồi qui “Sản lượng cá chẽm nuôi thương phẩm”
với biến độc lập “Qui mô vốn” 133
Bảng 3.48: Phân tích ANOVA của mô hình “Sản lượng cá chẽm nuôi thương
phẩm” với biến độc lập “Qui mô vốn” 133
Bảng 3.49: Các hệ số của phân tích hồi qui biến “Sản lượng cá chẽm nuôi
thương phẩm” với biến độc lập “Qui mô vốn”. 133

Bảng 3.50: Mô hình phân tích hồi qui sau khi loại bỏ biến cộng tuyến 134
Bảng 3.51: Các hệ số mô hình phân tích hồi qui sau khi loại bỏ biến cộng tuyến 135


x

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1 : Mô hình các nhân tố tác động đến sản lượng cá chẽm nuôi thương
phẩm tại Khánh Hòa 32
Hình 2.1 : Bảng đồ phân bố cá chẽm trên thế giới. 38
Hình 2.2 : Hình dạng ngoài cá chẽm 47
Hình 2.3 : Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 49
Hình 2.4 : Sơ đồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu. 64

















xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPCĐ : Chi phí cố định.
CPTG : Chi phí trung gian.
ĐVT : Đơn vị tính.
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức
Nông lương Liên hợp quốc.
FIGIS : Fisheries Global Information System -Hệ thống thông tin Thuỷ sản toàn
cầu.
FIRI : FAO Inland Water Resources and Aquaculture Service.
GT : Giá trị.
GTLN : Giá trị lớn nhất.
GTNN : Giá trị nhỏ nhất.
GTTB : Giá trị trung bình.
HQKT : Hiệu quả kinh tế.
KTXH : Kinh tế xã hội.
NCKH : Nghiên cứu khoa học.
NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
SL, TSL : Sản lượng, Tổng sản lượng.
TCP : Tổng chi phí.
TNHH : Thu nhập hỗn hợp.
Tr.đ : Triệu đồng.
TSCĐ : Tài sản cố định.
VASEP : Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers - Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
XKTS : Xuất khẩu thủy sản.
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), hiện có khoảng
50% nguồn lợi thủy sản thế giới đã bị khai thác đến mức tới hạn trong khi các nguồn
tài nguyên thủy sản đang giảm mà nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Vì vậy, để có đủ
nguyên liệu thủy sản sử dụng và chế biến chỉ dựa vào nguồn thủy sản tự nhiên chắc
chắn không thể đáp ứng được do đó phải dựa vào sự tích cực phát triển các nghề nuôi
trồng thủy sản(NTTS).
Cũng theo dự báo của FAO, NTTS trên toàn thế giới sẽ phát triển rất mạnh trong
thời gian sắp tới với tốc độ phát triển trong thập niên 90 sẽ được duy trì cho đến tận
năm 2015. Dự đoán mức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tính trên đầu người trung bình
của cả thế giới sẽ tăng từ 16 kg/năm trong năm 1997 lên 19-20 kg/người/năm trước
năm 2030, đưa tổng lượng cá sử dụng cho nhu cầu thực phẩm lên 150-160 triệu tấn. Vì
sản lượng khai thác hàng năm của cá biển và các loại hải sản khác không thể vượt quá
con số 100 triệu tấn (nếu muốn duy trì sản lượng này một cách lâu dài), phần gia tăng
này chủ yếu là nhờ vào NTTS (Hoàng Tùng, 2001).
Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực
phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái, đồng thời giải quyết nhiều
vấn đề xã hội khác như: giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự
di cư từ nông thôn ra thành thị và từ vùng này đến vùng khác, đem lại sự thịnh vượng
cho cộng đồng dân cư và xã hội. Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền trung, có tiềm
năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Phát triển
nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi trồng thủy sản mặn, lợ được coi là hướng phát
triển mũi nhọn để tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông
nghiệp của tỉnh nhà. Nuôi trồng thủy sản mấy năm qua thực sự đã đem lại nhiều lợi ích
cho người dân và góp phần quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh.
Theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà số:1080/2001/QĐ-UB, ngày
29/3/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Phê duyệt Chương trình phát triển nuôi
trồng thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 2001 – 2010 (Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh

