Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tòa án chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà VKS đã truy tố và tòa án quyết định đưa ra xét xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.7 KB, 32 trang )

Tìm hiểu về vấn đề “Tòa án chỉ xét xử những hành vi theo tội
danh mà VKS đã truy tố và Tòa án quyết định đưa ra xét xử”
(Điều 196 BLTTHS), những ý kiến trái chiều và thực tiễn xét xử.
Mục lục
Page | 1
Lời nói đầu
Xét xử các vụ án hình sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết
một vụ án hình sự, là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tố tụng. Hoạt động xét
xử là tập trung cao nhất quyền lực tư pháp; Tòa án nhân danh Nhà nước quyết định tội
danh, hình phạt và quyết định những vấn đề khác có liên quan đến tội phạm. Chỉ có
Tòa án mới có quyền kết tội và quyết định hình phạt đối với một người. Mọi hoạt động
của Tòa án đều phải tuân theo những quy định của BLTTHS. Nhưng trong thực tiễn
hoạt động xét xử luôn có những tình huống đi quá giới hạn hoặc vượt quyền xét xử
của các cơ quan có thẩm quyền.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giới hạn xét xử. Theo nghĩa hẹp
thìcác cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng thường nghĩ đến quy định tại điều
196 BLTTHS (BLTTHS) 2003 (Điều 170 BLTTHS 1988). Còn theo nghĩa rộng thì
giới hạn xét xử được hiểu làgiới hạn của việc xét xử không chỉ bao gồm nội dung của
Điều 196 BLTTHS, mà còn bao gồm cả nội dung về phạm vi, thẩm quyền xét xử của
Toà án theo quy định của. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS, thì
Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phạm phá hoại hoà bình,
chống loài người và các tội phạm chiến tranh; các tội phạm quy định tại các Điều 93,
95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296,
322 và 323 của Bộ luật hình sự. Theo quy định này thì Toà án cấp huyện không thể xét
xử vượt quá phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS.
Theo quy định tại Điều 241 về phạm vi xét xử phúc thẩm thì Tòa án cấp
phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án
cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản
án. Việc xem xét các phần không bị kháng cáo, kháng nghị cũng phải theo quy định


của pháp luật, không thể tuỳ tiện.
Khi xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm cũng chỉ có thể không
chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án ; hủy bản án
hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại, mà không được
Page | 2
sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc không được huỷ bản án phúc
thẩm để giữ nguyên bản án sơ thẩm như trước đây.
Giữa Toà án nhân dân với Toà án quân sự phạm vi xét xử cũng khác nhau.
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự thì Toà án quân sự có
thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công nhân,
nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm
tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội và
những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp
quản lý và những người tuy không thuộc các đối tượng trên nhưng hành vi phạm tội
của họ có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội.
Tuy nhiên về nội dụng nghiên cứu, nhóm chủ yếu đề cập và phân tích dưới
góc độ là nghĩa hẹp được cụ thể hóa tại điều 196 BLTTHS 2003 và so sánh với điều
170 BLTTHS 1988 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
I. Vấn đề pháp lý:
1. Phân tích:
a. Phân tíchĐiều 170 BLTTHS 1988:
Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT năm 1988 - Hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự: Theo Điều 170 BLTTHS1988
"Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy
tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử". Do đó, các Tòa án không xét xử những
người và hành vi chưa được Viện kiểm sát truy tố và cũng thể không xét xử bị cáo
theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Trước khi mở phiên tòa, nếu
Tòa án thấy cần phải truy tố thêm người, thêm tội hoặc cần xét xử bị cáo theo tội danh
khác nặng hơn, thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung và thay đổi cáo

trạng. Trong trường hợp qua xét xử tại phiên tòa mới phát hiện được tội phạm mới
hoặc người phạm tội mới thì Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu
Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự (đoạn 3 khoản 1 Điều 104 BLTTHS 2003). Trong
trường hợp Tòa án đề nghị Viện kiểm sát truy tố theo tội danh nặng hơn và đã trao đổi
mà Viện kiểm sát không nhất trí thì cả hai bên đều phải báo cáo ngay với cấp trên của
mình. Thủ trưởng hai cơ quan cấp trên cần trao đổi ngay để nếu thống nhất ý kiến thì
hướng dẫn cấp dưới thi hành, nếu vẫn không thống nhất ý kiến thì Tòa án cấp dưới
Page | 3
phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, không được tuyên là "bị cáo
không phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố".
Nếu xét thấy cần xét xử bị cáo theo tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội
danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, hoặc áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn khung hình
phạt mà Viện kiểm sát đã đề nghị, thì Tòa án không phải báo trước cho Viện kiểm sát
và những người tham gia tố tụng.
b. Phân tích điều 196 BLTTHS 2003
Điều 196 BLTTHS 2003 quy định về “Giới hạn của việc xét xử” có nêu:
- Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm
sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.
- Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã
truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội
mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Căn cứ vào cách hành văn của điều luật, ta có thể hiểu như sau:
- Tòa án chỉ xét xử những bị cáo mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã
quyết định đưa ra xét xử;
- Tòa án chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện kiếm sát đã truy tố và
Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo điều khoản
khác với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật hoặc
về một tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Ở nội dung thứ nhất, không có ý kiến nào khác biệt vì không Tòa án nào lại
đưa ra xét xử một người mà Viện kiểm sát không truy tố.

Ở nội dung thứ hai, hiện nay đang tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều. Vậy
vấn đề đặt ra là nên hiểu như thế nào về việc Tòa án chỉ xét xử những hành vi theo tội
danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án quyết định đưa ra xét xử?
- Ý kiến thứ nhất cho rằng, Tòa án không được kết án bị cáo về một tội phạm
khác (tội danh khác) nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố nhưng Tòa
án lại có quyền kết án bị cáo theo điều khoản khác với điều khoản mà Viện
kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Có thể hiểu là Tòa án có thể kết án
bị cáo theo tội danh nhẹ hơn;điều khoản nặng hơn so với tội danh(hoặc điều
khoản) ban đầu nhưng nó chỉ được nằm trong phạm vi điều luật mà Viện kiểm
sát đã áp dụng. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội cố ý gây thương tích,
thì Tòa án không được kết án bị cáo về tội giết người. Nhưng trong trường
Page | 4
hợp Viện kiểm sát truy tố bị cáo với tội giết người, thì Tòa án có thể kết án bị
cáo về tội cố ý gây thương tích hoặc tội vô ý làm chết người.
- Ý kiến thứ hai cho rằng, quy định tại Điều 196 BLTTHS là chưa phù hợp
với thực tiễn xét xử, tức là trong một số tình huống, sự việc xảy ra trong thực
tế là nghiêm trọng hơn so với kết luận của Tòa án trong bản án đưa ra với bị
cáo vì vậy trong những trường hợp đó rõ ràng người kết tội bị cáo không phải
là Tòa án mà là Viện kiểm sát. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo với tội danh
cố ý gây thương tích, nhưng qua thực tiễn xét xử và quá trình tra hỏi thì Tòa
đã xác định bị cáo phạm tội giết người và Kiểm sát viên cũng thừa nhận bị cáo
phạm tội danh này, nhưng Tòa án bắt buộc phải tuyên bị cáo phạm tội cố ý
gây thương tích, như vậy là trái với hành vị thực tế,với công bằng xã hội và sẽ
ảnh hưởng lớn đến những người tham dự phiên tòa cũng như những người có
quyền và lợi ích liên quan.
Vì vậy để tiếp cận với điều luật, hiểu được ý chí mà những nhà làm luật, có
cái nhìn khách quan về các quan điểm đa chiều ta cần phân tích, làm sáng tỏ và giải
thích ý nghĩa của một số vấn đề sau:
 Thế nào là những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã
quyết định đưa ra xét xử ?

