Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và TÌNH HÌNH BỆNH TRONG AO ƯƠNG cá TRA (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) ở 3 HUYỆN tân CHÂU, CHÂU PHÚ và PHÚ tân, TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 94 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRANG TRƯỜNG NHẪN




HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ TÌNH HÌNH BỆNH
TRONG AO ƯƠNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus-Sauvage, 1878)
Ở 3 HUYỆN: TÂN CHÂU, CHÂU PHÚ VÀ PHÚ TÂN,
TỈNH AN GIANG.


Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ HÒA





Nha Trang, tháng 10 năm 2010
i

LỜI CAM ĐOAN

“ Đề tài này là một công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi theo sự
hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Hòa, số liệu nghiên cứu không trùng lặp với bất
cứ số liệu của đề tài nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan về tính trung thực và
chịu trách nhiệm về những nội dung và kết quả đã được báo cáo trong quyển luận
văn này”.

Tác giả
Trang Trường Nhẫn






















ii

LỜI CÁM ƠN

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin gởi lời chân thành cám ơn:
- Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Nuôi trồng thủy sản và các Thầy
Cô giảng dạy chương trình cao học ở Trường Đại học Nha Trang- đã quan tâm
giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi nâng cao trình độ chuyên
môn trong suốt quá trình học.
- Ban quản lý Dự án Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền
vững (SUDA)- Bộ Nông nghiệp & PTNT, đã hỗ trợ kinh phí cho tôi tham dự
khóa đào tạo chương trình sau đại học và hỗ trợ kinh phí cho tôi thực hiện luận
văn này.
- UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An
Giang, UBND Thị xã Tân Châu đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi được tham gia
khóa đào tạo Thạc sĩ tại trường Đại học Nha Trang.
- Các bạn học lớp Cao học Nuôi trồng 2009 (SUDA), các bạn đồng
nghiệp, bà con ngư dân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.












iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC VIẾT TẮT viii
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRA 3
1.1.1. Sơ lược về hình thái và hệ thống phân loại: 3
1.1.2. Sự phân bố 5
1.1.3. Đặc điểm sinh thái 5
1.1.4. Tập tính dinh dưỡng 5
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 6
1.1.6. Đặc điểm sinh sản 7
1.2. NGHỀ NUÔI CÁ DA TRƠN Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 8
1.2.1. Nghề nuôi cá da trơn ở thế giới 8
1.2.2. Tình hình ương nuôi cá tra ở Việt Nam 10
1.2.2.1. Tình hình ương cá tra giống 10

1.2.2.2. Tình hình nuôi cá tra thương phẩm 11
1.2.3. Tình hình nuôi cá tra thương phẩm ở An Giang 15
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TRÊN CÁ DA TRƠN 16
1.3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá da trơn ở thế giới 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá tra ở ĐBSCL 17
1.3.3. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá tra ở tỉnh An Giang: 20
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỠNG NGHIÊN CỨU 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 22
2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp 22
iv

2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp 22
2.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 23
2.3.1. Số mẫu và phân bố số mẫu điều tra 23
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn 23
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 23
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. NGHỀ ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG TRONG AO Ở AN GIANG 25
3.2. HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG Ở VÙNG ĐIỀU TRA 26
3.2.1. Thông tin về ao ương 26
3.2.1.1. Diện tích và số lượng ao của các hộ ương: 26
3.2.1.2. Thời gian thả và số vụ thả ương cá tra bột trong năm 27
3.2.2. Kỹ thuật ương cá tra từ cá bột lên cá giống trong ao đất 28
3.2.2.1. Tẩy dọn ao trước đợt ương 28
3.2.3.2. Gây nuôi thức ăn tự nhiên 29
3.2.3.3. Cá bột, vận chuyển và thả giống 30
3.2.3.4. Thức ăn và cách cho cá ăn 33
3.2.3.5. Các biện pháp quản lý chất lượng môi trường nước 35
3.2.3.6. Các biện pháp quản lý sức khỏe cá tra ương 38

3.2.3.7. Thời gian ương, tỷ lệ sống và kích cỡ thu hoạch cá giống 39
3.2.3.8. Tiêu thụ cá giống 40
3.2.3.9. Hiệu quả kinh tế 41
3.2.3.10. Những khó khăn và định hướng phát triển của hộ ương 42
3.3. TÌNH HÌNH BỆNH Ở CÁC AO ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG 43
3.3.1. Những loại bệnh thường gặp ở cá tra giống tại vùng điều tra 43
3.3.2. Dấu hiệu chính của các bệnh thường gặp trong ao ương cá tra giống 44
3.3.2.1. Dấu hiệu bệnh xuất huyết 44
3.3.2.2. Dấu hiệu bệnh trắng gan trắng mang 45
3.3.2.3. Dấu hiệu bệnh gan thận mủ 46
3.3.2.4. Dấu hiệu bệnh “ lắc đầu” 47
3.3.3. Thời gian xuất hiện của một số bệnh thường gặp ở cá tra giống 48
3.3.4. Tác hại của các loại bệnh 49
v

