Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo chuyên đề Virus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.67 KB, 37 trang )

Chuyên đề virus

(Louis Pastuer-người đặt nền móng cho miễn dịch học)
1
Chuyên đề virus
Từ khoảng 1500 năm trước công nguyên, nhân loại đã từng phải đối mặt với
những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra nhưng phải đến cuối thế kỉ
thứ XIX, con người mới phát hiện ra và dò dẫm từng bước để tiến đến chế ngự được
chúng. Năm 1892, nhà thực vật học trẻ tuổi người Nga là D.I. Ivanovskii bắt tay vào
việc nghiên cứu bệnh khảm ở thuốc lá. Ông chứng minh được rằng mầm bệnh này
nhỏ hơn vi khuẩn vì có thể chui qua nến lọc vi khuẩn và gọi đó là “độc tố vi khuẩn”.
Năm 1898, khi nghiên cứu mầm bệnh của bệnh khảm thuốc lá, nhà sinh vật học
người Hà Lan Beijerinck đã phát hiện “một chất dịch có hoạt tính truyền nhiễm” và
ông dùng tiếng La Tinh là “virus” để gọi tên mầm bệnh này. Thuật ngữ “virus” ra
đời. Kể từ đó, con người liên tục có những phát hiện mới về “nhân tố lạ mặt” này.
Năm 1915, nhà khoa học Anh F.U.Twort và năm 1917 nhà khoa học Pháp
F.H.d’Herelle phát hiện ra virus của khuẩn lị. F.H.d’Herelle đặt tên cho loại virus
này là Bacterio phage (từ gốc La Tinh Bacterio là vi khuẩn, phage là ăn). Và còn rất
nhiều những phát hiện quan trọng nữa về virus được tìm ra bởi các nhà sinh vật học
sau thế hệ đó.
2
Chuyên đề virus
Nhờ các thành tựu mới mẻ trong nghiên cứu kĩ thuật di truyên ở virus mà con người
đã tìm ra được nhiều loại vaxin virus thế hệ mới , góp phần quan trọng vào việc đảy
lùi nhiều bệnh virus nguy hiểm ở người, cây trồng và vật nuôi.

PHẦN MỘT:
Các khái niệm cơ bản
3
Chuyên đề virus
Virus là một đối tượng mới trong nghiên cứu của sinh học hiện đại nên từ trước


đến nay có rất nhiều định nghĩa về virus.
Theo Luria(1967) thì virus là một thực
thể mà hệ gen của chúng có thể sử dụng cơ
cấu tổng hợp trong tế bào sống để tiến hành
tái tạo ra các đơn nguyên của axit nucleic và
làm cho hệ gen của virus có thể chuyển
sang những tế bào khác.
Virus là một dạng sống đặc biệt, nó không có hoạt tính trao đổi chất do không
có ribosome hoạt động hoặc không có bộ máy tổng hợp protein.Cho nên mặc dù một
số virus có enzim riêng của mình nhưng nó phải kí sinh bắt buộc và chỉ có thể nhân
lên trong tế bào vật chủ (tế bào sống).Khi ở trong tế bào vật chủ, dạng sống này
được gọi là virus nhưng khi ở ngoài tế bào thì kết tinh lại gọi là các hạt virus (virion)
và tồn tại lâu dài ở dạng đại phân tử hoá học có hoạt tính truyền nhiễm. Nói chung,
virus là một dạng trung gian giữa giới hữu sinh và giới vô sinh, nó không sống mà
cũng chẳng chết. Một số sự khác biệt cơ bản giữa virus và các sinh vật khác là:
Không có cấu tạo tế bào, không có hệ thống trao đổi chất và năng lượng,
không có ribosome, không có hiện tượng sinh trưởng cá thể cũng như không
mẫn cảm với các chất kháng sinh nói chung.
Có sự giao hỗ giữa trạng thái sinh vật kí sinh trong tế bào sống và trạng thái
không phải sinh vật sống khi ở ngoài tế bào.
4
Chuyên đề virus
Mỗi loại virus chỉ chứa một loại axit nucleic, hoặc là ADN hoặc ARN có thể ở
dạng thẳng hoặc khép kín, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép. Genome phân đoạn
hoặc không phân đoạn.
Do đó virus và các dạng sống giống như chúng không được xếp vào hệ thống
phân loại sinh vật.
Virus chỉ có thể kí sinh bắt buộc trong các tế
bào sống, dựa vào sự trợ giúp của hệ thống
trao đổi chất của vật chủ mà sao chép axit

