Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế Sự hợp tác kinh tế theo khu vực ASEAN AFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.95 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Bài tiểu luận cá nhân

Chủ đề 3: Sự hợp tác kinh tế theo khu vực

ASEAN - AFTA


GVHD

: TS.NGUYỄN HÙNG PHONG

SVTH

: NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

MSSV

: 7701100049

STT

: 42

LỚP

: ĐÊM 1 – K20



Tp.HCM, tháng 12 năm 2012

Tp. Hồ Chí Minh, 09/2012


Chủ đề 3: Sự hợp tác kinh tế theo khu vực
Các khu vực kinh tế hợp nhất trên thế giới như EU, EFTA, NAFTA, CARICOM và kể
cả các tổ chức hợp tác kinh tế và mậu dịch như ASEAN, APEC ngày càng trở nên quan
trọng hơn trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Anh/chị hãy chọn một hoặc hai khu vực kinh
tế hợp nhất để phân tích tầm quan trọng của nó trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh
quốc tế trong khu vực và toàn cầu. Liệu một quốc gia nằm trong khu vực kinh tế hợp nhất
đó có đạt được lợi ích của mình hay khơng? Anh/chị hãy dùng những số liệu và thông tin
thực tế để minh họa cho lập luận của mình.

MỤC LỤC


I.

TỔNG QUAN VỀ ASEAN VÀ AFTA

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến
động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài
tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối
phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình
thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nước
thành viên tương lai của ASEAN. a.
Ngày 8/8/1967 Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin,

Xin-ga-po và Phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a ký tại Băng-cốc bản tuyên bố thành lập Hiệp
hội các nước Đơng Nam á (ASEAN).
Tính đến nay tổ chức này gồm có 11 nước bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia,
Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam, Đông Timo.
Năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ IV các nước thành viên ASEAN họp ở
Singapore (27-28/1/1992), các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định về Khu vực Mậu dịch
Tự do ASEAN (AFTA- Asean Free Trade Area) nhằm đẩy nhanh tiến trình hợp tác kinh
tế giữa các nước ASEAN.
Việc hình thành AFTA là ưu tiên hàng đầu trong chương trình hợp tác của ASEAN
trong thập kỷ 90 với mục đích thiết lập một thị trường khu vực trong đó các loại thuế
quan đối với 15 nhóm sản phẩm vốn cao từ khoảng 40% được giảm đồng loạt ở tất cả các
nước xuống mức độ chỉ còn 0 – 5% vào năm 2003 (2006 cho Việt Nam, 2008 cho Lào,
Myanmar và 2010 cho Campuchia) và các mối quan hệ mậu dịch sẽ không bị cản trở bởi
các loại hàng rào phi quan thuế (non-tariff barriers) như các biện pháp cấm hoặc hạn chế
xuất nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan …
1.2. Mục tiêu hoạt động
• ASEAN
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, phát triển văn hố khu vực, hồ
bình ổn định khu vực và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước, tuân thủ các
nguyên tăc của hiến chương Liên Hiệp Quốc, cộng tác tích cực giúp đỡ lẫn nhau trong
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 1


các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học-kỹ thuật và hành chính dưới hình thức đào
tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu giáo dục, chuyên mơn, kỹ thuật, hành chính.
-Cộng tác có hiệu quả, sử dụng tót hơn nền nơng nghiệp và các ngành cơng nghiệp
của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả nghiên cứu bn bán hàng hố giữa các nước, cải
thiện phương tiện liên lạc, nâng cao mức sống của người dân, duy trì hợp tác chặt chẽ
cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tơn chỉ và mục đích tương tự.
• AFTA

-Tăng cường mậu dịch trong khối thơng qua xố bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế
quan.
-Thu hút đầu tư nước ngồi thơng qua thành lập thị trường chung thống nhất.
Tạo điều kiện để ASEAN thích nghi được với những điều kiện quốc tế thay đổi
ngày một nhanh chóng, đặc biệt là tăng cường đàm phán thương mại khu vực, quốc tế.
-Để tạo được một khu vực mậu dịch tự do trong các nước ASEAN, khung thuế
quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT) dã được thành lập để giảm thuế đánh vào các mặt
hàng nông sản đã qua chế biến xuống mức từ 0-5%. Theo khung thuế này, 4 danh sách
bao gồm: danh sách cắt giảm, danh sách loại trừ tạm thời, danh sách hàng nhạy cảm,
danh sách loại trừ chung là những công cụ xác định bước đi và phạm vi của quá trình tự
do hoá. Việt Nam đưa ra các cam kết sau:
-Thuế đánh vào các mặt hàng trong danh sách cắt giảm xuống còn 0-5%, bắt đầu từ
năm 1996 đến 2006. Những mặt hàng có thuế trên 20% sẽ được giảm xuống cịn 20%
năm 2001. Hàng hoá bị đánh mức thuế dưới 20% sẽ được giảm xuống còn 0-5% năm
2006.
-Những mặt hàng trong danh sách loại trừ tạm thời sẽ được chuyển thành danh
sách cắt giảm trong 5 năm từ 1999-2003 để giảm tỷ lệ thuế quan xuống cịn 0-5% năm
2006.
-Hàng hố trong danh sách loại trừ chung sẽ hồn tồn khơng được giảm thuế.
-Tỷ lệ thuế đánh vào các mặt hàng trong danh sách nhạy cảm, trong đó có cả
những mặt hàng nông sản như trứng, thịt, gia cầm, lúa, đường.. sẽ được giảm xuống còn
0-5% cho đến năm 2010.
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 2