3.3.5. Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh cá tra giống ở các hộ ương 49
3.3.6. Dùng thuốc trong công tác điều trị bệnh ở cá tra giống 51
Chương 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Tài liệu trong nước 57
Tài liệu nước ngoài 60
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ XỬ LÝ MỘT SỐ DỮ LIỆU 63
PHỤ LỤC 2 : MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA 70
PHỤ LỤC 3 : PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯ DÂN 72
PHỤ LỤC 4 : THÔNG TIN VỀ HỘ ƯƠNG 82
PHỤ LỤC 5 : DANH SÁCH CÁC HỘ ĐIỀU TRA 83

















vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus -Sauvage, 1878. 3
Hình 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo sản lượng năm 2007 13
Hình 1.3: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam (2005-2009) 13
Hình 1.4: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra của tỉnh An Giang (2005-2009) 16
Hình 1.5: Biểu hiện của cá bị bệnh trắng gan trắng mang 20
Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu 22
Hình 3.1: Qui mô về diện tích của các hộ ương 26
Hình 3.2: Tỷ lệ % số hộ có thả cá tra bột theo các tháng trong năm 27
Hình 3.3: Các loại nguyên liệu thường sử dụng khi ương cá. 33
Hình 3.4: Hệ thống phun thức ăn của anh Nguyễn Văn Hậu. 34
Hình 3.5: Chiều cao thân và tỷ lệ sống của cá 40
Hình 3.6: Số lượng cá giống cung cấp qua các kênh tiêu thụ 41
Hình 3.7 : Hiệu quả kinh tế của các hộ ương ở năm 2009. 41

Hình 3.8: Những khó khăn trong nghề ương cá của hộ ương 42
Hình 3.9: Định hướng phát triển của các hộ ương trong thời gian tới. 42
Hình 3.10: Tần suất mô tả các dấu hiệu của bệnh xuất huyết 44
Hình 3.11: Dấu hiệu bệnh xuất huyết ở cá tra. 44
Hình 3.12: Dấu hiệu bệnh trắng gan trắng mang ở cá tra 45
Hình 3.13: Các dấu hiệu của bệnh trắng gan trắng mang 45
Hình 3.14 : Dấu hiệu của bệnh gan thận mủ ở cá tra. 46
Hình 3.15: Các dấu hiệu xuất hiện của bệnh gan thận mủ. 46
Hình 3.16: Sự xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lắc đầu 47
Hình 3.17: Hình dạng trùng bánh xe khi xem bằng kính hiển vi 47
Hình 3.18: Thời gian xuất hiện các bệnh thường gặp. 48
Hình 3.19: Nguồn quyết định chọn thuốc điều trị bệnh cho cá 51



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 : Hai tên loài cá tra được sử dụng nhiều nhất qua các năm gần đây 4
Bảng 1.2: Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên 5
Bảng 1.3: Sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá tra giống 6
Bảng 1.4: Số cơ sở ương cá tra bột nhân tạo ở vùng ĐBSCL (2000- 7/2008) 10
Bảng 1.5: Sản lượng cá tra giống sản xuất ở vùng ĐBSCL giai đoạn 2000-
7/2008. 11
Bảng 1.6: Tình hình phát triển thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2009 12
Bảng 1.7: Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở An Giang (2005-2009) 15
Bảng 2.1: Số hộ điều tra 23
Bảng 3.1: Số hộ và diện tích ương cá tra giống cá tra ở An Giang. 25
Bảng 3.2: Số lượng ao và diện tích ương cá giống 27

Bảng 3.4: Công tác tẩy dọn ao ở vùng điều tra 29
Bảng 3.5: Liều lượng các loại nguyên liệu gây thức ăn tự nhiên cho cá tra 30
Bảng 3.6: Cá bột, vận chuyển và thả cá bột vào ao ương. 32
Bảng 3.7: Lịch trình sử dụng thức ăn sau khi thả cá tra bột 34
Bảng 3.8: Sử dụng nguồn nước cấp và xả nước thải ở ao ương cá tra giống 36
Bảng 3.9: Các biện pháp quản lý môi trường nước (n=105) 37
Bảng 3.10: Hiện trạng sử dụng các chất để quản lý sức khỏe cá tra ương (n=105). 38
Bảng 3.11 : Các loại bệnh và tần suất xuất hiện ở cá tra giống ương trong ao đất 43
Bảng 3.12: Hiện tượng cá chết của một số bệnh ở cá tra giống. 49
Bảng 3.13: Các loại thuốc được hộ ương sử dụng điều trị bệnh cá tra giống 50
Bảng 3.14: Phân tích Ảnh hưởng độc lập của một số yếu tố kỹ thuật tới tần số
xuất hiện các loại bệnh ở cá tra giống 53




viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

- ÂL : Âm lịch.
- CBKN : Cán bộ khuyến ngư.
- CPSH : Chế phẩm sinh học.
- DT : Diện tích
- DL : Dương lịch.
- ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long.
- ĐVT : Đơn vị tính.
- ĐVTS : Động vật thủy sản.
- ĐVPS : Động vật phiêu sinh
- KST : Ký sinh trùng.

- NXB : Nhà xuất bản.
- NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
- TACN : Thức ăn công nghiệp.
- SXG : Sản xuất giống










1

LỜI NÓI ĐẦU

Cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành trong
khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là các tỉnh nằm ven sông
Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sản lượng cá da
trơn của cả nước.
Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu cá tra có tốc độ tăng trưởng khá
cao và đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chỉ
đứng sau tôm sú).
Do áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào nuôi trồng nên sản lượng và năng
suất nuôi cá tra không ngừng gia tăng, Bên cạnh đó công nghệ sản xuất giống đã
hoàn thiện nên đã chủ động sản xuất giống cá tra cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi
thương phẩm của vùng. Hiện nay, cá tra chủ yếu được xuất khẩu ở dạng sản phẩm
đông lạnh, các mặt hàng cá tra chế biến của vùng ĐBSCL đã thâm nhập được nhiều

thị trường trên thế giới, trong đó có cả những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật
khắt khe như EU và Mỹ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
cá tra ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, môi trường và thị
trường tiêu thụ. Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát, ương nuôi với mật
độ quá cao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất
thải,….) dẫn đến cá nuôi rất dễ bị dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất.
Trong lĩnh vực sản xuất giống cá tra, một số cơ sở sản xuất do mục đích
chạy theo lợi nhuận nên chưa thật sự quan tâm về chất lượng của đầu ra sản
phẩm, tỷ lệ sống có chiều hướng suy giảm. Dịch bệnh trên cá tra xảy ra thường
xuyên và khó điều trị, gây ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và
làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của ngư dân ương nuôi cá.
Nhằm tìm hiểu về hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh của mô hình ương
cá Tra giống để đề xuất một số giải pháp phát triển hơp lý và hiệu quả, được sự
đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện
đề tài: “ Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh trong ao ương giống cá tra
2

