Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

những phẩm chất giới trẻ cần học ở chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.23 KB, 20 trang )

“NHỮNG PHẨM CHẤT GIỚI TRẺ CẦN HỌC Ở
HỒ CHÍ MINH”
NHÓM 7:
Lê Thị Bình – FB00193 Nguyễn Anh Quân –
FB00495
Trần Đức Giang – FB00460 Nguyễn Minh Đại –
FB00429
Trịnh Thi Thu Thủy – FB00098
Assignment HCM201 – Nhóm 7
Contents
I. Mở Đầu:
Bác Hồ là vị lãnh tụ tối cao, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu về Bác, học tập
Bác là một điều phải làm suốt cả cuộc đời và cho cả nhiều thế hệ mai sau. Với một sự hiểu biết
rộng lớn, một tâm hồn bao la rộng mở, Bác đã để lại cho mọi người trên toàn thế giới sự ngưỡng
mộ và kính phục lớn lao.
Năm 1890, Nguyễn Sinh Cung, chú bé sau này mang tên Hồ Chí Minh, cất tiếng khóc
chào đời trên mảnh đất Việt Nam khi đất nước Việt Nam đang bị thực dân Pháp chiếm đóng.
Lớn lên, vào tuổi trưởng thành, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi, bôn ba khắp bốn phương
trời để mở đầu cho sự nghiệp cứu nhà, cứu nước. Trong thời điểm lịch sử mà cả thế giới loài
người đang trong cuộc đối đầu, đối địch lẫn nhau, Hồ Chí Minh đã đi đầu đấu tranh cho sự hòa
hợp của các dân tộc trên toàn thế giới. Bác không chỉ mưu cầu cho sự nghiệp cứu nhà, cứu nước,
đồng thời còn có lòng mong muốn giải phóng loài người khỏi cuộc sống lầm than.
Hồ Chí Minh là người tiếp thu mọi giá trị tư tưởng của loài người từ Đông sang Tây, từ
châu Phi cho đến Châu Mỹ. Bác đến với Chủ nghĩa Cộng sản, tiếp cận cả với tinh hoa của cách
P a g e 2 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
mạng tư sản và phong trào giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Cộng sản với Bác Hồ là một Chủ nghĩa
Cộng sản tôn trọng cá nhân, vì con người đúng nghĩa.
Hồ Chí Minh là một con người kết hợp những tư tưởng duy lý của phương Tây với sự hài
hòa của văn hóa phương Đông. Bác tìm hiểu các tư tưởng kinh điển của châu Âu, tư tưởng Mác -
Lênin của phương Tây và cả Nho học, Khổng giáo lẫn Lão tử của phương Đông. Theo Bác,


Khổng Tử, Mác, Lênin, Đức Phật, Jesus và Tôn Dật Tiên nếu còn sống thì các vị ấy sẽ sống
thoải mái với nhau như những người bạn.
Bác là một nhà chính trị lỗi lạc, đồng thời là một nhà báo, nhà văn, một nhà thơ, biết vẽ,
biết đóng kịch và thấu hiểu các nền văn hóa kinh điển, lãng mạn và hiện đại, nói được nhiều
ngoại ngữ của các dân tộc trên thế giới. Bác luyện cả võ công. Bác quen biết với tất cả các danh
nhân, vĩ nhân trên thế giới. Ai gặp Bác lần đầu cũng đều cảm mến và Bác luôn luôn được coi là
con người bình dị giữa mọi người. Sự hiểu biết rộng lớn của Bác không làm lu mờ bản chất văn
hóa Việt Nam.
Hồ Chí Minh quan tâm từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc vạch ra đường lối giải phóng dân
tộc, lãnh đạo quản lý đất nước cho đến việc đồng áng, trồng rau, nuôi cá và dạy dỗ trẻ con. Cái
đặc biệt của Bác Hồ là một con người rất vĩ đại, đồng thời là một con người rất dung dị. Bác có
ham muốn tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mọi người và chỉ muốn có được một cuộc sống bình
thường dung dị cho riêng mình.
Chúng ta ai cũng biết nhiều về các hoạt động chính trị của Bác, về vai trò lãnh đạo của
Bác, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về cuộc sống đời thường của Bác. Cuộc sống đời thường
của Bác lại là một bài học lớn cho tất cả mọi người từ già tới trẻ trong cuộc sống của mình.
P a g e 3 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đưa ra những phẩm chất mà mọi người nói chung và giới trẻ
nói riêng những phẩm chất cần học ở Hồ Chí Minh.
II. Những phẩm chất giới trẻ cần học ở Hồ Chí Minh:
1. Phẩm chất học tập suốt đời
Học tập suốt đời là phẩm chất cao đẹp, xuyên suốt trong tư tưởng của Bác. Bằng tấm gương học
tập suốt đời, Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu, trong đó có những nội dung
rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo.
• Tự học là chính
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết và rất quan trọng trong
quá trình tiếp nhận tri thức. Bác Hồ học ở trường lớp không nhiều mà tự học là chính, đó là
phẩm chất nổi bật ở Bác. Trong lý lịch tự khai ở Đảng Cộng sản Pháp năm 1920 cũng như tham
dự một số hội nghị và đại hội của Quốc tế Cộng sản năm 1924, Bác đều ghi ở phần trình độ học