1.3. Các nguyên tắc tổ chức của ASEAN

a. Nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và đa phương
Các nước ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Bali năm 1976 đã nêu ra 6
nguyên tắc chính điều tiết quan hệ đối với các nước các nước là:

• Cùng tơn trọng độc lập, chủ quyển, bình đẳng tịan vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc
của tất cả các nước
• Quyển tất cả quốc gia được lãnh đạo họat động của dân tộc mình mà khơng có sự
can thiệp, lật đổ hay cưỡng ép của bên ngịai.
• Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau.
• Giải quyết bất đồng hay tranh chấp bằng các biện pháp hịa bình
• Khơng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
• Hợp tác hiệu quả.
b. Nguyên tắc điều phối họat động của tổ chức
• Ngun tắc nhất trí: mọi quyết định về các vấn đề quan trọng được coi là của
ASEAN khi được tất cả các nước thành viên thông qua. Ngun tắc này địi hỏi q trình
đàm phán lâu dài, bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành
viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN
• Ngun tắc bình đẳng: Ngun tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước
ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ
đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ 2, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì
trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên
viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các thành
viên trên cơ sở luân phiên theo vần A, B, C của tiếng Anh.
• Nguyên tắc 6 – X: Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế
ASEAN, trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 4 ở Singapore tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc
này, theo đó 2 hay 1 số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 3


án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẳn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới
cùng thực hiện.
1.4. Các chương trình hợp tác kinh tế


Để xây dựng Asean thành khu vực mậu dịch tự do AFTA, các nước thuộc khu vực
đã thơng qua 9 chương trình hợp tác kinh tế
1.4.1. Hợp tác thương mại của khối ASEAN
Sự hợp tác thương mại của Asean được thực hiên qua 5 chương trình :
a. Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung - Common Effective
Preferential Tariff - CEPT:
Chương trình này nhằm biến ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do AFTA, nhằm
cắt giảm thuế quan chung xuống mức 0% đến 5 % khi các thành viên buôn bán với nhau,
các sản phẩm giảm thuế do hội viên ASEAN tự nguyện đề nghị, nằm trong 2 cấp độ cắt
giảm là cắt giảm cấp tốc và cắt giảm thông thường.
b. Hợp tác trong lĩnh vực hàng hóa giữa các nước thành viên:
Hiện đang có 2 dự án cụ thể về hợp tác hàng hóa các nước ASEAN là Ngân hàng dữ
liệu về hàng hóa của ASEAN (ADBC) và Nghiên cứu thị trường hàng hóa của ASEAN
(ACMS) nhưng chưa thực thi và đang chờ hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp
quốc UNDP)
c. Hội chợ thương mại của các nước ASEAN:
Các nước ASEAN thỏa thuận thường xuyên tổ chức Hội chợ và Hội chợ thương
mại để các doanh nhân trong ngồi khu vực gặp gỡ, trao đổi thơng tin thương mại... nhằm
mở rộng bn bán trong ngồi ASEAN, tranh thủ đầu tư, mở rộng du lịch.
d. Tham khảo ý kiến với khu vực tư nhân:
Năm 1972, Các Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ACCI) được thành
lập nhằm lôi kéo khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế.
e. Chương trình phối hợp lập trường trong các vấn đề thương mại quốc tế có
tác động đến ASEAN
Là chương trình nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước ASEAN trên thị trường quốc tế .
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 4


75% kim ngạch xuất khẩu của ASEAN là thực hiện với bên ngồi khối, việc phối hợp lập

trường trong bn bán quốc tế có ý nghĩa quan trọng giúp các nước ASEAN thống nhất
hành động chống lại những chính sách bảo hộ mậu dịch của các thị trường khác làm giảm
kim ngạch xuất khẩu của các thành viên ASEAN.
1.4.2. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan:
a. Thực hiện thống nhất phương pháp định giá thuế hải quan của các nước
Asean
Các nước thành viên đang áp dụng các phương thức định giá thuấ hải quan khác
nhau , nên tạo ra một hàng rào cản trở thương mại và gây khó khăn cho viêc thực hiện
hiệp định về mậu dịch tự do. Do đó, các nước đã thống nhất áp dụng phươg pháp định giá
hải quan GTV của GATT từ năm 2000 .
b. Thực hiện hài hòa các thủ tục hải quan trong 2 lĩnh vực
Thứ nhất là mẫu khai báo CEPT chung ( common Asean CEPT form )
Thứ hai là đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu , xuất khẩu ở các khâu ( thủ tuc nộp khai báo
hàng hóa khi xuất khẩu , thủ tục nhập lhai báo hàng hóa khi nhập khẩu ; kiểm tra hàng
hóa ;cấp giấy cứng nhận xuất xứ hồi tố (để giảm thuế);hoàn thuế . Việc đơn giản hóa thủ
tục hải quan sẽ được tiến hành dựa trên công ước Kyoto _công ước quốc tế về thủ tục hải
quan .
c. Thực hiện một doanh mục hài hòa biểu thuế hài hòa thống nhất của Asean
Việc hài hịa và chi tiết hóa danh mục biệt thuế NK tạo điều kiện thuân lợi cho quá
trình xác định đúng tên gọi của hàng hóa nhập khẩu để áp dụng thuế suất .Hiên nay
.Asean đang xây dựng một danh mục biểu thuế hài hòa chung Asean (AHTN) dựa trên
phiên phiên bản mới nhất của hệ thống hài hịa miêu tả và mả số hàng hóa do tổ chức Hải
quan thế giới (WCO) ban hành .
1.4.3. Các chương trình hợp tác trong lĩnh vực cơng nghiệp
Một số chương trình hợp tác về thương mại và cơng nghiệp quan trọng như Dự án
cơng nghiệp ASEAN (AIP), Chương trình bổ trợ cơng nghiệp ASEAN (AIC), Chương
trình liên doanh cơng nghiệp ASEAN (AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện trong
những năm 1970-1980. Tuy nhiên, kết quả của các chương trình hợp tác này rất hạn chế.
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 5



