Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN VĂN THẢO
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC
NHAU VÀ MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ
SỐNG CỦA CÁ LÓC BÔNG (Channa micropeltes Cuvier, 1831)
NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI ĐẶT TRONG AO ĐẤT TẠI
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHA TRANG - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN VĂN THẢO
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC
NHAU VÀ MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ
SỐNG CỦA CÁ LÓC BÔNG (Channa micropeltes Cuvier, 1831)
NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI ĐẶT TRONG AO ĐẤT TẠI
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành
Mã số
:
:
Nuôi trồng thủy sản
60.62.70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
NHA TRANG - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính tác
giả đã trực tiếp thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là


hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được tác giả cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được trích rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Văn Thảo
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Nha Trang, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, Dự án Hợp phần SUDA, Chi cục
Thủy sản Đắk Lắk, Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn II (FSPS II) Đắk
Lắk đã tạo điều kiện cho tác giả được tham gia khóa đào tạo Thạc sĩ về Nuôi trồng
thủy sản này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến Thầy giáo PGS.TS. Lại Văn
Hùng đã tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
để tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin được gửi lời biết ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng
thủy sản, phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô trong
và ngoài trường đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được gửi lời biết ơn đến toàn thể anh, em ở Trại sản xuất cá giống Đại
Thu (nay là Công ty TNHH một thành viên An Trang), Lãnh đạo UBND xã Hòa
Khánh, Ban giám đốc Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền Trung đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, đặc biệt sinh viên Hàn Thị Yến lớp Nuôi trồng thủy sản
khóa 48 đã có những hỗ trợ quý báu cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị em và các bạn học viên lớp CHNT2009-
SUDA đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập và trong thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ tác giả hoàn

thành chương trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
Chương I. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan tình hình nghề nuôi trồng thủy sản 3
1.1.1. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam 3
1.1.3. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Đắk Lắk 4
1.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk 4
1.2.1. Vị trí địa lý 4
1.2.2. Đặc điểm khí hậu 4
1.2.3. Chế độ thủy văn 5
1.3. Đặc điểm sinh học cá lóc bông 5
1.3.1. Đặc điểm phân loại và phân bố 5
1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng 9
1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng 10
1.3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản 10
1.4. Sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lóc bông 11
1.4.1. Hiện trạng sản xuất giống cá lóc bông ở Việt Nam 11
1.4.2. Tình hình nuôi cá lóc bông trên thế giới và Việt Nam 12
1.4.3. Thức ăn cho cá lóc ở Việt Nam 13
1.5. Sơ lược nhu cầu dinh dưỡng của cá lóc và một số loài cá ăn động vật 13

iii
1.5.1. Nhu cầu protein 13
1.5.2. Nhu cầu năng lượng 15
1.5.3. Nhu cầu chất bột đường 16
1.5.4. Thay thế bột cá bằng bột đậu nành làm thức ăn cho cá lóc bông 16
1.6. Vai trò dinh dưỡng các thành phần trong thức ăn 17
1.6.1. Vai trò dinh dưỡng của protein 17
1.6.2. Vai trò dinh dưỡng của lipid 19
1.6.3. Vai trò dinh dưỡng của carborhydrate (đường) 20
1.6.4. Vai trò dinh dưỡng của vitamin 21
1.7. Vai trò dinh dưỡng của chất khoáng 23
1.7.1. Vai trò của các nguyên tố đa lượng 24
1.7.2. Vai trò của các nguyên tố vi lượng 25
Chương II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
2.2. Bố trí thí nghiệm 27
2.2.1. Thí nghiệm I 27
2.2.2. Thí nghiệm II 28
2.3. Phương pháp chế biến thức ăn 29
2.3.1. Xay, nghiền nguyên liệu 29
2.3.2. Cân nguyên liệu 29
2.3.3. Chế biến thức ăn 29
2.4. Quản lý hệ thống thí nghiệm 29
2.5. Các công thức để xác định thông số thí nghiệm 30
2.6. Phương pháp thu thập số liệu 31
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Các số liệu về môi trường trong thí nghiệm 33
3.1.1. Nhiệt độ 33
iv

3.1.2. Oxy hòa tan 34
3.1.3. pH nước 34
3.2. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cá lóc bông theo
thời gian 35
3.2.1. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng cá lóc bông theo thời
gian 35
3.2.2. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên sự phân đàn của cá lóc bông theo thời
gian 41
3.2.3. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên tỷ lệ sống cá lóc bông theo thời gian 43
3.3. Ảnh hướng thức ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cá lóc bông theo thời
gian 45
3.3.1. Ảnh hướng thức ăn lên tốc độ tăng trưởng cá lóc bông theo thời gian 45
3.3.2. Ảnh hưởng thức ăn lên sự phân đàn của cá lóc bông theo thời gian 51
3.3.3. Ảnh hưởng thức ăn lên tỷ lệ sống cá lóc bông theo thời gian 54
3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lóc bông ở các thí nghiệm 55
3.4.1. Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lóc bông ở thí nghiệm ảnh hưởng
mật độ 55
3.4.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lóc bông ở thí nghiệm ảnh hưởng
thức ăn 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 58
1. Kết luận 58
2. Đề xuất 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ctv
CV
DLG
DWG

