Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 92 trang )

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ:
“Những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với Việt Nam”
LỜI MỞ ĐẦU:
Thế giới hiện nay đang có những biến đổi không ngừng, nhiều xu thế đang dieenc ra,
tạo cho nhân loại những vận hội, nhưng cũng nhiều thử thách mới. Quá trình toàn cầu
hóa đang ngày càng mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống của các quốc gia.
Trong bối ảnh này, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngoài sự phát
triển của loài người. Cuộc cách mạng công nghệ đang ngày càng làm cho đời sống của
loài người nâng cao.
Nhân loại đang có nhwungx bước tiến dài đáng kể trên bước đường phát triển của
mình. Tuy nhiên nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đang nảy sinh, tác động không nhỏ
đến đời sống quốc tế, sự sống còn của tất cả hết thảy mọi nguwoif, Không phân biệt màu
da, chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, Việt nam chúng ta cũng vậy, con đường hội
nhập chủ động tích cực vào quá trình toàn cầu mà Đảng ta lwuaj chọn là con đường
đúng đắn, điều đó được chứng minh rõ rang bằng những gì mà chúng ta đã đạt được
trong những năm qua. Nhưng chúng ta cũng nhìn nhận rằng cũng như tất cả các quốc
gia khác, chúng ta cũng phải chịu tác động từ những vấn đề toàn cầu, những vấn đề này
đang gây ra nhiều nhức nhối trong đời sống xã hội, cản trở quá trình phát triển của
đất…………
Chương 1. Khái quát về các vấn đề kinh tế có tính toàn cầu
1.1.Giới thiệu chung về các vấn đề có tính toàn cầu
Ngày nay, Trái đất được biết đến là một thực thể tồn tại sự thống nhất về mặt cấu tạo vật
chất, môi trường sinh thái cũng như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhưng bên cạnh đó, luôn
song song đồng hành là các mâu thuẫn. Đó chính là các vấn đề mang tính toàn cầu.
Theo như một bài báo của Đại tá, Th.S Nguyễn Đức ThắngViện Khoa học xã hội nhân văn quân
sự, Bộ Quốc phòng trên tạp chí Cộng sản điện tử , “Những vấn đề toàn cầu (hay toàn nhân loại)
được hiểu là những vấn đề mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến hoạt động sống của mọi
người trên trái đất. Những vấn đề đó đang hiện hữu và có xu hướng gia tăng về số lượng, quy mô
và mức độ. Chúng đã tạo nên xu thế tất yếu là hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, các mối liên
kết khu vực, liên kết toàn cầu ngày càng chặt chẽ. Đồng thời, giữa các quốc gia, dân tộc, các
nhóm nước cũng nảy sinh không ít mâu thuẫn, xung đột về nguyên nhân và hướng giải quyết


những vấn đề toàn cầu.”
Hay nói một cách khác, vấn đề có tính chất toàn cầu là vấn đề có liên quan đến lợi ích và
cuộc sống của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Các vấn đề này được hình thành phát triển một cách khách quan trên cơ sở sự phát huy
tác dụng của quy luật tự nhiên và cả các quy luật kinh tế xã hội, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người, nhưng bàn tay của con người là yếu tố hình thành và phát triển chúng.
Ngày nay, “ranh giới, rào cản” giữa các quốc gia, giữa các châu lục ngày càng thu hẹp, khó phân
định thì vấn đề toàn cầu càng rõ rệt bởi sự tương tác, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nhóm liên kết này. Đó cũng chính là bài toán khó mà tất cả phải cùng chung tay giải quyết.
Các vấn đề mang tính toàn cầu được phân loại theo những cách như sau:
Một là, những vấn đề toàn cầu gắn liền với mối quan hệ giữa các cộng đồng xã hội của
nhân loại, gồm các vấn đề: Lợi ích kinh tế, cương vực lãnh thổ, xung đột tôn giáo và dân tộc, tội
phạm quốc tế (buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em…), các tổ chức khủng bố, tập đoàn
mafia xuyên quốc gia,y sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt…
Hai là, những vấn đề toàn cầu nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa xã hội loài người đối
với giới tự nhiên, môi trường sinh thái gồm các vấn đề nổi cộm: biến đổi khí hậu toàn cầu, những
thiên tai từ thiên nhiên (động đất, sóng thần, núi lửa, bão, lũ, hạn hán, các cơn bão từ vũ trụ
xuống trái đất, sự va chạm giữa các hành tinh, nước biển dâng cao ); suy thoái môi truờng (ô
nhiễm nước, phóng xạ, tiếng ồn, bãi thải công nghiệp ); sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên (đất, nước, tài nguyên khoáng sản, động, thực vật, nhiên liệu dầu mỏ, khí đốt, than đá ).
Ba là, những vấn đề toàn cầu liên quan trực tiếp đến con người, đến sự tồn tại của các cá
nhân con người gồm: bùng nổ dân số, di cư tự do, đô thị hóa tràn lan, tình trạng nghèo đói, an
ninh tài chính, an ninh lương thực, các dịch bệnh lớn và hiểm nghèo (HIV/AIDS, cúm
A/H5N1…).
Cũng có thể phân loại theo các tiêu chí bao gồm:
Một là những vấn đề toàn cầu liên quan đến nguồn lực phát triển như: vấn đề dân số, vấn
đề lương thực, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề nguyên liệu, vấn đề năng lượng,…
Hai là những vấn đề toàn cầu liên quan đến môi trường sinh thái: vấn đề nước ngọt, nước
sạch, lỗ thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, biến dđổi khí hậu,…
Ba là những vấn đề toàn cầu liên quan tới tăng trưởng và phát triển kinh tế như: vấn đề

nợ nước ngoài, vấn đề chiến tranh thương mại, vấn đề khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế,…
Bốn là những vấn đề toàn cầu liên quan đến khía cạnh xã hội như : vấn đề phân cực giàu
nghèo, bệnh dịch, vấn đề tôn giáo, xung đột chủng tộc và sắc tộc,…
Năm là vấn đề chiến tranh và hòa bình, các vấn đề về khủng bố.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, không một quốc gia, dân tộc nào có thể một mình kiểm
soát được những vấn đề toàn cầu, nếu không cùng nhau hợp tác giải quyết có hiệu quả. Vì vậy,
nguyên tắc chung trong giải quyết những vấn đề toàn cầu hiện nay, đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc
không kể giàu, nghèo, không phân biệt chế độ xã hội, tôn giáo, chính kiến, hệ tư tưởng, đều phải
coi vấn đề toàn cầu là những vấn đề phổ biến; phải gắn chiến lược phát triển của quốc gia mình
với lợi ích chung của toàn nhân loại. Vì thế, các quốc gia, dân tộc không những phải có sự thống
nhất về mặt nhận thức, mà còn phải có thiện chí trong hợp tác, liên kết để tìm ra hướng giải
quyết hữu hiệu những vấn đề toàn cầu trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
1.2. Những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu chủ yếu trong thời đại ngày nay
Những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu là những vấn đề trong lĩnh vực kinh tế mà có tác
động đến lợi ích và cuộc sống của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Nó bao gồm những vấn đề tồn tại từ lâu trong nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, thất
nghiệp lạm phát, những vấn đề mang tính chu kì như suy thoái và khủng hoảng kinh tế, hay
những vấn đề về nợ nước ngoài, nợ công, chiến tranh thương mại…
Các vấn đề kinh tế có thể được xem xét dưới hai góc độ: thứ nhất, nó là vấn đề lớn và lan
tỏa ảnh hưởng rộng đến mọi nền kinh tế, như khủng hoảng kinh tế toàn cầu; thứ hai, nó là vấn đề
tồn tại trong mỗi quốc gia hoặc giữa một số quốc gia hoặc trong các khu vực nhưng trên phạm vi
toàn nền kinh tế thế giới, tức là quốc gia nào cũng gặp phải và cần được giải quyết.
Một điểm cần lưu ý hơn nữa, đó là sự phân biệt giữa vấn đề kinh tế và xu thế kinh tế. Thế
giới đang tồn tại các xu thế: xu thế phát triển mang tính bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ; xu thế toàn cầu, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới; xu thế
chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập, tách biệt sang hòa bình, hợp tác để tạo ra sự ổn định
cho sự phát triển với sự ưu tiên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế; xu thế của sự phát triển
của vòng cung châu Á- Thái Bình Dương với các quốc gia có nền kinh tế hết sức năng động, đạt
nhịp độ phát triển cao và liên tục qua nhiều năm. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là xu thế kinh tế

