Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 146 trang )

Kiểm toán nhà nớc







đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2005

cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế
khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức
và hoạt động của kiểm toán nhà nớc









7563
25/11/2009









Hà Nội, năm 2008
Kiểm toán nhà nớc






đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2005



cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế
khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức
và hoạt động của kiểm toán nhà nớc







Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Hồng Long
Phó chủ nhiệm: CN. Đoàn Xuân Thủy
Th ký: Ths. Lê Hiền Linh
Thành viên:
Ths. Nguyễn Hữu Phúc
Ths. Vũ Thanh Hải






Hà Nội, năm 2008
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASOSAI
Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
INTOSAI
Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á
KTNN
Kiểm toán Nhà nước
KTV
Kiểm toán viên
NSNN
Ngân sách nhà nước
XDCB
Xây dựng cơ bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
WTO
Tổ chức Thương mại Quốc tế


1

Mục lục


Trang
Lời mở đầu
1
1. Sự cần thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2
4. Phơng pháp nghiên cứu
2
5. Kết cấu đề tài
2
Chơng I
Những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ tự chủ tài chính
và sự cần thiết áp dụng đối với KTNN Việt Nam
3
1.1. Những vấn đề chung về chế độ tự chủ tài chính
3
1.1.1. Khái niệm chế độ tự chủ
4
1.1.2. Đối tợng thực hiện chế độ tự chủ tài chính
5
1.1.3. Phân loại chế độ tự chủ tài chính
6
1.1.4. Mục tiêu của chế độ tự chủ tài chính
7
1.1.5. Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ tài chính
8

1.1.6. Nội dung chế độ tự chủ tài chính theo quy định hiện hành
9
1.1.6.1. Nội dung chính chế độ tự chủ tài chính của các cơ quan nhà nớc
9
1.1.6.2. Nội dung chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo
một phần chi phí hoạt động
13
1.1.6.3. Nội dung chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm
bảo toàn bộ chi phí hoạt động
17
1.1.7. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và
sử dụng tài sản công
18
1.1.8. Lập dự toán tự chủ tài chính
19
1.2. Đặc điểm hoạt động của KTNN và sự cần thiết phải áp dụng chế độ tự
chủ tài chính đối với KTNN
20
1.2.1. Đặc điểm hoạt động của KTNN
20
1.2.1.1. Sự hình thành và phát triển của KTNN
20
2

1.2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy của KTNN
22
1.2.2. Sự cần thiết phải áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đối với KTNN
28
1.2.2.1. ý nghĩa và sự cần thiết phải thực hiện chế độ tự chủ tài chính 28
1.2.2.2. Sự cần thiết phải áp dụng chế độ tự chủ tài chính đối với KTNN

30
Chơng II
Thực trạng quản lý tài chính của kiểm toán nhà nớc
và kinh nghiệm áp dụng chế độ tự chủ tài chính
tại một số cơ quan nhà nớc
32
2.1. Thực trạng quản lý tài chính của KTNN từ 1994-2005 32
2.1.1. Phân cấp quản lý tài chính
32
2.1.2. Tình hình lập và giao dự toán
34
2.1.3. Tình hình sử dụng kinh phí
36
2.1.4. Kế toán và quyết toán kinh phí
39
2.1.5. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của KTNN liên quan đến đề
án khoán chi hành chính
41
2.2. Kinh nghiệm khoán chi hành chính
44
2.2.1.Tình hình thực hiện khoán chi hành chính trong thời gian qua
44
2.2.1.1. Kết quả đạt đợc và những khó khăn. vớng mắc trong quá trình thực
hiện khoán chi
44
2.2.1.2. Kinh nghiệm khoán biên chế và kinh phí hành chính ngành Hải quan
49
2.2.2. Những bài học kinh nghiệm
61
2.2.2.1. Xác định rõ hệ thống chỉ tiêu và mô hình lập dự toán, phân bổ dự

toán NSNN theo kết quả đầu ra và chất lợng hoạt động của cơ quan
61
2.2.2.2. Xây dựng cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà
nớc của KTNN đảm bảo yêu cầu tiết kiệm chi phí và hiệu quả công việc
62
2.2.2.3. Xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các quy
định của Nhà nớc và phù hợp với điều kiện thực tế của KTNN
62
Chơng III
Định hớng và giải pháp áp dụng chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với cơ quan KTNN
64
3.1. Định hớng phát triển KTNN và mục tiêu xây dựng chế độ tự chủ 64
3

3.1.1. Định hớng phát triển của KTNN
64
3.1.2. Mục tiêu xây dựng chế độ tự chủ tài chính của KTNN
70
3.1.3. Nguyên tắc xây dựng chế độ tự chủ của KTNN
71
3.2. Xây dựng chế độ tự chủ tài chính của KTNN
73
3.2.1. Biên chế dự kiến của ngành theo cơ chế tự chủ
73
3.2.2. Nội dung tự chủ tài chính tại KTNN
74
3.2.2.1. Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ 74
3.2.2.2. Nội dung kinh phí giao thực hiện tự chủ tài chính 74
3.2.2.3. Phơng án tài chính đề xuất 75

