Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

KỸ THUẬT NUÔI LỒNG cá BIỂN và tác ĐỘNG của VIỆC sử DỤNG THỨC ăn NUÔI cá lên môi TRƯỜNG ở VÙNG BIỂN vân đồn, QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ MAI
KỸ THUẬT NUÔI LỒNG CÁ BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ
DỤNG THỨC ĂN NUÔI CÁ LÊN MÔI TRƯỜNG Ở VÙNG BIỂN
VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha Trang - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ MAI
KỸ THUẬT NUÔI LỒNG CÁ BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ
DỤNG THỨC ĂN NUÔI CÁ LÊN MÔI TRƯỜNG Ở VÙNG BIỂN
VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 60 62 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
T.S LÊ ANH TUẤN
Nha Trang - 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu thu được trong quá trình điều tra là hoàn toàn
đúng với thực tế và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này là đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi đến Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa nuôi trồng thủy sản,
Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học Trường Đại học Nha Trang sự kính trọng và


lòng tự hào được học tập tại trường trong thời gian qua.
Xin Bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy hướng dẫn - Tiến sỹ Lê Anh Tuấn
đã dành cho tôi sự nhiệt tình, những lời động viên, sự dẫn dắt tôi trong suốt thời gian
tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Dự án Hỗ trợ phát triển Nuôi trồng Thủy sản SUDA,
đã hỗ trợ kinh phí cho tôi trong suốt khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Cơ quan
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập và
nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến gia đình là chỗ dựa tinh thần và tiếp sức cho tôi
hoàn thành chương trình học tập cũng như việc nghiên cứu thực hiện đề tài.
Nha Trang, ngày 10 tháng 10 năm 2010.
Học viên
Nguyễn Thị Mai
iii
DANH MỤC CÁC CÁC TỪ VIẾT TẮT
We
Ws
DGR (g/ngày)
DGC (%/ngày)
FCR
FCRaf
SR (%)
FI
d
N
Nts
FAO
đ
VNĐ
(End Weight) Khối lượng cá khi kết thúc thời gian theo dõi

(Start Weight) Khối lượng cá khi bắt đầu theo dõi
(Daily Growth Rate)Tốc độ sinh trưởng hàng ngày
(Daily Growth Coefficient) Hệ số sinh trưởng hàng ngày
(Feed Conversion Ratio) Hệ số chuyển hoá thức ăn
(Feed Conversion Ratio) Hệ số chuyển hoá thức ăn theo chất khô
(Survival Rate) Tỷ lệ sống
(Based Feed Intake) Lượng thức ăn cá ăn vào
Thời gian theo dõi tính theo ngày
Nitơ
Nitơ tổng số
Food and Agriculture Organization
đồng
Việt Nam Đồng
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Nuôi cá biển lồng bè trên thế giới 3
1.2 Nghề nuôi cá biển lồng bè ở Việt Nam 4
1.3 Sơ lược một vài đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi chính 6
1.3.1 Cá song chấm nâu 6
1.3.2. Cá giò 7
1.3.3 Cá hồng mỹ 8
1.4. Tình hình nghiên cứu tác động của việc nuôi lồng lên môi trường xung quanh 9

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 12
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 12
2.3. Sơ đồ khối nghiên cứu: 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu 13
2.4. 1 Tình hình nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn 13
2.4. 2 Kỹ thuật nuôi lồng cá biển tại Vân Đồn, Quảng Ninh 13
2.4.3 Tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân Đồn 13
2.4.3.1 Tỷ lệ cá tạp trong nuôi cá lồng biển ở Vân Đồn 13
2.4.3.2 Sinh trưởng của cá 13
2.4.3.3 Tác động của việc cho cá ăn lên môi trường nuôi 13
2.4.4 Phương pháp đo các thành phần sinh hóa 14
2.4.4.1 Các yếu tố môi trường pH, nhiệt độ (0C), độ mặn (ppt): 14
2.4.4.2 Ni-tơ tổng số trong thức ăn và trong cá nuôi 14
2.4.4.3 Ni-tơ tổng số mẫu nước và mẫu chất đáy 14
2.4.5 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động nuôi cá biển ở Vân Đồn14
v
2.5 Các chỉ tiêu đánh giá 15
2.5.1 Đánh giá kỹ thuật 15
2.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế 15
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
3.1 Tình hình nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, Quảng Ninh 16
3.1.1 Vùng nuôi 16
3.1.2 Đối tượng nuôi 16
3.1.3 Năng suất, sản lượng và số ô lồng nuôi cá 19
3.2 Kỹ thuật nuôi lồng cá biển 21
3.2.1. Vị trí nuôi: 21
3.2.2 Lồng, bè nuôi cá 22
3.2.3 Nguồn giống 23
3.2.4 Mùa vụ nuôi và thu hoạch 25

