Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

tóm tắt cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở cộng hòa dân chủ nhân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.89 KB, 30 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ lĩnh vực nào, chế độ nào nhân tố con người hết sức quan trọng, đóng vai
trò quyết định để đạt được mục tiêu. Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là người
lãnh đạo nhân dân, phục vụ nhân dân, tạo ra mối quan hệ giữa đảng với quần chúng.
Đảng nhân dân cách mạng Lào (NDCM Lào) luôn luôn nhấn mạnh rằng: “Cán bộ có
vai trò quyết định thành công hay thất bại của việc thực hiện đường lối của Đảng”.
Như vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) có vai trò, vị trí đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng nhân dân cách mạng Lào nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là yêu cầu quan trọng của công cuộc xây
dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
(CHDCND Lào) hiện nay. Xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung, công chức hành chính
cấp tỉnh nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào
ngay từ khi giành được chính quyền đã góp phần cung cấp thế hệ CC nối tiếp nhau
gánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng đường cách mạng. Trong những năm đổi mới
vừa qua, Đảng NDCM Lào đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác này. Việc quản lý và
sử dụng CC ngày càng có hiệu quả, hệ thống chính sách đãi ngộ đối với CC phù hợp
hơn, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị định số 171/NĐ-CP, ngày 11/11/1993 của Chính
phủ quy định về điều lệ công chức nhà nước CC của CHDCND Lào. Nội dung quan
trọng của Nghị định này là quy định về quyền, nhiệm vụ, lợi ích, trách nhiệm, việc
tuyển dụng, việc tập sự việc, quản lý CC v.v… Nghị định số 172/NĐ-CP, ngày
11/11/1993 của Chính phủ quy định về ngạch, bậc của CC, cùng với các quy định khác
có liên quan đang dần được hoàn thiện, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ
CB, CC ngày càng có chất lượng. Tuy nhiên cũng trong những năm vừa qua, do cơ chế
chính sách còn có một số bất cập cùng với một số nguyên nhân do lịch sử để lại làm
cho việc quản lý, sử dụng đội ngũ CCHC chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, dẫn đến tình
trạng thiếu hụt CC thông thạo về hành chính, pháp luật, CC hoạch định chính sách và
CC chuyên môn nghiệp vụ giỏi, nhất là ở cấp tỉnh. Bên cạnh đó những diễn biến phức
tạp của tình hình quốc tế hiện nay, nhất là trước những tác động của mặt trái nền kinh
tế thị trường (KTTT); sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm cho một


bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về đạo đức
cách mạng, coi nhẹ rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đội ngũ CB, CC nói chung, CB chủ
chốt nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Công tác cán bộ, nhất
2
là đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn nhiều bất cập, các khâu của công tác cán bộ như tuyển
dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CB,CC chưa phối hợp chặt chẽ với nhau. Ở một
số nơi chưa tổ chức quán triệt kỹ và làm đúng theo quy trình, chưa đồng bộ cả về cơ
cấu, số lượng và chất lượng, đồng thời còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đội ngũ
CCHC vừa thừa, vừa thiếu, lực lượng thay thế trước mắt và lâu dài luôn bị hẫng hụt, do
đó cần phải tiếp tục được giải quyết.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên thì việc thực hiện đề tài: "Cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" là
yêu cầu khách quan, cấp thiết. Tác giả luận án mong muốn đề ra những quan
điểm và giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp
tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyền
cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước Lào hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Luận án nhằm đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ
CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án: Thực hiện mục đích trên, luận án có các
nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa, phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ
CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào.
- Nghiên cứu hệ thống tư tưởng, quan điểm và đặc trưng về NNPQ, xác định
những yêu cầu của NNPQ đối với công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở
CHDCND Lào.
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở
CHDCND Lào và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ CCHC cấp

tỉnh theo yêu cầu của NNPQ.
- Đề xuất các quan điểm giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh
theo yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
3
tiễn xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào.
- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây
dựng NNPQ ở CHDCND Lào có phạm vi rộng, với nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ
với nhau. Về thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở Lào, luận án
chỉ đề cập thực trạng đội ngũ CCHC và xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh từ khi giải
phóng đất nước tức là từ năm 1975 đến nay và các giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC
cấp tỉnh ở CHDCND Lào đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
mácxít nghiên cứu các nội dung của luận án trên quan điểm hệ thống, toàn diện, khách
quan, lịch sử cụ thể gắn với các quan hệ khách quan - chủ quan, nguyên nhân - kết quả.
Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng
hợp, phương pháp thống kê, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn v.v để nghiên cứu
nội dung của từng chương trong luận án.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chương của
luận án khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu; nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh
giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh
ở CHDCND Lào hiện nay.
Trong chương 3 khi đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn thực
trạng xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ngoài phương pháp phân tích, tổng hợp tác
giả chú ý sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tài liệu thứ cấp, tham
chiếu các tài liệu thống kê, đánh giá của các cơ quan Đảng, Nhà nước Lào.
Trong chương 4 khi nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng đội
ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền tác giả chú trọng

sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; lý luận gắn với thực tiễn nhằm đề xuất
được các quan điểm, giải pháp sát với đề tài, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi
và khái quát cao về mặt lý luận.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng
NNPQ ở CHDCND Lào là một vấn đề rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi phải đặt trong
tổng thể nhiều vấn đề, yêu cầu thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu nhất định, luận
4
án có những đóng góp mới sau đây:
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận dưới góc độ chuyên
ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật về xây dựng đội ngũ CCHC cấp
tỉnh theo những yêu cầu xây dựng nhà NNPQ của dân, do dân, vì dân. (Khái
niệm, nguyên tắc, nội dung, yêu cầu xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở
CHDCND Lào theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền).
- Đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp tỉnh và xây dựng đội ngũ công chức
hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào từ đổi mới đến nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trên cơ sở những yêu cầu của NNPQ.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp, xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu
cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình
có liên quan của tác giả đã công bố, nội dung của luận án gồm có 4 chương, 11 tiết.
NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của chương 1 là nghiên cứu của công trình liên quan đến đề tài nhằm
xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh gắn
với xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào, từ đó chỉ ra những vấn đề cần
giải quyết và vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu.
Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận án

