Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 168 trang )

B GIO DC V O TO
I HC THI NGUYấN
LU TH THU H
NGHIÊN CứU THựC TRạNG ĐAU THắT LƯNG
ở CÔNG NHÂN NH MáY LUYệN THéP THáI NGUYÊN
V áP DụNG MộT Số GIảI PHáP CAN THIệP
LUN N TIN S Y HC
THI NGUYấN - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm
bảo những số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực,
khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ một công trình
nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ
Lưu Thị Thu Hà
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BP
CSTL
CSHQ
ĐTL
GS
HQCT
KAP
PX
LX
NC
Ng. phải
Ng. trái
SXVLLK
TN
TVĐ


Bộ phận
Cột sống thắt lưng
Chỉ số hiệu quả
Đau thắt lưng
Gia Sàng
hiệu quả can thiệp
Knowledge, Attitude, Practice
Phân xưởng
Lưu Xá
Nghiên cứu
Nghiêng phải
Nghiêng trái
Sản xuất vật liệu luyện kim
Thái Nguyên
Tầm vận động
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Phân loại bệnh khớp 3
1.1.1. Các bệnh khớp do viêm 3
1.1.2. Các bệnh khớp không do viêm 3
1.1.3. Bệnh khớp do nguyên nhân ngoài khớp 3
1.1.4. Thấp ngoài khớp 4
1.2. Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân 4
1.2.1. Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân thế giới 4
1.2.2. Tình hình đau cơ xương trong công nhân Việt Nam 5
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan với đau thắt lưng 7
1.3.1. Nguyên nhân đau thắt lưng 8
1.3.2. Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan ĐTL trong lao động 9

1.4. Các giải pháp can thiệp đau thắt lưng 12
1.4.1. Sơ lược về các phương pháp điều trị ĐTL 12
1.4.2. Những nghiên cứu can thiệp ĐTL trên thế giới 13
1.4.3. Những nghiên cứu can thiệp ĐTL tại Việt Nam 19
1.5. Một số đặc điểm về nhà máy Luyện thép 21
1.5.1. Đặc điểm nhà máy Luyện thép Lưu xá 21
1.5.2. Đặc điểm nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng 23
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu 25
2.2.2. Cỡ mẫu 26
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 28
2.2.4 Các chỉ số nghiên cứu 28
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu 30
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu về các yếu tố liên quan với ĐTL 37
2.2.7. Các biện pháp can thiệp 37
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 42
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 42
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 42
2.4. Xử lý số liệu 43
2.4.1. Xử lý số liệu 43
2.4.2. Phương pháp khống chế sai số 43
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên 45
3.2. Xác định một số yếu tố liên quan với đau thắt lưng 53
3.3. Kết quả của các giải pháp can thiệp 57
3.3.1. Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng 57
3.3.2. Kết quả cải thiện KAP của đối tượng nghiên cứu 58

3.3.3. Kết quả phục hồi chức năng đau thắt lưng 65
Chương 4 BÀN LUẬN 74
4.1. Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên 74
4.1.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 74
4.1.2. Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên 75
4.2. Các yếu tố liên quan với ĐTL ở công nhân Gang thép Thái Nguyên 86
4.3. Hiệu quả các giải pháp can thiệp 89
4.3.1. Hiệu quả cải thiện KAP của công nhân Luyện thép Lưu Xá 89
4.3.2. Hiệu quả phục hồi chức năng ĐTL 95
4.3.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp tại cộng đồng 101
4.3.4. Sự chấp nhận của cộng đồng với mô hình truyền thông, can thiệp
phòng chống đau thắt lưng tại địa điểm nghiên cứu 103
4.3.5. Đóng góp mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 103
KẾT LUẬN 105
KIẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đánh giá tầm vận động khớp (tối đa đạt 40 điểm ) 36
Bảng 2.2. Đánh giá khả năng thực hiện các chức năng trong sinh hoạt (tối đa
đạt 35 điểm) 36
Bảng 2.3. Hoạt động giám sát 39
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45
Bảng 3.2. Tỷ lệ rối loạn cơ xương của công nhân Luyện thép TN 46
Bảng 3.3. Tỷ lệ rối loạn cơ xương theo giới của công nhân Luyện thép TN. 47
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ rối loạn cơ xương theo nhóm tuổi 47
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ rối loạn cơ xương theo phân xưởng sản xuất 48
Bảng 3.6. Thời gian mắc đau thắt lưng 48
Bảng 3.7. Tần suất đau thắt lưng trong năm 49