FAO
FCR
KL
Lt-gain
LSD
NT1
NT2
NT3
Wt-gain
: Cộng tác viên
: Hệ số phân đàn (Coefficient
of Variation)
: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá theo ngày (Daily Length Gain).
: Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá theo ngày (Daily Weight Gain).
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food
Agriculture Organization).
: Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio).
: Khối lượng.
: Tỷ lệ gia tăng về chiều dài cá (Length gain).
: So sánh cặp giữa các nhóm có thể không bằng nhau (Least
Significant Difference).
: Nghiệm thức 1.
: Nghiệm thức 2.
: Nghiệm thức 3.
: Tỷ lệ gia tăng về khối lượng cá (Weight gain).
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các loài cá lóc (snakehead) trên thế giới 8
Bảng 1.2. Nhu cầu chất đạm trong thức ăn của một số loài cá 14
Bảng 1.3. Thành phần một số nguyên tố đa lượng, vi lượng trong cơ thể cá hồi

và cá chép 23
Bảng 1.4. Khả năng tiêu hóa phospho (%) trong cá loại thức ăn khác nhau đối với
cá hồi, cá chép và cá da trơn 25
Bảng 1.5. Nhu cầu khoáng chất trong thức ăn cho một số loài cá nước ngọt 26
Bảng 3.1. Các số liệu về môi trường thu được ở thí nghiệm I và II 33
Bảng 3.2. Khối lượng, chiều dài của cá ở thí nghiệm ảnh hưởng mật độ 36
Bảng 3.3. Khối lượng của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh hưởng mật
độ (g) 37
Bảng 3.4. Tăng trửng về khối lượng của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh
hưởng mật độ (g) 38
Bảng 3.5. Chiều dài của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh hưởng mật độ
(cm) 39
Bảng 3.6. Tăng trưởng về chiều dài của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh
hưởng mật độ (cm) 40
Bảng 3.7. Hệ số phân đàn của của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh
hưởng mật độ (%) 41
Bảng 3.8. Tỷ lệ sống cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh hưởng mật độ 43
Bảng 3.9. Khối lượng, chiều dài cá lóc bông ở thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn 45
Bảng 3.10. Khối lượng của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh hưởng thức
ăn (g) 47
Bảng 3.11. Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm
ảnh hưởng thức ăn (g) 48
Bảng 3.12. Chiều dài của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn
(cm) 49
vii
Bảng 3.13. Tăng trưởng về chiều dài của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm
ảnh hưởng thức ăn (cm) 50
Bảng 3.14. Hệ số phân đàn của cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh hưởng
thức ăn (%) 52
Bảng 3.15. Tỷ lệ sống cá lóc bông theo thời gian ở thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn (%) 54

Bảng 3.16. Hệ số chuyển hóa thức ăn cá lóc bông ở thí nghiệm ảnh hưởng mật độ 56
Bảng 3.17. Hệ số chuyển hóa thức ăn cá lóc bông ở thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn 56
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá lóc bông 6
Hình 1.2. Bản đồ phân bố cá lóc bông trên thế giới 7
Hình 1.3. Ruột và các cơ quan tiêu hóa của cá lóc 10
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí giai nuôi cá lóc bông trong ao 28
Hình 2.2. Kiểm tra giai nuôi trong thời gian triển khai thí nghiệm 30
Hình 2.3. Đo chiều dài cá 31
Hình 2.4. Cân xác định khối lượng cá 31
Hình 3.1. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên khối lượng, chiều dài cá lóc bông 36
Hình 3.2. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ gia tăng về
khối lượng, chiều dài cá lóc bông 37
Hình 3.3. Đồ thị ảnh hưởng mật độ lên khối lượng cá lóc bông theo thời gian 38
Hình 3.4. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên sự tăng trưởng về khối lượng cá lóc
bông theo thời gian 39
Hình 3.5. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên chiều dài cá lóc bông theo thời gian 40
Hình 3.6. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên sự tăng trưởng về chiều dài cá lóc bông
theo thời gian 41
Hình 3.7. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên sự phân đàn cá lóc bông về chiều dài
theo thời gian 42
Hình 3.8. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên sự phân đàn cá lóc bông về khối lượng
theo thời gian 42
Hình 3.9. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên tỷ lệ sống cá lóc bông theo thời gian 44
Hình 3.10. Đồ thị ảnh hưởng thức ăn lên khối lượng, chiều dài cá lóc bông 46
Hình 3.11. Đồ thị ảnh hưởng thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ gia tăng về khối
lượng, chiều dài cá lóc bông 46
Hình 3.12. Đồ thị ảnh hưởng thức ăn lên khối lượng cá lóc bông theo thời gian 48
Hình 3.13. Đồ thị ảnh hưởng thức ăn lên sự tăng trưởng về khối lượng cá lóc bông