vấn là: Tự học. Năm 1961, tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp ở Việt Nam, Bác kể:
“Về văn hóa: Tôi chỉ học hết lớp tiểu học Về hiểu biết phổ thông: Năm 17 tuổi, tôi mới thấy
ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađiô lần đầu tiên.Năm 1959, nói chuyện tại
Trường Đại học Pátgiagiaran (Inđônêxia), Bác kể: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường đại
học. Tôi đi du lịch và làm việc, đó là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa
học xã hội. Nó dạy cho tôi cách yêu, cách ghét, yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ, hòa bình
P a g e 4 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
và căm ghét áp bức, ích kỷ v.v… Trường học ấy đã dạy tôi khoa học quân sự, lịch sử và chính
trị.
Rõ ràng, ở Bác chỉ có con đường tự học trong thực tế lao động và hoạt động cách mạng.
Những năm tháng bôn ba hải ngoại, làm đủ các nghề để sống, khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi
thì đốt lò, quét tuyết trong mùa đông băng giá ở nước Anh, khi thì bán báo, làm thợ ảnh, vẽ đồ cổ
ở nước Pháp v.v… Bác đều tranh thủ thời gian để tự học một cách kiên trì trong điều kiện không
có thầy dậy, không có trường lớp, thiếu thốn cả về phương tiện vật chất và thời gian. Một thủy
thủ trên tàu kể lại: “Mỗi ngày, chín giờ tối công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng khi mọi
người nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến 11 giờ hoặc nửa đêm.
Về tự học ngoại ngữ, cần học chữ nào Bác liền viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, vừa
làm vừa học, đến cuối ngày chữ mờ dần đi cũng là lúc Bác nhớ được hết. Những ngày sống ở
Anh, “công việc làm từ tám giờ đến mười hai giờ. Hàng ngày, buổi sáng sớm và buổi chiều anh
Ba ngồi trong vườn hoa Hayđơ, tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần, vào ngày
nghỉ anh đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý.Khi trở lại nước Pháp, Bác thuê phòng trọ
trong một khách sạn rẻ tiền. Mặc dù công việc nặng nhọc, kéo dài suốt ngày, Bác vẫn thường
đến thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi kiến thức. Tối đến, Bác đi dự
những cuộc mít tinh, làm quen với các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật để nâng cao
trình độ hiểu biết của mình. Cuộc sống lao động vất vả ấy đã rèn cho Bác ý chí quyết tâm tự học
một cách bền bỉ.
Sau này, khi nước nhà độc lập, trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, Bác
vẫn tự học qua sách báo và trong thực tiễn, bằng sự miệt mài và say sưa tự học, Bác đã lĩnh hội
được hệ thống tri thức đồ sộ, có được trình độ học vấn uyên bác, tầm hiểu biết toàn diện và sâu

rộng đồng thời có sự nhạy cảm sắc sảo hệ thống tri thức đó. Nhà nghiên cứu Vaxiliép đánh giá:
P a g e 5 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
“Hiếm có một chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Min về trình độ học
vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời.Từ kinh nghiệm của bản thân, trong
tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Bác khuyên mọi người: “Lấy tự học làm cốt”. Trong các bài nói,
bài viết, Bác đều khuyên mọi người phải tự học là chính. Có thể nói, tự học là một trong những
yếu tố quyết định tạo nên nhân cách và trí tuệ uyên thâm của Bác Hồ.