là hướng phát triển mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã, đang và có dấu hiệu sắp theo đuổi,
được hiểu với nghĩa tích cực, còn với vấn đề kinh tế, đó là những tồn tại hiện đang có trong nền
kinh tế, cần có giải pháp phù hợp để giải quyết. Sự xuất hiện vấn đề kinh tế có thể làm tiền đề tạo
nên xu thế kinh tế. Đặc biệt khi các vấn đề kinh tế toàn cầu phát sinh, mỗi quốc gia không thể tự
đủ nguồn lực và khả năng để tự đối phó, hoặc cũng chỉ như “ muối bỏ biển” nếu chỉ có mình
quốc gia đó thực hiện. Một khi đã là vấn đề kinh tế toàn cầu, nó sẽ tác động đến tất cả các nền
kinh tế. Như vậy, một khi giải quyết, cần tất cả phải đồng thuận, phải hợp tác và liên kết cùng
nhau, hay nói một cách khác, tạo nên xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa. Bên cạnh đó, xu thế kinh
tế lại tạo ra các vấn đề kinh tế. Ví như sự toàn cầu hóa, khu vực hóa khiến cho nèn kinh tế của
các quốc gia liên kết và phụ thuộc nhau hơn, một khi có sự suy thoái hay khủng hoảng, nó sẽ trở
thành thảm họa, một khi đã xuống dốc, nó sẽ làm cả hệ thống tê liệt và sụp đổ. Như vậy có thể
nói, vấn đề và xu thế kinh tế có quan hệ biện chứng với nhau.
Thế giới tính từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế thế giới trải qua những đợt suy
thoái kinh tế và các cuộc khủng hoảng kinh tế, chủ yếu bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính tiền
tệ. Trong đó, đáng kể đến nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 và khủng hoảng tài
chính tiền tệ năm 2008 mà hậu quả của nó vẫn được khắc phục cho tới tận hôm nay. Khủng
hoảng kinh tế là vấn đề mang tính chu kì và luôn tồn tại trong nền kinh tế thế giới. Nó làm trao
đảo các nền kinh tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng như giảm tăng trưởng, lạm phát, thất
nghiệp hàng loạt, tăng tình trạng nợ công…Có thể gọi khủng hoảng tài chính là cơn hốt hoảng,
sự đình trệ, sự giảm sút hoặc quá trình giảm tốc độ, nhưng bản chất của nó không thay đổi. Nó là
một “căn bệnh”.Nhưng xét về khhias cạnh tích cực hơn, theo quy luật đô –mi-nô khi hệ thống tài
chính và kinh tế tích lũy quá nhiều thành phần xơ cứng, không hiệu quả và không hợp lý, vạch
trần những vết thương kinh tế thế giới được che giấu từ lâu. Sự giảm sút đã tạo thuận lợi trong
việc loại bỏ bộ phận yếu kém trong dây xích kinh tế thế giới và có thể là phần lớn nền kinh tế các
nước phát triển. Một nước nào đó trải qua càng nhiều chấn động kinh tế, càng nhiều điểm yếu
được loại bỏ, và khi kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, càng khỏe mạnh hơn trước. Khủng hoảng
hiện nay sẽ không phải là ngoại lệ, cũng có khả năng khủng hoảng có thể hủy diệt kinh tế.
Nhưng trong trường hợp hiện nay, có thể ra tạo điều kiện làm đoàn kết xã hội như một khối
thống nhất.
Một vấn đề khác là nợ nước ngoài và nợ công. Tình trạng này tính đến nay không chỉ xảy

ra đối với các nước đang phát triển, mà ngay cả các nền kinh tế lớn như Mĩ, EU… cũng đang
mắc phải. Đã có một thời, đặc biệt là các nước vùng châu Phi và Mỹ la tinh bị sa lầy với số nợ
tăng chóng mặt, tính từ năm 1980 đến năm 1992, lên đến 1672 tỷ USD trong khi số nợ năm 1980
chỉ là 567 tỷ USD, tăng lên khoảng 300 lần trong thập niên này. Ngay cả nền kinh tế Mỹ được
xem là hùng mạnh nhất cũng trở thành con nợ lớn nhất, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Theo
thống kê của Mỹ, tính đến cuối tháng 2/2011, Trung Quốc đã mua thêm 7.300 tỷ USD công nợ
Mỹ Trung Quốc nắm giữ 11.598 tỷ trái phiếu chính phủ Mỹ, trở thành nước có dự trữ ngoại tệ
USD lớn nhất của Mỹ. Như vậy, Mỹ vỡ nợ không chỉ còn là chuyện của Mỹ, bởi một khi Mỹ
vỡ nợ, "siêu chủ nợ" Trung Quốc sẽ là nước bị tổn thất nghiêm trọng nhất.Khu vực EU cũng đã
và đang trải qua nợ công khi mà Hy Lạp là “ cái nôi” và bóng đen nợ nần vấn tiếp tục lan rộng ra
khắp châu Âu. Những cuộc khủng hoảng về nợ công và nơ nước ngoài ngày càng gia tăng ,
cuốn hút mọi quốc gia vào đó, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tương lai, gây nên sự phụ
thuộc không chỉ về kinh tế mà còn cả chính trị, ngoại giao, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra
khủng hoảng kinh tế.
Khi sự toàn cầu hóa ngày càng lớn, các quốc gia càng tiến tới tự do hóa thương mại, các
rào cản về thuế quan và phi thuế quan ngày càng được giảm thiểu tiến tới rỡ bỏ. Nhưng vấn đề
lại ở chỗ, trình độ phát triển của các ngành nghề, cũng như chất lượng và mức độ cạnh tranh
hàng hóa ở mỗi quốc gia là khác nhau, điều tất yếu là các quốc gia muốn bảo hộ nền sản xuất và
các doanh nghiệp trong nước trước sự xâm nhập như vũ bão của các quốc gia khác. Muốn thực
hiện điều này, các quốc gia lại gây dựng nên thuế quan và các rào cản khác, cố tình gây khó dễ
cho hàng hóa nước khác, một khi đã trở nên gay gắt và có những động thái mạnh mẽ hơn nữa, có
thể còn lan sang các lĩnh vực khác trong kinh tế sẽ gây ra những cuộc chiến tranh thương mại.
Khi xảy ra, nó sẽ chẳng được lợi cho bất kì bên nào, không những thể còn gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng và còn có sức ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác mặc dù không phải là bên tác
động tạo ra chiến tranh thương mại.
Vấn đề cố hữu luôn tồn tại trong các nền kinh tế là lạm phát và thất nghiệp.
1.3.Khủng hoảng kinh tế.
1.3.1 Khái niệm
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn định kéo
dài mà không điều chỉnh được của quá trình taaái sản xuất trong nền kinh tế gây ra những trấn

