Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề tài tăng quyền cho phụ nữ thì nam giới được lợi gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.48 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA :XÃ HỘI HỌC
LỚP :XHHK17
Đề tài: tăng quyền cho phụ nữ thì nam giới được lợi gì?
GVHD:
Nhóm SVTH:
Tên: Mssv:
Nguyễn Thanh Vĩnh 1156090186
Nguyễn Văn Dũng 1156090021
Tạ Quân Ngọc 1156090159
Huỳnh Ninh Giang 1156090148
Nguyễn Thị Yến 1156090132
Mục lục:
1. Thao tác hóa khái niệm:
a. Quyền phụ nữ là gì?
b. Thế nào là tăng quyền phụ nữ?
c. Lợi ích của nam giới là gì?
2. Một số biểu hiện về tăng quyền phụ nữ:
a. Trong gia đình:
b. Ngoài xã hội:
3. Một số lợi ích của nam giới khi tăng quyền cho phụ nữ:
a. Lợi ích về kinh tế
b. Lợi ích về chính trị
c. Lợi ích về mặt xã hội
4. Kết luận và kiến nghị:
a. Kết luận:
b. Kiến nghị:
5. Tài liệu tham khảo:
1. Thao tác hóa khái niệm:
a. Quyền phụ nữ:
Theo định nghĩa thông thường thì quyền phụ nữ là điều mà pháp luật hoặc


xã hội công nhận cho họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Trong khoa học
luật, khái niệm về quyền phụ nữ chưa được làm sáng tỏ. Để tiếp cận khái niệm
về quyền phụ nữ, chúng ta không thể tách rời nghiên cứu khái niệm về quyền
con người.
Quyền con người là những đặc quyền ( quyền tự nhiên ) của con người
được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong
mối liên hệ với nhà nước và những cá nhân con người khác.Nội dung quyền
con người được thể hiện thông qua các quyền: quyền tự do dân chủ về chính
trị, quyền dân sự và quyền về kinh tế xã hội.
Khái niệm quyền phụ nữ: trên cơ sỡ khái niệm về quyền con người nhóm
chúng tôi cho rằng khái niệm quyền phụ nữ phải được nghiên cứu trong mối
quan hệ khăng khít với con người. Quyền phụ nữ là khái niệm dùng để chỉ
quyền con người của phụ nữ.
b. Tăng quyền cho phụ nữ: được hiểu là tăng thêm quyền lợi, vai trò của người
phụ nữ so với những quyền vốn có của họ.
c. Lợi ích của nam giới: có nghĩa là những lợi ích mà nam giới có được trong
cuộc sống.
Tltk: />31382/.
2.Một số biểu hiện về tăng quyền cho phụ :
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận
quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao
động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú
cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong
các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là:
• Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra
của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ
còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội.
• Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá
nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự
tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ.

• Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh
thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân
tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.
Tuy nhiên trong xã hội hiện nay sự bất bình đẳng về giới vẫn còn tồn tại phụ nữ vẫn
còn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới còn bị phân biệt đối xử bất công trong các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội vì thế để tạo nên sự bình đẳng giới việc tăng quyền cho
phụ nữ là điều cần thiết nhằm tạo nên sự bình đẳng giới.
Biểu hiện về tăng vai trò của nữ:
a) Trong gia đình:
• Phụ nữ có quyền bình đẳng với người chồng trong công việc trong gia
đình phụ nữ có quyền cùng chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ
các công việc.
• Trong lĩnh vực dân số - sức khỏe sinh sản, vợ chồng phải cùng chia sẻ
mọi vấn đề ; không nên hướng đối tượng vận động kế hoạch hóa gia đình
chỉ vào phụ nữ, hoặc chủ yếu vào phụ nữ mà làm sao nhãng trách nhiệm
của nam giới. Vợ và chồng phải có bổn phận như nhau trong việc sử dụng
các biện pháp tránh thai, quyết định sinh con, số con và khoảng cách sinh,
trong đó cần hết sức quan tâm chăm sóc phụ nữ khi mang thai và nuôi con
nhỏ.
• Bình đẳng trong việc ra quyết định đối với các yếu tố sản xuất và tiếp
cận đối với các yếu tố sản xuất trong gia đình.
 Nghiêm cấm tình trạng bạo lực trong gia đình bao gồm ba mặt. Bạo lực
về thân thể, bạo lực về tinh thần và bạo lực về tình dục. Bạo lực về thân thể
như đánh, trói, đấm đá, hành hạ. Bạo lực về tình thần như chửi mắng, xỉ vả,
cấm đoán quan hệ bình thường, không cho tham gia các hoạt động xã hội. Bạo
lực về tình dục như cưỡng ép đòi hỏi quan hệ khi vợ không muốn, buộc vợ đẻ
thêm con, ngăn cản vợ thực hiện các biện pháp tránh thai.
b) Ngoài xã hội:
Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ
nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người

trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động …
Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặc của người phụ nữ là không thể thiếu như
ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ …

• Về chính trị:
Dù vẫn đối mặt với định kiến cũng như rào cản của xã hội nhưng có thể thấy
xu hướng nữ giới chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực chính trị ngày càng thể
hiện rõ.Trong lĩnh vực chính trị, người đã tích cực trong việc cung cấp các gói hỗ
trợ giải cứu khu vực đồng euro trong các năm qua là nữ Giám đốc Quỹ tiền tệ
Quốc tế Christine Lagarde. Ở Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nhiều khả
năng sẽ tranh cử Tổng thống vào năm 2016. Ngoài ra, còn có nữ Thủ tướng Brazil
Dilma Rousseff hay cựu Thủ tướng Tymoshenko của Ukraine vừa quay lại chính
trường sau thời gian bị cầm tù. Còn ở Việt Nam với văn hóa Á Đông vốn không
chuộng nữ giới thì trên thực tế, các nhà lãnh đạo là nữ giới đã xuất hiện ngày càng
nhiều và hầu hết các gương mặt này đều có tài.Đó là bà Nguyễn Thị Thu Hà, phó
Bí thư thành ủy Tp.Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan,….và với
tỉ lệ nữ đại biểu trong quốc hội là 27,31% của khóa 11, đứng nhất châu á và thứ 2
châu á thái bình dương về số phụ nữ tham gia hoạt động chính trị.(
)
Không chỉ thế, ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhiệm các vị trí quan
trọng trong hệ thống các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề
nghiệp. Trong Bộ Chính trị hiện có 2 nữ Ủy viên Bộ Chính trị. Trong Ban
Bí thư có 2 thành viên nữ. Trong Ban Chấp hành Trung ương hiện có 9 Ủy
viên là nữ. Nhiều khóa, Việt Nam có Phó Chủ tịch Quốc hội là nữ, 1
Trưởng Ban công tác Đại biểu Quốc hội là nữ. Trong Chính phủ hiện có 2
nữ Bộ trưởng.
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 1997-2002 là 26,2%, nhiệm kỳ
2002-2007 là 27,3%, nhiệm kỳ 2007-2011 là 25,8% (cao thứ 31 trên thế
giới), nhiệm kỳ 2011-2016 là 24,4% (cao thứ 2 trong khu vực và thứ 43

