Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT NUÔI, TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN cá TRA (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878), NUÔI THỊT TRONG AO đất tại 3 HUYỆN CHÂU PHÚ, PHÚ tân và CHỢ mới, TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 99 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
********Ω
Ω
Ω********






TRẦN CHÂU PHƯƠNG TUẤN





HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT NUÔI,
TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878),
NUÔI THỊT TRONG AO ĐẤT TẠI 3 HUYỆN CHÂU PHÚ,
PHÚ TÂN VÀ CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN









Nha Trang, tháng 10 năm 2010



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
********Ω
Ω
Ω********





TRẦN CHÂU PHƯƠNG TUẤN





HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT NUÔI,
TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878),

NUÔI THỊT TRONG AO ĐẤT TẠI 3 HUYỆN CHÂU PHÚ,
PHÚ TÂN VÀ CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
Mã số: 60 62 70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Hòa







Nha Trang, Tháng 10 năm 2010


i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu nghiêm

túc của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu cùng cấp nào khác.

Nha Trang, Ngày … tháng …. Năn 2010

Người viết






TRẦN CHÂU PHƯƠNG TUẤN




























ii

LỜI CÁM ƠN

Đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thành với sự giúp đỡ của Ban Quản lý
Dự án Hợp phần SUDA - Chương trình FSPS -II của Bộ Nông nghiệp & phát triển
nông thôn và Ban Quản lý Dự án Thủy sản An Giang về đào tạo nguồn nhân lực
thủy sản, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Tôi xin chân thành cám ơn
chương trình đã giúp đỡ tôi về tài chính trong quá trình học tập và làm đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban
Lãnh Đạo Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo sau Đại
học Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa Đào
tạo bậc Cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản niên khóa 2009-2010.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo Sư Tiến sĩ Đỗ
Thị Hòa là giáo viên giảng dạy và là giáo viên hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô tham gia giảng
dạy các môn học trong chương trình đào tạo sau đại học đã truyền đạt những kiến
thức hữu ích để làm hành trang cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài cũng như
trong công tác sau này.

Tôi xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ công chức Cục Thống kê An
Giang, Chi Cục Thủy sản An Giang, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn An
Giang, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện và Nông dân nuôi cá tra
thịt trong ao của các huyện Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới đã giúp đỡ chân tình và
đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cám ơn các anh chị em lớp Cao học SUDA 2009 đã cùng nhau học tập, cùng
nhau đoàn kết, gắn bó, chia sẻ với tôi những buồn vui trong thời gian học tập.
Cuối cùng là lời cám ơn đến gia đình và các con đã tạo động lực cho tôi hoàn
thành khóa học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
TRẦN CHÂU PHƯƠNG TUẤN




iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH SÁCH PHỤ LỤC vii
MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). 3
1.1.1. Về phân loại cá tra 3

1.1.2. Về phân bố 4
1.1.3. Về hình dạng và sinh thái. 4
1.1.4. Về dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản 5
1.2. Nghề nuôi cá da trơn trên Thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Nghề nuôi cá da trơn trên thế giới. 6
1.2.2. Tình hình nuôi cá tra ở Việt Nam và ĐBSCL 7
1.3. Tình hình bệnh ở cá da trơn nuôi trên Thế giới và ở Việt Nam 11
1.3.1. Tình hình bệnh trên cá da trơn ở Thế giới 11
1.3.2. Tình hình bệnh trên cá da trơn ở Việt Nam 13
Chương 2 17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 18
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra 18
2.2.3. Phương pháp điều tra. 19
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 19
2.2.5. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài 20
Chương 3 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 21

iv

3.1. Tình hình chung của nghề nuôi cá da trơn (cá tra, basa) ở An Giang 21
3.2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá tra thịt trong ao đất 22
3.2.1. Qui mô diện tích, số ao của mỗi nông hộ 22
3.2.2. Kết cấu nền đáy và độ sâu mực nước ao. 23
3.2.3. Kỹ thuật cải tạo ao và xử lý nước trước mỗi vụ nuôi. 24
3.2.4. Giống, mật độ cá, thời điểm thả và chu kỳ của một vụ nuôi 29
3.2.5. Thức ăn cho cá tra nuôi thịt trong ao đất và cách cho ăn 33

3.2.6. Các kỹ thuật quản lý chất lượng ao nuôi cá tra thịt 35
3.3. Tình hình bệnh ở cá tra nuôi thịt trong ao đất tại An Giang 37
3.3.1. Các loại bệnh thường gặp ở cá tra nuôi thương phẩm tại An Giang 37
3.3.2. Tác hại của các loại bệnh gây ra trên cá tra nuôi thương phẩm trong ao đất 41
3.2.3. Mùa vụ xuất hiện của bệnh 42
3.3.4. Hiện trạng dùng kháng sinh và hóa chất trong nuôi cá tra thịt ở An Giang 42
3.4. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong nuôi cá tra ở ao đất tới tỉ lệ
hao hụt vào cuối vụ nuôi. 46
3.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật tới tỉ lệ hao hụt của cá tra nuôi trong ao đất. 47
3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến tình hình bệnh trên cá nuôi 48
3.4.2.1. Phơi đáy ao trước khi nuôi: 48
3.4.2.2. Mật độ cá tra giống thả nuôi 49
3.4.2.3. Số lần hút bùn đáy ao 51
3.4.2.4. Diện tích nuôi. 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54
1. Kết luận 54
1.1. Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá tra thịt trong ao đất tại An Giang. 54
1.2. Tình hình bệnh ở cá tra nuôi thịt trong ao đất tại An Giang: 54
2. Đề xuất. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHẦN PHỤ LỤC 63
I/ Phiếu phỏng vấn nông hộ 63
II/ Hiện trạng nuôi và bệnh ở cá tra nuôi thương phẩm trong ao đất tại An giang 77
III/ Một số hình ảnh được ghi nhận: 85
IV/ Danh sách hộ điều tra. 87