3.2.3. Lập dự toán và phân bổ dự toán
83
3.2.4. Về cấp phát, hạch toán, quyết toán kinh phí và chế độ báo cáo
84
3.2.5. Các nội dung chi dự kiến sử dụng từ nguồn kinh phí tiết kiệm
84
3.3. Các điều kiện tiền đề thực hiện khoán chi hành chính đối với KTNN
85
3.3.1. Đối với Kiểm toán Nhà nớc
85
3.3.2. Đối với Chính phủ, Quốc hội
88
3.4. Lộ trình thực hiện chế độ tự chủ tài chính của KTNN
89
Kết Luận
92


1
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nớc ta đang trong thời kỳ quá độ xây dựng một Nhà nớc pháp quyền
Xã hội chủ nghĩa, trong đó luật pháp đợc coi là nền tảng cho mọi hoạt động.
Để thực hiện đợc mục tiêu này, chơng trình Cải cách nền hành chính quốc
gia đã đợc tiến hành từ năm 2000 nhằm giúp cho các cơ quan hành chính
Nhà nớc, đổi mới hoạt động một cách hiệu quả và tiết kiệm, phù hợp với xu
thế chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính áp dụng với cơ quan hành
chính nhà nớc và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập là một

phơng thức quản lý mới đợc áp dụng trong chơng trình Cải cách hành
chính từ năm 2006. Phơng thức này hớng tới việc quản lý một cách hiệu
quả nguồn ngân sách nhà nớc cấp cho các cơ quan hành chính Nhà nớc, các
đơn vị sự nghiệp công lập, nhờ đó có thể ngăn chặn những hành vi lạm dụng,
chi tiêu không đúng nguyên tắc.
Kiểm toán nhà nớc (KTNN) là một cơ quan chuyên môn do Quốc hội
thành lập. Cơ cấu của KTNN về quản lý ngân sách gồm các cơ quan hành
chính nhà nớc (Văn phòng KTNN, KTNN chuyên ngành và khu vực), các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc, do vậy KTNN chính là một đối tợng của chế độ
tự chủ. Một trong những nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với KTNN là nhanh
chóng xây dựng đợc chế độ tự chủ phù hợp với tổ chức và hoạt động của đơn
vị đúng nh tinh thần của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ban hành ngày
17/10/2005 và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25/4/2006 của
Chính phủ. Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
"Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc
thù về tổ chức và hoạt động của KTNN" với mong muốn đây là sẽ là một
biện pháp hữu hiệu giúp KTNN hoạt động một cách tiết kiệm, hiệu quả theo
đúng định hớng phát triển của ngành cũng nh tinh thần của Cải cách hành
chính Nhà nớc.

2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ tự chủ về tài chính của
các cơ quan hành chính nhà nớc và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc;
- Tổng hợp và đánh giá thực trạng quản lý tài chính của KTNN;
- Xây dựng phơng án tự chủ kinh phí để áp dụng trong KTNN, các
điều kiện và giải pháp để thực hiện có hiệu quả đề án tự chủ phù hợp với tổ
chức và hoạt động của KTNN.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tợng của đề tài là cơ chế tự chủ kinh phí;

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chế độ tự chủ tài chính của các cơ
quan hành chính nhà nớc và các đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam nói chung và
áp dụng đối với cơ quan KTNN Việt Nam nói riêng, trọng tâm là Văn phòng
KTNN (KTNN Trung ơng) trong giai đoạn trớc năm 2006 và đề xuất
phơng án tự chủ tài chính áp dụng cho năm tài chính 2006 và năm tài chính
2009.
4. Phơng pháp nghiên cứu
- Phơng pháp luận: Phép biện chứng duy vật
- Phơng pháp tính toán chung: Phơng pháp toán học
- Phơng pháp kỹ thuật: Phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phơng pháp trình bày: Kết hợp giữa phơng pháp diễn giải với quy
nạp, giữa lời văn và sơ đồ bảng biểu, giữa lý luận và thực tiễn.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chơng:
- Chơng I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ tự chủ tài chính và
sự cần thiết áp dụng đối với KTNN Việt Nam
- Chơng II: Thực trạng quản lý tài chính của KTNN và kinh nghiệm
thực hiện chế độ tự chủ tài chính tại một số cơ quan Nhà nớc
- Chơng III: Định hớng và giải pháp xây dựng chế độ tự chủ tài chính
đối với KTNN Việt Nam



3
CHƯƠNG I
Những vấn đề lý luận cơ bản về Chế độ tự chủ tài chính
và sự cần thiết áp dụng đối với Kiểm toán nhà nớc việt nam