Một người hoặc nhiều người cùng phạm tội, có thể chỉ thực hiện một hành
vi khách quan nhưng cũng có thể thực hiện nhiều hành vi khách quan. Vì vậy, khi xác
định giới hạn của việc xét xử cần phân biệt:
- Nếu chỉ có một người phạm tội và chỉ thực hiện một hành vi khách quan
thì việc xác định “hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án
quyết định đưa ra xét xử” căn cứ vào hành vi mà người phạm tội thực hiện với
hành vi mà Viện kiểm sát truy tố theo một tội danh được quy định trong Bộ
luật hình sự và Toà án quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn của việc
xét xử. Ví dụ: Bùi Văn Mạnh do có mâu thuẫn với anh Nguyễn Tuấn Minh là
chủ một cửa hàng bia hơi từ trước nên trong một lần tới mua bia hơi, Mạnh đã
dùng ly cối thủy tinh đánh vào đầu và dùng ghế gỗ đánh vào người anh Minh
(chủ quán) dẫn đến thương tật cho anh Minh là 13%. Viện kiểm sát truy tố
“hành vi đánh người” của Mạnh theo tội cố ý gây thương tích (khoản 1 Điều
104 Bộ luật hình sự); Tòa án cũng đã quyết định đưa ra xét xử đối với “hành
Page | 5
vi đánh người” của Mạnh về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104.
Lúc này Toà án chỉ xét xử Mạnh về “hành vi đánh người” theo tội cố ý gây
thương tích (khoản 1 Điều 104 BLHS)là đúng với quy định tại điều 196
BLTTHS.
- Trường hợp tuy chỉ có một người phạm tội nhưng lại thực hiện nhiều
hành vi khách quan thì việc xác định “hành vi theo tội danh mà Viện kiểm
sát truy tố và Toà án quyết định đưa ra xét xử” chỉ căn cứ vào hành vi mà
Viện kiểm sát truy tố về một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự và
Toà án quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn của việc xét xử. Ví dụ:
Tuấnthực hiện hành vi hiếp dâm và cướp tài sản nhưng Viện kiểm sát chỉ truy
tố Tuấn về tội hiếp dâm, không truy tố Tuấn về tội cướp tài sản thì Toà án
không được xét xử Tuấn về hành vi cướp tài sản. Nếu Toà án thấy việc Viện
kiểm sát không truy tố Tuấn về hành vi cướp tài sản là bỏ lọt tội phạm thì chỉ
có thể quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và yêu cầu Viện kiểm sát truy
tố Tuấn về hành vi cướp tài sản; trường hợp đã trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ

sung mà Viện kiểm sát vẫn không truy tố thì Toà án chỉ có thể kiến nghị trong
bản án hoặc kiến nghị bằng văn bản với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để
Viện kiểm sát cấp trên xem xét việc không truy tố Tuấn về hành vi cướp tài
sản mà Toà án yêu cầu.
- Trường hợp cũng chỉ có một người phạm tội và người này cũng thực hiện
nhiều hành vi khách quan và tất cả những hành vi khách quan đó Viện
kiểm sát chỉ truy tố về một tội, nhưng Toà án thấy trong các hành vi mà Viện
kiểm sát truy tố có hành vi cấu thành tội khác với tội mà Viện kiểm sát truy tố
thì Toà án được xét xử tất cả các hành vi mà Viện kiểm sát truy tố nhưng
không được kết án tất cả các hành vi đó về một tội và cũng không được kết án
thêm tội mà Viện kiểm sát không truy tố. Ví dụ: B bị Viện kiểm sát truy tố về
tội tham ô tài sản vì đã 5 lần cùng với C chiếm đoạt 800.000.000 đồng của cơ
quan, nhưng Toà án thấy hành vi của B chỉ là đồng phạm với C về tội tham ô
3 lần với số tiền là 500.000.000 đồng, còn 2 lần là hành vi thiếu trách nhiệm
để C chiếm đoạt 300.000.000 đồng. Trong trường hợp này, Toà án vẫn xét xử
cả 2 hành vi nhưng chỉ được kết án B đồng phạm tham ô khoản 500.000.000
đồng về 1 hành vi; nhưng không được kết án B về tội thiếu trách nhiệm gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước về khoản tiền 300.000.000 đồng.
Page | 6
Nếu trong thời gian chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên toà Thẩm phán hoặc Hội
đồng xét xử phát hiện được thì trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ
sung, thay đổi bản cáo trạng truy tố B thêm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước về khoản tiền 300.000.000 đồng, nếu Viện
kiểm sát không đồng ý thay đổi cáo trạng vẫn truy tố như cũ thì kiến nghị
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét mà không được tuyên bố B không
phạm tội tham ô về khoản 300.000.000 đồng.
- Trường hợp có nhiều người cùng thực hiện một hành vi phạm tội thì việc
xác định giới hạn việc xét xử cũng tương tư như trường hợp một người thực
hiện một hành vi phạm tội. Nếu có người nào chưa bị Viện kiểm sát truy tố thì
Toà án trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung truy tố thêm người

phạm tội; nếu đã trả hồ sơ vụ án mà Viện kiểm sát vẫn không thay đổi cáo
trạng (không truy tố thêm) thì Toà án chỉ được xét xử những người mà Viện
kiểm sát đã truy tố và kiến nghị cấp Giám đốc thẩm xem xét.
- Trường hợp nhiều người cùng thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng
đều bị Viện kiểm sát truy tố về một tội thì khi xác định giới hạn việc xét xử
cần căn cứ vào hành vi của từng người phạm tội cụ thể và vai trò tham gia của
họ vào việc thực hiện tội phạm, mà không tách bạch hành vi cụ thể của từng
người. Ví dụ: A, B, C và D cùng bàn bạc vào nhà anh H trộm cắp tài sản
nhưng chỉ có C và D trực tiếp lén lút vào nhà anh H lấy tài sản, còn B tìm nơi
tiêu thụ, A cung cấp phương tiện và trực tiếp vận chuyển tài sản trộm cắp
được đi tiêu thụ thì tất cả A, B, C, D đều được coi là cùng thực hiện hành vi
trộm cắp tài sản. Nếu Toà án thấy trong số những người mà Viện kiểm sát truy
tố có người không phạm tội trộm cắp tài sản mà chỉ phạm tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì có thể kết án người đó về tội
phạm mà Toà án xác định nhưng không được trái với quy định tại điều 196
BLTTHS (tội danh bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố).
- Trường hợp nhiều người trong cùng một vụ án bị truy tố về nhiều tội
khác nhau thì phải căn cứ vào hành vi của từng người mà họ bị Viện kiểm sát
truy tố và Toà án quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn của việc xét xử
như trường hợp đối với một người đã phân tích ở trên.
 Thế nào là có thể xét xử bị cáo theo điều khoản khác với điều khoản mà Viện
kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật
Page | 7
Về vấn đề này, thực tiễn xét xử không vướng mắc, Toà án có thể xét xử bị
cáo theo điều khoản nhẹ hơn hoặc nặng hơn điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong
cùng một điều luật. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo là ông Kiên theo khoản 2 Điều
137 Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Bộ luật hình sự nhưng Toà án có thể xét xử bị
cáo theo khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 137 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp
Toà án xét xử bị cáo theo điều khoản nặng hơn điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố
trong cùng một điều luật thì cần chú ý:

