Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.63 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH
NHNo&PTNT
TK&VV
HĐQT
NHTM
XKLĐ
GQVL
HSSV
NSVS&MT
SXKD VKK
TN HĐTM
UBND
HĐND
GDP
WTO
Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tiết kiệm và vay vốn
Hội đồng quản trị
Ngân hàng thương mại
Xuất khẩu lao động
Giải quyết việc làm
Học sinh sinh viên
Nước sạch vệ sinh và môi trường
Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
Thương nhân hoạt động thương mại
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Thu nhập quốc dân


Tổ chức thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
BẢNG
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức NHCSXH Hà Tĩnh Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ các chương trình năm 2010.Error: Reference source not
found
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập nhằm tách tín dụng
chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Đây là những nỗ lực lớn của Chính phủ
Việt Nam trong việc thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia và cam kết trước
cộng đồng quốc tế về xoá đói giảm nghèo và tạo điều kiện hội nhập cho các Ngân
hàng thương mại Nhà nước. Là một ngân hàng chuyên thực hiện tín dụng chính
sách đầu tiên ở Việt Nam với mục tiêu hoạt động là chuyên cung cấp tín dụng ưu
đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính
phủ, so với các ngân hàng thương mại khác, NHCSXH vừa có điểm chung vừa có
đặc thù riêng. Sau hơn 8 năm hoạt động NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã vươn tới tận các
xã vùng sâu, vùng xa thông qua các điểm giao dịch tại xã và các tổ chức chính trị xã
hội như; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và các tổ
tiết kiệm & vay vốn. Qua đó người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều
kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng
trong việc thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
nâng cao đời sống cho nhân dân, được cấp ủy, chính quyền địa phương, được Ngân
hàng Chính sách xã hội Việt Nam đánh giá cao.
Tuy nhiên trước thực trạng hiện nay, việc Ngõn hàng Chính sách xã hội Hà

Tĩnh đẩy mạnh triển khai thực hiện cho vay từ 2 chương trình lên đến 10 chương
trình với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn, quy mô tín dụng ngày càng tăng, hoạt
động tín dụng đang còn tồn tại một số những bất cập đặt ra cho NHCSXH một
thách thức lớn đó là: Làm thế nào vừa phục vụ các đối tượng chính sách một cách
tốt nhất vừa quản lý nguồn vốn các chương trình cho vay an toàn, hiệu quả, đồng
thời có phương pháp tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ
làm việc cho người lao động và nâng cao vị thế của NHCSXH trong điều kiện số
lượng cán bộ có tăng nhưng không đáng kể.
1
Từ những lý do trên, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng
tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh” được tiến hành nhằm giải quyết
những vấn đề bức bách hiện nay và có ý nghĩa khoa học lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh chủ đề về hiệu quả công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
có khá nhiều công trình đề cập đến, trong đó đáng chú ý có một số công trình sau:
- Đoàn Thị Thu Hà (2009), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng đối với hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội. Luận
văn Thạc sỹ kinh tế. Học viện Ngân hàng.
- Đỗ Thanh Hiền (2007), Giải pháp nâng cao chấtt lượng tín dụng đối với
hộ nghèo tại NHCSXH thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Học
viện Ngân hàng, Hà Nội.
- Trương Hồi Linh (2004), Mở rộng cho vay hộ nghèo đối với hộ nghèo của
NHCSXH Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học KTQD, Hà Nội.
Ngoài ra còn hàng loạt các sách tham khảo, giáo trình, các bài viết đăng tải trên
các tạp chí chuyên ngành. Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt
về lý luận và thực tiễn. Tiểu luận chỉ nghiên cứu và tham khảo các tài liệu nêu trên để
hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính
sách xã hội chi nhánh Hà Tĩnh và không sao chép nội sung các tài liệu đã nêu trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề tài được nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác tín dụng

của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng chính sách và vai trò
của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế cho các đối tượng là hộ nghèo
và đối tượng chính sách khác cần có sự hỗ trợ tài chính ưu đãi của nhà nước.
- Nghiên cứu và đánh giá đúng mức thực trạng về hiệu quả tín dụng chính
sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó rút ra những mặt được, những tồn tại
và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại.
2
- Tìm kiếm và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
Từ những nội dung trên, tiểu luận đề ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Hiệu quả công tác tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội được
đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?
- Thực trạng và hiệu quả công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Hà Tĩnh những năm gần đây như thế nào?
- Để nâng cao hiệu qủa công tác tín dụng thì cần những giải pháp gì?
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.
Làm rõ các lý luận, quan điểm về chính sách tín dụng ưu đãi đang được triển
khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và phân
tích hiệu quả công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Tĩnh
trong những năm gần đây, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tín
dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hiệu quả công tác tín dụng tại
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh, cơ chế chính sách, mô hình tổ chức bộ
máy và nội dung tín dụng chính sách.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả công tác tín dụng tại chi nhánh
NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng giai đoạn 2011 - 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu.