Hoà, 2001). Với mục tiêu chung: Khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, mặt nước;
2

giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho ngư dân; đảm bảo an ninh thực phẩm; tạo
nguồn hàng và nguyên liệu cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Mục tiêu cụ thể, đến
năm 2010 đạt:
- Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên 31.079 tấn.
- Kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản đạt 95 triệu USD.
- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho 22.000 người.
- Giảm hộ ngư dân nghèo ven biển từ 9,37% xuống còn 1%.
- Tạo sự chuyển biến tích cực về KTXH, góp phần giữ vững an ninh ven biển.
Ngành Thủy sản có vai trò rất quan trọng và phải giữ vững vị trí ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước. Trong 10 năm tới, nghề cá phải được phát triển mạnh mẽ theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy, cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề
cá trong mọi lĩnh vực từ khai thác, nuôi trồng đến các dịch vụ cho xuất khẩu
Ngoài ra, tháng 8 năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành định hướng
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Văn
phòng phát triển bền vững Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004), trong đó đã nêu ra
những quan điểm mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và các hoạt động ưu tiên để thực hiện
phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó, hoạt động thủy sản là một trong các hoạt
động ưu tiên được thể hiện trong nội dung Bảo vệ môi trường biển. Tại đây, Chương
trình đã khẳng định: Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
Việt Nam, thu hút gần 9 triệu lao động và là ngành đứng thứ 3 về giá trị xuất khẩu.
Tiềm năng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam còn rất lớn nếu được quản lý và điều
hành theo hướng phát triển bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản đã chứng tỏ một
hướng quan trọng và hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
cộng đồng dân cư (Võ Thị Cẩm Hiếu, 2007).
Với những lợi thế riêng biệt, nhất là từ khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản
xuất kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), nuôi trồng thủy sản mặn lợ
ven biển đã và đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa.

Trong thời gian qua, các mô hình nuôi trồng thủy sản đã chuyển hóa rất nhanh cùng
với quá trình phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Phương thức nuôi trồng đã
3

chuyển từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến
1
(nuôi phân tán mật độ thấp) sang
nuôi bán thâm canh và thâm canh
2
(nuôi tập trung mật độ cao), nhằm tạo ra sản phẩm
hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tiếp cận các phương
thức nuôi trồng mới với mật độ cao, năng suất lớn, sử dụng nhiều năng lượng và chi
phí đã tạo ra sự mất cân bằng của hệ thống tự nhiên, tạo ra sự tổn thất sinh thái, ảnh
hưởng nhiều đến môi trường.
Các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng
chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều; tình trạng sử dụng hóa chất
kháng sinh bị cấm, việc mở rộng tuỳ tiện diện tích nuôi đã gặm nhấm gần hết các vùng
rừng ngập mặn, che kín các cửa sông, lấp kín các đầm phá, làm cho hệ sinh thái ven bờ
bị phá hủy mạnh, gây tổn hại lớn cho tài nguyên môi trường sinh học, sinh thái biển và
những vùng đất ngập nước ven biển vẫn đang diễn ra. Do đó, vấn đề mất cân bằng sinh
thái càng trở nên trầm trọng mà biểu hiện là sự tổn thất do ô nhiễm môi trường, suy
thoái môi trường và sự cố môi trường …Hậu quả là thủy sản bị dịch bệnh hoành hành,
ô nhiễm môi trường tôm, cá chết hàng loạt đã diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Nhiều hộ nông dân, trang trại nuôi trồng thủy sản, một số doanh nghiệp quy mô lớn
đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần. Một số nơi diện tích nuôi thủy sản phải bỏ
hoang do bị ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh vẫn chưa khắc phục được.
Do đó, vấn đề đặt ra cho nghề nuôi hiện nay là: một mặt tìm ra giải pháp để cải
thiện nghề nuôi tôm sú, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi; một mặt tìm ra giải pháp
cho những vùng không còn khả năng nuôi tôm Sú hoặc tỉ lệ rủi ro cao.
Ai cũng hiểu rằng các nguyên tắc lựa chọn một đối tượng nuôi lý tưởng cho NTTS