Bảng 3.8. Thời gian nghỉ việc do đau thắt lưng 50
Bảng 3.9. Thời điểm xuất hiện đau thắt lưng 51
Bảng 3.10. Tỷ lệ các biến chứng của đau thắt lưng 51
Bảng 3.11. Liên quan giữa ĐTL với các hoạt động trong lao động 53
Bảng 3.12. Liên quan giữa ĐTL với gánh nặng trong công việc 54
Bảng 3.13. Liên quan giữa ĐTL với làm việc ở tư thế đứng và cúi 54
Bảng 3.14. Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tư thế ngồi 55
Bảng 3.15. Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tư thế bê vật nặng 55
Bảng 3.16. Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tư thế xách vật nặng 56
Bảng 3.17. Liên quan giữa ĐTL với mật độ xương ở nữ công nhân 56
Bảng 3.18. Kết quả tham gia của các thành viên chương trình 57
Bảng 3.19. Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng 57
Bảng 3.20. Kết quả can thiệp kiến thức về biểu hiện của ĐTL 58
Bảng 3.21. Kết quả của can thiệp kiến thức về nguyên nhân gây ĐTL 59
Bảng 3.22. Kết quả can thiệp kiến thức về các yếu tố nghề nghiệp, lao động
làm tăng ĐTL 59
Bảng 3.23. Kết quả của can thiệp kiến thức về hậu quả của ĐTL 60
Bảng 3.24. Kết quả can thiệp đến thái độ về khám bệnh khi đau thắt lưng 60
Bảng 3.25. Kết quả can thiệp đến thái độ về điều trị đau thắt lưng 61
Bảng 3.26. Kết quả can thiệp đến thái độ về điều trị dự phòng đau thắt lưng 61
Bảng 3.27. Kết quả của can thiệp đến thực hành dự phòng ĐTL 62
Bảng 3.28. Kết quả của can thiệp đến thực hành tư thế ngồi 63
Bảng 3.29. Kết quả của can thiệp đến thực hành tư thế bê vật nặng 63
Bảng 3.30. Kết quả của can thiệp đến thực hành tư thế xách vật nặng 64
Bảng 3.31. Kết quả can thiệp đến tỷ lệ đau thắt lưng 64
Bảng 3.32. Kết quả phục hồi tầm vận động cột sống 65
Bảng 3.33. Kết quả phục hồi tình trạng đau 65
Bảng 3.34. Kết quả phục hồi các hoạt động trong sinh hoạt 66
Bảng 3.35. Kết quả phục hồi độ giãn cột sống 67
Bảng 3.36. Kết quả phục hồi các điểm đau cạnh cột sống 67

Bảng 3.38. Kết quả phục hồi cơ cạnh cột sống 68
Bảng 3.39. Kết quả phục hồi độ cong sinh lý cột sống 69
Bảng 3.40. Hiệu quả phục hồi chức năng đau thắt lưng 70
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1. Kiến thức của các đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân ĐTL

52
Biểu đồ 2. Kiến thức về các yếu tố gây tăng đau thắt lưng 52
Biểu đồ 3. Kết quả của can thiệp đến thái độ về ĐTL của các đối tượng
NC so với trước can thiệp 62
Biểu đồ 4. Hiệu quả phục hồi chức năng ĐTL trước và sau can thiệp 69
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1. Mô hình đoạn vận động của cột sống 7
Sơ đồ 1. Sơ đồ kết cấu sản xuất của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá 22
Sơ đồ 2. Mô hình can thiệp có đối chứng 26
Ảnh 1: Bộ thước đo TVĐ khớp của hãng Ito (Nhật Bản) dùng trong NC 33
Ảnh 2: Hình ảnh tập vận động của công nhân 40
Ảnh 3: Hình ảnh công nhân được phát và hướng dẫn chuẩn bị túi chườm nhiệt 41
Ảnh 4: Hình ảnh lớp tập huấn 58

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vận động là một chức năng quan trọng của các khớp trong cơ thể, nhờ
chức năng này mà con người thực hiện được các hoạt động trong sinh hoạt,
lao động, thể dục thể thao… Khi các khớp bị thay đổi cấu trúc hay chức
năng, hoạt động bình thường của con người sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại,
hoạt động không đúng của con người có thể gây tổn hại các khớp [99],
[127], [128]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh lý xương khớp chiếm tỷ

lệ cao [20], [78], chỉ riêng ở Mỹ, có 21 triệu người mắc bệnh thoái khớp, tỷ
lệ mắc viêm khớp dạng thấp chiếm 0,5% dân số Châu Âu và khoảng 0,17 –
0,3% ở các nước Châu Á [32]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp
của huyện Tân Trường (Hải Dương) là 0,23% dân số [28]. Ở bệnh viện Bạch
Mai, bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh xương khớp chiếm 10,4% tổng số
[31]. Do tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của các bệnh xương khớp đối
với toàn xã hội, thập niên 2000 - 2010 đã được hàng trăm tổ chức từ gần 40
quốc gia trên thế giới gọi là Thập niên Xương và Khớp theo đề xướng của
Lars Lidgren (Thụy Điển).
Đau thắt lưng là một bệnh lý của vùng cột sống thắt lưng có tỷ lệ mắc
cao nhất trong nhóm các bệnh khớp, 60 – 90% dân số trong cuộc đời đã từng
đau thắt lưng, khoảng 50% số người ở độ tuổi lao động bị đau thắt lưng/
năm, [74], [83], [84]. Tỷ lệ đau thắt lưng điều tra tại một thời điểm giao
động từ 12 – 30% [18]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, đau thắt
lưng là nguyên nhân thường gặp gây tình trạng ốm đau và mất sức lao động
ở người dưới 45 tuổi [19], thời gian nghỉ việc do đau thắt lưng chiếm 63%
tổng số ngày nghỉ ốm của những người lao động. Chi phí cho điều trị đau
thắt lưng khá cao, theo ước tính ở Mỹ, tổng chi phí để điều trị, đền bù sức
lao động và thiệt hại về sản phẩm lao động do đau thắt lưng gây ra khoảng