Nếu điều khoản mà Toà án định xét xử đối với bị cáo có khung hình phạt
không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp mình thì phải hoãn phiên toà, trả hồ sơ
để Viện kiểm sát cùng cấp chuyển vụ án lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp truy tố bị
cáo ra Toà án có thẩm quyền xét xử; không được trả hồ sơ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử,
vì chưa xét xử thì chưa thể biết bị cáo có phạm tội theo điều khoản nặng hơn hay
không.
Nếu điều khoản mà Toà án định xét xử đối với bị cáo có khung hình phạt
thuộc trường hợp phải cử người bào chữa cho bị cáo thì trước khi mở phiên toà, Toà
án phải làm các thủ tục để bị cáo thực hiện quyền bào chưa của mình đúng theo quy
định của pháp luật tố tụng.
 Thế nào là Toà án xét xử về một tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà
Viện kiểm sát đã truy tố.
 Tội danh khác bằng tội danh mà Viện kiểm sát truy tố
Trường hợp này ít xảy ra, vì một hành vi phạm tội mà cấu thành một tội
danh khác mà tội danh đó lại bằng tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là rất hiếm; thông
thường Toà án chỉ xét xử bị cáo về tội danh nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.
Tuy hiếm nhưng về lý thuyết vẫn có thể xảy ra, vì vậy khi xác định tội danh khác bằng
tội danh mà Viện kiểm sát truy tố cần so sánh mức hình phạt thấp nhất và mức hình
phạt cao nhất giữa hai tội. Nếu mức hình phạt thấp nhất và mức hình phạt cao nhất của
tội danh mà Viện kiểm sát truy tố bằng mức hình phạt thấp nhất và mức hình phạt cao
nhất của tội danh mà Toà án định xét xử thì được coi là 2 tội danh bằng nhau. Ví dụ:
Viện kiểm sát truy tố B về tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật hình sự,
nhưng Toà án xét xử bị cáo B về tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình
sự.
Page | 8
 Tội danh khác nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố
Trường hợp này thực tiễn xét xử tương đối phổ biến và việc so sánh giữa tội
danh mà Viện kiểm sát truy tố với tội danh mà Toà án định xét xử, tội nào nặng, tội
nào nhẹ cũng không phức tạp, chỉ cần căn cứ vào mức hình phạt thấp nhất hoặc mức
hình phạt cao nhất giữa hai tội; nếu tội nào có mức hình phạt cao nhất thấp hơn là tội

nhẹ hơn; nếu mức hình phạt cao nhất của hai tội bằng nhau thì mức hình phạt thấp
nhất của tội danh nào thấp hơn thì tội danh đó nhẹ hơn.
Khi xác định tội danh bằng hoặc nhẹ hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố cần
chú ý; do điều luật quy định “tội danh” chứ không quy định “điều khoản của Bộ luật
hình sự” nên phải so sánh giữa hai điều luật quy định hai tội danh đó chứ không thể so
sánh giữa điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố với điều khoản của
Bộ luật hình sự mà Toà án định xét xử. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố A phạm tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 điều 140 Bộ luật hình sự có khung
hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm, nhưng Toà án thấy A phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 điều 139 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ hai
năm đến bảy năm. Tuy khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều 139 Bộ luật hình sự
nhẹ hơn khung hình phạt quy định tại khoản 3 điều 140 Bộ luật hình sự nhưng tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản là tội danh năng hơn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
nên Toà án không thể xét xử bị cáo A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được.
c. Bất cập trong điều 196 LTTHS 2003 điều 170 LTTHS năm 1988
Thực tiễn xét xử cho thấy quy định về giới hạn xét xử của Tòa án có nhiều
điểm không hợp lý:
 Thứ nhất, việc giới hạn Tòa án không được xét xử theo tội danh khác với tội
danh mà Viện kiểm sát đã truy tố là gián tiếp thừa nhận tội danh do Viện kiểm
sát truy tố là đúng và Tòa án chỉ được kết án dựa trên tội danh đó. Điều này trái
với quy định của pháp luật về chức năng của Viện kiểm sát vì như vậy Viện
kiểm sát đã thực hiện một phần chức năng của việc xét xử và việc định tội được
tiến hành trước khi xét xử là vi phạm nguyên tắc “không ai có thể được coi là
có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án”.
 Thứ hai, quy định về giới hạn xét xử buộc Tòa án phải xét xử theo tội danh mà
Viện kiểm sát đã truy tố là trái với quy tắc đã được quy định trong Hiến pháp
“khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Page | 9
 Thứ ba, quy định về giới hạn xét xử mâu thuẫn với nguyên tắc “xác định sự
thật của vụ án”, theo đó Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác

định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Vậy khi Tòa
án có đủ chứng cớ xác minh bị cáo phạm tội này nhưng lại phải tuyên án bị cáo
phạm tội khác theo đúng như truy tố của Viện kiểm sát thì không thể gọi là xác
định sự thật được.
 Thứ tư, Tòa án xét xử và Tòa án quyết định (kết án) là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau. Cả hai Điều 170 BLTTHS 1988 và Điều 196 BLTTHS 2003 đều chỉ
quy định “Tòa án chỉ xét xử” chứ không quy định “Tòa án chỉ được kết án”.
Do đồng nhất hai khái niệm xét xử với kết án nên đã dẫn đến việc hiểu không
đúng tinh thần của Điều 170 BLTTHS 1988 và Điều 196 BLTTHS 2003.
d. Phản biện:
Đa số các ý kiến cho rằng, Viện kiểm sát chỉ nên truy tố hành vi phạm tội
của bị cáo ra Tòa án, còn việc kết án bị cáo về tội gì là do Hội đồng xét xử quyết định
sau khi đã xem xét các tình tiết của vụ án tại phiên tòa đúng như tinh thần tranh tụng
mà Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã đề ra: “việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ
chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.
Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, quy định tại Điều 170 BLTTHS 1988 như
vậy là chính xác và đầy đủ, không nhất thiết phải quy định thêm như Điều 196
BLTTHS 2003 vừa không đầy đủ vừa mâu thuẫn ngay chính trong nội dung của điều
luật.
Còn một số quan điểm trái chiều lại cho rằng điều 170 thiếu sót hơn so với
điều 196. Ở điều luật 170 quy định Toà án chỉ xét xử những bị cáo mà Viện kiểm sát
đã truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử. Theo Thông tư liên tịch số 01-
TANDTC-VKSNDTC/TTLB năm 1988 - Hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Tố tụng hình sự thì “Nếu xét thấy cần xét xử bị cáo theo tội danh khác bằng hoặc nhẹ
hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, hoặc áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn
khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã đề nghị, thì Tòa án không phải báo trước cho
Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng”. Còn so sánh với điều 196 thì Toà án
có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng
một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Page | 10

Ở đây ta có thể thấy khác biệt lớn nhất là ở chỗ “một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội
mà Viện kiểm sát đã truy tố”
Hoặc những ý kiến khác như: quy định “Trước khi mở phiên tòa, nếu Tòa
án thấy cần phải truy tố thêm người, thêm tội hoặc cần xét xử bị cáo theo tội danh
khác nặng hơn, thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung và thay đổi cáo
trạng. Trường hợp qua xét xử tại phiên tòa mới phát hiện được tội phạm mới hoặc
người phạm tội mới thì Tòa án ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho Viện
kiểm sát để điều tra bổ sung. Trong trường hợp Tòa án đề nghị Viện kiểm sát thay đổi
tội danh theo hướng nặng hơn và đã trao đổi mà Viện kiểm sát không nhất trí, thì cả
hai bên đều phải báo cáo ngay với cấp trên của mình. Thủ trưởng hai cơ quan cấp trên
cần trao đổi ngay để nếu thống nhất ý kiến thì hướng dẫn cấp dưới thi hành, nếu vẫn
không thống nhất ý kiến thì Tòa án cấp dưới phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm
sát đã truy tố” là chính xác vì nguyên tắc là khi gửi đơn triệu tập người tham gia tố
tụng phải ghi rõ điều khoản truy tố để các bên có thể tìm hướng biện hộ và việc không
cho xử ngay mộtphần để đảm bảo việc suy xét chính xác và để các bên có sự chuẩn bị
cho việc thay đổi đó. Tại Bản sơ kết kinh nghiệm về việc tiến hành phiên toà sơ thẩm
về hình sự số 80-NCPL ngày 25/3/1974 (do công văn số 90-NCPL ngày 2/3/1974 của
Toà án nhân dân tối cao gửi cho Toà án nhân dân địa phương) có đoạn viết: “Cơ sở
để Toà án nhân dân tiến hành phiên toà và để cho bị cáo chuẩn bị việc bào chữa là bản
cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân. Do đó nếu Toà án nhân dân nhận thấy cần phải
thay đổi tội danh, điều luật cần được áp dụng, thêm hoặc bớt số người phải đưa ra xét
xử v.v…thì phải trao đổi lại với Viện kiểm sát nhân dân. Nếu viện kiểm sát nhân dân
nhất trí thì Viện kiểm sát nhân dân sẽ sửa đổi lại bản cáo trạng nhưng nếu Viện kiểm
sát nhân dân không đồng ý thì tuỳ trường hợp, Toà án nhân dân cứ đưa vụ án ra phiên
toà để hội đồng xử án sẽ quyết định (đổi tội danh nhẹ hơn hoặc áp dụng điều luật nhẹ
hơn, tha miễn hình phạt cho bị cáo, hoặc xác định bị cáo không có trách nhiệm hình sự
…) hoặc sẽ xin ý kiến của Toà án nhân dân cấp trên (như truy tố thêm người, thêm tội,
định tội danh nặng). Trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự (kèm
theo Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của Toà án nhân dân tối cao) ở phần
hướng dẫn xác định tư cách và quyền của bị cáo, Toà án nhân dân tối cao quy định:

“Trong giai đoạn xét xử, Toà án nhân dân chỉ đưa một người ra xét xử với tư cách là bị
cáo, nếu Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố người đó trước Toà án nhân dân; nếu Viện
Page | 11
kiểm sát nhân dân không truy tố thì Toà án nhân dân không được xét xử một người với
tư cách là bị cáo, trừ những người mà Toà án nhân dân xét xử về việc hình sự nhỏ
không phải mở phiên toà”.Quan điểm này cho rằng, thực hiện vấn đề “giới hạn của
việc xét xử” trong tố tụng hình sự hoàn toàn không làm mất đi tính độc lập khi xét xử
của Toà án. Đề nghị truy tố của Viện kiểm sát trong bản cáo trạng không có ý nghĩa
bắt buộc Toà án phải xử như vậy. Xuất phát từ vấn đề “giới hạn của việc xét xử”, truy
tố của Viện kiểm sát vừa là căn cứ để Toà án đưa vụ án ra xét xử vừa là cơ sở để
khống chế giới hạn xét xử của Toà án. Sau khi hồ sơ vụ án hình sự được chuyển sang
Toà án cùng với bản cáo trạng của Viện kiểm sát, lúc này bắt đầu xuất hiện quan hệ tố
tụng hình sự giữa hai cơ quan. Không thể nói tại thời điểm đó trở đi, Toà án có toàn
quyền giải quyết mọi vấn đề về vụ án. Trong thực tế, quan hệ giữa Viện kiểm sát và
Toà án trong giai đoạn này trở đi là quan hệ phối hợp và quan hệ chế ước lẫn nhau.
Tính chất phối hợp trong quan hệ giữa Viện kiểm sát và Toà án thể hiện ở chỗ cả hai
cơ quan cùng phải xem xét lại tính căn cứ, tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện trong
hồ sơ vụ án. Trong trường hợp cần thiết và những trường hợp hai bên có những bất
đồng về vụ án thì Toà án triệu tập cuộc họp trù bị có đại diện của Viện kiểm sát tham
gia v.v…Quan hệ phối hợp này chỉ thể hiện trong giai đoạn chuẩn bị cho việc xét xử
và khi thi hành án. Trong phiên toà không có mối quan hệ phối hợp ấy vì Toà án lúc
này là người đứng giữa hai bên: một bên buộc tội (đại diện Viện kiểm sát, người bị hại
v.v…) và một bên gỡ tội (bào chữa viên, bị cáo v.v…). Quan hệ chế ước lẫn nhau giữa
Viện kiểm sát và Toà án thể hiện ở chỗ Toà án có thể yêu cầu Viện kiểm sát tiến hành
điều tra bổ sung, cung cấp thêm những tài liệu và chứng cứ cần thiết khác phục vụ cho
khâu xét xử tại phiên toà. Nếu có những căn cứ bị cáo không phạm tội, Toà án có có
thể tự mình hoặc yêu cầu được bổ sung cáo trạng trước hoặc sau ngay trong phiên toà
nếu điều đó không làm xấu đi tình trạng của bị cáo hoặc gây khó khăn cho việc bào
chữa của bị cáo, rút một phần hay toàn bộ việc truy tố trong thời gian chuẩn bị đưa vụ
án ra xét xử hoặc ngay tại phiên toà trước khi Hội đồng xét xử nghị án. Như vậy, quan

hệ chế ước này được thể hiện ở chỗ tất cả các khâu, từ khi hồ sơ vụ án chuyển sang
Toà án (giai đoạn chuyển tòa) đến khi kết thúc giai đoạn tố tụng hình sự.
Khi quy định, Toà án chỉ xét xử thì cần phải hiểu rằng Toà án không thể xét
xử một người mà mà Viện kiểm sát không truy tố, còn việc Toà án quyết định như thế
nào đối với người bị đưa ra xét xử là phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ
Page | 12
án đối chiều với các quy định của Bộ luật hình sự. Toà ánchỉ xét xử những hành vi
theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, tức là ngoài những hành vi theo tội danh mà
Viện kiểm sát đã truy tố thì Toà án không được xét xử những hành vi mà Viện kiểm
sát không truy tố. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về hành vi lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài tài sản với tổng số tiền là 500.000.000 đồng, thì Toà án chỉ được xét xử
bị cáo về hành vi chiếm đoạt 500.000.000 đồng. Khi xét xử về hành vi này Toà án thấy
bị cáo không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mà phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, thì Toà án vẫn có thể kết án bị cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Toà án xét xử và Toà án quyết định (kết án) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Điều 170 BLTTHS năm 1989 và Điều 196 BLTTHS năm 2003 chỉ quy định: “Toà án
chỉ xét xử” chứ không quy định “Toà án chỉ được kết án”. Do đồng nhất hai khái niệm
xét xử với kết án nên đã dẫn đến việc hiểu không đúng tinh thần của điều 170
BLTTHS 1989 và Điều 196 BLTTHS năm 2003.
Chúng tôi thấy ý kiến này có nhân tố hợp lý, nhưng nếu phải hiểu như ý
kiến này thì cách hành văn tại Điều 196 BLTTHS năm 2003 như hiện nay là không rõ
ràng, khó hiểu vẫn cần phải sửa lại theo hướng:“Toà án chỉ đưa ra xét xử những bị cáo
mà hành vi phạm tội của họ bị Viện kiểm sát truy tố. Việc kết án bị cáo phạm tội gì do
Toà án quyết định”. Hy vọng khi có điều kiện, các nhà làm luật quan tâm đến vấn đề
này một cách triệt để hơn.
II. Thực tiễn xét xử:
Như đã trình bày, quy định hiện hành của BLTTHS chỉ cho phép Tòa án xét
xử những bị cáo và những hành vi đã bị Viện Kiểm sát truy tố và Tòa án quyết định
đưa ra xét xử. Việc quy định như vậy đã dẫn tới một số bất cập trong thực tiễn xét xử
án hình sự. Vụ việc sau đây là một ví dụ điển hình.

Nguyễn Bửu Châu, nguyên là thủ quỷ của trung tâm thẻ tín dụng một ngân
hàng. Lợi dụng chức vụ thủ quỹ, quản lý tiền mặt của trung tâm; Châu nhiều
lần lấy tiền cho Nguyễn Trường Thiên (từng là nhân viên của trung tâm) vay
làm ăn. Số tiền lên đến 1,7 tỷ đồng. Qua điều tra, Viện kiểm sát nhân dân
Tp.HCM truy tố Nguyễn Bữu Châu về tội “sử dụng trái phép tài sản” và
Nguyễn Trường Thiên về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
1
1www.
Page | 13
Phân tích hành vi của 2 đối tượng ta nhận thấy: hành vi của Châu là lợi
dụng chức vụ của mình quản lý tiền mặt để lấy tiền của trung tâm trái phép. Điều 142
BLHS quy định chủ thể của tội “Sử dụng trái phép tài sản” là “người nào vì vụ lợi mà
sử dụng trái phép tài sản của người khác”; trong khi điều 278 BLHS quy định về chủ
thể của tội “tham ô tài sản” là “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản mà mình có trách nhiệm quản lý”. Vậy việc truy cứu trách nhiệm hình sự của Châu
theo điều 142 là không hợp lý. Hành vi của Châu và Thiên đã cấu thành tội “Tham ô
tài sản” theo điểm a. khoản 4 điều 278 với khung hình phạt là phạt tù từ 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình – một mức hình phạt cao hơn nhiều so với khung hình phạt
theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Thực tiễn vụ việc, khi xét thấy cần truy tố 2 đối tượng theo tội danh khác
nặng hơn, Tòa án đã trả hồ sơ yêu cầu thay đổi tội danh truy tố nhưng Viện kiểm sát
không đồng ý. Vì vậy, Tòa án buộc phải mở phiên tòa xét xử 2 bị cáo với tội danh mà
Viện kiểm sát đã truy tố; quyết định hình phạt của Châu là 6 năm tù và Thiên là 20
năm tù.
Vụ việc trên cho thấy bất cập trong quy định về giới hạn xét xử của tòa án.
Việc xét xử của tòa án bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phần truy tố của Viện kiểm sát. Nói
cách khác, Viện kiểm sát truy tố tới đâu thì Tòa án chỉ được xử tới đó hoặc thấp hơn;
mà trong nhiều trường hợp dẫn tới xét xử sai, không đúng tội danh thật sự.
Một thẩm phán Hình sự Tòa án nhân dân TP.HCM cho biết có nhiều vụ án
tòa thấy bị cáo nhận hối lộ hoặc chiếm đoạt số tiền lớn nhưng Viện kiểm sát chỉ buộc

