Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.04 KB, 27 trang )

Học viện chính trị quốc gia hồ chí minh
SAI KHAM MOUNMANIVONG
Vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các trờng chính trị và hành chính
nớc cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 80 05
Tóm tắt luận án tiến sĩ triết học
Hà nội - 2014
Công trình đợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Phòng
Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại Th viện Quốc gia và
Th viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.
Sai Kham Moun Ma Ni Vong, “Một số vấn đề về giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và
Hành chính Lào hiện nay”, Tạp chí Kor Sang Phak (Xây dựng
Đảng), Lào, số 137, 2013.


2.
Sai Kham Moun Ma Ni Vong, “Giảng dạy lý luận Mác - Lênin tại
các trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay”, Tạp chí lý luận
chính trị, số 5, 2013.
1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần thứ VII (2001) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp
tục khẳng định sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định sự
lựa chọn con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào là đúng đắn. Đại hội
VIII (2006), IX (2011) của Đảng tiếp tục khẳng định tính đúng đắn, vai trò
và những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin trên phạm vi thế giới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và đờng lối, chính sách của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào là kim chỉ nam cho cách mạng Lào.
Các Trờng Chính trị và Hành chính nớc Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào đều có nhiệm vụ đào tạo và bồi dỡng cán bộ, công chức đơng
chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nớc. Đào tạo
cán bộ cho các ngành ở tỉnh và địa phơng không chỉ giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ mà trớc hết phải có phẩm chất chính trị vững vàng, t tởng
đạo đức cách mạng, lập trờng giai cấp gắn bó với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội của đất nớc.
Thực tiễn cho thấy, vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính nớc Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào trong những năm vừa qua có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, còn có những hạn chế, bất cập về chơng trình, nội dung,
phơng pháp giáo dục; số lợng, chất lợng đội ngũ giảng viên, những
ngời làm công tác giáo dục; phơng tiện, cơ sở vật chất. Tình hình đó đặt
ra yêu cầu cần phải khắc phục những hạn chế, góp phần xây dựng niềm tin,
bản lĩnh, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản
chủ nghĩa trong mỗi học viên. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: "Vấn đề giáo

dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và
Hành chính nớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm đề tài
luận án tiến sĩ triết học chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích chỉ rõ thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin
cho học viên h cao cp ở các Trờng Chính trị và Hành chính nớc
2
CHDCND Lào hiện nay, luận án xut mt s phơng hớng và giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiu qu giáo dục lý luận Mác - Lênin cho i
tng này.
2.2. Nhiệm vụ
- Phõn tớch ch rừ vai trũ của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học
viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính nớc CHDCND Lào.
- Phân tích chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra của giáo dục lý
luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành
chính nớc Lào hiện nay.
- Đề xuất một số phơng hớng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các
Trờng Chính trị và Hành chính nớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
hiện nay.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tợng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin
cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính nớc
CHDCND Lào hiện nay. Họ là những cán bộ lãnh đạo, quản lý đơng chức
và thuộc diện quy hoạch là cán bộ kế cận, cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà
nớc ở Tnh, Huyn và địa phơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu vấn đề giáo dục lý luận Mác -
Lênin chủ yếu thông qua giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác -
Lênin ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào. Thời gian khảo sát
nghiên cứu của luận án từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm đờng lối
chính sách của Đảng nhân dân Cách mạng Lào, thông qua giảng dạy các
bộ môn khoa học Mác - Lênin hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành
chính, đồng thời có sự kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết
có liên quan đã đợc công bố trong và ngoài nớc.
3
4.2. Phơng pháp nghiên cứu
Dựa trên phơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các phơng pháp
lịch sử-lôgíc, phân tích-tổng hợp, phơng pháp thống kê, phơng pháp hệ
thống và phơng pháp điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp sau:
- Phân tích đợc thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học
viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.
- Góp phần đánh giá và khẳng định giáo dục lý luận Mác - Lênin là
một bộ phận quan trọng không thể thiếu đợc trong giáo dục toàn diện cho
đội ngũ cán bộ ở các trờng Đảng nói chung, ở các Trờng Chính trị và
Hành chính Lào nói riêng.
- Đề xuất một số phơng hớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính
trị và Hành chính nớc Lào hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác -

Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính nớc
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
- Những kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong quá trình giảng dạy và học tập các môn lý luận Mác - Lênin.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án đợc kết cấu làm 4 chơng, 10 tiết.
Chơng 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án
ở các nớc phơng Tây, lý luận về chất lợng đội ngũ công chức phát
triển mạnh vào giữa thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,
khi mà vai trò của nhà nớc thông qua các chính sách công ngày càng đợc
chú trọng, đồng thời với việc cần thiết có một nền hành chính mạnh để tái
4
thiết đất nớc sau chiến tranh. Để đáp ứng yêu cầu đó, các nớc đều quan
tâm nghiên cứu và mở rộng các trờng đào tạo cán bộ, công chức. Chẳng hạn
ở Pháp, sau năm 1945 đã thành lập Trờng Hành Chính Quốc gia nhằm
nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo các công chức cao cấp cho nớc Pháp.
ở các nớc đi theo con đờng xã hội chủ nghĩa nh Trung Quốc, đã
có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này. Kết quả của việc nghiên cứu đó đã
đợc nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam tập hợp, khai thác để phục vụ
cho nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
Việt Nam.
ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về giáo dục lý luận Mác -
Lênin cũng nh chất lợng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính
trị, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nguồn. Việt Nam và Lào
là hai nớc có nhiều điểm tơng đồng về vị trí địa lý, chế độ chính trị và xã
hội, do vậy có thể nói những nguồn t liệu quan trọng và thiết thực cho đề
tài. Dới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài

luận án.
1.1. Những công trình đề cập đến vai trò tầm quan trọng của giáo
dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên
Trần Thành (chủ biên), (2007), Triết học với đổi mới và đổi mới
nghiên cứu giảng dạy triết học, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Thị
Nam An (2007), Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc giáo dục thế
giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Nghệ An hiện nay. Luận văn
thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội. Cuốn sách: Một số chuyên đề về những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Tập 1 của Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Lý luận
chính trị,(2008). Trần Thành (chủ biên), (2008), Các chuyên đề triết học
Mác - Lênin (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên ngành triết học), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Trần Minh
Nhiệt (2008), Nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin cho cán bộ báo cáo
viên đảng bộ cấp huyện ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ
triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Thế
Kiệt (chủ biên), (2009), Triết học Mác - Lênin với việc xác định con
đờng và động lực đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), (2010), Chủ
nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tơng lai của chủ nghĩa xã hội hiện
5
thực, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên),
(2010), Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin của
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng
dân tộc, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Những công trình trên đã
khẳng định đợc vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị Việt Nam. Đây
là những kết quả nghiên cứu có giá trị sẽ đợc tác giả luận án kế thừa
trong quá trình thực hiện đề tài.
1.2. Những công trình liên quan đến thực trạng giáo dục lý luận

Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên
Hoàng Thị Xuân Thanh (1998), Nâng cao trình độ lý luận Mác-
Lênin, t tởng Hồ Chí Minh cho cán bộ đảng viên trong công cuộc đổi
mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Văn Cần (2001), Nâng cao chất lợng giáo
dục chính trị - t tởng trong Quân đội trớc yêu cầu của cuộc đấu tranh
t tởng ở nớc ta hiện nay, Luận án tiến sĩ: chuyên ngành Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chính trị quân
sự, Bộ Quốc phòng. Hoàng Thúc Lân (2004), Giảng dạy Triết học Mác-
Lênin với việc nâng cao năng lực t duy biện chứng cho sinh viên các
trờng đại học (Qua khảo sát một số trờng đại học ở Hà Nội, Luận văn
thạc sĩ: Chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Huỳnh Minh Khởi
(2006), Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên của
Đảng bộ cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận văn thạc
sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Sổm
Phăn Sỉ Vông Say (2007), Nâng cao chất lợng giáo dục lý luận chính trị
cho sinh viên ở trờng đại học công an nhân dân Lào hiện nay, Luận văn
thạc sĩ: chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Chỉnh (chủ biên), (2009), Quán triệt t
tởng Hồ Chí Minh về công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất
lợng đào tạo, bồi dỡng cán bộ hiện nay.Nxb Đà Nẵng. Cuốn sách là
tập hợp những bài viết của các giảng viên, các nhà khoa học của Học Viện
Chính trị khu vực III. Si Sôm Phu Tha Vi Xay (2010), Nâng cao trình độ
lý luận chính trị cho cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng nớc
CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học
6
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Chit Sa Vanh
ThepYoThin (2013), Nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin cho học viên
trờng Chính trị của Bộ An ninh, nớc CHDCND Lào hiện nay,Luận

văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh. Các công trình đợc nêu trên đã cung cấp những thông tin bổ ích
dới các khía cạnh và các mức độ khác nhau, luận giải các vấn đề đào tạo,
bồi dỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lợng của đội ngũ cán bộ công nhân
viên chức trong hệ thống chính trị nói chung và cán bộ nghiên cứu khoa
học và giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới những năm gần đây nói riêng. Từ đó, rút ra đợc những vấn đề đặt
ra và đề xuất các phơng hớng, các giải pháp có giá trị về vấn đề lý luận
và thực tiễn trong việc đào tạo, bồi dỡng cán bộ để nâng cao chất lợng
của mỗi cán bộ trong các cấp, các ngành của tỉnh, huyện, là nguồn t liệu
quý báu cho việc nghiên cứu nâng cao chất lợng giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trờng Chính trị và Hành chính nớc
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.
1.3. Những công trình đề cập đến phơng hớng và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ
đảng viên
Nguyễn Hữu Cát: Một số biện pháp nâng cao chất lợng công tác
quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, (Tạp chí nghiên cứu lý
luận, số 9/1999). Lơng Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lợng
giảng dạy và đổi mới nội dung chơng trình các môn khoa học Mác -
Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đinh
Cảnh Nhạc (2003), Sự vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng ta
trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ: Chuyên ngành chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh. Song Thành: Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo của Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (Tạp chí lý luận chính trị, số
7/2005). Vi La Phăn Đuông ma ny (2006), Giáodục thế giới quan duy
vật biện chứng với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí trong đội ngũ
cán bộ ở Lào hiện nay,Luận án tiến sĩ triết học. Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Dơng Minh Đức (2006), Nâng cao năng lực

t duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng hiện nay, Luận án tiến sĩ Trết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
7
Chí Minh. Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc
hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trờng hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học. Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Võ Thị Mai: Phơng pháp dạy học trong
các trờng Đảng ở Trung Quốc, (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2007).
Với những thành tựu khoa học mà các nhà khoa học đã đạt đợc trên
đây, nhìn chung đều nghiên cứu về nâng cao chất lợng công tác đào tạo
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số lĩnh vực khác nhau hoặc các chủ đề có
liên quan đến việc đào tạo, bồi dỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị của Đảng và Nhà nớc. Tóm lại, việc nghiên cứu về công
tác giáo dục lý luận Mác - Lênin của các nhà khoa học và những công trình
có liên quan đến đề tài luận án, nó là những vấn đề cơ sở quan trọng cho
tác giả có một cách nhìn khái quát và rút ra những điểm cần kế thừa và cần
phải tập trung nghiên cứu mới của đề tài.
Chơng 2
giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các trờng Chính trị và hành chính
nớc cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay -
một số vấn đề lý luận
2.1. Khái quát về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ
cao cấp ở CHDCND lào hiện nay
2.1.1. Lý luận Mác - Lênin và những đặc trng của lý luận Mác
- Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận Mác - Lênin:
Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là tên gọi ngay từ đầu, thuật ngữ
Chủ nghĩa Mác xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ XIX. Sở dĩ
lấy tên Mác vì chính Mác là ngời đặt nền móng đầu tiên xây dựng lên. Ph.