2
63 – 80 tỷ USD. Ở Anh, mỗi năm có 1,1 triệu người đau thắt lưng và chi phí
cho y tế khoảng 500 triệu USD [19].
Lao động trong các nhà máy công nghiệp có đặc điểm nặng nhọc, tư thế gò
bó, tần xuất hoạt động cao, động tác hoạt động lặp đi lặp lại, độ rung lớn…Đây là
những yếu tố làm tăng gánh nặng có thể dẫn tới đau thắt lưng nói riêng và rối loạn
cơ xương nói chung như tỷ lệ đau thắt lưng ở công nhân lắp ráp xe tải là 65%
[75]; công nhân là hơi 45,8% [16]; lái xe 59,5% [19]. Tỷ lệ rối loạn cơ xương ở
công nhân xi măng là 4,36%, công nhân khai thác đá 2,96% [25], công nhân cơ
khí 13,5%, công nhân nhà máy hợp kim 15% [39]…

Nhà máy Luyện thép Lưu Xá và nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng
thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam được xây dựng từ những năm 60 - 70 của
thế kỷ XX, nhà máy đã từng là niềm tự hào của Việt Nam khi chuyển từ một
nước nông nghiệp lạc hậu thành nước có công nghiệp hiện đại. Từ đó đến
nay, các thiết bị sản xuất dù đã được cải tạo, nâng cấp nhưng không đồng bộ,
phần lớn công nhân phải lao động trực tiếp và làm các công việc nặng nhọc,
theo báo cáo của Y tế cơ sở, số công nhân nghỉ việc do các bệnh khớp khá
cao, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định tỷ lệ rối
loạn cơ xương và các vấn đề có liên quan. Xuất phát từ những vấn đề trên,
chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân
nhà máy Luyện thép Thái Nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp” với
ba mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến đau thắt lưng của công nhân
Luyện thép Thái Nguyên.
3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu đau
thắt lưng ở công nhân Luyện thép Thái Nguyên.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phân loại bệnh khớp
Theo phân loại của Hội nghị nội khoa tháng 5/1976 [4] các bệnh
khớp được xếp loại như sau:
1.1.1. Các bệnh khớp do viêm
- Viêm khớp do thấp: thấp khớp cấp hay thấp tim, viêm khớp dạng
thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm khớp
phản ứng hay viêm khớp sau nhiễm khuẩn, viêm khớp vảy nến…
- Viêm khớp do vi khuẩn: lao khớp và cột sống, do tụ cầu, liên cầu,
xoắn khuẩn, do nấm, ký sinh vật, do virut…

1.1.2. Các bệnh khớp không do viêm
- Hư khớp (thoái hoá khớp): hư khớp nguyên phát hay thứ phát ở cột
sống và các khớp.
- Bệnh khớp sau chấn thương: tràn dịch, tràn máu ổ khớp, viêm, vi
chấn thương nghề nghiệp.
- Dị dạng ở các khớp.
- Do khối u và loạn sản.
1.1.3. Bệnh khớp do nguyên nhân ngoài khớp
- Bệnh hệ thống: Luput ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể, viêm
da cơ, viêm đa cơ…
- Bệnh chuyển hoá: gút. da sạm, vôi hóa sụn khớp
- Bệnh máu: Hemophili, Schonlien Henoch.
- Bệnh khớp tiêu hóa, bệnh khớp thần kinh, bệnh khớp cận ung thư

4
1.1.4. Thấp ngoài khớp
- Viêm gân và bao gân.
- Viêm dây chằng, bao khớp: viêm quanh khớp (vai, háng), hội chứng
đường hầm cổ tay, ngón lò so.
- Viêm cân cơ, tổ chức dưới da
Từ bảng phân loại trên cho ta thấy sự đa dạng của các bệnh khớp, tuy
nhiên các trường hợp đau cơ, xương, khớp, thần kinh do các hoạt động trong
lao động rất khó để xác định trong phân loại bệnh theo phương pháp truyền
thống. Do vậy, Liên minh châu Âu đã đưa ra phương pháp phân loại bệnh cho
các trường hợp này và gọi chung là “rối loạn cơ xương”. Như vậy những rối
loạn gây đau các khớp trong cơ thể do hoạt động trong lao động, hoạt động
nghề nghiệp đều nằm trong nhóm “rối loạn cơ xương” và đau thắt lưng là một
trong những bệnh nằm trong nhóm này [22], [38], [48], [64], [79].
1.2. Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân
1.2.1. Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân thế giới

Gangopadhyay S. nghiên cứu ở 50 nam công nhân làm việc tại
Baruipur, Calcutta thấy công nhân bị ảnh hưởng bởi rối loạn cơ xương như
đau các khớp bàn tay 40%, đau khớp vai 30%, khớp cổ tay 20% và cột sống
cổ 20%, đặc biệt đau ở lưng có tỷ lệ rất cao chiếm tới 100%. Nghiên cứu cũng
cho thấy có sự tương quan giữa mức độ đau và tư thế làm việc của người lao
động [67].
Một nghiên cứu cắt ngang được Hussain T. tiến hành ở 461 công nhân
lắp ráp xe tải, kết quả 79% số người được điều tra có các triệu chứng rối loạn
cơ xương trong 12 tháng qua. Các triệu chứng rối loạn cơ xương phổ biến
nhất là đau thắt lưng (65%), đau cột sống cổ (60%), đau vai (57%). Các rối
loạn cơ xương có liên quan đến tuổi tác, tuổi nghề và nhóm lao động [76].