Để hồn thành mục tiêu đề ra, tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so sánh, logic
7. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận được
bố cục thành 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng chính sách
Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN
DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG NỀN KINH TẾ
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính
sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức
lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tách bạch tín dụng chính sách của Chính
phủ ra khỏi hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước, đảm bảo việc cho vay chính
sách được tập trung và hiệu quả hơn đảm bảo cho việc tập trung nguồn lực tín dụng
chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và tạo điều kiện để các ngân
hàng thương mại tập trung kinh doanh theo cơ chế thị trường.
1.1.1 Khái niệm tín dụng chính sách
- Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa
ngân hàng và khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sản cho khách
hàng trong một thời gian nhất định với những thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi trong một
thời gian nhất định giữa khách hàng và ngân hàng.
- Khái niệm tín dụng chính sách: Tín dụng ưu đãi của NHCSXH là quan hệ
kinh tế giữa NHCSXH với các khách hàng là đối tượng chính sách, trong đó

NHCSXH chuyển giao tiền cho khách hàng trong một thời gian nhất định với
những thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi (ưu đãi) trong một thời gian nhất định giữa
khách hàng và ngân hàng.
1.1.2 Sự tồn tại khách quan của tín dụng chính sách
Tín dụng chính sách là sự tồn tại khách quan không chỉ ở nền kinh tế tập trung
bao cấp mà cả trong nền kinh tế thị trường, không chỉ ở các nước đang phát triển
mà cả ở các nước phát triển.
Một là, do yêu cầu của chính sách kinh tế, xã hội, thông qua chức năng quản
lý và điều tiết nền kinh tế, xã hội, Nhà nước có các chính sách hợp lý nhằm đảm bảo
4
cho nền kinh tế phát triển cân đối, bảo đảm sự tồn tại cho một số ngành, lĩnh vực rất
cần thiết cho xã hội nhưng bản thân nó lại không mang lại lợi nhuận. Tín dụng
chính sách nhằm giúp cho xã hội ổn định và phát triển cân đối, khắc phục khoảng
cách quá xa của sự chênh lệch giàu nghèo. Điều này càng trở nên cần thiết trong
điều kiện của nước ta, một nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển những ngành
kinh tế then chốt đồng thời đẩy nhanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo.
Hai là, do tính chất nguồn vốn và yêu cầu quay vòng vốn, Nhà nước sử dụng
phương thức cho vay có hoàn trả nhằm đảm bảo sử dụng nguồn lực của ngân sách
có hiệu quả. Khác với phương pháp cấp phát vốn vừa hạn chế về nguồn lực, vừa
đầu tư mang tính cấp phát ỷ lại, cùng với nguồn vốn từ Chính phủ và nguồn vốn tự
huy động, Mặt khác, với phương thức cho vay có hoàn trả, nguồn vốn sẽ được quay vòng,
tạo điều kiện mở rộng đối tượng đầu tư thụ hưởng, góp phần giúp cho Chính sách của
Chính phủ được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định cần thiết.
Ba là, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định: Xây dựng
đất nước ta thành một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; trong đó giải quyết vấn đề
giàu nghèo là một trong những nội dung tạo sự công bằng trong xã hội.
1.1.3 Đặc điểm của tín dụng chính sách
Tín dụng Ngân hàng có các đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm 2 hình thức; cho vay (bằng
tiền) và cho thuê (bằng tài sản).
- Khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có thế chấp đảm bảo.
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay.
Tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách là loại hình tín dụng có
những đặc trưng riêng biệt:
- Một là: Tài sản giao dịch chỉ là tiền mặt để cho các đối tượng chính sách
vay; các hộ vay vốn nhận tiền vay trực tiếp từ ngân hàng. (Đến cuối năm 2009
NHCSXH thực hiện cho vay bằng hình thức chuyển khoản đối với chương trình cho
5
vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao
động có thời hạn ở nước ngoài).
- Hai là: Người vay vốn không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo tiền vay,
nhưng phải được thôn, xóm bình xét đưa vào danh sách đề nghị vay vốn và được
UBND xã xác nhận.
- Ba là: Món vay nhỏ lẻ, do đối tượng phục vụ là hộ nghèo và các đối tượng
chính sách, đối tượng cho vay và mức cho vay do Chính phủ quy định.
- Bốn là: Lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng thương mại,
phần chênh lệch lãi suất được Nhà nước cấp bù hàng năm, lãi suất cho vay của
NHCSXH được chính phủ quy định từng thời kỳ.
1.1.4 Vai trò của tín dụng chính sách trong nền kinh tế
Tín dụng chính sách đúng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội,
góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế,
vì một xã hội ổn định, dân giàu, nước mạnh. Sở dĩ như vậy là do:
Thứ nhất: Việc chuyển tải vốn được thực hiện theo phương thức cho vay có
hoàn trả nên nguồn vốn được người sử dụng vốn tính toán hiệu quả; vốn được sử
dụng quay vòng nhiều lần, giúp nhiều người được hưởng lợi. Mặt khác, người vay
vốn tìm cách sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập để cải
thiện đời sống và trả được nợ.
Thứ hai: Vốn cho vay giúp người vay khắc phục được tư tưởng tự ti, ỷ lại khi