v






DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân bố số mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu 18
Bảng 3.1. Tình hình nuôi cá tra trong ao đất tại tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2009[6] 21
Bảng 3.2. Diện tích, số ao nuôi của hộ nuôi cá tra 22
Bảng 3.3. Kết cấu nền đáy và độ sâu mực nước ao nuôi cá tra. 23
Bảng 3.4. Kỹ thuật cải tạo ao và xử lý nước trước mỗi vụ nuôi 25
Bảng 3.5. Loại và liều lượng sử dụng các chất diệt trùng 27
Bảng 3.6. Các thông tin về giống và thả giống 30
Bảng 3.7. Thức ăn dùng và cách cho ăn trong nuôi cá tra tại An Giang 33
Bảng 3.8. Kỹ thuật quản lý chất lượng môi trường ao nuôi cá tra thịt 36
Bảng 3.9. Một số bệnh thường gặp trên cá tra nuôi ao tại An Giang (n=120). 38
Bảng 3.10. Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến bệnh trên cá nuôi. 47
Bảng 3.11. Việc phơi đáy ao ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt 49
Bảng 3.12. Mật độ thả nuôi ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt. 50
Bảng 3.13. Số lần hút bùn ảnh hưởng đến tỉ lệ % hạo hụt 52
Bảng 3.14. Diện tích ao nuôi ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt. 53


















vi



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Bản đồ Đồng bằng Sông Cửu Long 2
Hình 1.1. Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878), 4
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài. 20
Hình 3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cá tra nuôi tại An Giang giai đoạn 2005-2009 22
Hình 3.2. Tần xuất gặp dùng các loại hóa chất trong xử lý nước trước khi thả giống 29
Hình 3.3. Kích cỡ cá giống thả nuôi thương phẩm trong ao. 31
Hình 3.4. Mật độ giống cá tra thả nuôi thương phẩm trong ao. 32
Hình 3.5. Tình hình sử dụng thức ăn 34
Hình 3.6. Thao tác cho cá ăn thức ăn công nghiệp 35
Hình 3.7. Việc xả thải chất thải của ao nuôi cá tra. 37
Hình 3.8. Tần xuất (% ) gặp các loại bệnh xuất hiện trong ao nuôi cá tra 39
Hình 3.9. Một số dấu hiệu bệnh chính ở cá tra bị bệnh tại An Giang 40
Hình 3.10. Tỉ lệ % trung bình hao hụt khi cá mắc bệnh 41
Hình 3.11. Mùa vụ xuất hiện bệnh của cá tra nuôi trong ao nuôi tại An Giang 42
Hình 3.12. Số hộ sử dụng các chất quản lý môi trường ao nuôi và trị bệnh cá 43
Hình 3.13. Tỉ lệ hộ sử dụng chất bổ sung dùng để quản lý sức khỏe cá nuôi 44

Hình 3.14. Quyết định sử dụng thuốc trong nuôi cá tra thâm canh 45
Hình 3.15. Nguồn thông tin kỹ thuật được dùng trong nuôi cá tra thâm canh 45
Hình 3.16. Thao tác pha thuốc và trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn. 46
Hình 3.17. Mối tương quan giữa phơi đáy cải tạo ao với tỉ lệ % hao hụt của cá nuôi. .48
Hình 3.18. Mối tương quan giữa mật độ giống thả nuôi với tỉ lệ % hao hụt. 49
Hình 3.19. Số lần hút bùn đáy ao ảnh hưởng đến bệnh (tỉ lệ % hao hụt). 51
Hình 3.20. Diện tích ao nuôi ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt (bệnh). 52






vii



DANH SÁCH PHỤ LỤC


I/ Phiếu phỏng vấn nông hộ. 63
II/ Hiện trạng nuôi và bệnh ở cá tra nuôi thương phẩm trong ao đất tại An giang 77
III/ Một số hình ảnh được ghi nhận: 85
IV/ Danh sách hộ điều tra. 87









viii



MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Âl : Âm lịch.
CPSH : Chế phẩm sinh học.
DN : Doanh nghiệp.
DT : Diện tích.
ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long.
N (n) : Mẫu nghiên cứu.
NN : Nông nghiệp
NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
NXB : Nhà xuất bản.
N,P,C : Nitơ, Phosphor, Carbohydrate.
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
TĂ : Thức ăn.








1


MỞ ĐẦU
Tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 3.406 km
2
, với hệ thống kênh rạch
chằng chịt và có 02 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu điều tiết nước cho
toàn vùng với chiều dài 170 km. Đây là vùng đất giàu tiềm năng được thiên nhiên
ưu đãi về nông nghiệp và thủy sản đã tạo cho tỉnh An Giang có lợi thế lớn trong
phát triển nuôi trồng thủy sản. Năm 2004 sản lượng thủy sản nuôi của An Giang đạt
154.675 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu là 128,7 triệu USD chiếm gần 50% tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 260 triệu USD [24].
Trong những năm gân đây, sản lượng cá tra nuôi ở Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) tăng liên tục, trong đó An Giang là tỉnh luôn đứng đầu về sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu, trong năm 2007 với sản lượng là 216.326 tấn, kế đến là
Đồng Tháp là 200.000 tấn, dự kiến xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,2 tỷ USD vào năm
2008 [1].
Mặc dù nuôi cá tra trong các ao đất là một nghề đã và đang mang lại hiệu
quả kinh tế xã hội lớn cho người dân của địa phương, nhưng việc phát triển nhanh
diện tích nuôi cá tra, cùng với việc sử dụng đa dạng nguồn thức ăn, phương pháp
cho ăn chưa hợp lý đã dẫn đến ô nhiễm môi trường và biến đổi chất lượng nước của
các dòng sông, rạch do chất thải từ thức ăn thừa trong các ao nuôi cá được đổ ra
sông, rạch không qua xử lý và sau đó nguồn nước này lại được cấp lại cho các ao
nuôi cá. Đây là nguy cơ tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và tác hại
do bệnh gây ra cho cá nuôi ngày càng lớn, dẫn đến hiện tượng sử dụng thuốc và hóa
chất trở nên phổ biến, đa dạng và tùy tiện [17].
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá tra thịt trong ao đất ở An Giang nói
riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung đã và đang gặp nhiều khó
khăn; đặc biệt là dịch bệnh trên cá tra nuôi ao hầm thường xuyên xảy ra, cá nuôi
chậm lớn, tỷ lệ sống giảm, chất lượng thịt kém, tồn lưu hóa chất, kháng sinh, đã
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Thiệt hại trong nghề nuôi cá tra thịt
ngày càng lớn, do vậy công tác quản lý bệnh của các ngành các cấp, nhà quản lý,

người sản xuất giống, sản xuất thức ăn - thuốc thú y và người nuôi là một trong
những vấn đề cần quan tâm.