(Pangasianodon hypophthalmus- Sauvage, 1878) ở 3 huyện: Tân Châu, Châu
Phú và Phú Tân-Tỉnh An Giang “.
Đề tài thực hiện với những nội dung chính:
1. Nghề ương cá tra giống trong ao đất tại An Giang.
2. Hiện trạng kỹ thuật ương cá tra giống (từ cá bột lên cá giống cỡ 3
phân).
3. Tình hình bệnh ở cá tra giống khi ương nuôi trong ao đất và phân tích
một số yếu tố kỹ thuật có liên quan tới tần số xuất hiện bệnh.
Kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp các thông tin về kỹ thuật và tình
hình bệnh của nghề ương cá tra giống tại tỉnh An Giang, đồng thời là cơ sở khoa
học cho ngành Nông nghiệp & PTNT tỉnh An Giang đề ra các giải pháp phát

triển nghề ương cá tra giống trong thời gian tới.
Mặc dầu bản thân đã hết sức cố gắng tổng hợp các tài liệu có liên quan và
đầu tư nghiên cứu, xử lý số liệu nhằm mục tiêu thực hiện tốt các nội dung nghiên
cứu của đề tài, nhưng do khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô và
các bạn đồng nghiệp.














3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRA
1.1.1. Sơ lược về hình thái và hệ thống phân loại:
Cá tra có thân dài, da không có vảy, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng
rộng, có 2 đôi râu dài, mắt nhỏ, có cơ quan hô hấp phụ là bóng hơi, cá cũng có
thể hô hấp bằng da nhưng phải giữ da đủ độ ẩm.


Hình 1.1. Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus -Sauvage, 1878.
Cá tra thuộc bộ Siluriformes, đây là một bộ cá rất đa dạng trong nhóm cá
xương gồm 36 họ, 477 giống, 3088 loài phân bố rộng khắp trên thế giới [24]. Các
loài cá trong bộ này dao động khá mạnh về kích thước và các hình thức sinh sống, từ
loài nặng nhất là cá tra dầu (Pangasius gigas) ở Đông Nam Á tới loài dài nhất là cá
nheo châu Âu (Silurus glanis), hay những loài chỉ ăn xác các sinh vật chết ở lớp
nước đáy, hay các loài cá ký sinh nhỏ bé như Vandellia cirrhosa [32].
Đã có nhiều định danh khoa học khác nhau của cá tra dựa trên cơ sở
những tài liệu các tác giả nước ngoài mô tả cá ở các khu hệ cá khác nhau như:
- Pangasius pangasius (non Hamilton, 1822)
- Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)
- Helicophagus hypophthalmus (Sauvage, 1878)
- Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
- Pangasius pleurotaenia (non Sauvage, 1878)
- Pangasius sutchi (Fowler, 1937).
4

Theo Nguyễn Văn Thường (2008) thì việc xác định tên khoa học của cá
tra theo nhiều tài liệu có sự khác nhau và vẫn chưa có sự thống nhất [24].
Bảng 1.1 : Hai tên loài cá tra được sử dụng nhiều nhất qua các năm gần đây.
Tên loài được sử dụng Nguồn tài liệu; tác giả Năm
Robert, T.R. & and C.Vithayanon 1991
Robert, T.R. 1993
Swedish Museum of Natural History 1999
Wu, H.L., K.T.Shao and C.F.Lai,
Editors
1999
Pouyaud, L. And G.G.Teugels 2000
Anon 2002
Carl, H., Chinese Academy of Fishery 2003

Pangasius hypophthalmus
Riede, K. 2006
Rainboth, W.J. 1996
Vithayanon, C., J.Karnasuta and 1997
J.Nabhitabhata 1999
Bair, I.G., V.Inthaphaisy … 1999
Lim, P., S.Lek, S.T.Touch 2001
Kottelat, M. 2002
Motomura, H., S.Tsukawaki and
T.Kamiya
2005
Pangasianodon hypophthalmus
Rudhy Gustiano and Laurent Pouyaud 2007

Trong tài liệu nghiên cứu tổng quan dẫn liệu về định loại cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) phân bố ở vùng hạ lưu sông Mêkông của
Nguyễn Văn Thường (2008) thì hiện nay, tên loài Pangasinodon hypophthalmus
đã được nhiều tác giả sử dụng rộng rãi trong các báo cáo khoa học và tài liệu
công bố trên toàn thế giới. [24].
Theo Nguyễn Văn Thường (2008) thì cá tra có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Ostichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878). [24]