nhận vốn cấp phát; tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, tạo tiền đề
hòa nhập sản xuất hàng hóa thị trường.
Thứ ba: Tín dụng chính sách theo các chương trình mục tiêu sẽ góp phần trực
tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện
phân công lại lao động xã hội.
Thứ tư: Người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn sẽ là động lực
giúp họ vượt qua hoàn cảnh nghèo đói, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
có điều kiện theo học, không phải bỏ dỡ giữa chừng vì khó khăn về tài chính
6
1.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
1.2.1 Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách và hiệu quả hoạt động tín dụng
chính sách ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội
1.2.1.1 Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách
Hiệu quả hoạt động bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả
kinh tế được tính bằng thương số giữa kết quả kinh tế thu được và chi phí bỏ ra để
có được kết quả đó. Hiệu qủa xã hội được tính bằng thương số giữa kết quả xã hội
thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả xã hội đó.
Đối với NHCSXH, thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi từ hoạt động
tín dụng. Còn chi phí mà ngân hàng bỏ ra chủ yếu là chi phí tiền lương cho cán bộ,
nhân viên, phí uỷ thác cho các tổ chức hội, chi phí huy động vốn.
Xét về khía cạnh kinh tế, hiệu quả kinh tế của NHCSXH là không cao. Tuy nhiên,
đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH chủ yếu được xem xét trên khía cạnh xã hội
mang lại từ đồng vốn chính sách của Nhà nước cho người nghèo và các đối tượng chính
sách khác vay vốn để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, ổn định xã hội
1.2.1.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách ủy thác thông qua các tổ chức
chính trị xã hội
Ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH: là
việc NHCSXH ủy quyền cho các tổ chức chính trị xã hội thực hiện một số công
đoạn trong quy trình nghiệp vụ cho vay hộ nghèo của NHCSXH và các tổ chức
chính trị xã hội được NHCSXH trả một khoản phí ủy thác theo các văn bản thỏa

thuận và hợp đồng ủy thác đã được hai bên ký kết. Cho vay ủy thác một phần qua
các tổ chức chính trị xã hội có những ưu điểm rõ rệt, nó khắc phục được những tồn
tại, hạn chế của phương thức cho vay ủy thác toàn phần qua các tổ chức tín dụng đó
là: NHCSXH trực tiếp quản lý nguồn vốn, quản lý dư nợ nên chủ động trong quá
trình cho vay. Đồng thời phương thức cho vay này tiết kiệm được chi phí cho Ngân
sách Nhà nước, thực hiện tốt công tác xã hội hóa chính sách tín dụng đối với hộ
nghèo, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo.
7
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
Bao gồm các chỉ tiêu sau đây:
- Quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh, thu tục giản đơn, khả năng đáp ứng vốn cho
người nghèo nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời, an toàn, hiệu quả.
- Hiệu qủa về mặt kinh tế xã hội: Thể hiện vai trò mức độ đóng góp của
NHCSXH thông qua việc cho vay ưu đãi các đối tượng chính sách đóng góp vào sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương như thế nào.
- Đối với bản thân các tổ chức chính trị xã hội: Cho vay ưu đãi các đối tượng chính
sách ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đã góp phần tích cực xây dựng và củng cố các
tổ chức chính trị xã hội không ngừng phát triển, lớn mạnh, nâng cao vị thế của các tổ chức
chính trị xã hội, củng cố lòng tin của các hội viên vào tổ chức hội, thu hút đông đảo hội
viên tham gia, tạo ra nguồn kinh phí lớn cho các tổ chức chính trị xã hội hoạt động và làm
cho hoạt động của các tổ chức này ngày càng phong phú và hiệu quả hơn.
- Đối với NHCSXH: Phương thức cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ
chức chính trị xã hội giúp cho NHCSXH khắc phục được tình trạng quá tải trong
khi biên chế có tăng nhưng không nhiều, đồng thời giúp cho NHCSXH chuyển tải
vốn kịp thời đến đúng đối tượng không để tồn đọng, lãng phí vốn, góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả của đồng vốn;
- Đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách: Là các đối tượng thu hưởng
chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước để vươn lên xóa đói giảm nghèo làm giàu