1.1. Những vấn đề chung về chế độ tự chủ tài chính
Hầu hết các nớc trên thế giới, dù là nớc phát triển hay nớc đang phát

triển, đều quan tâm đến vấn đề sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài chính
nhà nớc. Tuy nhiên, để xây dựng một cơ chế vận hành tài chính nhà nớc
phù hợp, linh hoạt và có hiệu quả thì chỉ một số ít các nớc tiên tiến có trình
độ phát triển cao thực hiện đợc. Đa phần các nớc nghèo đều gặp khó khăn
trong việc kiểm soát thu chi ngân sách và quản lý tài sản của nhà nớc, dẫn
đến tình trạng tham ô, tham nhũng, lạm dụng của công diễn ra với quy mô
lớn. Vì vậy việc nghiên cứu để áp dụng chế độ tự chủ là một trong những vấn
đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia.
1.1.1. Khái niệm chế độ tự chủ
Chế độ tự chủ là một cụm từ rất mới trong vốn từ vựng Việt Nam vì nó
là sản phẩm mới đợc hình thành và đa vào ứng dụng trong giai đoạn cải
cách sâu rộng nền hành chính quốc gia hiện nay. Bản thân cụm từ này đã nói
lên những nội dung cơ bản của nó.
Chế độ tự chủ là phơng thức quản lý, trong đó nhà nớc giao cho các
cơ quan nhà nớc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập quyền chủ động, tự quyết
trong sử dụng biên chế và các nguồn kinh phí giao tự chủ một cách tiết kiệm,
hiệu quả trên cơ sở hoàn thành đợc chức năng, nhiệm vụ đợc giao hoặc mục
tiêu đã đề ra. Cơ quan, đơn vị nhận tự chủ có thể sử dụng phần kinh phí tiết
kiệm đợc giao vào các mục đích đã đợc quy định trong quy chế chi tiêu nội
bộ do đơn vị tự xây dựng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và
phù hợp với các quy định của Nhà nớc.
Nh vậy, chế độ tự chủ áp dụng đối với các cơ quan nhà nớc và các
đơn vị sự nghiệp công lập cho phép các đơn vị này thực hiện tự chủ trong một
số lĩnh vực nh tự chủ về sử dụng biên chế, về thực hiện nhiệm vụ trong đó,
tự chủ về tài chính (tạm gọi là chế độ tự chủ tài chính) đợc coi là một nội

4
dung quan trọng và then chốt của chế độ tự chủ. Chế độ tự chủ tài chính là
cách thức vận dụng chế độ tự chủ tài chính tại cơ quan Kiểm toán nhà nớc
cũng chính là đối tợng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài này.

Thực chất, chế độ tự chủ tài chính là một công cụ đổi mới phơng thức
quản lý, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nớc đối với
các cơ quan nhà nớc, các đơn vị sự nghiệp công lập. Thay vì phải quản lý
toàn bộ hoạt động chi tiêu của các cơ quan, đơn vị này nh trớc đây, với chế
độ tự chủ tài chính, nhà nớc chỉ cần tập trung quản lý một phần chi tiêu của
đơn vị, đồng thời chú trọng nhiều hơn đến đầu ra (tức là hiệu quả) hoạt động
của họ. Đây cũng là phơng thức quản lý tài chính đợc nhiều nớc trên thế
giới áp dụng hiện nay trong lĩnh vực công.
1.1.2. Đối tợng thực hiện chế độ tự chủ tài chính
Đối tợng thực hiện chế độ tự chủ tài chính là các cơ quan nhà nớc và
các đơn vị sự nghiệp công lập.
Các cơ quan nhà nớc thực hiện chế độ tự chủ là các cơ quan hành
chính trực tiếp sử dụng kinh phí quản lý do ngân sách nhà nớc cấp, có tài
khoản và còn dấu riêng, đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền giao biên chế
và kinh phí quản lý hành chính. Các cơ quan này có thể bao gồm các cơ quan
thuộc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc
hội, Văn phòng Chủ tịch nớc; Toà án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân
các cấp; Văn phòng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ơng và các quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc trung ơng.
Các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ là các đơn vị sự nghiệp
công lập, do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn vị dự
toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy theo Luật Kế
toán) hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội; sự nghiệp văn hoá - thông tin, sự nghiệp thể
dục - thể thao.
Các đơn vị sự nghiệp công lập đợc phân loại nh
sau:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ (100%) chi phí


5
hoạt động thờng xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt
động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần (từ trên 10% đến
dới 100%) chi phí hoạt động thờng xuyên, phần còn lại đợc ngân sách nhà
nớc cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm đảm một phần chi phí hoạt
động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, tự
đảm bảo dới 10% kinh phí hoạt động thờng xuyên hoặc do ngân sách nhà
nớc bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nớc đảm
bảo toàn bộ chi phí hoạt động).
Kiểm toán nhà nớc là một cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập,
vì vậy, cũng là đối tợng tự chủ, trong cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà
nớc, ngoài các đơn vị hành chính làm nhiệm vụ chuyên môn còn có các đơn
vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động chung của Kiểm
toán nhà nớc, đó là các đối tợng tự chủ. Các đơn vị sự nghiệp này là đối
tợng thực hiện chế độ tự chủ toàn bộ hoặc tự chủ một phần kinh phí hoạt
động.
1.1.3. Phân loại chế độ tự chủ tài chính
Phân loại chế độ tự chủ tài chính nhằm mục đích tạo điều kiện cho các
cơ quan hành chính xác định đợc phơng hớng và xây dựng mô hình thực
hiện tự chủ tài chính phù hợp; đồng thời là căn cứ để các cơ quan chức năng
đánh giá chất lợng hay tiến độ thực hiện chế độ tự chủ tài chính của các cơ
quan, đơn vị. Có thể phân loại chế độ tự chủ tài chính theo các tiêu thức sau:
- Phân loại theo phạm vi giao tự chủ tài chính: Theo cách phân loại này
có thể chia chế độ tự chủ tài chính thành 2 loại là chế độ tự chủ tài chính toàn
bộ và chế độ tự chủ tài chính một phần.
+ Chế độ tự chủ tài chính toàn bộ là phơng thức Nhà nớc giao cho cơ
quan, đơn vị thực hiện tự chủ đối với toàn bộ nội dung kinh phí quản lý hành
chính và các nguồn kinh phí khác (nếu có).