5


1.1.2. Sự phân bố
Cá tra phân bố nhiều trên lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước:
Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia [49].
Ở Việt Nam, cá trưởng thành rất ít gặp ở tự nhiên, do cá có tập tính di cư
ngược dòng sông MêKông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát
chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng
10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. [24]
Theo Cacot (1998), ở hạ lưu sông Cửu Long có 11 loài chủ yếu thuộc
giống Pangasius, trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều dài lơn hơn 50cm).
Đặc biệt có 2 loài: cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius
bocourti) được nuôi rất nhiều ở ĐBSCL [38].
1.1.3. Đặc điểm sinh thái
Cá tra có thể tồn tại trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan
thấp, nước bị nhiễm phèn có pH = 4 (pH<4 cá bị sốc sẽ bỏ ăn). Cá tra sống chủ
yếu trong nước ngọt, sống được ở vùng nước lợ có nồng độ muối 7-10%o, có thể
chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15
o
c, nhưng
chịu nóng tới 39
o
C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá
khác. [28]
1.1.4. Tập tính dinh dưỡng
Miệng cá có răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và xương
khẩu cái. Gai trên cung mang thưa và ngắn nên không có tác dụng lọc thức ăn
như các loài cá phiêu sinh động vật. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co
giãn được, ruột ngắn và không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột
ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Với đặc điểm trên nên trong tự nhiên, tính
ăn của cá tra thiên về động vật.
Bảng 1.2: Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên [28].

Loại thức ăn Tỉ lệ (%)
Cá tạp
Ốc
Thực vật
Mùn bã hữu cơ
37,8
23,9
6,7
31,6

6

Cá tra 3 - 4 ngày tuổi có thể bắt đầu ăn lẫn nhau. Khi khảo sát cá bột vớt ở tự
nhiên vẫn thấy chúng ăn lẫn nhau ngay trong các đáy chứa cá bột vớt được, ngoài ra
còn trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các loài cá khác
[28]. Trong điều kiện ương nuôi trên bể, chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn
như: Artemia, trùn chỉ, Moina, Rotifera, thức ăn chế biến…Tuy nhiên, ấu trùng
Artemia và trùn chỉ cho tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất [43]. Cá con 20
ngày tuổi đã bắt đầu sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến hay thức ăn tổng hợp. [18]
Cá tra càng lớn thì phổ thức ăn của chúng càng rộng. Trong ao, bè nuôi
chúng có thể sử dụng được tấm, cám, rau, bèo, phế phẩm các nhà máy chế biến
thủy sản, thức ăn tự chế dạng ẩm với hàm lượng protein thấp. Đặc điểm này có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển nuôi rộng rãi loài cá này [14]. Trong
điều kiện thiếu thức ăn cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc như mùn bã
hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc từ động vật [28].
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có khả năng sinh trưởng trưởng nhanh. Cá tra bột hết noãn hoàng
có chiều dài trung bình từ 1 – 1,1cm, sau 14 ngày ương đạt 2,0–2,3cm và có khối
lượng là 0,52g. Cá 5 tuần tuổi đạt 1,28–1,5g chiều dài 5-6 cm. Cá ương trong ao
sau 2 tháng đạt chiều dài 10-12 cm và có khối lượng là 14-15 gam.

Bảng 1.3: Sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá tra giống [33].
Ngày tuổi Chiều cao thân cá (cm) Số con/kg
30 – 40 1 200 – 220
45 – 50 1,2 120 – 140
55 – 60 1,5 75 – 80
70 – 75 1,7 30 – 35
85 – 90 2 20 – 25
100 – 105 2,5 16 – 18
3,5 – 4 tháng tuổi 3 8 – 10


Sau 1 năm cá đạt 0,7 – 1,5kg và đến 3 – 4 tuổi đạt 3 – 4kg. Cá còn nhỏ
tăng nhanh về chiều dài. Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh
hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn tùy thuộc rất
lớn vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp. Độ béo cũng tăng
7

dần theo sự phát triển của cá, ở năm đầu tiên độ béo tăng nhanh nhất, qua các
năm sau độ béo biến đổi không đáng kể: cá có trọng lượng 11,2g có độ béo
0,99%, cá 560g có độ béo 1,6%, nhưng cá 3 tuổi nặng 3,62kg có độ béo là
1,62%. Cá đực có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm đi khi vào mùa
sinh sản [28].
Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Trong tự nhiên, có thể bắt
gặp cỡ cá dài tới 1,8 m và nặng tới 18 kg. Trong ao nuôi vỗ, cá tra bố mẹ cho đẻ
có thể đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Cá tra thành thục chậm so với các loài cá da trơn khác, chúng thường
thành thục sinh dục vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Tuổi thành thục của cá
đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5-3 kg. Mùa
vụ sinh sản của cá tra từ tháng 3 đến tháng 8 đối với cá nuôi bè, nhưng đối với cá

tra nuôi ao thì thời gian này ngắn hơn, từ tháng 6 đến tháng 8. Cá tra không có cơ
quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì
khó phân biệt được cá đực cái.Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được
đực cái từ giai đọan II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau,
buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân
nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa. Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành
thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5%. [38]
Ở tự nhiên, cá có tập tính di cư đẻ trên những khúc sông có điều kiện sinh
thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần
sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá tra nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông
MêKông và Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi
giáp biên giới Campuchia và Lào. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới
15 kg với buồng trứng đó thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ
của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá
bột và trôi về hạ nguồn. Trong sinh sản nhân tạo, cá có thể thành thục và cho đẻ
sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát
dục 1-3 lần trong một năm. [42]
8

Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh
sản tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra
tương đối nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Sau
khi đẻ ra và trương nước, đường kính trứng có thể tới 1,5-1,6 mm [38].
1.2. NGHỀ NUÔI CÁ DA TRƠN Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Nghề nuôi cá da trơn ở thế giới
Theo Phân viện Qui hoạch thủy sản phía Nam (2008) thì cá da trơn chỉ được
nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc và một ít ở Nam Mỹ. Các loài nuôi
chính có tên khoa học như Ictalurus punctatus, pangasius spp., Silurus asotus,
Leiocassi longirostris, Pelteobagrus fulvidraco, trong đó các loài Pangasius spp.,
Ictalurus punctatus, Silurus asotus được nuôi với khối lượng lớn nhất và tập trung ở

Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc chiếm trên 99% tổng sản lượng [36].
- Mỹ: Năm 2005, tổng sản lượng cá da trơn của Mỹ đạt 376.850 tấn, đối
tượng chính là loài có tên khoa học Ictalurus punctatus (còn gọi là cá mèo hay cá
trê Mỹ). Cá da trơn ở Mỹ được nuôi với quy mô công nghiệp chủ yếu ở 4 bang
là: Alabama, Ankansas, Louisiana và Misissipi.
Tuy nhiên, gần đây giá thành sản phẩm tăng do giá xăng và giá thức ăn
tăng đã gây khó khăn cho những người nuôi cá da trơn ở Mỹ. Hơn nữa, thị
trường cá da trơn Mỹ đang bị cạnh tranh bởi cá da trơn từ nước ngoài (Trung
Quốc, Việt Nam, Nam Mỹ) nên nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ hiện gặp rất nhiều
khó khăn, sản xuất thu hẹp dần Các chủ trại nuôi cá catfish đã thành lập một
hiệp hội nghề nghiệp nuôi cá catfish để truyền bá, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi
loài cá này và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong trường hợp gặp phải sự
cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường quốc tế .
[32].
- Nam Mỹ: Cũng có nhiều nước ở Nam Mỹ nuôi cá da trơn như Braxin,
Costa Rica, Êcuador, Chilê… nhưng qui mô nuôi ở các nước này còn nhỏ so với
nước ở khu vực khác, đặc biệt là so với cá tra của Việt Nam. Vì vậy, khả năng
phát triển trong tương lai của họ sẽ khó cạnh tranh một khi Việt Nam vẫn giữ
được lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm. Tính đến năm 2005, tổng sản lượng
cá da trơn của Braxin đạt 1.909 tấn, tăng 9% so với năm 2004, trong đó cũng chủ
9

yếu là loài Ictalurus punctatus. Ở Costa Rica cũng sản xuất loài cá này nhưng sản
lượng chỉ đạt 169 tấn.
- Trung Quốc: Trong những năm gần đây, Trung Quốc là quốc gia xuất
khẩu cá da trơn lớn nhất vào Mỹ . Xuất phát từ thị trường mở rộng hơn và nhu
cầu nội địa rất lớn nên sản lượng cá da trơn nuôi của Trung Quốc tăng rất nhanh,
đạt 478.004 tấn vào năm 2005, tăng 100.000 tấn so với năm 2004 và tăng
160.000 tấn so năm 2003. Các đối tượng nuôi chính là Silurus asotus, Ictalurus
punctatus, Pelteobagrus fulvidraco [36].

- Campuchia: Tỷ lệ cá tra ở Campuchia thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài
thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm
một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi của cả nước [36].
- Thái Lan: Tổng sản lượng các loài cá da trơn ở Thái Lan năm 2005 là
130.784 tấn, trong đó loài Pangasius spp. (giống như cá tra Việt Nam) đạt 16.473
tấn. Vùng nuôi chủ yếu tập trung ở 2 tỉnh Mụcdahản và Ubôn Rắtchathani nằm
ven sông Mê Kông, Đông Bắc Thái Lan. Vụ Nghề cá Thái Lan đã phối hợp với
Viện Thực phẩm soạn thảo Kế hoạch phát triển cá da trơn năm 2005, mục tiêu
của kế hoạch này là phát triển cá da trơn trên diện rộng, đem về giá trị xuất khẩu
10 tỷ bạt/năm (khoảng 312 triệu USD) [36].
- Inđônêxia: Sản lượng cá da trơn ở Inđônêxia tăng khá nhanh trong giai
đoạn 1999-2005, tốc độ tăng bình quân đạt 25%/năm để từ 27.350 tấn năm 1999
tăng lên 102.090 tấn vào năm 2005. Riêng sản lượng cá tra của Inđônêxia năm
2005 đạt 32.575 tấn, tăng 8.600 tấn so năm 2004 và chiếm 32% tổng sản lượng
cá da trơn cả nước.
Việc phát triển nuôi cá tra ở nước này đã gặp nhiều hạn chế. Theo nghiên
cứu của Didi Sadidi (1998) thì tổng nhu cầu về giống cá Pangasius
hypophthalmus ở miền nam Sumatra khoảng 2.000 con/tháng.
Tuy nhiên, nhu cầu con giống hàng năm có sự dao động và việc cung cấp
co giống phụ thuộc vào mùa vụ vì cá sinh sản chủ yếu vào mùa mưa. Tỷ lệ nở
của ấu trùng chỉ khoảng 10-20% [40].
Ngành Thủy sản Inđônêxia đặt mục tiêu 10,16 triệu tấn vào năm 2010,
tăng hơn 2 triệu tấn so với năm 2007. Vốn đầu tư ban đầu 333,5 triệu USD tập
trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy sản.
10

- Các nước Đông Nam Á khác: Do cùng có sông MêKông chảy qua Lào
và Myanma nên 2 nước này cũng có nhiều lợi thế nuôi cá tra. Tuy nhiên, mỗi
nước này cũng chỉ sản xuất trên dưới 5.000 tấn/năm [36].
1.2.2. Tình hình ương nuôi cá tra ở Việt Nam