cho mình và cho xã hội. Các đối tượng chính sách khác được nhanh hơn, kịp thời
hơn, thủ tục đơn giản hơn, đi lại gần hơn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại
của người vay. Mặt khác qua phương thức này các đối tượng chính sách còn học tập
được kinh nghiệm làm ăn, được tập huấn khuyến nông, khuyến công từ đó sử
dụng đồng vốn hiệu quả hơn, nhanh thoát nghèo vươn lên hòa nhập với cộng động.
1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Để đánh giá chất lượng hiệu quả của tín dụng chính sách, bên cạnh việc sử dụng
các chỉ tiêu định lượng như; Tổng nguồn vốn, tổng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số
thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cần bổ sung thêm chỉ tiêu:
8
* Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả mang lại từ đồng
vốn cho vay Xóa đói giảm nghèo đã giảm được bao nhiêu tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Tỷ
lệ này càng cao, hoạt động của NHCSXH càng hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH dưới góc độ Xóa đói giảm
nghèo người ta sử dụng chỉ tiêu Mức vốn cho vay bình quân một hộ nghèo. Chỉ tiêu
này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo của NHCSXH
Tổng dư nợ CV Hộ nghèo
Mức vốn CV bình quân 1 hộ nghèo =
Tổng số hộ nghèo còn dư nợ
* Hiệu quả xã hội dưới góc độ tạo việc làm, người ta sử dụng chỉ tiêu định
lượng dưới dạng trực tiếp như:
Số lao động có việc làm bình quân: Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 lao động
vay vốn thì bình quân tạo được bao nhiêu chỗ làm cho người lao động.
Tổng số LĐ có việc làm
Số lao động có việc làm BQ = * 100
Tổng số lao động vay vốn
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng chính sách
1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
- Thứ nhất là: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đây là nhân tố
quan trọng vì Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn giúp đỡ

hộ nghèo và các đối tượng chính sách thì NHCSXH sẽ hỗ trợ tích cực, hoạt động
ngày càng được mở rộng và hiệu quả.
- Thứ hai là: Môi trường tự nhiên có tác động to lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung và của hộ nghèo và các đối tượng chính sách nói riêng. Nếu môi trường
thuận lợi “mưa thuận, gió hòa” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của người nghèo và
các đối tượng chính sách khác sẽ đem lại hiệu quả. Ngược lại nếu không thuận lợi, thiên
tai dịch bệnh xảy ra thì hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, đồng vốn của
NHCSXH cho vay sẽ không đem lại hiệu quả.
9
- Thứ ba là: Môi trường pháp lý là nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra an toàn. Vì vậy để hoạt động NHCSXH an toàn hiệu quả thì đòi hỏi
môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện.
- Thứ tư là: Năng lực, nhận thức, kinh nghiệm của khách hàng, năng lực quản
lý, năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả tín dụng ưu đãi của NHCSXH, nếu người nghèo và các đối tượng
chính sách vay vốn NHCSXH mà không có kinh nghiệm, năng lực sản xuất kinh
doanh thì đồng vốn khó phát huy hiệu quả, thậm chí còn mất vốn do thua lỗ làm cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác càng nghèo thêm.
1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là những nhân tố thuộc về nội tại của bản thân NHCSXH và các tổ chức
chính trị xã hội. Nhóm này gồm các nhân tố cơ bản sau:
- Thứ nhất: Mô hình tổ chức màng lưới của NHCSXH; như ta đã biết đối
tượng phục vụ chính của NHCSXH là các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính
sách, mà các hộ này chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi
cao, hải đảo cho nên mô hình màng lưới của NHCSXH phải được thiết lập sao
cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho các đối tượng hộ nghèo.
- Thứ hai: Chiến lược hoạt động của NHCSXH; đây là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng, hiệu quả tín dụng hộ nghèo và hoạt động của NHCSXH, đòi
hỏi NHCSXH phải nghiên cúu, hoạch định một cách khoa học tới các đối tượng
khách hàng của mình trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để nâng cao hiệu qủa