+ Chế độ tự chủ tài chính một phần là phơng thức Nhà nớc giao cho
cơ quan, đơn vị thực hiện tự chủ một phần kinh phí quản lý hành chính và các

6
nguồn kinh phí khác (nếu có).
Trên thực tế, Nhà nớc thờng chỉ áp dụng chế độ tự chủ tài chính một
phần cho các cơ quan hành chính thực hiện tự chủ vì có một số khoản chi tiêu
cơ quan hành chính không tự đảm bảo đợc chẳng hạn các khoản mua sắm tài
sản cố định. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động,
Nhà nớc có thể áp dụng chế độ tự chủ tài chính toàn bộ vì các đơn vị này
không phụ thuộc vào nguồn tài chính do Nhà nớc cấp nữa.
- Phân loại theo thời gian thực hiện chế độ tự chủ tài chính: Theo cách
phân loại này, có thể chia thành 2 loại là chế độ tự chủ tài chính ngắn hạn và
chế độ tự chủ tài chính dài hạn.
+ Chế độ tự chủ tài chính ngắn hạn là phơng thức Nhà nớc giao cho
các cơ quan, đơn vị thực hiện tự chủ trong thời gian ngắn, thờng là một năm.
+ Chế độ tự chủ tài chính dài hạn là phơng thức Nhà nớc giao cho các
cơ quan, đơn vị thực hiện tự chủ trong khoảng thời gian dài hơn một năm.
Chế độ tự chủ hiện nay còn rất mới và mặc dù đã đợc áp dụng rộng rãi
vẫn cần có những sửa đổi, hoàn thiện dần. Thời gian giao tự chủ về tài chính
ngắn hạn tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, khối lợng công việc đợc giao và khả năng
của ngân sách Nhà nớc.
Ngoài ra có thể phân loại theo đối tợng thực hiện tự chủ tài chính, theo
đó, có 2 loại chế độ tự chủ tài chính:
- Chế độ tự chủ tài chính cho các cơ quan hành chính nhà nớc;
- Chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.1.4. Mục tiêu của chế độ tự chủ tài chính
Chế độ tự chủ nói chung và Chế độ tự chủ tài chính nói riêng áp dụng
cho các cơ quan nhà nớc, các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo đợc
các mục tiêu sau:

Thứ nhất, tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng
kinh phí đợc giao tự chủ một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng,
nhiệm vụ đợc giao.
Những đơn vị áp dụng chế độ tự chủ sẽ có quyền chủ động trong quản
lý và sử dụng các nguồn kinh phí quản lý hành chính và kinh phí khác đ
ợc

7
giao tự chủ. Các cơ quan chức năng liên quan sẽ giảm thiểu đợc chi phí theo
dõi các yếu tố đầu vào của các đơn vị nhận tự chủ, từ đó có thể tập trung cho
các yếu tố đầu ra của các đơn vị này. Đây cũng là một xu hớng thịnh hành ở
các nớc phát triển ví dụ nh Anh, Đức, Pháp
Thứ hai, Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng các nguồn
kinh phí
Nhà nớc đã ban hành hệ thống định mức chi tiêu hành chính nhng
hầu hết các cơ quan sử dụng và cơ quan cấp phát kinh phí quản lý hành chính
đều không thực hiện nó một cách triệt để. Nhiều khoản chi tiêu vợt định
mức, vợt kế hoạch, không đúng mục đích, không có hiệu quả vẫn đợc duyệt
chi, thậm chí bổ sung kinh phí. Đây chính là những nguyên nhân khiến cho
tiết kiệm, chống lãng phí ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn chỉ là cụm từ mang tính
hình thức, khẩu hiệu. Để khắc phục tình trạng trên, chế độ tự chủ hớng tới
việc các cơ quan nhà nớc, các đơn vị sự nghiệp công lập tự xây dựng Quy
chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công cho đơn vị mình
dựa trên cơ sở những định mức chi tiêu do Nhà nớc ban hành và thực hiện chi
tiêu trong phạm vi nguồn kinh phí đợc tự chủ. Các cơ quan, đơn vị phải tự
cân đối giữa nguồn kinh phí đợc giao tự chủ hàng năm với nhiệm vụ đợc
giao trong năm đó để chủ động chi tiêu cho phù hợp và có hiệu quả. Đồng
thời, chế độ tự chủ cũng tạo điều kiện cho tất cả ngời lao động tham gia giám
sát quá trình sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở so sánh với Quy
chế chi tiêu nội bộ đã đợc duyệt.