Ăngghen đã viết: Nếu không có Mác thì lý luận thật khó mà đợc nh
ngày nay. Vì vậy, lý luận đó mang tên Mác là điều chính đáng. Tháng 2
năm 1848, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và
Ph.Ăngghen viết đợc xuất bản lần đầu tiên tại Luân Đôn đã đánh dấu sự
8
chín muồi ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác.
Giữa những năm 20 của thế kỷ XX, thuật ngữ Chủ nghĩa Mác -
Lênin xuất hiện ở Nga, nhấn mạnh sự kế tục xuất sắc chủ nghĩa Mác và
đánh dấu một giai đoạn phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác của V.I. Lênin
trong giai đoạn cách mạng mới. I.V. Xtalin đã nhận xét và viết: Chủ nghĩa
Lênin là chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô
sản là sự phát triển chủ nghĩa Mác trong những điều kiện mới, là hình
thức cao của chủ nghĩa Mác. Từ đó, thuật ngữ chủ nghĩa Mác - Lênin đã
đợc các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế thừa nhận.
ở Việt Nam, vào năm 1924 ngời đầu tiên và sử dụng thuật ngữ
chủ nghĩa Mác chính là Nguyễn ái Quốc. Khi vận dụng chủ nghĩa Mác
vào cách mạng Việt Nam, Ngời đã từng nhắc nhở: Dù sao cũng không
thể cấm bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng cách đa thêm
vào đó những t liệu mà Mác ở thời mình không thể có đợc. Còn thuật
ngữ chủ nghĩa Mác - Lênin thì đợc Ngời dùng khi viết cuốn sách gối
đầu giờng cho những ngời cách mạng Việt Nam, cuốn Đờng cách
mệnh (1927). Trong đó, Ngời khẳng định con đờng cách mạng Việt
Nam là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc T và Lênin. Nh vậy, từ năm
1924, với sự cố gắng không mệt mỏi của Nguyễn ái Quốc, chủ nghĩa
Mác - Lênin đã đợc truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, cùng với t
tởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành
động của Đảng và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
ở Lào, kế tục sự nghiệp và sứ mệnh lịch sử của Đảng cộng sản Đông
Dơng do Hồ Chí Minh sáng lập, từ khi thành lập ( 22/3/1955 ) đến nay

Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Mác -
Lênin, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, kim chỉ nam, vận dụng và
phát triển một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể ở Lào.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa tất cả những giá trị t tởng và văn
hóa của nhân loại đã có trớc đó, là sự khái quát, đúc kết những kinh
nghiệm và tri thức lý luận trên các lĩnh vực khác nhau. Lý luận Mác -
Lênin luôn luôn gắn liền với thực tiễn phong trào cách mạng, thực tiễn vận
động của lịch sử, sự phát triển khoa học kỹ thuật, cuộc đấu tranh t tởng
lý luận chống lại các học thuyết t sản, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại,
9
cải lơng. Sức mạnh của lý luận Mác-Lênin chính là ở chỗ nó gắn bó hữu
cơ với thực tiễn xã hội, đợc kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển trong thực
tiễn. Có thể hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận Mác - Lênin có nội
dung tơng đồng với nhau, mặc dù không đồng nhất với nhau nhng đều là
học thuyết về cách mạng vô sản và con đờng giải phóng giai cấp vô sản
và quần chúng nhân dân lao động, xây dựng chế độ xã hội cộng sản chủ
nghĩa, đồng thời khẳng định vai trò kế tục xuất sắc, sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác trong những điều kiện, hoàn cảnh cách mạng mới của
Lênin. Nhiệm vụ của các Đảng cộng sản hiện nay, ngoài việc bảo vệ chủ
nghĩa Mác - Lênin, quan trọng hơn là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào hoàn cảnh nớc mình, ngày càng bổ sung, hoàn thiện và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin và đây cũng là nhiệm vụ của các bộ môn khoa
học Mác - Lênin.
Lý luận Mác - Lênin có những đặc trng chủ yếu sau:
Một là, tính trừu tợng hóa và tính khái quát hóa cao; Hai là, tính hệ
thống, lôgic, chính xác và chặt chẽ; Ba là, tính gắn bó, liên hệ, thống nhất
với thực tiễn; Bốn là, thống nhất giữa tính khoa học và tính giai cấp; Năm
là, tính sáng tạo và tính phát triển.
2.1.2. Thực chất và biểu hiện đặc thù của giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở Lào hiện nay

Thực chất của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp
ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào là đa một lý luận khoa học tiên
tiến nhất xâm nhập vào tầng lớp xã hội u tú, hình thành ở đội ngũ cán bộ
đơng chức và tơng lai của đất nớc những phẩm chất chính trị, bản lĩnh
và trí tuệ để bảo vệ và xây dựng đất nớc trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vì mục tiêu nớc mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hàihòa,
dân chủ, công bằng và văn minh.
Tính đặc thù của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao
cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào chủ yếu đợc biểu hiện
thông qua tính đặc thù của môn học, của đội ngũ giáo viên giảng dạy các
môn khoa học Mác - Lênin. Cụ thể là:Thứ nhất, đặc thù của môn học.
10
Khoa học Mác - Lênin là một ngành khoa học thuộc khoa học xã hội và
nhân văn nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển của xã hội làm
cơ sở khoa học để phản ánh và phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN và
CSCN trên phạm vi toàn thế giới. Nội dung cốt lõi của khoa học Mác -
Lênin là các quan điểm, t tởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phơng
pháp nghiên cứu của khoa học Mác - Lênin là phơng pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Thứ hai, đặc thù của đội ngũ giảng viên lý luận
Mác - Lênin. Khác với giảng viên các môn khoa học khác, các giảng
viên lý luận Mác - Lênin ở Lào dù đã là đảng viên hay đang phấn đấu trở
thành đảng viên thì đều đợc coi là những chiến sĩ của Đảng trên lĩnh
vực t tởng, phải luôn quan tâm, bám sát, nhạy cảm với tình hình chính
trị-xã hội, gắn lý luận Mác - Lênin và đờng lối của Đảng với thực tiễn
cách mạng và đời sống chính trị - xã hội, nhất là trong tình hình hiện
nay. Hiện nay, giảng viên lý luận Mác - Lênin ở các Trờng Chính trị và
Hành chính Lào có 93 ngời, trong đó có 5 tiến sĩ, 18 thạc sĩ và 70 cử
nhân; phần lớn các giảng viên đợc đào tạo ở trong nớc và một số ngời
đợc đào tạo ở nớc ngoài. Song hạn chế của đội ngũ này là về trình độ
ngoại ngữ và tin học rất hạn chế, kiến thức chuyên môn theo thời gian,