3.2.5 Chọn cá giống và thả cá giống 26
3.2.6 Kích cỡ và mật độ thả giống 26
3.2.7 Thức ăn cho cá 28
3.2.7.1 Loại thức ăn 28
3.2.7.2. Nguồn gốc thức ăn 28
3.2.7.3 Tỷ lệ cá tạp trong đánh bắt 28
3.2.7.4 Biến động nguồn thức ăn trong nuôi cá ở Vân Đồn 29
3.2.8. Kỹ thuật bảo quản thức ăn 30
3.2.9. Kỹ thuật cho cá ăn 30
3.2.10 Quản lý và chăm sóc 32
3.2.11 Phát hiện bệnh trên cá và phương pháp phòng trị 35
3.3 Tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân Đồn. 37
3.3.1 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi các loài cá chính 37
3.3.1.1 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá cá song chấm nâu 37
3.3.1.2 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá cá giò 38
3.3.1.3 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá hồng mỹ 39
3.3.1.4 So sánh việc sử dụng cá tạp trong nuôi cá song chấm nâu, cá giò và cá
hồng mỹ 40
3.3.2. Sinh trưởng của cá 41
vi
3.4 Tác động của việc cho cá ăn lên môi trường nuôi trong nuôi cá 42
3.5. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động nuôi cá
biển ở Vân Đồn 46
3.5.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế ở cấp độ hộ 46
3.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội ở cấp độ ngành 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 51
KẾT LUẬN 51
ĐỀ XUẤT 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tỷ lệ % lồng nuôi cá biển ở Vân Đồn 17
Bảng 3.2 Diện tích và sản lượng cá lồng nuôi biển từ năm 2005 đến 2009 ở Vân Đồn 19
Bảng 3.3 Sản lượng, giống thả nuôi, số ô lồng và số hộ nuôi cá biển toàn tỉnh Quảng
Ninh từ 2007 đến 2009 20
Bảng 3.4 Nhiệt độ và độ muối tại Vân Đồn qua các tháng trong năm 2010 21
Bảng 3.5 Các loại lồng nuôi cá ở Vân Đồn 22
Bảng 3.6 Tỷ lệ % về nguồn gốc cá giống tại các hộ nuôi ở Vân Đồn 24
Bảng 3.7 Mật độ nuôi một số loài cá biển chính nuôi lồng (3 x 3 x 3m) ở Vân Đồn 26
Bảng 3.8 Thành phần thức ăn trong nuôi các đối tượng cá biển chính ở Quảng Ninh . 37
Bảng 3.9 Thành phần Protein theo vật chất khô của cá tạp 37
Bảng 3.10 Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá 41
Bảng 3.11 Hàm lượng Ni-tơ tổng số phóng thích vào môi trường trong nuôi lồng cá
biển ở Vân Đồn 43
Bảng 3.12 Hàm lượng Ni-tơ tổng số của chất nước và chất đáy trong lồng nuôi cá 44
Bảng 3.13 Hiệu quả kinh tế trong nuôi cá song 47
Bảng 3.14 Hiệu quả kinh tế trong nuôi cá giò 47
Bảng 3.15 Hiệu quả kinh tế trong nuôi cá hồng mỹ 47
Bảng 3.16 So sánh hiệu quả kinh tế trong nuôi các đối tượng 47
Bảng 3.17 Ước tính lợi nhuận cho toàn huyện đến 12/2011 49
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Cá song chấm nâu Epinephelus coioides 6
Hình 1.2 Cá giò Rachycentron canadum 7
Hình 1.3 Cá hồng mỹ Sciaenops ocellatus (Linné, 1766 ). 8
Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu 12
Hình 3.1 Vị trí huyện Vân Đồn 16

Hình 3.2 Tỷ lệ % số hộ tham gia nuôi cá ở Vân Đồn 17
Hình 3.3 Tỷ lệ % lồng nuôi cá biển ở Vân Đồn 18
Hình 3.4 Diện tích và sản lượng cá lồng nuôi biển từ năm 2005 đến 2009 ở Vân Đồn 19
Hình 3.5 Sản lượng, giống thả nuôi, số ô lồng và số hộ nuôi cá biển toàn tỉnh Quảng
Ninh từ 2007 đến 2009 20
Hình 3.6 Lồng bè nuôi cá biển ở Vân Đồn 23
Hình 3.7 Tỷ lệ % về nguồn gốc cá giống tại các hộ nuôi ở Vân Đồn 24
Hình 3.8 Mật độ nuôi một số loài cá biển chính nuôi lồng (3 x 3 x 3m) ở Vân Đồn 27
Hình 3.9 Cá giò cỡ 8 – 12cm 27
Hình 3.11 Sơ đồ biến động cá tạp theo thời gian trong năm 29
Hình 3.12 Bảo quản thức ăn cho cá nuôi bằng thùng xốp có ướp đá 30
Hình 3.13 Cá tạp được xảy nhuyễn và ướp vào bao nylong để cho cá ăn trong ngày 31
Hình 3.14 Cho cá ăn giò qua lỗ thủng trên miệng lồng 32
Hình 3.15 Cho cá song ăn ở Vân Đồn 32
Hình 3.16 Giặt lồng bằng thanh gỗ 33
Hình 3.17, 3.18 Rác bẩn trong lồng và xung quanh lồng nuôi cá 34
Hình 3.19 Cá song bị bệnh lở loét 36
Hình 3.20 Tỷ lệ cá tạp trong nuôi cá song 38
Hình 3.21 Tỷ lệ cá tạp trong nuôi cá giò 39
Hình 3.22 Tỷ lệ cá tạp trong thức ăn của cá hồng mỹ 39
Hình 3.23 So sánh tỷ lệ cá tạp xuất hiện trong thức ăn của cá song, giò, hồng mỹ 40
Hình 3.24 Biến động hàm lượng Ni-tơ tổng số của chất nước trong các lồng nuôi cá . 44
Hình 3.25 Biến động hàm lượng Ni-tơ tổng số của chất đáy trong các lồng nuôi cá 45
Hình 26, 27 Rác bẩn và dầu loang xung quanh khu vực nuôi cá ở Cái Rồng 46
Hình 3.28 So sánh hiệu quả kinh tế trong nuôi các đối tượng 48
1
MỞ ĐẦU
Nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, Quảng Ninh đang phát triển với tốc độ
nhanh, hàng năm tạo ra lượng sản phẩm lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Chỉ
tính riêng năm 2007, vùng đã sản xuất được 1855 tấn cá từ nuôi lồng, chiếm 74,2%