1.2.2.1. Tình hình ương cá tra giống
Trước năm 1998, nghề ương cá tra giống chủ yếu tập trung ở 2 huyện: Huyện
Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp và huyện Tân Châu thuộc tỉnh An Giang. Nguồn
giống hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cá tra bột đánh bắt ở tự nhiên.
Thành công trong sinh sản nhân tạo cá tra ở năm 1998 đã tạo ra một bước ngoặc
quan trọng trong lĩnh vực sản xuất giống. Đến năm 2004, nguồn con giống phục vụ cho
nghề nuôi cá tra hoàn toàn được cung cấp từ sản xuất giống nhân tạo [30].
Bảng 1.4: Số cơ sở ương cá tra bột nhân tạo ở vùng ĐBSCL (2000- 7/2008).
TT Địa phương 2000 2001

2002

2003 2004 2005 2006 2007 7/2008
1 An Giang
3

3

19

24

25

545 616 1.031 1.041
2 Đồng Tháp
43

52


52

52

850

1.052 1.250 3.842 4.300
3 Cần Thơ
0

19

10

4

4

4 10 140 100

4 Vĩnh Long
0

8

8

10

10


8 40 71 94

5 Tiền Giang
0

0

0

2

2

2 43 43 43

6 Hậu Giang
0

0

0

0

0

0 3 3 3

7 Trà Vinh

0

0

0

0

0

6 10 16 21

8 Bến Tre
0

0

0

0

0

0 4 25 31


Tổng 46

82


89

92

891

1.617 1.976 5.171 5.633
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp & PTNT)

Qua bảng 1.4 cho thấy số lượng các cơ sở ương giống cá tra ở ĐBSCL tăng
nhanh liên tục trong giai đoạn 2001-2007, từ 82 cơ sở ở năm 2001 lên đến 5.171cơ
sở ở năm 2007, tăng gấp 63 lần; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là
80,76%/năm.
Đến năm 2008 số lượng cơ sở sản xuất giống là 5.633 cơ sở, tăng 1,09 lần so
với cả năm 2007. Số cơ sở sản xuất giống cá tra ở 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang
chiếm đến 94,24% tổng số cơ sở ở ĐBSCL. Giá cá tra bột liên tục giảm, từ 40
đ/con ở năm 2001, đến năm 2008 giá chỉ còn 0,7-1 đ/con. [27]
Tương ứng với sản lượng cá bột, sản lượng cá giống ở ĐBSCL cũng liên tục
tăng từ 32 triệu cá giống ở năm 2000, tăng lên 1.926 triệu cá giống ở năm 2007.
Các cơ sở sản xuất giống ở ĐBSCL thường thả ương 10-15 triệu cá
11

bột/năm và cung cấp cho thị trường với sản lượng giống trung bình là 1 triệu
con/năm. Diện tích trung bình các cơ sở ương dao động từ 3.000-5.000m
2
. Số đợt
sản xuất trung bình khoảng 6 đợt/năm. Tỷ lệ sống từ ương từ bột lên giống ở giai
đoạn đầu còn rất thấp, nhưng về sau do áp dụng khoa học tiên tiến vào thực thực tế
sản xuất nên tỷ lệ sống được nâng cao. Tỷ lệ sống bình quân từ 6,91% ở năm 2000 lên
35,29% vào năm 2005. [36]

Bảng 1.5: Sản lượng cá tra giống vùng ĐBSCL giai đoạn 2000- 7/2008.
TT Địa phương 2000 2001

2002

2003 2004 2005 2006 2007 7/2008
1 An Giang 2

2

17

24

28

103

79

270

*
2 Đồng Tháp 30

36

47

52


935

1.744

957

1.149

720

3 Cần Thơ -

19

9

4

3

50

100

350

79

4 Vĩnh Long -


6

7

10

8

6

29

54

*
5 Tiền Giang -

-

-

2

2

1

24


25

20

6 Hậu Giang -

-

-

-

-

-

5

20

40

7 Trà Vinh -

-

-

-


-

-

40

50

64

8 Bến Tre -

-

-

-

-

-

5

8

10

Tổng 32


63

80

92

975

1.904

1.239

1.926

933


Ghi chú: (*) : Không có số liệu báo cáo. (Nguồn: Bộ Nông Nghiệp & PTNT)
Do nhu cầu về con giống tăng cao ở giai đoạn 2006-2008 nên một số cở sở
sản xuất cá tra bột tranh thủ cơ hội, chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ những tiêu
chuẩn kỹ thuật bắt buộc và cuối cùng sản xuất ra những đàn cá giống kém chất
lượng, chống chịu kém với điều kiện môi trường, chậm lớn, một số đàn giống biểu
hiện sự suy thoái do cận phối. Do đó tỷ lệ ương từ bột lên giống trong giai đoạn này
chỉ dao động từ 16,32% đến 20% [36].
1.2.2.2. Tình hình nuôi cá tra thương phẩm
Nuôi cá tra ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ XX ở ĐBSCL,
ban đầu chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ;
các hình thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có.
Đến những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX, tình hình nuôi cá tra đã có
những bước tiến triển mạnh, các doanh nghiệp chế biến đã tìm được thị trường

xuất khẩu, đồng thời các Viện, Trường cũng đã nghiên cứu thành công và đưa ra
qui trình sản xuất con giống, qui trình nuôi thâm canh đạt năng suất cao,… ngay
sau đó đối tượng nuôi này được lan tỏa và đưa vào nuôi ở nhiều vùng miền trên
12

cả nước [36].
Sản lượng thủy sản của Việt Nam liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình
quân là 10,5%/năm ở giai đoạn từ năm 1990-2000 và tỷ lệ này tiếp tục tăng và
đạt tốc độ tăng trưởng là 12,1%/năm ở giai đoạn từ năm 2001-2005. Nếu như ở
năm 2000, sản lượng thủy sản nuôi chỉ chiếm 26,0% trên tổng sản lượng thủy sản
cả năm thì con số này đã lên đến 46,0% ở năm 2006. [36]
Bảng 1.6: Tình hình phát triển thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2009.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005 2006 2007 2008 2009(ước)
DT nuôi thủy sản
- DT nuôi cá tra
Ha
952.600