nucleic, tổng hợp các thành phần như protein, …
sau đó tiến hành ráp nối để sinh sản.
Các sinh vật vô bào ngoài virus ra còn có 3 loại khác bao gồm:
Viroit : chỉ chứa thành phần ARN có tính truyền nhiễm đơn độc.
Virusoit : chỉ chứa thành phần ARN không có tính truyền nhiễm đơn độc.
Virino (hay prion) : chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng có nhiều ý kiến
cho rằng thành phần của virion là protein.
Người ta đã phát hiện được 931 loài virus kí sinh trên động vật có xương sống
(1981); 600 loài virus kí sinh trên thực vật (1983); 300 loài virus kí sinh trên người
(1984); 100 loài virus nấm, trên 2850 loài và chủng thể thực khuẩn (1987); 1671 loài
virus kí sinh trên côn trùng (1990).
5
Chuyên đề virus
6
Chuyên đề virus
PHẦN HAI:
Hình thái và cấu tạo virus
7
Chuyên đề virus
Virus có cấu tạo rất đơn giản, bao gồm lõi axit nucleic, tức genome nằm ở
phía trong còn phía ngoài được bao bọc bởi vỏ protein, vỏ protein mang thành phần
kháng nguyên và bảo vệ genome khỏi sự tác động của các yếu tố môi trường ví dụ
như nuclease trong máu.
Vỏ protein (hay vỏ capsid) được cấu tạo bởi các đơn vị hình thái là capsome.
Capsome lại được cấu tạo bởi các đơn vị cấu trúc là protome. Protome có thể là
monome (chỉ có một phân tử protein) hoặc polyme (nhiều phân tử protein). Cấu trúc
8
Chuyên đề virus
gồm capsid và axit nucleic được gọi là nucleocapsid, đây là kết cấu cơ bản của mọi
virus.

Một số virus còn có vỏ ngoài bao quanh capsid, có bản chất là lipit hoặc
lipoprotein chứa kháng nguyên của virus. Vỏ ngoài một phần bắt nguồn từ màng
sinh chất của tế bào chủ khi virus chui ra ngoài theo
lối nảy chồi. Ở một số virus, vỏ ngoài có nguồn gốc
từ màng nhân của tẽ bào. Hạt virus nguyên vẹn còn
được gọi là virion.
Virus có 3 kiểu cấu trúc:
Cấu trúc hình khối. Capsid có cấu trúc hình khối 20 mặt tam giác đều,chúng
có 12 góc, 30 cạnh cấu tạo từ 252 capsome.
Cấu trúc xoắn. Nucleocapsid dạng kéo dài. Capsome sắp xếp xung quanh
theo chiều xoắn của axit nucleic. Đa số virus có cấu xoắn có vỏ ngoài bao bọc
nucleocapsid xoắn.
Cấu trúc hỗn hợp. Cấu trúc hỗn hợp vừa là dạng khối vừa là dạng xoắn. Ví
dụ như phage T2 có đầu dạng khối, đuôi dạng xoắn trông như con nòng nọc.

