Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Kế toán quản trị tại nhà máy chè Kim anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.42 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua có mức tăng trưởng khá ổn định, đây
là điều kiện tiền đề giúp cho Việt Nam chủ động hội nhập với nền kinh tế khu
vực và thế giới. Trước tình hình đó đòi hỏi các ngành nghề kinh tế không ngừng
nâng cao, cải tiến trình độ kỹ thuật để bắt kịp với xu hướng của toàn cầu. Bên
cạnh việc hội nhập kinh tế, nâng cao giá trị… thì việc tạo ra lợi nhuận là một
vai trò thiết yếu để doanh nhiệp tồn tại và phát triển. Đứng trước tình hình đó
thì công tác kế toán rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trước đây kế toán chỉ
dừng lại ở công việc định khoản, ghi chép nợ có thì ngay nay kế toán có thêm
nhiệm vụ là lập kế hoạch, xây dựng chiến lược cho tương lai để doanh nghiệp
có thể căn cứ vào đó có những bước đi đúng đắn giảm thiểu tối đa rủi ro. Kế
toán quản trị đã được áp dụng rất thành công ở rất nhiều nước trên thế giới như
Anh, Mỹ…nhưng trong vài năm trở lại đây mới được các doanh nghiệp Việt
Nam chú trọng quan tâm dần dần áp dụng.
Công ty cổ phần chè Kim Anh hiện là một trong những doanh nghiệp sản xuất
và tiêu thụ chè với quy mô lớn, đã rất nổi tiếng và có uy tín lâu năm đối với
khách hàng trong và ngoài nước. Để bắt kịp với xu hướng hội nhập kinh tế công
ty cũng đang từng bước đưa kế toán quản trị áp dụng vào quá trình công tác
quản lý với mong muốn đem lại cho doanh nghiệp những kết quả, thành công
hơn nữa. Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế doanh nghiệp nhận thấy xây dựng
bảng chi phí chuẩn và bảng điểm cân bằng là giải pháp tốt giải quyết các vấn đề
khó khăn trong mội trường kinh doanh như hiện nay. Nó sẽ giúp công ty chuyển
tầm nhìn là chiến lược thành các mục tiêu và thước đo cụ thể từ đó cho phép
việc đánh giá thành quả hoạt động của công ty được thực hiện tốt.
Từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài lập bẳng điểm cân bằng với mục
tiêu lợi nhuận của công ty cổ phần chè kim anh làm đề tài để tìm hiểu cho môn
học kế toán quản trị nâng cao của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thu Hà đã giúp em hoàn thành bài
tập này. Do hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên bài còn nhiều thiếu sót
kính mong được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn!



NỘI DUNG
I. Một số khái niệm cơ bản.
1. Khái quát chung về doanh nghiệp.
Công ty cổ phần chè kim anh là thành viên của tổng công ty chè Việt Nam. Có
trụ sở tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà nội.
Công ty được hình thành từ sự hợp nhất của nhà máy chè Vĩnh Long và nhà máy
chè Kim Anh vào năm 1980.
Năm 1999 chính phủ có chủ trương sắp xếp lại tổ chức doanh nghiệp nhà nước.
Do đó công ty chè kim Anh là doanh nghiệp đầu tiên thuộc ngành chè được chọn
để tiến hành cổ phần hóa. 3/7/1999 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra
quyết định số 99/QDBNN- TCCB chính thức chuyển công ty chè Kim Anh thành
công ty cổ phần chè kim anh với vốn điều lệ 9,2 tỷ VNĐ. Số vốn được chia thành
92000 cổ phần trong đó cổ phần thuộc sở hữu nhà nước chiếm 30%, cổ phần bán
cho người lao động trong cong ty là 42%, bán cho đối tượng ngòa công ty là 42%.
Tổng số cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người nghèo trong công ty là 8840 cổ
phần. Đây là mọt bước chuyển biến lớn trong lịch sử phát triển của công ty chè.
Việc cổ phần hóa đã thay đổi hình thức sở hữu của công ty, nếu như trước đây công
ty thuộc quyền sở hữu của nhà nước thì hiện nay cả người lao động trong công ty
cũng chủ sở hữu của công ty. Tất cả đều chung một mục đích làm cho công ty lớn
mạnh và đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao.
Trong những năm vừa qua công ty có những bước phát triển đáng kể, những sản
phẩm mang nhãn hiệu “Kim Anh tea company” đã trở nên rất quen thuộc với nhiều
người tiêu dùng Việt Nam và còn xuất hiện ở nhiều nước: Hồng Kong,Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Đông Âu…Chính bởi sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng
tốt. Công ty cổ phần chè Kim Anh không ngừng khẳng định vị trí vai trì của mình
trên thị trường và trên đà phát triển.
2. Lý thuyết về chi phí chuẩn.
- chi phí tiêu chuẩn (chi phí định mức): là sự ước tính chi phí để sản xuất ra
một loại đơn vị sản phẩm.