chia các công trình nghiên cứu liên quan thành 3 nhóm vấn đề: các công trình
nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CB, CC, các công trình nghiên cứu về xây dựng đội
ngũ CCHC cấp tỉnh và các công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nước pháp quyền.
Trên cơ sở đó, luận án cho rằng các công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ
CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào còn
rất ít. Riêng ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu phong phú với nhiều
tác giả viết liên quan trực tiếp đến chủ đề xây dựng CCHC, xây dựng NNPQ của
dân, do dân, vì dân. Xây dựng đội ngũ CC nói chung, đội ngũ CCHC nói riêng, đặc
5
biệt là đội ngũ CCHC cấp tỉnh, có chất lượng cao, hiện đại và chuyên nghiệp, đáp
ứng yêu cầu NNPQ của dân, do dân, vì dân đang là vấn đề cấp thiết được Đảng và
Nhà nước Việt Nam quan tâm và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
vấn đề này trên các phương diện khác nhau. Còn ở CHDCND Lào vấn đề xây dựng
đội ngũ CCHC cấp tỉnh đến nay rất ít công trình nghiên cứu đến, những năm gần
đây, có một số công trình nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC cấp tỉnh và các công trình
nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau như sau:
- Vắt tha Na CHĂN SA VANG (2007): “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền cấp tỉnh vùng tây bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào’’,
- Khăm Pha Phim Ma Sỏn (2010):“Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước về kinh tế ở Tỉnh Bo Ly Khăm Xay, CHDCND Lào”; Bun Sợt Tham Mạ Vông
(2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước
CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay;
- Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay".
- Bun Lư Sổm Sắc Đi (2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu
vực phía Bắc của nước CHDCND Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay” - Khăm
Phăn Phôm Mạ Thắt (2005), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mớ"i.
Đó là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu. Ngoài ra còn có rất
nhiều các bài viết liên quan đến vấn đề nói trên trong các tạp chí, thông tin có giá trị

không nhỏ. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới chỉ đề cập những vấn đề chung hoặc một số nội
dung, khía cạnh nhất định mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện
và có hệ thống về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếp
thu kết quả nghiên cứu cửa các nhà khoa học đi trước, bổ sung vào khoảng trống các
vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ, hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về
xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở
CHDCND Lào được luận án xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
6
PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Mục tiêu của chương 2 là nhằm hệ thống hóa những những vấn đề lý luận về xây
dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND
Lào, để đạt được mục tiêu này, chương 2 đề cập đến những vấn đề sau:
2.1. KHÁI NIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP
TỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh
2.1.1.1. Khái niệm công chức và công chức hành chính cấp tỉnh
a) Khái niệm công chức
Theo quan niệm chung về CC, thì CC được hiểu là những người thực thi công
vụ, hoạt động của công chức mang tính quyền lực nhà nước hoặc phục vụ cho việc
ban hành các quyết định quản lý nhà nước, của xã hội làm mục tiêu, căn cứ, tiêu
chuẩn cho hành vi của mình. Với những giai đoạn lịch sử nhất định thuật ngữ công
chức cũng mang những nội dung khác nhau. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đã
thực hiện chế độ CC, thì CC được thực hiện chế độ CC được hiểu những công dân
được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của
Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay nước ngoài, được xếp
vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Với quan niệm như thế để

trở thành người công chức cần thỏa mãn điều kiện sau:
- Là công dân của nước đó.
- Được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển.
- Giữ một công vụ thường xuyên.
- Được xếp vào ngạch, một ngành chuyên môn.
- Làm việc trong một công sở.
- Lĩnh lương từ ngân sách nhà nước.
Sau khi phân tích quan niệm của một số nước, nghiên cứu sinh đưa ra khái
niệm công chức ở CHDCND Lào như sau: “CC là công dân Lào, được tuyển dụng,
bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ hay nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan
tổ chức của Đảng, nhà nước, tổ chức quần chúng ở trung ương, địa phương, các cơ
quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài, được phân loại theo chức vụ
7
chuyên môn và tương ứng là trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, theo vị trí công tác,
được xếp vào một ngạch công chức, mỗi ngạch có chức danh riêng, tiêu chuẩn riêng,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
b) Khái niệm công chức hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào
Theo quan niệm chung thì CCHC là người làm việc trong các cơ quan công
quyền, cơ quan quản lý HCNN, trong các bộ phận hành chính của các cơ quan, đơn
vị sự nghiệp và các tổ chức khác được xếp vào một ngạch hành chính và hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước. Như vậy, có thể hiểu CCHC là một bộ phận quan
trọng của đội ngũ CC, đảm nhận chức năng quản lý hành chính nhà nước. Họ là
người trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào một ngạch CC hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trong
các cơ quan HCNN các cấp.
Từ quan niệm nêu trên có thể hiểu CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào là công
dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hành chính, giữ một
công vụ thường xuyên trong các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, hưởng lương từ ngân
sách nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ phục vụ nhà nước,
phục vụ nhân dân.

2.1.1.2. Đặc điểm của công chức hành chính cấp tỉnh
Có thể nói, CCHC là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh và từng giai đoạn lịch sử khác nhau
có đặc điểm khác nhau. Luận án đã rút ra và phân tích 5 đặc điểm Công chức hành
chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào như sau:
Một, Đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh là những người thực thi công vụ
trong cơ quan hành chính cấp tỉnh ở cấp tỉnh.
Hai, Đội ngũ công chức hành cấp tỉnh được nhà nước đảm bảo các điều kiện cần
thiết, quyền lợi chính đáng để có khả năng và yên tâm thực thi công vụ.
Ba, CCHC là lực lượng lao động có tính chuyên nghiệp.
Bốn, Hoạt động của đội ngũ công chức hành chính diễn ra thường xuyên, liên
tục trên phạm vi rộng và mang tính linh hoạt, thích ứng với sự biến đổi.
Năm, Đội ngũ công chức hành chính tương đối ổn định, mang tính kế thừa,
nhưng luôn luôn đòi hỏi, không ngừng nâng cao về chất lượng.
8
2.1.1.3. Vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh
Vai trò của đội ngũ CCHC nói riêng thể hiện qua bốn mối quan hệ.
Một là, quan hệ với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
Hai là, với bộ máy nhà nước (các cơ quan tổ chức lãnh đạo quản lý);
Ba là, với công việc;
Bốn, với quần chúng nhân dân.
Trong NNPQ của dân, do dân, vì dân, đội ngũ CC với tư cách là người thực
thi pháp luật càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật cũng như trong việc triển khai thực hiện pháp luật đưa pháp luật
vào cuộc sống.
Xây dựng đội ngũ CCHC là một chủ trương lớn của Đảng NDCM Lào đã có
từ lâu và đã góp phần cung cấp các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau gánh vác nhiệm vụ
trong suốt các chặng đường cách mạng. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng
NDCM Lào đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ CCHC cấp tỉnh.