theo thời gian 49
Hình 3.14. Đồ thị ảnh hưởng thức ăn lên chiều dài cá lóc bông theo thời gian 50
ix
Hình 3.15. Đồ thị ảnh hưởng thức ăn lên sự tăng trưởng về chiều dài cá lóc bông
theo thời gian 50
Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn sự phân đàn cá lóc bông về chiều dài theo thời gian 52
Hình 3.17. Đồ thị biểu diễn sự phân đàn cá lóc bông về khối lượng theo thời gian 53
Hình 3.18. Đồ thị ảnh hưởng thức ăn lên tỷ lệ sống cá lóc bông theo thời gian 54
x
MỞ ĐẦU
Cá lóc bông là loài cá giữ, phàm ăn, có khả năng chống chịu bệnh tốt, là loài
có giá trị kinh tế, được nuôi nhiều ở các nước Đông Nam và Nam Châu Á [34]. Cá
có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi
trường, chất lượng thịt thơm ngon. Cá lóc bông có thể nuôi thích hợp trong giai,
trong ao, trong bể lót bạt và nuôi trong lồng bè đạt năng suất cao. Ngoài ra, cá lóc
bông còn là loài được ưa chuộng của những người câu cá thể thao.
Trên thế giới, nghề nuôi cá lóc đã phát triển mạnh với nhiều mô hình nuôi
khác nhau như: nuôi trong ao đất, lồng bè (Thái Lan, Hồng Kông …), nuôi ghép với
cá rô phi, cá chép … (Đài Loan) [5]. Ở Việt Nam, nghề nuôi trồng thủy sản là một
trong những ngành kinh tế thế mạnh, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống và
nâng cao thu nhập người dân. Nghề nuôi cá lóc nói chung, cá lóc bông nói riêng ngày
càng phát triển ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) như An Giang, Đồng
Tháp … Ở Đắk Lắk, nghề nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh làm tăng đáng kể
nhu cầu cá tạp, cạnh tranh nhu cầu sử dụng cá với những người nghèo, người có thu
nhập thấp, đồng thời là tỉnh miền núi nên giá cá tạp cũng gia tăng. Chính những điều
này đòi hỏi cần phát triển nhanh chóng thức ăn chế biến và thức ăn tổng hợp để vừa
hạn chế việc khai thác cá để nuôi cá, đồng thời tăng hiệu quả việc nuôi cá.
Tuy cá lóc bông có thể sinh sản tốt ngoài tự nhiên nhưng sinh sản nhân tạo
rất quan trọng vì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn
lợi cá tự nhiên cũng như thuần hóa trở thành đối tượng nuôi đạt hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây, dinh dưỡng của các loài cá nước ngọt nói chung,
cá lóc bông nói riêng được các nhà khoa học, nhà sản xuất thức ăn và người nuôi cá
thương phẩm quan tâm. Các nghiên cứu ở Việt Nam về cá lóc bông: Nghiên cứu về
hình thái và phân loại (Khoa và Hương, 1993); nghiên cứu các vấn đề về dinh
dưỡng, sinh sản nhân tạo (Dương Nhựt Long và ctv, 1996 và 1999; Phạm Văn
Khánh, 2000); nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi ở giai đoạn cá
giống (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004); nghiên cứu về nhu cầu đạm ở giai đoạn giống
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2005); tìm hiểu về hiện trạng sản xuất giống và kỹ
thuật kích thích sinh sản nhân tạo (Nguyễn Huấn, 2007); nghiên cứu về ảnh hưởng
của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống ở giai đoạn bột lên giống ương trong bể xi-
1
măng (Bùi Minh Tâm và ctv, 2008); nghiên cứu thay thế bột cá bằng bột đậu nành
trong khẩu phần thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2010).
Cần phải lưu ý chế độ dinh dưỡng, công thức cho ăn phù hợp để cá sinh
trưởng tốt nhất. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng, phát triển,
tỷ lệ sống cũng như chất lượng thịt của cá trong quá trình nuôi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy
sản, Trường Đại học Nha Trang, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên
cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh
trưởng, tỷ lệ sống của cá lóc bông (Channa micropeltes Cuvier, 1831) nuôi
thương phẩm bằng giai đặt trong ao đất tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”.
Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, loại thức ăn, công thức
cho ăn và mật độ nuôi phù hợp để tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp người nuôi lựa chọn loại thức ăn, công thức cho
ăn và mật độ phù hợp để nuôi thương phẩm cá lóc bông bằng giai đặt trong ao đất
tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Mục tiêu của đề tài:
Tìm ra các chế độ dinh dưỡng, loại thức ăn, công thức cho ăn và mật độ nuôi
phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông nuôi thương phẩm