nếu không đợc thờng xuyên củng cố bồi dỡng thì dễ bị mai một, lạc
hậu, việc tiếp cận và ứng dụng phơng pháp giảng dạy hiện đại còn hạn
chế và gặp nhiều khó khăn.
2.2. Vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao
cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào
2.2.1. Đặc điểm của học viên hệ cao cấp ở các trờng Chính trị và
Hành chính nớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lo
Học viên cao cấp đang học tập ở các Trờng Chính trị và Hành chính
Lào, là cán bộ chính quy có kinh nghiệm công tác ở các cơ quan, đơn vị
trong tỉnh và huyện. Các học viên có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi. Đa số họ đã
có gia đình riêng và đều là chủ cột trong gia đình về kinh tế. Chơng trình
học lý luận cao cấp ở các Trờng Chính và Hành chính Lào là hai năm
rỡi. Các học viên hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên họ có sự
khác nhau về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, một số học viên có bằng
11
tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, cử nhân và thạc sĩ. Nhng do điều kiện và
tiêu chuẩn chung của cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý các
cấp, cán bộ nằm trong quy hoạch nói riêng phải trang bị đầy đủ những kiến
thức cơ bản mang tính cách mạng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lênin, chủ trơng đờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc.
Mục đích của chơng trình lý luận cao cấp là để tạo cho học viên nắm
vững nội dung tinh thần đờng lối đổi mới của Đảng trong mỗi lĩnh vực,
nắm đợc nội dung chủ yếu của các nghị quyết, nguyên tắc và pháp luật
của nhà nớc.
2.2.2. Vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin
Thứ nhất, giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các
trờng Chính trị và Hành chính Lào là trang bị cho họ thế giới quan duy
vật biện chứng, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và phơng pháp luận
khoa học; Hai là, giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở
các trờng Chính trị và Hành chính Lào là góp phần tích cực vào quá trình

xây dựng những phẩm chất đạo đức cách mng cho h; Ba là, Giáo dục lý
luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trờng Chính trị và Hành
chính Lào là góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và có
phẩm chất chính trị vững vàng; Bốn là, giáo dục lý luận Mác-Lênin cho
học viên hệ cao cấp các Trờng Chính và Hành chính Lào là góp phần hình
thành nhân cách ngời cán bộ cách mạng.
Kết luận chơng 2
Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các
Trờng Chính trị và Hành chính Lào có vị trí đặc biệt rất quan trọng
trong quá trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học - nhân
sinh quan cộng sản chủ nghĩa và phơng pháp biện chứng duy vật.
Nghĩa là giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các
Trờng chính trị và Hành chính Lào là góp phần tích cực vào quá trình
xây dựng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho họ; hình thành ý
thức thẩm mỹ cao đẹp; góp phần đào tạo họ học giỏi chuyên môn, có
đạo đức cách mạng và phẩm chất chính trị vững vàng,v.v Từ những tri
thức này, học viên sẽ hình thành một phơng pháp nhận thức khoa học
để tiếp nhận và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, hun đúc và hoàn thiện
nhân cách làm cho họ có niềm tin, lý tởng cách mạng, phẩm chất
12
chính trị vững vàng để tiếp cận với kiến thức khoa học - công nghệ hiện
đại, đứng vững trên mặt trận đấu tranh với cuộc chiến diễn biến hòa
bình của các thế lực thù địch, nhận rõ chân giá trị để tiếp thu và phát
triển trong quá trình hội nhập kinh tế và giao lu văn hóa hiện nay. Họ
chính là lực lợng nòng cốt trong công cuộc đổi mới và quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Chơng 3
giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các trờng chính trị và hành chính
nớc cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay-

Thực trạng và những vấn đề đặt ra
3.1. Những yếu tố tác động đến việc giáo dục lý luận Mác - Lênin
cho học viên hệ cao cấp ở các trờng Chính trị và Hành chính Lo
3.1.1. Những nhân tố bên ngoài nhà trờng
Luận án phân tích những nhân tố bên ngoài nhà trờng tác động đến
giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp: Một là, chủ trơng
của Đảng và Nhà nớc CHDCND Lào về giáo dục lý luận Mác - Lênin;
Hai là, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa trong nớc; Ba
là, sự tác động của nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở
Lào và yếu tố thời đại.
3.1.2. Những nhân tố bên trong nhà trờng
Một là, đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở
các Trờng Chính trị và Hành chính; Hai là, nội dung, chơng trình giáo
dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp; Ba l, tính tích cực, chủ
động tự giáo dục của học viên.
3.2. Thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao
cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính nớc Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào hiện nay
3.2.1. Thực trạng giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin cho học
viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào
Từ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của các Trờng Chính trị và Hành
13
nhất là thực hiện khẩu hiệu mà các trờng đề ra là dạy tốt, dạy giỏi và học
giỏi có kỷ luật tốt, trong những năm qua, công tác giảng dạy của cỏc
Trng Chớnh tr v Hnh chớnh thực sự là bộ phận quan trọng góp phần
giáo dục lý luận Mác - Lênin, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ
kế cận trong tnh, huyn. Điều này đợc thể hiện ở mấy mặt sau:
Thứ nhất, về số lợng và cơ cấu của đội ngũ giảng viên các môn khoa
học Mác - Lênin trong 5 Trờng Chính trị và Hành chính nớc Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào có chơng trình đào tạo hệ cao cấp, tính đến năm