2.1.2. Khái niệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh
Xây dựng CC hành chính cấp tỉnh là quá trình tác động nhiều mặt để đội ngũ
công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp,
kỹ năng thực hành công vụ theo những tiêu chuẩn nhất định do yêu cầu, đòi hỏi của
công việc, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của từng chức danh, công việc của CC đảm
nhận trong cơ quan hành chính cấp tỉnh.
Như vậy, xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh là toàn bộ các hoạt
động nhằm hình thành được đội ngũ công chức hành chính trung thành với Đảng,
nhà nước, với nhân dân; thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ; tận tụy và có trách
nhiệm với công vụ; bảo đảm thực thi quyền hành pháp và các nhiệm vụ quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở cấp tỉnh.
2.2. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh
9
Trong quá trình xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải quán
triệt vận dụng những nguyên tắc sau đây:
Một là, Quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp trong công tác xây dựng công
chức trên cơ sở chính sách đoàn kết rộng rãi các loại công chức, trọng dụng cán bộ
có tài.
Hai là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải được tiến hành
theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ba là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm tính
toàn diện để có đội ngũ công chức hành chính đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo
thống nhất của Trung ương Đảng và trực tiếp quản lý, điều hành của Chính phủ,
của chính quyền địa phương, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị.

2.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào
2.2.2.1. Tuyển dụng, sử dụng công chức hành chính
a) Tuyển dụng công chức hành chính
Tuyển dụng CC nói chung, CCHC nói riêng là một quá trình phức tạp nhằm
tìm kiếm, bổ sung nguồn nhân lực cho cơ quan, tổ chức nhà nước nói chung, cơ
quan, tổ chức hành chính cấp tỉnh nói riêng.
Vì vậy, khi tuyển dụng CC cần phải làm sao tuyển dụng được những người có
khả năng đảm trách được các công việc của cơ quan, tổ chức trong hiện tại và tương
lai, chứ không chỉ thuần túy là đáp ứng ngay các công việc mà họ đảm nhiệm trước
mắt. Do đó, các nhà tổ chức, quản lý phải có một tâm nhìn chiến lược, trên cơ sở
công tác quy hoạch CC phải dự báo được khả năng phát triển của người được tuyển
vào cơ quan, tổ chức.
Thi tuyển và xét tuyển là hình thức phổ biến trong tuyển dụng CC, đóng vai
trò rất quan trọng để thiết lập đội ngũ công chức ở lào hiện nay. Theo Điều 42 của
Nghị định số 82/TT-CP ngày 19/5/2003 đã quy định: việc tuyển dụng công chức
phải thông qua kỳ thi hoặc xét tuyển tùy theo trường hợp do Ủy ban tuyển dụng CC
10
của cấp bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương và phải được sự đồng ý từ cơ quan
quản lý CC cấp trung ương.
b) Sử dụng công chức hành chính
Việc sử dụng CCHC phải chú trọng tới việc dùng đúng người, đúng việc, đúng
năng lực, sở trường, đúng chuyên môn được đào tạo, đối với CC là lãnh đạo cần bố
trí đúng khả năng, đúng vị trí mà CC có thể đảm nhiệm để đạt được hiệu quả cao. Sự
bố trí, sắp xếp, phân công công CB, CC đúng đắn sẽ đảm bảo họ hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, giúp họ tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt và giúp tập
thể giải quyết những vấn đề vướng mắc.
2.2.2.2. Xây dựng quy hoạch công chức hành chính cấp tỉnh
Quy hoạch CC là việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ CC dự
kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ CC theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợp

lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng đội
ngũ CC.
Để đáp ứng nhu cầu xây dựng đội ngũ CC, đặc biệt là CCHC cấp tỉnh, quy
hoạch CC phải bao gồm những nội dung sau đây:
+ Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CC
+ Dự báo nhu cầu và tìm nguồn CC.
+ Thực hiện các bước quy hoạch CC.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng
+ Thực hiện quy trình điều động, luân chuyển CC theo kế hoạch, tạo điều kiện
cho CC trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí công
tác khác nhau.
+ Đưa CC dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch.
+ Kiểm tra, tổng kết, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
+ Nhận xét đánh giá CC dự nguồn.
+ Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn, và danh sách CC dự nguồn.
+ Điều chỉnh bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luận chuyển CC.
+ Tiếp tục đưa công chức dự nguồn vào vị trí đã quy hoạch.
11
+ Việc thực hiện các quy trình, biện pháp quy hoạch, quy chế, chính sách CC.
2.2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh
Đào tạo, bồi dưỡng CCHC là hoạt động nhằm trang bị và nâng cao kiến thức,
năng lực cơ bản cho đội ngũ CCHC, xây dựng một đội ngũ CC có đủ phẩm chất,
trình độ năng lực để làm tốt nhất những công việc mà họ được giao, trong đó đào tạo
là một quá trình truyền thụ kiến thức mới một cách cơ bản, để người CC lĩnh hội và
nắm vững những trí thức, kỹ năng một cách có hệ thống, người CC sẽ có văn bằng
mới hoặc cao hơn trình độ trước khi được đào tạo.
Về nội dung, đào tạo, bồi dưỡng CCHC theo quan điểm chung bao gồm: đào tạo
về lý luận chính trị; đào tạo về chuyên môn; đào tạo về năng lực quản lý hành chính và
đào tạo về phẩm chất cá nhân;
2.2.2.4. Quản lý, kiểm tra, giám sát công chức hành chính

Quản lý là quá trình theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra các công việc của
các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để
đạt được mục đích xác định.
Kiểm tra, giám sát CCHC để đánh giá hiệu quả, trách nhiệm thực thi công
vụ của họ, uốn nắn những sai lầm, thiếu sót những khuyết điểm của họ trong quá
trình thực thi công vụ, xử lý các vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và trách
nhiệm công vụ.
2.2.2.5. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá công chức hành chính
a) Xây dựng tiêu chuẩn đối với công chức hành chính cấp tỉnh
Ở CHDCND Lào, theo Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6, Khóa
VII đã xác định tiêu chuẩn công chức hiện nay và trong quy định của Bộ Chính trị số
04/BCT, ngày 22-7-2003, đã quy định tiêu chuẩn chung cho CC như sau:
- Về tiêu chuẩn chung:
+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với
Đảng, với chế độ dân chủ nhân dân, kiến định lý tưởng của Đảng, tuân thủ hiến
pháp, pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và có lý lịch rõ ràng.
+ Cần kiệm, liêm chính, sáng tạo, có sự phát triển bản thân về mọi mặt.
+ Có sự đoàn kết, thống nhất trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, có tác
12
phong quần chúng, tác phong người lao động một cách đúng đắn, có khả năng tự
phê bình và phê bình một cách trung thực.
+ Có chuyên môn nhất định đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công việc
mà mình đang đương nhiệm.
+ Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và thực hiện nghiêm túc
Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước.
+ Có đủ sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng nhiệm vụ được giao.
- Về tiêu chuẩn đối với một số chức danh trong cơ quan hành chính cấp tỉnh
như:giám đốc, phó giám đốc các sở cấp tỉnh như sau:
+ Một là, phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết nhiều lĩnh vực, trước hết ở lĩnh vực mình