hoạt động.
- Thứ ba: Chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ ngày càng phải hoàn thiện,
phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn
cho vay có như vậy mới đảm bảo cho tín dụng chính sách của NHCSXH ngày
càng hiệu quả.
- Thứ tư: Phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên
ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội.
10
- Thứ năm: Cơ sở vật chất kỹ thuật; NHCSXH cần phải tập trung đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, chú trọng đến hiện
đại hóa công nghệ tin học để đưa nhiều sản phẩm mới tiện ích hiệu quả hơn.
- Thứ sáu: Sự phối kết hợp của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội trong
việc triển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận, các hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm đã
ký kết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, chúng ta nhận thức được việc nghiên cứu tìm giải pháp nâng
cao hiệu quả tín tại NHCSXH là việc làm hết sức cần thiết, giúp cho NHCSXH làm
tốt vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chương 1 đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề hiệu quả tín dụng
trong NHCSXH, các tiêu chí đánh gia hiệu quả. Là ngân hàng hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận nên khi đánh gia hiệu quả tín dụng của NHCSXH có những nét
đặc thù riêng, không chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế mà còn đánh giá hiệu quả xã hội.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong
đó có nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Việc nắm và hiểu rõ nền tảng lý thuyết trong đánh giá hiệu quả tín dụng của
Ngân hàng Chính sách xã hội là cơ sở vững chắc để trình bày chương 2 - Thực
trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
11
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
2.1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ
An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước
Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có TP Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10
huyện, có 262 xã, phường, thị trấn. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc
lộ 12 qua Lào, Thái Lan Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số trên 1.289.058
người, có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt
Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa
khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng
qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra Hà
Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường
giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Là vùng kinh tế quá cảnh cho 8 tỉnh, 3 nước sử dụng đường 8, Hà Tĩnh có
đường 8 xuyên suốt các huyện từ Hương Sơn, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Nghi
Xuân và giáp với thành phố Vinh (Nghệ An), có khả năng xây dựng vùng hấp dẫn
đầu tư công nghiệp, cảng, dịch vụ và du lịch. Ngoài Đường 8 đi cửa khẩu Cầu Treo,
Hà Tĩnh còn đường Hồ Chí Minh chạy qua thuộc ba huyện Hương Sơn, Hương Khê
và Vũ Quang, là vùng giáp với nước bạn Lào.
2.1.2 Hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Hà Tĩnh
Hà Tĩnh được cả nước biết đến là vùng đất nghèo, thiên tai thường xuyên xảy
ra, phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn. Năm 1992 Hà Tĩnh được đánh giá là
một trong những tỉnh nghèo nhất toàn quốc.
12
Hiện nay, theo điều tra mới nhất của Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh, tỷ
lệ hộ nghèo của toàn tỉnh theo tiêu chuẩn mới giai đoạn 2010-2015 là 23,8% với

83.180 hộ.
- Các huyện, thành phố, thị xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 13%, gồm có: Thành
phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh.
- Từ 13-20% gồm có huyện Can Lộc, Hương Sơn, Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm
Xuyên, Đức Thọ.
- Trên 20% gồm có huyện Vũ Quang, Hương Khê, Lộc Hà, Kỳ Anh.
2.1.3 Hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tại Hà Tĩnh
2.1.3.1 Sự hình thành và phát triển
NHCSXH Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 45/QĐ-HĐQT ngày
14/1/2003 của Chủ tịch hội Đồng quản trị NHCSXH, là đơn vị thành viên của
NHCSXH Việt Nam, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh chính thức khai trương và
đi vào hoạt động từ ngày 8/4/2003 với chức năng, nhiệm vụ được giao; nhận bàn
giao toàn bộ nguồn vốn, dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và
cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh,
nhận vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh, huyện, từ các chủ dự án, các tổ chức cá nhân và
huy động vốn trên thị trường để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác theo Nghị định 78/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở kiện toàn lại Ngân hàng Phục vụ
người nghèo.
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động
Mô hình quản lý của NHCSXH là mô hình đặc thù, phù hợp với điều kiện
thực tiễn do 4 bộ phận hợp thành, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ
thống chính trị ở cơ sở và nhân dân cùng tham gia thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xoá đói giảm nghèo. Cụ thể là:
* Bộ phận làm nhiệm vụ quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước tham gia
Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện (thành phố, thị xã): Ban đại diện HĐQT do
chủ tịch hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm trưởng ban, các thành
13
viên là lãnh đạo đại diện các nghành, các tổ chức chính trị xã hội; gồm có 117
người, trong đó: Ban đại diện HĐQT tỉnh có 11 thành viên, Ban đại diện HĐQT huyện