động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng hoặc hẹp
Là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh
tế.( bao gồm 3 pha: suy thoái, phục hồi,hưng thịnh) .
Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội trong tất cả các khâu của
quá trình tái sản xuất
Theo học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin , Khủng hoảng kinh tế chỉ khoảng thời gian
biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế, là căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tư
bản và diễn ra có tính chất chu kì, trải qua những giai đoạn có liên quan kế tiếp nhau: khủng
hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh.
Bao gồm các xu hướng:
Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận:Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chung của mức độ tập
trung tư bản. Điều này tựnó làm giảm tỷsuất lợi nhuậnrồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể
đưa đến khủng hoảng. Tiêu thụ dưới mức:Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai
cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷsuất giá trịthặng
dư, khi đó nền kinh tếtưbản đối mặt với vấn đềthường xuyên là nhu cầu tiêu dùngkhông tương
xứng với quy mô sản xuấtvà tổng cầukhông tương xứng với tổng cung. Sức ép lợi nhuận từ lao
động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền
lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷsuất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độnhất định sẽgây ra
suy thoái kinh tế. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội
thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tưbảnmới. Có thểkhẳng định
rằng: Khủng hoảng là giai đoạn cơbản của chu kì kinh tếtưbản chủ nghĩa, Mac đã từng viết “cản
trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.
1.3.1. Diễn biến và tác động của khủng hoảng kinh tế
1.3.1.1. Khủng hoảng tài chính- ngân hàng 2008.
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng
loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng
chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão".
Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có một lần", theo lời ông Alan
Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đã được dự báo từ năm 2006. Tuy nhiên,
dự đoán cũng như phân tích của nhiều nhà kinh tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan

tài chính quyền lực nhất tại Mỹ và châu Âu có biện pháp đề phòng.
Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại
Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín
dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm.
Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất.
Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách.
Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ
thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị
trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối
phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa
năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động
sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.
Trước tình hình trên, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính đã mua lại các
hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường.
Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tổ chức định giá tín dụng, nên thanh
khoản tốt. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều công ty bảo hiểm, trong đó có AIG, còn sẵn sàng bảo
lãnh cho những hợp đồng hoán đổi này.
Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản.
Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn.
Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất
đóng băng. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và
cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều
công ty lớn phá sản. Những nạn nhân đáng kể đầu tiên "dính trấu" đều liên quan trực tiếp tới hoạt
động cho vay dưới chuẩn như Northern Rock và Countrywide Financial vào hai tháng 8 và
9/2007.
Northern Rock, ngân hàng lớn thứ năm tại Anh, vào tháng 9/2007, sau khi mất thanh
khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản, đã phải cầu cứu Ngân hàng
Trung ương Anh. Nhà đầu tư ùn ùn kéo đến rút tiền khiến Chính phủ buộc phải tiếp quản tập
đoàn ngân hàng này.
Trước đó, Country Financial, tập đoàn tài chính chuyên cho vay thế chấp địa ốc của Mỹ

cũng bị phá sản do nợ khó đòi vào tháng 8/2007. Đến tháng 1/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ
về giá trị vốn hóa và tiền gửi, Bank of America, đã mua lại Country Financial với giá 4 tỷ đôla.
Tiếp đến, vào ngày 17/2, Nothern Rock chính thức bị quốc hữu hóa. Sự kiện Nothern Rock và
Country Financial là dấu hiệu báo trước cơn bão sắp đổ xuống thị trường tài chính toàn cầu cũng
như làn sóng sáp nhập, phá sản, và bị Chính phủ tiếp quản của các định chế tài chính.
Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ
là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá
sản. Sự kiện này tiếp tục châm ngòi cho vụ đổ vỡ với những tên tuổi lớn khác. Vào ngày 15/9,
Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản.
Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với
tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số
một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America. Chính phủ đã buộc phải
bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính
nước này một kết cục tồi tệ hơn.
Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụt tới
25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau giai đoạn này, biến động tại phố Wall
trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá.
Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương
thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá dầu, từ mức 90 đôla một
thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào
11/7.Dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơ bản và lương thực lên theo. Trong đó, vàng lập kỷ lục
trên 1.000 đôla một ounce vào 17/3. Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại
nhiều nơi, thậm chí cả các quốc gia xuất khẩu lương thực. Nạn lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn
lan tại nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào tháng 7, giá dầu bất ngờ lao dốc không phanh. Nguyên
nhân cho hiện tượng trên là nhu cầu sử dụng dầu tại nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc và Ấn
Độ, sụt giảm mạnh do khó khăn kinh tế. Hiện giá loại nhiên liệu này chỉ còn khoảng 40 đôla một
thùng, mất hơn 100 đôla, tương ứng gần 70%, so với giá trị ban đầu, bất chấp những nỗ lực cắt
giảm sản lượng của OPEC.
Quay trở lại với diễn biến của khủng hoảng tài chính, tình trạng thị trường tài chính đóng

băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia
khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn. Mỹ kể từ đầu năm đến nay đã 8 lần
cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25%.
Không dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm
hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích hoạt động tiêu dùng và cho
vay. Trong đó, FED quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các Ngân hàng. Trước
khi được thông qua vào ngày 1/10, kế hoạch hỗ trợ lớn chưa từng có trong lịch sử đã vấp phải
không it phản đối tại Quốc hội Mỹ. Đặc biệt tại vòng bỏ phiếu vào ngày 29/9, Hạ viện bất ngờ
không thông qua kế hoạch trên tạo ra một cú sốc thực sự với phố Wall, khiến chỉ số Dow Jones
trải qua ngày giảm điểm tồi tệ nhất trong lịch sử.
Không lâu sau khi kế hoạch trên được thông qua, vào ngày 13-14/10, các quốc gia châu
Âu đã công bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế khổng lồ có trị giá lên tới 2.300 tỷ đôla.Bước vào quý
IV, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi nền tài chính và kinh tế của
nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng.
Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Cơn bão khủng hoảng tài
chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ thống ngân hàng của quốc
gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường
chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của nước
này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ.
Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể từ
đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn
Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ
thống tài chính.
Trước tình hình trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền
vào Iceland, Hungary, và Ukraine để ngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra.
Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Mỹ, lần đầu tiên sau 8
năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007. Điều tương tự cũng xảy
ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu
xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là
dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái.

Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là
nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ
số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo
đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15
năm qua. Ngoài ra, một số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo
tuần và tháng cũng đã bị phá trong quý IV.
Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện còn có thể tồi tệ hơn nữa nếu ba nhà sản xuất xe hơi
hàng đầu là Ford, General Motors (GM), và Chrysler phá sản. Kể từ đầu năm đến nay, ngành
công nghiệp xe hơi của Mỹ đã bị khủng hoảng tài chính "quật" cho tơi tả. Với việc doanh số bán
xe trong tháng 10 của Mỹ tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua, và dự đoán sẽ tồi hơn
do khủng hoảng tài chính, ba đại gia trên đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, mà trước
mắt là cạn kiệt tiền mặt.
Chrysler từ ngày 18/12 đã ngừng hoàn toàn hoạt động sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ.
Chính phủ Mỹ đang cân nhắc kế hoạch cho GM và Chrysler, hai tập đoàn nguy ngập nhất, "vay
nóng" 14 tỷ đôla, được trích từ nguồn hỗ trợ 700 tỷ đôla dành cho việc mua nợ xấu nhà băng.
Tuy nhiên, khoản tiền trên có lẽ chỉ như một liều thuốc tạm thời, đủ để hai hãng "sống sót" đến
hết quý I/2009. Các kế hoạch dài hơi hơn nhằm giải quyết khó khăn của ngành công nghiệp xe
hơi khi đó sẽ được chuyển giao cho Chính phủ mới của Tổng thống Barack Obama.
Theo ước tính của các nhà kinh tế, nếu các công ty được coi là biểu tưởng của nền công nghiệp
xe hơi Mỹ phá sản, sẽ có thêm khoảng 2,5 triệu lao động mất việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ
từ đó cũng sẽ leo thang với tốc độ chóng mặt.
Lãnh đạo kinh tế Mỹ và châu Âu chưa hết khốn đốn vì khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế, Mỹ và EU lại một lần nữa rung chuyển khi vào giữa tháng 12 vụ lừa đảo lớn chưa
từng có do Benard Madoff thực hiện bị phanh phui.
Lợi dụng ảnh hưởng và uy tín của Madoff tại phố Wall, quỹ đầu tư của Madoff, hoạt
động theo mô hình Ponzi, đã thu hút được hơn 50 tỷ đôla từ các nhà đầu tư, trong đó có nhiều
ngân hàng lớn tại châu Âu. Nhiều khách hàng của Madoff đang đối mặt với nguy cơ mất trắng
tiền đầu tư. Vụ scandal trên hiện vẫn chưa có hồi kết với những câu hỏi lớn xoay quanh vai trò

của hệ thống giám sát tài chính Mỹ cũng như sự dính líu của quan chức tại Washington tới
Madoff.
Trong một năm mà bức tranh kinh tế thế giới bị che phủ bởi những mảng tối do khủng
hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, sự kiện ông Barack Obama trở thành tổng thống da màu đầu
tiên của nước Mỹ trở thành một điểm sáng hiếm hoi.
Theo dự đoán của các chuyên gia, kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới sẽ tiếp tục đi xuống
cho tới giữa năm 2009. Cường quốc số một thế giới và nhiều nền kinh tế lớn khác có xu hướng
dần chuyển từ lạm phát sang giảm phát, trạng thái báo hiệu sự suy giảm kéo dài của nền kinh tế,
biểu hiện ở sự đi xuống của thị trường tín dụng, nhà đất, lao động và hoạt động tiêu dùng.
Để thực hiện những cam kết như tạo thêm 2,5 triệu việc làm, đẩy mạnh đầu tư cho giáo
dục, hay cải thiện các vấn đề liên quan tới bảo hiểm y tế và an sinh xã hội, Obama sẽ còn nhiều
việc phải làm. Dù thế nào đi nữa, người dân Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế đều hy vọng rằng
các chính sách của Obama sẽ giúp nước Mỹ sớm vượt qua khủng hoảng.
Diễn biến kinh tế quốc tế năm 2008
2/1: Giá dầu thô lần đầu tiên vượt 100 USD mỗi thùng
16/3: Bear Stears tuyên bố phá sản, báo hiệu chuỗi đổ vỡ của các định chế tài chính vào những
tháng tiếp theo
11/7: Giá dầu chạm mức lịch sử 147,27 USD mỗi thùng
7/9: Mỹ chi 200 tỷ USD tiếp quản Freddie Mac và Fannie Mae
14/9: Bank of America mua lại Merrill Lynch
15/9: Lehman Brothers tuyên bố phá sản
16/9: Mỹ giải cứu AIG
21/9: Goldman Sachs và Morgan Stanley thay đổi mô hình hoạt động
28/9: Ngân hàng Bradford & Bingley (Anh) sụp đổ
29/9: Quốc hội Mỹ bác kế hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức sụt giảm lớn nhất lịch sử,
gần 778 điểm, và phố Wall mất 1.200 tỷ USD
3/10: Hạ viện Mỹ thông qua gói 700 tỷ USD
7/10: Anh chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng
8/10: Các ngân hàng trung ương đồng loạt hạ lãi suất
12/10: Chính phủ Iceland có nguy cơ sụp đổ vì khủng hoảng tài chính

27/10: IMF bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế
5/11: Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, với đường lối kinh tế được thế giới kỳ vọng thay
đổi hiện trạng kinh tế Mỹ và toàn cầu
10/11: Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế
14/11: 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái
17/11: Nhật thông báo đã suy thoái
25/11: Mỹ chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế
1/12: Mỹ thừa nhận đã suy thoái từ cuối năm 2007
11/12: Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở, với hàng nghìn nạn nhân
Danh sách các tổ chức tài chính bị phá sản hoặc phải sáp nhập trong cuộc khủng hoảng Mĩ
Tên Quy mô Thiệt hại Giải pháp

1
Lehman
Brothers
Tổng tài sản: 639 tỷ
đôla
Nợ ngân hàng:
613 tỷ đôla
iếu: 155 tỷ đôla
Cổ phiếu mất giá trên
Tổng vốn góp cổ
phần: $22490 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
26200 người
Là một trong 4 ngân
hàng đầu tư lớn nhất
của Hoa Kỳ
Nợ trái p
90% vào ngày

15/09/2008
15/09/2008: nộp đơn phá
sản theo chương 1 Luật
Phá sản Mỹ
Là vụ phá sản lớn nhất
trong lịch sử Hoa Kỳ
2
Merrill
Lynch
Tổng tài sản: 1,02
nghìn tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
60.000 người
Xếp thứ 32 trong danh
sách Global 2000 (các
c
ng ty lớn nhất
thế giới)
Thua lỗ quý
IV/2007: 9,83 tỷ
đô
Thua lỗ ròng
quý I/2008: 1,97
tỷ đôla
mất giá tài sản
(2007): 16,7 tỷ
đôla
Bán cho ngân hàng Mỹ
(BoA) với giá 50 tỷ đôla
3 AIG

Tổng tài sản: 1,05
nghìn tỷ đôla
Tổng vốn góp ổ phần
78,09 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
116.000 người
Xếp thứ 6 trong danh
sách Global 2000 (các
công ty lớn nhất thế
giới)
Cổ phiếu mất giá
60% vào ngày
16/09/2008
Thua lỗ 6 tháng
đầu năm 2008:
13,2 tỷ đôla
16/09/2008: Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (FED) cấp
tín dụng 80 tỷ tương
đương 79,9 % cổ phần
4
Countrywide
Financial
Tổng tài sản: 211 tỷ
đôla
Là tập đoàn chiếm
20% tổng thế chấp
của Mỹ, tương đương
3,5 GDP
Tổ chức tiết kiệm và

cho vay lớn thứ 3,
đồng thời là ngân
hàng có tốc độ phát
triển nhanh nhất trong
lịch sử nước Mỹ
Thua lỗ (2007):
2,5 tỷ đôla
Mất giá tài sản
(2007): 1 tỷ đôla
01/07/2008: Bán cho
ngân hàng Mỹ với giá 4,1
tỷ đôla
5 Bear Stearns Tổng tài sản: 350,4 tỷ
đôla
Tổng vốn góp cổ
phần: 66,7 tỷ đôla
Thiệt haiij quý
IV/2007: 859
triệu đôla
Mất giá tài sản
30/05/2008: Bán cho JP
Morgan Chase với giá
1,1 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
15.500 người
Là công ty chứng
khoans lớn thứ 7 thế
giới
(2007): 1,9 tỷ
đôla