Genome
của virus
9
Chuyên đề virus
Có thể là AND hoặc ARN nhưng không bao giờ chứa cả hai.
Có dạng chuỗi đơn hoặc chuỗi kép, dạng thẳng hoặc vòng. Virus chứa AND
kép thường có kích thước lớn, virus chứa AND đơn thường có kích thước
nhỏ.
Genome ARN kép tất cả đều phân đoạn(trong mỗi virus có nhiều đoạn) còn
phần lớn genome ARN đơn không phân đoạn (trừ virus cúm và HIV).
Genome ARN đơn có trình tự giống mARN thì được quy ước là genome (+),
ngược lại(trình tự không giống mARN ) được gọi là genome (-).
Genome của một số virus khi sao chép phải thông qua ARN trung gian(AND-
ARN-AND).
Đối với axit nucleic của virus có kích thước lớn:

Có trọng lượng phân tử lớn.
Mã hoá cho nhiều loại protein.
Mã hoá cho nhiều enzyme cần cho sự nhân lên.
Đối với axit nucleic của virus có kích thước nhỏ:
Có khối lượng phân tử nhỏ.
Khả năng mã hoá tạo protein bị hạn chế.
Sự nhân lên của genome phụ thuộc vào một số enzyme của tế bào chủ.
Khả năng lây nhiễm:

Đối với nhiều loại virus, axit nucleic chỉ có khả năng lây nhiễm khi đã được đưa
vào tế bào. Khi được giải phóng khỏi vỏ capsid bản thân axit nucleic có thể tự tực
10
Chuyên đề virus
hiện quá trình lây nhiễm tế bào, bắt đầu chu trình gây nhiễm hoàn chỉnh để nhân
lên.

Genome của các virus chứa ARN (-) không có khả năng lây nhiễm, muốn nhân
lên chúng phải phiên mã thành ARN(+).
Protein của virus
Tuỳ thuộc vào thời gian tạo thành mà protein virus được chia làm 3 loại:

Protein được tổng hợp ngay sau khi nhiễm được gọi là protein sớm tức
protein không cấu trúc. Đây là enzyme cần cho sự sao chép của axit nucleic.

Protein được tổng hợp muộn hơn được gọi là protein muộn, thường là
protein cấu trúc tao capsid, vỏ ngoài và protein lõi.

Protein phân giải (thường là lyzozim) giúp virus giải phóng ra khỏi tế bào.
Ba loại protein trên được virus điều hoà tổng hợp một cách hợp lí theo từng giai
đoạn nhờ nhiều cơ chế phức tạp. Protein sớm bản chất là enzyme nên chỉ cần một

lượng nhỏ còn protein muộn tham gia cấu trúc nên cần tổng hợp một lượng lớn.
PHẦN BA:
“Sinh sản” ở virus
Virus không có hoạt tính trao đổi chất mà sử dụng bộ máy trao đổi chất của tế
bào để tổng hợp các thành phần thiết yếu của mình, sau đó lắp ráp tạo ra các hạt
11
Chuyên đề virus
virus con giống như nguyên bản. Vì vậy người ta thường sử dụng thuật ngữ nhân
lên (nhân bản) của virus thay cho từ sinh sản.
Sự nhân lên của virus làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan hoặc có thể gắn
genome của mình vào nhiễm sắc thể của tế bào, tồn tại lâu dài dưới dạng tiềm ẩn mà
không làm chết tế bào gọi là chu trình tiềm tan. Sự nhân lên của phage là một ví dụ
tiêu biểu cho sự nhân lên của virus .

Quá trình nhân lên của virus diễn ra trong 5 giai đoạn:
1/ Hấp phụ.
Gắn thụ thể của mình lên thụ
thể nằm trên thành/màng sinh chất
của tế bào. Vì có tính đặc hiệu cao
nên mỗi virus chỉ có thể gắn lên một
hoặc một số loại tế bào nhất định.
_ Sự hấp phụ được tăng
cường khi có mặt của ion Mg
2+
,Ca
2+
,Ba
2+
,…còn ngược lại, ion Al
3+