5
Tác giả Dunning KK và cộng sự thống kê các dữ liệu từ trung tâm bồi
thường công nhân Ohio trong thời gian từ năm 1999-2004 thấy rằng rối loạn
cơ xương là một gánh nặng của các nhà quản lý công nghiệp Hoa Kỳ trong đó
có tới 50% các khiếu kiện đòi bồi thường do đau thắt lưng, chỉ có 26,9% các
khiếu kiện do đau cột sống cổ và 21,7% do hội chứng cổ vai cánh tay [61].
Qua thống kê từ 52 nghiên cứu ở 65 nhóm đối tượng gồm những người
lao động thủ công, nhân viên văn phòng, chuyên gia y tế, công nhân sản xuất,
công nhân công nghiệp, nhân viên quân sự và nghệ sỹ biểu diễn, Briggs AM
cho biết tỷ lệ hiện mắc đau cột sống lưng dao động từ 3,0% - 55,0% [53].
Nghiên cứu của Mostafa G. cho biết tỷ lệ đau thắt lưng của nữ công
nhân công nghiệp I Ran là 27%, tỷ lệ đau thắt lưng của nam công nhân là
20% [93].
Nagasu M. và cộng sự nghiên cứu về tình trạng đau thắt lưng của các
đầu bếp ở Nhật Bản cho biết tỷ lệ đau thắt lưng cấp là 72,2% ở nam giới và ở
nữ là 74,7% [96].
Năm 2003, Zejda JE, Stasiów B. nghiên cứu 685 phim x-quang cột
sống công nhân mỏ than thấy 188 trường hợp hẹp khe khớp cột sống (26,9%)

và thoái hóa cột sống là 332 trường hợp chiếm 47,5% [131].
1.2.2. Tình hình đau cơ xương trong công nhân Việt Nam
Đánh giá gánh nặng lao động ở công nhân là hơi của các công ty may
Nguyễn Đình Dũng, Lê Thu Nga và cộng sự cho biết tỷ lệ tỷ lệ rối loạn cơ
xương tại một thời điểm là 90,8%, tỷ lệ đau thắt lưng là 45,8%, đau mỏi khớp
vai sau lao động là 57,7%, đau mỏi gáy là 50,5%, khuỷu tay 38,7%, cổ tay
27,3%, bàn tay 26,1% [16].
Nghiên cứu ảnh hưởng của rung toàn thân tới công nhân lái xe tải lớn,
xe máy thi công, Nguyễn Thị Toàn cho biết tỷ lệ đau thắt lưng của công nhân
lái xe là 72,2% cao gấp 5,69 lần những người không lái xe. 92,8% có hình ảnh

6
Xquang cột sống bất thường trong đó có 14/360 người bị xẹp đốt sống và
6/360 người bị biến dạng hình thang đốt sống L2 [37]
Trần Thanh Hà và cộng sự nghiên cứu tác hại nghề nghiệp ở người
chăn gia súc gia cầm thấy tỷ lệ rối loạn cơ xương ở những người chăn nuôi gà
36,8%, chăn nuôi gia súc 30,7%, người trồng và chế biến thức ăn là 43,2%
trong đó đau thắt lưng có tỷ lệ cao nhất 30 - 40%, công nhân vắt sữa bò có tỷ
lệ đau mỏi khớp cổ tay, bàn tay tới 37,8%. Đặc biệt, nghiên cứu so sánh tỷ lệ
đau các khớp trước và sau lao động cho thấy đặc điểm lao động nghề nghiệp
có tác động rõ rệt đến các khớp của công nhân ví dụ đau khớp cổ tay, bàn tay
ở công nhân vắt sữa bò trước và sau lao động là 8,9% - 37,8%, tỷ lệ đau thắt
lưng của người chế biến thức ăn chăn nuôi trước giờ lao động là 54,5%, sau
lao động là 81,8% [21].
Phạm Thị Thúy Hoa và cộng sự ở viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
nghiên cứu môi trường lao động và bệnh tật của 1965 công nhân một số
ngành nghề ở Tây Nguyên năm 2006 thấy tỷ lệ rối loạn cơ xương ở công nhân
xi măng là 4,36%, công nhân khai thác đá 2,96%, công nhân điện, thủy điện
1,08% và các ngành nghề khác là 11,77% [25].
Nghiên cứu về môi trường và sức khỏe tại nhà máy cơ khí và nhà máy

hợp kim sắt Thái Nguyên, Đàm Thương Thương và cộng sự cho biết 51%
công nhân nhà máy cơ khí và 93% công nhân nhà máy hợp kim có tư thế lao
động bất hợp lý, tỷ lệ rối loạn cơ xương ở nhà máy cơ khí là 13,5%, nhà máy
hợp kim là 15% [39].
Qua các nghiên cứu cho thấy, các rối loạn cơ xương thường gặp trong
công nhân là đau cột sống cổ, đau khớp gối và một số các khớp có liên quan
đến các hoạt động của công nhân trong công việc, đặc biệt đau thắt lưng
chiếm tỷ lệ khá cao vậy nguyên nhân và các yếu tố liên quan với nó là gì? Đó
là câu hỏi mà chúng tôi cố gắng tìm lời giải đáp.