6 IndyMac
Tổng tài sản: 32 tỷ đô
Là tổ chức cho vay và
gửi tiết kiệm lớn nhất
ở Los Angeles. Đồng
thời là tổ chức thế
chấp lớn thứ 7 ở Hoa
Kỳ
Tiền gửi khách
hàng: 19 tỷ đô
Chi phí 8,9 tỷ đô
cho bảo hiểm
tiền gửi
Chi phí 541 triệu
đô cho các
hoản tiền gửi vượt mức
bảo hiểm
11/07/2008: Tập đoàn
Bảo hiểm Tiền gửi Liên
bang Mỹ FDIC tiếp quản
7 Freddie Mac
Tổng tài sản: 794,4 tỷ
đôla
Tổng vốn góp cổ
phần: 26,7 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
5.281 ngườich
Là công ty công lớn
thứ 20 trên thế giới
là công ty tài chính

lớn thứ 2 về thế ch
p tại Mỹ
Thua lỗ (2007):
4,6 tỷ đôla
Thua llox quý
II/2008: 821
triệu đôla
07/09/2008: FED kí hợp
đồng bỏ ra 1 tỷ đô hỗ trợ
cho Freddie Mac, đổi lại
giành quyền kiểm soát
các cổ phiếu ưu đãi đặc
biệt của công ty này.
8 Fannie Mae
Tổng tài sản: 882,5 tỷ
đôla
Tổng vốn góp cổ
phần: 44 tỷ đôla
Là tổ chức hàng đầu
trong thị trường thế
chấp dưới chuẩn của
Mỹ
Thua lỗ (2007):
2 tỷ đôla
Thua lỗ quý
II/2008: 2,3 tỷ
đôla
07/09/2008: cùng với
Freddie Mac bị FED tiếp
quản

9
New Century
Financial
Corp
Tổng thu nhập (năm
2006): 417 triệu đôla
Giá bán trên thị
trường: 1,75 tỷ đôla
Số lượng ngân viên:
7.200 người
Là tập đoàn cho vay
dưới chuẩn lớn nhất
của Mỹ
Cổ phiếu mất
90% giá trị
(tháng 03/2007)
Giá trị thị
rường giảm xuống còn 55
triệu đôla
Nộp đơn phá sản theo
chương 11 Luật Phá sản
Mỹ
10 Ameri Bank Tổng tài sản: 115 triệu
đôla
Tiền gửi khách
hàng: 102 triệu
đôla
Chi phí 42 triệu
đôla cho quỹ bảo
19/09/2008: Tập đoàn

Bảo hiểm Tiền gử
hiểm tiền gửi
11
Liên
Bang
Mỹ
FDIC
tiếp
quản
Washington
Mututal Inc
Tổng tài sản: 307 tỷ
đôla
Washington Mutual là
ngân hàng tiết kiệm
lớn nhất Mỹ
Thua lỗ 53 tỷ
đôla để từ tháng
6 và 17 tỷ đôla
trong 2 tuần gần
đây
26/09/2008: Chính phủ
tiếp quản và sau đó bán
lại cho JP Morgan Cha
12e
& Co
với
giá
1,9 tỷ
đôla

Wachovia
Là ngân hàng lớn thứ
6 ở Mỹ
Tổng tài sản: 327,9 tỷ
đôla
Giá cổ phiếu của
Wachovia đã sụt
giảm tới 81,6%,
còn 1,84 USD/
cổ phiếu
Thua lỗ 9,7 tỷ
đôla trong nửa
đầu năm nay
30/09/2008: bị bán lại
hco Citi Group với giá
2,16 tỷ đôla
Nguồn: IRIC tổng hợp
Nguyên nhân:
Cuộc khủng hoảng lần này không phải là quá bất ngờ với giới tài chính Mỹ nói riêng và thế giới nói
chung. Nó là kết quả của một chuỗi những rủi ro liên tiếp mà chính các tổ chức tài chính, ngân hàng
ở Mỹ tạo ra cho chính mình.
Có thể tóm lại một số nguyên nhân chính, mà thực chất là hệ quả của nhau – đã dẫn đến cuộc khủng
hoảng tất yếu này ở Mỹ.
Cho vay dưới chuẩn
Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản
cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, CDO) đầy rủi ro
cung cấp cho thị trường.
Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro
tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản
đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng

giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng
tăng.
Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân
hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số
danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt
báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Mua bán khống
Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt
giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu
vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít
phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn.
Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale), tức là không
thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán
ba ngày sau mới giao cổ phiếu. Bộ trưởng Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo than: “Họ
giống như kẻ hôi của sau một cơn bão”.
Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ
Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông
qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho
vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao,
tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình. Có loại CK không
cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro cũng lớn.
Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang NH đầu tư.
Nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua CK này, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn
khổng lồ cho thị trường BĐS ở Mỹ tăng nóng.
Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế 2001, kết luận: “Hệ
thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi
ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm -
chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm
trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt giá”.
Khủng khoảng niềm tin

Theo GS. Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các ngân
hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra
để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. Đây là một trò chơi
mà con người ta khi bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính, khi
đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường xuống dốc và tất cả mọi người đều bị thua lỗ.
Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã bị xói mòn, xuống
cấp. Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới và
dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.
1.3.2.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế
Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế thế giới
xấu đi.Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất
khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền
kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế
khác đều tăng trưởng chậm lại.Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động
nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành
khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và
Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro
chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập. Các nền kinh tế Mỹ Latinh
cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn
ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng
hoảng nợ. Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất
và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị
thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp
phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một
cuộckhủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt
mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn
vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so
với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối
loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào
khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008.

Trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, năm 2009, chắc chắn kinh tế Mỹ khong tránh khỏi suy thoái trầm trọng. Dù được
bơm tiền vào các ngân hàng thương mại và mua các chứng khoán chỉ còn ít giá trị, hệ thống tín
dụng không thể hoạt động bình thường lại ngay. Thông qua hai gói kích cầu của 2 vị tổng thống
G.W.Bush 700 tỷ và B. Obama 787 tỷ USD
Hơn nữa, các nhà đầu tư vẫn còn hoang mang cao độ do chưa biết rõ mức độ nghiêm trọng của sự
mất mát. Họ nghĩ rằng tin xấu rồi sẽ hiện ra nữa nghiệp và đến khả năng
Tâm lý sợ hãi hiện đang bao trùm lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng rất dè chừng trong việc cho
vay, làm ảnh hưởng đến sản xuất doanh nghiệp và đến khả năng chi tiêu của dân chúng đối với các
hàng hóa lâu bền như xe hơi. Mặt khác, cổ phiếu mất giá và giá bất động sản giảm mạn, giá trị danh
nghĩa của tài sản người dân giảm mạnh theo và do đó tiêu dùng trong dân đang và sẽ giảm mạnh.
Sự đình trệ của cả 2 mặt cung và cầu sẽ làm cho nền kinh tế Mỹ suy thoái trầm trọng
Vì các yếu tố đó, các dự báo về kinh tế Mỹ đều cho thấy những con số khá bi quan. Theo Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), năm 2008 kinh tế Mỹ phát triển 1.6% và năm 2009 gần như không tăng trưởng
(0.1%).
Dài hạn
Nhìn vấn đề trong tương lai xa hơn, Thế giới sẽ mất nhiều thời gian để vượt qua khủng hoảng đưa
sản xuất trở lại và phát triển.Đến nay năm 2014, 6 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra nhưng
hậu quả mà nó để lại thì thế giới vẫn đang hứng chịu và vượt qua nó. Nhiều người e ngại rằng cuộc
khủng hoảng này có thể giống với cuộc đại suy thoái 1929-1930, Mỹ Nhật đều mất đến 10 năm để
khắc phục hậu quả đưa hệ thống tài chính về như trước
Tuy nhiên, so với đại khủng hoảng thập niên 1930, các đối sách của Mỹ hiện nay không đơn độc
mà có sự hợp tác của những nền kinh tế lớn vì sự tùy thuộc vào nhau, nhất là đối với thị trường tài
chính đã lên cao độ, Mỹ sụp đổ kéo theo sự bất ổn cho các nền kinh tế khác.Cùng với cơ chế hợp
tác đã có của các nước lớn sự năng động của các nền kinh tế thế giới sẽ giúp thị trường Mỹ nhanh
hồi phục
Với tình hình khủng hoảng diễn ra như vậy tình trạng thất nghiệp tăng cao. Tại Mỹ con số thất
nghiệp năm 2009 đã lên đến 9.5%, Châu Âu là 9.8%Riêng tại Đức đầu tầu kinh tế châu âu đã là 9%.
Nhật là 5% Tình trạng thất nghiệp sẽ là thách thức đối với các nước . Việc thất nghiệp cao tạo sức
ép lên ngân sách nhà nước khi phải hỗ trợ tiền trợ cấp. Trong khi ngân sách của các nước bị thâm