tổng sản lượng toàn tỉnh, cùng với đó đã thu hút và giải quyết việc làm cho hàng nghìn
lao động trong vùng [6].
Từ năm 1996, khi mới bắt đầu phát triển, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên
các hộ nuôi thu lợi nhuận lớn, do đó thúc đẩy số hộ nuôi phát triển và tăng nhanh số
lồng bè nuôi, nhiều ngư dân chuyển từ khai thác sang nuôi thủy sản. Từ đó góp phần
chuyển dịch cơ cấu nghề cá của huyện theo hướng giảm áp lực khai thác ven bờ, tăng
tỷ trọng nuôi và dịch vụ, làm thay đổi rõ rệt đời sống, giảm tỷ lệ đói nghèo trong cộng
đồng ngư dân.
Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, đến nay những thuận lợi cũng như khó
khăn, hạn chế đối với việc duy trì sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá lồng bè ở
Vân Đồn đã dần bộc lộ và ngày càng rõ rệt. Cùng với việc tăng nhanh lồng bè nuôi
trên diện tích mặt nước, kỹ thuật nuôi còn hạn chế và thói quen sử dụng thức ăn là cá
tạp, cá có giá trị kinh tế thấp trong nuôi cá đã không những làm giảm nguồn lợi tự
nhiên mà còn có thể gây ô nhiễm đến môi trường nước. Đây cũng đang là vấn đề
chung của toàn cầu. Theo thống kê của Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản
ở châu Á - Thái Bình Dương (NACA), trong những năm qua, việc phát triển nghề nuôi
cá biển đã kéo theo nhu cầu sử dụng các loại cá tạp vào mục đích làm thức ăn cho cá
nuôi gia tăng, ước tính khoảng 5 – 10 triệu tấn/năm [26]. Ở nước ta hiện nay, đa số
ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển đều sử dụng nguồn cá tạp làm thức ăn trong nuôi
trồng thủy sản. Tổng sản lượng cá tạp sử dụng trực tiếp làm thức ăn trong nuôi trồng
thủy sản trong cả nước, ước tính 202.086 tấn/năm [13]. Để giải quyết khó khăn này,
nhiều chủ trương và chính sách của Nhà nước đang được đưa ra để thực hiện mục tiêu
giảm sử dụng cá tạp trong nuôi biển.
Nhằm góp phần cung cấp thêm thông tin cũng như làm căn cứ khoa học cho
những nghiên cứu sau này liên quan đến lĩnh vực nuôi lồng cá biển tại Vân Đồn, tôi
thực hiện đề tài: Kỹ thuật nuôi lồng cá biển và tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi
cá lên môi trường ở vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh.
2
Mục tiêu chính của đề tài: tìm hiểu kỹ thuật nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, qua
đó xác định tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân

Đồn.
Đề tài chủ yếu đi sâu vào các đối tượng cá biển nuôi chính (cá song chấm nâu,
cá giò và cá hồng mỹ) với các nội dung sau:
1) Tình hình nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, Quảng Ninh
2) Kỹ thuật nuôi lồng cá biển tại Vân Đồn
3) Tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân
Đồn, Quảng Ninh
4) Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động nuôi cá
biển ở Vân Đồn
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Về mặt khoa học, nghiên cứu này góp phần làm cơ sở khoa học cho các nghiên
cứu về kỹ thuật nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn. Đề tài ước tính hàm lượng Ni-tơ thải do
sử dụng thức ăn trong nuôi cá biển nhằm đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường ở
vùng biển Vân Đồn. Từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan tới việc quản lý và sử
dụng thức ăn trong nuôi lồng cá biển cho vùng, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển
nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn nói riêng và nghề nuôi cá biển của nước ta nói chung
theo hướng ngày càng bền vững.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Nuôi cá biển lồng bè trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây, nghề nuôi cá biển ở khu vực Đông Nam Á phát
triển rất mạnh ở nhiều vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Philippin, Indonexia, Đài Loan,
Malaysia, Trung Quốc Trong đó Indonexia là nước đi đầu về tổng sản lượng nuôi
lồng cá biển, với 381.485 tấn vào năm 1991; Philippin đứng vị trí thứ 2 với 282.119
tấn, tiếp đến Thái Lan 93.060 tấn, Malaysia 11.575 tấn và cuối cùng Việt Nam 123 tấn
[28].
Nuôi biển là một ngành mới nhưng phát triển nhanh chóng vì sản phẩm của
nuôi biển có giá trị cao hơn các sản phẩm thủy sản từ các ngành khác. Sản lượng thủy
sản cung cấp cho tiêu dùng năm 1994 là 80 triệu tấn trong đó khai thác hải sản chiếm

52 triệu tấn (65%), nuôi trồng 21,0 triệu tấn (26,2%). Theo FAO (2007), đến năm 2010
tổng sản phẩm thủy sản cung cấp cho tiêu dùng ước khoảng 120 triệu tấn, trong đó sản
phẩm do nuôi trồng là 39,0 triệu tấn (32%). Như vậy, trong những năm tới thế giới sẽ
hạn chế sản lượng từ khai thác hải sản mà tập trung đẩy nhanh sản lượng thủy sản từ
nuôi trồng.
Theo dự báo của FAO, cơ cấu nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 1994 chiếm
61% nhưng năm 2010 còn lại 51%, trong khi đó nuôi cá biển từ 2% năm 1994 sẽ tăng
lên 8% trong năm 2010.
Cùng với xu hướng trên, hiện nay nuôi thuỷ sản lồng bè, mà đặc biệt là nuôi cá
lồng trên biển đã và đang phát triển nhanh chóng và được coi như một giải pháp quan
trọng nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng của người
tiêu dùng. Đến nay có hàng trăm quốc gia sử dụng hệ thống nuôi thuỷ sản lồng bè tận
dụng từ các mặt nước như hồ, đập, sông và vùng ven biển. Theo FAO (2007), tổng sản
lượng nuôi thuỷ sản lồng bè ước tính năm 2005 của một số nước có nghề nuôi cá lồng
bè phát triển như sau: Thuỵ Điển 652.306 tấn, Chi Lê 588.060 tấn, Nhật 272.821 tấn,
Anh 135.253 tấn, Việt Nam 126.000 tấn, Canada 98.441 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ 78. 924 tấn.
Nhìn chung Việt Nam vẫn là một trong số những nước phát triển khá chậm
nghề nuôi lồng cá biển. Nghề này ở nước ta vẫn chưa phát triển theo hướng công
4
nghiệp hiện đại và mới được xem như là tận dụng mặt nước nuôi phong phú, đa dạng
hình thức canh tác để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Nhật Bản nuôi từ năm 1930, chủ yếu nuôi cá cam, cá tráp đỏ . Ở các nước Châu
Mỹ nuôi từ thập kỷ 50, thường nuôi cá hồi, cá nheo
Những năm gần đây Na Uy có tốc độ phát triển nuôi cá biển lồng bè nhanh
nhất, chủ yếu nuôi cá hồi đại dương, sản lượng cá nuôi từ 10 vạn tấn (1982) lên 20 vạn
tấn (1994) và 29 vạn tấn (1996), giá trị sản lượng nuôi cá lồng trên biển lên tới 3 tỷ
USD. Ở nước này đã giải quyết hoàn chỉnh được những vấn đề khó khăn lớn trong
công nghệ chế tạo cỡ lồng lớn, với ưu điểm vật liệu nhé, giá thành thấp, có sức chống
chịu với mức sóng biển 7 – 10m.
Ở Trung Quốc mới bắt đầu nuôi từ thập kỷ 70, năm 2001 đã có 20 vạn lồng