đang phụ trách, quản lý.
+ Hai là, phải nắm vững cơ chế và tình hình hoạt động của hệ thống tổ chức
bộ máy thuộc quyền quản lý.
+ Ba là, phải có năng lực tư duy nhạy bén, có trình độ chuyên môn tốt nghiệp
đại học trở lên và trình độ lý luận cao cấp, thành thạo tiếng Anh hay tiếng nước
ngoài nào đó, biết sử dụng phương tiện tin học, có kiến thức pháp luật.
+ Bốn là, phải có năng lực lãnh đạo, quản lý Nhà nước, phối hợp với các cơ
quan hữu quan.
b) Xây dựng tiêu chí đánh giá công chức hành chính cấp tỉnh
Tiêu chí là dấu hiệu dựa vào để đánh giá; trên cơ sở tiêu chuẩn được cụ thể
hóa, đánh giá quá trình hoạt động của cá nhân và đội ngũ. Tiêu chí đánh giá CC gồm
các nội dung chủ yếu sau:
Một là, tiêu chí liên quan đến phẩm chất cá nhân;
Hai là, tiêu chí liên quan đến năng lực quản lý;
Ba là, tiêu chí liên quan đến trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn;
Bốn là, các tiêu chí liên quan đến hiệu quả công việc;
Năm là, các tiêu chí liên quan đến tính cách quan hệ với quần chúng;
Sáu là, các tiêu chí liên quan đến mức độ đáp ứng nhu cầu công việc và tính
hợp lý, đồng bộ của đội ngũ CCHC đó là: cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu
13
ngành nghề, cơ cấu dân tộc, mức độ đạt hiệu quả công việc và hệ thống các văn
bằng CC nhận được qua quá trình đào tạo.
Đánh giá CC là biện pháp quản lý thông qua việc kiểm tra, kiểm định các chỉ
số nói lên sự làm việc, cống hiến của công chức, đánh giá hoạt động thực thi công
việc của CC trong cơ quan là một việc cần thiết để nhằm hoàn thiện không ngừng
hoạt động của họ. Có thể đánh giá CC trên các nội dung sau đây:
- Đánh giá hiệu quả công việc của CC trong cơ quan HCNN;
- Đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CC;
- Đánh giá tiềm năng của CC;
- Đánh giá động cơ của nhân lực trong cơ quan nhà nước.

2.2.2.6. Xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức hành
chính cấp tỉnh
Đảng và Nhà nước Lào có chế độ, chính sách thích hợp bảo đảm lợi ích vật
chất và động viên tinh thần cho CC. Tinh giảm biên chế, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả lao động, chống tham nhũng, lãng phí, mở rộng bảo hiểm xã hội,
tăng tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước, đổi mới cơ bản
chính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho từng loại cán bộ, trước hết là chế độ tiền
lương, nhà ở và phương tiện đi lại…
2.3. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.3.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Ở CHDCND Lào, cùng với việc tiếp thu các giá trị chung của nhân loại về NNPQ,
trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, bài học lịch sử của sự nghiệp xây dựng NNPQ ở
Lào từ giải phóng đất nước (năm 1975) tới nay, đặc biệt là kinh nghiệm lý luận và thực
tiễn của hơn 26 năm đổi mới đất nước về mọi mặt kinh tế, văn hóa xã hội, chính sách
đối nội và đối ngoại, xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới,
trên cơ sở những quan điểm chung của Đảng và Nhà nước của Lào, có thể xác định
được một hệ thống các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền ở Lào.
Quan điểm chung về việc xây dựng NNPQ của CHDCND Lào đã được đề cập lần
đầu tiên trong Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII. Đó là: “Để cho việc
14
quản lý nhà nước, phù hợp với định hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng
có chính sách từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp với điều kiện thực tế
của đất nước ta, để cho công dân có thể thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình đầy đủ,
đảm bảo sự công bằng trước pháp luật, có giải pháp hiệu quả trong việc chống hành vi
vi phạm pháp luật, đồng thời phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây
dựng ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật cho rộng rãi trong xã hội”. Như vậy, xây
dựng NNPQ ở CHDCND Lào là xây dựng nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân, nhà
nước thống nhất của các bộ tộc Lào, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhà

nước tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, quản lý xã thôn bằng pháp luật;
quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực
hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp; tôn trọng, thực hiện, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; do Đảng
NDCM Lào lãnh đạo; thực hiện đường lối, đối ngoại hòa bình, hữu nghị, bình đẳng và
phát triển với các nước đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các Công ước, Điều
ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
Những đặc trưng nêu trên đặt ra các yêu cầu đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn thiện
pháp luật cũng như xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung và CCHC nói riêng.
2.3.2. Những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với công tác xây dựng
đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Trong điều kiện đất nước Lào đang thời kỳ tổ chức thực hiện Nghị quyết trung
ương Đảng lần thứ IX, yêu cầu CC nhà nước nói chung, CCHC cấp tỉnh nói riêng
phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể như: 1) Yêu cầu vê phẩm chất chính trị;
2) Yêu cầu về đạo đức, lối sống; 3) Yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 3)
Yêu cầu về chuyên môn hóa, hiện đại hóa đội ngũ công chức hành chính.
2.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
CẤP TỈNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.4.1. Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh của một
số nước
Luận án tập trung phân tích, đánh giá và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CC
HC ở một số nước như: Cộng hòa Pháp và Nhật Bản là những nước phát triển có
nền hành chính và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính phát triển;
15
Trung Quốc, Việt Nam là những nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tập
quán có nhiều điểm tương đồng với CHDCND Lào, nhưng có trình độ phát triển
kinh tế tương đối cao và đi trước Lào trong việc vận dụng cơ chế thị trường và xây
dựng đội ngũ công chức. Kinh nghiệm của những nước này cần được nghiên cứu,
tham khảo vận dụng phù hợp với CHDCND Lào.