hụt cao.Cuộc khủng hoảng đi qua nó có tác động lớn cho các ngân hàng tổ chức tài chính trên thế
giới. Rất nhiều những ngân hàng tổ chức tài chính lần lượt nộp đơn phá sản hoặc sáp nhập, bán lại.
Các nước trên thế giới gặp khó khăn trong việc tạo dựng việc làm cho nhân dân khi mà tình trạng
thất nghiệp trở nên nghiêm trọng, thì dấu hiệu nợ công thấy rõ ràng hơn khi mà tổng số nợ công
trên thế giới là 35000 tỷ USD. Tình hình nợ công diễn ra không chỉ ở các nước nhỏ mà diễn ra cả ở
các nước lớn – đầu tàu kinh tế thế giới. Mỹ nợ tới 11500 tỷ USD, tổng số nợ của Mỹ chiếm tới 80%
GDP của nước này hay Nhật cũng đã nợ tới 10.000 tỷ USD gấp đôi GDP của nước này. Nếu như
sau chiến tranh thế giới thứ II với kế hoạch Mashall của mình thì Mỹ là chủ nợ của các nước Châu
Âu thì hiện tại tất cả đều là những người đang phải chịu nợ
Thứ nhất ở các nước phát triển đứng trước tình thế là đảm bảo an sinh xã hội. Khi mà ở các nước
này tỷ lệ dân số già và việc phải trả 1 khoản tiền lớn cho lương hưu hay trợ cấp sẽ làm cho tình hình
nợ công thêm khó khăn hơn
Thứ 2 với các goí kích cầu của từng quốc gia. Với những số tiền lớn như vậy cũng tạo nên khoảng
thâm hụt cho ngân sách của mình. Nguy cơ vỡ nợ ở các quốc gia yếu và điều đó đã được minh
chứng tại Ireland và Rumani. Hay một số các quốc gia như Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha
1.4. Nợ công
1.4.1. Khái niệm
1.4.1.1. Định nghĩa nợ công
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nợ công tùy thuộc vào mục đích và
phạm vi sử dụng của mỗi tổ chức, quốc gia.
• Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới, nợ công được hiểu là toàn bộ những khoản nợ của
chính phủ và những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh, trong đó:
- Nợ của chính phủ: bao gồm nợ trong nước, nợ nước ngoài của chính phủ và các đại lý của chính
phủ; các tỉnh thành phố hoặc các tổ chức chính trị trực thuộc chính phủ và các đại lý của tổ chức
này, các DNNN.
- Nợ của chính phủ bảo lãnh: gồm những khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài của khu vực tư
nhân do chính phủ đứng ra bảo lãnh.
• Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Theo Luật Quản lý Nợ công số 29/2009/QH12, Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm
Nợ chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh và Nợ chính quyền địa phương. Như vậy các khoản

vay như vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ(trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công
trình đô thị hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là
nợ công.
Nợ của chính phủ là nợ do chính phủ trực tiếp đi vay hoặc gián tiếp bảo lãnh cho các chủ thể khác,
cả nhà nước và tư nhân. Như vậy, “nợ công” theo định nghĩa hiện nay của Bộ Tài chính thực chất
chỉ là nợ của chính phủ. Ở đa số các nước, vì khu vực DNNN của họ rất nhỏ nên nợ công và nợ
chính phủ về cơ bản tương đương nhau. Trái lại, vì khu vực DNNN của Việt Nam rất lớn nên sự
phân biệt giữa nợ công và nợ chính phủ trở nên quan trọng.
Tuy mỗi cách mang tính đặc thù riêng và thích hợp để dùng trong những hoàn cảnh khác nhau
nhưng chúng đều có chung một số đặc điểm như: là khoản tiền nợ liên quan đến chính phủ và hoạt
động của chính phủ, mục đích là để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Do đó để đơn giản hóa cách
thức tiếp cân vấn đề và để đảm bảo tính logic khi phân tích nghiên cứu, có thể hiểu khái quát về nợ
công thông qua khái niệm sau:
Nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương
đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách.
1.4.1.2. Phân loại nợ công
Phân loại theo nguồn vay nợ, nợ công bao gồm:
- Nợ trong nước: gồm các khoản vay từ các nhà đầu tư trong nước, bên cho vay là cá nhân, tổ chức
Việt Nam.
- Nợ nước ngoài: gồm các khoản vay từ các nhà đầu tư nước ngoài, bên cho vay là Chính phủ nước
ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài
Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nợ. Việc phân
loại này về mặt thông tin sẽ giúp xác định chính xác hơn tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Và ở
một số khía cạnh, việc quản lý nợ nước ngoài còn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt
Nam, vì các khoản vay nước ngoài chủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện
thanh toán quốc tế khác.
Vay nợ nước ngoài theo quy định của Luật quản lý nợ công Việt Nam được phân chia thành vay hỗ
trợ phát triển chính thức (vay ODA), vay ưu đãi và vay thương mại. Vay ODA là khoản vay nhân
danh Nhà nước và Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song
phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu

đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc. Vay
ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt
tiêu chuẩn của vay ODA. Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường thông qua phát
hành trái phiếu quốc tế.
Trong thực tế khi tiến hành thống kê và tính toán giá trị nợ công ở một số nước, trong đó có Việt
Nam, người ta chỉ thường quan tâm đến nợ nước ngoài mà mặc nhiên bỏ qua các khoản nợ trong
nước. Đây là một hạn chế cần sửa đổi, bởi lẽ thiếu sót này nhiều khi dẫn đến kết quả thiếu chính
xác.
1.4.1.3. Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công.
 Các chỉ tiêu về giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: Nợ công so với
GDP(chủ yếu), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia
so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
 Ngưỡng an toàn của nợ công:
• Theo nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER): khi tỷ lệ
nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong
tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
• Theo quy định của khối sử dụng đồng tiên chung châu Âu, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một
quốc gia thành viên là 60%GDP, thâm hụt ngân sách hằng năm không được vượt quá 3% GDP.
• Tuy nhiên để xét toàn diện thì cần đặt trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô của một quốc gia, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn
cũng như những tiêu chí như cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ,
cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững của nợ công.
1.4.1.4. Khủng hoảng nợ công
Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao(vỡ nơ), làm chao đảo nền kinh tế do sự mất
cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi nhiều quá trong khi thu không đáp ứng nổi,
chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín
dụng để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm tình trạng nợ công gia
tăng. Nợ không trả sớm và ngày một chồng chất thêm.
1.4.2. Diễn biến và tác động của nợ công.
1.4.2.1 Tình trạng nợ công ở một số nước và khu vực đáng chú ý