trên thế giới). Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh là 25,2%, cấp huyện là
24,6%, cấp xã là 21,7%.
• Về dân số, lao động và kinh tế:
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp
tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của
xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều
cơ hội hơn.( Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thu
nhập, quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp
luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Hiện nay, số doanh nghiệp do phụ
nữ điều hành hoặc làm chủ chiếm tới trên 20% tổng số doanh nghiệp ở Việt
Nam_ ).
Nữ giới cũng chiếm tỷ lệ cao và có vai trò rất quan trọng về kinh
tế.Trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, nữ giới chiếm 48,5%.
Trong tổng số lao động làm việc ở các doanh nghiệp (DN) của cả nước, nữ
giới chiếm 42,1% (DN Nhà nước 32,1%, DN ngoài Nhà nước 36,3%, DN
FDI 66,8%). Tỷ lệ nữ làm việc trong một số ngành chiếm tỷ trọng lớn, như
dệt may trên 70%, nông, lâm nghiệp-thủy sản 53,7%, thương mại… Tỷ lệ
nữ tham gia quản lý, điều hành DN là hơn 20%, khá cao so với khu vực và
thế giới; những DN do phụ nữ làm chủ thường có sự phát triển toàn diện,
bền vững hơn và tham gia tốt hơn trong công tác xã hội… Thu nhập bình
quân đầu người 1 tháng của hộ gia đình do nữ làm chủ hộ cao hơn 22,4%
so với con số tương ứng của hộ do nam giới làm chủ hội.Một số gương mặt
phụ nữ tiêu biểu trong kinh tế như Đó là bà Mai Kiều Liên, CEO của hãng
sữa Vinamilk; Chủ tịch Công ty Điện lạnh REE Nguyễn Thị Mai Thanh;
Chủ tịch Ngân hàng Seabank, bà Nguyễn Thị Nga.
• Về giáo dục, đào tạo:
Trong lĩnh vực giáo dục vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa sâu sắc.
Giáo dục có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã
hội của đất nước. Bà Ann M. Veneman – giám đốc điều hành UNICEF cũng

đã đề cập: Khi vị thế của người phụ nữ được nâng lên để có một cuộc sống
đầy đủ và hữu ích với việc quan tâm đến trẻ em và giáo dục, vị trí phụ nữ sẽ
trở nên vô cùng cần thiết”, giáo dục chính là chìa khóa cho sự tiến bộ và
vươn lên của phụ nữ.
Nữ giới ngày càng có nhiều đóng góp to lớn. Giáo viên, một chủ thể
quan trọng của lĩnh vực này thì nữ giới chiếm tỷ lệ khá cao, Chiếm tỷ lệ gần
như tuyệt đối ở hệ mẫu giáo; chiếm 70,9% bậc phổ thông tiểu học 77,4%,
trung học cơ sở 67,9%, trung học phổ thông 61,2%, chiếm 48,9% giảng
viên đại học, cao đẳng, 41,2% giảng viên trung cấp chuyên nghiệp.Tỷ lệ nữ
học sinh phổ thông đạt 49,4% tiểu học 48,6%, trung học cơ sở 48,5%, trung
học phổ thông 53,2%, nữ sinh viên đại học, cao đẳng đạt 49,9%; trung cấp
chuyên nghiệp đạt 53,7%.
• Về y tế và chăm sóc:
Phụ nữ đã ngày một có những đóng góp quan trọng vào việc giảm tỷ lệ
sinh từ 1,9% năm 2002 xuống 1,66% năm 2011 và giảm tỷ lệ tăng tự nhiên
từ 1,32% năm 2002 xuống 0,97% năm 2011, giảm tổng tỷ suất sinh từ 2,28
con/phụ nữ năm 2002 xuống còn 1,99 năm 2011.
• Văn hóa:
Ngày nay nhờ có Đảng và công ơn của Bác Hồ, với nghị lực phi thường
của chính bản thân, người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh đòi quyền bình
đẳng, người phụ nữ đã được giải phóng, công lao của họ không thể phủ
nhận, có không ít những phụ nữ tiêu biểu được vinh danh xứng đáng với 8
chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, là tầm gương
sáng để thế hệ sau noi theo và kế tục.
Không thể phủ nhận vai trò của chị em phụ nữ trong văn hóa xã hội. Một
xã hội đâu chỉ có thể do những người nam giới điều khiển, có rất nhiều các
chị em phụ nữ đã làm được điều đó, các chị đã góp phần định hướng xã hội
nghiệp đi đến phát triển. Họ là những nhà lãnh đạo tốt, quản lý giỏi, đi đầu
trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Văn hoá là thứ tài sản vô hình của đơn vị và là giá trị tinh thần tạo lên sự