2

Do vậy, đề tài tìm hiểu về “Hiện trạng kỹ thuật nuôi, tình hình bệnh trên cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878), nuôi thịt trong ao đất” tại 3
huyện Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới ở tỉnh An Giang, làm cơ sở hoàn thiện kỹ
thuật nuôi và quản lý bệnh là rất cần thiết.
Mục tiêu đề tài:
Tìm hiểu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh của cá tra nuôi thịt trong
ao đất tại An Giang, làm cơ sở để hoàn thiện kỹ thuật nuôi và quản lý bệnh ở đối
tượng nuôi này tại địa phương.
Nội dung nghiên cứu của đề tài :
- Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi cá tra thịt trong ao đất ở 3 huyện Châu Phú,
Phú Tân và Chợ Mới của tỉnh An Giang.
- Tình hình bệnh và tác hại của bệnh ở cá tra nuôi ao thịt trong ao đất.
- Bước đầu tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật và bệnh, trên cơ sở
đó phân tích các yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh ở cá tra nuôi thịt.


Hình 1. Bản đồ Đồng bằng Sông Cửu Long

3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) và đã được xác
định ở đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác

giả W.Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nước
ta và còn sống sót rất ít ở Thái lan và Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá cần
được bảo vệ nghiêm ngặt (sách đỏ). Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và ba
sa (Pangasius bocourti) nuôi ở ĐBSCL khác hoàn toàn với loài cá nheo Mỹ
(Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae.
Cá tra được mô tả lần đầu bởi Sauvage năm 1898 ở Campuchia, tên khoa học
của cá tra có nhiều tên dựa trên các tài liệu của tác giả nước ngoài mô tả các khu hệ
cá lân cận như Thái Lan [68]. Trước đây, cá tra được xếp vào họ Shilbeidae và tên
khoa học của chúng là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 [47]; [14]. Ngoài ra, ở
Thái Lan, Indonesia và Malaysia cá tra có tên khoa học khác là Pangasius sutchi
[52].
Theo Nguyễn Văn Thường (2008), tên loài Pangasianodon hypophthalmus
được Rainboth, W.J. sử dụng lần đầu v ào năm 1996 để chỉ định cho loài cá Tra
và sau đó được nhiều tác giả khác sử dụng phổ biến đến nay. Tuy nhiên tên khoa
học Pangasius sutchi thì không còn sử dụng nữa. Tên đặt cho loài này khác nhau
theo các nước trong vùn g nó p hân bố. Ở Campuchia là Treypra (tên Khmer),
Lào là Pa souay kheo, pa suay, Thái Lan là Pla saa wha, pla suey và Việt Nam là
Cá Tra [45].
1.1.1. Về phân loại cá tra
Bộ cá nheo Siluriformes
Họ cá tra Pangasiidae
Giống cá tra dầu Pangasianodon
Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Các đồn g danh của loài cá Tra : (synonyms)

4

- Helicop hagus hy pop hthalmus (Sauvage, 1878)

- Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

- Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)
- Pangasius pangasius (non Hamilton,1822)
- Pangasius pleurotaenia (non Sauv age, 1878)
- Pangasius sutchi Fowler, 1937

Hình 1.1. Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878),
1.1.2. Về phân bố.
Ngoài tự nhiên cá sống và phát triển ở lưu vực sông Cửu Long (Thái Lan,
Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam). Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền và
sông Hậu nhiều nhất là ở vùng biên giới Việt Nam và Campuchia. Cá tra giống bắt
gặp chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi rất ít gặp trong
tự nhiên địa phận Việt Nam.
Ở Việt Nam, cá trưởng thành rất ít gặp ở tự nhiên, do cá có tập tính di cư
ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu
kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến
tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm [47].
Theo Cacot (1998), ở hạ lưu sông Cửu Long có 11 loài chủ yếu thuộc giống
Pangasius, trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều dài lơn hơn 50 cm). Đặc biệt
có 2 loài: cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocourti) được
nuôi rất nhiều ở ĐBSCL [52].
1.1.3. Về hình dạng và sinh thái.
Về hình dạng, cá tra có thân dài, không vẩy, màu sắc đen xám trên lưng,
bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đuôi râu dài; Mắt nhỏ hoặc tiêu biến, cá tra có cơ

5

quan hô hấp phụ là bóng hơi, có khả năng hô hấp bằng da và xoang miệng, Vì thế
chúng có thể kéo dài thời gian sống trong bùn, trên cạn nhưng phải đảm bảo đủ độ
ẩm cho da. Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ
(10 - 14 %

0
độ mặn), có thể chịu đựng được nước phèn với pH ≥ 4 (pH dưới 4 thì cá
bỏ ăn, bị sốc), ít chịu đựng được nhiệt độ thấp dưới 15
0
C, chịu nóng tới 39
0
C [42].
Theo Phạm Văn Khánh (2000), môi trường sống thích hợp cho cá tra phát
triển là môi trường nước ngọt, không bị nhiễm mặn, không bị nhiễm phèn, pH từ 7 -
8, nhiệt độ 26 - 30
0
C, oxy trên 3mg/l. Tuy nhiên, cá tra nhờ có cơ quan hô hấp phụ
nên vẫn sống được ở môi trường khắc nghiệt như: đất nhiễm phèn, pH từ 4 - 4,5,
nước bị nhiễm bẩn từ nước thải sinh hoạt, môi trường dưỡng khí thấp với oxy hoà
tan trên 2 mg/l. Cá tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều
chất hữu cơ, oxygen hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao [13].
1.1.4. Về dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản.
Theo Dương Nhựt Long (2003), Cá Tra là loài ăn tạp, trong tự nhiên cá ăn
được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá
nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên,
cám, tấm, rau muống thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh. Cá tra
có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá còn nhỏ phát triển nhanh về chiều dài. Cá
ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 - 12 cm, trọng lượng 14 - 15 gram,
sau một năm cá đạt 0,7 - 1,5 kg, đến 3 - 4 tuổi cá đạt 3 - 4 kg. Khi cá đạt 2,5 kg là
bước vào thời kỳ tích mỡ, cần phải có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để cá phát dục
tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn tùy thuộc vào mật độ nuôi, chất lượng và số
lượng thức ăn cung cấp [18].
Năm 2007, trong một nghiên cứu khác Dương Nhật Long cho biết, Cá Tra
lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 1 - 1,2 kg/con. Cá
nuôi trong ao từ 10 - 12 tuổi có thể đạt khối lượng 20 - 25 kg/con. Cá Tra không đẻ