• Học từ thực tiễn
Những năm sống và hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ đã tự học tập, rèn luyện trong thực tế
sinh động ở các nước thuộc địa, các nước thực dân, đế quốc, trong phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân các dân tộc bị áp bức. Chính từ thực tiễn ấy, Bác đã tìm thấy lý luận
Mác-Lênin, cẩm nang thần kỳ để cứu dân, cứu nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, trên cơ sở kế thừa chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa trí tuệ
của nhân loại, Bác đã cùng với Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào thực
tiễn Việt Nam, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Về học từ thực
tiễn, Bác kể: “Đến Quảng Châu hồi 1924-1927, tôi vừa theo dõi phong trào cách mạng trong
nước, vừa tham gia công việc do Đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó Tôi được tham gia dịch
tài liệu nội bộ và việc “tuyên truyền đối ngoại”, tức là viết bài về phong trào công nông cho một
tờ báo bằng tiếng Anh. Lần thứ hai tôi đến Trung Quốc cuối năm 1938 vào thời kỳ kháng chiến
chống Nhật. Là một người binh nhì trong “Bát lộ quân”, tôi làm chủ nhiệm câu lạc bộ của một
đơn vị ở Quế Lâm. Sau đó, được bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm phụ trác nghe rađiô của một đơn vị
ở Hành Dương. Thế là tôi học được một ít kinh nghiệm xây dựng Đảng, khi ở Liên Xô; kinh
nghiệm đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, khi ở nước Pháp; kinh nghiệm chống thực dân và
phong kiến, khi ở Trung Quốc.
P a g e 6 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
Sau này, ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, Bác thường nhắc nhở mọi người học
lý luận đồng thời học trong thực tiễn. Bác giải thích: Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong

kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết
luận, rồi đem nó chứng minh với thực tế. Bác ví: “Lý luận như cái tên hoặc viên đạn. Thực hành
như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận
cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích.Vì
thế, Bác yêu cầu mọi người phải vừa học, vừa làm, học để áp dụng vào thực tiễn công tác. Trong
lúc học lý thuyết phải nghiên cứu công việc thực tế. Bác còn giải thích: Thời kỳ học ở nhà
trường chưa thể cung cấp những kiến thức đầy đủ và sâu rộng; nó mới chỉ giúp ta được những
điều căn bản, định rõ cho ta một phương hướng đi cho khỏi lầm đường và gợi cho ta lòng ham
muốn nghiên cứu. Còn sau khi ra trường làm việc, phải nghiên cứu không những trong sách vở,
mà còn phải nghiên cứu ngay trong thực tiễn công tác của mình, phải vừa làm, vừa học. Bác
khuyên mọi người: “Học trong xã hội học trong thực tế, học ở quần chúng”.
• Học với quyết tâm cao
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Việc đời không có gì khó, chỉ sợ chí không bền”. Đối với việc
học, Bác Hồ dặn: “Học không bao giờ cùng”, “vì phải học, mà học thì rất khó khăn, tinh vi”.
Điều đó đòi hỏi trong học tập phải có quyết tâm cao. Minh chứng cho vấn đề này, có lần Bác kể:
“Ngày trước, Bác cũng đã làm phụ bếp. Lúc đó Bác là vong quốc nô, làm phụ bếp cho thực dân
Pháp. Công việc vất vả từ 5 giờ sáng đến 9, 10 giờ tối. Nhưng Bác vẫn học được văn hóa, chính
trị. Có quyết tâm thì nhất định học được. Lần khác, Bác nói: “Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất, tôi làm thuê ở Pari, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ “đồ cổ” mỹ
nghệ Trung Hoa Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười chỉ theo cảm tính tự nhiên
P a g e 7 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
Và một đồng chí đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng
trên báo Nhân đạo.
Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều
lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính”. Hồi ở Việt Bắc, tuy tuổi đã cao, nhưng Bác vẫn
học tập và làm việc không biết mỏi. Bác làm việc suốt ngày, ngày thường cũng như chủ nhật.
Sau mỗi bữa ăn, Bác nghỉ một lát rồi làm việc ngay. Buổi sáng, Bác giải quyết công việc giấy tờ
hôm trước. Tiếp đó, Bác tranh thủ đọc sách báo. Bác xem công văn, xem xong ngồi viết, đánh
máy, suy nghĩ để trả lời các nơi. Phòng làm việc của Bác có khi chỉ là chiếc chiếu trải xuống sàn