a. Các Dự án công nghiệp ASEAN (AIP)
Kế hoạch các Dự án công nghiệp ASEAN (AIP-Asean Industrial Projects) được đề
ra năm 1976 nhằm xây dựng các dự án công nghiệp có quy mơ lớn có khả năng đáp ứng
được những nhu cầu cơ bản và đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của khu vực:
b. Kế

hoạch

bổ

sung

công

nghiệp

ASEAN

(AIC-Asean

Industrial

Complementation) và Chương trình bổ sung nhãn hiệu (BBC-Brand Brand
Complementation)
Kế hoạch AIC được thiết lập năm 1981 và sau đó được chi tiết hố bằng BBC vào
10/1988 nhằm khuyến khích hợp tác sản xuất trao đổi phụ tùng và linh kiện ô tơ, tạo điều
kiện chun mơn hố trong việc sản xuất các sản phẩm này trong khu vực. Ðến năm
1991, các chương trình này được mở rộng ra các sản phẩm khác ngồi ngành cơng nghiệp
ơ tơ. Ðến nay đã có khoảng 70 dự án được phê chuẩn đang được thực hiện với sự tham

gia của trên mười nhà sản xuất ô tô.
c. Chương trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)
Chương trình này được thiết lập năm 1983 với mục tiêu khuyến khích hơn nữa đầu
tư nước ngồi vào khu vực cũng như đầu tư trong nội bộ khu vực, và đẩy mạnh sản xuất
thông qua các hoạt động tập trung nguồn lực và phân chia thị trường. Các sản phẩm của
các dự án thuộc chương trình này được ưu đãi giảm thuế quan 50% so với mức thuế suất
Tối huệ quốc trong thời hạn tám năm. Cho đến nay đã có 28 dự án được phê chuẩn.
d. Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)
Ðứng trước sự phát triển nhanh chóng của cơng nghiệp khu vực và trong bối cảnh
Hiệp định CEPT để thực hiện AFTA đang từng bước đi vào thực hiện làm cho BBC và
AIJV khơng cịn phát huy tác dụng, ngày 27-4-1996 tại Xingapo, các Bộ trưởng Kinh tế
ASEAN đã ký Hiệp định về chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) để thay
thế cho BBC và AIJV.
Mục đích của AICO là khuyến khích liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp của
các nước ASEAN, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và sử dụng có hiệu qủa nguồn lực
của ASEAN. Các sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp tham gia AICO được
hưởng mức ưu đãi thuế quan tối đa của Hiệp định CEPT là 0-5% và các khuyến khích phi
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 6


thuế quan khác do từng nước quy định.
1.4.4. Chương trình hợp tác trong nông lâm ngư nghiệp và lương thực
Bao gồm các chương trình hợp tác về cây trồng ; chăn ni ; đào tạo ,khuyến nơng ;
khuyến khích thương mại nông lâm sản ; thủy sản ; lương thực (ký kết hiệp định thành
lập quỹ an ninh lương thực nhằm giúp đỡ khi xảy ra tình hình khẩn cấp).
1.4.5. Chương trình hợp tác về đầu tư
Nhằm mục đích xây dựng Asean thành khu vực đầu tư có sức hấp dẫn và cạnh tranh
cao đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi trên cơ sở xây dựng mơi trường đầu tư cả trong và
ngoài Asean ,các nước trong khu vực đã cùng ngau ký kết Hiệp định về khuyến khích ,
bảo hộ đầu tư Asean tai Bangkok 12/1995 và hiệp định về thành lập khu đầu tư Asean