4.912,5
976.500
3.653,0
1.018.000
5.429,7
1.052.600
5.622,0
1.100.000
9.000,0
SL thủy sản

- SL nuôi trồng
- SL cá tra
Tấn 3.432.800
1.437.400
414.746
3.695.900
1.694.200
409.818
4.150.000
2.090.000
683.567
4.582.900
2.448.900
1.000.000
4.847.600
2.569.900
1.006.000
Giá trị xuất khẩu TS
Triệu
USD
2.741

3.364

3.800

4.600

4.200


(Nguồn: Cục Thống kê Việt Nam và Viện Kinh tế-Qui hoạch Thủy sản)

Một trong những khu vực có nhiều đóng góp quan trọng về sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu về thủy sản là vùng ĐBSCL. Do điều kiện tự nhiên thuận
lợi, nghề nuôi cá tra tại đây đã phát triển mang tính chất đột phá. Theo báo cáo
của Bộ thủy sản (2004) thì sản lượng thủy sản ở vùng ĐBSCL chiếm 55-60%
tổng sản lượng NTTS, chiếm hơn 60% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu và là
nơi sản xuất hầu hết số lượng cá tra cả nước [30].
Ở các tỉnh ở ĐBSCL như: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Sóc Trăng, Tiền Giang phong trào nuôi cá tra phát triển trong 8 năm trở lại đây.
Sản lượng cá tra của toàn vùng luôn chiếm trên 95% sản lượng cá da trơn của cả
nước. Vào năm 1997, diện tích nuôi cá tra của vùng này là 1.290 ha; đến năm
2002 nuôi cá tra đã phát triển với diện tích tăng lên 2.413,2 ha; tốc độ tăng
trưởng bình quân về diện tích giai đoạn 1997-2002 là 13,34%/năm. Tốc độ tăng
trưởng về sản lượng nuôi cá tra ao bình quân giai đoạn này là 32,23%/năm [36].
Đến năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792 ha, đến 2007 đã lên
tới 5.429 ha, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích trong giai đoạn 2003-
2007 là 18,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng ở giai đoạn này là 50,49%[36]
Mức độ thâm canh cũng được gia tăng theo tốc độ phát triển của diện tích và
13

sản lượng, nếu như ở năm 1997 năng suất nuôi cá ao chỉ đạt 17,5 tấn/ha, nhưng đã
tăng lên đến 125,5 tấn/ha (tăng gấp 7,18 lần) vào năm 2007 [36].
Ở thời điểm năm 2007, sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt ở khoảng 100
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường EU, Bắc Mỹ và Nga
là những thị trường lớn nhất.
EU
44%
Bắc Mỹ
9%

ASEAN
9%
Nga
13%
Ucraina
6%
Trung Quốc
5%
Ôxtralia
3%
Nước khác
11%

Hình 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo sản lượng năm 2007.
Phong trào nuôi cá tra, cá ba sa sôi động nhất vào năm 2008, làm cho tình
hình sốt đất bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu gia tăng, diện tích nuôi phát triển
một cách đột biến đã tạo nên sự khủng hoảng thừa cá nguyên liệu. Cá tra, cá ba
sa đã xuất khẩu đến 130 quốc gia và vùng lãnh thổ [12].
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
10,000
2005 2006 2007 2008 2009

Năm
Diệ n tíc h
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
sản lư ợ n g
Sản lượng (tấn) Diện tích nuôi (ha)

Hình 1.3: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam (2005-2009).
Ở thời điểm năm 2008, nếu so với thời điểm trước đó 10 năm thì tổng diện
tích nuôi cá tra đã tăng 6 lần (đạt khoảng 6.000 ha), tổng sản lượng cá tra thương
phẩm tăng 45 lần (từ 22.500 tấn lên 1.000.000 tấn), khối lượng cá tra filê xuất
14

khẩu nhảy vọt lên tới 55 lần (từ 7.000 tấn lên 386.870 tấn), giá trị xuất khẩu cá
tra tăng khoảng 50 lần (từ 19,7 triệu USD lên 979,0 triệu).
Nhưng do tình hình suy thoái kinh tế thế giới vào năm 2009, hoạt động
sản xuất và xuất khẩu (XK) cá tra rơi vào thế lận đận do ảnh hưởng bởi thị
trường xuất khẩu, giá cá không ổn định khiến người nuôi cá không có lãi, nông
dân “treo hầm”, không tiếp tục nuôi cá khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng
thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu [12].
Trước tình hình khó khăn trong việc nuôi trồng và xuất khẩu, Bộ
NN&PTNT đã xây dựng quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo điều
hành sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL nhằm chấn chỉnh công tác quy hoạch,
định hướng nghề sản xuất và tiêu thụ cá tra ở vùng ĐBSCL.