7
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan với đau thắt lưng
* Sơ lược về giải phẫu và sinh lý cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, được đánh số từ L1 đến L5, có 4
đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (ngực - thắt lưng và thắt lưng – cùng). Cột
sống thắt lưng có cấu tạo giải phẫu phù hợp chức năng là tham gia vận động
với động tác có biên độ rộng, linh hoạt như gập, duỗi, nghiêng và xoay, đồng
thời còn có chức năng chịu lực nâng đỡ nửa trên cơ thể. Trong từng đoạn cột
sống có nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn vận động, theo khái niệm của
Junghanns và Schmorl đoạn vận động là một đơn vị cấu trúc và chức năng
vận động của cột sống gồm các thành phần: nửa phần thân đốt sống lân cận,
dây chằng trước, sau, dây chằng vòng, khớp đốt sống và tất cả phần mềm,
những bộ phận ở cùng đoạn cột sống tương ứng, lỗ sống, lỗ liên đốt cũng như
những khe khớp giữa mỏm gai sau, gai ngang của đốt sống [7].
Nhân nhày
Hình 1. Mô hình đoạn vận động của cột sống
Như vậy tất cả những biến đổi gây tác động về giải phẫu, sinh lý, chức
năng của đoạn vận động cột sống đều có thể là nguyên nhân dẫn đến ĐTL.

8

1.3.1. Nguyên nhân đau thắt lưng
* Nguyên nhân tại cột sống
- Nguyên nhân có nguồn gốc từ đĩa đệm
+ Thoái hoá đĩa đệm (hư đĩa đệm) là nguyên nhân hay gặp, có thể
chiếm tới 85% các trường hợp [5]. Các thay đổi thoái hoá hoặc lồi đĩa đệm ở
ít nhất 1 đĩa đệm thắt lưng gặp ở 35% bệnh nhân trong độ tuổi 20 - 39 và hầu
như gặp ở tất cả các bệnh nhân trên 50 tuổi.
+ Rách vòng sợi của đĩa đệm, do một phần ba ngoài của đĩa đệm có các
dây thần kinh nên khi rách vòng sợi ở vùng này có thể gây đau lưng và chi dưới.
+ Thoát vị đĩa đệm gây triệu chứng chèn ép rễ thần kinh.
+ Hẹp ống sống gây chẻn ép tuỷ sống và rễ thần kinh. Hẹp ống sống
mắc phải có thể do thoái hoá cột sống, lồi hoặc thoát vị đĩa đệm, thoái hoá
dây chằng, trượt đốt sống.
- Nguyên nhân từ hệ thống cơ: những thay đổi về sự thăng bằng của hệ
thống cơ cột sống có thể dẫn đến nguy cơ ĐTL [24].
- Nguyên nhân do dây chằng: ở bệnh nhân thoái hoá nặng các dây
chằng trở nên dày và mất tính đàn hồi, khiến cho ống sống có thể hẹp lại khi
cột sống ở tư thế duỗi do dây chằng lồi vào trong ống sống [24].
- Hư đốt sống (thoái hoá đốt sống): thoái hoá thân sống là các thay đổi
thoái hoá không do viêm nhiễm xảy ra ở thân sống.
- Loãng xương: loãng xương có thể là nguyên phát ở người lớn tuổi
(týp II), phụ nữ sau mãn kinh (týp I) hoặc loãng xương thứ phát do bất động
lâu, do bệnh về chuyển hoá hay do dùng corticoid kéo dài.
- Nguyên nhân do bất thường bẩm sinh cột sống
Các rối loạn nguồn gốc phôi thai của cột sống, rối loạn liên quan đến quá
trình đóng ống sống, vẹo cột sống…là những nguyên nhân bẩm sinh gây ĐTL.

9
- Các nguyên nhân khác gây tổn thương tại cột sống
Tổn thương cột sống thắt lưng do chấn thương, các nguyên nhân do

viêm, các khối u, các trường hợp thất bại sau phẫu thuật có thể gây ĐTL.
* Nguyên nhân ngoài cột sống
Khi nghiên cứu các nguyên nhân ngoài cột sống, các tác giả thấy rằng
tổn thương các tạng trong, ngoài ổ bụng và tiểu khung có thể dẫn tới ĐTL như
các bệnh thận tiết niệu, bệnh đường sinh dục, đường đường tiêu hóa… Tuy
nhiên các trường hợp ĐTL này bao giờ cũng kết hợp với các triệu chứng khác
của tạng bị bệnh. Một số yếu tố khác như yếu tố tâm thần, trường hợp thấp
khớp cận ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây ĐTL.
1.3.2. Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan ĐTL trong lao động
1.3.2.1. Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan với ĐTL trên thế giới
Nghiên cứu một số trường hợp ĐTL ở các ngành nghề như nông dân,
lâm nghiệp và đánh cá cho thấy 45% các trường hợp ĐTL do hoạt động lặp đi
lặp lại, 11% ĐTL do những tổn thương khi làm việc, 23% được cho là do cả
hoạt động lặp lại và tổn thương khi làm việc [55].
Violante FS. và cộng sự thực hiện một nghiên cứu cắt ngang ở 3.702
đối tượng làm việc trong các siêu thị trung bình (n = 100) và đại siêu thị lớn
(n = 7) ở miền Trung, miền Bắc Italy về tỷ lệ ĐTL để trên cơ sở đó có những
chính sách phù hợp. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ ĐTL là 34,5% (36,6% đối
với nữ và 30,7% đối với nam giới) với vài sự khác biệt được tìm thấy giữa các
siêu thị và đại siêu thị, sự căng thẳng tâm thần như không hài lòng với công
việc là nguyên nhân hàng đầu gây ĐTL [118].
Có tổng cộng 352 công nhân công nghiệp ở Chicago được điều tra theo
dõi dọc trong vòng 12 tháng để đánh giá sự tái phát của ĐTL. Kết quả tỷ lệ
ĐTL tái phát là 24,4%; tỷ lệ mới mắc là 2,3%. Các yếu tố về căng thẳng tâm
lý, khối lượng công việc được xác định là yếu tố nguy cơ gây ĐTL [89].