phát triển bền vững cho xã hội, là nhịp cầu nối cho tất cả các bộ phận và
các thành viên.
Trong môi trường văn hóa kinh doanh nếu một doanh nghiệp không có
người phụ nữ rất khó phát triển. Nam giới lịch thiệp, chỉnh chu trong ăn
mặc chẳng để làm gì, mọi cái sẽ đơn giản một cách tối thiểu có thể, bởi nam
giới vốn dĩ đơn giản và vụng về. Nhưng khi có sự xuất hiện của người phụ
nữ, nam giới đã mặc đẹp hơn, chau chuốt hơn, lời nói cũng nhã nhặn hơn.
Có bàn tay phụ nữ, nam giới thấy phòng làm việc không còn ảm đạm nữa,
gian phòng gọn gàng hơn, ngăn nắp hơn, cái bàn làm việc cũng sạch hơn và
một điều thú vị là công việc cũng sẽ hào hứng và thi vị hơn. Người phụ nữ
đóng vai trò về mặt tinh thần là không thể phủ nhận, vô hình chung họ
chính là đòn bẩy cho việc tạo dựng văn hóa công sở và mang lại một hiệu
quả tốt trong công việc hiện tại và tương lai. Phụ nữ thể hiện trong quan hệ
ứng xử, trong lối sống và cả trong công việc hàng ngày. Trong giao tiếp lịch
sự, nhẹ nhàng, dùng lời hay, ý đẹp, đoàn kết anh em, bạn bè, láng giềng,
đồng chí, đồng nghiệp, với tinh thần tương thân, tương ái; ăn mặc lịch sự,
lành mạnh phù hợp với công việc, hàon cảnh, môi trường sống; biết các tổ
chức, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và duy trì sự ổn định trong cuộc sống gia
đình; biết phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, kết
hợp hài hoà giữa cái mới và cái cũ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trong
công việc, lối sống văn hoá được thể hiện ở tư thế, tác phong làm việc, giờ
giấc, kỷ luật lao động, quan hệ với đồng nghiệp chân tình, có ý thức giúp
nhau cùng tiến bộ.
 Như vậy, quyền của phụ nữ ngày càng tăng lên. Và hiển nhiên rằng vai trò của
họ trong xã hội ngày một được khẳng định rõ nét và vững chắc hơn. Trong bài
phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do
Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức
dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ
Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu
chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt

Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai
trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại”.Chính
vì thế, sự tăng quyền cho phụ nữ là rất cần thiết. Điều đó hứa hẹn sẽ mang đến
những lợi ích thiết thực cho nam giới trong xã hội ngày nay.
Tài liệu tham khảo:
Sách: Tăng quyền cho phụ nữ và phát triển