trong ao nuôi, cũng không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt Nam. Cá tra đẻ ở Cam-pu-chia,
cá bột theo dòng nước về Việt Nam. Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Người ta thường vớt cá tra bột trên sông vào

6

khoảng tháng 5 âm lịch. Hiện nay cá tra bột cũng có thể mua được ở các trại cá
giống [19].
Thị trường cá tra ngày càng phát triển và các sản phẩm từ cá tra rất được ưa
chuộng. Người dân Mỹ cho rằng cá tra cung cấp nhiều protein và được họ sử dụng 4
lần/tuần. Tại Anh, cá da trơn có thể thay thế cho cá tuyết làm nguyên liệu chế biến
thức ăn. Ở khối EU (Europe Union), trong thịt cá da trơn phi-lê rất giàu selenium là
chất chống lại sự oxy hoá cho cơ thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư [49].
1.2. Nghề nuôi cá da trơn trên Thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Nghề nuôi cá da trơn trên thế giới.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) chủ yếu từ các quốc gia Châu Á
chiếm khoảng 91% tổng sản lượng NTTS thế giới và 82 % về giá trị. Trung Quốc là
nước có sản lượng NTTS lớn nhất chiếm 71 % và 55 % về giá trị năm 2002. Trong
giai đoạn 1970 - 2000 nuôi nước ngọt có mức tăng trung bình hằng năm cao nhất là
9,7 %, kế tiếp là nuôi nước lợ 8,4 % và nuôi biển là 8,3 %; năm 2003 sản lượng
NTTS chiếm 68,3 % tổng sản lượng NTTS của thế giới [25].
Cá tra và cá basa phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái
Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Đây là hai loài cá có giá trị kinh tế cao được nuôi ở
hầu hết ở các nước Đông Nam Á (đặc biệt ở Việt Nam). Bốn nước trong khu vực hạ
lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia,
Lào và Việt Nam do có nguồn cá giống tự nhiên khá phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ
cá tra thả nuôi chiếm 98 % trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2 % là cá basa và cá
vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi của cả
nước. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất, có đến 50 % số trại nuôi cá
tra. Một số nước như Malaysia, Inđônêxia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những

thập niên 70 - 80 của thế kỷ [25]
Ở Thái Lan và Campuchia thì cá Pangasius sutchi được nuôi trong ao và bè.
Từ xưa cá Pangasius được nuôi trong những bè nổi bằng tre ở Thái Lan và
Campuchia. Hệ thống nuôi này cũng được áp dụng ở Châu Âu và Mỹ [63]. Trước
đây, nhu cầu về sản phẩm cá catfish đối với người dân Mỹ còn rất hạn chế, sau khi
các chiến dịch tiếp thị của các trại nuôi cá catfish và doanh nghiệp chế biến thủy sản

7

thì nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến từ catfish tăng lên. Mỹ là một trong
những nước sản xuất cá da trơn lớn trên thế giới.
Ở Mỹ, cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) là đối tượng được nuôi phổ biến
nhất, một số loài khác cũng được nuôi nhưng với số lượng giới hạn bao gồm Blue
Catfish và Channel-bluehyrid [70] . Nếu như năm 1970 các nhà chăn nuôi ở Mỹ chỉ
sản xuất 2.580 tấn thì năm 2001 con số này tăng lên tới 271.000 tấn, doanh số trên
nửa tỷ đôla, các trại nuôi cá catfish chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Mississippi
tại các bang Mississippi, Alabama, Arkansas và Louisiana [41]. Tuy nhiên, sản
lượng nuôi cá này đang có xu hướng giảm ở các năm gần đây. Năm 2003, sản lượng
đạt mức kỷ lục khoảng 300.000 tấn, nhưng năm 2007 số ước tính chỉ đạt khoảng
200.000 tấn. Nguyên nhân tình trạng này do nông dân đang dần chuyển sang xu
hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn [46].
Trong năm 2005, cá tra của Trung Quốc được nhắc đến rất nhiều trên báo chí
Mỹ. Bang Mississippi và Alabama của Mỹ đã cấm nhập khẩu cá tra từ Trung Quốc
sau khi các kiểm nghiệm cho thấy cá có chứa ciprofloxacin và enrofloxacin và các
chất kháng sinh bị cấm sử dụng ở Mỹ. Bang Louisiana cũng bắt đầu tiến hành kiểm
nghiệm chất kháng sinh trong thủy sản của Trung Quốc. Có thể tìm thấy nguyên
nhân của động thái trên thông qua những số liệu thống kê so sánh trong 2 năm 2005
và 2006, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tăng hơn 5 lần. Trong ba tháng đầu năm
2007, đã có 5.700 tấn catfish Trung Quốc được nhập khẩu vào Mỹ, tăng gấp 6 lần
so với cùng kỳ năm 2006 và bằng khoảng 80 % tổng nhập khẩu catfish từ Trung