nhà, những gì phải viết Bác để lên đùi. Bài viết nào dài Bác đánh máy. Những lúc mỏi, Bác kéo
võng nằm suy nghĩ rồi lại dậy đánh máy tiếp. Vì vậy, không mấy khi Bác có thời gian rảnh. Bác
Hồ cho rằng, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và với quyết tâm làm cho dân tộc ta trở thành
một dân tộc “thông thái”, ngay từ khi nước nhà vừa giành được độc lập, Bác đã kêu gọi: “Mọi
người phải ham học, trước hết là học chữ, học làm tính. Biết chữ, biết tính làm việc gì cũng dễ
dàng hơn. Một người không biết chữ, không biết tính thì như nửa mù, nửa quáng. Biết rồi, ta học
thêm. Ngoài ra, còn biết bao nhiêu điều cần học. Việc thế giới rất nhiều, học không bao giờ hết.
Người có học mới tiến bộ. Càng học càng tiến bộ. Chính Bác đã mở nhiều lớp học văn hóa và
chính trị cho cán bộ, đảng viên, thanh niên trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, những năm
đấu tranh giành độc lập dân tộc và những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ.
Quan điểm của Bác là: “siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến”,
“kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần”, “học mãi để tiến bộ
mãi, càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm” Bác đòi hỏi mọi người học tập phải có quyết
tâm cao, vì học tập là công việc phải tiếp tục suốt đời, suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác
thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi, nên phải thường xuyên học và
P a g e 8 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
hành để tiến bộ không ngừng. Trong quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, Bác rất quan tâm
đến việc học tập của mọi tầng lớp nhân dân. (1) Đối với đảng viên, Bác yêu cầu: Tất cả các đảng
viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng của
mình. (2) Với đảng viên, cán bộ hoạt động lâu năm, Bác nói: “Công việc càng ngày, càng nhiều,
càng mới. Một mặt, Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ. Một mặt, đảng viên già phải cố gắng
mà học. Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia.
Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Bác
nói với lớp huấn luyện đảng viên mới: “Bác thường nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi mà đã cho
mình là già cho nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã
76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời.
Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng. (3) Đối với người cao tuổi,
Bác động viên: Càng già càng phải tham gia mọi việc cách mạng: phải học tập văn hóa, kinh
nghiệm công tác. (4) Đối với phụ nữ, Bác dặn: Gắng học tập chính trị, học tập văn hóa, kỹ thuật;

nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa. (5) Đối với thanh niên, Bác nhắc: Phải
cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật để phục vụ Tổ
quốc, phục vụ nhân dân. (6) Đối với thiếu nhi, ngay từ năm 1948, Bác đã chỉ ra cách tổ chức học
tập từ 5 đến 10 cháu nên tổ chức thành một đội giúp nhau học hành. Sau này, Bác khuyên: Yêu
Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn vệ sinh; khiêm
tốn, thật thà, dũng cảm.
Bác còn động viên mọi người: “Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học
mãi”. Bác còn căn dặn: “Không sợ khó, có quyết tâm. Không biết thì phải cố gắng học, mà cố
gắng học thì nhất định học được”. Đây là những tổng kết đầy ý nghĩa của việc học tập suốt đời.

P a g e 9 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
• Học đi đôi với hành
“Hành nan, ngôn dị” là một tổng kết sâu sắc của người xưa về cái khó giữa học và hành. Đối
với việc học tập, một trong những phương pháp quan trọng mà Bác Hồ yêu cầu là “học đi đôi với
hành”, vì như Bác nói: “Không vào hang không bắt được cọp. Không thực hành thì nhất định
không thể hiểu biết”. Nói chuyện với học viên Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa
Hòa Bình, Bác kể: “Trước đây lúc tuổi thanh niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động,
vừa học tập, nhưng lúc đó lao động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải làm thế để tự kiếm
sống, nhưng vẫn dành thời giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được đến
trường học đâu. Vì vậy, Bác khuyên mọi người học tập tốt, lao động tốt để trở thành người lao
động xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của Bác là: Học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng,
học để tin tưởng, học để hành. Nói về tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành, Bác nói: Một
người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song, y không biết cày ruộng, không biết làm
công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y
không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn,
thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế. Bác còn giải thích: “Do thực hành mà sinh ra
hiểu biết. Lại do thực hành mà chứng thực và phát triển sự thật. Từ hiểu biết bằng cảm giác tiến
lên hiểu biết bằng lý trí. Lại từ hiểu biết bằng lý trí tiến lên thực hành lãnh đạo cách mạng, cải

tạo thế giới. Thực hành, hiểu biết, lại thực hành, lại hiểu biết nữa. Cứ đi vòng như thế mãi, không
bao giờ ngừng.
Điều đó đòi hỏi phải gắn học với hành, học để vận dụng sáng tạo vào trong thực tế công
tác, trong cuộc sống, học để ứng xử với bản thân, với mọi người, với thực tế cuộc sống, để cống
hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì thế, Bác luôn nhắc nhở mọi người rằng, làm nghề gì
P a g e 10 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
cũng phải học và phải ham học, học trong công việc hằng ngày, trong việc lớn cũng như việc
nhỏ, việc cao cũng như việc thấp. Theo Bác, học cốt để làm, học mà không làm, học mấy cũng
không tác dụng, học mấy cũng vô ích. Học cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lý thuyết mà
không áp dụng vào thực tế là lý thuyết suông. Chỉ học thuộc lòng lý thuyết để đem lòe thiên hạ
thì lý thuyết ấy cũng vô ích. Theo Bác, “vừa học, vừa làm”, “học tập tốt, lao động tốt”, “học để
áp dụng trong thực tế” là khẩu hiệu thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”. Rõ ràng là từ
lời nói đến việc làm cho thấy, Bác Hồ là một tấm gương “Học không biết chán”, “Học, học nữa,
học mãi”, “Học không bao giờ cùng”, một tấm gương học suốt đời.
2. Phẩm chất đạo đức:
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó
là cái gốc của cây ngọn nguồn của sông nước. Người viết: “cũng như sông thì có nguồn mới có
nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự
mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”
Khi nói đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức, thì không thể không nhắc đến những
vấn đề quan trọng đã được Người tổng kết một cách ngắn gọn đó là: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính,
Chí công vô tư”. Đây là vấn đề được Hồ Chí Minh đề cập một cách thường xuyên, nhiều nhất
với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo
đức cũ rất quen thuộc với mọi người. Phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi
con người và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân. Chính vì vậy, mà
P a g e 11 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7