(AIA -Asean Invest Area).
Phạm vi của hiệp định chỉ giới hạn các hoạt động đầu tư trực tiếp , không bao gồm
các hoạt động đầu tư gián tiếp cũng như những vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp
nhưng đã được hiệp định khác của Asean quy định như Hiệp khung Asean về dịch vụ.
1.4.6. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 tại Thái Lan năm 1995 , các nước Asean đã cùng
nhau ký hiệp định khung về hợp tác về lĩnh vực dịch vụ, trong đó 7 dịch vụ quan trọng
như tài chính ,vơ tuyến viễn thơng , vận tải hằng hải ,vận tải hàng không ,du lịch , dịch vụ
kinh doanh và dịch vu xây dựng để thực hiện bước đầu tư do hóa thương mại .
Hiệp định trên xoay quanh các mục tiêu sau :
 Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ
 Xóa bỏ đáng kể các hàng rào hạn chế thương mại dịch vụ giữa các thành viên
 Thực hiện tự do hóa thương mại du lịch bằng cách mở rộng và thực hiện sâu sắc
hơn những cam kết mà các nước đã đưa ra tại WTO vì mục đích thực hiện khu
vực mậu dịch tự do đối với dịch vụ trong Asean.
1.4.7. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực khống sản và năng lượng
Cho đến nay đã có 9 dự án hợp tác về khoáng sản với sự hợp tác giúp đỡ của các
nước là các bên đối thoại của Asean , ký kết hiệp định hợp tác về năng lượng năm
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 7


1986 ,và được sửa đổi năm 1995 . Hiện tại , các nước đang soạn thảo kế hoạch tổng thể
về phát triển và sử dụng khí đốt
1.4.8. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng :
Chương trình nổi bậc nhất là thỏa thậun trao đổi Swap Arangement giửa ngân hàng
trung ương và cơ quan tiền tệ Asean được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2
(8/1977) nhằm cung cấp kịp thời các khoản tín dụng ngắn hạn cho các nước thành viên
đang gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế .Hiện nay các nước đang đàm phán vềhoạt
động tiếp theo nhằm thành lập một diễn đàn giũa các ngân hàng trung ương của các thành
viên .

1.4.9. Các chương trình hợp tác kinh tế khác:
Trong các lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc ;sở hữu trí tuệ ; hợp tác
trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ...

II. VAI TRÒ CỦA ASEAN/AFTA TRONG NỀN
KINH TẾ ĐÔNG Á

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 8


ASEAN được coi là trung tâm của quá trình hợp tác trong Cộng đồng kinh tế Đông
Á (East Asia Economic Caucus - EAEC). ASEAN là một khối kinh tế với những nền
kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam, những nền kinh tế mạnh như Thái Lan, và những
nền kinh tế được cải thiện nhiều như Inđônêxia trong vài năm trở lại đây. Chính vì vậy,
vai trị của ASEAN có ý nghĩa rất quan trọng.
• ASEAN + 1
Để thúc đẩy mạnh hơn hợp tác kinh tế khu vực Đông Á, 3 nước Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc cũng đã nhận thấy vai trò to lớn của các nước ASEAN. Trước hết thể
hiện ở vai trò của ASEAN trong từng nước Đơng Á, đó là sự hợp tác giữa ASEAN với
từng nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện tại, khu vực Đơng Á đang “nóng” lên
với các hiệp định mậu dịch tự do (FTA). Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã thấy
được nguồn lợi tiềm tàng của việc tăng cường liên kết kinh tế khu vực và coi FTA là một
chiến lược phát triển kinh tế trọng tâm. Theo Viện Chính sách kinh tế Hàn Quốc, một khu
vực mậu dịch tự do giữa 3 nước này được thành lập sẽ làm GDP của Hàn Quốc tăng thêm
3,2%, của Trung Quốc thêm 1,3% và Nhật Bản thêm 0,2%.
Thông qua hình thức này, ASEAN sẽ hình thành các khu mậu dịch tự do với từng
nước. Đây là hình thức hợp tác dễ được chấp thuận và có tính khả thi cao. Trung Quốc là
nước đi theo hướng này sớm nhất và tích cực nhất. Nước này đã khởi xướng việc thành
lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) trong 10 năm và chủ
trương này đã được các nước hưởng ứng. Nhật Bản cũng đề xuất về một FTA với các

nước ASEAN. Với việc mở cửa hội nhập với các nền kinh tế châu Á, Nhật Bản có thể tạo
ra sự thịnh vượng cho chính mình và cho cả khu vực. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ở
Đông Á đã tăng mạnh và châu Á đã chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong mậu dịch của
Nhật Bản. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên đã tạo cơ sở cho quá trình hội nhập kinh
tế ở Đông Á. Sự xuất hiện của một khối kinh tế Đông Á thống nhất phi thuế quan sẽ cho
phép các cơng ty Nhật Bản giảm mạnh được chi phí và tăng thu nhập nhờ họ sắp xếp lại
các cơ sở sản xuất nhằm đáp ứng tốt nhất cho các nhu cầu của mình. Thơng qua các FTA,
Nhật Bản có thể mở cửa hơn nữa cho châu Á, cả về hàng hóa, tài chính và nhân lực, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao mức sống ở các nước láng giềng châu Á.
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 9