Quốc năm 2006. Do đó, những tháng đầu năm 2007 Trung Quốc đã trở thành nhà
cung cấp chính cá tra vào thị trường Mỹ, vượt qua cả Việt Nam. Giá cá tra của
Trung Quốc tương đương với giá cá Tra của Việt Nam. Phi lê cá tra đông lạnh được
bán với giá 2,30 USD/pao tại thị trường Mỹ trong khi giá phi lê cá rô phi đông lạnh
có giá bán thấp hơn 0,30 USD/pao [48].
1.2.2. Tình hình nuôi cá tra ở Việt Nam và ĐBSCL.
Nuôi cá tra ở ĐBSCL đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước. Thời kỳ đầu
chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ; các hình thức
nuôi chủ yếu là tận dụng ao, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có. Vào những năm

8

cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, tình hình nuôi cá tra đã có những bước tiến triển
mạnh; các doanh nghiệp chế biến tìm được thị trường xuất khẩu, các Viện-Trường
đã thành công trong việc đưa ra qui trình nuôi cá tra thâm canh đạt năng suất cao,
chủ động sản xuất giống cá tra, basa bằng sinh sản nhân tạo là điều kiện cần và đủ
để nghề nuôi cá tra thịt xuất khẩu phát triển mạnh ở các tỉnh ĐBSCL [25].
Nguồn giống cá tra trước đây hoàn toàn phụ thuộc nguồn vớt trong tự nhiên,
người nuôi cá phải mua cá con do ngư dân vớt trong mùa cá bột chảy theo sông
Mêkong từ Lào và Campuchia, tuy nhiên sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm dần
do biến động của điều kiện tự nhiên và sự khai thác quá mức của con người. Hoạt
động nuôi cá tra-basa bắt đầu phát triển dưới hình thức nuôi bè và ao dọc hai bên bờ
sông Cửu Long thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Các huyện đầu nguồn Phú
Châu, Phú Tân và Thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang là nơi tập trung chủ yếu
của các bè cá và cũng là nơi cung cấp cá giống chủ yếu cho cả vùng. Chi phí sản
xuất thấp là yếu tố quan trọng tạo ra sự gia tăng sản lượng nhanh chóng khi các cơ
hội về thị trường được mở rộng. Trong năm 2001 sản lượng cá tra, basa lên tới
120.000 tấn tăng gấp 6 lần so với năm 1997. Từ hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và
Đồng Tháp nghề nuôi cá tra, basa đã lan nhanh đến Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre
và Tiền Giang [41] .

Trong giai đoạn phát triển này, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về
cá tra như: nghiên cứu tình hình dịch bệnh, khả năng thích ứng với các điều kiện
môi trường, các loại thức ăn và thành phần thức ăn liên quan đến tỉ lệ sống và tốc
độ tăng trưởng,…. Đây là những nghiên cứu rất có giá trị là cơ sở để nghề nuôi cá
tra phát triển mạnh, đạt được những kết quả như ngày nay. Việc phát triển nuôi cá
tra ở ĐBSCL đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu, có mặt trên thị
trường quanh năm. Cá tra là đối tượng được nuôi phổ biến trong ao/hầm và nuôi
lồng/bè. Những năm gần đây, nuôi cá tra phát triển mạnh nhằm phục vụ tiêu thụ nội
địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Đặc biệt từ khi các nhà khoa
học thủy sản hoàn toàn chủ động về giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và
có những bước phát triển vượt bậc.

9

Theo Nguyễn Phú Son (2007), năm 2002 diện tích nuôi cá tra ao hầm là
2.720 ha đến năm 2005 diện tích này đã tăng lên đến 3.548 ha, tăng bình quân 18,6
%. Đến năm 2007 có gần 5.000 ha mặt nước nuôi cá tra, có khoảng 50 nhà máy chế
biến cá tra có công suất thiết kế đạt trên 300.000 tấn/năm [31].
Sản lượng cá tra/basa gia tăng rất nhanh từ 45.000 tấn trong năm 1997 tới
65.600 tấn năm 1998 và lên đến 200.000 tấn trong năm 2003. ĐBSCL chiếm 300.000
tấn trong tổng sản lượng 315.000 tấn cá tra/basa của Việt Nam năm 2004 [3]
Năm 2005, Bộ Thủy sản đã dự kiến có khoảng 1 triệu tấn cá tra/basa sẽ được
sản xuất ở vùng ĐBSCL vào năm 2010. Để đạt được sự phát triển lâu dài cho ngành
thủy sản, đặc biệt là nuôi cá tra/basa, phải cân bằng sự phát triển về sản lượng, thị
trường, môi trường và những dịch vụ khác như cung cấp con giống, thức ăn, thuốc
thú y, tín dụng và mức độ hợp pháp, … Vì vậy, sản lượng cá tra/basa gần đây được
yêu cầu không vượt quá 600.000 tấn vào năm 2010 [4].
Tuy nhiên, năm 2007 đã đạt 1 triệu tấn tăng 34,4 % so năm 2006 [1]. Theo
Nguyễn Văn Ngô (2009) việc nuôi cá tự phát ở vùng ĐBSCL đã vượt ngoài tầm
kiểm soát của ngành chuyên môn và thiếu sự gắn kết giữa người nuôi và nhà doanh

nghiệp [23]. Chính vì nuôi tự phát đã dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường và bệnh
bùng phát ảnh hưởng rất lớn đến ngành hàng cá tra hiện nay đặc biệt là trong thời
kỳ hội nhập có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cá
tra ngày càng cao.
Với sự phát triển lâu đời cùng với kỹ thuật rất đa dạng và không ngừng cải
tiến nhằm thích ứng với thực tế sản xuất. Các loại thức ăn được sử dụng, phương
pháp cho ăn, quản lý thức ăn, …cũng thay đổi tùy theo điều kiện nuôi ở các vùng
khác nhau. Việc phát triển nhanh diện tích nuôi cá tra, cùng việc quản lý kém về
thức ăn, kỹ thuật, sử dụng thuốc, tình trạng lạm dụng hóa chất đã dẫn đến các chất
thải từ ao nuôi cá tra khó xử lý, mức độ ô nhiễm đa dạng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi [10]. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy
khả năng hấp thu thức ăn (N,P,C) của tôm cá rất thấp, trong đó hấp thu đạm thu
đạm trong thức ăn hổn hợp khoảng 25 %, phosphor 17-25 % và khoảng 30-40 %
chất hữu cơ [5].