2012-2013 tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu và giảng dạy (một số là cán
bộ giảng dạy kiêm chức) có 93 ngời. Cụ thể là, Trờng Chính trị và Hành
chính Thủ đô Viêng Chăn có 15 ngời, nữ 5 ngời; Trờng chính trị và
Hành chính tỉnh Sa Van Na Kht cú 15 ngi, n 3; Trờng Chính trị và
Hành chính tỉnh Chăm Pa Sắc có 25 ngời, nữ 6 ngời; Trờng Chính trị và
Hành chính tỉnh U Đôm Xay gồm có 16 ngời, nữ 5 ngời; Trờng Chính
trị và Hành chính tỉnh Luông Pha Bang có 22 ngời, nữ 3 ngời. Các giảng
viên đợc phân công giảng dạy tất cả các môn khoa học Mác - Lênin và
các môn khoa học khác. Điều này cho thấy đội ngũ ging viên ở các
Trờng Chính trị và Hành chính Lào còn thiếu về số lợng, từ đó cũng ảnh
hởng đến chất lợng của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin.
Bên cạnh đó, giảng viên Mác - Lênin ở các Trờng Chính trị và Hành
chính Lào hiện nay về độ tuổi, qua điều tra cho thấy: 22,58% giảng viên
Mác - Lênin ở độ tuổi dới 30 tuổi; 25,80% giảng viên ở độ tuổi 31-40; và
33,33% là giảng viên ở độ tuổi từ 41-50; và từ 51 trở lên chiếm 18,27%.
Những giảng viên là những đảng viên có tuổi đảng lâu năm hơn là
điểm tựa vững chắc cho đội ngũ giảng viên trẻ. Họ có kinh nghiệm giảng
dạy và phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Họ là những ngời đợc
đào tạo cơ bản từ Đại học quốc gia Lào, Học viện Chính trị và Hành chính
quốc gia Lào, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam. Do đa số các Trờng Chính trị và
Hành chính Lào mới đợc phép đào tạo hệ cao cấp (trừ Trờng Chính trị và
Hành chính Thủ Đô Viêng Chăn đợc phép đào tạo từ năm 2005 và Trờng
Chính trị và Hành chính tỉnh Sa Văn Na Khệt năm 2007) nên giảng viên
Mác - Lênin chủ yếu có trình độ cử nhân.Trong tổng số giảng viên ở các
Trờng Chính trị và Hành chính Lào hiện nay tính đến năm học 2012 -
2013, có 5 tiến sĩ, chiếm 5,37%, 18 thạc sĩ, chiếm 19,35%, cử nhân có 70
ngời, chiếm 75,26%.
14
Thứ hai, về phơng pháp giảng dạy.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Ban giám hiệu các Trờng Chính trị
và Hành chính đề ra, trong những năm vừa qua các giảng viên đã thực
hiện hớng chuyển dần các phơng pháp giảng dạy mới trong tất cả hệ
thống đào tạo và bồi dỡng. Việc dạy và học các môn khoa học Mác -
Lênin cũng không nằm ngoài các phơng pháp giảng dạy mới đó;
chuyển dần từ truyền đạt tri thức thụ động, sang phơng pháp giảng đối
thoại, gợi mở; chú trọng giảng dạy cho học viên phơng pháp tự học, tự
thu nhận thông tin một cách có hệ thống; phát triển năng lực kinh
nghiệm cá nhân; tăng cờng tính chủ động, tự chủ trong quá trình tự học
tập phấn đấu của học viên.
3.2.2. Thực trạng học tập và rèn luyện của học viên hệ cao cấp
Với sự cố gắng và có phơng pháp học tập, rèn luyện đúng đắn, nhờ
đọc tài liệu trớc khi lên lớp, học viên chủ động nghe giảng và tiếp thu bài
giảng, nên đa số học viên nắm bắt đợc những vấn đề cơ bản, then chốt của
từng bài. Do vậy, đã đem lại kết quả học tập khá hơn. Qua khảo sát 321
học viên ở 5 Trờng Chính trị và Hành chính Lào cho thấy: số học viên đạt
kết quả giỏi và khá chiếm tỷ lệ cao so với trung bình. Trong các môn khoa
học Mác - Lênin thì số học viên đạt kết quả giỏi môn kinh tế chính trị
nhiều hơn các môn khác chiếm 31,46%. Trong đó giỏi môn triết học Mác -
Lênin chiếm 29,28% và chủ nghĩa xã hội khoa học là 29,90%.
- Số học viên học giỏi các môn khoa học Mác-Lênin chiếm 30,21%.
- Số học viên học khá các môn khoa học Mác-Lênin chiếm 43,71%.
- Số học viên học trung bình các môn khoa học Mác-Lênin chiếm
26,05%.
3.2.3. Về nội dung chơng trình, giáo trình và cơ sở vật chất
Thứ nhất, về nội dung chơng trình: Nội dung chơng trình các
môn khoa học Mác - Lênin đợc sử dụng ở các trờng Chính trị và Hành
chính Lào cơ bản quán triệt đợc các quan điểm, đờng lối chính sách
của Đảng, có điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tiễn đổi mới của đất
nớc, xu hớng vận động của thời đại, tiếp thu đợc những thành tựu