nuôi, sản lượng cá lồng biển 339.000 tấn [8].
1.2 Nghề nuôi cá biển lồng bè ở Việt Nam
Là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ sản biển, trong những năm
qua nghề nuôi biển của Việt Nam đã có những bước phát triển không chỉ về diện tích,
số lồng nuôi mà sản lượng nuôi biển cũng không ngừng được tăng lên. Diện tích mặt
biển có thể đưa vào quy hoạch nuôi biển năm 1994 lên tới 460,000 ha [1]. Ngành thủy
sản nước ta đã đề ra mục tiêu, phấn đấu đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về biển,
giàu lên từ biển; phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP và 55-60% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước [36]
Ở nước ta từ năm 1990 đến nay, do nhu cầu thị trường, nghề nuôi lồng cá biển
có xu thế tăng nhanh ở các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên [17]. Các loài cá
biển nuôi phổ biến như cá song, cá giò, cá hồng, cá vược, cá cam, cá đối mục, cá tráp,
cá hường, cá chim biển Khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh thuộc các vùng có số lường
bè cá nhiều nhất, tính đến giữa năm 1995, tổng số lượng bè cá ở khu vực này có
khoảng 300 – 400 ô lồng. Khu vực biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có
khoảng 200 ô lồng và khu vực Đông Tây Nam Bộ có trên 100 ô lồng [22]. Năm 2003,
cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển [15]. Năm 2005 cả nước có 16.319 ô lồng
nuôi cá biển, đạt 3.508 tấn, tốc độ tăng số lồng 73%/năm và sản lượng 83%/năm [25]
Nuôi lồng cá biển ở nước ra đang phát triển nhanh chóng và được coi như một
giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng sản phẩm thuỷ sản ngày càng
tăng của người tiêu dùng. Hiện nay khả năng cung ứng thủy sản của cả nước vào
5
khoảng 8kg/đầu người/năm. Mục tiêu phấn đấu tăng gấp đôi 16kg/đầu người/năm vào
năm 2010 thì sản lượng thủy sản có giá trị cao hàng năm cần có để tiêu thụ cho hơn 80
triệu dân là 1,3 triệu tấn thành phẩm [3]. Tuy nhiên, nghề nuôi lồng cá biển nước ta
còn chậm phát triển, mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch nên diễn ra tình
trạng môi trường nuôi bị ô nhiễm, do có một số vùng nuôi tập trung mật độ cao và sử
dụng cá tạp làm thức ăn.
Theo đánh giá của FAO, nghề nuôi cá lồng biển của Việt Nam còn non trẻ so
với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chúng ta có đầy đủ tiềm năng để

phát triển nghề này [17]. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.600 km, dọc ven biển
có nhiều eo, vịnh kính gió, có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho nuôi trồng, đặc biệt là khu vực Vịnh Hạ Long, vùng biển từ Nha Trang đến
Phan Thiết và vùng biển phía Tây Nam Bộ là những vùng biển có tiềm năng rất lớn
cho nuôi cá lồng biển [17]. Việc phát triển nuôi lồng trên biển chỉ thích hợp cho các
khu vực thuộc đầm phá, vũng vịnh, là những nơi ít chịu tác động của sóng gió so với
vùng biển mở. Các vùng thích hợp cho nuôi lồng là Vịnh Hạ Long, vùng biển miền
Trung từ Thừa Thiên – Huế đến Ninh Thuận. Đây là nhưng nơi có đầm phá, vũng vịnh
thuận lợi cho việc nuôi biển [36].
Biển Vân Đồn nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long, có diện tích tự nhiên 59.676
ha với gần 600 hòn đảo lớn và nhỏ, trong đó có hơn 20 hòn đảo có người ở, lớn nhất là
đảo Cái Bầu rộng 17.212 ha. Ngoài ra, vùng còn có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, có bờ
biển khúc khuỷu và các hòn đảo lớn nhỏ tạo ra các eo vịnh nông kín sóng gió, rất
thuận lợi cho việt phát triển nuôi cá biển theo phương thức lồng bè.
Nghề nuôi thuỷ sản lồng bè ở Vân Đồn bắt đầu từ năm 1996, nuôi với quy mô
nhỏ lẻ tại một vài hộ gia đình ở thị trấn Cái Rồng, sau đó mở rộng ra toàn huyện,
nhưng tập trung với mật độ cao hơn ở các xã Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Bản
Sen, Đông Xá và thị trấn Cái Rồng [18].
Xác định được tiềm năng của đất nước và định hướng phát triển cho mục tiêu
nâng cao sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu thuỷ sản, hiện nay Nhà nước ta đang đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích
phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo (Quyết định số 126/2005/QĐ-
TTg) và quy hoạch các vùng nuôi biển.
6
Với tiềm năng và lợi thế của vùng ven biển nước ta, nếu được đầu tư đúng mức,
ngư dân và các cơ sở sản xuất tiếp nhận được kỹ thuật nuôi tiên tiến và khi đã hoàn
toàn chủ động được khâu sản xuất nhân tạo giống cá biển thì nghề nuôi cá lồng biển
của Việt Nam sẽ có những bước nhảy vọt, tạo việc làm và tăng thu nhập cho đông đảo
ngư dân vùng ven biển, đem lại nguồn hàng xuất khẩu lớn cho đất nước [22].
Ở khu vực miền Bắc nước ta, đặc biệt là Quảng Ninh và Hải phòng, các loài cá