Thứ ba, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí hành
chính trong cơ quan, đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức
Nh đã nói ở trên, các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ sẽ có điều kiện để
cơ cấu lại bộ máy làm việc đồng thời thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong
chi tiêu. Tất cả những yếu tố này chính là tiền đề để các đơn vị nâng cao hiệu
suất lao động và hiệu quả sử dụng kinh phí hành chính.
Hiệu suất lao động cao hơn thể hiện ở bộ máy làm việc gọn nhẹ hơn
nhng vẫn hoàn thành tốt công việc đợc giao so với bộ máy cồng kềnh trớc
khi khoán. Đồng thời, có chế độ tự chủ, các đơn vị phải cân nhắc khâu tuyển

8
chọn nhân lực phù hợp sao cho có thể tận dụng đợc tối đa hiệu suất làm việc
của họ.
Hiệu quả sử dụng kinh phí hành chính thể hiện ở việc tiết kiệm chi phí
nhng vẫn đạt đợc những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Một phần kinh phí tiết
kiệm đợc sử dụng để cải thiện đời sống của ngời lao động và đó cũng chính
là đòn bẩy kinh tế để nâng cao hiệu suất lao động.
Thứ t, thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ
trởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ đợc giao
theo quy định của pháp luật
Hoạt động của các cơ quan nhà nớc, các đơn vị sự nghiệp hiện nay đều
tuân theo chế độ một thủ trởng. Chính vì vậy, thủ trởng đơn vị có vai trò rất
lớn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế
quản lý và sử dụng tài sản công tại đơn vị. Thủ trởng cũng là ngời quyết
định trong việc sử dụng và phân bổ nguồn lao động của đơn vị để đảm bảo
thực hiện tốt nhiệm vụ đợc Nhà nớc giao cho. Vì vậy, kết quả của việc thực
hiện chế độ tự chủ phải gắn bó chặt chẽ với trách nhiệm của thủ trởng đơn vị
để đảm bảo tính khách quan, dân chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của
ngời đứng đầu đơn vị. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị
cũng phải nỗ lực hết mình hoàn thành nhiệm vụ đợc giao để cơ chế tự chủ có

thể phát huy đợc hiệu quả cao nhất.
1.1.5. Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ tài chính
Các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ nói chung, chế độ tự chủ tài
chính nói riêng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. Tự chủ phải gắn với hoàn
thành nhiệm vụ đợc giao một cách tốt nhất, tránh tình trạng chủ động sử
dụng kinh phí nhng không hoàn thành mục tiêu đặt ra đối với một tổ chức
hoặc chất lợng dịch vụ cung cấp cho xã hội thấp hơn trớc khi thực hiện chế
độ tự chủ tài chính. Nói cách khác, việc áp dụng chế độ tự chủ tài chính luôn
gắn với đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả của công việc.
- Không tăng biên chế trừ trờng hợp cơ quan thực hiện tự chủ sát nhập,
chia tách hoặc điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm

9
quyền quản lý biên chế. Không tăng kinh phí quản lý hành chính trừ trờng
hợp có điều chỉnh biên chế hành chính, điều chỉnh nhiệm vụ của cấp có thẩm
quyền hoặc Nhà nớc thay đổi chính sách tiền lơng, định mức phân bổ dự
toán NSNN, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ NSNN trong lĩnh vực quản lý hành
chính.
- Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán
bộ, công chức. Nguyên tắc này đảm bảo sự minh bạch trong quản lý, tạo điều
kiện thực hiện cơ chế giám sát của ngời lao động đối với việc thực thi trách
nhiệm của thủ trởng đơn vị, đồng thời khuyến khích ngời lao động ở mọi
cấp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đợc giao, gắn quyền lợi với chất lợng
công việc thực hiện.
1.1.6. Nội dung chế độ tự chủ tài chính
1.1.6.1. Nội dung chế độ tự chủ tài chính của các cơ quan nhà nớc
a. Nguồn kinh phí

- Kinh phí NSNN cấp: mức kinh phí NSNN cấp thực hiện chế độ tự chủ

đợc xác định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đợc cấp có thẩm quyền giao, kể cả
biên chế dự bị (nếu có), định mức phân bổ dự toán chi NSNN tính trên biên
chế, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định và tình
hình thực hiện dự toán năm trớc.
- Các khoản phí, lệ phí để lại theo chế độ quy định: trờng hợp cơ quan
thực hiện chế độ tự chủ đợc cấp có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí, cơ quan
này đợc trích để lại bảo đảm hoạt động phục vụ thu căn cứ vào các văn bản
do cơ quan có thẩm quyền quy định (trừ số phí, lệ phí đợc để lại để mua sắm
tài sản cố định và các quy định khác nếu có).
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí quản lý hành chính đợc giao thực hiện chế độ tự chủ có thể
đợc điều chỉnh nếu có cấp có thẩm quyền điều chỉnh nhiệm vụ của đơn vị,
điều chỉnh biên chế hành chính của đơn vị hoặc có những thay đổi về định
mức phân bổ dự toán NSNN và tỷ lệ phân bổ NSNN cho lĩnh vực quản lý hành
chính. Khi phát sinh những thay đổi mức kinh phí NSNN giao để thực hiện tự
chủ, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có văn bản đề nghị bổ sung, điều chỉnh