Nhờ chủ trương chấn chỉnh tình hình tiêu thụ cá tra của Chính phủ, những
tháng đầu năm 2010, giá cá tra đã nhích dần từ hơn 14.000 đ/kg lên 16.000 đ/kg,
tăng thêm gần 1.000 đ/kg so với cuối năm 2009. Cá tra lên giá trở lại do vào thời
điểm cuối năm, phần lớn người nuôi bị lỗ không nuôi trở lại nên thiếu nguyên
liệu, trong khi thị trường xuất khẩu đang chuyển biến tốt, nhất là khi Việt Nam
mở được thêm 17 thị trường xuất khẩu mới. Ngoài thị trường các nước EU, Mỹ
vẫn mạnh, thị trường Nga, Ucraina đang bắt nhịp trở lại [12].
Theo quy hoạch phát triển vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn phê duyệt thì tốc độ tăng trưởng diện tích trong vùng trong các năm tới
trung bình khoảng 4,2%/năm. Cụ thể đến năm 2010 diện tích nuôi cá tra của
vùng đạt 8.600 ha tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp là 2.300 ha, An Giang với
2.100ha. Đến năm 2015 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 11.000ha và đến năm
2020 là 13.000ha.
Như vậy, từ quy hoạch trên cho thấy diện tích nuôi cá tra sẽ tăng dần trong
thời gian tới và sản lượng nuôi đến năm 2020 sẽ có thể đạt 1,8 triệu tấn. Với sản
lượng như trên áp lực đối với môi trường ngày càng cao đặc biệt trong điều kiện
diện tích tăng trong thời gian tới chủ yếu sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đồi với
chất lượng nguồn nước cấp, đồng thời có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm tiêu thụ trong thời gian tới.

15

1.2.3. Tình hình nuôi cá tra thương phẩm ở An Giang
An Giang là một trong những tỉnh có phong trào ương nuôi cá tra phát
triển mạnh và cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của của tỉnh. Diện tích mặt
nước nuôi thủy sản từ 1995 đến 2005 tăng nhanh, bình quân hàng năm tăng 3%.
Đồng thời do thâm canh và và xã hội hóa công tác sản xuất giống cá nên giá trị
sản xuất ngành thủy sản bình quân hàng năm tăng 10,9% [34].
Bảng 1.7: Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở An Giang (2005-2009) .
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

DT nuôi thủy sản
- DT nuôi cá tra
Ha
1.836

815

1.909
807

3.030

1.394

2.777
1.199

2.506
1.118

- % diện tích nuôi cá tra % 44,4

42,3

46,1

43,2

44,6


SL nuôi thủy sản
- SL cá tra
Tấn
180.809

145.510

182.000
145.421

263.598

216.526

315.036
271.238

288.235
98.700

- % sản lượng cá tra % 80,5

79,9

82,1

86,1

34,2


Giá cá tra loại I
(thời điểm 01 tháng 10)
Đồng/kg 10.000

14.500

17.000

14.500

16.000

Giá xuất khẩu bình quân USD/kg 2,20

2,40

2,64

2,22

2,40

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh An Giang).

Qua bảng 1.7 cho thấy tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở An Giang có
những biến động lớn về diện tích nuôi và sản lượng.
Ở năm 2006, diện tích và sản lượng nuôi không phát triển do ở thời điểm
tháng 8/2005 Mỹ có lệnh cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam do nhiễm nhóm kháng
sinh Fluoroquinolones [33].
Sang năm 2007, nhờ công tác xúc tiến thương mại nên thị trương xuất

khẩu cá tra được mở rộng nên giá cá xuất khẩu gia tăng, kéo theo diện tích và
sản lượng nuôi phát triển mạnh.
Nhưng đến năm 2008 do khủng hoảng kinh tế của thế giới nên nhiều nước
nhập khẩu thủy sản đã giảm sản lượng tiêu thụ. Để xuất khẩu được sản phẩm nhiều
doanh nghiệp đã hạ giá bán cá tra fillet nên giá xuất bình quân chỉ được 2,22
USD/kg, do đó giá mua cá nguyên liệu của các doanh nghiệp cũng đã sụt giảm theo
giá xuất bán và đã dưới giá thành nuôi, dẫn đến nhiều hộ nuôi cá tra bị thua lỗ.
16

Cơn bão suy thoái kinh tế của thế giới tiếp tục kéo dài đến năm 2009 đã
ảnh hưởng lớn đến đầu ra các sản phẩm thủy sản, thị trường xuất khẩu thu hẹp
dẫn đến sản lượng nuôi cá tra của tỉnh sụt giảm tiếp tục và chỉ còn 98.700 tấn ở
năm 2009 (giảm 63,6% so với năm 2008).

0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Di ện tích
0
50,000
100,000
150,000

200,000
250,000
300,000
Sả n lượng
Sản lượng (tấn) Diện tích (ha)

Hình 1.4: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra của tỉnh An Giang (2005-2009)
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TRÊN CÁ DA TRƠN
Cá da trơn đã và đang được nuôi ở trình độ thâm canh cao ở nhiều quốc
gia tên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài những hiệu quả kinh tế- xã hội mà
nghề này mang lại, thì vấn đề bệnh và bệnh dịch gây tác hại cho người nuôi cá da
trơn đã được các nhà khoa học quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
được công bố về lĩnh vực này:
1.3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá da trơn ở thế giới
Bệnh do virus trên cá da trơn đã được phát hiện ở cá trê sông (Chanel
catfish virus disease - CCVD ) do do tác nhân Herpesvirus ictaluri. Trên cá nheo
đốm ( Ictalurus punctalus) cũng đã phát hiện virus thuộc giống Herpesvirus.
Virus này thuộc nhóm virus – ADN, có kích thước khoảng 90 – 100 nm. Bệnh
cấp tính thường xảy ra trên cá nheo hương và giống. Cá bị bệnh thường có dấu
hiệu: Bụng cá trướng to, mắt cá bị lồi ra khỏi tròng mắt, trên da và dây có hiện
tượng xuất huyết. Cá bệnh thường bơi trên tầng mặt và đầu cá nhô cao trên mặt
nước. Bệnh nặng có thể gây chết tới 100%. [8]
Bệnh do tác nhân vi khuẩn Pseudomonas spp. gây bệnh xuất huyết được
tìm thấy ở cá chình Châu Âu ( Anguilla anguilla) và cá chình Nhật Bản (Anguilla

×