Theo thống kê của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhật Bản là nước có tỷ lệ tổng nợ công quốc gia
(Gross general government debt) trên GDP lớn nhất với mức 220% GDP, tiếp theo là Hy Lạp với
142% GDP. Mỹ đứng ở vị trí thứ 8 về gánh nặng nợ công tính theo cách này.
Tuy nhiên, nếu tính thêm vào tài sản tài chính mà quốc gia đó nắm giữ, thì Hy Lạp mới là nước có
tỷ lệ nợ ròng quốc gia (Net general government debt) trên GDP lớn nhất với 142% GDP, sau đó
mới đến Nhật Bản với 117% GDP. Với cách tính này, Mỹ đứng thứ 11 trong danh sách các quốc
gia có gánh nặng nợ công lớn.
Điểm đáng chú ý là mặc dù Nhật Bản và Ý có tỷ lệ nợ công trên GDP lớn, nhưng phần lớn khoản
nợ đó do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
Nợ công rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào vì nó là nguồn tài chính quan trọng cho
sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét đến nợ công khi quyết
định đầu tư vốn.
Mỗi khi nền kinh tế suy thoái thì nợ công bắt đầu tăng vọt. Và mỗi khi có bầu cử, nợ công
cũng leo thang. Lý do là chính phủ không nhìn nhận và tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ
công, mà chỉ chú tâm vào những giải pháp nhất thời, miễn sao qua được kỳ bầu cử là được
rồi.
• Năm 1973: Các nước OPEC ngừng xuất dầu sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc
chiến tranh Yom Kippur chống lại Ai Cập và Syria (gồm Mỹ, Nhật, Tây Âu), tạo nên
cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy kinh tế Âu Mỹ đã chìm vào suy thoái. Đó cũng là lúc
Âu Mỹ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển hướng từ sản xuất công nghệ sang tài chính
dịch vụ, và nhường lĩnh vực phát triển công nghiệp cho những nước châu Á mới nổi.
• Năm 1990: Ngành tài chính dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhưng hầu hết đều dựa trên
kẽ hở của thị trường, thiên về đầu cơ tài chính làm thổi phồng những “bong bóng tài
sản”, tạo ra viễn cảnh giàu có “ảo” cho nền kinh tế Âu Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh
nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp
tăng lên, phải sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ. Kết quả là tình trạng nợ công
ngày càng chồng chất, và tiếp theo là cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu.
Chính phủ đành vay tiền để mua thời gian, cầm chừng qua cơn hấp hối.
• Năm 2008: Thế giới lại khủng hoảng, và chính phủ các nước lại tiếp tục áp dụng kế
sách cũ: huy động tiền để hỗ trợ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và trợ giúp khối

lao động thất nghiệp. Trong khi đó, trái phiếu của các lần phát hành trước đó đã đến
hạn phải trả cả vốn lẫn lãi, khiến cho gánh nặng nợ nần tích tụ suốt mấy chục năm
qua tiếp tục chồng chất.
Nợ công đang là vấn đề nóng bỏng toàn cầu, và sau đây là tình trạng nợ công đáng chú ý ở
khu vực đồng tiền chung châu Âu và nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ.
1.4.2.1.1 Khủng hoảng nợ công châu Âu
Image Source: Guim.co.uk
Hiện trạng nợ của châu Âu
Cơ quan Thống kê của EU (Eurostat) vừa công bố nợ công trong Khu vực đồng Euro
(Eurozone) đang tăng với tốc độ nguy hiểm. Tổng nợ công của 17 nước thành viên
Eurozone hiện đã đạt mức cao kỷ lục 8.750 tỷ euro (tương đương 11.400 tỷ USD), tăng 4%
so với cùng kỳ năm 2012.
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ
công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ai-len, I-ta-li-a, Hy Lạp và Tây Ban Nha). Cuộc
khủng hoảng nợ công tại Eurozone đã bước sang năm thứ 5, là cuộc khủng hoảng kéo dài
nhất trong lịch sử kinh tế thế giới và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Hy Lạp dẫn đầu danh sách với mức nợ công tương đương 160,5% GDP, tăng 24% so với 1
năm trước. Tháng 3/2012, Hy Lạp đã được các chủ nợ xóa hơn 100 tỷ euro và nhận thêm 2
chương trình hỗ trợ quốc tế tổng giá trị 240 tỷ USD để tập trung xử lý vấn đề ngân sách.
Tuy nhiên, sau một năm chật vật với những biện pháp khắc khổ, Hy Lạp lại lập kỷ lục đáng
thất vọng nhất trong khu vực khi các con số ở mức báo động tiếp tục tăng cao. Theo dự báo
của Ủy ban châu Âu, trong năm nay, nợ công Hy Lạp có thể tăng lên mức chưa từng có là
175%.
Sau Hy Lạp là Italia - nền kinh tế từng đứng thứ 7 thế giới, lâm vào tình trạng suy thoái từ
giữa năm 2011, với gánh nặng nợ nần lên tới 130,3% GDP. Tuy không cần đến gói cứu trợ
như Hy Lạp và các nước khác, nhưng Italia cũng phải thi hành một loạt biện pháp nhằm
củng cố lòng tin của giới đầu tư để duy trì khoản vay 2.000 tỷ euro từ họ.
Tiếp theo trong danh sách các nước có nợ công tăng rất cao là Bồ Đào Nha 127,2%, tăng
14,9% so với năm ngoái, Ireland 125,1% (tăng 18,3%), và Tây Ban Nha 88,2% (tăng
15,2%). Chỉ có hai trong số các quốc gia khu vực đồng euro báo cáo giảm nợ là Đức - nền

kinh tế lớn nhất khu vực - và Estonia.
Tình hình các quốc gia đầu tàu của khu vực Eurozone:
Đức: Nền kinh tế lớn nhất Eurozone này đã gần như đình trệ trong quý 3 năm 2013 khi chỉ
tăng trưởng 0,1% khiến cho việc giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu không mấy khả
quan. Tổng nợ công của Đức là 2000 tỷ Euro, chiếm 82%GDP.
Pháp : Nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực Eurozone, nhưng tốc độ tăng trưởng trong quý 2
năm 2013 là 0%. Nợ Pháp dự kiến sẽ đạt mức 85,3% GDP năm nay. Đây là con số cao nhất
trong số những quốc gia châu Âu có hạng mức tín nhiệm AAA.Mặc dù Pháp có nhiều tập
đoàn nổi tiếng thế giới như LVMH Moët Hennessey Louis Vuitton, L’Oréal, Renault và
Danone, nhưng nền kinh tế lại tăng trưởng chậm so với mức dự báo. Thất nghiệp đang ở
mức khoảng 9%.
Nguyên nhân khủng hoảng nợ :
- Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính sách tài khóa
thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia. Điển hình là Hy Lạp,
kể từ khi gia nhập khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào năm 2001 cho đến khủng
hoảng tài chính năm 2008, mức thâm hụt ngân sách được công bố trung bình vào khoảng
5% mỗi năm, trong khi con số này của cả khối Eurozone chỉ là khoảng 2% (IMF, 2009).
Chính vì thế, Hy Lạp đã không thể duy trì được những chỉ số theo chuẩn của Ủy ban Kinh
tế và Tiền tệ của EU (EMU), với mức trần thâm hụt ngân sách là 3% và nợ nước ngoài là
60% GDP. Tuy nhiên, Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất, bởi có đến 25/27 thành viên
EU không đạt được cam kết này.
Hy Lạp còn được báo chí nhắc đến rất nhiều về nạn trốn thuế, khi tăng trưởng GDP danh
nghĩa trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt mức trung bình 8,25%, thì mức tăng về thu thuế chỉ là
7%. Theo số liệu Minh bạch Quốc tế (Transparency international) trong năm 2009, người
Hy Lạp đã trả 790 triệu euros trong các vụ hối lộ và lại quả. Trong năm 2008, tổ chức này
đã xếp Hy lạp vào hạng 57 với 4,7 điểm và năm 2009, hạng 71 (3,8 điểm) trên 180 quốc gia.
Để so sánh, năm 2008, Việt Nam được xếp hạng 121 với 2,7 điểm và, năm 2009, vào hạng
120 (2,7 điểm).
Ngoài mức chi tiêu công thông thường, Hy Lạp còn phải trả cho khoản đầu tư công khổng
lồ cho Ô-lim-píc 2004. Để bù đắp cho khoản thâm hụt kép này, Hy Lạp đã đi vay trên thị