2.4.1.1. Cộng hòa Pháp: Luận án tập trung nêu kinh nghiệm về chế độ tuyển
dụng CC, công tác đào tạo nghiệp vụ cho CC, chế độ đãi ngộ đối với CC. Như vậy,
ta thấy ở Pháp chế độ CC được hình thành từ rất sớm, đồng thời luôn được cải cách
để không ngừng xây dựng đội ngũ CC có chất lượng cao thông qua việc ban hành
những quy định có tính pháp lý trong xây dựng, quản lý đội ngũ CC, thực hiện
nghiêm chế độ thi tuyển công khai, bình đẳng; chế độ đào tạo, đề bạt, đãi ngộ đối
với CC rất rõ ràng.
2.4.1.2. Nhật Bản: CC ở Nhật Bản là những người được xã hội rất tôn trọng,
được chế độ nhà nước rất ưu ái, vì quan chức nhà nước Nhật Bản đều là những
người ưu tú, được tuyển chọn qua những khí thi tuyển nghiêm túc và bằng sự đào
tạo, rèn luyện liên tục trên các cương vị khác nhau sau khi được tuyển dụng.
Việc xây dựng đội ngũ CCNN ở Nhật Bản được bảo đảm thông qua các yếu
tố sau:
- Thứ nhất, chế độ thi tuyển công khai, công bằng, nên chỉ những người ưu tú
mới được tuyển dụng làm CCNN.
- Thứ hai, đời sống CCNN ở Nhật Bản được bảo đảm suốt đời qua các chế độ
về nhà ở, lương bổng, hưu trí…
- Thứ ba, sự giám sát và phê phán của xã hội đối với CCNN rất chặt chẽ,
nghiêm khắc làm cho CCNN hết sức giữ gìn, thận trọng.
- Thứ tư, nhiệm kỳ của các CC lãnh đạo trong bộ thường rất ngắn, chỉ hai
năm, nên cơ cấu CCNN luôn luôn được trẻ hóa và dễ tránh được những tiêu cực về
đặc quyền và đặc lợi.
- Thứ năm, đào tạo và bồi dưỡng CC luôn được chú trọng với những hình
thức và nội dung đào tạo linh hoạt.
- Thứ sáu, đạo đức CC luôn được xem là yếu tố rất quan trọng trong chất
lượng của CC.
16
2.4.1.3. Trung Quốc: Luận án tập trung phân tích và nêu 2 kinh nghiệm như:
Một là; kinh nghiệm về chế độ tuyển chọn công chức: Quy trình tuyển chọn
được chia làm bốn bước: Thông báo, đăng ký ghi tên dự thi; thi viết và tham gia

phỏng vấn, đánh giá kết quả và bổ nhiệm (với tổng số điểm được quy định là 100).
Hai là; kinh nghiệm về chế độ thi kiểm tra
Trong công tác CB, CC của Trung Quốc có hai chế độ thi kiểm tra CC (thực
chất là chế độ đánh giá CC) được thực hiện theo hai hình thức định kỳ (1 năm 1 lần
vào dịp cuối năm); thường kỳ và đột xuất (do lãnh đạo, đồng nghiệp quan sát, đánh
giá) và là cơ sở cho kiểm tra định kỳ. Theo đó, chế độ thi kiểm tra CC được thực
hiện trên cơ sở 5 nội dung cơ bản là đức, năng, cần, thích, liêm - thực chất là sự tổng
hợp và cụ thể hóa của tiêu chuẩn “Đức - Tài kiêm toàn”, phương châm “bốn hóa”,
nguyên tắc chú trọng thành tích thực tế trong công tác CB, CC của Trung Quốc.
2.4.1.4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đối với việc xây dựng đội ngũ CC cấp tỉnh qua nghiên cứu một số tài liệu,
tham khảo và học hỏi kinh nghiệm một số tỉnh tiêu biểu rút ra những bài học kinh
nghiệm như sau : 1) Kinh nghiệm.Về tuyển dụng công chức; 2) Về công tác quản lý,
đánh giá, sử dụng công chức; 3) Về chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với công
chức; 4) Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
2.4.2. Bài học kinh nghiệm của các nước vận dụng trong công tác xây dựng
đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Từ kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CC nhà nước ở một số nước nêu trên, chúng
tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho CHDCND Lào như sau:
Một là, tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, đều nhận thức rõ
tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CC đối với việc nâng cao
năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, trong việc thích ứng với một
thế giới đang chuyển đổi.
Hai là, nhà nước phải ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp
quy làm cơ sở pháp lý để thống nhất việc xây dựng, quản lý và sử dụng đội
ngũ CCNN.
Ba là, tỉnh ủy, và trực tiếp là đồng chí Bí thư tỉnh ủy là người có trách nhiệm
trực tiếp đối với công tác CB, CC kể từ khâu quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử
17
dụng, bồi dưỡng, đào tạo…

Bốn là, cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho các vị trí.
Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện
công việc của CC và là chuẩn mực để CC phấn đấu, rèn luyện.
Năm là, thi tuyển CC công khai, công bằng là một trong những biện pháp lựa
chọn tốt nhất đội ngũ CCHC có chất lượng, Việc thi tuyển CC nghiêm túc, chọn
người giỏi, tạo điều kiện cho người có cơ hội cạnh tranh nhau, qua thi cử chọn người
tài, chất lượng cao.
Sáu là, coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị để xây dựng đội ngũ CC
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tài, có đức, có lòng khao khát phục vụ tổ quốc,
phục vụ nhân dân, phải có quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ CC một cách hệ
thống và đồng bộ.
Bảy là, đánh giá, bổ nhiệm CC phải xem xét tỉ mỉ tất cả các mặt, tránh bổ
nhiệm, thăng cấp CC một cách vội vàng trong khi điều kiện chưa chín muồi. Bố trí,
sắp xếp CC hợp lý đúng tiêu chuẩn, chuyên môn, nghề nghiệp, để người CC mang
hết khả năng làm việc, đảm bảo tính chuyên sâu nghề nghiệp, phát huy được sở
trưởng của mình.
Tám là, cần quan tâm đến trẻ hóa, trí thức hóa, đồng bộ hóa đội ngũ CC lãnh
đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của xây dựng đất nước.
Chín là, có chế độ đãi ngộ, trả lương thích đáng dựa trên sự cống hiến thực tế
của mỗi người, có chính sách thích hợp trong việc bồi dưỡng đào tạo CC nữ và công
chức dân tộc thiểu số…
Mười là, xây dựng và không ngừng tổ chức, sắp xếp lại, củng cố, kiện toàn hệ
thống các cơ quan tham mưu, các cơ sở đào tạo, mở rộng quan hệ hợp tác với nước
ngoài, tham khảo kinh nghiệm một cách chọn lọc.
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
18