http:haugiang.gov.vn.
3.Một số lợi ích của nam giới khi tăng quyền cho phụ nữ:
a) Lợi ích về kinh tế
- Lĩnh vực kinh tế thường căng thẳng, khô khan do đó nếu có một đối tác là nữ giới sẽ
giúp việc hợp tác suôn sẻ hơn.
-Người phụ nữ sẽ chia sẻ gánh nặng về kinh tế gia đìnhgiảm bớt áp lực, nỗi lo âu
cũng như những công việc nặng nhọc cho nam giới. Trong chế độ phụ hệ đa số nam giới
vẫn là trụ cột gia đình song ngày nay ngươi phụ nữ hiện đại có thể tự lập, có thể phát
triển sự nghiệp điều đó góp phần giảm bớt gánh nặng cho người đàn ông. Đơn giản có thể
hiểu nếu 1 nhà có 2 cây cột thì vẫn vững chắc và bền vững hơn.
b) Lợi ích về chính trị
Giúp nam giới tự hoàn thiện bản thân mình để tránh thua kém nữ giới.Tạo động lực
để nam giới cố gắng và phát huy vai năng lực của bản thân.Đồng thời, nữ giới cũng là
“hậu phương vững chắc”, có những chia sẽ sâu sắc nhằm giúp cho nam giới thể hiện,
củng cố được bản lĩnh chính trị vững vàng của mình.
c)Lợi ích về mặt xã hội
-Nam giới sẽ giảm bớt được gánh nặng về mọi mặt trong xã hội khi họ đã được phụ
nữ giúp đỡ rất nhiều.Đa số phụ nữ hiện đại có tri thức, giỏi ngoại giao sẽ có sự hiểu biết
nhất định.Từ đó họ biết cách chia sẻ tình cảm tâm tư qua trò chuyện giúp nam giới có
cuộc sống tinh thần thoải mái hơn.Giúp nam giới kết nối xã hội tốt hơn.
- Khi người phụ nữ tự tin, làm việc có kế hoạch, biết tự chăm sóc cho chính bản thân
mình không lệ thuộc thì người đàn ông sẽ có nhiều thời gian để

+ Thư giãn đầu óc không phải bận lòng vì gánh nặng thường có
+ Làm những việc mình thích giúp thoải mái tinh thần hơn
+ Giảm thiểu căng thẳng quá mức(nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim, tăng huyết
áp, giảm tuổi thọ ở nam giới)
+ Giảm bớt được những công việc có độ rủi ro cao.
 Có thể nhận định rằng, việc tăng quyền cho nữ giới đã , đang và sẽ tiếp tục mang lại
những lợi ích thiết thực cho nam giới. Những lợi ích mà nam giới đã có được trong việc
tăng quyền cho phụ nữ là rất nhiều. Do đó, trên đây nhóm chúng tôi đã tìm và khái quát
một số quyền lợi cơ bản có được của nam giới. Từ những lợi vừa nêu ở trên, hi vọng
rằng, chúng ta cần và hãy để nữ giới phát huy một cách toàn diện hơn nữa vai trò của
mình trong cuộc sống thực tại.
4.Kết luận và kiến nghị:
a) Kết luận:
Tăng quyền cho phụ nữ không chỉ làm cho bình đẳng giới ngày càng được thiết lập và
củng cố một cách vững chắc mà nó còn là tiền đề , là cơ sở để phụ nữ khẳng định mình,
thể hiện năng lực của mình một cách toàn diện hơn.Quan trọng hơn, việc tăng quyền cho
phụ nữ còn giúp nam giới có được những lợi ích thiết thực và có nhiều cơ hội hơn để
hoàn thiện mình, có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ, vai trò của mình.Từ đó ,họ
có thể giúp cho gia đình và đất nước ngày một thêm những cơ hội để phát triển lâu dài và
vững bền.
b) Kiến nghị:
Từ một số phân tích ở trên, ta có thể thấy được rằng, việc tăng quyền cho phụ nữ là
hết sức cần thiết và không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các cơ
quan chức năng ở mỗi quốc gia nói chung và phái nam ở các quốc qua đó nói riêng nên
và hãy luôn tạo cơ hội cho phụ nữ được tăng quyền của mình. Chúng ta cần quan tâm
nhiều hơn đến phụ nữ và tạo cơ hội phát triển thật bình đẳng cho họ.Cần đề cao và tôn
trọng hơn nữa giới nữ và quyền của họ.Nam giới hãy để phụ nữ là điểm tựa vững chắc, là
đòn bẩy để họ phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của mình.
5) Tài liệu tham khảo:
• .


ly-hon-31382/.
• Sách: Tăng quyền cho phụ nữ và phát triển

• http:haugiang.gov.vn.

×