Q trình này cịn làm tăng sự ổn định về chính trị ở châu Á và góp phần mở rộng thị
trường khu vực.
Cùng xu thế này, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã tuyên bố rằng Hàn Quốc sẽ đàm
phán với các nước ASEAN về một FTA. Bởi lẽ trong khi cả Trung Quốc và Nhật Bản
đều đang tích cực tìm kiếm và phát triển các FTA với các nước ASEAN, nếu Hàn Quốc
chậm chân hơn nữa trong quá trình này, thì có thể sẽ bị đẩy ra khỏi q trình hướng tới
một “Cộng đồng kinh tế Đơng Á”.
• ASEAN + 3
Tiến trình hợp tác ASEAN +3 được đánh dấu bởi cuộc gặp cấp cao giữa các nước
ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vào tháng 12-1997 với "Tuyên ngôn hợp
tác hướng đến thế kỷ 21", hình thành cơ chế hợp tác 10 +3. Mặc dù hình thức hợp tác này
mới trong giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng đã đạt được những chuyển biến đáng kể:
Một là, thiết lập bước đầu khung cơ chế hợp tác đa phương ở các cấp khác nhau, bao
gồm: Hội nghị hàng năm các nhà lãnh đạo nhà nước nhằm thông qua các thể chế, quyết
sách cấp quốc gia; hội nghị cấp bộ trưởng họp thường kỳ 1 lần/năm với việc thực hiện
những quyết sách đã được đề ra; hội nghị cấp thống đốc ngân hàng và các thứ trưởng để
triển khai cụ thể các công việc. Hai là, xác định 9 lĩnh vực ưu tiên hợp tác: Thương mại,
đầu tư, chuyển giao công nghệ; hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin,

thương mại điện tử; hợp tác triển khai các lĩnh vực phát triển của ASEAN, bao gồm cả
tiểu vùng Mê Công; thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua các sáng kiến
như Hội đồng doanh nghiệp Đông Á và Diễn đàn doanh nghiệp các chuyên ngành; nâng
cao năng lực của các xí nghiệp vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp hỗ trợ; hợp tác khoa
học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực; hợp tác nông nghiệp, công nghiệp và du lịch;
phối hợp hợp tác trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Hợp tác đa phương ASEAN + 3 đã bước đầu hình thành cơ cấu khung và những
lĩnh vực cần ưu tiên hợp tác. Nhưng ASEAN+ 1 vẫn được xem là cơ chế hợp tác chính
của khu vực và đa số các sáng kiến hợp tác đều được thực hiện thông qua ASEAN + 1.
Cơ chế hợp tác ASEAN +3 đang từng bước được hình thành với việc nâng cao hơn nữa
hiệu quả hợp tác.
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 10


Thực tiễn trong hơn bốn thập kỷ qua đã khẳng định những thành tựu to lớn và
những giá trị của ASEAN trong khu vực và quốc tế.
Thứ nhất, ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm mơi trường
hịa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển ở khu vực. Vai trò quan trọng hàng đầu này
được thể hiện sinh động qua nỗ lực to lớn của ASEAN trong việc đẩy mạnh hợp tác
chính trị - an ninh và xây dựng các quy tắc ứng xử, thơng qua đó tăng cường hiểu biết và
tin cậy lẫn nhau, ngăn ngừa xung đột giữa các quốc gia ở khu vực (…)
Đồng thời, ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với những đối tác quan
trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trị chủ đạo trong một số khn khổ
hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - cơ chế khu vực duy nhất để
đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở Châu Á- Thái Bình Dương (…)
Hơn thế nữa, ASEAN đã tích cực thúc đẩy xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng
xử giữa các quốc gia. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) không chỉ
là bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ giữa các nước ASEAN, mà còn cả giữa
ASEAN với các đối tác bên ngoài. Hiệp ước Khu vực Đơng Nam Á khơng có vũ khí hạt
nhân (SEANWFZ) thể hiện cam kết của các nước ASEAN về không sử dụng, phát triển,

chế tạo và tàng trữ vũ khí hạt nhân; đồng thời ASEAN tích cực vận động các nước có vũ
khí hạt nhân tham gia Hiệp ước để bảo đảm cho Hiệp ước có giá trị trên thực tế. Tuyên
bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung
Quốc đã thể hiện cam kết của các bên nhằm duy trì hịa bình và an ninh ở Biển Đơng,
nhấn mạnh các ngun tắc tự kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa
bình, khơng sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, hướng tới thông qua Bộ Quy tắc ứng xử
ở Biển Đông (COC). Công ước ASEAN về chống khủng bố quốc tế cùng với các Tuyên
bố giữa ASEAN với nhiều đối tác cho thấy quan điểm tích cực và thái độ có trách nhiệm
của ASEAN trong nỗ lực chung đối phó với mối đe dọa này.
Thứ hai, ASEAN đóng vai trị là động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên
kết khu vực ở Đông Á, nhất là về kinh tế - thương mại. ASEAN đã khởi xướng và làm
nịng cốt trong việc tạo dựng khn khổ phù hợp để thúc đẩy hợp tác Đông Á thông qua
các cơ chế bắt đầu từ ASEAN+1 đến ASEAN+3, Cấp cao Đơng Á (EAS)(…) Ngồi ra,
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 11