Mục tiêu của chương 3 là phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC và xây
dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào từ năm 1975 đến nay. Qua đó chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong xây dựng đội
ngũ CCHC cấp tỉnh tạo cơ sở đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ
CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.
3.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ công chức hành chính tỉnh ở
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Về vị trí địa lý, nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào nằm ở bán đảo Đông
Dương (châu Á), sâu trong lục địa, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á,
có diện tích 236.800 km
2
, với một đường biên giới dài 4.825 km, giáp với 5 nước:
Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 416 km, Tây bắc giáp với Myanma
có đường biên giới dài 230 km, phía tây giáp với Thái Lan có đường biên giới dài
1.730 km, phía Đông giáp với Việt Nam với đường biên giới dài 2.057 km và phía
nam giáp với Campuchia với đường biên giới dài 392 km.
- Về địa hình và khí hậu, do điều kiện tự nhiên, nước CHDCND Lào gồm có
17 tỉnh, thành và được chia thành 4 vùng, mỗi vùng có điều kiện địa hình, đất đai, khí
hậu, thời tiết khác nhau, có vùng 4 tháng mùa mưa, địa hình đồi núi chiếm 90% của
tổng diện tích đất nước, đường giao thông kém phát triển, đi lại gặp nhiều khó khăn,
điều đó đã được sự ảnh hưởng tác động mạnh đến đời sống, đi lại và điều kiện làm
việc, học tập của đội ngũ CB, CC cấp tỉnh, nói chung và đối với đội ngũ CCHC cấp
tỉnh nói riêng, dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp
tỉnh, thành không cao.
- Về xã hội, cơ cấu dân cư và tộc người: theo kết quả điều tra dân số toàn
quốc lần thứ hai, công bố ngày 1/3/2005, dân số Lào có 5.609.997 người, trong đó
nữ 2.813.589 người (chiếm 50,2%), hiện bình quân 23 người/km
2

, với 49 tộc người
thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Việc xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở Lào
chịu ảnh hưởng, thậm chí là sự chi phối, rất lớn từ điều kiện tự nhiên và xã hội. Đó
là sự ảnh hưởng đến cơ cấu dân tộc - tộc người, văn hóa, tín ngưỡng, truyền
thống.v.v của mỗi địa phương. Địa hình chia cắt,dân cư thưa thớt, đất đai rộng,
thời tiết khắc nghiệt, giao thông, liên lạc hạn chế, v.v cũng ảnh hưởng đến tâm lý,
thói quen phương pháp và phong cách của tổ chức và cán bộ, công chức. Đặc biệt,
19
do điều kiện sống và làm việc ở các tỉnh, các địa phương còn nhiều khó khăn, nên phần
lớn CB, CC, nhất là CC có phẩm chất và năng lực, được đào tạo cơ bản, v.v có xu
hướng tập trung ở Trung ương, về các vùng trung tâm. Sự thiếu hút CB, CC ở cấp tỉnh
là rất lớn và khó khắc phục, số lượng và chất lượng CB, CC còn rất nhiều hạn chế,
nhưng trong việc xây đội ngũ CB, CC lại không thể không tính đến cơ cấu, thành phần,
dân tộc, giới tính, v.v.
- Về kinh tế, đến nay Lào vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế
tự nhiên, tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa dựa trên các quan hệ tiền tệ, thông
qua thị trường.
Đến nay sau hơn 26 năm đổi mới, tất cả các tỉnh và tuyệt đại đa số các huyện
đã có điện lưới quốc gia, đài phát thanh và truyền hình, mặc dù thời gian sử dụng điện
và phát sáng còn hạn chế, đặc biệt tất cả các tỉnh đều đã có sân bay, tạo điều kiện cho
phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, đến nay Lào
vẫn cơ bản là một nước có nền kinh tế lạc hậu, tự cấp, tự túc là chính, đời sống của
các bộ tộc Lào còn gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế Lào vẫn đang đứng trước nhiều
khó khăn khách quan cả về nhu cầu đầu tư vốn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
tòan bộ nền kinh tế; cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng và chuyển dịch chậm;
những yếu kém trong cơ chế quản lý và năng lực trình độ của đội ngũ CB, CC còn
thấp. Việc phát triển kinh tế tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng kinh tế vẫn còn phát
triển chậm, thu nhập ngân sách một số tỉnh và địa phương chỉ đủ trang trải 30% các
khoản chi; còn lại 70% ngân sách do Trung ương cung cấp.
- Về chính trị:

Hệ thống chính trị ở Lào hiện nay gồm Đảng NDCM Lào, Nhà nước
CHDCND Lào, Mặt trận xây dựng đất nước, và các tổ chức chính trị -xã hội khác.
Hệ thống chính trị ở Lào hiện nay được xây dựng thành bốn cấp, trung ương, tỉnh,
huyện và bản-làng; hoạt động theo nguyên tác tập trung dân chủ, bảo đảm quyền
làm chủ của nhân dân, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo và theo cơ chế Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Do vậy, ở Lào tỉnh là mắt xích trung gian trong mối quan hệ giữa địa phương
và trung ương, nơi tổ chức thực hiện các chính sách và quyết định của nhà nước trung
ương; phối hợp hoạt động của các ngành, các cơ quan nhà nước tại địa phương. Chính
quyền cấp tỉnh là cơ quan quyền lực đại diện cho nhà nước trung ương, đồng thời
cũng là cơ quan quyền lực của địa phượng.
20
- Về văn hóa, người Lào có truyền thống lễ hội để làm phúc và được phúc. Ở
Lào quanh năm có lễ hội, các lễ hội chính năm như Tết (bunpimay), bun phạ vệt,
bun bẳng phay, bun hò khẩu sa lạc, bun hò khẩu pạ đắp đin, bun khẩu phăn sà, bun
ọc phăn sa, bun xuông hưa, bun thạt luông.v.v Văn hóa và trình độ văn hóa, văn
hóa công dân, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa lãnh đạo, quản lý còn
rất nhiều hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác CB, CC.
3.1.2. Quá trình hình thành, phát triển công chức hành chính cấp tỉnh ở
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Sự ra đời và phát triển của đội ngũ CC NN nước Lào gắn liền với sự ra đời và
phát triển của nền hành chính Lào qua các thời kỳ. Bên cạnh những nét chung, đội
ngũ công chức được hình thành và phát triển do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa,
xã hội của đất nước còn mang trong mình những nét đặc trưng riêng gắn liền với quá
trình đấu tranh cách mạng giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Quá trình hình thành đội ngũ CC ở Lào có thể chia thành 3 giải đoạn gắn liền
với từng thời kỳ phát triển của đất nước.
3.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1975-1986
Sau khi giành được độc lập (ngày 02-12-1975), nhân dân Lào đã đập tan chế
độ cai trị cũ, xóa bỏ những gì không phù hợp với đường lối phát triển của dân tộc,