tội một khoản tiền nhỏ hơn nhiều thì tòa cũng chỉ được xét xử và tuyên án căn cứ trên
truy tố của Viện kiểm sát. Mặc dù tòa có quyền yêu cầu trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ
sung, truy tố thêm người, thêm tội hoặc chuyển bị cáo sang khung hình phạt nặng hơn
nhưng Viện kiểm sát không làm thì thẩm phán cũng bó tay. Chính vì vậy, các thẩm
phán đành đưa chính kiến của mình về việc lọt người, lọt tội thành kiến nghị khi tuyên
án.
Tuy nhiên, theo một thống kê mới đây của Tòa án nhân dân TP.HCM, hầu
hết các kiến nghị của tòa án gửi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đề nghị điều tra, truy
tố những người đã bị bỏ lọt trong quá trình tố tụng thường "rơi vào im lặng" hoặc nếu
Page | 14
có trả lời thì cũng chỉ là: không có cơ sở để khởi tố, truy tố. Những kiến nghị của tòa
sơ thẩm cũng hiếm khi được cấp phúc thẩm xem xét, do cấp phúc thẩm chủ yếu xem
xét phạm vi có kháng cáo, kháng nghị.
Một số vụ việc tương tự, những kiến nghị của Tòa án không được xem xét.
Ví dụ, vụ tiêu cực của Lương Cao Khải, nguyên vụ phó Thanh tra Chính phủ, cùng
một số thanh tra viên đoàn thanh tra Chính phủ: tòa kiến nghị xử lý hình sự đối với
nhóm cán bộ của các đơn vị bị thanh tra (có liên quan thực hiện các dự án đầu tư tại
Tổng công ty Dầu khí VN) do đã có hành vi chủ động dùng tiền của công ty để đưa
hối lộ cho đoàn thanh tra Chính phủ gồm: Huỳnh Kim Quy, Nguyễn Xin, Đặng Hữu
Quý, Đậu Hồng Lạc. Những người này đã được Viện kiểm sát miễn truy cứu trách
nhiệm hình sự.Vụ án chạy hạn ngạch dệt may tại Bộ Thương mại do nguyên thứ
trưởng Mai Văn Dâu cùng đồng phạm thực hiện: Tòa kiến nghị điều tra xử lý hành vi
của Mai Văn Dâu và Lê Văn Thắng (nguyên vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu) trong việc
nhận 30.000 USD và một số khoản tiền khác. Kiến nghị xử lý hình sự một số chuyên
viên Vụ Xuất nhập khẩu (đã được Viện kiểm sát cho miễn trách nhiệm hình sự), khởi
tố điều tra xử lý một số chủ doanh nghiệp đã có hành vi đưa hối lộ nhưng được cơ
quan điều tra đề nghị xử lý hành chính
2
Những điển hình trên cho thấy, việc thu hẹp giới hạn xét xử, để việc định
tội danh bị ảnh hưởng bởi cáo trạng của Viện kiểm sát dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực

cho thực tiễn xét xử của Tòa án. Nếu tuân thủ pháp luật, Tòa án không thể vượt quyền
để xét xử sẽ dẫn tới tình trạng lọt người lọt tội. Đây cũng có thể xem là một lỗ hổng
có thể góp phần vào tình trạng tiêu cực, tham nhũng hối lộ đang diễn ra. Việc can thiệp
được vào bản cáo trạng của Viện kiểm sát sẽ gián tiếp áp đặt đến quyết định định tội
của Tòa án, sự thật của vụ án sẽ không thể được làm rõ.
Mặt khác, nếu Tòa án quyết tâm bảo vệ pháp luật, chấp nhận vượt giới hạn
để xét xử thì sẽ đặt ra một vấn đề khác đó chính là giá trị pháp lý của bản án, quyết
định của tòa. Liệu một bản án vi phạm thủ tục tố tụng (điều 196 LTTHS) thì có đảm
bảo tính thượng tôn pháp luật?.
Trong các vấn đề Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đưa ra rút kinh nghiệm
tại một hội nghị nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố mới đây, đáng chú ý là
2www.
Page | 15
vẫn có những tòa sơ thẩm vượt quá giới hạn xét xử nên án bị hủy. Sau đây là một vài
ví dụ điển hình.
Trường hợp thứ nhất: Xét xử cả hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố
3
Tháng 6-2009, Nguyễn Duy Khang, Trịnh Hoàng Nam cùng một người
chưa rõ lai lịch tổ chức trường gà tại bãi đất trống trên quốc lộ 1, khu phố 11,
phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân (TP.HCM). Khang và Nam thay
phiên nhau ghi biện, làm trọng tài, thu tiền xâu của những người tham gia đá
gà ăn tiền.
Trưa 13-8-2009, trường gà bị công an ập vào triệt phá. Khang, Nam cùng
nhiều người liên quan bị bắt quả tang, sau đó bị khởi tố, truy tố. Tháng 1-2011,
TAND quận Bình Tân xử sơ thẩm đã kết án Khang, Nam về tội tổ chức đánh
bạc, sáu bị cáo khác về tội đánh bạc. Sau đó, Khang cùng một bị cáo khác
kháng cáo xin được hưởng án treo.
Tại phiên phúc thẩm gần đây, TAND TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản
án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu vì cấp sơ thẩm có khá nhiều vi phạm.
Cụ thể, cáo trạng không xác định hành vi, vai trò cụ thể của từng bị can,

không ghi rõ chứng cứ xác định tội trạng, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự của từng người Như vậy, việc truy tố là không có cơ sở,
vi phạm Điều 167 BLTTHS. Thế nhưng bản án sơ thẩm vẫn có phần “nhận
thấy” giống như nội dung cáo trạng.
Đặc biệt, trong phần “xét thấy” của bản án, tòa sơ thẩm lại tự xác định số
tiền đánh bạc, vai trò để quyết định hình phạt cao thấp cho các bị cáo. Đây
chính là việc xử phạt các bị cáo về những hành vi mà VKS không truy tố tại
cáo trạng, vi phạm Điều 196 BLTTHS.
3www.
Page | 16
Ngoài ra, cách xác định số tiền đánh bạc của tòa sơ thẩm cũng không
đúng luật định. Còn tại phần xét hỏi, tòa sơ thẩm tiến hành xét hỏi một lần
nhiều bị cáo, một câu hỏi dành cho nhiều bị cáo, nhiều bị cáo chỉ có một câu
trả lời, đã vi phạm Điều 209 BLTTHS
Trường hợp thứ hai: Truy tố một tội, xét xử hai tội
4
Chiều 8-11-2010, Nguyễn Xuân Sơn và anh trai Nguyễn Xuân Trường
đến một căn nhà trên đường Lạc Long Quân (Quận 11) để sửa điện. Trong lúc
làm, Trường lén mở cửa phòng ngủ trộm ba mặt dây chuyền, ba đôi bông tai,
vòng đeo tay vàng. Sửa điện xong, trên đường về, Trường mới nói cho Sơn biết
về việc trộm cắp này và đưa nữ trang cho Sơn đem bán được 8,3 triệu đồng.
Vụ việc bị phanh phui ngay sau đó. Theo kết quả định giá, số tài sản bị
trộm trị giá gần 20 triệu đồng. Xử sơ thẩm Tòa án nhân dân Quận 11 đã phạt
Trường một năm ba tháng tù về tội trộm cắp tài sản, Sơn sáu tháng tù về tội
chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Sau đó, Viện kiểm sát nhân dânQuận 11 kháng nghị cho rằng chỉ truy tố
Sơn về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng tòa sơ thẩm lại
xử bị cáo cả về tội chứa chấp lẫn tội tiêu thụ là vượt quá giới hạn xét xử theo
Điều 196 LTTHS.
Giữa năm 2011, Tòa án nhân dân TP.HCM xử phúc thẩm đã chấp nhận