ASEAN cịn là lực lượng sáng lập và đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác
liên khu vực như Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Á - Âu
(ASEM) và Hơp tác Đông Á - Mỹ La tinh (FEALAC).
ASEAN đã sớm nhận thức và hành động để thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực. Trên
cơ sở thành công của Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được đề ra từ năm 1992,
ASEAN đang tiến tới hình thành một thị trường duy nhất và một nền tảng sản xuất thống
nhất thơng qua mục tiêu hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
ASEAN đã chủ động đi đầu trong việc hình thành một mạng lưới các Khu vực mậu
dịch tự do với các đối tác quan trọng ở khu vực (FTA+1) như Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand; đồng thời tích cực thúc đẩy nhiều chương
trình hợp tác kinh tế-thương mại đa dạng với các đối tác lớn như Mỹ, Canada, EU, Nga.
ASEAN đang tiến hành nghiên cứu khả thi về việc hình thành một khu vực mậu dịch tự
do Đông Á, nếu thành hiện thực, đây sẽ là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với
thị trường hơn 2 tỷ dân và tổng GDP lên đến 10 nghìn tỷ USD...

Thứ ba, với vị trí địa - chiến lược quan trọng ở khu vực, cùng với những chính sách
rộng mở và đóng góp to lớn, ASEAN đã trở thành đối tác không thể thiếu của các nước
lớn và các trung tâm lớn trên thế giới(…)
Với sự nỗ lực của các nước trong khu vực Đơng Á, cùng với vai trị ngày càng tăng
của khối ASEAN, cũng như thông qua những diễn đàn đa phương, đồng thời đẩy mạnh
thành lập các FTA song phương sẽ giúp Đơng Á đạt được đích cuối cùng là hình thành
một Khu vực Mậu dịch tự do Đơng Á và hướng tới hình thành cộng đồng kinh tế khu vực
trong tương lai.

III. LỢI ÍCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHI
GIA NHẬP ASEAN/AFTA
Đối chiếu nội dung của AFTA cũng như những tác động có thể của nó đối với các
nước thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và tiến trình thực hiện AFTA
của Việt Nam, AFTA có thể có những tác động trên các mặt chính sau:
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 12


3.1. Thương mại
• Nhập khẩu:
Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25%
kim ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện
CEPT. Vì vậy, AFTA khơng có tác động trực tiếp tới việc NK những mặt hàng này.
Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục loại
trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại trừ dần các hàng rào
phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập khẩu). Khi đó, rất có thể NK, nhất
là những mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu những
mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước không cạnh tranh lại được.
• Xuất khẩu:
- Xuất khẩu sang các nước ASEAN khác:

Về lý thuyết và dài hạn, AFTA có tác động tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.
Song trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt
Nam sang các nước này không lớn do các nguyên nhân sau:
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu (XK):
Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch xuất khẩu
(XK) của Việt Nam. Đây là một con số đáng kể. Nhưng những mặt hàng được hưởng
thuế suất CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch XK sang , tương đương với dưới 4%
tổng kim ngạch XK của Việt Nam năm 2001, và mức tăng XK của những mặt hàng này
sang các nước ASEAN khác cũng không lớn.
Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN khá tương đồng. Với trình độ
thua kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN nhờ tính độc đáo
của chủng loại, mẫu mã và do đó, chỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối
tác.
Xét về bạn hàng:

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 13


2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore.
Phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất sang các nước khác.
Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước AFTA vốn đã thấp, gần như bằng
0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu
còn lại của Việt Nam với các nước ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều XK Việt
Nam nếu xét theo khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế NK thấp.
Có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự dịch chuyển cơ cấu sản
xuất và XK theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng hóa có sức cạnh tranh và nằm
trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận lợi
về yếu tố giá cả khi muốn XK sang ASEAN.
- Về phần XK sang các nước ngoài ASEAN:

Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch XK của Việt Nam sang
các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất XK với giá rẻ hơn từ
các nước ASEAN. Mặt khác, với tư cách một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều
kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với nước lớn.
Và do đó, AFTA giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận và thâm nhập thi trường Mỹđất nước có kim ngạch NK vượt 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Tuy vây, như trên đã nói, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị trường
thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam, và họ cũng đươc hưởng những lợi ích tương
tự. Do đó, tham gia AFTA, Việt Nam tiếp tục phải chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với
các thành viên khác trong hiệp hội không chỉ trên thị trường khu vực.
3.2. Đầu tư nước ngồi
• Đầu tư từ các nước ASEAN khác
AFTA có tác động phân công lại các nguồn lực trong khu vực theo hướng hợp lý
hóa. Khi khơng cịn bảo hộ, một số ngành công nghiệp của một số nước sẽ bộc lộ sự thua
kém về khả năng cạnh tranh, để tồn tại, hoặc để thu được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà
kinh doanh trong những ngành này sẽ đầu tư sang các nước ASEAN khác có các yếu tố
thuận lợi hơn, trong đó có Việt Nam.