song, cá giò, cá hồng, cá tráp vây vàng là những đối tượng đang được nuôi phổ biến
trong các lồng bè của ngư dân. Đây là những loài cá có giá trị kinh tế cao, tốc độ sinh
trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng rãi, dễ nuôi, phù hợp với qui mô hộ gia đình
cũng như nuôi công nghiệp. Trong đó, cá song và cá giò được xem là những đối tượng
nuôi đóng góp sản lượng chủ yếu cho nghề cá biển.
1.3 Sơ lược một vài đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi chính
1.3.1 Cá song chấm nâu (Epinephelus coioides)
- Vị trí phân loại :
Ngành:
Lớp:
Bộ:
Họ:
Giống:
Loài:
Chrodata,
Osteichthyes
Perciformes
Serranidae
Epinephelus
Epinephelus coioides (Hamilton, 1822).
Hình 1.1 Cá song chấm nâu Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) [29].
Cá song chấm nâu thuộc loài cá biển, sống đáy, phần lớn sống vùng rạn san hô.
Phân bố vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: vùng Biển Đỏ ở phía nam Durban, Nam
Phi và phía đông giáp Palau và Fiji, phía bắc quần đảo Ryukyu, phía nam đến biển
Arafura và Australia. Chiều dài thân 120cm. Khối lượng lớn nhất có thể đạt 15kg. Độ
7
tuổi lớn nhất có thể 22 tuổi. Độ tuổi tham gia sinh sản trung bình 1,4 – 4,4 năm tuổi.
Cá song chấm nâu có tập tính dinh dưỡng ăn cá nhỏ, tôm, và cua [29].
1.3.2. Cá giò
- Vị trí phân loại

Ngành:
Lớp:
Bộ:
Họ:
Giống:
Loài:
Chordata
Osteichthyes
Perciformes
Rachycentridae
Rachycentron
Rachycentron canadum (FAO, 1974).
Hình 1.2 Cá giò Rachycentron canadum (FAO, 1974).
Cá giò có màu màu nâu đen tối, màu nâu và trắng theo chiều ngang bụng. Màu
đen hai bên lưng rất rõ rệt ở giai đoạn cá bé, nhưng có xu hướng nhạt dần ở giai đoạn
cá trưởng thành. Cơ thể thuôn dài, hình trụ nhỏ, đầu rộng, miệng lớn, có răng hàm ở
bên trong và trên vòm miệng, lưỡi. Vây lưng đầu tiên với 7-9 (thường là 8) ngắn
nhưng cứng, có 28 - 33 tia. Vây lưng dài, tia vây thứ nhất dài hơn ở cá trưởng thành.
Vây ngực nhọn. Vây hậu môn tương tự như vây lưng, nhưng ngắn hơn; 1-3 gai, 23-27
tia. Cá trưởng thành vây đuôi có hình thùy trên dài hơn thùy dưới (vây đuôi
tròn ở cá bé) [30].
Cá giò là loài cá nổi, phân bố rộng, xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới đến cận
nhiệt đới, tới những vùng nước ấm của vùng biển nhiệt đới [38].
Ở Đại Tây Dương, chúng thường xuất hiện từ Massachusetts và Bermuda tới
Rio de la Phala, Argentina. Cá giò từ vùng biển phía Bắc Vịnh Mexico di cư tới vùng
biển phía Nam Florida, chúng sống ở đó suốt mùa hè,mặc dù vậy đôi khi vẫn tìm thấy
chúng xuất hiện ở phía Bắc của vùng này trong năm [43].
8
Cá giò cũng phân bố vùng biển thuộc Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương,
chúng phân bố từ vùng biển Hokkaio Nhật Bản tới Austraylia và Ấn Độ, nhưng không

xuất hiện ở vùng Thái Bình Dương.
Cá giò có đội dài toàn thân lớn nhất là 200 cm, trọng lượng tối đa: 68,0 kg tối
đa, độ tuổi cao nhất 15 năm. Môi trường sống nơi đáy là bùn, cát và đáy sỏi; trên các
rạn san hô. Ăn cua, cá, và mực. Đẻ trứng trong những tháng ấm ở Đại Tây Dương phía
tây [29].
1.3.3 Cá hồng mỹ
- Vị trí phân loại:
Ngành:
Lớp:
Bộ:
Họ:
Giống:
Loài:
Chordate
Osteichthyes
Perciformes
Sciaenidae
Sciaenops
Sciaenops ocellatus (Linné, 1766 ).
Hình 1.3 Cá hồng mỹ Sciaenops ocellatus (Linné, 1766 ) [19].
Cơ thể có hình thon dài, thân hơi tròn lưng có gồ cao lên, vẩy lược lớn vừa và nhỏ.
Phân bố: Cá hồng mỹ phân bố rộng muối, rộng nhiệt phân bố ở vịnh Mêhicô và
vùng duyên hải Tây - Nam nước Mỹ. Một số năm trở lại đây đối tượng này đã được
nhập cư vào các nước trong khu vực châu Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam
và nhanh chóng trở thành một đối tượng kinh tế khá quan trọng trong khu vực. Họ cá
9
này cũng được tìm thấy ở các vùng nước đại dương ôn đới và nhiệt đới. Chúng sống
đáy vùng ven bờ, vùng đá ngầm ven bờ, nơi có dòng nước ấm. Cũng có thể thấy chúng
sống ở các vùng đáy cát, đá cứng, vùng hỗn hợp bùn cát hoặc vùng đá san hô chết.
Phân bố ngang thì chúng sống từ đáy ven bờ cho đến các rạn đá hoặc bãi san hô chết ở