(thành phố, thị xã) có 106 thành viên.
* Bộ phận điều hành tác nghiệp: Hội sở tỉnh và 11 phòng giao dịch cấp huyện (thị
xã), 262 điểm giao dịch, 4.109 tổ TK&VV. Tổng số cán bộ 152 người (kể cả hợp đồng
lao động), trong đó có 70% số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học.
* Bốn tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần: Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo
thực hiện 6/9 nội dung công việc của quy trình cho vay; trực tiếp tổ chức thành lập
và chỉ đạo hoạt động của tổ TK&VV tại thôn, xúm. NHCSXH đã phối hợp với các
tổ chức chính trị xã hội xây dựng 262 điểm giao dịch xã.
* Tổ TK&VV ở thôn, xúm, khối phố do các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo
thành lập và quản lý. Tổ TK&VV là đối tác chính ký hợp đồng làm dịch vụ tín dụng
trực tiếp với khách hàng; đến nay NHCSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị
xã hội thành lập được 4.109 tổ TK&VV;
14
Có thể diễn tả mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh qua sơ đồ sau:
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp

15
BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NHCSXH TỈNH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TĨNH
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
CƠNG
NGHỆ
THĨNG
TIN
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

TỔ
CHỨC
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
NGHIỆP
VỤ
PHÒNG
KẾ
TOÁN
NGÂN
QUỸ
PHÒNG
KIỂM
TRA
KIỂM
TOÁN
NỘI BỘ
PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH
CÁC HUYỆN, THỊ XÃ
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH
CÁC HUYỆN, THỊ XÃ
UBND, BAN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
CÁC XÃ, PHƯỜNG
TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG CÁC XÃ,
PHƯỜNG
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN
NGƯỜI
VAY
NGƯỜI

VAY
NGƯỜI
VAY
NGƯỜI
VAY
NGƯỜI
VAY
Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức NHCSXH Hà Tĩnh
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
2.2.1 Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết về tín dụng chính sách
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ quy định
về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh Hà
Tĩnh đã tổ chức nhận bàn giao các chương trình cho vay từ NHNo&PTNT, từ Kho
bạc Nhà nước, ký kết hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị xã hội là: Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến Binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
triển khai các chương trình cho vay từ 2 chương trình (năm 2003) nay lên đến 10
chương trình.
2.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Hàng năm NHCSXH Hà Tĩnh căn cứ kế hoạch tín dụng để kế hoạch hóa các
nguồn vốn trình NHCSXH Việt Nam trên cơ sở tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng
chính sách của tỉnh. Đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn đạt 2.195 tỷ đồng, tăng 1.455
tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2006 đến 2010 đạt 35%.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh
năm 2006 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Đạt
So với
2006

(%)
Đạt
So với
2007
(%)
Đạt
So với
2008
(%)
Đạt
So với
2009
(%)
Vốn TW 567 818.4 144 1334.9 163 1816.8 136 2.195 121
Huy động 4 3.4 85 4 118 4.5 113 15 333
Ngân sách tỉnh 5 6 120 8 133 10 125 14 140
Tổng cộng 576 827.8 144 1346.9 163 1831.3 136 2.224 121,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2010 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Năm 2007 nguồn vốn đạt 827,8 tỷ đồng tăng 44% so với năm 2006, năm 2008
tăng 63% so với năm 2007, năm 2009 tăng 36% so với năm 2008 và năm 2010 tăng
21,4% so với năm 2009. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy nguồn vốn trung
16
ương chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 99%), trong khi nguồn vốn huy động và nguồn
Ngân sách tỉnh chuyển qua chỉ chiếm 1%.
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm.
Hiện nay, NHCSXH Hà Tĩnh đang triển khai cho vay 10 chương trình tín
dụng ưu đãi đó là: Cho vay xuất khẩu lao động, cho vay nước sạch vệ sinh môi
trường nông thôn, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu
số vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn,

cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở.
Đến 31/12/2010 Tổng dư nợ đạt 2.194 tỷ đồng, tăng 1.621 tỷ đồng so với năm
2006, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân năm 2006-2010 đạt 35%
Bảng 2.2: Dư nợ các chương trình cho vay qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chương trình cho vay 2006 2007 2008 2009 2010
1 Hộ nghèo 495 918 596 727 713 615 797 235 844 805
2 GQVL 52 123 57 071 62 736 64 969 73 868
3 XKLĐ 7 191 9 541 13 631 15 646 15 891
4 Doanh nghiệp 7 200 11 796 11 800 10 470 11 800
5 HSSV 998 89 266 326 564 607 013 869 747
6 NS & VSMT 10 000 15 031 37 009 62 705 78 398
7 Hộ SXKD vùng KK 47 975 167 969 225 420 254 761
8 Đồng bào dân tộc 390 1 522 1 518 1 523
9 Cho vay TNHĐTM tại vùng KK 870 5 185
10 Hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 0 38 168
Tổng cộng 573 430 827 797 1 334 846 1 785 880 2 194 146
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2010 của NHCSXH Hà Tĩnh)
17
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ các chương trình năm 2010
* Kết qủa thực hiện một số chỉ tiêu tín dụng:
a. Một số chỉ tiêu chung.
Hàng năm chi nhánh đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để làm mục tiêu phấn đâu, đối
với chỉ tiêu hệ số quay vòng vốn, sau khi trừ đi dư nợ cho vay học sinh sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn và chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn, đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng,
hiệu quả tín dụng của chi nhánh.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
T