- chi phí chuẩn được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất dựa trên
tiêu chuẩn về lượng và tiêu chuẩn về giá.
- Các lợi ích của việc xây dựng hệ thống chi phí chuẩn:
Là chuẩn mực để nhà quản lý so sánh với chi phí thực tế.
Là căn cứ để đánh giá việc thực hiện .
Thức đẩy người lao động hướng tới việc tiết kiệm chi phí.
Số liệu giá thành sẽ tương đối ổn định.
- Xây dựng định mức các chi phí sản xuất:
+ Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa vào định
mức lượng nguyên vật liệu tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu.
+Định mức chi phí nhân công trực tiếp được biểu thị thông qua mức giá của
một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp để
tạo ra một đơn vị sản phẩm.
+Định mức chi phí sản xuất chung: được xây dựng theo chi phí sản xuất
chung biến đổi và cố định, nhằm phục vụ cho việc phân tích biến động chi
phí sản xuất chung. Định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng dựa
trên đơn giá phân bổ sản xuất chung và tiêu thức được chọn để phân bổ chi
phí sản xuất.
- Sau khi xây dựng định mức cho từng yếu tố chi phí sản xuất ta lập bảng tổng
hợp các chi phí định mức .
3. Lý thuyết về bảng điểm cân bằng.
- Khái niệm: là hệ thống các thước đo tài chính và phi tài chính được xây
dựng để đánh giá hoạt động và hỗ trợ việc thực hiện chiến lược của doanh
nghiệp.
- Các yếu tố chính trong hệ thống bảng điểm cân bằng: là khía cạnh về tài
chính, khía cạnh khách hang, khía cạnh vấn đề nội tại và khía cạnh nhận
thức và phát triển.
- Lợi ích
Bảng điểm cân bằng đưa ra một phương pháp mới về diễn đạt Chiến lược và
đo lường việc thực thi chiến lược, mang lại nhiều lợi ích mà chưa có phương