10
Một nghiên cứu đã được Nagasu M. và cộng sự thu thập về tình trạng
ĐTL của các đầu bếp ở Nhật bản [96]. Kết quả trong số 5.835 người tham gia
nghiên cứu với 1.010 nam độ tuổi trung bình là 41,4 và 4.825 phụ nữ độ tuổi

trung bình là 47,5, tỷ lệ ĐTL trong khoảng thời gian 1 tháng là 72,2% ở nam
giới và ở nữ là 74,7%. Qua phân tích thấy có sự liên quan giữa ĐTL với một
số yếu tố như môi trường nhà bếp, chiều cao của thiết bị nấu nướng gắn liền
với sự phổ biến của bệnh đau thắt lưng. Sự căng thẳng tại nơi làm việc, tài
chính khó khăn, lo lắng về tương lai được xác định có liên quan với ĐTL.
Để thử nghiệm giả thuyết công việc liên quan đến cơ khí và các yếu tố
tâm lý có thể gây ĐTL, Harkness E F. nghiên cứu trên 1186 công nhân tại 2
thời điểm 12 và tháng 24 sau khi được tuyển dụng vào làm việc, kết quả một
vài công việc liên quan đến cơ khí như nâng trọng lượng nặng với một hoặc
hai tay, nâng khối lượng nặng ở trên vai, kéo trọng lượng nặng, quỳ hoặc ngồi
xổm 15 phút hoặc lâu hơn có thể gây khởi phát ĐTL. Trong số các yếu tố tâm
lý được kiểm tra, làm việc căng thẳng và nhàm chán cũng gây ĐTL. Ngoài ra,
điều kiện làm việc nóng cũng được dự đoán gây khởi phát ĐTL [71].
1.3.2.2. Những nghiên cứu về các yếu tố có liên quan đến ĐTL ở Việt Nam
Dương Thế Vinh (2001) nghiên cứu trên những công nhân hái chè
nông trường Thanh Ba (Phú Thọ) cho biết tỷ lệ ĐTL là 40,3%, điều kiện lao
động vất vả, tư thế lao động gò bó là yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ ĐTL cao
như vậy. Có sự liên quan giữa tỷ lệ ĐTL và thâm niên hái chè, nhóm có thâm
niên hái chè dưới 10 năm tỷ lệ ĐTL 29,76%, nhóm thâm niên trên 20 năm tỷ
lệ ĐTL cao hơn rõ rệt là 49,56% [45].
Năm 2001 Lê Thế Biểu nghiên cứu tình hình ĐTL ở một số đối tượng
lao động và đơn vị quân đội thuộc tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh thấy tỷ lệ
ĐTL 27,29%, trong đó tỷ lệ ĐTL ở những công nhân 27,11%, ở quân nhân
làm nhiệm vụ lái xe tải, lái xe tăng là 28,08% và ở học sinh là 25,21%.

11
Nghiên cứu còn cho thấy có 47,88% ĐTL sau khi nâng vác nặng. Điều tra tại
phân xưởng đóng bao của nhà máy xi măng Hoàng Thạch và công nhân bảo
quản vũ khí ở kho KV4 thấy 100% số công nhân bốc vác (nâng vác và xếp
các bao xi măng 50 kg lên ô tô, khiêng xếp thùng đạn vào kho) đều bị ĐTL.

Có thể do tải trọng được đặt lên cột sống một cách đột ngột đã làm tỷ lệ ĐTL
cao như vậy. Có 25,21% quân nhân nghĩa vụ quân sự ở đảo bị ĐTL, điều kiện
sống của những quân nhân này ở trong môi trường khí hậu khắc nghiệt và
luôn sống trong một tâm lý căng thẳng vì xa nhà, xa đất liền là những yếu tố
nguy cơ có thể có liên quan đến tỷ lệ ĐTL ở đối tượng này [8].
Khi nghiên cứu điều liện lao động đặc thù và tình hình ĐTL ở công
nhân lái xe Bella mỏ than Cọc Sáu Quảng Ninh (2002), Nguyễn Thị Thu Hà
cho biết tỷ lệ ĐTL của công nhân tại thời điểm điều tra là 59,5% và có 70,6%
công nhân đã từng bị ĐTL trong quá trình lao động. Tỷ lệ ĐTL xuất hiện sau
một ngày làm việc tới 88,7%, do người công nhân lái xe có điều kiện lao động
đặc thù phải tiếp xúc với rung tần số thấp trong suốt thời gian ngồi lái kết hợp
với tư thế ngồi bắt buộc là những yếu tố thuận lợi cơ bản cho sự xuất hiện
ĐTL, đặc biệt ở cuối ca làm việc [19].
Nguyễn Đình Dũng và cộng sự nghiên cứu tình hình đau thắt lưng ở
công nhân may công nghiệp cho biết tỷ lệ đau thắt lưng ở công nhân may là
60,5%, cao gấp 2,8 lần nhóm giáo viên (p < 0,05). Có 98,2% công nhân may
xuất hiện ĐTL trong và cuối ca lao động, ĐTL gây ảnh hưởng tới lao động và
sinh hoạt của công nhân rõ rệt: phần lớn công nhân may (76,7%) và giáo viên
(100%) đều hạn chế công việc và hạn chế vận động do ĐTL, số công nhân bị
rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ 38,3% và hạn chế tình dục 3,9%, cao hơn nhóm
giáo viên, 11,2% công nhân may và 2% giáo viên phải nghỉ việc vì ĐTL. Tỷ
lệ ĐTL cấp tính và bán cấp tính là 88,7%. Nguyên nhân gây ĐTL ở công
nhân may được cho rằng do lao động ở tư thế gò bó [15].