T
Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
1 Doanh số cho vay 249.564 433.599 733.237 847.479 606.306
2 Doanh số thu nợ 87.760 179.232 226.186 395.094 198.060
3 Tổng dư nợ: 573.430 827.797 1.334.846 1.785.880 2.194.146
4 Nợ quá hạn 7.682 6.948 6.110 18.713 10.902
5 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1.3 0.8 0.5 1.0 0.5
6 Số hộ còn dư nợ: 112.077 138.581 172.690 182.261 188.836
7 Số hộ nghèo 121.592 106.521 101.363 41.443 83.180
8 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 38,89 33,67 31,8 13,1 23,8
9 Tốc độ tăng trưởng (%) - 144 161 134 121
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2010 của NHCSXH Hà Tĩnh)
18
b. Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Bảng 2.4: Chất lượng tín dụng qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng, %
TT
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm 2009 Năm 2010
Số
tiền
Tỷ lệ
Số
tiền
Tỷ lệ
Số
tiền
Tỷ
lệ
Số tiền

Tỷ
lệ
Số
tiền
Tỷ
lệ
Tổng số nợ xấu: 11811 2,00
1104
3 1,33 9962 0,76 22 637 1,26 14 825 0.67
- Nợ quá hạn 7 682 1.34 6 948 0.84 6 110 0.46 18 713 1.05 10 902 0.5
- Nợ khoanh 4 129 0.01 4 095 0.00 3 852 0.00 3 924 0.00 3923 0.00
Trong đó:
1 CV Hộ nghèo
+ Nợ quá hạn 6 073 1.22 5 167 0.87
4
580 0.64 13 915 1.70 5 935 0.8
+ Nợ khoanh 1 284 1 218 1904 2 072 2 071
2 CV GQVL
+ Nợ quá hạn 1 609 3.09 1 650 2.89
1
358 2.20 2 731 4.20 1 683 2.8
+ Nợ khoanh 2 845 2 877
1
948 1 852 1 852
3 CV HSSV
+ Nợ quá hạn 5 498 0.10 2 245 0.3
+ Nợ khoanh
4 CV XKLĐ
+ Nợ quá hạn 131 1.37 167 1.22 789 5.00 603 5.4
+ Nợ khoanh

5 CV SXKD VKK
+ Nợ quá hạn 100 0.00 270 0.1
+ Nợ khoanh
6 CV NSVSMT
+ Nợ quá hạn 584 0.90 119 0.3
+ Nợ khoanh
7 CV Doanh nghiệp
+ Nợ quá hạn 96 0.90 96 0.4
+ Nợ khoanh
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2010 của NHCSXH Hà Tĩnh)
19
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy dư nợ qúa hạn của chi nhánh ở mức bình
thường, chiếm tỷ lệ 0,5% trên tổng dư nợ. So sánh dư nợ quá hạn giữa năm 2009 và
năm 2010 ta thấy nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2010 giảm 7.812 triệu đồng so với
năm 2009.
2.2.3 Kết quả hoạt động tín dụng chính sách ủy thác thông qua các tổ chức
chính trị xã hội
Trong 10 chương trình cho vay, có 9 chương trình thực hiện cho vay uỷ thác
từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội đó là: Cho vay hộ nghèo, cho vay nước
sạch & vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay học sinh sinh viên, cho vay hộ sản
xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc
biệt khó khăn, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay giải quyết việc làm, cho vay
thương nhân hoạt động thương mại vùng khó khăn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà
ở.
NHCSXH Hà Tĩnh đã ký hợp đồng dịch vụ ủy thác từng phần cho các tổ chức
chính trị xã hội gồm: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thực hiện chi trả chi phí dịch vụ ủy thác cho
các tổ chức chính trị xã hội như sau:
- Năm 2004, khi bắt đầu triển khai thực hiện, phí dịch vụ chi trả là từ 0,03 -
0,04%/tháng tính trên số lãi thực thu và chi trả cho tổ chức chính trị xã hội cấp xã.