trường vốn quốc tế và trong suốt một thập kỷ, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008, nước này đã trở thành “con nợ”
- Một nguyên nhân nữa dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là sự hạn chế trong cơ
chế phối hợp điều hành trong khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone), nhất là giữa
tiền tệ và tài khóa. Các quốc gia trong khu vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ,
nhằm bảo đảm duy trì giá trị đồng Euro, trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được
một sự đồng thuận và hài hòa tương ứng. Rõ ràng, mặc dù đã có những quy định cụ thể về
mức thâm hụt ngân sách cũng như nợ công, nhưng lại không có một cơ chế giám sát và
quản lý hiệu quả đối với từng quốc gia thành viên. Chính vì vậy, sự kiện vỡ nợ tại một quốc
gia là Hy Lạp đã kéo theo khủng hoảng niềm tin lan sang các quốc gia có chính sách tài
khóa lỏng lẻo khác.
- Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm
trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực. Hầu
hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện những chính sách của riêng mình và khi không thể
giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến sự viện trợ của EU và IMF, mà không hề có những
cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra.
- Khó khăn về tài chính: Năm 2008, Âu châu đã phạm sai lầm cho rằng cuộc khủng hoảng
tài chính sang phần đất họ từ Hoa kỳ trong khi, thực chất, tích lũy từ đã lâu trong cơ chế
kinh tế Âu châu. Nền kinh tế tại đây cũng có hệ thống tài chính ngân hàng với bong bóng
đầu tư về địa ốc, có nạn tín dụng thứ cấp đầy rủi ro.
- Khó khăn do chi về xã hội: Các nước Âu châu có tinh thần "xã hội chủ nghĩa" vẫn dành
những phúc lợi xã hội cho dân chúng. Các khoản chi xã hội ấy đã tạo ra những chi lớn cho
công chi quốc gia (Pháp chi tới 17,5%, Ý đại lợi đến 17,7% TSLQN mỗi nước). Để điền
khuyết vào khiếm hụt ngân sách thì chánh phủ phải đi vay và càng vay nhiều thì càng phải
trả lãi suất càng cao vì khả năng hoàn trái càng giảm.
Động thái đối phó:
Các chính phủ của 27 quốc gia châu Âu trong đó có 17 nước sử dụng chung đồng Euro đã
dồn sức để tháo gỡ vướng mắc này, bằng cách thành lập Quỹ ổn định tài chính châu Âu
(EFSF), tuy nhiên lại hoạt động không hiệu quả như mong đợi. Hiện tại chỉ còn biết trông
chờ vào sự hỗ trợ của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB để ngăn chặn sự sụp đổ thị

trường trái phiếu. ECB đã giúp tăng thanh khoản và mua nợ cho Hy Lạp, Italy và Tây Ban
Nha.
Châu Âu đã tạo điều kiện để các chủ sở hữu trái phiếu tham gia gói cứu trợ Hy Lạp, nhưng
sự sắp xếp đã mang lại lợi ích cho các ngân hàng nhiều hơn đối tượng cần cứu trợ là Hy
Lạp.
Mới đây các nước Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ đã cấm bán khống (Short Sales) cổ phiếu,
nhằm ngăn chặn một cuộc đổ vỡ dây chuyền theo hiệu ứng Domino tương tự kịch bản năm
2008.
Trung Quốc toan tính sẽ dùng đồng Euro thay thế cho đồng USD vốn độc quyền bấy lâu
nay, và sẽ tìm mọi cách hậu thuẫn các nước châu Âu để tránh xảy ra kết quả tồi tệ cho Euro.
1.4.2.1.2. Tình trạng nợ công của Mỹ
Hiện trạng nợ công của Mỹ
Từ ngày 01/08/2011 đến nay, Mỹ đã 5 lần nâng trần nợ - Nguồn: CNN Money
Ngày 04/02/2014, Bộ Tài chính Mỹ thông báo trần vay mượn của nước này được tái thiết lập
tự động ở mức xấp xỉ 17.2 ngàn tỷ USD sau khi lần trì hoãn gần nhất hết hạn vào thứ Sáu
(07/02).
Chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc (1,2 nghìn tỷ) và Nhật Bản (900 tỷ).
Đây là 2 quốc gia tin tưởng vào mức xếp hạng tín dụng cáo nhất (AAA) và tiềm năng công
nghệ tiên tiến nhất luôn xuất phát từ Hoa Kỳ, vì vậy họ tích cực mua trái phiếu, đồng thời
xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và gán nợ trong thời gian dài.
Nguyên nhân khủng hoảng nợ
Chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, cắt giảm thuế, tiêu thụ quá nhiều là những nguyên
nhân chính khiến cho nợ công của Mỹ chất lên như núi, trong đó chính quyền dưới thời
tổng thống Bush “đóng góp” nhiều nhất (6,1 nghìn tỷ USD), qua 2 cuộc chiến tranh ở Iraq,
Afghanistan và suy thoái kinh tế trầm trọng kể từ sự kiện 11.9.
- Ngân sách Hoa kỳ có ba khoản công chi lớn:
• An sinh xã hội (Social Security) và Y tế cho người Cao niên (Medicare), có tính
cách bắt buộc và rất khó giảm, hiện hiện 33,50% tổng số công chi;
• Quốc phòng và chiến tranh. Sau vụ khủng bố ngày 11.09.2001, Hoa kỳ bước vào
thời kỳ chiến tranh với chi phí quốc phòng và bảo vệ an ninh nội địa gia tăng. Ngân

sách quốc phòng từ 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP Gross Domestic Product)
vào năm 2001 đã tăng lên tới 4,8% GDP hiện nay và chiếm một phần năm số tổng
chi, tức 20%.
• Kích thích kinh tế và cứu trợ xã hội. Năm 2008 khi kinh tế Hoa kỳ bị suy trầm do
cuộc khủng hoảng tài chính sau vụ bể bóng tín dụng gia cư thứ cấp khiến nhu cầu
kích thích kinh tế và cứu trợ xã hội đòi hỏi phải đẩy mức công chi lên những kỷ lục
mới. Hai chính phủ G. Bush (con) và B. Obama đã quyết định gói kích cầu trị giá
hơn 180 tỷ mỹ kim (năm 2008) và gần 800 tỷ vào đầu nhiệm kỳ ông Obama năm
2009. Trong tài khóa 2011, kết thúc ngày 30.09.2011, tổng số công chi ngân sách
liên bang được dự trù sẽ ở mức 24,1% GDP, được cải thiện hơn bách phân chi 25%
trong tài khóa 2009, mức cao nhất kể từ năm 1945.

×