10
dự toán kinh phí, giải trình chi tiết các yếu tố làm tăng, giảm dự toán kinh phí
gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp
(trờng hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của
các đơn vị cấp dới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I. Sau đó, đơn vị dự toán
cấp I xem xét, tổng hợp và lập dự toán chi NSNN thuộc phạm vi quản lý gửi
cơ quan tài chính cùng cấp đề trình cấp có thẩm quyền quyết định.
b. Nội dung kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ

- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lơng, tiền công, phụ cấp
lơng, các khoản đóng góp theo lơng, tiền thởng, phúc lợi tập thể và các
khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mớn, chi vật t văn

phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc;
- Chi hội nghị, công tác phí trong nớc, chi các đoàn đi công tác nớc
ngoài và đón các đoàn khách nớc ngoài vào Việt Nam;
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn;
- Các khoản chi đặc thù của ngành, chi may sắm trang phục (theo quy
định của cơ quan có thẩm quyền);
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phơng tiện, vật t, sửa chữa
thờng xuyên tài sản cố định (ngoài kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản
cố định);
- Các khoản chi có tính chất thờng xuyên khác;
- Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định.
Nh vậy, các nội dung đợc giao kinh phí nhng không thực hiện chế
độ tự chủ gồm:
- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định (kinh phí mua hoặc sửa
chữa TSCĐ lớn mà kinh phí thờng xuyên không đáp ứng đợc; kinh phí thực
hiện đề án cấp trang thiết bị và phơng tiện làm việc đợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt - nếu có);
- Chi niên liễm cho các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng theo các dự án
theo hiệp định (nếu có);
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đợc cấp có thẩm quyền giao;

11
- Kinh phí thực hiện các chơng trình, mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế;
- Kinh phí đào tạo cán bộ, công chức;
- Kinh phí nghiên cứu khoa học; vốn đầu t xây dựng cơ bản theo dự án
đợc duyệt.
c. Sử dụng kinh phí đợc giao để thực hiện chế độ tự chủ

Trong phạm vi kinh phí đợc giao, thủ trởng cơ quan thực hiện chế độ

tự chủ có quyền hạn và trách nhiệm:
- Chủ động bố trí, sử dụng kinh phí theo các nội dung, yêu cầu công
việc đợc giao cho phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có
hiệu quả;
- Đợc quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với
đặc thù của cơ quan nhng không đợc vợt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi hiện hành do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền quy định (trong trờng hợp
quy định khung mức chi thì không đợc vợt quá mức chi cụ thể do Bộ
trởng, thủ trởng các cơ quan thuộc Trung ơng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng quy định);
- Đợc quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm đợc theo quy
định;
- Đợc chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm cha sử dụng hết sang
năm sau tiếp tục sử dụng (trừ trờng hợp pháp luật có quy định khác);
- Sử dụng các khoản phí, lệ phí đợc để lại theo đúng nội dung chi,
không đợc vợt quá định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định;
d. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đợc

- Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ công
việc đợc giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự
toán kinh phí quản lý hành chính đợc giao thực hiện chế độ tự chủ thì phần
chênh lệch này đợc xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đợc.
Khoản kinh phí đã đợc giao nhng cha hoàn thành công việc trong
năm phải đợc chuyển sang năm sau để hoàn thành công việc đó, không đợc
xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đợc.

12
- Kinh phí tiết kiệm đợc sử dụng cho các nội dung sau:
+ Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức theo hệ số tăng thêm quỹ
tiền lơng;

+ Chi khen thởng cho tập thể và cá nhân có thành tích;
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan;
+ Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho ngời lao động kể cả những trờng
hợp nghỉ hu, nghỉ mất sức;
+ Chi thêm cho ngời lao động khi thực hiện tinh giảm biên chế;
+ Trờng hợp xét thấy khả năng kinh phí tiết kiệm không ổn định, cơ
quan thực hiện chế độ tự chủ có thể trích một phần số tiết kiệm đợc để lập
Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Thủ trởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định việc sử dụng
kinh phí tiết kiệm theo các nội dung nêu trên sau khi thống nhất với tổ chức
công đoàn và đợc công khai trong toàn cơ quan.
- Cuối năm kinh phí tiết kiệm cha sử dụng hết đợc chuyển sang năm
sau tiếp tục sử dụng.
e. Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức

Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm đợc, cơ quan thực hiện chế độ
tự chủ đợc áp dụng hệ số tăng thêm quỹ lơng để trả thu nhập tăng thêm cho
cán bộ công chức. Việc trả thu nhập tăng thêm cho từng ngời lao động đảm
bảo theo nguyên tắc gắn với chất lợng và hiệu quả công việc; ngời nào, bộ
phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì
đợc trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Mức chi trả cụ thể do Thủ trởng cơ
quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.
Để động viên cán bộ công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; căn cứ tình hình thực hiện của quý trớc, nếu
xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm đợc kinh phí, thủ trởng cơ quan căn
cứ vào số kinh phí có thể tiết kiệm đợc để quyết định tạm chi trớc thu nhập
tăng thêm cho cán bộ, công chức trong cơ quan theo quý.
1.1.6.2. Nội dung chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một
phần chi phí hoạt động