bao gồm khả năng sản xuất con giống chủ động, nguồn thức ăn đầy đủ, có thị trường
(nội địa hoặc xuất khẩu); đối tượng nuôi phải có sức sinh trưởng nhanh, có khả năng
phân bố rộng, sức chịu đựng các điều kiện bất lợi của môi trường nuôi và dịch bệnh.
Thêm vào đó một yếu tố đang ngày càng trở nên quan trọng là mức độ ảnh hưởng của

1
Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến (FAO): là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít có tác động của con
người đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, cũng có thể thả giống (chủ yếu là giống tự nhiên),
cho ăn nhưng chưa theo một quy trình nhất định. Nước được đưa vào ao thông qua các cửa cống.
2
Nuôi bán thâm canh và thâm canh (FAO): là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật chặt
chẽ, có tác động mạnh của con người vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: Chọn giống
theo tiêu chuẩn kỹ thuật (kích cỡ, sạch bệnh, chất lượng, ); Môi trường nuôi được chuẩn bị chu đáo trước khi
thả giống; Mật độ thả nuôi theo quy định; Có sự quản lý và chăm sóc thường xuyên; Sử dụng thức ăn công
nghiệp; Hệ thống cung cấp nước và mương dẫn bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với sự phát triển của đối
tượng nuôi.
4

nghề nuôi đối tượng này lên môi trường phải ở mức chấp nhận được (Hoàng Tùng,
2001)… Với những ưu điểm nổi bật như: khả năng thích nghi rộng muối, sinh trưởng
nhanh, thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao và đã sản xuất thành công giống nhân tạo, cá
chẽm (Lates calcarifer, Bloch, 1790) đang trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở nước
ta, cộng thêm việc nghề nuôi tôm sú đang có dấu hiệu chững lại do ô nhiễm môi
trường nước, dịch bệnh, rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ,
EU, Nhật Bản…nên người nuôi đã mạnh dạn chuyển từ nuôi tôm sú sang các đối
tượng nuôi khác, trong đó có cá chẽm. Một mặt đa dạng đối tượng nuôi, mặt khác tận
dụng, cải tạo được diện tích mặt nước nuôi tôm bị ô nhiễm, bỏ hoang…
Tuy nhiên, những năm gần đây bà con đã tự phát hình thức nuôi cá chẽm để thay
thế cho con tôm sú tuy có những kết quả đem lại đáng mừng. Song, muốn mở rộng
diện tích nhiều hơn để nuôi cá chẽm, cũng cần tính toán lại nguồn thức ăn, nơi tiêu thụ

ổn định, thì mới thật sự có lãi và cũng cần phải đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã
hội mà đối tượng nuôi này đem lại. Có như vậy mới mạnh dạn khuyến cáo bà con
chuyển nhanh số diện tích hồ nuôi tôm bị dịch bệnh, sang nuôi cá chẽm. Vì vậy, tác
giả đã chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá
chẽm(Lates calcarifer, Bloch, 1790) thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa để có những
căn cứ nhằm giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở cho công tác quy hoạch chuyển
đổi đối tượng nuôi có hiệu quả và bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung:
Điều tra thực trạng nghề nuôi cá chẽm thương phẩm nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế,
xã hội nghề nuôi cá chẽm thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế và vận dụng nó vào nghề nuôi cá
chẽm thương phẩm.
- Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá chẽm thương
phẩm tại tỉnh Khánh Hòa về các mặt: năng lực các cơ sở nuôi, mức độ đầu tư, trình độ
kỹ thuật, sản lượng, doanh thu, chi phí…
5