,Fe
2+
,Cr
3+
,…đều có tác dụng làm bất hoạt.
_ pH : trong môi trường trung tính, virus dễ hấp phụ lên thành/màng tế bào
vật chủ. Trong môi trường axit (pH<5) hoặc base (pH>10) thì sự hấp phụ gặp khó
khăn.
12
Chuyên đề virus
_ Nhiệt độ : nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của vật chủ cũng là yếu tố lí
tưởng cho sự hấp phụ.
_ Số lượng phage : nếu số lượng phage quá lớn cùng hấp phụ vào một tế bào
sẽ làm tan thành/màng tế bào vật chủ (vì đầu ống đuôi của mỗi phage đều có một ít
lizozim). Lúc này phage không thể xâm nhập và nhân lên trong tế bào (do tb đã bị
huỷ), hiện tượng đó gọi là sự phá vỡ tự hoại.
_ Các nhân tố khác : Triptophan có thể xúc tiến sự hấp phụ của phage T4,
biotin xúc tiến cho sự hấp phụ của thể thực khuẩn trên vi khuẩn sinh axit glutamic.
2/ Sự xâm nhập.
Thông
thường virus
xâm nhập vào tế
bào theo cơ chế
xuất - nhập bào.
- Virus
không có vỏ
ngoài: Màng tế
bào lõm vào bao
lấy virus tạo
không bào tạm

13
Chuyên đề virus
thời. Tiếp đó không bào dung hợp với mạng lưới nội chất để giải phóng
nucleocapsid.
- Virus vỏ ngoài: Vỏ ngoài của virus dung hợp với màng sinh chất rồi đẩy
nucleocapsid vào trong mà không tạo không bào. Vỏ ngoài virus hoà với màng sinh
chất mà không chui vào tế bào chất.
- Màng tế bào lõm vào bao lấy virus cùng vỏ ngoài, tạo không bào. Sau đó
màng không bào (có nguồn gốc từ màng tế bào) dung hợp với vỏ ngoài của virus rồi
đẩy nucleocapsid vào tế bào chất.
- Enzyme tiêu hoá của tế bào từ lyzosome tiến hành phân giải vỏ protein
của virus để giải phóng axit nucleic hoặc genome của tế bào chất.
Đối với phage, sau khi hấp phụ,đĩa gốc và sợi đuôi sẽ nhận được một sự kích
thích làm các protein đuôi vận động sau đó đuôi phage co lại chỉ còn ½ chiều dài,
trong khi đó đầu ống đuôi tiêm lizozim làm tan một phần thành tế bào và vật chất di
truyền xâm nhập vào bên trong.
3/Sự tổng hợp các chất.
Sau khi xâm nhập, AND hoặc ARN của virus tiến hành phiên mã
(transcription). Nếu có hai loại virus khác nhau xâm nhập vào cùng một tế bào
thì cuối cùng cũng chỉ có một virus giành quyền điều khiển tế bào và tiến hành
phiên mã. Sự sao chép AND và phiên mã ra ARN là quá trình quan trọng nhất
đối với virus. Đặc điểm chung của quá trình phiên mã :
14
Chuyên đề virus
_ Tạo thành mARN của virus hoặc phân tử dạng sao chép của genome(RF-plicative
form).
_ Thực hiện nhờ enzyme của tế bào hoặc của virus.
_ Diễn ra theo cơ chế điều khiển phức tạp:
Kiểu phiên mã trước và sau khi sao chép axit nucleic hoàn toàn khác nhau.
Nhiều genome virus chứa promoter và enhancer có tác dụng kích thích quá

trình phiên mã.
Bản phiên mã đầu tiên thường được cắt nối (splicing) để loại bỏ các đoạn
intron ( không mã hoá ) nằm xen giữa các exon( mang mã ).
Phiên mã đôi khi xảy ra theo cơ chế chồng lớp. Trong cùng một gen có nhiều
điểm khởi đầu và nhiều điểm kết thúc, nhờ đó tạo ra nhiều protein từ cùng
một đoạn axit nucleic.
_ Về cơ bản mARN của virus có những đặc điểm sau đây (nhưng cũng có thể khác):
Chứa trình tự khởi đầu.
Có gắn mũ ở đầu 5’.
Ở đầu 3’ có đuôi polyA
3.1/ Tổng hợp protein của virus.
mARN của virus được phiên mã trên ribosome của tế bào tạo ra 2 loại protein
- Protein cấu trúc là protein capsid, protein vỏ ngoài và protein trong lõi.
- Protein không cấu trúc là enzyme cần cho sao chép genome. Protein
không cấu trúc không tìm thấy trong hạt virus, trừ một số trường hợp đặc biệt ví dụ
15
Chuyên đề virus
như enzyme phiên mã ngược có trong virus HIV hoặc virus viêm gan B chứa ADN
polymerase, một số virus ARN chứa ARN polymerase.
3.2/ Tổng hợp axit nucleic của virus.
- Genome của virus còn được sao chép từ genome của virus mẹ. Trong trường
hợp genome là mạch đơn thì khuôn là mạch bổ sung mới tạo thành genome mẹ.
- Phần lớn quá trình sao chép được thực hiện nhờ polymerase (rilicase) do
virus mã hoá. Đối với một số virus ADN thì quá trình tổng hợp được thực
hiện nhờ enzyme của tế bào.
4/ Lắp ráp.
- Genome và protein mới được tạo thành lắp ráp với nhau tạo nên hạt virus
mới. Đa số trường hợp protein capsid lắp ráp tạo thành cấu trúc rỗng gọi lá tiền
capsid (procapsid) sau đó do chuyển động Brao, axit nucleic chui vào cấu trúc này
rồi hàn kín lại.