13
Nội dung chế độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm
một phần chi phí hoạt động nh sau:
a. Nguồn tài chính

- Kinh phí do NSNN cấp gồm:
+ Kinh phí đảm bảo một hoạt động thờng xuyên thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, đợc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán
đợc cấp có thẩm quyền giao;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
+ Kinh phí thực hiện chơng trình đào tạo, bồi dỡng cán bộ, viên chức;
+ Kinh phí thực hiện chơng trình mục tiêu quốc gia;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền
đặt hàng;
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đợc cấp có thẩm quyền giao;
+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà
nớc quy định (nếu có);
+ Vốn đầu t xây dựng cơ bản; kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa
chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án đợc cấp có
thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán đợc giao hàng năm;
+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nớc ngoài đợc cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
+ Kinh phí khác (nếu có).
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
+ Phần đợc để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nớc theo
quy định của pháp luật;
+ Thu từ hoạt động dịch vụ;
+ Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
+ Lãi đợc chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng;
+ Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng cho theo quy định của pháp

luật.
- Nguồn khác gồm:

14
+ Nguồn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên
chức trong đơn vị;
+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nớc theo quy định của pháp luật.
b. Tự chủ về các khoản thu, mức thu

Đơn vị sự nghiệp đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền giao thu phí, lệ
phí phải thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tợng thu do cơ quan nhà nớc
có thẩm quyền quy định. Trờng hợp cơ quan nhà nớc có thẩm quyền quy
định khung mức thu, đơn vị căn cứ vào nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động,
khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với
từng loại hoạt động, từng đối tợng, nhng không vợt quá khung mức thu do
cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đợc cơ quan nhà nớc đặt hàng thì
mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền quy định; trờng
hợp sản phẩm cha đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền quy định giá thì
mức thu đợc xác định trên cơ sở dự toán chi phí đợc cơ quan tài chính cùng
cấp thẩm định chấp thuận.
Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nớc, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị đợc
quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi
phí và có tích luỹ.
c. Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

Căn cứ vào nhiệm vụ đợc giao và khả năng nguồn tài chính, đối với
các khoản chi thờng xuyên (gồm chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ

đợc cấp có thẩm quyền giao; chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch
vụ thu phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch vụ, kể cả chi thực hiện nghĩa vụ
với ngân sách nhà nớc, trích khấu hao tài sản cố dịnh, chi trả vốn, trả lãi tiền
vay theo quy định của pháp luật), thủ trởng đơn vị đợc quyết định một số
mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ
quan nhà nớc có thẩm quyền quy định.

15
Căn cứ tính chất công việc, thủ trởng đơn vị đợc quyết định phơng
thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Quyết định đầu t, xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Tiền lơng, tiền công của ngời lao động đợc thực hiện theo lơng cấp
bậc, chức vụ do Nhà nớc quy định. Đối với những hoạt động dịch vụ hạch
toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lơng, tiền công của ngời lao động đợc áp
dụng theo chế độ tiền lơng trong doanh nghiệp nhà nớc.
Nhà nớc khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực
hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho ngời lao động trên cơ sở
hoàn thành nhiệm vụ đợc giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân
sách nhà nớc; tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị đợc
xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị. Trong đó, đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động đợc quyết định tổng mức thu
nhập trong năm cho ngời lao động, nhng không tối đa không quá 3 lần quỹ
tiền lơng cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nớc quy định sau khi đã thực
hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc chi trả thu nhập cho
ngời lao động trong đơn vị đợc thực hiện theo nguyên tắc: ngời nào có
hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi đợc
trả nhiều hơn. Thủ trởng đơn vị trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị.
d. Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm


Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản
khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động đợc:
- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trả thu nhập tăng thêm cho ngời lao động;
- Trích lập Quỹ khen thởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu
nhập.
Trờng hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn
một lần quỹ tiền lơng cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị đợc sử dụng để trả

16
thu nhập tăng thêm cho ngời lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn
định thu nhập, Quỹ khen thởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trởng đơn vị sự
nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Đơn vị sự nghiệp không trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ
một số nguồn kinh phí do NSNN cấp gồm: kinh phí thực hiện chơng trình
đào tạo, bồi dỡng cán bộ, viên chức; kinh phí thực hiện chơng trình mục
tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đợc cấp có thẩm quyền
giao; kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế; vốn đầu t xây dựng cơ
bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt
động sự nghiệp theo dự án đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi
dự toán đợc giao hàng năm; vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn
nớc ngoài đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và các kinh phí khác.
Việc sử dụng các Quỹ do thủ trởng đơn vị quyết định dựa trên quy chế
chi tiêu nội bộ của đơn vị và mục đích sử dụng các quỹ, theo đó: Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu t, phát triển nâng cao hoạt động sự
nghiệp; Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho ngời lao
động; Quỹ khen thởng dùng để thởng định kỳ, đột xuất cho tập thể và cá

nhân trong, ngoài đơn vị; Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng xây dựng, sửa chữa
các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi của ngời lao động
trong đơn vị.
1.1.6.3. Nội dung chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp do ngân sách
nhà nớc đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động
a. Nguồn tài chính