bằng giai đặt trong ao đất.
Nội dung đề tài:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau (thức ăn viên hỗn
hợp hiệu Cá Vàng; thức ăn chế biến; thức ăn cá tạp) lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá lóc bông nuôi bằng giai.
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của của mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá lóc bông nuôi bằng giai.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nghề nuôi trồng thủy sản
1.1.1. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Năm
2006, nuôi trồng thủy sản đóng góp 47% nguồn thực phẩm thủy sản của thế giới,
đạt sản lượng 51,7 triệu tấn với giá trị là 78,8 tỷ USD. Tốc độ tăng từ 2004 - 2006
đạt 6,1% về khối lượng và 11% về giá trị [16].
Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi trồng thủy sản cao nhất, chiếm tới
67% (năm 2006) tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới và 49% về giá trị. Các
nước ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương chiếm 89% về khối lượng và 77% về
giá trị. Việt Nam vẫn tiếp tục đứng ở vị trí thứ 03 sau Trung Quốc và Ấn Độ về nuôi
thủy sản. Trong số 10 nước đứng đầu, có 04 nước thuộc khối ASEAN theo thứ tự là
Việt Nam (3), Thái Lan (4), Indonesia (5) và Philippin (10) [16].
Cá nước ngọt chiếm hơn một nửa sản lượng nuôi, đạt 27.800.000 tấn, giá trị
đạt 29,5 tỷ USD. Trong đó, sản lượng cá rô phi vằn (O. niloticus) tăng khá nhanh
đạt gần 2.000.000 tấn, giá trị đạt 2,2 tỷ USD (2006) [16].
1.1.2. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam
Năm 2005, diện tích nuôi trồng đạt 319.000 ha, sản lượng nuôi trồng đạt
958.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,63 tỷ USD.
Theo chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1999 - 2010 đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản
nước ngọt phải đạt 366.600 ha, nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng mặt nước ngọt sẵn có,
phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt với nhiều hình thức nuôi trong các loại hình
mặt nước, phát triển nhiều giống loài có giá trị kinh tế, tạo những bước tiến nhảy vọt
về sản lượng và hiệu quả sản xuất, nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu
nhập ngoại tệ cũng như cung cấp nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước.
Hiện nay, bên cạnh đối tượng nuôi chủ lực là cá tra, cá basa, còn có rất nhiều
đối tượng nuôi khác cũng đã đưa vào nuôi rất hiệu quả như cá rô phi, cá lóc, ba ba,
3
ếch Ngoài ra, việc nuôi cá hồi thành công tại một số địa phương như Lào Cai, Lai
Châu, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Sơn La đã đánh dấu một bước phát triển của nghề nuôi
cá nước ngọt, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn và miền núi.
1.1.3. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, trong đó có 36.950 ha đất sông
suối, mặt nước chuyên dùng có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nước
ngọt. Diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 đạt 6.745 ha, tổng
sản lượng đạt 8.530 tấn, tăng 6% so với năm 2008, trong đó sản lượng nuôi trồng
đạt 6.965 tấn, sản lượng khai thác đạt 1.482 tấn [13], [15].
Nhìn chung, ở Đắk Lắk chủ yếu các loài cá truyền thống (khoảng 6.189 ha,
chiếm 98% tổng diện tích nuôi trên toàn tỉnh), cá rô phi chỉ đạt 11 ha, chiếm 0,2% và
nhóm đặc sản như ếch, ba ba, lươn, cá lóc, rô đồng, cá lăng nha … khoảng 118 ha,
chiếm 1,9%. Trong đó, nhóm cá truyền thống được nuôi rất phổ biến ở hồ chứa; đối
với nhóm cá rô phi và thủy đặc sản nuôi chủ yếu ở các ao hồ nhỏ, vùng ruộng trũng.
Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua tăng từ 88,6 tỷ đồng
(2003) lên đến 177,2 tỷ đồng (2009), tốc độ tăng bình quân năm 13,2%/năm [13].
1.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk
1.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk là một trong năm tỉnh khu vực Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh
Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía
Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa và phía Tây giáp vương quốc Campuchia.