- Đánh giá những mặt tích cực và những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát
triển nghề nuôi cá chẽm thương phẩm và những phương hướng phát triển, những ý
kiến, kiến nghị mong muốn của các cơ sở nuôi…
- Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến Sản lượng cá chẽm nuôi thương phẩm
của các cơ sở nuôi tại Khánh Hòa.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi cá chẽm thương phẩm
trên địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình đã và đang
nuôi cá chẽm thương phẩm trên địa bàn huyện Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, huyện

Cam Lâm và Thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu kết quả kinh tế nghề nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất, trên cơ
sở đó đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá chẽm thương phẩm của các đơn
vị, tổ chức, các hộ gia đình qua hai vụ nuôi năm 2007 và năm 2008.
4. Ứng dụng của đề tài.
- Cung cấp số liệu, dữ liệu về điều tra thực trạng và các đánh giá về hiệu quả kinh
tế, xã hội về nghề nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất tại huyện Ninh Hòa, thành
phố Nha Trang, huyện Cam Lâm và Thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa một cách tin
cậy và khoa học.
- Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho cơ quan chức năng trong
việc lập kế hoạch và quy hoạch vùng nuôi có hiệu quả; kết hợp quy hoạch và khuyến
cáo các mô hình nuôi thích hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của mỗi
địa phương và sự đồng thuận giữa các tổ chức/đơn vị/ngành nghề và những người có
liên quan.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ sở nuôi có những định hướng và giải pháp
đúng đắn nhằm phát triển nghề nuôi một cách hiệu quả, bền vững; và là tài liệu tham
6

khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả và những người nghiên cứu
có liên quan.
5. Cấu trúc nội dung đề tài.
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 2. Đặc điểm của đối tượng, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu.
Chương 4. Kết luận và khuyến nghị.



















7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ VẬN DỤNG TRONG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN.
1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.
1.1.1.1 Các quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người
“Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Viện Ngôn Ngữ học, 2002).
+ Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là “Mối
quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể
được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là
hiệu quả kinh tế. Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét
các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” (Mai Hữu Khuê &ctv, 2001).

Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả. Ở mỗi
góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng được xem xét nhìn nhận khác nhau và
thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét vấn
đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng ta có 3 phạm trù:
hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế: Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng
ngành thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là hệ số
giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả thu về đề cập
trong khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp…
Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
+ Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế
quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai phạm trù này
phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những
yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Và hai loại hiệu quả này có
vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững. Hiệu
8

quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ
tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân.
Phải luôn có sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị, xã hội. Đây
là một nguyên tắc để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách liên tục và
lâu dài. Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản
ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có sự thống
nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các nhà kinh tế và thống kê có
nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh do điều kiện lịch sử và
giác độ nghiên cứu là không giống nhau.
+ "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong
tiêu thụ hàng hóa” (trích dẫn bởi Tạ Duy Bộ, 2003). Theo quan điểm này thì hiệu quả

là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận.
Như vậy hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của các
chỉ tiêu ấy. Quan điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay. Kết
quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất (đầu
vào của quá trình sản xuất). Nếu hai doanh nghiệp có cùng một kết quả sản xuất tuy
có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh
của chúng là như nhau.
+ "Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm mà xã hội hoặc
thu nhập quốc dân” (trích dẫn bởi Tạ Duy Bộ, 2003). Xét trên phạm vi của doanh
nghiệp, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp độ tăng giá trị
tổng sản lượng là một. Nhìn trên một góc độ nào đó thì quan điểm này cũng gần giống
như quan điểm trên. Nó cũng không đề cập tới chi phí bỏ ra để đạt được giá trị tổng
sản lượng đó. Nếu tốc độ tăng của chi phí sản xuất được các nguồn lực được huy động
tăng nhanh hơn nhịp độ tăng giá trị tổng sản lượng thì sao. Hơn nữa, việc chọn năm
gốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả so sánh. Với mỗi năm gốc khác nhau chúng ta lại
có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu.
+ "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi sản xuất không thể tăng sản lượng một loại
hàng hóa mà không cắt giảm sản xuất của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có
hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” (Paul A. Samuelson,
9