khoa học công nghệ mới. Nội dung của giáo trình đã đi vào những vấn
đề lý luận phục vụ cho đờng lối chính sách của Đảng trong giai đoạn
hiện nay và những vấn đề thực tiễn đặt ra, thể hiện sự kiên định của chủ
15
nghĩa Mác - Lênin, Đờng lối chính sách của Đảng. Tuy nhiên, nội dung
chơng trình còn mang nặng tính lý thuyết, tính thực tiễn cha cao, cha
có sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn cha rõ nét, giáo trình cha
bám sát đối tợng học. Thứ hai, về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy các
môn khoa học Mác -Lênin: Trong những năm gần đây, để nâng cao hiệu
quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng
Chính trị và Hành chính Lào, Đảng, Nhà nớc Lào đã có sự đầu t về cơ
sở vật chất đầy đủ hơn, tùy theo điều kiện của các trờng. Bởi vì, cơ sở
vật chất ảnh hởng trực tiếp tới quá trình dạy và học các môn khoa học
Mác -Lênin, là điều kiện để giảng viên có thể đổi mới phơng pháp
giảng dạy theo hớng tích cực, lấy ngời học làm trung tâm. Mặc dù, đã
có sự đầu t, bổ sung, nhng về nguồn kinh phí của các Trờng Chính trị
và Hành chính Lào vẫn còn có hạn, phần lớn dựa vào nguồn ngân sách
hàng năm của Nhà nớc, nên nhiều năm nay các trờng cha thực sự đầu
t thích đáng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập nói chung và
giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin nói riêng. Trong
những năm gần đây cũng có một số trờng của các tỉnh đã có sự đầu t
về cơ sở vật chất và có sự hợp tác với các tỉnh của Việt Nam nh: Trờng
Chính trị và Hành chính Thủ Đô Viêng Chăn đã có sự hợp tác với
Trờng Chính trị Lê Hồng Phong của Thủ Đô Hà Nội; Trờng Chính trị
và Hành chính tỉnh Luông Pha Bang hợp tác với Trờng Chính trị tỉnh
Sơn La Các trờng Chính trị Việt Nam đã giúp đỡ đầu t xây dựng cơ
sở vật chất nhất là về giảng đờng, hội trờng, ký túc xá. Trên cơ sở đó
các Trờng Chính trị và Hành chính Lào đã đợc cải thiện nhiều hơn,
nhng hiện nay, ký túc xá, phòng học vẫn còn thiếu so với yêu cầu đào
tạo hàng năm của các tỉnh và nhu cầu của các trờng, số học viên ngày

càng đông.
3.2.4. Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin qua các phong trào
thực tiễn
Theo nội dung chơng trình đào tạo hệ cao cấp mà Ban giám hiệu các
Trờng Chính trị và Hành chính Lào đề ra, hàng năm học viên đợc tham
gia vào các hoạt động xã hội. Với học viên, những điều học trong giảng
đờng chỉ là cơ sở lý thuyết để cung cấp cho học viên những giá trị, những
chất liệu để hình thành nhân cách của họ mà thôi. Hoạt động thực tiễn mới
giúp học viên khẳng định đợc chính bản thân mình. Các phong trào chính
16
trị - xã hội thực tế là nơi cho học viên rèn đức, luyện tài, trau dồi những
kiến thức, niềm tin, nhân sinh quan cách mạng.
3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng giáo dục lý luận Mác-
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính
nớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có đội ngũ giảng viên chuyên
nghiệp giỏi chuyên môn, có phơng pháp s phạm tốt với thực tế đội
ngũ này còn thiếu về số lợng và yếu về chất lợng
Đội ngũ giảng viên ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào ảnh
hởng trực tiếp tới thái độ học tập, khả năng tiếp thu tri thức cũng nh
phơng pháp t duy, nghiên cứu khoa học của học viên. Đội ngũ giảng
viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, hiện tại tuy có nhiều u
điểm, nhng còn nhiều hạn chế, thiếu về số lợng, bất hợp lý về cơ cấu,
yếu kém về chất lợng. Giải quyết mâu thuẫn này là yêu cầu đặc biệt quan
trọng, đòi hỏi phải xây dựng đợc đội ngũ làm công tác giáo dục lý luận
Mác - Lênin - đủ sức đáp ứng yêu cầu.
3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có chơng trình, nội dung giáo
dục lý luận Mác-Lênin đa dạng, linh hoạt, phù hợp thực tiễn Lào với
hiện trạng chơng trình, nội dung còn nhiều bất cập
Nội dung chơng trình giảng dạy đóng vai trò quan trọng góp phần

quyết định chất lợng dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin. Nó ảnh
hởng mạnh mẽ tới ý thức, thái độ học tập của học viên. Hiện nay, nội
dung chơng trình thờng nặng về trình bày những nguyên lý, quy luật, các
phạm trù của các môn khoa học Mác - Lênin, phần lớn nội dung thờng
nặng về thuyết minh, liệt kê các chủ trơng, đờng lối của Đảng, xem nhẹ
sự luận giải khoa học những quan điểm đó và nội dung ít chú ý tới tính
thực tiễn của đất nớc. Vì vậy, xây dựng nội dung chơng trình hoàn thiện
theo yêu cầu của thực tiễn của đất nớc Lào là hết sức cần thiết.
3.3.3. Mâu thuẫn giữa đòi hỏi tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo trong hc tp ca i ng hc viờn h cao cp vi thc t cũn cha
tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập
Tính thần tự giác, chủ động, tích cực học tập các môn khoa học Mác
- Lênin của học viên hệ cao cấp trong thực tế còn tồn tại nhiều bất cập. Bên
cạnh một bộ phận học viên chăm chỉ, hào hứng, có tinh thần tự học, tự rèn
luyện tốt, thì còn một bộ phận học viên ngại học, thụ động, học theo
phơng pháp cũ nên đạt kết quả không cao. Để khắc phục tình trạng này,
17
phát huy tốt vai trò định hớng phát triển lý luận của các môn khoa học
Mác - Lênin cần có một hệ các giải pháp đồng bộ từ Đảng, Nhà nớc, xã
hội, nhà trờng và quan trọng hơn là tinh thần tự giáo dục, rèn luyện học
tập tiếp thu, thấm nhuần các tri thức này để trở thành niềm tin, lý tởng, lối
sống cao đẹp trong mỗi học viên.
3.3.4. Mâu thuẫn giữa lý tởng trong giáo dục lý luận Mác - Lênin
với đời sống thực tế còn nhiều trái ngợc
Giáo dục lý luận Mác - Lênin trong các Trờng Chính trị và Hành
chính Lào có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng cho học
viên. Tuy nhiên, ở một bộ phận học viên còn coi đây là một môn phụ, không
coi nó là một môn khoa học nh các môn khoa học khác trong học viên vẫn
còn tồn tại dẫn đến thiếu ý thức, thiếu niềm tin vào các môn khoa học này.