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính. Có hệ thống giao thông huyết mạch của
quốc gia và của vùng Tây Nguyên như: tuyến Quốc lộ 14 nối liền thành phố Hồ Chí
Minh với các tỉnh Tây Nguyên; quốc lộ 26 nối tỉnh Khánh Hòa và quốc lộ 27 nối tỉnh
Lâm Đồng; sân bay Buôn Ma Thuột phụ vụ các chuyến bay trong nước.
1.2.2. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu mang đặc trưng của 2 kiểu khí hậu: nhiệt đới ẩm và gió Tây Nam
khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau [16].
4
Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 23 - 24oC, cao nhất 37oC, thấp nhất 14oC [13], [16].
Tổng nhiệt: Ở độ cao < 800 m tổng nhiệt độ năm đạt 8.000 - 9.500oC, độ cao
> 800 m có tổng nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 7.500 - 8.000oC. Biên độ nhiệt trong
ngày lớn, có ngày biên độ nhiệt là 20oC [16].
Lượng mưa và số ngày mưa: Chế độ mưa của vùng tương đối cao và đạt
bình quân năm 1.600 - 2.000 mm. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84%
lượng mưa trong năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%. Các tháng có lượng mưa
lớn là tháng 8, 9 [16].
1.2.3. Chế độ thủy văn
Do lượng mưa phân bố không đều. Trung bình hàng năm có tổng lượng nước trên
toàn tỉnh 38,8 tỷ m3 nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình thủy lợi, là tiền đề cho
nuôi trồng thủy sản nhằm phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân [16].
1.3. Đặc điểm sinh học cá lóc bông
1.3.1. Đặc điểm phân loại và phân bố
Cá lóc bông là tên gọi địa phương ở Việt Nam, tên thương mại tiếng Anh gọi
chung giống channa là cá lóc (snakehead) và cá lóc bông là giant snakehead. Tên
khoa học được xếp theo phân loại của Cuvier (1831) như sau [34], [36]:
Ngành
Ngành phụ
Lớp
Bộ

Họ
Giống
Loài
:
:
:
:
:
:
:
5
Chordata
Verterbrata
Actinopterygii
Perciformes
Channidae
Channa
Channa micropeltes (Cuvier, 1831)
Hình 1.1: Cá lóc bông [20]
Hiện nay, họ cá Channidae được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu do giá
trị kinh tế cao, thịt ngon, dễ nuôi. Theo FAO (2004) thì họ channidae gồm có 2
giống: giống Parachanna và giống channa.
Một số loài có kích thước khá lớn, thịt ngon, tăng trưởng nhanh, được nuôi
nhiều nước trong khu vực Đông Nam châu Á (Pillay, 1990) [7], có thể dài đến
180cm, nặng trên 30kg, đôi khi chúng rất hung dữ, tấn công gây hiểm họa cho con
người, khi tiếp cận với con của chúng (Kottelat và ctv, 1993), ví dụ như các loài:
Channa marulius, Channa micropeltes (cá lóc bông).
Về đặc tính phân bố cho thấy đa phần các loài sống trong các thủy vực nước
ngọt nội địa, một số loài có khả năng sống ở thủy vực nước lợ. Các loại hình thủy
vực có dòng chảy chậm hoặc thủy vực nước tĩnh như sông, hồ, kênh rạch, ao, đầm

là nơi thích hợp cho các loài phân bố (Rainboth, 1996) [7].
Giống Channa ở Đồng bằng sông Cửu Long có 4 loài gồm đã được định loại
(Khoa và Hương, 1993) [7] như sau:
- Channa micropeltes
- Channa gachua
- Channa lucius
- Channa striatus
Cuvier and Valencinnes
Hamilton
Cuvier and Valencinnes
Bloch
- Cá lóc bông.
- Cá Chành đục.
- Cá Dầy.
- Cá lóc đen.
Trong đó 2 loài được xem là có giá trị kinh tế cao là cá lóc bông (Channa
micropeltes) và cá lóc đen (Channa striatus).
6
Tuy cùng hệ thống sông Mê Kông nhưng theo Rainboth (1996) định loại
giống Channa ở Campuchia có 6 loài, trong đó có 2 loài theo Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương (1993) không thấy định loại ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
Channa marulius (Hamilton, 1822) và Channa melasoma (Blocker, 1851) [7].
Cá phân bố tự nhiên trên các sông, kênh rạch, đồng ruộng … ở một số nước
thuộc khu vực Đông Nam và Nam Châu Á. Ở Việt Nam, cá lóc bông phân bố rất
nhiều ở các lưu vực đầu nguồn sông Mê Kông, nơi giáp với biên giới Campuchia
[12]. Ngoài tự nhiên, cá lóc (snakehead) có sự phân bố, phân biệt rõ ràng. Ở lưu vực
sông Mê Kông gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia [5].
Sự mô tả của bản đồ dưới đây đã chỉ ra rằng từ Kerala State, India, có sự
phân biệt của các loài và có lẽ đã được mô tả rất sớm từ vùng nước tự nhiên. Đó là
những điều chính xác có thể tin tưởng (Rainboth, 1996) [7].