10

Mô hình nuôi cá da trơn thâm canh trong ao, bè sử dụng hoàn toàn thức ăn
chế biến và các chất thải thải trực tiếp vào nguồn nước sông, kênh rạch. Kết quả là
các chất dinh dưỡng, vật chất hữu cơ từ các mô hình nuôi đã làm giảm chất lượng
nước phía hạ lưu của bè nuôi cũng như xung quanh vùng ao nuôi [27]. Lượng chất
thải trong ao nuôi phụ thuộc vào số lượng, chất lượng thức ăn sử dụng, chất thải của
các ao nuôi ở dạng vật chất hữu cơ, vật chất dạng hạt và các chất lơ lủng có thể gây
tích lũy bùn đáy ở gần khu vực nuôi cá. Sự phát triển của nghề nuôi cá da trơn đã
ảnh hưởng đến chất lượng nước và sự phát triển dịch bệnh, nhất là ở các kênh rạch,
khi mực nước sông thấp và dòng chảy chậm trong suốt mùa khô. Theo Lê Bảo Ngọc
(2004), trong hệ thống nuôi cá tra thâm canh cần chú ý tới tải trọng lượng nitơ và
phospho dư thừa tăng theo sự tăng khối lượng bình quân của cá [22].
Theo Dương Nhật Long và ctv (2003), môi trương trong ao nuôi cá tra bằng
thức ăn tự chế có hàm lượng oxy hòa tan thấp và hàm lượng N-NH

4
+
, H
2
S cao hơn
trong môi trường cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Nguồn nước nuôi chứa nhiều
hợp chất nitơ cũng gây tác hại cho các nguồn nước xung quanh khi thải ra môi
trường ngoài [18]. Ô nhiễm dinh dưỡng sẽ tích tụ nhiều vật chất hữu cơ, gây ra hiện
tượng phú dưỡng hóa và sẽ kéo theo sự nở hoa của các loài tảo, trong đó có những
loài tảo có khả năng gây độc.
Theo tính toán của Trương Quốc Phú (2007), với diện tích ao nuôi 5.600 ha,
sản lượng ước đạt 1,5 triệu tấn thì lượng chất thải ra môi trường khoảng 1 triệu tấn
trong đó 900.000 tấn chất hữu cơ, 29.000 tấn chất nitơ, 9.500 tấn photpho (tính trên
vật chất thô), khoảng 250-300 triệu m
3
nước thải và 8-9 triệu tấn bùn thải [26]
Theo Bùi Quang Tề (2006), tỉ lệ thay nước khoảng 30% trong các tháng cuối
của ao nuôi cá tra có tác dụng giảm chất thải trong ao, cải thiện môi trường nước và
kích thích sự phát triển của cá [38]. Tuy nhiên, hoạt động thay nước của ao nuôi cá
tra thâm canh sẽ đưa một lượng lớn chất thải từ ao nuôi vào môi trường xung quanh
và hiện tại chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giảm thiểu tác hại của những chất
thải, bùn thải này.





11

1.3. Tình hình bệnh ở cá da trơn nuôi trên Thế giới và ở Việt Nam.

1.3.1. Tình hình bệnh trên cá da trơn ở Thế giới.
Nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới đã phát triển vào đầu
những năm 1980. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi, ngày càng có nhiều bệnh
được phát hiện, bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ là bệnh
nhiễm trùng máu do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra trên Cá Nheo Mỹ
(Ictalurus punctatus Rafinesque) [60]. Bệnh cá luôn được xem là một trong những
tác nhân gây hao hụt lớn trong nghề nuôi cá trên thế giới và Việt Nam.
Từ đó các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng, hàng loạt các công trình
nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút và nấm gây ra. Qua các công
trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều loài sinh vật gây bệnh ở
động vật thủy sản.
Vi khuẩn Giống Edwardsiella bao gồm 2 loài đặc biệt gây bệnh trên cá đó là
Edwardsiella tarda [56] và Edwardsiella ictaluri [59]. Loài Edwardsiella tarda
thường gây hoại tử, thối rữa, nhiễm trùng máu trên các động vật nên có tên gọi là
ES (Edwardsiella septicaemia). Vi khuẩn Edwardsiella gây bệnh nhiễm trùng máu
trên cá da trơn có tên gọi là ESC (Enteris septicaemia of catfish).
Bệnh ESC hay còn gọi là bệnh viêm ruột nhiễm khuẩn huyết (Enteric
septicemia of catfish – ESC) trên cá Nheo Ictalurus punctatus được phát hiện lần
đầu tiên vào năm 1976 tại các trại nuôi cá Nheo qui mô công nghiệp tại Mỹ. Bệnh
có tốc độ lây lan nhanh, thường bùng phát khi điều kiện nhiệt độ môi trường từ 22 -
28
o
C và bệnh phổ biến nhất đối với ngành công nghiệp nuôi cá da trơn của Mỹ. Khi
mắc phải bệnh cá có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn hoặc ăn ít lại, bơi theo đường xoắn ốc,
bơi nhanh gần mặt nước với đầu hướng lên trên.
Dấu hiệu bên ngoài: xuất hiện các vết loét trên đầu, nằm giữa hai mắt, gây
nên dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh, gọi là “Hole in the head”. Các vết loét (các
đốm) đỏ hoặc trắng với các kích cỡ khác nhau bao phủ toàn thân, các vết xuất huyết
dưới đầu, vùng bụng, gốc vây, nắp mang. Bụng bị trương phình và mắt bị lồi
(popeye) do sự tích lũy các chất dịch bên trong cơ thể. Ngoài ra còn có dấu hiệu

khác như mang nhợt nhạt, màu da tối (da sậm màu).