đồng thời duy trì và phát huy những yếu tố tích cực lập nên một bộ máy mới để quản
lý đất nước.
Về mặt công tác CB: Trước ngày giải phóng, đội ngũ CB đã tham gia kháng
chiến cứu nước, chống thực dân cũ và mới, tổng cộng có trên 38.000 người.
Sau khi giành được chính quyền (năm 1975), có một số viên chức cũ của
chính quyền Viêng Chăn tình nguyện làm việc cho chế độ mới (trên 24.000 người).
Cho đến nay chỉ còn trên 4.000 người làm trong các bộ máy của Đảng và nhà nước từ
Trung ương tới cơ sở.
Năm 1983, đội ngũ CB, CC nhà nước đã lên tới 120.000 người, kể cả CB làm
việc trong các đơn vị quốc doanh.
Từ năm 1983-1986, là thời kỳ chấp hành Nghị quyết Đại hội lần thứ III của
Đảng NDCM Lào, đã thành lập một số Bộ, Cơ quan ngang bộ và tách một số Bộ ra
thành 2 hoặc 3 bộ, làm cho bộ máy HCNN được phát triển nhanh chóng và được
21
tăng lên tới 32 bộ-Cơ quan ngang bộ. Còn ở địa phương bộ máy hành chính ở cấp
địa phương cũng được phát triển và tăng lên như trung ương, số Sở, ban, ngành ở
địa phương đã tăng lên, số CB, CC lúc đó đã lên tới 106.000 người.
3.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1986-2003
- Từ 1986-1991: Chấp hành Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của
Đảng NDCM Lào về công tác xây dựng Đảng, trong đó có công tác CB trong cả
nước nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ đổi mới. Bộ máy HCNN đã được củng
cố lại và giảm xuống từ 32 Bộ-Cơ quan ngang bộ còn 18 Bộ-Cơ quan ngang bộ và
các Sở, ban, ngành ở cấp địa phương cũng được củng cố lại cho gọn nhẹ như Trung
ương. Lúc bấy giờ thì CB, CC ở địa phương đã giảm xuống từ 106.000 người chỉ
còn 76.000 người.
- Từ 1993-2003: Ngày 11 tháng 1 năm 1993, Thủ tướng chính phủ đã ký Nghị
định số 171/TT-CP về quy chế CC Nhà nước Lào. Đây là một văn bản cơ bản trong
công tác quản lý CC Nhà nước một cách thống nhất trên phạm vi toàn quốc, trong
pháp lệnh này đã được quy định rõ về vị trí, vai trò, quyền và nhiệm vụ của CC nhà
nước một cách cụ thể.

Sau khi Thủ tướng-Chính phủ ban hành Nghị định 171/TTg-CP về Điều lệ
CC, Nghị quyết của Bộ chính trị số 21/BCT thì các ban, ngành đã được tiến hành
quản lý một cách tập trung, thống nhất trong cả nước, công tác CB, CC đã cơ bản
được thực hiện theo quy hoạch và thống nhất về số lượng trong toàn quốc, năm 1999
số CC cả nước gồm có 83.000 người.
3.1.2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến hiện nay
Để tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ, công chức, ngày 19/5/2003 Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 82/CP về Điều lệ CC nước CHDCND Lào để thay thế
Nghị định số 171/CP và Nghị định số 172/CP, Nghị định sửa đổi bổ sung này là để
quy định những nguyên tắc, Điều lệ và đơn vị tổ chức phụ trách công tác CC nước
CHDCND Lào mà không phải là CB lãnh đạo (từ Thứ trưởng trở lên và tương
đương), công an, quân đội, viên chức doanh nghiệp nhà nước và CB hợp đồng; nội
dung quan trọng trong Điều lệ này đã quy định quyền và nghiệm vụ, trách nhiệm và
lợi ích, kỷ luật, đánh giá và quản lý công chức và v.v. .
Trên cơ sở định hướng của các Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật
của Nhà nước, từ năm 2003 đến 2012, đội ngũ CC ở Lào đã có sự biến đổi lớn về số
22
lượng, đến năm 2006 có 99.659 người, năm 2010 có 132.442 người, và năm 2012 có
142.603 người, nữ 61.760 người trong đó đội ngũ công chức nhà nước cấp tỉnh gồm
có 26.223 người, nữ 10. 489 người.
3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
CẤP TỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.2.1. Thực trạng thực hiện các nội dung xây dựng đội ngũ công chức
hành chính cấp tỉnh
3.2.1.1. Về quy hoạch đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh
3.2.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đội ngũ công chức hành
chính cấp tỉnh
- Xây dựng tiêu chuẩn đối với đội ngũ CCHC cấp tỉnh.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá đội ngũ CCHC cấp tỉnh.
3.2.1.3. Về tuyển dụng; sử dụng; đánh giá; bố trí, đề bạt; điều động, luân

chuyển công chức hành chính cấp tỉnh
a) Về tuyển dụng CC HC cấp tỉnh
b) Về sử dụng CC HC cấp tỉnh
c) Việc đánh giá CC HC cấp tỉnh
d) Việc bố trí, đề bạt CC HC cấp tỉnh
đ) Việc điều động, luân chuyển CC HC cấp tỉnh
3.2.1.4. Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh
- Đến năm 2012 đội ngũ CCNN chưa được đào tạo về chuyên môn là 1.072
người, nữ 473 người, trong đó cấp tỉnh là 178 người, nữ 89 người. Đội ngũ CC đã
được đào tạo là 141.531 người, nữ 61.287 người, trong đó cấp tỉnh là 26.045 người,
nữ 10.400 người.
Sau đây, là kết quả phân tích chất lượng và trình độ đội ngũ CC từ năm
2006-2012:
- Về trình độ chuyên môn: năm 2012
Trình độ tiến sĩ: cả nước có 495 người, nữ 58 người, so với năm 2006 tăng lên
240 người, trong đó ở cấp tỉnh có 44 người; Trình độ thạc sĩ: cả nước có 4.212
23
người, so với năm 2006 tăng lên 2.195 người, trong đó ở cấp tỉnh có 945 người;
Trình độ đại học: cả nước có 22.185 người, so với năm 2006 tăng lên 11.352 người,
trong đó ở cấp tỉnh có 7.574 người; Trình độ cao đẳng: có 29.900 người, tăng lên
995 người so với năm 2006, trong đó ở cấp tỉnh có 11.787 người, nữ 3.677 người;
Trình độ trung cấp: có 55.739 người, tăng lên 14.183 người so với năm 2006, trong
đó ở cấp tỉnh có 18.597 người, nữ 9.834 người; Trình độ sơ cấp: có 18.706 người,
giảm xuống 5.340 người so với năm 2006, công chức ở cấp tỉnh có 2.098 người, nữ
1.285 người; Công chức không có trình độ chuyên môn gồm có 1.205 người, so với
năm 2006 giảm xuống 1.479 người.
- Về trình độ lý luận chính trị:
Trình độ lý luận cao cấp: Cả nước có CC đã được đào tạo trình độ lý luận
chính trị cao cấp là 13.125 người, nữ 5.104 người, ở cấp tỉnh có 5.787 người, nữ
1.212 người; Trình độ trung cấp: có 17.649 người, nữ 6.523 người, ở cấp tỉnh có