kháng nghị, hủy một phần bản án để xử sơ thẩm lại. Theo Tòa án nhân dân TP,
bản án sơ thẩm xác định Sơn có hai hành vi là vừa cùng Trường đi bán số nữ
trang chiếm đoạt được, vừa cất giữ giúp anh trai một số nữ trang chưa bán.
Việc xét xử Sơn về hai tội là vượt quá giới hạn xét xử. Lẽ ra khi phát hiện bị
cáo còn có hành vi phạm tội khác, tòa sơ thẩm nên trả hồ sơ cho Viện kiểm sát
4www.
Page | 17
để điều tra bổ sung thay vì tiếp tục xét xử.
Từ hai ví dụ trên cho thấy, việc đặt ra giới hạn xét xử theo cách hiện nay đã
tạo ra một rào cản rất lớn cho công việc xét xử của ngành Tòa án. Theo thủ tục tố tụng,
Tòa án có quyền trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung, thay đổi cáo trạng,
nhưng nếu Viện kiểm sát không chấp nhận đề nghị của Tòa án thì đồng nghĩa với việc
tội danh đã được định trước khi bản án được kết luận. Ngoài ra, việc xét xử vượt giới
hạn không những ảnh hưởng rất lớn đến tính pháp chế của bản án mà còn trực tiếp ảnh
hưởng tới cá nhân Thẩm phán xét xử.
Từ những ví dụ trên, ta trở lại phương diện lý luận để một lần nữa nhận
thức rõ sự bất cập và lạc hướng trong cách hiểu quy định pháp luật hiện nay. Thứ nhất,
nhà nước Việt Nam với tổng thể nhiều cơ quan phối hợp và ước chế nhau, cùng hoạt
động mà Viện kiểm sát là cơ quan giữ chức năng kiểm sát, thực hành quyền công tố;
còn Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Trong phạm vi hình luật, quyền tư
pháp của Tòa án có liên hệ cực kỳ mật thiết với quyền công tố của Viện kiểm sát.
Công tố là sự buộc tội nhân danh nhà nước, thực hành quyền công tố là
khởi tố, điều tra, truy tố và bảo vệ sự truy tố trước tòa. Một sự thật hết sức rõ ràng là
việc buộc tội hoàn toàn khác với việc kết tội, mà buộc tội chính là quyền công tố.Một
người bị buộc tội chưa bị coi là có tội. Họ mới chỉ bị cơ quan nhà nước có chức năng
công tố cho rằng đã phạm một tội nào đó quy định trong BLHS. Người bị kết tội là
người đã bị tòa án khẳng định có tội bằng bản án tuyên họ có tội đã có hiệu lực pháp
luật. Như vậy, có thể thấy người bị buộc tội là khái niệm rộng hơn và bao quát cả khái
niệm người bị kết tội. Người bị kết tội trước hết họ phải bị buộc tội bởi cơ quan công
tố và bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

Phân tích hai khái niệm này cũng là cách để phân biệt chức năng của hai cơ
quan công tố và xét xử và một lần nữa khẳng định việc đưa một người nào đó ra để xét
xử và khẳng định họ có tội chỉ được thực hiện khi và chỉ khi có sự buộc tội của cơ
quan nhân danh nhà nước và xét xử bởi cơ quan nhân danh công lý và xã hội (không
Page | 18
chỉ dừng lại ở nhân danh nhà nước). Trong nhà nước pháp quyền khi việc thực hiện
quyền lực nhà nước được phân chia, khi tố tụng tranh tụng với sự phân công rành
mạch giữa ba chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử được minh định thì quyền công tố
thuộc về cơ quan công tố chứ dứt khoát cơ quan xét xử không có chức năng này; đồng
thời cơ quan công tố cũng không được thực hiện chức năng của cơ quan xét xử. Như
vậy, nếu giới hạn việc kết án với một “mức trần” tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố
đồng nghĩa với việc thừa nhận Viện kiểm sát đã thực hiện được một phần chức năng
xét xử của Tòa án.
Từ những ví dụ là lý luận cho thấy, cần có một cách nhìn nhận hợp lý hơn
trong việc truy tố và xét xử tội phạm ở nước ta hiện nay.
III. Định hướng sửa đổi:
Có thể thấy rằng trước khi ban hành BLTTHS, trong pháp luật TTHS của
Nhà nước ta không có quy phạm riêng về giới hạn xét xử, nhưng như thế không có
nghĩa là việc xét xử không có giới hạn. Thông qua các quy định cụ thể từ việc truy tố
bị can, thay đổi nội dung truy tố đến các quyền hạn của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử và tại phiên tòa mà giới hạn xét xử được xác định. Những vấn đề tòa án chưa
thống nhất với viện kiểm sát về tội danh, điều luật áp dụng, số người bị đưa ra xét
xử… được giải quyết trong cuộc họp trù bị với viện kiểm sát nhân dân. Theo Thông tư
số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về trình tự tố
tụng sơ thẩm hình sự thì sau khi trao đổi ý kiến mà viện kiểm sát nhân dân nhất trí với
tòa án nhân dân về việc phải điều tra bổ sung mới hoặc việc phạm pháp mới thì tòa án
vẫn quyết định đưa vụ án ra phiên tòa xét xử và căn cứ vào các chứng cứ được thẩm
tra tại phiên tòa, đối chiếu với pháp luật mà quyết định bị cáo phạm tội gì theo quy
định của pháp luật hình sự. Những trường hợp tòa án thấy cần phải đưa bị cáo ra xét
xử theo tội danh nặng hơn tội danh đã truy tố thì trong quyết định đưa vụ án ra xét xử

phải ghi rõ tội danh mà bị cáo đã bị viện kiểm sát nhân dân truy tố cùng với tội danh
nặng hơn mà họ có thể bị xét xử và tống đạt quyết định này cho bị cáo để họ có đủ thời
gian chuẩn bị việc bào chữa về tội danh bị xét xử tại phiên toà. Một thời gian dài cho
đến khi ban hành BLTTHS, các tòa án đều áp dụng nguyên tắc trên và đạt được hiệu
quả trong xét xử. Rõ ràng với những nguyên tắc đó bị cáo không bị định tội trước khi
xét xử và tòa án có toàn quyền trong việc quyết định bị cáo phạm tội gì trên cơ sở các
Page | 19
chứng cứ đã xem xét tại phiên toà mà không bị ràng buộc bởi tội danh do viện kiểm
sát đã truy tố. Mặt khác, quyền bào chữa của bị cáo vẫn được bảo đảm vì bị cáo có đủ
thời gian chuẩn bị bào chữa về tội phạm sẽ bị xét xử được ghi trong quyết định đưa vụ
án ra xét xử.
Tham khảo luật TTHS của nước ngoài mặc dù không thấy có điều luật riêng
về giới hạn xét xử nhưng rải rác ở các điều luật đều quy định về giới hạn xét xử. Điều
167 BLTTHS Malaysia cho phép tòa án được kết án bị cáo về một tội phạm khác mặc
dù bị cáo không bị buộc về tội phạm đó nhưng có chứng cứ cho thấy bị cáo đã phạm
tội này. Điều 662 BLTTHS Canada quy định trong trường hợp bị truy tố về một tội
nhưng chứng minh được bị cáo phạm tội khác thì bị cáo có thể bị kết án về tội mà bị
cáo đã thực hiện. Điều 120 BLTTHS Trung Quốc quy định hội đồng xét xử dựa trên
những tình tiết và chứng cứ đã được điều tra rõ, đối chiếu với quy định của pháp luật
mà tuyên bố bị cáo có tội hay vô tội, phạm tội gì, áp dụng hình phạt nào hay miễn hình
phạt. Điều 192 BLTTHS Thái Lan quy định: “Nếu tòa án cho rằng những tình tiết nêu
trong cáo trạng đã được chứng minh trong đề nghị truy tố nhưng đề nghị truy tố đó lại
đề cập một tội phạm sai hoặc trích dẫn sai các điều luật được áp dụng, tòa án có
quyền phạt bị cáo theo tội thực tế mà bị cáo phạm phải“.
Có thể thấy rằng luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới không có nước
nào quy định bắt buộc tòa án phải xét xử theo tội danh đã truy tố mà đều cho phép tòa
án trên cơ sở các chứng cứ và tình tiết của vụ án được thẩm tra tại phiên tòa để quyết
định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, phạm tội gì và áp dụng hình phạt tương
xứng với hành vi phạm tội.
Điều 196 BLTTHS của nước ta quy định giới hạn của việc xét xử có nội