người thường xuyên nhắc đến phẩm chất này từ tác phẩm Đường cách mệnh cho đến bản Di
chúc cuối cùng, dù ở những thời điểm lịch sử khác nhau nhưng tư tưởng của người về đạo đức
cách mạng đều có sức thuyết phục rất cao, có sức sống mạnh mẽ và có giá trị lâu bền. Đối với
Hồ Chí Minh cũng thế, trái tim của tất cả chúng ta luôn hướng về người không gì ngăn cản nổi,
bởi đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người đã cổ vũ và lôi cuốn toàn thể nhân dân ta, người là tấm
gương rực rõ nhất không những của thiên tài cách mạng mà còn của tính coi khinh sự xa hoa, của
tinh thần yêu lao động, của đời tư trong sáng, của nếp sống giản dị. Chính vì thế mà đồng chí Lê
Duẫn đã từng nhắc nhở: “ở nước ta, Hồ Chủ tịch là tượng trưng đạo đức cách mạng trong sáng
và tốt đẹp nhất của Lênin. Chúng ta phải ra sức noi gương đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã không ngừng đem các phẩm
chất cao đẹp ấy, thường xuyên giáo dục cho toàn thể cán bộ và nhân dân. Bằng lời nói và việc
làm, bằng giảng giải và nêu gương, Hồ Chủ tịch đã chỉ cho mọi người thấy thế nào là một đạo
đức cao đẹp, một cuộc sống đáng sống. Người nâng cao tâm hồn và tình cảm của nhân dân,
khiến mọi người đều cảm thấy mình luôn luôn lớn lên và đầy niềm tự hào trước sự nghiệp cách
mạng vĩ đại và trước tấm gương đạo đức chói ngời của Người. Lê Duẫn đã khái quát tấm gương
đạo đức ấy: Cuộc đời Hồ chủ tịch trong như ánh sáng. Đó là một tấm gương tuyệt vời về “chí khí
cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết,
đạo đức chí công, vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị”. Vì vậy, chúng ta thật sung sướng được
noi theo tấm gương vĩ đại ấy để không ngừng nâng cao đạo đức của bản thân trong thử thách và
rèn luyện
Cuộc đời của Người là một chuỗi dài những thử thách ghê ghớm nhất trước giàu sang,
nghèo khổ và uy lực nhưng ý chí của Người là một chất kim cương không thể có sắt lửa nào hủy
P a g e 12 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
diệt. Tâm hồn Người luôn luôn rực rỡ như mặt trời không thể có mây đen nào che khuất. Người
không bao giờ để những ham muốn tầm thường làm bận tâm. Sống ở thủ đô các nước lớn, giữa
cảnh xa hoa phù phiếm, người vẫn giữ một tâm hồn trong sáng, một loois sống giản dị. Từ khi
khi còn ở trong ngõ hẻm của Pari, đến khi làm Chủ tịch nước vấn là một cuộc đời thanh đạm.
Trước lúc Người đi xa tài sản riêng để lại cũng chỉ hai bộ kaki, một đôi dép lốp, cái quạt giấy cũ
và chiếc đồng hồ đã mờ mặt Trước một khí phách kiên cường và độc lập tự chủ như thế thì