12

Dấu hiệu bên trong: dạ dày, khoang bụng và ruột bị sưng phồng và chứa đầy
chất dịch màu vàng nhạt hay đỏ máu (đôi khi là trong suốt). Ngoài ra, sự sinh khí
cũng là một nguyên nhân khiến cho ruột cá bị bệnh có hiện tượng sưng phồng. Gan
đặc trưng bởi những vùng màu sắc nhợt nhạt do sự hoại tử của mô, hay sự xuất hiện
của những đốm đỏ và trắng. Lách, tiền thận và hậu thận mềm, màu sắc nhợt nhạt,
với các điểm xuất huyết. Sự xuất huyết có thể được tìm thấy ở cơ, ruột và mỡ cá.
ESC có các dấu hiệu bệnh tương tự như bệnh ở cá da trơn do chủng VK
gram (-) Edwardsiella tarda, nhưng khác nhau ở vài đặc điểm. ESC được mô tả
trong các báo cáo từ 1979, và đến 1981, chủng vi khuẩn gây bệnh được xác định là
một loài mới thuộc họ Enterobacteriaceae, có quan hệ gần gũi với E. tarda được
đặt tên là E. Ictaluri [61]. Tác nhân gây bệnh ESC ở cá Nheo được xác định là Vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri. Đây là chủng Vi khuẩn Gram (-), di động yếu, có dạng
hình que (0.75x1.25µm). E. ictaluri từng được cho là đối tượng gây bệnh bắt buộc
do chỉ có thể tồn tại 1 thời gian ngắn trong nước. Tuy nhiên, các mô tả sau này cho
thấy, loài VK này có thể sống đến 95 ngày trong bùn đáy ao ở 25
o
C [61]. Mặc dù
được xem là tác nhân gây bệnh chủ yếu ở cá Nheo Ictalurus punctatus, tuy nhiên E.
ictaluri cũng được tìm thấy trên các loài cá da trơn khác, đặc biệt các loài thuộc họ
Ictaluridae. E. ictaluri cũng đã được phân lập trên một số loại cá cảnh (green knife
fish, danios and feeder guppies) [51],[64],[67]. Tuy nhiên biểu hiện bệnh ở các đối
tượng này là bệnh liên quan đến thần kinh và VK chỉ có thể được phân lập từ não
[67].
Bệnh Edwardsiella septicaemia xuất hiện đầu tiên trên các loài cá nhiệt đới ở
Châu Mỹ và Châu Á [66], tác nhân gây bệnh là E. tarda. Đặc điểm của E.tarda
được mô tả như sau: là vi khuẩn gram âm, hình que, di động yếu, đường kính

khoảng 1µm, dài 2 - 3 µm, lên men đường, sinh khí, phát triển ở nồng độ muối 3 ‰
và chịu được nhiệt độ cao [71]. Ở Mỹ E. tarda gây bệnh nhiễm trùng máu trên cá
nheo (Ictalurus punctatus) bệnh gây ra những đốm trắng nhỏ trên da ở phần đuôi, từ
đó vết thương tổn có thể tạo thành vết loét sâu vào trong cơ, kèm theo hiện tượng
xuất huyết hoại tử lỏng với mùi hôi đặc trưng do vi khuẩn có khả năng sinh H
2
S gây
tỉ lệ hạo hụt cao và thỉnh thoảng cũng gây bệnh trên một số loài cá khác [54]. Vi
khuẩn gây bệnh nhiễm trùng máu được phát hiện đầu tiên là nhóm E.tarda xuất hiện

13

trên cá hồi (Oncorhynchus tshawtscha) trên sông Rogue, Oregon [50]. Bệnh
Edwardsiella septicaemia of catfish là bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi Cá
da trơn ở Mỹ, có tần số bắt gặp là 32,9 % [58]. Ước tính thiệt hại hàng chục triệu đô
la hàng năm trong nghề nuôi công nghiệp cá nheo ở Mỹ.
Theo Meyer & Bullock (1973), bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn
Edwardsiella xuất hiện đầu tiên trên các loài cá nhiệt đới ở châu Mỹ và châu Á, mà
tác nhân gây bệnh đầu tiên là E. tarda chúng gây bệnh thối rữa và hoại tử trên cá da
trơn, gây bệnh đốm đỏ trên cá chình [66], [55]. E.tarda gây bệnh trên cả động vật
thủy sản nước ngọt nước ngọt và nước mặn. Hoshinae (1962) phân lập được vi
khuẩn E. tarda ở Nhật Bản với tên gọi đầu tiên là Paracolabacterium
anguillimortiferum [62].
Vi khuẩn E.ictaluri nhiễm trên cá nheo mỹ ở Trung Quốc và cá tra ở Việt
Nam (với dấu hiệu bệnh đốm trắng trên gan, thận, tụy tạng). Đây cũng là một trong
những bệnh nguy hiểm trên cá da trơn (Ictalurus punctatus) ở USA, và bệnh này
xuất hiện trên cá trê trắng (Clarias batrachus) ở Thái Lan. Những dấu hiệu đặc
trưng khi cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra là có hiện tượng viêm
dưới da, xương nắp mang, bụng. Những vết loét màu đỏ xuất hiện nhiều trên da,
xung huyết xảy ra khắp các vi, xuất hiện những đốm trắng với đường kính 1-3 mm

ở vùng da có màu tối, mang sưng, lồi cầu mắt. Nội quan cá bệnh chứa dịch, phù
đục, thận, tụy tạng sưng to, gan có nhiều đốm hoại tử. Theo nghiên cứu của
Ferguson et al, (2001) bệnh mủ gan được ghi nhận xuất hiện đầu tiên trên cá tra
nuôi ở ĐBSCL vào cuối năm 1998 và có tên là BNP (Bacillary necrosis of
Pangasius). Bệnh này gây hại nghiêm trọng về kinh tế trên cá tra nuôi thâm canh
[57].
1.3.2. Tình hình bệnh trên cá da trơn ở Việt Nam
Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển rất mạnh ở cả nước nói
chung và ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Người nuôi đã tận dụng mọi
nguồn lực có thể huy động được nhằm đạt hiệu quả cao. Điều này dẫn đến mật độ
nuôi cao, nhưng nguồn thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng, khả năng quản lý ao
nuôi thấp, chất lượng nước dùng cho thủy sản ngày càng kém do xả thải từ sinh hoạt