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 14


Ngồi ra, với tiến trình hiện thực hóa Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), các nhà đầu
tư ASEAN nói riêng và các nhà đầu tư nước ngồi nói chung sẽ có nhiều thuận lợi hơn về
thủ tục hành chính và tâm lý khi đầu tư vào Việt Nam.
• Đầu tư nước ngoài từ các nước khác
Về lý thuyết, một khu vực thương mại tự do sẽ làm tăng đầu tư từ ngồi khu vực.
Đó là bởi các nhà đầu tư có thể sản xuất hàng hóa tại một hay một số nước và đưa ra tiêu
thụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế thấp và hàng rào thuế quan dần được đỡ
bỏ. Khi các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào một nước, họ sẽ có một thị trường tiềm
năng rộng lớn hơn nhiều lần nước đó.
Áp dụng lý thuyết đó vào AFTA và Việt nam, thì các nhà đầu tư nước ngồi khi đầu

tư vào Việt Nam, họ sẽ không chỉ nghĩ đến một thị trường với 80 triệu dân, mà cịn tính
đến cả thị trường ASEAN với trên 500 triệu người.
Như vậy, để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước khác mà AFTA
đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng bộ và toàn diện môi trường
đầu tư.
3.3.

Công nghiệp

Về lâu dài, khi các ngành cơng nghiệp của những nước thành viên khơng cịn được
bảo hộ, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp khu vực theo hướng chun mơn hóa
và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý hơn.
Cũng giống như tại các nước ASEAN, ở một mức độ nào đó, AFTA sẽ làm thay đổi cơ
cấu công nghiệp của Việt Nam. Trong đó, một số ngành sẽ phát triển, một số ngành sẽ bị
thu hẹp.

3.4.

Ngân sách nhà nước

Tham gia AFTA và thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT chắc
chắn sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi Việt nam
thực sự cắt giảm thuế quan, tức là từ 1/7 năm nay. Theo số liệu những năm gần đây, NK
từ các nước ASEAN chiếm khoảng 20-23% kim ngạch NK của Việt Nam, trong khi đó,
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 15


thuế NK (trừ dầu thơ) đóng góp khoảng 25% tổng số thu ngân sách. Như vậy, về mặt số
học đơn thuần, khi cắt giảm thuế quan, rõ ràng nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm.
3.5.


Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN

Theo thống kê của WTO, năm 2011, vị trí ngoại thương hàng hố của Việt
Nam được nâng lên 2 bậc, đứng thứ 36 trên thế giới, trong đó xuất khẩu ở vị trí 41 và
nhập khẩu là 33. Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam vẫn
duy trì vị trí thứ 5, nhưng tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam (34,2%) cao hơn nhiều so
với mức tăng xuất khẩu chung của cả khối (khoảng 18%)
Bảng 1: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu
của các nước ASEAN năm 2011
Xuất khẩu
Tên nước

Kim
ngạch (Tỷ USD)

Nhập khẩu

Tăng/giảm so với
năm 2010 (%)

Kim
ngạch (Tỷ USD)

Tăng/giảm so với
năm 2010 (%)

Singapore

409,5


16,4

365,8

17,7

Thailand

228,8

17,2

228,5

24,9

Malaysia

227,0

14,3

187,7

14,0

Indonesia

201,5


27,5

176,4

30,3

Viet Nam

96,9

34,2

106,7

25,8

Philippines

48,0

-6,7

64,0

9,5

Brunei (E)

12,3


37,5

3,3

32,1

Myanmar (E)

10,5

20,0

7,2

49,8

Cambodia (E)

7,0

35,1

9,3

37,0

Lao PDR (E)

2,4


37,4

2,7

28,6

Nguồn: WTO và Tổng cục Hải quan
Ghi chú: (E) Số liệu theo ước tính của WTO
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá trao đổi
hàng hoá giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong 2 quý đầu năm 2012 tăng 8,8% so
với cùng kỳ năm trước và chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 16


Biểu đồ 1: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa
Việt Nam và ASEAN 6 tháng đầu năm 2008 - 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan
(Ghi chú: Thực hiện theo Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 của
Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/01/2009 nhập khẩu hàng hố của Việt Nam được thống
kê và cơng bố theo nước xuất xứ.)
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị
trường ASEAN trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 7,86 tỷ USD, tăng 25,4% so với
cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
(tương ứng tăng 1,59 tỷ USD).
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ
thị trường này trong 6 tháng/2012 là hơn 10,27 USD, giảm 1,2% so với 6 tháng/2011 và
chiếm tới 20,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu: theo số liệu thống kê những năm trước, hai
nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN vẫn là gạo và dầu thô.
Trong 6 tháng năm 2012, trị giá xuất khẩu hai nhóm hàng trên sang thị trường ASEAN
giảm mạnh chỉ còn chiếm tỷ trọng 17% (gạo: giảm 324 triệu USD; dầu thô: giảm 88 triệu
USD). Trong khi đó, hai nhóm hàng là máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện và

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 17


nhóm hàng điện thoại các loại & linh kiện lại tăng mạnh với mức tăng tương ứng là 378
triệu USD và 403 triệu USD.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam sang thị
trường ASEAN 6 tháng năm 2011 và 6 tháng năm 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan
ASEAN là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đứng sau thị
trường Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Trong nhiều năm qua, ASEAN là đối tác
chính nhập khẩu các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo; dầu thơ; xăng
dầu các loại; sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện;…

Bảng 2: Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính
của Việt Nam sang ASEAN 6 tháng đầu năm 2012