độ sâu tới 50-60m nước. Cũng có loài, ban đầu ở các vùng cửa sông, phát triển lớn hơn
chuyển ra các vùng nước sâu hơn, có khi tới độ sâu 150m nước.
Tập tính sống: Cá hồng mỹ sống thành đàn, phân bố phạm vi rộng, khi trưởng
thành thường đi đến những vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh sản. Nhiệt độ từ
10 - 30oC, thích hợp nhất là từ 18 - 25oC. Cá hồng mỹ có thể sinh sống ở cả nước ngọt,
nước lợ và nước mặn.
Đặc điểm dinh dưỡng: Cá hồng mỹ là loài cá dữ, ăn đáy, chúng chủ yếu dinh
dưỡng bằng các loại động vật không xương sống như thân mềm (mollusca), giáp xác
(crustacea ), Giun nhiều tơ (polychaeta) và các loại cá nhỏ Cá hồng mỹ cũng như
hầu hết các loài cá biển khác, Thời kỳ ấu trùng của chúng thức ăn đầu tiên đều là động
vật phù du như: luân trùng (brachionus plicatilis), chân chèo biển (copepoda). ấu
trùng khi đạt chiều dài cơ thể lớn hơn 4 mm thức ăn ưa thích là rotifera, và còn tiếp
tục đến sau 30 ngày kể từ khi nở. Khi ấu trùng có chiều dài đạt 12mm thường ăn
copepoda như: tigriopus, arcatia, oithoina, paracalanus .
Đặc điểm sinh trưởng: Tốc độ tăng trưởng của cá hồng mỹ phụ thuộc rất lớn
vào khu vực nuôi, tại các trang trại ở Florida và vịnh Mexico cá Hồng mỹ có thể đạt 1-
2 kg trong thời gian 14 - 22 tháng, nhưng nếu như nuôi trong khu vực nhiệt đới thì tốc
độ tăng trưởng của nó sẽ tăng lên rất nhiều.
1.4. Tình hình nghiên cứu tác động của việc nuôi lồng lên môi trường xung quanh
Tác động ngày càng quan trọng trong nuôi cá thâm canh là hiện tượng phú
dưỡng của các thủy vực xung quanh các lồng nuôi. Chất thải của cá kết hợp với các
chất dinh dưỡng có được từ sự phân hủy thức ăn dư thừa đã tạo ra một môi trường lý
tưởng cho sự xuất hiện thủy triều đỏ. Tại Scotland, 50.000 tấn chất thải được tạo ra từ
lồng nuôi cá hồi phóng thích trực tiếp ra biển, tương đương với việc thải nước thải của
khoảng ba phần tư dân số Scotland. Khi tảo phát triển mạnh rồi chết, sự phân hủy tảo
chết sẽ tiêu tốn nhiều oxy. Ngoài ra, một số tảo có thể là tảo độc (Harmful algae) gây
hại cho vật nuôi ngay khi chúng chưa chết. Bên cạnh các loài thực vật phù du có lợi do
là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nhưng cũng có một số loài tảo độc hai có thể gây
10
độc cho các sinh vật biển khác và con người. Các gai của một số tảo silic (ví dụ như

Chaetoceros concavicornis) có thể ảnh hưởng tới mang cá, làm giảm sinh trưởng hoặc
thậm chí gây tử vong [53]. Quan trọng hơn, sự nở hoa (“thủy triều đỏ”) của một số loài
như Chattonella marina thường tạo ra các độc tố sinh học có thể giết chết các sinh vật
khác. Neurotoxins sản xuất bởi một số loài tảo có thể tập trung ở bọn hai mảnh vỏ như
vẹm và sò, có thể ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu thụ [41].
Cá là thực phẩm có ít chất béo và được coi là một thay thế lành mạnh cho các
loại thịt khác, nhưng người tiêu dùng không thể bỏ qua các nguy cơ sức khỏe tiềm
năng của các loài nuôi, giống như họ không thể bỏ qua những rủi ro liên quan đến vật
nuôi trên cạn. Ngoài ra, bọn hai mảnh vỏ bị nhiễm tảo độc, các thủy sản nuôi có thể
gây ra mối quan tâm khác như sự lan truyền bệnh. Hầu hết các tác nhân gây bệnh cá
không gây hại đến con người, nhưng một số tác nhân gây bệnh như vi khuẩn
Streptococcus có thể ảnh hưởng đến con người [46]. Các mức cao của chất kháng sinh
và các thành phần công nghệ di truyền trong thức ăn cho cá (ví dụ như các chất phụ
gia đậu nành) cũng có thể gây ra rủi ro.
Nuôi cá hiện phụ thuộc vào thức ăn là cá tự nhiên vì bột cá và dầu cá từ đàn
giống tự nhiên là các thành phần chính của thức ăn tổng hợp nhân tạo (thức ăn thủy
sản) [38]. Vì thế, người ta có thể lập luận rằng, nuôi trồng thủy sản không thể thay thế
khai thác thủy sản, trừ khi chỉ có cá ăn thực vật và bọn ăn lọc được nuôi. Tuy nhiên,
nguồn gốc của bột cá là cá biển khơi như cá menhaden và cá thu, các loài thông
thường không được tiêu thụ bởi con người. Bột cá còn có thể đến từ phụ phẩm khai
thác mà nếu không sử dụng chúng sẽ bị loại bỏ như chất thải.
Khi trang trại càng thâm canh thì càng phát triển theo hướng gia tăng sử dụng
thức ăn thủy sản thâm canh. Khoảng 31 triệu tấn của tổng sản lượng thủy sản khai thác
của thế giới được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi mỗi năm, 15% trong số đó là được sử
dụng làm thức ăn cho nuôi thủy sản. Thức ăn thường được tổng hợp theo công thức
nhằm đảm bảo hiệu suất chuyển đổi cao. Nói chung, động vật thủy sản có hiệu quả
chuyển hóa thức ăn tốt hơn so với động vật trên cạn. Với những thực tế này, chiến
lược của việc dùng cá để nuôi cá có vẻ hợp lý, tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ có một vài
phần trăm thức ăn cho lợn và gia cầm có sử dụng bột cá, so với 70% đối với cá và bọn
giáp xác [38] và kỹ thuật nuôi không hiệu quả có thể dẫn đến một lượng lớn chất thải.