14

và sản xuất, mức độ ô nhiễm môi trường ao nuôi tăng cao … dễ làm cá suy yếu tạo
cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho cá nuôi.
Theo Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thanh Phương (2005), trong một năm có ba
khoảng thời gian mà cá tra, basa mẫn cảm với điều kiện môi trường. Tháng 10 - 12,
đây là thời gian lũ rút, nông dân làm đất chuẩn bị cho vụ lúa Đông - Xuân và nhiệt
độ nước thường thấp trong thời gian này. Tháng 1 - 4, đây là thời gian có mực nước
thấp trên các con sông cùng với việc phóng thích các chất thải từ việc thu hoạch lúa
Đông - Xuân và chuẩn bị xuống lúa Hè - Thu. Tháng 5 - 6, đây là thời kỳ chấm dứt
mùa khô và bắt đầu mùa mưa, nhiệt độ nước thường cao không tốt cho nuôi trồng
thủy sản [65].
Bệnh do ký sinh trùng
Bùi Quang Tề và ctv (1993) đã thông báo, cá tra và cá basa nuôi ở ĐBSCL
thường bị cảm nhiễm một số bệnh do ký sinh trùng, như: bệnh thích bào tử trùng
Myxococosis, bệnh trùng quả dưa Ichthyophthiriosis, bệnh trùng bánh xe
Trichodinosis, bệnh do Monogenia ký sinh…, thường làm cá chết nhiều ở giai đoạn

còn nhỏ [36]. Đến năm 2001, tác giả này đã công bố đã phát hiện được 23 loài ký
sinh trùng ký sinh ở cá tra nuôi, ở cá thương phẩm chỉ gặp 10 loài [37]. Ngoài ra, cá
basa giống nuôi trong các bè thường bị chết do bệnh nấm thủy my, tác nhân gây
bệnh này là một số giống nấm bậc thấp như Saprolegnia, Aphanomyces và Achlya
[33].
Bệnh do vi khuẩn
Các loại bệnh do tác nhân vi khuẩn gây ra cho cá da trơn ở ĐBSCL cũng đã
được thông báo bởi nhiều tác giả trong và ngoài nước. Ở An Giang, Phan Văn Ninh
(1993) [20]; Hứa Thị Phương Liên (1998) [15] đã nghiên cứu bệnh xuất huyết ở cá
basa và Cá tra. Hội chứng đặc trưng của bệnh này là xuất huyết ở vùng miệng,
xương nắp mang, gốc các vây và xuất huyết nội tạng. Bệnh này có thể xuất hiện
quanh năm, gây ra một tỷ lệ cá chết không nhỏ trong các ao nuôi thương phẩm và
tác nhân chính là một số trực khuẩn gram âm, như Aeromonas hydorophila, A.
caviae, A. sobria và Pseudomonas sp… Cá biệt có trường hợp bệnh xuất huyết ở cá
da trơn. Trường hợp cấp tính có thể gây tử vong cao đến 80 - 90 % [15].

15

Bệnh đốm trắng trên thận, gan, lách của cá tra đã và đang gây tác hại nghiêm
trọng tới nghề nuôi cá tra nuôi thịt tại các tỉnh ĐBSCL. Bệnh này còn có các tên gọi
khác như: bệnh hoại tử nội tạng; bệnh mủ ở gan thận. Theo Trần Thị Minh Tâm
(2003), khi bệnh xảy ra trong ao có thể gây chết tới 80 % nếu không có biện pháp
chữa trị hợp lý [35]. Một nghiên cứu gần đây ở Bến Tre cho thấy, 100 % các hộ
nuôi đều trả lời rằng cá nuôi của họ đã từng bị bệnh này, 64 % số hộ đang nuôi đã bị
bênh này trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2009 và khi cá còn nhỏ (≤ 300
g/con) rất mẫn cảm với bệnh đốm trắng nội tạng [43]. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu ở Việt Nam để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở gan, thận ở
cá tra nuôi thâm canh. Thông báo đầu tiên là của Crumlish, T. T.Dung và ctv, 2002
cho rằng tác nhân gây bệnh này ở cá tra nuôi ở ĐBSCL là trực khuẩn gram âm
Edwarsiella ictaluri [53]. Tuy nhiên, đến năm 2003 Trần Thị Thanh Tâm và cộng

sự lại cho rằng trực khuẩn gram âm Hafnia alvei mới chính là tác nhân gây ra bệnh
này [35]. Đến năm 2007, Lý Thị Thanh Loan lại trình bày một báo cáo khoa học về
kết quả nghiên cứu của tác giả này về bệnh đốm trắng ở gan, thận cá tra Việt Nam
và cho rằng trực khuẩn gram dương Clostridium sp mới chính là tác nhân gây bệnh
[17]. Các mâu thuẫn trong kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau về bệnh mủ
gan thận ở cá tra đã đòi hỏi cần có một hội thảo khoa học về vấn đề này. Cuối năm
2009, vụ khoa học công nghệ (Bộ NN & PTNT) đã tổ chức hội thảo tại Cần Thơ và
các nhà khoa học đã thống nhất rằng, tác nhân chính gây bệnh mủ gan thận ở cá tra
Việt Nam là vi khuẩn Edwarsiella ictaluri. Hiện nay, các đề tài nghiên cứu sản xuất
vaccine để phòng bệnh cho loài cá da trơn này ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn
thử nghiệm.
Theo Phạm Thanh Tuấn (2004), tại Đồng Tháp cá tra nuôi xuất hiện một số
bệnh như sau: Phù đầu, gan thận có mủ, đỏ hầu-mỏ-kỳ-mắt-hậu môn, đốm đỏ, ký
sinh trùng, rong mé, vàng da, xuất huyết đường ruột, nổ mắt, bệnh đường ruột, tuột
nhớt, lở loét, nấm thủy my, trắng mang, trắng đuôi [40].
Đồng bằng sông Cửu Long có 2 mùa khí hậu khác nhau rõ rết trong một năm
(mùa mưa và mùa khô), do vậy một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh ở cá tra nuôi
ở vùng này cũng có tính mùa vụ. Cao Thị Thanh Tâm (2003), cho rằng từ tháng 7 -
12 cá tra nuôi thường xuất hiện bệnh đốm trắng trên gan, thận; tháng 1-5 xuất hiện

×