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 18


(n v tớnh: triu USD)
Stt

Tờn hng


1 Du thụ
2 Điện thoại các loại và linh kiện
Máy vi tính, Sản phẩm điện tư &
3
linh kiƯn
4 Sắt thép các loại
5 Gạo
6 Xăng dầu cỏc loi
Máy móc, thiết bị, dụng cụ &
7
phụ tùng
8 Cao su
9 C phờ
10 Sản phẩm từ chất dẻo
11 Hng hoỏ khác
Tổng

6 tháng

6 tháng

/2011

/2012

Tốc độ
tăng/giảm
(%)


1

Tỷ trọng so với
cả nước (%) 2

804
236

716
639

-10,9
170,8

19,0
12,7

261

639

144,8

18,9

473
947
595

634

623
559

34,1
-34,2
-6,1

82,4
35,6
52,0

346

424

22,5

16,0

110
105
137
2.255
6.269

228
203
179
3.016
7.860


107,3
93,3
30,7
33,7
25,4

18,9
9,2
23,5
9,8
14,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ghi chú: 1. là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó 6 tháng năm 2012 so với 6 tháng/2011
2. là tỷ trọng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN so với kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng đó của cả nước sang tất cả các thị trường.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: hàng hố mà các doanh nghiệp của Việt Nam
nhập khẩu từ khu vực thị trường này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ
liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy vi tính, sản phẩm
điện tử & linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu;… Trị
giá cộng gộp của 4 nhóm hàng này chiếm hơn 45% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam từ ASEAN.

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 19


Biểu đồ 3: Kim ngạch nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ
thị trường ASEAN 6 tháng năm 2011 và 6 tháng năm 2012


Nguồn: Tổng cục Hải quan
ASEAN là đối tác lớn thứ hai (sau Trung Quốc) cung cấp hàng hoá cho Việt Nam
trong nhiều năm qua. Nhiều nhóm hàng được nhập khẩu từ thị trường này với tỷ trọng
lớn như xăng dầu; chất dẻo nguyên liệu; dầu mỡ động thực vật…
Bảng 3: Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính
của Việt Nam từ ASEAN 6 tháng năm 2012
(Đơn vị tính: triệu USD)
Stt

Tên hàng

1 Xăng dầu các loại
Máy vi tính, sản phẩm điện tử &
2
linh kiện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ &
3
phụ tùng
4 Chất dẻo nguyên liệu
Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 20

6 tháng

6 tháng

/2011

/2012

Tốc độ

tăng/giảm

Tỷ trọng so với
cả nước (%) 2

2.841

2.479

(%) 1
-12,7

435

1.060

143,7

18,7

486

618

27,2

8,1

529


505

-4,5

22,5

51,5


5
6
7
8
9
10

Hóa chất
Dầu mỡ động thực vật
Gỗ và sản phẩm gỗ
Giấy các loại
Hàng điện gia dụng & linh kiện
Linh kiện ô tơ 9 chỗ ngồi trở

361
328
327
281
232

28,5

-12,3
11,2
-3,4
-30,3

25,2
86,7
46,7
50,2
68,9

189

227

20,1

31,1

4.346
10.399

xuống
11 Hàng hố khác
Tổng

281
374
294
291

333

3.856
10.275

-11,3
-1,2

13,3
19,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ghi chú: 1. là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó 6 tháng năm 2012 so với 6 tháng/2011
2. là tỷ trọng trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN so với kim nhập khẩu
nhóm hàng đó của cả nước từ tất cả các thị trường.
Về các đối tác trong ASEAN: trong 6 tháng đầu năm 2012, Singapore tiếp tục là
đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch
hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 4,52 tỷ USD, đây là thị trường duy nhất trong khối này
có trị giá thương mại đạt tốc độ tăng trưởng âm. Tiếp theo là Thái Lan: 3,97 tỷ USD và
Malaixia: 3,56 tỷ USD.
Bảng 4: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các
nước ASEAN 6 tháng năm 2012
(Đơn vị tính: triệu USD)
Kim ngạch
Tổng xuất
Xuất
Stt
1
2
3

4
5
6
7
8
9

Tên nước
Brunây
Campuchia
Indonexia
Lào
Malaixia
Myanma
Philippin
Singapore
Thái Lan

Nhập

Tốc độ tăng/giảm (%)
Tổng xuất
Xuất
Nhập

nhập khẩu
khẩu
khẩu
nhập khẩu
khẩu

khẩu
322
8
314
167,0
11,1
176,9
1.698
1.398
299
25,1
26,0
20,9
2.202
1.132
1.071
8,4
20,1
-1,7
466
208
258
28,9
58,5
12,1
3.556
1.917
1.640
11,3
47,2

-13,3
117
50
67
68,4
38,4
100,7
1.284
851
433
20,6
15,3
32,4
4.516
1.114
3.402
-1,1
-7,7
1,2
3.973
1.183
2.791
1,9
48,5
-10,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 21



Biểu đồ 4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN 6
tháng năm 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 5: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN 6
tháng năm 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 22


Tóm lại, tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên
con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ
hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi
sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp
nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức đưa đến.

Quản trị kinh doanh quốc tế Trang 23


×