dungkhác với các quy định của pháp luật TTHS trước đây và cũng không phù hợp với
pháp luật quốc tế nên đã gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng. Quy định này cần được
sửa đổi sao cho không trái với các quy định của Hiến pháp, các nguyên tắc cơ bản và
những quy định khác của BLTTHS, tạo điều kiện để tòa án được độc lập, xét xử đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật. Có ý kiến cho rằng chỉ cần sửa đổi Điều 196
BLTTHS với nội dung “tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi phạm tội đã
bị viện kiểm sát truy tố” bỏ cụm từ “và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử” là tòa án
được xét xử và kết án bị cáo theo tội danh tương xứng với hành vi phạm tội đã thực
hiện. Theo ý kiến này tòa án vẫn phải ghi tội danh mà viện kiểm sát đã truy tố trong
Page | 20
quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng như thế bị cáo không có thời gian chuẩn bị việc
bào chữa về tội sẽ bị kết án là vi phạm quyền bào chữa của họ.
Cũng có quan điểm đề nghị giữ nguyên Điều 196 BLTTHS hiện hành và
thêm vào nội dung: Nếu tòa án xét thấy cần xử tội danh nặng hơn tội danh mà viện
kiểm sát đã truy tố thì tòa án trả hồ sơ và yêu cầu viện kiểm sát truy tố lại. Ý kiến đề
nghị bổ sung vào điều luật nội dung trên là không cần thiết vì theo Điều 179 BLTTHS
hiện hành, tòa án vẫn có quyền trả hồ sơ cho viện kiểm sát điều tra bổ sung khi có căn
cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác. Nếu chứng cứ đã đầy đủ thì viện kiểm sát
cũng chỉ làm thủ tục truy tố lại chứ không cần tiến hành điều tra. Vì thế, có thêm một
đoạn như ý kiến trên thì bản chất vẫn không có gì thay đổi so với luật hiện hành.
Ta cũng cần xem sét việc sửa đổi theo hướng nới lỏng sự chế ước quá chặt
chẽ của Viện kiểm sát đối với Tòa án. Vì sự chế ước giữa Tòa án và Viện kiểm sát là
một dạng quan hệ tương hỗ kiềm chế quyền lực của nhau, việc Tòa án phải xét xử theo
bản cáo trạng của Viện kiểm sát là hợp lí, tuy nhiên cần phải có những ngoại lệ để tạo
cho Tòa án một số quyền nhất định trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa, bởi theo
nguyên tắc khi phiên tòa diễn ra thì quyền lực lớn nhất thuộc về Tòa án. Trong trường
hợp này là ngoại lệ về tính nhân đạo trong bản án.Trong hệ thống luật Việt Nam
nguyên tắc nhân đạo đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành luật. Việc Điều 196
LTTHS muốn kết hợp nguyên tắc nhân đạo với nguyên tắc chế ước Tòa án – Viện
kiểm sát là hợp lý, tuy nhiên như đã phân tích cần có những ngoại lệ trong quá trình

xét xử tại phiên tòa mà ngoại lệ ở đây là lồng ghép nguyên tắc nhân đạo một cách hợp
lý vào điều luật. Cụ thể là cần quy định theo hướng:“Toà án chỉ đưa ra xét xử những bị
cáo mà hành vi phạm tội của họ bị Viện kiểm sát truy tố. Việc kết án bị cáo phạm tội
gì do Toà án quyết định”. Vì bản chất quy định “Tòa án không thể xét xử tội danh
khác với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố” là quá rộng và chặt chẽ không cần thiết,
chính quy định này đã hạn chế gần như tất cả khả năng của Tòa án trong việc thực
hiện nguyên tắc nhân đạo của nhà nước. Việc quy định theo hướng đưa ra những ngoại
lệ sẽ góp phần khắc phục hạn chế này, tạo ra sự hài hòa giữa sự chế ước giữa các cơ
quan tư pháp và đảm bảo nguyên tắc nhân đạo của nhà nước. Nó sẽ loại trừ những
mâu thuẫn rất vô lý trong điều luật này. Ngoài ra, để đảm bảo tính chặt chẻ của điều
luật, cần quy định thêm:
Page | 21
 Những tội danh bằng hoặc nhẹ hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố là những tội
danh nằm trong một giới hạn nào so với tội danh ban đầu, những tội danh đó
phải chính xác phù hợp với hành vi phạm tội với bị can.
 Cần làm rõ tội nhẹ hơn là nhẹ hơn bao nhiêu giới hạn tối đa của tội nhẹ hơn là
bao nhiêu? Vì pháp luật đòi hỏi một sự chính xác cần thiết nên thiết nghĩ
những sự sửa đổi nêu trên là cần thiết đảm bảo cho sự phát triển của ngành lập
pháp nước ta.
IV. Đảm bảo quyền lực cAa Tòa án trong phiên toà, hướng cải cách tư pháp để đảm
bảo sự cân bằng giữa cơ quan công tố và cơ quan xét xử
Với chức năng xét xử thì Tòa án là đại diện cho quyền lực tư pháp, hoàn
thiện chức năng xét xử của Tòa án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư
pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Giải quyết vụ án công khai, dân chủ, không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội,đảm bảo công lý, công bằng là trách nhiệm không chỉ thuộc về các cơ
quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng mà còn là quyền của người bào chữa và
những người tham gia tố tụng khác, đồng thời cũng là đòi hỏi của xã hội ta trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Muốn vậy,cần phải
tổ chức và phân định rạch ròi nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng dựa trên

những tiêu chí về chức năng của tố tụng hình sự trong Nhà nước pháp quyền, đó là:
Chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử. Ở nước ta, bên cạnh những
mặt được thì “công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế”, “tổ chức bộ máy, chức
năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý”, không rõ
ràng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động củacác cơ quan tiến hành tố tụng, tình trạng
oan sai trong điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xửcòn xảy ra, quyền và lợi ích hợp
pháp của côngdân vẫn còn bị xâm phạm. Vì vậy, Nghị quyết ngày 2/6/2005 của Bộ
chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 (viết tắt làNghị quyết số
49/NQ) đã chỉ ra “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiệntổ chức,
bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạtđộng
của Tòa án nhân dân” là một trong những nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp.
Sự độc lập tư pháp là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc bảo đảm quyền
bình đẳng, quyền tự nhiên của con người, nhất là trong việc chống lại tình trạng tham
nhũng, lợi dụng quyền lực của những người cầm quyền do đam mê quyền lực và vụ lợi
Page | 22
họ đã xâm phạm đến các quyền của con người trong xã hội. Với sự ra đời của nhà
nước tư sản thì quyền tài phán của Tòa án là một nhánh quyền lực nhà nước, là hoạt
động của nhà nước xét xử các tranh chấp trong xã hộigiữa các cá nhân với nhau và
phán quyết hànhvi của công dân có vi phạm pháp luật nhà nước hay không. Theo sự
phát triển của xu thế dân chủ, đối tượng hoạt động xét xử của Tòa áncũng ngày càng
được mở rộng. Trong nhà nước pháp quyền, Tòa án có vai trò quan trọng, là nơi
biểuhiện tập trung của quyền lực tư pháp đồng thời là nơi thể hiện nền công lý, sự đối
xử bìnhđẳng, công bằng trong tất cả các mối quan hệ và cũng là nơi thể hiện chất
lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp. Trong thế giới hiên đại, các quốc gia
đều khẳng định xét xử là một chức năng của nhà nước, pháp luật không để cho ai tự
xử, ngoại trừ những những chế định phi nhà nước được pháp luật cho phép như hòa
giải hoặc trọng tài.
Ở nước ta, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình tổ chức và hoàn
thiện bộ máy nhànước thì quyền tư pháp và hệ thống cơ quan tư pháp được hiểu là:
Quyền tư pháp là một bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước và gắn liền với hoạt