pháp nào đạt được:
Thiết lập được một hệ thống bảng điểm với các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu
cho mỗi bộ phận, mỗi người nhất quán và cân bằng với chiến lược chung
của tổ chức .
Xây dựng được cách thức thực hiện, đo lường, đánh giá kết quả thực hiện
công việc và đề xuất sáng kiến trong tương lai của các cấp độ để điều chỉnh
hành động kịp thời, thực thi thành công chiến lược của tổ chức.
Diễn đạt chiến lược một cách dễ hiểu, ngắn gọn đến tất cả các cấp độ, tăng
cường hiệu quả truyền thông, giao tiếp cả bên trong và bên ngoài của tổ
chức. Từ đó tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp hành động đạt mục
tiêu chung bởi bảng điểm có tính thuyết phục cao, thúc đẩy tinh thần hợp
tác, trao quyền thích hợp và điều chỉnh tức thì hành vi của nhân viên.
Khắc phục được hạn chế của các phương pháp truyền thống như đo lường
năng suất, quản lý theo phương pháp hoạch định ngân sách kiểu cũ, đó là:
chu kỳ còn đo dài (chậm chân trong việc cải tiến), chưa chỉ rõ được vấn đề
(cái gì, ở đâu và do ai), phân bổ nguồn lực thiếu cân đối, chỉ theo kết quả
ngắn hạn
Giải quyết được căn bản 4 rào cản lớn trong thực thi Chiến lược - lý do
chính của vấn nạn thất bại trong quản lý Chiến lược là: Rào cản Tầm nhìn,
Rào cản con người, Rào cản nguồn lực và Rào cản quản lý.
II. Bảng chi phí chuẩn và bảng điểm cân bằng trong doanh nghiệp.
Công ty cổ phần chè kim anh dự kiến sản xuất 1 hộp chè Hương nhài kim
anh với trọng lượng 50gam( 25 túi lọc).
Số nguyên vật liệu chính là chè sấy khô dự kiến để sản xuất ra 1 hộp chè
là 40gam, hao hụt trong quá trình sản xuất bình quân tính theo định mức là
1%. Ngoài ra để sản xuất ra 1 hộp chè thì cũng cần có 1 số chất phụ gia
(nguyên vật liệu phụ) như: tinh sen, ngâu bột, dung môi…là 10gam và
hộp, nhãn để đóng gói chè. Định mức đơn giá NVL tiêu hao là 150đ/gam.
Thời gian cơ bản để sản xuất ra 1 hộp chè là 1h. Thời gian bảo dưỡng
máy móc, thiết bị là 0.15 giờ, thời gian nghỉ ngơi của công nhân là 0,5 giờ.

Đơn giá tiền lương cơ bản của một giờ công là 10000đ, phụ cấp lương
1000. Các khoản trích theo lương 2530.
• Định mức chi phí nguyên vật liệu:
Chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao cho 1 hộp chè là:
Lượng NVL chính: 40+ (40x 1%) = 40.4gam
Chi phí NVL chính: 40.4 x 150= 6060đ
Vậy định mức chi phí NVL là: 6060
• Định mức nhân công trực tiếp:
Định mức thời gian để sản xuất ra 1đơn vị sp là: 1+ 0.15+ 0.15=
1.3
Định mức đơn giá giờ công lao động là:10000+ 1000+ 2530=
13530
Vậy định mức cp NCTT là: 13530 x 1.3= 17589
Tại công ty cổ phần chè Kim Anh chi phí sản xuất chung phát sinh sẽ được
tập hợp theo từng đối tượng cụ thể, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đối
tượng tập hợp chi phí cụ thể theo tiêu thức thích hợp. Công ty sản xuất rất
nhiều sản phẩm chè khác nhau nhưng cụ thể ở đây ta dang đi tính giá
thành tiêu chuẩn của sản phẩm chè Hương Nhài Kim Anh nên ta sẽ chọn
tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là giờ công định mức. Tổng chi
phí sản xuất chung là 6.000.000đ trong đó định phí là 4.500.000, biến phí
là 1.500.000. 1 tháng ngoài sản xuất chè hương nhài công ty còn sản
xuất hàng trăm chủng loại khác. Giờ công định mức cho các sản phẩm đó
là 320 giờ. Dự kiến kế hoạch sản xuất của kì này là 1000 hộp chè Hương
Nhài, còn lại các sản phẩm khác là 225.000 hộp.
• Định mức chi phí sản xuất chung cho 1 hộp chè Hương Nhài.
Biến phí phân bổ cho chè hương nhài:
(1.500.000x 1.3): ( 1.3+ 320) = 6069đ