- Lắp ráp có thể xảy ra trong nhân tế bào, trong tế bào chất hoặc ngay sát
màng sinh chất (đối với đa số virus có vỏ ngoài). Ở hầu hết các virus, bước cuối
cùng của giai đoạn này là các protein kháng nguyên của virus tập hợp ở màng sinh
chất.
5/ Giải phóng.
- Sau đó các virus đồng loạt thoát ra ngoài theo lối xuất bào đồng thời màng
sinh chất bao lấy nucleocapsid tạo vỏ ngoài cho virus. Ở một số virus động vật
không có vỏ, nucleocapsid thoát ra ngoài mà không làm tổn hại tế bào.
16
Chuyên đề virus
- Virus có thể làm tan tế bào(nhờ tổng hợp lizozim) để chui ồ ạt ra ngoài hoặc
đối với virus có vỏ ngoài thì chui ra từ từ theo lối nảy chồi.
Ứng dụng vào nuôi cấy virus
Virus chỉ có thể sinh sản bên trong tế bào sống nên việc nuôi cấy gặp rất
nhiều khó khăn, người ta phải có các phương pháp đặc biệt để nuôi cấy chúng.Có 3
hệ thống chính dùng để nuôi cấy virus trong phòng thí nghiệm.
 Nuôi cấy mô tế bào. Các tế bào có nguồn gốc từ các mô của người hay động
vật đươc nuôi trong bình chứa môi trường nhân tạo, cho phát triển và dùng làm
nguồn nguyên liệu để cấy virus.
 Phôi gà. Một số virus có thể nhân lên trong tế bào phôi gà 6- 13 ngày. Ngày
nay phương pháp nuôi này đã được thay thế bởi tế bào nuôi cấy mô. Tuy nhiên
trong sản xuất một số loại vaccine, phương pháp này vẫn được sử dụng.
 Động vật thực nghiệm. Trước đây phương pháp này được dùng phổ biến để
phân lập và nghiên cứu virus. Các động vật được sử dụng là chuột, thỏ, khỉ,
chồn Tiêm hỗn dịch nghi là có virus vào động vật và quan sát bệnh cảnh lâm sàng.
Hiện nay phương pháp này vẫn được dùng để phân lập một số virus.
PHẦN BỐN:
Phân loại virus
17
Chuyên đề virus

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại virus, mỗi hệ thống phân loại
phục vụ cho một mục đích nghiên cứu riêng. Ví dụ theo vật chủ gây bệnh thì
người ta chia thành virus ở thực vật, virus ở vi sinh vật, virus ở người và
động vật. Một cách phân loại khác phục vụ nghiên cứu khoa học là hệ thống
phân loại dựa trên hệ gen(genome) và cách thức tổng hợp mARN. Theo đó
virus được chia thành 6 nhóm:

Virus AND kép.

Virus AND đơn.

Virus ARN đơn, sợi dương.

Virus ARN đơn, sợi âm.

Virus ARN kép.