William, D. Nordhaus, 1989). Nhìn nhận quan điểm này dưới giác độ doanh nghiệp thì
tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng sản
xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng giá trị
tổng sản lượng tiềm năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng với
tình hình công nghệ và nhân công nhất định. Theo quan điểm này thì hiệu quả thể hiện
ở sự so sánh mức thực tế và mức "tối đa" về sản lượng. Tỷ lệ so sánh càng gần 1 càng
có hiệu quả. Mặt khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến các yếu tố đầu vào
nhưng lại đề cập không đầy đủ.
+ "Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của sản phẩm

được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị” (trích dẫn
bởi Tạ Duy Bộ, 2003). Theo tác giả của quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu
phụ thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tượng nào đó.
Tuy nhiên quan điểm này gặp phải trở ngại là khó tính được tính hữu ích của sản
phẩm được sản xuất ra. Và nếu vậy thì chúng ta không thể so sánh được tính hữu ích
giữa các sản phẩm, do đó cũng không đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh.
+ "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại
lượng kết quả và chi phí” (Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân, 2002).
Công thức biểu diễn phạm trù này:
H =
C
K


(1.1)
ΔK : Phần gia tăng của kết quả sản xuất.
ΔC : Phần gia tăng của chi phí sản xuất.
H : Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn. Nó chỉ đề cập đến
hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần gia tăng của kinh doanh sản
xuất và phần gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập toàn bộ phần tham gia vào
quá trình sản xuất, kinh doanh. Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi sự vật,
hiện tượng đều có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại một cách
riêng lẻ, độc lập. Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố "tăng
10

thêm" giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp các động
tới kết quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là kết quả tổng hợp
của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm này chỉ đề

cập đến phần tăng thêm trong khái niệm hiệu quả là chưa đầy đủ, thiếu chính xác.
+ "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra để đạt được kết qủa đó” (Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân, 2002). Quan điểm
này cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất
kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi. Và cũng
nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được
với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản
phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của
đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
+ "Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác
định” (Nguyễn Thị Thu, 1989).
Công thức để biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh:
H =
C
K
(1.2)
Trong đó:
H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
K: Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
C: Chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh (chi phí bỏ ra để đạt được kết quả K).
Như vậy ta nhận thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản
ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn kết quả của quá
trình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì
phải quan tâm cả kết quả cũng như hiệu quả của doanh nghiệp đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện "động" của hoạt động sản xuất kinh doanh.
11


Việc tính toán hiệu quả hoàn toàn có thể thực hiện được trong sự vận động và
biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy
mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Theo Hoàng Hùng (2001):
Các quan điểm truyền thống chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh
tế: Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem
xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng
không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta
xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ
nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được.
Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế theo
quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo
quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm
trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao
động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển
lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố
khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không
hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại
không được phản ánh ở cách tính này (Hoàng Hùng, 2001).
1.1.1.2. Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh sử dụng các
nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt ra. Nó
không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh của
một doanh nghiệp, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có liên quan
đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, nên doanh nghiệp chỉ có
thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra các quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm

khắc phục những điểm thiếu của các quan điểm truyền thống:
12

Theo Hoàng Hùng (2001): quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ
hợp các yếu tố:
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu
quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic
efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu
vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số D O/ D I được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ
nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực
chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào.
Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu
thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
+Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong
tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh
thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau
+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường:
Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba
phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trường. Hiệu quả tài
chính mà trước đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng
những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn
Hiệu quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem lại
như: Việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự
tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường
sinh thái Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân
biệt hai khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu
là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Còn hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được

và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội là tuỳ theo phạm vi và
mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét. Hiệu quả tài

×