Một số ngời hoang mang, dao động trớc những diễn biến phức tạp của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Lợi dụng bối cảnh ấy, các phần
tử cơ hội, thoái hóa biến chất xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán
Đảng. Đây là nhân tố khách quan góp phần làm suy giảm niềm tin vào chủ
nghĩa xã hội và lý tởng cộng sản, đồng thời làm giảm vai trò của các môn
khoa học Mác - Lênin trong các Trờng Chính trị và Hành chính Lào.
Mặt khác, trong nhận thức, t tởng của một bộ phận cán bộ giảng
viên vẫn còn dao động, hoài nghi về con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Lào, về vai trò và khả năng lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng.
Vẫn còn tệ sùng bái nớc ngoài, tô đậm những yếu kém trên bớc đờng đi
lên chủ nghĩa xã hội của đất nớc; thực dụng, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân.
Mặc dù hiện tợng này không phổ biến nhng cũng có ảnh hởng nhất
định đối với công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin làm giảm niềm tin, tính
tích cực ở học viên trong các trờng Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.
Kết luận chơng 3
Qua phân tích thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các trờng Chính trị và Hành chính Lào hiện nay, bên cạnh
những kết quả đạt đợc cần phải giữ vững và phát huy hơn nữa, cũng còn
không ít những mặt hạn chế, yếu kém rất đáng quan tâm:
Thứ nhất, nhìn chung học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và
Hành chính Lào có biểu hiện rõ trên nhiều phẩm chất nh: có thế giới quan
18
khoa học, trung thành với lý tởng cộng sản mà Đảng và nhân dân các bộ
tộc Lào đã lựa chọn, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức học tập, trau dồi tri
thức để góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nớc. Tuy nhiên, một bộ
phận học viên còn thiếu tính chủ động, tính tích cực, dễ bị động, bị lôi kéo
vào các hoạt động tiêu cực vi phạm pháp luật, ít quan tâm cảnh giác trớc
âm mu của các thế lực thù địch, dẫn đến suy thoái về đạo đức lối sống.
Thứ hai, vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin đối với học viên đã
đợc khẳng định, tuy nhiên, trên thực tế công tác này còn nhiều vấn đề tồn

tại đặt ra cần khắc phục đó là: quá trình giảng dạy với nội dung cha phong
phú, cha thiết thực, còn mang nặng tính kinh viện, cha vận dụng nhiều
vào giải thích các vấn đề thực tiễn, phơng pháp giảng dạy cha đợc đổi
mới, cha thiết phục đợc ngời học dẫn đến kết quả học tập của học viên
đạt kết quả không cao.
Thứ ba, sự nghiệp đổi mới của đất nớc, đang đặt ra cho công tác
giáo dục lý luận Mác - Lênin, những yêu cầu to lớn, bức xúc và phức tạp.
Trong tình hình ấy, công tác giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các Trờng
Chính trị và Hành chính Lào đang đứng trớc một mâu thuẫn lớn - mâu
thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao với trình độ và khả năng đáp
ứng của đội ngũ giảng viên nhiều mặt cha ngang tầm. Vì vậy, vấn đề giáo
dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và
Hành chính Lào đang là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới
của đất nớc.
Chơng 4
Phơng hớng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các trờng chính trị và hành chính
nớc cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay
4.1. Phơng hớng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác
- Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính
nớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
4.1.1. Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp phải
gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào
19
Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ
cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào cần chú ý đến xây
dựng, phát triển môi trờng kinh tế - xã hội lành mạnh để phát huy những
tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế - xã hội đến
giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp. Trên cơ sở phát triển

kinh tế - xã hội, chúng ta mới có điều kiện củng cố, phát triển hệ thống các
Trờng Chính trị và Hành chính Lào về cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng nh
cơ cấu tổ chức và nhân sự. Điều này sẽ tạo điều kiện khách quan và môi
trờng giảng dạy và học tập ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào
đợc nâng cao chất lợng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ cho
các cấp, các ngành trong tỉnh và địa phơng. Đồng thời, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập, rèn luyện cũng nh hoạt động thực
tiễn của các học viên. Chỉ với một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại (hệ
thống trờng lớp, th viện, phòng máy tính, các phơng tiện nghe nhìn )
giảng viên và học viên mới đợc cung cấp những thông tin cần thiết cho
hoạt động trí tuệ, mới có điều kiện thực hiện năng lực của mình thông qua
hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn.
4.1.2. Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp phải
gắn liền với các môn khoa học khác
Các Trờng Chính trị và Hành chính Lào đã giảng dạy các môn khoa
học Mác - Lênin theo lộ trình, theo lôgic để đảm bảo tính chỉnh thể của các
tri thức cung cấp cho học viên. Mỗi môn học trong khoa học Mác - Lênin
có đối tợng nghiên cứu, phơng pháp nghiên cứu đặc thù nhng giữa
chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và với các môn khoa học khác.
Giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên
sẽ hỗ trợ cho học viên tiếp thu những kiến thức và thành tựu của khoa học
mới của thời đại và làm cho học viên hiểu sâu hơn về những vấn đề đặt ra
trong cuộc sống và nhiều vấn đề có ý nghĩa về thế giới quan và phơng
pháp luận với các môn khoa học Mác - Lênin, đặc biệt là triết học cần phải
đợc bổ sung những kiến thức khoa học hiện đại để phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nớc.
Cùng với các môn khoa học xã hội và nhân văn, giảng dạy các môn khoa tự
nhiên sẽ cung cấp cho học viên hiểu đợc những lý luận về vũ trụ qua các
quy luật hoặc định luật về tự nhiên. Bởi vì, các môn khoa học tự nhiên tạo
nên cơ sở cho các khoa học ứng dụng. Các khoa học tự nhiên và ứng dụng

lại đợc phân biệt với các ngành khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật.
20
Các ngành Toán học, Thống kê và Tin học cung cấp nhiều công cụ và
khung lý thiết đợc sử dụng trong các ngành khoa học tự nhiên.
Nh vậy, giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học
tự nhiên cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính
Lào đã tự khẳng định đợc vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp
phát triển đất nớc.
4.1.3. Bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp
Để không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho
học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào, phơng
châm giáo dục là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trờng gắn liền với xã hội. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là
yêu cầu chung của tất cả các môn học, dạy học gắn lý luận với thực tiễn là
yêu cầu cần thiết của các môn khoa học Mác - Lênin, đó là quan hệ tất
yếu, nội tại, quyết định sự sống còn của các môn khoa học này. Nh vậy,
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc rất quan trọng
trong quá trình giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào.
4.2. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành
chính nớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
4.2.1. Tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục
lý luận Mác - Lênin và nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục lý
luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp
Tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính
là một trong những giải pháp rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục lý luận chính trị và hành chính nói chung, giáo dục lý luận Mác -

Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào
nói riêng. Trong thực tế, tất cả các mặt của quá trình giáo dục ở các Trờng
Chính trị và Hành chính Lào đều phải đợc đặt dới sự lãnh đạo của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào; các tỉnh ủy và sự chỉ đạo của Học viện Chính trị
và Hành chính quốc gia Lào về chuyên môn. Đây là một trong những điều
21
kiện quan trọng nhằm đảm bảo công tác t tởng-chính trị, đảm bảo nội
dung t tởng, hình thức tổ chức và nội dung của các môn khoa học Mác-
Lênin kết hợp với việc tuyên truyền đờng lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nớc, và cũng là của các cơ quan chức năng của Đảng về
công tác giáo dục, đào tạo và bồi dỡng cán bộ. Đồng thời, phải nâng cao
nhận thức cho học viên để họ hiểu đúng vị trí, vai trò của giáo dục lý luận
Mác - Lênin là một bộ phận không thể thiếu trong chơng trình đào tạo cao
cấp lý luận chính trị. Đồng thời, phê phán thái độ thờ ơ chính trị, coi
thờng lý luận, mơ hồ về niềm tin, lý tởng trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên. Khắc phục thái độ coi trọng chuyên môn, nghiệp vụ đơn thuần,
coi nhẹ giáo dục lý luận Mác - Lênin và rèn luyện t tởng đạo đức, lối
sống. Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê
bình và phê bình làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là tấm gơng về
mọi mặt cho quần chúng noi theo; kiên quyết phê phán, bác bỏ các quan
điểm sai trái, thù địch có hại đến độc lập chủ quyền và định hớng xã hội
chủ nghĩa ở CHDCND Lào.
4.2.2. Từng bớc xây dựng đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa
học Mác - Lênin đủ về số lợng, bảo đảm về chất lợng
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiểu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin
cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào hiện nay
cần phải nâng cao chất lợng và hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa
học Mác -Lênin. Với t cách là chủ thể của quá trình dạy học, giảng viên
Mác - Lênin là yếu tố rất cơ bản quyết định chất lợng và hiệu quả giảng dạy
các môn khoa học Mác - Lênin, đội ngũ giảng viên ở các Trờng Chính trị và

Hành chính Lào là ngời tiếp tục hình thành trong mỗi học viên một thế giới
quan, một hệ t tởng chính trị đúng đắn qua những bài giảng trực quan và
sinh động của mình. Để hoàn thành nhiệm vụ, cần thiết phải xây dựng đội
ngũ giảng viên Mác - Lênin đáp ứng yêu cầu hiện nay về số lợng và chất
lợng, có trách nhiệm và lơng tâm nghề nghiệp, tập trung hết trí tuệ vào sự
nghiệp trồng ngời của mình. Cần đẩy mạnh công tác xây dựng, đào tạo và
bồi dỡng hớng tới giải quyết một cách cơ bản tình trạng vừa thiếu vừa yếu
về chất lợng của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin.
4.2.3. Đổi mới nội dung chơng trình, giáo trình, phơng pháp
giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tăng cờng đầu t về cơ sở
vật chất cho công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin
22
Cải tiến, hoàn thiện nội dung chơng trình giảng dạy, học tập ở các
Trờng Chính trị và Hành chính Lào. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới nội
dung giáo trình đã có, nội dung phải gắn việc phân tích, lý giải về lý luận
với việc phân tích, lý giải đối với các vấn đề chiến lợc, sách lợc của
Đảng và phân tích, định hớng nhận thức, hành động nhằm giải quyết các
vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Nội dung đào tạo cần cải tiến theo hớng
giảm bớt lý luận, tăng tỷ lệ đáng kể nghiệp vụ mang tích tác nghiệp, kỹ
năng lãnh đạo và cách xử lý tình huống chính trị-xã hội. Đồng thời, đổi
mới phơng pháp giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin và
tăng cờng sự đầu t về cơ sở vật chất để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu
quả của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp.
4.2.4. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học viên
trong việc tự giáo dục lý luận Mác - Lênin
Tính chủ động, tích cực sáng tạo của học viên trong việc tự giáo dục
và rèn luyện không phải là cái gì có sẵn, mà nó chỉ có thể đợc hình thành
và phát triển thông qua quá trình giáo dục, sự phấn đấu, rèn luyện trong
quá trình tự giáo dục của học viên và không chỉ dừng lại ở việc nhận thức
chung chung, cảm tính của mỗi học viên mà phải từng bớc cụ thể hiện

thực hóa nó trong cuộc sống thông qua những hoạt động thực tiễn chính trị
của mình. Chính vì vậy, việc tiếp thu những tri thức Mác - Lênin một cách
tự nguyện, thẩm thấu thành niềm tin và hun đúc thành hành động thực tiễn
trong mỗi học viên. Với bất cứ một môn khoa học nào thì vấn đề tự học
của học viên là khâu quyết định để biến những kiến thức từ giáo trình, từ
bài giảng của giảng viên thành kiến thức của chính bản thân mình.
Kết luận chơng 4
Để nâng cao chất lợng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trờng Chính trị và Hành chính Lào,
góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nớc trong giai đoạn hiện
nay cần phải thực hiện tốt những phơng hớng và giải pháp chủ yếu.
Những phơng hớng và giải pháp ấy phải đợc tiến hành đồng bộ và nhất
quán, nếu không thì khó có thể đạt đợc chất lợng và hiệu quả cao trên
thực tế. Tuy nhiên cần thấy rằng, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra ấy cũng
mới chỉ tạo ra những điều kiện khách quan, những tiền đề cơ bản cần thiết
cho giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp mà thôi. Thiếu

×