Hình 1.2. Bản đồ phân bố cá lóc bông trên thế giới [22]
Theo các tài liệu nghiên cứu hiện nay trên thế giới có 30 loài cá lóc đã được
mô tả; Giống channa có 27 loài, giống parachanna có 3 loài [5].
7
Bảng 1.1. Các loài cá lóc (snakehead) trên thế giới [5]
TT Thành phần loài Tên tiếng Anh
Kích thước
tối đa
I. Giống Channa
Snakehead of Asia (Malaysia, Indonesia)
1 C. amphibeus (McClellant, 1845) Bonrna snakehead
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
C. argus argus (Cantor, 1842)
C. argus warpachowski (Berg, 1909)
C. asiatica (Linnaeus, 1758)
C. aurantimaculata (Musikasinthorn, 2000)
C. bankaneensis (Bleeker, 1852)
C. barca (Hamilton, 1822)
C. bleheri (Vierke, 1991)
C. cyanospilos (Bleeker, 1853)
C. diplogamma (Day, 1865)
C. gachua (Hamilton, 1852)
C. harcourtbutleri (Annandale, 1918)
C. lucius (Cuvier, 1831)
C. maculata (Lacepefde, 1802)
C. marulius (Hamilton, 1822)
C. marulioides (Bleeker, 1851)
C. melanoptera (Bleeker, 1855)
C. melasoma (Bleeker, 1851)
C. micropeltes (Cuvier, 1831)
C. nox (Zhang, Musikasinthorn & Watanabe, 2002)
C. orientalis (Bloch&Schneider, 1801)
C. panaw (Musikasinthorn, 1998)
C. pleurothalma (Bloch, 1793)
C. punctata (Bloch, 1793)

C. stewartii (Playfair, 1867)
C. striata (Bloch, 1793)
C. theophrasti (Valenciennes, 1840)
Snakehead
Amur snakehead
Small snakehead
Bangka snakehead
Barca snakehead
Rainbow snakehead
Bluespotted
snakehead
Dwarf snakehead
Burmese snakehead
Splendid snakehead
Blotched snakehead
Geat snakehead
Emperor snakehead
Black snakehead
Giant snakehead
Walking snakehead
Ocellated snakehead
Spotted snakehead
Assamese snakehead
Snakehead murrl
85cm;6,1kg
80cm; 7,0kg
20cm
19,08cm
23,5cm
90cm

17,6cm
20cm
18,5cm
40cm
20cm
183cm; 30kg
27cm
65cm
30cm
130cm; 20kg
65cm
20cm
17,1cm
40cm
31cm
25cm
100cm
II. Giống Parachanna
African snakehead
28
29
30
P. africana (Steindachner, 1879)
P. insignis (Sauvage, 1884)
P. obscura (Gunther, 1861)
Niger snakehead
Congo snakehead
Afican snakehead
32cm
41cm

34,1cm; 1kg
8
Trên thế giới, cá lóc được nuôi với nhiều phương thức khác nhau như: nuôi
thâm canh trong ao hay ghép với các loài cá Rô phi, Chép (Lo Chai Chen, 1990)
[5], [32]. Ở Việt Nam, kết quả khảo sát tình hình nuôi cá lóc bông trong bè ở hai
tỉnh An Giang và Đồng Tháp cho thấy cá lóc bông phát triển rất tốt trong mô hình
nuôi lồng, bè nước chảy, năng suất dao động 42,5 - 116 kg/m3 [5]. Cá giống nuôi
chủ yếu được sinh sản bán tự nhiên và sinh sản nhân tạo. Ở giai đoạn cá giống, cá
sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm từ 34% trở lên vẫn phát triển tốt [5].
Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004) đã nghiên cứu khá chi tiết về các đặc điểm
dinh dưỡng, sinh trưởng, nhu cầu chất đạm của cá giống, thử nghiệm kích thích sinh
sản … Các kết quả này là cơ sở quan trọng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo
trên đối tượng cá lóc bông (Channa mcropeltes) [5].
1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lóc bông là loài cá dữ điển hình, cá rất thích ăn là động vật tươi sống như:
cá, tép, ếch nhái, bọ gạo … (Pillay, 1990; Lee, 1991) [7], [31].
Cá lóc bông có miệng cận trên và to, nhờ vậy cá có thể ăn được mồi có kích
thước lớn. Răng hàm, răng lá mía và răng khẩu cái khá to, sắc. Hàm dưới có răng
chó cho thấy cá lóc bông thuộc nhóm cá ăn động vật kích thước lớn và bắt được
mồi sống [5].
Lược mang có dạng múm gai (dạng lược mang điển hình của các loài cá dữ)
giống như cá lóc đen (Channa striatus). Ở cung mang thứ nhất có 23 - 29 núm gai
xếp thành hai hàng so le nhau [5].
Thực quản cá lóc bông ngắn, có vách dày, mặt trong thực quản có nhiều nếp
gấp nên co giãn được do đó cá có thể nuốt được mồi to và có thể cá lóc bông thuộc
nhóm cá có nhịp dinh dưỡng thưa [5].
9
Hình 1.3. Ruột và các cơ quan tiêu hóa của cá lóc [15]
Dạ dày cá có dạng túi, vách ruột dày (Hình 1.3). Đây là dạng ruột thường gặp
ở loài cá ăn động vật kích thước lớn. Cá lóc bông có hai manh tràng hạ vị giống như