12
1.4. Các giải pháp can thiệp đau thắt lưng
1.4.1. Sơ lược về các phương pháp điều trị ĐTL
* Các phương pháp điều trị bảo tồn ĐTL: có rất nhiều phương pháp
điều trị bảo tồn có thể lựa chọn điều trị cho các trường hợp ĐTL
- Sử dụng thuốc: có thể sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau không

có nhân Steroid (non – steroid) hoặc loại có nhân steroid, các thuốc giãn cơ an
thần và các Vitamin nhóm B.
- Phong bế giảm đau cạnh cột sống, phong bế vào rễ thần kinh ở lỗ
ghép khi xác định chắc chắn vị trí định chọc hoặc phong bế ngoài màng cứng
cho các trường hợp ĐTL do căn nguyên đĩa đệm.
- Tiêm Hydrocortison vào đĩa đệm: phương pháp này được Feifer HL.
là người đầu tiên tiêm cho 18 bệnh nhân năm 1956, 14 bệnh nhân kết quả tốt.
Tuy nhiên phương pháp này hiện nay không được áp dụng vì thao tác khó và
nhiều biến chứng [43].
- Các phương pháp Vật lý trị liệu: nhiệt trị liệu, kéo giãn cột sống, điện
trị liệu, xoa bóp…
- Điều trị bằng phương pháp Đông y như châm cứu, bấm huyệt.
* Điều trị bằng phương pháp can thiệp tối thiểu
Phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu được áp dụng điều trị cho các
trường hợp ĐTL có nguyên nhân do đĩa đệm cột sống mà muốn tránh một cuộc
phẫu thuật, có thể lựa chọn điều trị bằng một trong các phương pháp sau [43]:
- Liệu pháp làm mất nước bằng dung dịch ưu trương
- Phương pháp hóa tiêu nhân
- Phương pháp tiêm ozon oxygen vào đĩa đệm
- Điều trị giảm áp đĩa đệm bằng tia laser
* Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: điều trị phẫu thuật chỉ đặt ra với
những trường hợp ĐTL do thoát vị đĩa đệm cột sống mức độ nặng hoặc điều trị
nội khoa thất bại. Có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương pháp sau:

13
- Cắt đĩa đệm bằng đường vào phía sau
- Cắt đĩa đệm thắt lưng bằng kính vi phẫu
- Cắt đĩa đệm thắt lưng bằng nội soi vi phẫu
- Cắt đĩa đệm và hàn xương bằng đường vào phía trước cột sống
- Cắt đĩa đệm và hàn xương tự thân bằng đường vào phía sau

- Phương pháp cấy nhân đĩa đệm giả
1.4.2. Những nghiên cứu can thiệp ĐTL trên thế giới
1.4.2.1. Can thiệp bằng tác động vào KAP của đối tượng
932 bệnh nhân tuổi từ 18-65 được tham gia một thử nghiệm lâm sàng
can thiệp về tâm lý xã hội nhằm giảm thiểu sự lo lắng, trầm cảm, cải thiện
chất lượng cuộc sống cho những người ĐTL ở 38 Trung tâm Chăm sóc sức
khỏe Barcelona Tây Ban Nha và các khu vực lân cận. Kết quả các đối tượng
nghiên cứu đã cải thiện đáng kể hiểu biết về bệnh do vậy giảm được sự lo
lắng về bệnh [103].
37 đối tượng bị ĐTL cấp tính và mạn tính được Paatelma M và cộng
sự điều trị bằng tư vấn để thay đổi kiến thức, thái độ và các hoạt động trong
điều trị bệnh, đánh giá sau điều trị 3 tháng, 6 tháng và 1 năm thấy có sự cải
thiện đáng kể tình trạng ĐTL và đau thần kinh tọa ở các đối tượng trên [98].
Tác giả Rozenberg S cho rằng các yếu tố chính gây ĐTL trở thành mạn
tính là những yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý hoặc các yếu tố xã hội nghề
nghiệp trong đó các yếu tố xã hội nghề nghiệp gây nhiều ảnh hưởng hơn so
với các yếu tố vật lý, các liệu pháp làm thay đổi nhận thức, hành vi và trị liệu
phục hồi chức năng có thể cải thiện đáng kể tình trạng ĐTL [104].
Một bảng thống kê 495 tin tức từ báo chí và tạp chí xuất bản năm 2001-
2003 và 2005-2006 ở Na Uy cho thấy thông tin về yếu tố nguy cơ đau thắt
lưng, phương phám khám, điều trị và phòng ngừa là chủ đề được đề cập nhiều
nhất, 44- 62% các ấn phẩm có hướng dẫn các động tác đúng trong hoạt động