Nguồn tài chính của ĐVSN do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt
động tơng tự nh của đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần một phần chi
phí hoạt động. Tuy nhiên, tại các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp này
không có các khoản mục: kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà
nớc có thẩm quyền đặt hàng; Lãi đợc chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết;
Nguồn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức

17
trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nớc theo quy định của pháp luật.
b. Tự chủ về các khoản thu, mức thu

Tơng tự nh đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.
c. Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

Các nội dung về tự chủ sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp do
NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động tơng tự nh đối với đơn vị sự
nghiệp đợc đảm bảo một phần chi phí hoạt động, tuy nhiên cũng có khác biệt
về mức chi, cụ thể:
- Đối với các khoản chi thờng xuyên, thủ trởng đơn vị sự nghiệp do
NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động đợc quyết định một số mức chi
quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhng tối đa không vợt quá mức chi do cơ
quan nhà nớc có thẩm quyền quy định.

- Căn cứ kết quả tài chính, số kinh phí tiết kiệm đợc, đơn vị xác định
tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa không quá 2 lần quỹ
tiền lơng cấp bậc, chức vụ do Nhà nớc quy định.
d. Sử dụng kinh phí tiết kiệm đợc từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi

Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản
nộp khác theo quy định, phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn
chi của hoạt động dịch vụ (nếu có), đơn vị đợc sử dụng theo trình tự sau:
- Chi trả thu nhập tăng thêm cho ngời lao động;
- Chi khen thởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu
quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thởng
cụ thể do Thủ trởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn
vị;
- Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho ngời lao động, kể cả
trởng hợp nghỉ hu, nghỉ mất sức; chi thêm cho ngời lao động trong biên
chế thực hiện tinh giảm biên chế. Mức chi do Thủ trởng đơn vị quyết định
theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Chi tăng cờng cơ sở vật chất của đơn vị.

18
- Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho
ngời lao động nếu xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định.
Đơn vị sự nghiệp không trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ
một số nguồn kinh phí do NSNN cấp gồm: kinh phí thực hiện chơng trình
đào tạo, bồi dỡng cán bộ, viên chức; kinh phí thực hiện chơng trình mục
tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đợc cấp có thẩm quyền
giao; kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế; vốn đầu t xây dựng cơ
bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt
động sự nghiệp theo dự án đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi
dự toán đợc giao hàng năm; vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn

nớc ngoài đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và các kinh phí khác.
1.1.7. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử
dụng tài sản công
Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ đợc giao, quản lý sử dụng tài sản
công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng
tài sản công làm căn cứ cho cán bộ, công chức trong cơ quan thực hiện và Kho
bạc Nhà nớc kiểm soát chi.
Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công do
Thủ trởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham
gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải đợc công khai trong toàn cơ quan,
phải gửi đến Kho bạc nhà nớc, nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch, để kiểm
soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên (đối với đơn vị thực hiện chế
độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dới trực thuộc) hoặc cơ quan tài chính cùng
cấp (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dới
trực thuộc) để cùng theo dõi, giám sát.
Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản
công cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:
- Cử cán bộ đi công tác trong nớc, chế độ thanh toán tiền công tác phí,
tiền thuê chỗ nghỉ, khoản thanh toán công tác phí cho những trờng hợp
thờng xuyên phải đi công tác;

19
- Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm;
- Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cớc sử dụng
điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng đơn vị
trong cơ quan; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán cớc phí điện thoại
công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các cán bộ lãnh đạo trong
cơ quan.
- Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu theo

từng cục, vụ, phòng, ban;
- Quản lý và sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng;
Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản
công, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ cần căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi hiện hành do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền ban hành, tình hình
thực hiện của đơn vị trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí đợc giao
để quy định.
1.1.8. Lập dự toán tự chủ tài chính
Các cơ quan thực hiện khoán chi lập dự toán năm căn cứ theo quy định.
Việc lập dự toán đợc thực hiện nh sau:
Đối với các nội dung khoán chi, cơ quan chỉ lập cho năm đầu tiên sau
khi nhận khoán và khi có sự điều chỉnh về mức khoán. Dự toán đợc xây dựng
trên cơ sở sau:
- Chỉ tiêu biên chế đợc cơ quan quản lý có thẩm quyền giao
+ ở Trung ơng là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
hoặc tổ chức đợc uỷ quyền;
+ ở địa phơng là Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ơng hoặc Ban Tổ chức chính quyền đợc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ơng uỷ quyền.
- Tổng quỹ lơng xác định trên cơ sở số biên chế đợc cơ quan có thẩm
quyền giao khoán, hệ số tiền lơng theo chức vụ bầu cử, hệ số tiền lơng theo
ngạch, bậc lơng, phụ cấp (nếu có) của cán bộ, công chức liên quan đến chính
sách tiền lơng hiện hành của Nhà nớc.

×