động bảo vệ pháp luật nhằm duytrì trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, duy trì trật tự chung của xãhội. Hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan tư
pháp là thước đo của nền công lý trongnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà hiệu
quả đó được dựa trên các tiêu chí về tính minh bạch, sự công bằng và độ tin cậy của
người dân đối với hệ thống cơ quan tư pháp. Xét dưới góc độ thể chế nhà nước thì tư
pháp là một bộ phận hợp thành quyền lực nhà nước gắn bó chặt chẽ với quyền lập
pháp và hành pháp, tạo thành quyền lực nhà nước thống nhất. Do vậy, hoạt động tư
pháp là một trong những phương thức thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hoạt
động xét xử, hoạt động thực hành quyền công tố, hoạt động điều tra và hoạt động thi
hành án nên, cơ quan tư pháp không chỉ có Tòa án mà còn bao gồm Viện kiểm sát, Cơ
quan điều tra, Cơ quan thi hành án và những cơ quan bổ trợ tư pháp khác. Tuy nhiên,
quan niệm về quyền tư pháp và cơ quan tư pháp trong nhà nước Xã hội chủ nghĩa như
trên không đồng nghĩa với việc lẫn lộn, xóa nhòa ranh giới chức năng buộc tội, chức
năng gỡ tội, chức năng xét xử của những cơ quan này trong quá trình giải quyết vụ án.
Cho dù được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực và quyền lực nhà nước
thống nhất không thể phân chia nhưng cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước
Xã hội chủ nghĩa cũng phải dựa trên cơ sở của sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ
Page | 23
quan nhà nước với nhau căn cứ vào chức năng của tùng loại cơ quan. Do vậy, Viện
kiểm sát không thể thực hiện những hoạt động thuộc chức năng xét xử của Tòa án và
Tòa án cũng không thể thực hiện nhiệm vụ phát hiện tội phạm và khởi tố vụán hình sự
hay cơ quan điều tra lại thực hiện những nhiệm vụ thuộc chức năng xét xử và thực
hành quyền công tố của Tòa án và Viện kiểm sát.Trong hệ thống cơ quan nhà nước
được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa thì tòa án có chức năng năng
xét xử và được đặt dưới sự giám giám sát của cơ các cơ quan quyền lực nhà nước và
quyền giám sát tối cao thuộc về Quốc hội - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Trên cơ sở nguyên tắc này, Hiến pháp 1992 ngoài điều luật qui định về chức năng xét
xử của Tòa án: “Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án
quân sự và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 127 Hiến pháp)thì không có một điều luật nào qui

định chức năng khác đối với Tòa án. Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định chức năng xét
xử chỉ thuộc vềtòa án chứ không thuộc bất kỳ cơ quan nhànước nào và đồng thời Tòa
án chỉ có chức năng xét xử chứ không có bất kỳ chức năng nào khác. Theo tinh thần
này thì gán cho Tòa án những chức năng khác như: trách nhiệm phát hiện tội phạm và
khởi tố vụ án hình sự, trách nhiệm thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm…
không thuộc về xét xử là không phù hợp với bản chất, vị trí, chức năng của Tòa án
trong nhà nước hiện đại và đồng thời cũng là sự vi Hiến.
Trên cơ sở học những học thuyết, quan điểm về vị trí, chức năng của tòa án
trong nhànước pháp quyền hiện đại đối chiếu với thực tiễn Việt Nam những vấn đề sau
cần được quan tâm nghiên cứu khi tiến hành cải cách tư pháp:
Thứ nhất, trong nhà nước pháp quyền, hệ thống Tòa án được tổ chức để
thực hiện quyền lực nhà nước - Quyền tài phán nhà nước. Xu thế dân chủ đã đặt tòa án
trước nhiệm vụ nặng nề bởi tự do cá nhân tùy thuộc vào sự công bằngcủa tòa án và do
vậy cách thức tổ chức hệ thống Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện
chức năng xét xử và khả năng độc lập trong xét xử của Tòa án. Bên cạnh những ưu
điểm như: làm tăng uy lực cho chính quyền các cấp địa phương, huy động sự tham gia
của các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia vào công tác xét xử của tòa án, tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến tòa án thì mô hình tổ chức hệ thống tòa án
này cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
Page | 24
Với những lý do trên, thì việc đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống
Tòa án là đòi hỏi cấp thiết của nhiệm vụ cải cách tư pháp hiện nay. Đã có nhiều ý kiến
đánh giá về tính kém hiệu quả của hệ thống tòa án hiện nay và đưa ra các phươngán
đổi mới tổ chức của hệ thống tòa án trongnhững năm gần đây. Có quan điểm cho rằng,
nên kế thừa và phát triển cách thức tổ chức hệ thống Tòa án theo Hiến pháp 1946.
Theo đó, ngoài Tòa án thì không một cơ quan nào được coi là cơ quan tư pháp, nói
cách khác chỉ cóTòa án mới là cơ quan tư pháp và tòa án khôngchỉ thực hiện chức
năng xét xử mà còn có cả chức năng thực hành quyền công tố. Gần đây, nhiều nghiên
cứu đặt vấn đề thành lập tòa án khu vực và cho rằng đây là vấn đề then chốt trong quá
trình cải cách tư pháp. Đây là định hướng đúng đắn đáp ứng được đòi hỏi trước mắt

cũng như lâu dài đối với việc hoàn thiện hệ thống tòa án ở nước ta. Thay đổi cách thức
tổ chức Tòa án dựa trên tiêu chí địa giới hành chính sang tiêu chí chức năng, thẩm
quyền xét xử là sự đổi mới có tính chất then chốt, đột phátrong cải cách tư pháp có ý
nghĩa đảm bảo nguyên tắc độc lập của Tòa án, mặt khác đảmbảo được tính hiệu quả và
hiệu lực của toàn bộ hệ thống Tòa án, khắc phục được những hạn chế của hệ thống
Tòa án hiện nay. Định hướng đúng đắn này có trở thành hiện thực hay không phụ
thuộc vào việc triển khai tích cực của các cơ quan hữu quan nhất là những cơ quan tư
pháp.
Thứ hai, hoàn thiện BLTTHS 2003 loại bỏ những qui định không thuộc
chức năng xét xửcủa Tòa án. Đối chiếu với chức năng xét xử củaTòa án thì một số qui
định của BLTTHS 2003 cần phải loại bỏ khi qui định nhiệm vụ của Tòa án trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự. Đó là: Qui định của Điều 10 BTTHS 2003 về nguyên
tắc “xác định sự thật của vụ án”.Nguyên tắc này qui định “Cơ quan điều tra,Viện kiểm
sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật khách quan
của vụ án một cách khách quan, toàn diện vàđầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định
có tộivà chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về
các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo cóquyền những không buộc phải chứng
minh là mình vô tội”.Theo qui định này thì trách nhiệm chứng minh toàn bộ sự thật
khách quan của vụ án,chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án. Trong vụ án hình sự,đối tượng chứng minh được xác định là cơ sở của trách
nhiệm hình sự, đó là sự việc phạm tội,người thực hiện tội phạm và những tình tiết khác
Page | 25

×