Retrovirus chứa AND đơn, sợi dương.
Theo Uỷ ban quốc tế phân loại virus quy định: họ virus có tiếp vị ngữ là –viridae, họ
phụ -virinae, và chi là virus. Ví dụ: virus variola(bệnh đậu mùa), virus lassa(bệnh sốt
xuất huyết),…
Một cách phân loại khác là:
_Virus kí sinh trên động vật thì gọi là Animal virus.
_Virus kí sinh trên nấm gọi là Fungal virus.
_Virus kí sinh trên tảo gọi là Algal virus.
_Virus kí sinh trên xạ khuẩn gọi là Actino phage.
_Virus kí sinh trên vi khuẩn gọi là Bacterio phage.
18
Chuyên đề virus
Phân loại virus ARN

Phân loại virus ADN
19
Chuyên đề virus
PHẦN NĂM:
Khả năng gây bệnh
Virus là tác nhân gây nhiều bệnh ở người, động vật, cây trồng và vi
sinh vật. Đa số các bệnh thường gặp ở người là do virus.Hầu hết chúng gây
bệnh ở thể nhẹ, tự bình phục sau một thời gian nhất định. Nhưng cũng có
những loại tồn tại thầm lặng trong cơ thể, chúng nhân lên nhưng không gây
ra bất kì triệu chứng nào. Tuy việc nhiễm virus thường ở thể nhẹ nhưng đôi
20
Chuyên đề virus
khi có thể geey bệnh nặng đối với những người quá mẫn cảm. Một số virus
gây bệnh rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao.
Virus xâm nhiễm vào cơ thể theo 4 con đường :
Hít thở : qua đường hô hấp.
Ăn uống : qua đường tiêu hoá.
Xâm nhập qua da, vết xước niêm mạc , truyền máu , tiêm chích, phẫu thuật
hay do côn trùng hoặc động vật cắn.
Bẩm sinh : qua đường mẹ truyền qua nhau thai sang con.
Một câu hỏi đã từng được nhiều người đặt ra trong các forum sinh học là:
virus AND và ARN, loại nào nguy hiểm hơn?
Nếu lí luận theo vật chất di truyền thì virus ARN nguy hiểm hơn do thứ
nhất là genome của virus ARN dễ sinh biến dị hơn( vì ARN kém bền hơn AND),
từ đó tạo ra được nhiều chủng loại đa dạng hơn mà ví dụ điển hình là virus H
5
N
1
cực kì nguy hiểm đã đột biến từ một virus vô hại là H N gì gì đó. Thứ hai là do
hoạt tính sinh học của ARN rất cao, thậm chí còn cao hơn cả protein mà nó mã

hoá. Nhớ lại trong lịch sử phát triển của sự sống thì ARN có trước cả AND, phân
tử ARN đầu tiên có hoạt tính sinh học giống như enzyme (nhưng ngày nay người
ta không xếp phân tử đó vào ARN nên chỉ còn 3 loại ARN như chúng ta đã biết).
Như vậy trên lí thuyết thì virus ARN nguy hiểm hơn virus AND nhưng
21
Chuyên đề virus
trong thực tế từ xưa đến nay vẫn có những loại virus AND nguy hiểm cho con
người như virus viêm gan B, virus Variola(gây bệnh đậu mùa),…
Virus gây bệnh chứa AND:
Nhóm virus Tên virus Tên bệnh
Pox Variola
Molluscum
Đậu mùa
U mềm lây
Herpes Herpes simplex
Varicella zoster
Herpes
Thuỷ đậu zona
Adeno Adeno Viêm họng
Viêm kết mạc
Hepadna Viêm gan B Viêm gan
Papova Papiloma
JC
Mụn cóc
Viêm chất trắng não
Parvo B19 Ban đỏ truyền nhiễm
22
Chuyên đề virus
Virus gây bệnh chứa ARN:
Nhóm

virus
Tên virus Tên bệnh
Orthomyxo Virus cúm Cúm
Paramyxo Á cúm;Hợp bào hô hấp
Sởi
Quai bị
Viêm nhiễm đường hô hấp
Sởi
Quai bị
Corona Virus corona Gây nhiễm đường hô hấp SARS
Rhabdo Virus dại Bệnh dại
Picorna Entero
Rhino
Viêm gan A
Viêm não, bại liệt
Cảm lạnh
Viêm gan
Calici SRSV (virus có cấu trúc dạng tròn
nhỏ- small round structure virus)
Viêm dạ dày, ruột
Toga Alpha (virus arbo nhóm A)
Rubi
Viêm não
Sốt xuất huyết
Rubeon (sởi Đức)
Flavi Flavi (virus arbo nhóm B)