Nuôi một kg cá hồi có thể cần 3 – 5kg cá tự nhiên. Từ năm 1985 -1995 người nuôi tôm
11
trên thế giới sử dụng 36 triệu tấn cá tự nhiên để sản xuất chỉ 7,2 triệu tấn tôm. Nhìn
chung, số lượng đầu vào của nguồn cá tự nhiên vượt quá đầu ra về sản phẩm thủy sản
nuôi với một hệ số từ 2 đến 3 lần [50].
Một giải pháp tiềm năng đối với vấn đề tiến thoái lưỡng nan “cá ăn cá” là nên
chuyển hoạt động nuôi sang các loài ăn thực vật, chẳng hạn như cá rô phi, cá chép, hàu
và trai, vì chúng ít phụ thuộc vào thức ăn bổ sung. Thật không may, phần lớn hoạt
động nuôi trồng thủy sản trên thế giới đã tập trung vào các loài này. Bên cạnh đó, nuôi
biển đặc biệt nuôi các loài ăn thịt (Carnivores) sinh lợi nhiều hơn, nhưng chúng lại lệ
thuộc nhiều vào nguồn cá tự nhiên. Đã có những lợi ích thu được trong việc thay thế
bột cá bằng các phụ phẩm động vật trên cạn, hạt thực vật có dầu và hạt cây họ đậu,
ngũ cốc, nhưng sự phụ thuộc vào nguồn cá tự nhiên làm thức ăn cho nuôi trồng thủy
sản sẽ còn lâu mới biến mất.
Ở các nước phát triển, sự ô nhiễm cảnh quan (visual pollution) được tạo ra bởi
hàng ngàn phao trong các trang trại ven biển, sự bất tiện đối với hoạt động chèo
thuyền giải trí và những hoạt động khác cùng chia sẻ các vùng ven biển đã được nói
đến nhiều. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển thì vấn đề này vẫn chưa được lưu ý
lắm. Quá trình tìm kiếm lợi nhuận thường có hậu quả tàn phá. Tỉnh Tây Bengal, Ấn
Độ, bốn ngư dân bị thiệt mạng và hơn 20 người bị thương trong một vụ tranh chấp
giữa ngư dân và nông dân nuôi tôm liên quan đến quyền sử dụng hồ Chilika, một trong
những hồ nước ngọt lớn nhất Châu Á [39].
Nhiều quốc gia đón nhận nuôi trồng thủy sản, không phải như một cách trực
tiếp để cung cấp thực phẩm cho người nghèo của họ, nhưng như là một nguồn của cải
xuất khẩu có tiềm năng có thể dẫn đến lợi ích xã hội lâu dài. Nhiều cộng đồng nông
thôn được hưởng các cơ hội việc làm có thể với nuôi trồng thủy sản, nhưng các cuộc
xung đột thường phát triển trong các cộng đồng này khi va chạm việc làm truyền
thống với ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản. Quyền sở hữu tài nguyên thường
phức tạp hoặc không rõ ràng trong các địa điểm nuôi trồng thủy sản chính và các mối
quan tâm về xã hội thường là thứ cấp so với mối quan tâm về kinh tế.

12
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: từ tháng 1/1/2010 đến 1/6/2010
Địa điểm: huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Các loài cá biển kinh tế hiện đang nuôi ở Vân Đồn, nhưng tập trung sâu vào 3
đối tượng nuôi chính là cá song chấm nâu (Epinephelus coioides), cá giò
(Rachycentron canadum) và cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus).
2.3. Sơ đồ khối nghiên cứu:
Nghề nuôi lồng cá ở Vân Đồn, Quảng Ninh đang phát triển mạnh,
nhưng do người nuôi cá quản lý chăm sóc cá nuôi chưa đúng cách,
đặc biệt là việc dùng cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi, đã dẫn tới các
vấn đề sau: - Hao phí thức ăn
- Ô nhiễm vùng nước nuôi
- Dịch bệnh cá xảy ra
- Giảm năng suất nuôi
Tình hình
nghề nuôi
lồng cá
biển ở Vân
Đồn
Kỹ thuật
nuôi lồng
cá biển tại
Vân Đồn,
Quảng
Ninh
Tác động của

việc sử dụng
thức ăn nuôi
cá lên môi
trường ở vùng
biển Vân Đồn
Sơ bộ đánh
giá hiệu quả
kinh tế - xã
hội và môi
trường của
hoạt động
nuôi cá biển ở
Vân Đồn
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu
13
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4. 1 Tình hình nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Điều tra, phỏng vấn tại các cơ quan chức năng liên quan: bao gồm Chi cục Nuôi
trồng Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Trạm Khuyến nông
– Khuyến ngư huyện Vân Đồn, phòng Nông nghiệp UBND huyện Vân Đồn.
- Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn các hộ nuôi cá và người làm dịch vụ (bán cá tạp)
2.4. 2 Kỹ thuật nuôi lồng cá biển tại Vân Đồn, Quảng Ninh
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn 90 hộ tại các xã/thị trấn trong huyện. Vùng tập
trung đông dân cư và có số lồng nuôi cá nhiều thì điều tra với số phiếu >50%.
- Xác định loại thức ăn chính là cá tạp trong nuôi cá lồng vùng ven biển Vân
Đồn
2.4.3 Tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân Đồn
Tiến hành điều tra, phỏng vấn và theo dõi tại 30 hộ/đối tượng nuôi (cá song, cá giò, cá