không có uy lực nào trên trái đất này có thể khuất phục
Đạo đức của Người có tính chất nhất quán, từ ý nghĩ đến việc làm, từ việc lớn đến việc
nhỏ, từ trách nhiệm chung đến đời sống riêng tư, và đặc biệt Người luôn phê phán thói đạo đức
giả chỉ nói hay làm giở, mà phải được biểu hiện, thử thách trong mọi quan hệ hàng ngày, quán
triệt cả đời sống riêng tư, bao trùm cả mọi việc lớn nhỏ. Người đã nêu tấm gương rực rỡ nhất về
đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trong suốt cuộc đời, Người đã cần cù lao động
không phí một giây, một phút. Người xếp đạt một cách khoa học mọi công việc của mình, mọi
công việc của mình thì sếp đặt một cách khoa học để phục vụ thì giờ cho nước cho dân, trong
kháng chiến cũng như khi hòa bình lập lại, ngoài thì giờ làm việc của Đảng của Nhà nước,
Người rất thích tham gia lao động chân tay như trồng rau, trồng cây và tất cả chúng ta ai cũng
nhận thấy “Người gương mẫu từ cái ăn, cái mặc, cái ở”. Người đã thực hiện một tinh thần tiết
kiệm nghiêm khắc nhất, nhưng không phải là chủ nghĩa khổ hạnh của tôn giáo mà vì Người còn
lo lắng cho dân. Người từng nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải
cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn
riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp như vậy là không có đạo đức”.
P a g e 13 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
Hồ Chí Minh không có lợi ích nào riêng ngoài lợi ích chung của cách mạng, không có
hạnh phúc riêng nào ngoài hạnh phúc chung của đồng bào, với một manh áo vải, đôi dép cao su
Người nguyện một đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân. Khiêm tốn giản dị, đó là biểu hiện
hồn nhiên tuyệt đẹp, gắn liền với đạo đức cao cả của Người. Bản thân Người luôn luôn nhắc nhở
mọi chúng ta phảỉ giữ tác phong khiêm tốn giản dị tạo ra một nếp sống vững vàng, tránh mọi
cám giỗ của giàu sang danh vọng. Khiêm tốn giản dị góp phần phát huy chí khí kiên cường, lòng
trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng và nhân dân.
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin lớn vào thế hệ trẻ Việt Nam. Người khẳng định
vai trò to lớn của tuổi trẻ trong sự phát triển và trường tồn của dân tộc. Vì vậy, giáo dục đạo đạo
đức cách mạng cho thanh niên trong đó có sinh viên là một nội dung quan trọng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Đây là một việc làm cấp thiết, nhằm mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa nên cần phải thường xuyên, liên tục và lâu dài không phải một sớm một chiều, công tác
giáo dục phải được tiến hành một cách toàn diện, đặc biệt là phải chú ý đến cả hai yếu tố đức và

tài trong đó đạo đức phải làm gốc nó bao gồm rất nhiều phẩm chất: trung với nước hiếu với dân,
cần , kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cách mạng cho đời sau, Đảng và Nhà
nước ta quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ cả về đức lẫn tài, trong đó có đặc biệt
quan tâm bồi dưỡng cho thế hệ sinh viên, coi đây là vấn đề trọng yếu trong chiến lược trồng
người. Do vậy, Nhà nước đã đề ra những chủ trương chính sách cụ thể, xác thực theo tiêu chí xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhờ đó mà
tư tưởng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư không những được sinh viên Việt Nam học
tập mà còn làm theo. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua các hành động của các bạn sinh
P a g e 14 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
viên với tinh thần vì nước quên thân vì dân phục vụ nên các bạn đã tham gia các phong trào do
đoàn thanh niên tổ chức như: sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, thanh niên lập nghiệp,
tuổi trẻ giữ nước, mùa hè xanh… Qua các hành động đó đã rèn luyện cho các bạn sinh viên được
các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nâng cao trình độ văn hóa, phẩm chất chính
trị, đạo đức cách mạng, khơi dậy tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, tạo cơ hội để sinh viên góp sức
mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy có thể khẳng định việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với sinh viên là một việc làm hết sức cần thiết và có ý
nghĩa sâu sắc.
Bên cạnh đại đa số sinh viên ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
để trở thành người làm chủ tương lai của đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ sinh viên biểu
hiện của sự tha hóa đạo đức xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống, coi thường kỉ cương
pháp luật. Hầu như họ chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi lãng phí, lười biếng học tập, học đòi thói hư tật
xấu biểu hiện cụ thể là các bạn lao vào con đường cá độ, chơi đề, bi da, thường xuyên bỏ học
không chịu đến lớp, có lối sống chung, sống thử theo kiểu phương Tây…Ảnh hưởng của lối sống
thực dụng đã làm xuát hiện tư tưởng chạy theo đồng tiền, coi tiền là tất cả quên đi đạo lý, phải
trái những tư tưởng đó ngày càng ăn sâu xói mòn vào phẩm chất tư cách của thế hệ trẻ. Ngoài ra
trong sinh viên đang có xu hướng tuyệt đối hóa, đề cao chủ nghĩa cá nhân, nên đặt lợi ích bản
thân lên trên hết xem nhẹ lợi ích tập thể. Những biểu đó đã đi ngược lại với với các chuẩn mực
phẩm chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, cần phải có những biện pháp cụ thể để tư tưởng