BẢNG CHI PHÍ CHUẨN- SẢN XUẤT CHUNG BIẾN ĐỔI
A B Ax B

Chi phí Số lượng Giá tiêu
chuẩn
CP tiêu chuẩn
NVL trực tiếp 40,4 150 6060
NC trực tiếp 1.3 13530 17586
SX chung biến đổi 1.3 6069 7889.7
Chi phí SXC biến
đổi chuẩn/ SP
31535.7
Trên đây là chi phí chuẩn cho một hộp chè hương nhài 50gam mà
công ty sẽ sản xuất.
BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG
Lợi nhuận
Tăng thu nhập
cho CNV
Gia tăng lợi
nhuận
TÀI CHÍNH
Nâng cao sự thỏa
mãn với sản phẩm
Tạo môi trường
đất đai thuận lợi
NHẬN THỨC
VÀ PHÁT
TRIỂN
Áp dụng khoa học
cải tiến giống
Cho người lao
động tiếp cận với
công nghệ

VẤN ĐỀ NỘI
TẠI
Sự hài lòng của
CNV trong doanh
nghiệp
Chính sách đãi
ngộ hợp lý với
khả năng LĐộng
Cải thiện môi
trường làm việc
cho CNV
KHÁCHHÀN
G
Nâng cao thương
hiệu của sản phẩm
Phát triển thêm
khách hàng mới
Nhận xét:
- Tài chính: đây là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó chính
là chỉ số đo lường xem việc hoạt động sản xuất kinh doanh có đạt hiểu quả
cao không. Nguồn tài chính tốt không những thuận lơi cho việc kinh doanh,
mà còn nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, từ đó là tiền đề để xã
hội ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu
cụ thể để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu như gia tăng lợi nhuận, tăng nguồn
vốn, tăng thu nhập…Và để đạt được những mục tiêu này thì doanh nghiệp
phải hướng tới một đối tượng rất quan trọng đó chính là khách hàng. Doanh
nghiệp muốn tồn tại muốn đạt được mục tiêu tài chính thì phải lấy được sự
hài lòng, tin tưởng của khách hàng.
- Khách hàng: “Khách hàng là thượng đế”, doanh nghiệp cần đưa ra các chiến
lược mở rộng thị trường, tiếp cận các khách hàng mới và giữ vững các khách

hàng truyền thống. Tuyên truyền cho người dân lợi ích của việc uống chè
hằng ngày rất tốt cho sức khỏe, để tạo dựng một thói quen tiêu dùng chè
hàng ngày với mỗi người dân, mỗi gia đình. Để lấy được lòng tin nới khách
hàng doanh nghiệp cần tự nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh lành
mạnh với các hãng chè khác, để từ đó thương hiệu chè Kim Anh ngày càng
có chỗ đứng vững vàng trên thị trường.
- Nội tại: Đây chính là vấn đề cốt lõi bên trong doanh nghiệp. muốn có sản
phẩm tốt, muốn có khách hàng để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì
đội ngũ nội bộ bên trong phải đoàn kết xây dựng doanh nghiệp. Công ty cổ
phần chè kim anh gắn liền lơi ích, quyền sở hữu doanh nghiệp với người lao
động bởi vậy những người công nhân nơi đây luôn cố gắng xây dựng một
môi trường làm việc hiểu quả, sang tạo, cần cù tăng năng suất, tăng hiệu
quả, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị, không để lãng phí. Bên
cạnh đó hàng năm doanh ngiệp cũng thường xuyên cho ra mắt nhiều loại sản
phẩm mới, hay thay đổi mẫu mã các sản phẩm làm phong phú thêm thị
trường chè trong và ngoài nước.
- Nhận thức và phát triển: Đây chính là sự nhạy bén sáng tạo của mỗi doanh
nghiệp. Tùy vào khả năng nhận thức thị trường đến đâu mà doanh nghiệp có
sự sáng tạo, thay đổi áp dụng vào doanh nghiệp mình đến đó. Công ty cổ
phần chè Kim Anh luôn không ngừng ứng dụng khoa học kỹ thuật đặc biệt
là trong việc cải tiến giống cây trồng.
Bước đi cụ thể:
- Khách hàng: Hàng tháng, hàng quý hay vào các dịp lễ tết, sự kiện doanh
nghiệp bỏ ra một khoản chi phí để quảng cáo thương hiệu như mời dùng thử,
khuyến mại, hay quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Từ đó có thể
thăm dò, lấy ý kiến khẩu vị khách hàng để dần hoàn thiện sản phẩm. Khách
hàng không những quan tâm về mặt chất lượng mà họ cũng quan tâm về
mẫu mã sản phẩm. Mục tiêu của con người ngày nay là “ăn ngon mặc đẹp”
vì vậy chúng ta cũng phải làm cho khách hàng thấy hài lòng và thỏa mãn về
vẻ bề ngoài của sản phẩm. Đấy là tiêu chí để doanh nghiệp có thể chinh phục