hồng mỹ) tại Cái Rồng (vùng tập trung nuôi cá nhiều nhất trong huyện).
2.4.3.1 Tỷ lệ cá tạp trong nuôi cá lồng biển ở Vân Đồn
+ Tập trung 3 loài cá tạp chính; số còn lại gộp chung “cá khác”.
+ Xác định tỷ lệ cá tạp trong nuôi từng đối tượng: cá song, cá giò, cá hồng mỹ
+ Tính trung bình chung tỷ lệ % cá tạp trong nuôi từng đối tượng.
2.4.3.2 Sinh trưởng của cá
Sinh trưởng của cá liên quan đến hệ số thức ăn (FCR). Việc ô nhiễm môi
trường được đo bằng mức hao phí dinh dưỡng (thức ăn).
2.4.3.3 Tác động của việc cho cá ăn lên môi trường nuôi
- Phân tích hàm lượng Ni-tơ tổng số trong thức ăn và trong cơ thể cá trước và
sau thời gian theo dõi để tính được hàm lượng Ni-tơ tổng số phóng thích ra môi
trường, để ước tính cho khả năng gây ô nhiễm môi trường do sử dụng thức ăn trong
nuôi cá.
- Phân tích Ni-tơ tổng số của nước và trầm tích trong các lồng cá theo dõi, ước
tính cho khả năng ô nhiễm môi trường.
14
2.4.4 Phương pháp đo các thành phần sinh hóa
2.4.4.1 Các yếu tố môi trường pH, nhiệt độ (0C), độ mặn (ppt):
Các thông số được đo bằng dụng cụ thông thường: nhiệt kế, test pH, máy đo độ
mặn, đo tầng mặt và tầng giữa để lấy trung bình.
2.4.4.2 Ni-tơ tổng số trong thức ăn và trong cá nuôi
a) Ni-tơ tổng số trong thức ăn (cá nhâm, cá ót, cá man)
+ Vị trí thu mẫu: ngẫu nhiên
+ Phân tích mẫu cá tươi theo thành phần loài (chọn 3 loài chính)
+ Thu 3 mẫu/1 loài; 3 con/1 mẫu.
+ Phương pháp bảo quản: bảo quản mẫu thu bằng đá đựng trong thùng xốp, đưa
về nơi phân tích trong ngày.
+ Phương pháp phân tích: phương pháp Kjedahl
b) Ni-tơ tổng số của cá nuôi (cá song, cá giò, cá hồng mỹ).
+ Vị trí thu mẫu: ngẫu nhiên

+ Thu 3 mẫu/1 loài; 3 con/1 mẫu
+ Số đợt thu: 2 đợt (thời điểm đầu và sau quá trình theo dõi)
+ Phương pháp bảo quản: bảo quản mẫu thu bằng đá đựng trong thùng
+ Phương pháp phân tích: phương pháp Kjedahl
2.4.4.3 Ni-tơ tổng số mẫu nước và mẫu chất đáy
+ Số đợt thu: 2 đợt (thời điểm đầu và sau quá trình theo dõi)
+ Bảo quản: các mẫu được đựng trong các chai/lọ (đánh số ký hiệu) đậy kín và
đưa về nơi phân tích trong ngày.
+ Phương pháp phân tích: phương pháp Kjedahl
2.4.5 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động nuôi cá biển ở Vân Đồn
Đánh giá hiệu quả kinh tế ở cấp hộ, dựa trên kết quả đánh giá được cấp hộ để
đánh giá hiệu quả kinh tế ở cấp ngành.
Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với các hộ nuôi cá song, cá giò và cá hồng mỹ.
Đánh giá hiệu quả kinh tế cho 1 vụ nuôi (20 tháng) đối với 1 bè nuôi cá gồm 4 lồng tại
Cái Rồng.
15
2.5 Các chỉ tiêu đánh giá
2.5.1 Đánh giá kỹ thuật
- Ws (kg): Khối lượng trung bình của cá trước vụ nuôi
Ws = Tổng khối lượng cá có trong lồng chia cho số cá thả
- We(kg): Khối lượng trung bình của cá khi thu hoạch
We =
Khối lượng đàn cá trong lồng chia cho số cá có trong lồng
- DGR (g/ngày): Tốc độ sinh trưởng hàng ngày (Daily Growth Rate):
DGR (g/ngày) = (We – Ws)/d
- DGC (%/ngày): Hệ số sinh trưởng hàng ngày (Daily Growth Coefficient)
DGC (%/ngày) = (We1/3 – Ws1/3)x100/d
- FI (kg): Lượng thức ăn cá ăn vào tính bình quân cho 1 con cá từ lúc thả đến
lúc thu (= số cá thả ban đầu trừ cho số cá chết trong quá trình nuôi).
- SR (%):Tỷ lệ sống = (Số cá thả ban đầu trừ cho số cá chết) x100/(số cá thả

ban đầu)
- FCR: lượng thức ăn (tính theo khối lượng khô) cần dùng để tăng một đơn vị
khối lượng cá nuôi trong khoảng thời gian theo dõi. Được tính bằng công thức:
Tổng lượng thức ăn
FCR =
Khối lượng gia tăng
- Nthức ăn: Được tính dựa trên hàm lượng Ni-tơ của từng thành phần và tỷ lệ %
của chúng trong thức ăn.
Nthức ăn = Ntích lũy + Nthải
Hệ số chuyển đổi: % Protein thô = % N x 6,25
2.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá:
- Tổng chi = Định phí + Biến phí
- Doanh thu = Giá bán x Sản lượng
- Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi
- Tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư = (Lợi nhuận/Đầu tư) x 100%
- Lợi nhuận biên = (Lợi nhuận/Doanh thu) x 100%

×