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Người đi vao lối sống sinh viên một cách sâu rộng và
có hiệu quả thực tiễn cao nhất
P a g e 15 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
Do vậy, để cho tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Hồ Chí Minh thấm
sâu vào nhận thức của sinh viên, đòi hỏi cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo
đức. Đặc biệt là các tổ chức đoàn thể như: nhà trường, đoàn thanh niên, hội sinh viên…phải có
kế hoạch giới thiệu và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Người. Bên
cạnh đó tăng cường công tác giáo dục ý thức, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho sinh viên để
giúp họ điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật, tránh phạm pháp, làm việc theo hiến pháp và
pháp luật. Đồng thời mỗi người cha, người mẹ, người thầy, cô phải là một tấm gương sáng để
các bạn trẻ noi theo chứ không phải giáo dục bằng lời nói suông, hô to khẩu hiệu. Ngoài ra bản
thân sinh viên cũng phải tự mình rèn luyện, chăm chỉ, chịu khó, có tinh thần tìm tòi sáng tạo
trong học tập, thường xuyên nâng cao tri thức, làm chủ được bản thân để không bị lôi kéo vào
các tệ nạn xã hội, tự giác tu dưỡng và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dưới ánh sáng của Người, chúng ta tin tưởng và tự hào, không ngừng vươn tới những
phẩm chất cao đẹp nhất của loài người trong xã hội ngày mai.
3. Tấm gương tự rèn luyện sức khoẻ của Bác Hồ
Bác Hồ là hiện thân cao đẹp của ý chí chiến đấu, tinh thần độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc ta
trong đấu tranh cách mạng và cũng là tấm gương sáng về tự rèn luyện sức khoẻ. Đối với Bác, mục
đích của việc rèn luyện sức khoẻ là để phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người đã phải trải qua những tháng nǎm đầy khó khǎn gian khổ, thử thách,
hy sinh, nhưng do chịu khó rèn luyện, Người đã có được sức dẻo dai, khả nǎng chịu đựng, thích
ứng với mọi môi trường, vượt qua khó khǎn gian khổ của cuộc sống, của bệnh tật. Hơn ai hết, Bác
P a g e 16 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
hiểu cuộc đời hoạt động cách mạng đầy rẫy những chông gai, cần phải có nghị lực, lý trí và sức
lực để hoàn thành. Vì vậy, Người rất chú trọng rèn luyện sức khoẻ. Nét đặc trưng trong phương
pháp rèn luyện sức khoẻ của Bác có thể thấy tập trung vào những nội dung sau đây: Duy trì thói
quen tập luyện thường xuyên. Trong bài Sức khoẻ và thể dục, ngày 27-3-1946, Bác viết: "Dân

cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng
tập". Tập thể dục buổi sáng và rèn luyện sức khoẻ đã trở thành nền nếp hằng ngày của Bác. Sau 30
nǎm đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, tháng 1-1941, Bác trở về Tổ quốc. Bên
hang lạnh hay lán Khuổi Nậm giữa rừng sâu Pác Bó, một trong những việc làm đầu tiên của Người
là chuẩn bị những điều kiện giản đơn và có hiệu quả cho việc rèn luyện sức khoẻ. Nữ đồng chí
Nông Thị Trưng, người được sống gần Bác kể lại: Trong hoàn cảnh sống khó khǎn, lúc ở lúc đi bất
chợt ấy, thế mà Chú* vẫn hì hục đắp một cái nền đất giữa dòng suối Khuổi Nậm để Chú đứng tập
thể dục. Trước Cách mạng Tháng Tám, cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác gắn liền với những
chuyến đi. ở phương xa thì bằng những phương tiện cơ giới. Về gần thì chủ yếu đi bộ. Sau hơn
một nǎm (1942-1943) bị đày đoạ trong các nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Quảng
Tây (Trung Quốc) Bác mới được tạm trả tự do. Chỉ trong bốn tháng đầu tiên trong nhà tù, Bác đã
phải chịu bao điều cực khổ. Vì vậy, khi vừa được tạm trả tự do (tháng 9-1943), Bác đã kiên trì tập
leo núi để rèn luyện đôi chân, nhìn vào ánh đèn để rèn luyện đôi mắt và tắm nước lạnh để tǎng
cường sức chịu đựng. Một buổi sáng cuối thu ở Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Quốc), tướng
Trương Phát Khuê, Tư lệnh trưởng Quân khu Quảng Tây, trong bộ quân phục da ấm, cưỡi ngựa ra
bờ sông không khỏi kinh ngạc khi thấy Bác đang ngâm mình dưới dòng nước lạnh. Những tháng
cuối nǎm 1944 đầu nǎm 1945, do yêu cầu của công việc, bằng đôi chân đi bộ là chính, Bác đã thực
hiện cuộc hành trình hàng nghìn cây số qua các chặng đường Liễu Châu - Cao Bằng - Côn Minh
(Trung Quốc). Sau Cách mạng Tháng Tám, vận nước như "ngàn cân treo sợi tóc", công việc càng
P a g e 17 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
thêm bề bộn và cǎng thẳng, nhưng Bác vẫn giữ nền nếp rèn luyện sức khoẻ hằng ngày. Giờ giao
thừa của Tết độc lập đầu tiên (1946), Bác cải trang hoà vào dòng người đến thắp hương ở đền
Ngọc Sơn (Hà Nội), sáng sớm mồng một, Người vẫn dậy sớm tập thể dục, bắt đầu một ngày làm
việc mới với rất nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và những công việc cần giải quyết. Trên chặng đường
gian khổ cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù đã sang tuổi sáu mươi, Bác vẫn
có thể đi bộ 50, 60 cây số một ngày. Có lần, thấy Bác mệt, anh em trong cơ quan đề nghị Người
nằm cáng, Bác nói: "Bác mệt thì các chú cũng mệt". Trong những nǎm cuối đời, sức khoẻ giảm
sút, nhưng Bác vẫn kiên trì luyện tập để chống lại bệnh tật, để khi cách mạng thành công Bác đến
với đồng bào, đồng chí ở miền Nam. Một phương pháp rèn luyện sức khoẻ của Bác rất hiệu quả