cá lóc đen. Cá lóc bông trưởng thành có ruột gấp khúc, ngắn [5].
Kết quả phân tích thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của các mẫu cá lóc
bông đánh bắt ngoài tự nhiên hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hình thái giải phẩu
các cơ quan thuộc ống tiêu hóa của chúng. Kết quả trên cho thấy ngoài tự nhiên cá
lóc bông trưởng thành là loài cá dữ và lúc trưởng thành thường ăn với khối lượng
thức ăn lớn là các loại cá con, tạp [12].
1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy khối lượng
cho cơ thể [5].
Kích thước cá lóc bông có thể dài trên 1m và nặng trên 20 kg [31]; Channa
micropeltes và Channa marulius là hai loài lớn nhất của họ cá lóc [33]. Ở giai đoạn
nhỏ, cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, từ 3 tháng tuổi trở đi cá tăng trưởng nhanh
về khối lượng hơn chiều dài [7]. Trong điều kiện tự nhiên do sự cạnh tranh thức ăn
nên cá tăng trưởng không đều và tỷ lệ hao hụt lớn. Trong điều kiện nuôi, cá có thể
đạt 1 - 1,5 kg/con/năm [12].
Cá lóc bông là loài ăn động vật nên nhu cầu chất đạm rất cao [7].
1.3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản
Sinh sản là sự tái sản xuất của chủng quần và bảo vệ loài. Tuổi và kích thước
thành thục của cá được coi là đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh sản (Mai Đình
Yên, 1992) [5].
10
Cá lóc bông thành thục vào 23 - 24 tháng tuổi, mùa vụ phát dục và sinh sản
kéo dài từ tháng 4 - 10, tập trung vào tháng 6 - 7 dương lịch [12]. Cá sinh sản tái
phát dục 3 - 4 lần trong năm [5], [32].
Lượng trứng cá lóc bông có thể đạt từ 7.000 - 14.000 trứng/kg cá cái; cá lóc
có chiều dài 35 cm có thể sinh sản 10.000 trứng [12]. Khi sinh sản cá đực và cá cái
tự bắt cặp, sinh sản trứng trong tổ, chúng bảo vệ trứng rất kỹ, cho đến khi cá con đã
có thể sống độc lập và chủ động bắt mồi [5].
Cá lóc bông là loài sinh sản trứng nổi, thụ tinh ngoài, có tập tính giữ trứng
[12]. Mùa vụ sinh sản của cá trong thủy vực tự nhiên chủ yếu xảy ra từ tháng 5 - 8

dương lịch, mùa mưa cá sẽ bắt cặp làm tổ, tham gia sinh sản và cá con sinh trưởng,
phát triển cho đến mùa nước rút vào tháng 11 dương lịch [5].
Cho đến nay rất ít tài liệu viết về dinh dưỡng và thức ăn cho cá lóc bông. Tuy
nhiên cá lóc bông có nhiều đặc điểm sinh học gần giống với nhiều loài cá lóc khác
như: cá lóc đen (Channa striatus) ở Việt Nam nên những lược khảo về tính ăn cũng
như nhu cầu dinh dưỡng được xem là những kiến thức cơ sở cho việc nghiên cứu
nuôi thương phẩm cá lóc bông [7]. Cá lóc bông là một loài cá dữ điển hình, tính
thích thức ăn có nguồn gốc từ động vật, vì vậy nhu cầu đạm cao cho quá trình nuôi
thương phẩm là yêu cầu quyết định [12]. Cá lóc bông giai đoạn giống tăng trưởng
tốt nhất phải có hàm lượng đạm 40% trở lên [7]. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cho
thấy cá lóc bông ăn thức ăn là cá, ếch nhái trực tiếp nên cần phối trộn thêm các chất
vitamin C và E để tăng cường sức đề kháng [5].
1.4. Sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lóc bông
1.4.1. Hiện trạng sản xuất giống cá lóc bông ở Việt Nam
Trước đây nguồn giống cá lóc bông thường vớt ngoài tự nhiên và các hộ nuôi
chủ yếu dựa vào nguồn cá giống khai thác từ Campuchia [12]. Hiện nay, nguồn
giống tự nhiên giảm đáng kể (do đánh bắt, bãi sinh sản và sinh trưởng bị tàn phá, ô
nhiễm …) do vậy nguồn giống sản xuất từ các trại giống trở nên quan trọng và kỹ
thuật sản xuất giống từ đây cũng phát triển nhanh và trở thành điều kiện tiên quyết
cho phát triển các hệ thống nuôi [5].
11
Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học: dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh
sản và ương nuôi cá giống Tuy nhiên về kỹ thuật kích thích sinh sản, ngoài những
loại kích thích bằng não thùy thể cá chép kết hợp HCG đã cho sinh sản cá Lóc bông
thành công, có tính khả thi và hiệu quả trong thực tiễn sản xuất thì vẫn cần những
nghiên cứu tiếp tục bổ sung, về các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục
cá đực và các loại kích thích khác trong kích thích sinh sản cá Lóc bông, góp phần
chủ động nguồn giống cho nhu cầu ngày càng cao của người nuôi.
Sức sinh sản của cá lóc bông không cao, thường dao động từ 6.125 - 13.248
trứng/kg cá cái. Cá càng lớn thì sức sinh sản của cá tăng dần, chưa có cá lóc bông