14
hàng ngày và trong công việc, kết quả người dân có kiến thức về đau thắt
lưng tốt hơn nhờ những bài báo này [82].
108 bệnh nhân ĐTL mạn tính tự nguyện tham gia vào thử nghiệm lâm
sàng và được chia ngẫu nhiên vào ba nhóm điều trị: Nhóm 1 điều trị bằng
phương pháp vật lý trị liệu và vận động trị liệu, nhóm 2 điều trị vận động trị
liệu, nhóm 3 điều trị bằng tư vấn thay đổi hành vi. Trong 4 tuần đầu, không có

sự khác biệt kết quả điều trị giữa các nhóm, sau 6 tháng nhóm 1 giảm cường
độ đau hơn các nhóm còn lại. Thử nghiệm cho thấý các phương pháp điều trị
riêng biệt không hiệu quả để cải thiện ĐTL mạn tính [113].
1.4.2.2. Can thiệp bằng tác động vào hệ thống chăm sóc sức khỏe
Tại Anh các bác sỹ gia đình là nơi liên hệ đầu tiên các bệnh nhân tìm
kiếm chăm sóc sức khỏe, Chính phủ Vương quốc Anh dự định rằng các bác sĩ
gia đình sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý, cấp giấy chứng nhận bệnh tật
và đưa ra lời khuyên đến các bộ phận quản lý lao động của các đối tượng trên.
Coole C. và cộng sự qua nghiên cứu 441 bác sỹ gia đình thấy rằng 76,8% các
bác sỹ chưa đáp ứng được nhiệm vụ, do vậy, một chương trình hoạt động
nhằm thay đổi nhận thức của các bác sỹ gia đình về vai trò của họ để đáp ứng
được nhu cầu của chính phủ đã được thực hiện [56].
Đau thắt lưng mạn tính là một bệnh phổ biến đòi hỏi có sự chăm sóc
sức khỏe thường xuyên và tuân thủ các hướng dẫn theo những người chăm
sóc sức khỏe trong khoảng thời gian dài. Wasiak R. đưa ra mô hình quản lý,
chăm sóc bệnh nhân ĐTL gồm những người chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp,
các hãng bảo hiểm lao động, các bác sĩ gia đình…sự phối hợp hoạt động của
những đối tượng này đóng vai trò quan trọng để quản lý, chăm sóc, giáo dục
nâng cao kiến thức cho bệnh nhân ĐTL [122].
Vai trò của y tế cơ sở trong hoạt động của chương trình rất quan trọng.
Werner EL thực hiện một nghiên cứu so sánh kiến thức, thái độ và thực hành

15
của 1105 bác sĩ vật lý trị liệu và bác sĩ chuyên khoa xương khớp trong ba
quận của Na Uy về quản lý và điều trị cho những bệnh nhân ĐTL. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các bác sỹ chuyên khoa xương khớp có số lượng bệnh
nhân ĐTL lớn nhất trong tổng số bệnh nhân của họ nên họ thể hiện quan tâm
mức độ cao nhất cho nhóm bệnh nhân này. Không có sự khác biệt cơ bản về
kiến thức giữa các nhóm bác sĩ, 77% bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tham khảo với
bác sĩ thần kinh những trường hợp đau thần kinh tọa cấp tính, trong khi chỉ

24% bác sĩ chuyên khoa xương khớp làm như vậy. 65% các bác sĩ và 10%
bác sĩ chuyên khoa xương khớp giới thiệu bệnh nhân ĐTL mạn tính điều trị
vật lý trị liệu. Các bác sĩ và bác sĩ vật lý trị liệu có sự hợp tác tốt, trong khi
các bác sĩ chuyên khoa xương khớp dường như ít khi giới thiệu bệnh nhân
những phương pháp chữa bệnh khác. Một phần năm các bác sĩ và bác sĩ
chuyên khoa xương khớp và 13% bác sĩ vật lý trị liệu chẩn đoán ĐTL cấp tính
có dựa vào phim xquang. Rất ít bác sĩ cho rằng có thể chữa khỏi ĐTL, ngoài
ra ít người tin rằng có thể tìm thấy một nguyên nhân chính xác cho bệnh nhân
ĐTL [124].
1.4.2.3. Can thiệp bằng các phương pháp nội khoa
305 bệnh nhân ĐTL được Liu M, Huang ZM chia một cách ngẫu nhiên
thành hai nhóm, một nhóm 153 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp phong
bế thần kinh và một nhóm 152 bệnh nhân điều trị bằng sóng cực ngắn với
dòng điều biến tần số trung bình phối hợp với mát xa và tập luyện chức năng.
Kết quả sau điều trị, mức độ đau và tầm vận động cột sống thắt lưng được cải
thiện ở cả hai nhóm và kết quả điều trị của nhóm phong bế thần kinh tốt hơn
nhóm điều trị sóng cực ngắn kết hợp với Massage [85].
Một báo cáo về tác dụng điều trị của diclofenac kết hợp với điều trị
bằng động lực quang học cho các bệnh nhân đau thắt lưng kèm cao huyết áp
thấy: điều trị diclofenac đưa vào tĩnh mạch thời gian ngắn trước khi điều trị

×