7.135 người, nữ 2.256 người; Trình độ sơ cấp: có 29.253 người, nữ 10.091 người,
công chức ở cấp tỉnh có 14.527 người, nữ 5.417 người; Trình độ tập huấn 45 ngày: ở
CHDCND Lào các công chức trẻ, làm việc tích cực, có thành tích tốt trong công
việc của mình thì sẽ được đào tạo trình độ lý luận chính trị 45 ngày. Công chức ở
cấp tỉnh được tập huấn 45 ngày có12.365 người, nữ 4,873 người.
- Về trình độ tin học và ngoại ngữ
+ Trình độ tin học: đã có 18.769 CC cấp tỉnh được cấp chứng chỉ tin học trong
đó đạt trình độ A là 5.586 người, đạt trình độ B có 7.356 người và đạt trình độ C có
5.827 người.
+ Trình độ ngoại ngữ: có 8.314 CC cấp tỉnh có các chứng chỉ ngoại ngữ chiếm
31,92% tổng số công chức cấp tỉnh, có 2.914 người đạt trình độ A, 4.284 người đạt
trình độ B và 1.116 đạt trình độ C.
3.2.1.5. Chế độ chính sách, trách nhiệm công chức hành chính cấp tỉnh
- Chế độ chính sách: Luận án tập trung nêu ra 2 chính sách cơ bản của CC đó
là chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với CC.
- Trách nhiệm đội ngũ CC: Để đảm bảo cho CC thực thi công vụ một cách thật
sự vô tư tận tụy và ngay thẳng với mục tiêu tăng cường trách nhiệm của CC đối với
các hoạt động công vụ của mình, theo đó cán bộ CC phải chịu trách nhiệm toàn diện
về các hoạt động trong thực thi công vụ, bao gồm cả trách nhiệm kỷ luật, trách
24
nhiệm dân sự, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất mức
độ của hành vi khi xảy ra vi phạm.
3.2.1.6. Về tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với công chức hành
chính cấp tỉnh
Việc đề ra các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nước
CHDCND Lào là một nước chậm phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, việc quản lý
nhà nước theo pháp luật nói chung chưa nghiêm minh, nền công vụ còn non yếu, do
vậy việc thực hiện các văn bản pháp qui, chính sách đối với CC dĩ nhiên là còn
nhiều tồn tại và bật cập, nhất là ở địa phương. Qua khảo sát thực tế ở một số tỉnh thì
Luận án đã nêu ra những bật cập và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật, các văn

bản pháp quy, chính sách đối với CC như: Một là, còn thiếu sự đồng bộ trong việc
thực hiện các văn bản pháp quy giữa trung và cấp tỉnh, giữa tỉnh với tỉnh và tỉnh với
huyện; Hai là, sự hạn chế về phạm vi điều chỉnh; Ba là, sự hạn chế về quyền lợi và
nghĩa vụ của CC; Bốn là, về chế độ, chính sách đối với CC còn nhiều điều chưa hợp
lý; Năm là, hạn chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng CC; Sáu là, về hệ thống tiêu
chuẩn đội ngũ CC; Bảy là, còn hạn chế về thanh tra, kiểm tra.
3.2.2. Những ưu điểm trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp
tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nguyên nhân
3.2.2.1. Những ưu điểm
Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nêu thực trạng xây dựng đội ngũ CCHC cấp
tỉnh ở CHDCND Lào, luận án Đánh giá chung về xây dựng đội ngũ công chức hành
chính cấp tỉnh đã đạt được từ năm 1975 đến nay và nêu Kết quả thực hiện các nội
dung xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh đã có những thành tựu, ưu
điểm sau đây:
+ Bước đầu đã xây dựng được quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý chủ
chốt cấp tỉnh; Công tác đào tạo, bồi dưỡng CC ngày càng được quan tâm đầu tư và có
những chuyển biến tích cực; Về tiêu chuẩn CC hiện nay: các sở, ban, ngành, địa
phương tự vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, đáp ứng được phần
nào trong công tác CB, CC; Hệ thống tổ chức bộ máy công tác cán bộ, CC ở cấp
tỉnh: ngày càng được củng cố, các hoạt động đang đi dần vào nền nếp; Về tuyển
dụng đã bước đầu có sự đổi mới; Về quản lý đội ngũ công chức hành chính Đã ban
hành được một số chủ trương, chính sách, pháp luật các văn bản pháp quy đối với
25
CC. Nhìn chung công tác xây dựng đội CCHC cấp tỉnh, đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng. Đội ngũ CC đã có bước trưởng thành cả số lượng và chất lượng; đã nỗ
lực tham gia vào sự phát triển KT-XH, cơ quan HCNN có nhiều chuyển biến tích
cực, hoạt động theo hệ thống và không ngừng được hoàn thiện trên cơ sở hiến pháp
và pháp luật hiện hành, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, đồng đều trên các
lĩnh vực các địa phương trong cả nước.
3.2.2.2. Nguyên nhân của những ưu điểm

+ Nguyên nhân quan trọng là cấp ủy Đảng, lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh
có sự đoàn kết, thống nhất chặt chẽ, bền vững, là truyền thống quý báu Đảng
NDCM Lào nói chung, của các tỉnh nói riêng, đây là yếu tố quyết định trong mọi
công việc.
+ Đảng NDCM Lào, đã đề ra đường lối, chiến lược, sách lược, cơ chế bồi
dưỡng, đào tạo, quản lý và thực hiện chính sách tốt đối với CC trong từng giai đoạn
+ Đội ngũ CCHC cấp tỉnh một phần đã qua thử thách trong khói lửa cách
mạng giải phóng đất nước, qua sự rèn luyện, phấn đấu trong quá trình thực hiện hai
nhiệm vụ: bảo vệ và xây dựng tổ quốc là lực lượng cốt cán trong công cuộc đổi mới
của đất nước.
3.2.3. Những hạn chế trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp
tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nguyên nhân
3.2.3.1. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu, luận án cũng đã phân tích những hạn chế
trong xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, cụ thể:
+ Về đội ngũ CCHC cấp tỉnh tuy số lượng tăng nhưng chất lượng chưa đáp
ứng được yêu cầu của nhiệm vụ hiện nay của công cuộc đổi mới đất nước.
+ Đến nay ở một số tỉnh đặc biệt ở các tỉnh miền bắc chưa có đội ngũ chuyên
gia cố vấn trong lĩnh vực hành chính và thiếu công chức quản lý hành chính giỏi,
nhân viên nhiệm vụ thông thạo, am hiểu pháp luật, có khả năng hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực.
+ Đội ngũ CCHC cấp tỉnh có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhiều chuyên
viên chính và lãnh đạo chủ chốt chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chính độ chuyên
môn và lý luận của ngạch quy định, chưa đảm đương được yêu cầu chức trách của

×