nữa là tham gia những hoạt động thể thao, giải trí, lao động chân tay, sống hoà đồng với thiên
nhiên. Tuổi trẻ của Bác không có điều kiện tập luyện có bài bản các môn thể thao. Khi nước nhà
độc lập, mặc dù tuổi đã cao, Bác vẫn chơi bóng chuyền với anh em trong cơ quan. Sau giờ làm
việc Bác đi câu cá, làm vườn. Lao động chân tay đối với Bác không chỉ để thư giãn, để rèn luyện
sức khoẻ mà còn có ý nghĩa thiết thực, vì công việc, để cải thiện sinh hoạt, tạo tính tự lập trong
cuộc sống Bác tranh thủ rèn luyện khả nǎng lao động cả trong lúc làm việc. Để giữ gìn sức khoẻ,
Bác luôn giữ một nếp sống thanh đạm. Những lúc cách mạng gặp khó khǎn, thức ǎn chủ yếu của
Người chỉ có cháo bẹ (ngô), canh mǎng. Về Hà Nội, Bác cũng chỉ thích ǎn cơm với cá kho, dưa cà.
Đi công tác trong nước, Bác thường cho nắm cơm mang theo. Từ tấm gương tự rèn luyện sức khoẻ
của Bác, chúng ta có thể rút ra một số bài học sau đây: - Giữ vững niềm tin vào cuộc sống kể cả
trong khó khǎn gian khổ, đôi khi sự sống bị đe doạ. - Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nền
nếp, giờ nào việc nấy. Chương trình kế hoạch đề ra phải được thực hiện. - Rèn luyện tính tự lập
trong bảo vệ sức khoẻ. - Cần có nghị lực để làm chủ bản thân mình ngay cả đối với những công
việc giản đơn trong cuộc sống đời thường.
P a g e 18 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
III. Kết Luận:
Từ lúc sinh thời và cho đến khi Bác về với “thế giới người hiền”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành
cho các thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương bao la, sâu sắc nhất. Người đã khẳng định: Thanh
niên là chủ nhân tương lai của nước nhà Chính vì thế, việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ
trẻ luôn là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của toàn xã hội, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ
nghĩa”. Nhớ lời dạy của Bác kính yêu, mỗi thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam “cần phải có chí tự
động, tự cường, tự lập; Phải có khí khái ham làm việc, chứ không ham địa vị; Phải có quyết tâm,
đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kỳ được; Phải có lòng ham học hỏi, học luôn,
học mãi, học suốt đời. Tự tu luyện đạo đức và rèn luyện sức khỏe.”; những nhà quản lý giáo dục,
những thầy cô giáo - là những người có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người,
hãy luôn khắc ghi những lời Bác căn dặn, coi đó là kim chỉ nam định hướng cho triết lý giáo dục
hiện đại nhằm tìm ra giải pháp đưa nền giáo dục nước nhà phát triển tích cực và bền vững, góp sức
vào công cuộc CNHHĐH đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh.
IV. Nguồn tham khảo:
1. (1,6,8,9,12,13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG,H.2011, t.10, tr.389, 367, 371, 126-
127, 465, 590.(2,5) Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội,
H.1990, tr.80, 113.
2. (7,10,11,14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.235, 99; t.12, tr.92; t.6, tr.257.
P a g e 19 | 20
Assignment HCM201 – Nhóm 7
3. (3,4) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật,
H.1984, tr.17, 28.
4. />co_id=30009&cn_id=170088
5. />P a g e 20 | 20

×