tầng lớp khách hàng thượng lưu. Bên cạnh đó cũng phải duy trì lượng khách
trung lưu đang là đối tượng khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp.
- Quy trình nội bộ: Khảo sát chính thị trường bên trong doanh nghiệp là một
việc rất hữu ích nhưng ít doanh nghiệp làm việc này. Việc làm giúp doanh
nghiệp có sự đồng cảm cho người lao động. Thông qua đó người lao động có
thể nói lên được tâm tư, nguyện vọng của bản thân để những mẫu thuẫn giữa
người lao đồng và tầng lớp quản lý được giải quyết. Hay lấy ý kiến từ người
lao động những người trực tiếp sản xuất sản phẩm họ hiểu rõ về sản phẩm để
góp phần hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Người lao động được doanh
nghiệp quan tâm chắc hẳn cũng quyết tâm, hết lòng làm việc vì doanh
nghiệp. Lấy lợi ích của doanh nghiệp là lợi ích của chính bản thân mình.
- Nhận thức phát triển: Cải tiến giống chè là một trong các nhận thức mà
doanh nghiệp thấy rằng là rất quan trọng. Làm thế nào để giống chè năm nay
có năng suất cao hơn năm trước nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng như
khi pha xong nước chè phải xanh, mùi phải thơm…Vì vậy doanh nghiệp đã
cho người lao động tiếp cận với các cải tiến khoa học công nghệ, học tập các
lớp về cây trồng có bài bản chứ không dừng lại ở kinh nghiệm cha ông
truyền lại. Thời vụ trồng chè thường là tháng 8,9 và tháng 1-3 hằng năm
doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi vào mùa vụ đất đai phải được
chăm bón tốt đồng thời cũng phải chuẩn bị các phương tiện phòng tránh
những ảnh hưởng không tốt do thời tiết gây ra làm giảm năng suất cũng như
chất lượng.
KẾT LUẬN
Các nhà quản trị chiến lược thường nhờ vào thước đo tài chính truyền thống để
đo lường các kết quả đã thực hiện như là lợi nhuận, thu nhập trên vốn đầu tư…
Những thông tin tài chính dù rất quan trọng, nhưng nó không đủ để dánh giá, đồng
thời nó còn được dẫn dắt bởi các thành tích trong quá khứ, hi sinh cách tư duy dài
hạn và không thích hợp với thực tế kinh doanh ngày nay. Theo mô hình hệ thống
thẻ điểm cân bằng và chi phí chuẩn nếu các nhà quản trị muốn có được bức tranh
chân thực về tổ chức, thông tin tài chính cần được bổ sung thêm với các thước đo

thực hiện khác để chỉ định rằng tổ chức đã đạt được bốn khối của lợi thế cạnh tranh
- hiệu quả, sự cải tiến, chất lượng và khả năng đáp ứng khách hàng - tốt đến mức
nào. Hy vọng trong thời gian tới doanh nghiệp chè Kim Anh nói riêng và các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung sẽ dần dần đổi mới mô hình kế toán áp dụng
thành công kế toán quản trị giúp cho kết quả hoạt động kinh doanh đạt được những
bước thành công lớn.
Tài liệu tham khảo:
/> /> />

×