- Năm 2005, phí dịch vụ ủy thác được thay đổi tăng lên 0,08%/tháng và hiện
nay là 0,045%/tháng và được phân bổ cho cả 4 cấp hội theo tỷ lệ: Cấp xã 84%, cấp
huyện 8%, cấp tỉnh 5%, cấp trung ương 3%.
* Kết quả cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội.
Đến 31/12/2010 tổng dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội đạt
2.164.860 triệu đồng, tăng 1.657.944 triệu đồng so với năm 2006, Trong đó:
- Hội nông dân: 863.035 triệu đồng, chiếm 40%.
- Hội Phụ nữ: 722.087 triệu đồng, chiếm 33,3%.
- Hội Cựu chiến binh: 337.846 triệu đồng, chiếm 15,7%.
20
- Đoàn thanh niên: 241.892 triệu đồng, chiếm 11%.
Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ trung hạn chiếm 99,4%, dư nợ ngắn hạn
chiếm 0,6%.
Thông qua phương thức uỷ thác từng phần, vốn được giải ngân nhanh chóng,
thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo mô hình tổ
TK&VV có sự tham gia quản lý của các tổ chức chính trị xã hội, bình xét công
khai, dân chủ, NHCSXH chuyển tiền về xã giải ngân trực tiếp đến người vay đã
tạo được kênh dẫn vốn ổn định, có hiệu quả giúp người nghèo và các đối tượng
chính sách tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi, đúng đối tượng.
Bảng 2.5: Dư nợ ủy thác qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng dư nợ
Dư nợ
cho vay trực tiếp
Dư nợ
cho vay ủy thác
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
2006 573 430 66 514 12 506 916 88
2007 827 797 78 408 9 749 389 91
2008 1 334 846 52 689 4 1 282 157 96

2009 1 785 880 25 987 1 1 759 893 99
2010 2 194 146 29 286 1,3 2 164 860 98,7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2010 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay ủy thác ngày càng tăng, năm 2006
là 88%, năm 2007 là 91%, năm 2008 là 96%, năm 2009 là 99% và năm 2010 là
98,7%. Điều đó càng chứng minh việc cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị là
đúng đắn; một số chương trình trước đây được NHCSXH cho vay trực tiếp thì nay
cũng chuyển qua cho vay ủy thác như chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho
vay xuất khẩu lao động. Đến nay, Hà Tĩnh có trên 8 ngàn người tham gia trong quy
trình tín dụng NHCSXH, trong đó: Các tổ chức hội trên 1.200 ngàn người, ban quản
lý tổ TK&VV trên 6.500 ngàn người, Ban xoá đói giảm nghèo gần 300 người.
21
2.2.4 Hiệu quả từ hoạt động tín dụng chính sách
Hiệu quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại chi nhánh
NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện rõ nét ở các mặt.
* Quy mô tăng trưởng dư nợ tăng mạnh qua các năm:
- Một là: Đã tiếp nhận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Trung ương, đồng thời
thực hiện các chương trình một cách liên tục.
- Hai là: Về chính sách đầu tư cho vay, từ 2 chương trình tín dụng ban đầu nay
đã có 10 chương trình, các chương trình tín dụng được tổ chức thực hiện kịp thời và
đúng chính sách, chế độ; tiền vốn được giao trực tiếp cho người thụ hưởng không
qua cầu nối trung gian. Đến nay vốn tín dụng chính sách đã đến với tất cả các xã,
phường trong toàn tỉnh.
* Số lượng tổ TK&VV cũng được củng cố và tăng đều, ổn định qua các năm,
chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Đến nay toàn tỉnh có 4.109 tổ
TK&VV tại 262 xã, phường, trong đó có 3.169 tổ đạt loại tốt, chiếm 77,1%, loại
khá 790 tổ, chiếm 19,2%, loại trung bình 143 tổ, chiếm 3,5%, loại kém 7 tổ, chiếm
0,2%.
* Mức vay bình quân được nâng lên năm 2006 là 4,5 triệu đồng/ hộ lên 15
triệu đồng/hộ năm 2010.

* Nhiều hộ vay vốn thoát nghèo, tạo ra việc làm mới, học sinh sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn không phải bỏ học giữa chừng vì không có tiền đúng học phí
2.2.5 Hiệu quả từ hoạt động tín dụng chính sách ủy thác thông qua các tổ chức
chính trị xã hội
Về mặt kinh tế: Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống của người
dân, đã giúp cho 176 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư 86.108
con trâu, bị, ngựa; 18.706 con dê, thỏ; 12.563 con lợn; 2.646 tấn tôm, cá; 93.540
con gia cầm (gà, ngan, vịt ); 81 ha rừng; 93 ngàn cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại
phương tiện, máy móc khác phục vụ sản xuất, kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, cách
làm mới, tạo thêm việc làm, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp nông
thôn. Trong những năm qua các chương trình cho vay đã góp phần giúp cho gần 80
22

×