Viêm gan C
Viêm não
Sốt xuất huyết

Viêm gan
Bunya Một số virus arbo Viêm não
Sốt xuất huyết
Sốt, viêm thận
Reo Rota Bệnh đường tiêu hoá
Arena Viêm màng não đám rối màng
mạch lympho bào
Virus Machupo
Virus Junin
Virus lassa
Viêm màng não



Sốt xuất huyết
Retro HTLV-I, II


HIV- 1, 2
Ung thư tế bào T
U lympho
Liệt
AIDS
Filo Virus Marburg
Virus E bola
Sốt Marburg
Sốt xuất huyết Ebola
23
Chuyên đề virus
VI. Ảnh hưởng của tác nhân vật lý, hoá học đến virus

- Nhiệt độ cao: Đa số virus bị bất hoạt ở 56
0
C trong vòng 30 phút, hoặc ở 100
0
C
trong vài giây.
- Nhịêt độ thấp: Đa số virus bền ở nhịêt độ lạnh nên có thể bảo quản lâu ở –
70
0
C. Một số virus bị bất hoạt trong quá trình làm đông lạnh hoặc tan băng.
- Khô hạn: Khả năng chịu khô hạn của virus khác nhau tuỳ loài. Một số sống sót,
một số bị bất hoạt nhanh ở điều kiện khô hạn
- Bức xạ tử ngoại: Virus bị bất hoạt bởi tia tử ngoại
- Chlorofoc, ete và các dung môi khác: Các virus có vỏ ngoài chứa lipid sẽ bị bất
hoạt, còn không chứa lipid sẽ bền vững.
- Các chất oxi hóa và chất khử. Virus bị bất hoạt bởi dưới tác dụng của
formaldehyt, clo, iot và H
2
O
2
.
β- propiolacton và formaldehyd là các hoá chất được dùng để bất hoạt virus
trong sản xuất vaccine, song đa số virus không bị bất hoạt bởi phenol.
- Chất khử trùng virus: Tốt nhất là dùng dung dịch hypoclorua (một chất ăn
mòn) và glutaraldehyt (là chất có thể gây mẫn cảm và kích thích gây khó chịu chảy
nước mắt cho người dùng).
24
Chuyên đề virus
PHẦN SÁU:
Di truyền học virus

Các virus có genome AND:
1. Nhóm 1. virus DNA kép
Ví dụ virus vaccinia, herpes simplex, adeno, papiloma.
1.1. Dịch mã
Có 2 loại mRNA được tổng hợp .
 mRNA sớm: được tạo thành trước khi tổng hợp DNA virus, chủ yếu mã hoá
cho các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid nucleic của virus,
 mRNA muộn: tạo thành sau khi tổng hợp DNA virus , chủ yếu mã hoá cho
các protein cấu trúc như vỏ capsid, vỏ ngoài…
1.2. Tổng hợp DNA virus
- Các enzyme
Enzyme sao chép DNA chủ yếu là DNA polymerase phụ thuộc DNA.Các
virus có kích thước lớn hơn (ví dụ vaccinia, herpes simplex) thì tự tổng hợp DNA
polymerase riêng cho mình.Các virus có kích thước nhỏ (ví dụ adeno, papiloma) thì
sử dụng DNA polymerase của tế bào
- Khuôn: DNA của virus con được tổng hợp trên khuôn genome DNA của
virus mẹ.
- Vị trí tổng hợp: trong nhân tế bào (trừ virus pox).
- DNA mới tạo thành
 Dùng làm khuôn để tạo mRNA muộn cần cho tổng hợp protein muộn.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×