bố mẹ nào thành thục có khối lượng cơ thể nhỏ hơn 800 g/con [12]. Điều này chứng
tỏ rằng cá lóc bông là loài cá có kích thước lớn trong họ cá lóc. Thông tin của
những hộ nuôi cá lóc bông trên bè còn cho biết thêm cá lóc bông lần đầu tiên mang
trứng khi đã nuôi được 14 - 18 tháng và khối lượng thường không dưới 2 kg/con
[5]. Riêng đối với những hộ nuôi cá lóc bông và cho sinh sản trong ao đất thì khẳng
định rằng cá lóc bông phải hơn 2 năm tuổi mới có thể tham gia sinh sản và mỗi lần
cá sinh sản như vậy có thể thu được từ 20.000 - 30.000 trứng/cá tùy theo kích
thước, khối lượng cá [5].
Khi tuyến sinh dục chưa thành thục (giai đoạn I - II) hệ số thành thục của cá
lóc bông rất thấp (0,04 ± 0,0%) [12]. Tuy nhiên khi tuyến sinh dục của cá đạt tới
giai đoạn chín muồi (giai đoạn IV) thì hệ số thành thục của cá cũng không vượt quá
2,5%, thực tế chỉ đạt 2,11% [12].
Chính vì những lý do trên, công tác nghiên cứu về sinh học, sinh sản, các loại
thức ăn thay thế thức ăn truyền thống của đối tượng này đang được nhiều người
quan tâm để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất.
1.4.2. Tình hình nuôi cá lóc trên thế giới và Việt Nam
Cá lóc bông có thể nuôi ở nước ngọt và có khả năng sống ở nước lợ mặn có
nồng độ muối thấp và chúng được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực
Đông Nam và Nam Châu Á [5], [32].
Hiện nay, trên thế giới nghề nuôi cá lóc phát triển ở một số nước như: Ấn
Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia, Việt Nam … Ở
12
Việt Nam và Campuchia là 2 nước có nghề nuôi cá lóc trong bè phát triển. Năng
suất nuôi bè ở trong ao, tối ưu là 160 kg/m3 và tối đa đạt ≥ 600 kg/m3 ở hồ chứa
nghèo dưỡng chất [5].
Cá lóc bông là loài tương đối dễ nuôi, có thể nuôi trên nhiều thủy vực khác
nhau và có thể tận dụng được nguồn phụ phẩm trong khai thác, chế biến thủy sản
cũng như trong nông nghiệp với một tỷ lệ phối trộn thích hợp [7], [33].
1.4.3. Thức ăn cho cá lóc ở Việt Nam
Thức ăn nuôi cá lóc hiện nay, các hộ sử dụng chủ yếu là nguồn cá tạp [4],

ngoài ra người nuôi còn sử dụng thêm các loại thức ăn tươi sống khác như ốc, cua
đồng và các phụ phẩm từ nông nghiệp do giá cá tạp tăng cao và ngày càng khan
hiếm, nên một số ít hộ chuyển sang cho ăn xen kẽ thức ăn tự chế biến, thức ăn viên
hỗn hợp trong quá trình nuôi.
Đứng trước tình hình nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh về diện
tích cũng như mức độ thâm canh của một số đối tượng nuôi khác thì việc nuôi cá Lóc
với nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu đóng góp đáng kể trong việc thay thế thức ăn cá tạp
của cá lóc nuôi bằng thức ăn chế biến, phụ phẩm từ nông nghiệp, hạn chế việc sử
dụng cá tạp trong nuôi trồng thủy sản, góp phần bảo vệ nguồn thủy sản là điều rất cần
thiết. Các nghiên cứu về thức ăn chế biến, ngoài việc tìm ra những công thức thức ăn
phù hợp tính ăn, nhu cầu dinh dưỡng cho cá Lóc, giảm giá thành như sử dụng bột đậu
nành, cám gạo có bổ sung các vitamin, chất tạo mùi để thay thế bột cá, với tỷ lệ thay
thế phù hợp, vẫn đảm bảo tỷ lệ sống và tốc độ tăng tưởng cá Lóc nuôi [4].
1.5. Sơ lược nhu cầu dinh dưỡng của cá lóc và một số loài cá ăn động vật
1.5.1. Nhu cầu protein
Protein là vật chất hữu cơ chủ yếu xây dựng lên các tổ chức mô của cá cũng
như của động vật, protein chiếm khoảng 60 - 75% tổng số vật chất khô của cơ thể.
Cá sử dụng protein để đáp ứng nhu cầu amino acid. Protein sau khi được các
enzyme proteasa thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học giải phóng các amino acid tự
do. Các amino acid này sẽ được hấp thụ qua thành ống tiêu hóa đi vào máu, được
13

×